triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh
1.2.2.1. Khái quát tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Thanh Hoá
Thanh Hoá có 3 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận và cho phép hoạt động là Công giáo, Phật giáo và Tin lành (thuộc tổng Hội thánh Tin lành miền Bắc).
- Công giáo: Có 1 giáo phận nằm trong địa phận hành chính của tỉnh
gồm 46 xứ, 6 giáo hạt, 284 họ đạo, 1 dòng tu với 5 cơ sở dòng. Tập trung ở 25/27 huyện, thị xã, thành phố; chức sắc có 1 giám mục, 52 linh mục và hơn 1000 chức sắc, chức việc với 134.052 giáo dân.
Hoạt động của đạo Công giáo ở tỉnh Thanh Hoá chủ yếu tập trung vào việc củng cố hàng ngũ chức sắc, kiện toàn hệ thống tổ chức các giáo xứ, giáo họ, tổ chức các ngày lễ lớn quy mô cả tỉnh và liên tỉnh, tổ chức khiếu kiện đòi và cố tình lấn chiếm mở rộng đất đai tôn giáo. cụ thể:
Trong 10 năm trở lại đây giáo phận đã gửi đi đào tạo tại Đại chủng viện Vinh Thanh 5 khoá = 65 chủng sinh, đã thụ phong 5 lần 33 linh mục (so với 10 năm trước thụ phong 2 lần với 13 linh mục). Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt tập thể quy mô lớn với nhiều chủ đề khác nhau, đặc biệt cho giới trẻ công giáo, thu
hút hàng vạn giáo dân, giáo sĩ trong và ngoài tỉnh tham dự, sửa chữa, mở rộng nhà thờ chính toà và các nhà xứ, xây dựng lại nhà thờ các họ đạo.
Hoạt động đáng chú ý là khiếu kiện đòi đất các cơ sở cũ của giáo hội, đã lôi cuốn nhiều giáo dân tham gia gây phức tạp về an ninh trật tự như việc đòi đất Công ty Điện lực năm 1999 - 2001 và đòi đất Trường mầm non Trường Thi A từ năm 2003 đến nay, một số cơ sở của giáo hội còn lấn chiếm đất đai của Nhà nước và gây sức ép với chính quyền địa phương ở giáo xứ Thái Bình, Hoài Yên (Tĩnh Gia), Giáo xứ Phong ý ở Cẩm Phong, Cẩm Thuỷ...
- Phật giáo: Hiện có 27.568 phật tử, sinh hoạt ở 313 bản hội, tập trung
ở các huyện đồng bằng ven biển, các thị xã và Thành phố Thanh Hoá, có 01 ban trị sự phật giáo tỉnh, 8 ban đại diện phật giáo huyện, 51 sư, 107 chùa (trong đó có 23 chùa có sư trụ trì và 51 tăng ni khác).
Hoạt động của giáo hội Phật giáo Thanh Hoá tập trung vào việc xây dựng, củng cố lực lượng chức sắc và kiện toàn tổ chức giáo hội ở cơ sở, tiến hành các hoạt động phật sự thường niên và chú trọng đến hoạt động từ thiện, nhân đạo. Cụ thể:
Ban trị sự đã cử hàng chục tăng ni đi học ở các trường phật học như: Học viện Phật giáo, Cao đẳng Phật học và các trường Trung cấp phật học, tiến hành củng cố tổ chức, kiện toàn lại các ban, ngành trong Ban trị sự tỉnh hội, thành lập mới các ban đại diện phật giáo cấp huyện, bổ nhiệm sư trụ trì cho các chùa.
Là địa phương đã hứng chịu nhiều thiên tai địch hoạ nên đứng trước sự khó khăn, mất mát của những người bị khổ nạn, Phật giáo Thanh Hoá đã rất chú ý đến hoạt động từ thiện, nhân đạo. Ngoài việc phát động quyên góp tăng ni, phật tử thăm hỏi, tặng quà các thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, Ban trị sự còn tổ chức cho các nhà hảo tâm đi cứu trợ đồng bào bị lão lụt, tặng quà các gia đình nghèo, vận động xây dựng nhà đại đoàn kết và xây dựng quỹ khuyến học tặng thưởng các cháu học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó...
Các hoạt động phật sự theo chương trình thường niên như: Tổ chức lễ Phật Đản, An cư kiết hạ cho tăng ni được Ban trị sự phật giáo thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, nghi lễ trang trọng, thuần tuý tôn giáo, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tạo niềm phấn khởi trong tăng ni, phật tử.
- Đạo Tin lành
Đạo Tin lành phái CMA xuất hiện ở Thanh Hoá từ năm 1925, đã từng có nhà thờ ở Thành phố Thanh Hoá và xã Xuân Bái huyện Thọ Xuân và một số nơi khác. Qua một thời gian dài đạo Tin lành ở Thanh Hoá đã nhạt dần và chỉ còn lại một số ít người sinh hoạt cầm chừng tại nhà thờ 108 Quang Trung, Phường Ngọc Trạo, Thành phố Thanh Hoá.
Kể từ khi Đảng ta thực hiện đổi mới chính sách tôn giáo thì những người con của Mục sư trước đây của nhà thờ đã đứng ra nhóm họp lại và tiến hành các hoạt động truyền đạo. Tháng 12/2005, UBND Tỉnh Thanh Hoá đã công nhận chi hội thánh Tin lành Thanh Hoá, chấp thuận 01 Mục sư quản nhiệm và ban hành giáo gồm 6 người. Hiện nay chi hội thánh Tin lành Thanh Hoá có khoảng 40 tín đồ. Ngoài tổ chức đã được công nhận hợp pháp, ở Thanh Hoá còn có 7 hội nhóm Tin lành hoạt động trái phép thuộc các hệ phái Baptit, Phúc âm truyền giáo, Ngũ tuần, Cơ đốc phục lâm… và 2.777 người Mông theo đạo từ các tỉnh phía Bắc di cư vào các xã vùng cao thuộc 2 huyện Quan Hoá, Mường Lát.
Các đối tượng cầm đầu các nhóm này thường là những người đã từng đi học tập và lao động ở nước ngoài hoặc các tỉnh phía Nam trở về, do vậy đa số được tài trợ từ bên ngoài, một số tên cầm đầu đã và đang tung tin dọn đường để mua đất xây dựng nhà thờ, tìm cách sinh hoạt công khai, hợp pháp. Đây là bộ phận tiềm tàng khả năng gây mất ổn định tình hình chính trị, trật tự an ninh trên địa bàn.
Góp phần làm phức tạp và đa dạng hoá bức tranh tôn giáo ở tỉnh Thanh Hoá còn có các tạp đạo: Thanh Hải vô thượng sư, chân không, ngoại cảm tố
1.2.2.2. Thực hiện chính sách tôn giáo góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp đổi mới ở Thanh Hoá
Tôn giáo là 1 hình thái ý thức xã hội do vậy, nó có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với tồn tại xã hội mà bản chất là nền kinh tế - xã hội. Điều này có thể được chứng minh bằng cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Đó là sự tương tác, đấu tranh giữa các hệ tư tưởng, là mối quan hệ giữa thần quyền và thế quyền.
Ngay từ khi mới ra đời Nhà nước và giáo hội đã xác lập một quan hệ ban đầu thâm nhập lẫn nhau sau đó song song tồn tại với xu hướng tách biệt. Tuy vậy, ở thời kỳ nào Nhà nước cũng cần phải định ra quy tắc ứng xử đối với tôn giáo và được gọi là chính sách tôn giáo. Chính sách tôn giáo có ảnh hưởng rất quan trọng đến tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia và của một địa phương nói riêng.
Quá trình đổi mới của nước ta bắt đầu từ việc đổi mới chủ trương chính sách hay nói cách khác là đổi mới tư duy, buộc chúng ta phải đổi mới một cách toàn diện đảm bảo tính đồng bộ, hợp lý trong chỉnh thể đời sống xã hội. Vì thế chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta liên tục được đổi mới, bổ sung, hoàn thiện.
Trước tình hình tôn giáo thế giới và trong nước đang có những diễn biến phức tạp, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành các chính sách riêng cho địa phương trên cơ sở thực tiễn của tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo như: Chính sách cơ cấu kinh tế vùng miền, chính sách về quốc phòng an ninh, đại đoàn kết dân tộc v.v...
Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các địa phương, cơ sở vùng đồng bào có đạo chăm lo đến đời sống của bà con, tạo điều kiện để bà con hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đúng pháp luật. Đồng thời, thường xuyên thăm hỏi, động viên, tặng quà các chức sắc, chức việc thể hiện sự gần gũi, đoàn kết giữa chính quyền với tôn giáo, những người theo đạo và những người không theo đạo.
Chính sách tôn giáo đã được tuyên truyền rộng khắp trong nhân dân, nhất là khi được cụ thể hoá thành văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, trên địa bàn 100% chức sắc đã đọc và nghiên cứu Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và đa số bà con theo đạo hiểu biết các quy định của Pháp lệnh. Như vậy thông qua thực tiễn công tác tôn giáo chúng ta có thể khẳng định rằng, chính sách tôn giáo hiện nay đang có sự phù hợp, tình hình an ninh chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững là điều kiện để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Những thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội (được nêu trong phần 1.2.1) là kết quả tích cực của chính sách tôn giáo. Ngoài ra về mặt xã hội, một hoạt động rất đáng ghi nhận của các tổ chức tôn giáo là hoạt động từ thiện, nhân đạo.
Những năm vừa qua, Phật giáo Thanh Hoá cũng như giáo hội Công giáo đã quyên góp ủng hộ nhiều tỷ đồng cho đồng bào bị thiên tai, gia đình nghèo và vận động xây nhà đại đoàn kết. Bên cạnh đó là hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề cho phụ nữ Công giáo, mở lớp tình thương cho các trẻ em nghèo, trẻ em lang thang tại các chùa v.v...
Chính sách tôn giáo không chỉ tác động đến tình hình tôn giáo và các hoạt động tôn giáo mà còn tác động đến bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo. Chính sách tôn giáo đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới công tác tôn giáo, phải kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo. Những năm gần đây, công tác tôn giáo được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn, cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo ở cấp tỉnh được thành lập (một số huyện trọng điểm về tôn giáo còn có phòng chuyên trách cấp huyện) hình thành một lực lượng cán bộ chuyên môn hoá về công tác tôn giáo và đây cũng chính là lực lượng chủ yếu đảm bảo cho việc thực hiện chính sách tôn giáo mang lại hiệu quả cao hơn.
Chương 2
Thực trạng của việc thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh