1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TL VH vai tro cua van hoa doi voi phat trien kinh te xa hoi

8 186 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 68 KB

Nội dung

Lịch sử phát triển kinh tế và văn hóa cho thấy mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một nền văn hóa, khi diễn ra sự chuyển đổi về hình thái kinh tế xã hội thì cũng kéo theo sự chuyển đổi về văn hóa, trong đó có sự kế thừa, lựa chọn những giá trị tích cực của hình thái trước. Biết lựa chọn những giá trị bền vững của văn hóa dân tộc và những giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới vận dụng vào phát triển kinh tế xã hội, cũng có nghĩa là biết đi theo con đường rút ngắn để theo kịp thời đại

Trang 1

MỞ ĐẦU

Lịch sử phát triển kinh tế và văn hóa cho thấy mỗi hình thái kinh tế - xã hội đềugắn liền với một nền văn hóa, khi diễn ra sự chuyển đổi về hình thái kinh tế - xã hộithì cũng kéo theo sự chuyển đổi về văn hóa, trong đó có sự kế thừa, lựa chọn nhữnggiá trị tích cực của hình thái trước Biết lựa chọn những giá trị bền vững của văn hóadân tộc và những giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới vận dụng vào phát triển kinh tế- xã hội, cũng có nghĩa là biết đi theo con đường rút ngắn để theo kịp thời đại.

Trong nỗ lực tìm kiếm động lực của sự phát triển bền vững, Văn hoá hiện đanglà vấn đề được cả thế giới quan tâm Đối với nhiều quốc gia, kể cả những nước phát

triển lẫn các nước đang phát triển, Văn hoá được coi là nội lực quan trọng trong chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong điều kiện cách mạng khoa học - côngnghệ phát triển mạnh mẽ và xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế được mởrộng như hiện nay

Ở Việt Nam, trong suốt tiến trình cách mạng, đặc biệt là từ khi đất nước bướcvào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta luôn coi

trọng vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, văn hoá được coi là "nền tảng tinh

thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội" Lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chứng minhrằng, văn hoá luôn gắn liền với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội;con người tồn tại, trưởng thành và phát triển nhờ văn hoá của mình Nền văn hoátruyền thống của dân tộc ta được kết tinh và khẳng định trong cuộc đấu tranh và laođộng sản xuất để tồn tại, phát triển của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước.Có thể nói, văn hoá là những nhân tố quan trọng, góp phần hình thành nên truyềnthống lịch sử trải dài hàng ngàn năm của dân tộc Trong sự nghiệp cách mạng giảiphóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố văn hoá ViệtNam được phát huy, tạo nên sức mạnh nhấn chìm bọn đế quốc xâm lược, giành vàbảo vệ nền độc lập dân tộc, thực hiện thống nhất Tổ quốc Ngày nay, những nhân tốđó tiếp tục đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

Trang 2

đưa đất nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu "dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

NỘI DUNG1 Văn hoá là gì?

Hiện nay, khái niệm văn hoá có thể được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như:văn hoá là lực lượng bản chất người, trình độ người, trí tuệ người, năng lực phẩm chấtngười của con người đạt chuẩn chân, thiện, mỹ Hay văn hóa là trình độ phát triển vậtchất và tinh thần của loài người, văn hoá là khái niệm mà nội dung bao gồm khoa học,kỹ thuật, giáo dục, văn học, nghệ thuật… hoặc văn hoá là khái niệm chỉ nếp sống, lốisống, đạo đức xã hội…

Văn hoá là một phạm trù rất rộng Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ xây dựngvà phát triển văn hoá của nước ta hiện nay, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) khiđề cập đến phạm vi của văn hoá đã cụ thể thành 8 lĩnh vực lớn, đó là: Tư tưởng, đạođức, lối sống; di sản văn hoá; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn học,nghệ thuật; thông tin đại chúng; giao lưu văn hoá với thế giới; thể chế và thiết chế vănhoá.

Nói tới văn hoá là nói tới con người, nói tới việc phát huy các năng lực bản chấtcủa con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội Cơ sở của mọi hoạtđộng văn hoá là khát vọng hướng tới tính chân, thiện, mỹ Văn hóa là môi trường đểhình thành nuôi dưỡng nhân cách, văn hoá thẩm thấu trong bất kỳ hoạt động nào củacon người, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, ứng xử, giao tiếp…Hoạt động văn hoá rất đa dạng, phong phú như hoạt động về giáo dục, khoa học, vănhọc, nghệ thuật…

Tóm lại, văn hoá là tổng thể những hoạt động nhằm phát huy năng lực bản chấtcủa con người, thể hiện khát vọng vươn tới tính chân, thiện, mĩ nhằm hoàn thiện conngười hoàn thiện xã hội

Trang 3

Văn hoá có tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại Xét về khía cạnh xãhội, con người là sản phẩm của văn hoá đồng thời con người là chủ thể sáng tạo ravăn hoá Văn hoá là sự phản ánh rõ nét nhất bản sắc của mỗi dân tộc

2 Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội

2.1 Văn hoá là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Từ trước đến nay, Đảng ta luôn luôn khẳng định vị trí và tầm quan trọng của vănhoá trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất làtrong thời kỳ đổi mới từ Đại hội VI đến nay Đặc biệt, trong Nghị quyết Trung ương 5(khoá VIII), Đảng ta đã xác định năm quan điểm chỉ đạo cơ bản sự nghiệp xây dựngvà phát triển văn hoá của nước ta, trong đó có quan điểm "Văn hoá là nền tảng tinhthần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội".

Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) đã kế thừa, pháttriển các quan điểm trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và nhấn mạnh "Vănhóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội".

Văn hóa trở thành động lực của phát triển kinh tế là kết quả tất nhiên khi kinhtế phát triển tới một trình độ nhất định Cùng với sự phát triển kinh tế và mức thunhập bình quân đầu người tăng cao, sức lao động và giá trị sản xuất đã chuyển dịch từnông nghiệp sang công nghiệp, rồi từ công nghiệp sang dịch vụ Động lực chủ yếuthúc đẩy phát triển kinh tế giờ đây không chỉ còn là sức lao động và tư bản nữa, màbao gồm cả tri thức, khoa học, kỹ thuật, công nghệ Những tri thức đó mang sứcmạnh của nguồn lực trí tuệ, do đó không tách rời mà gắn liền với con người, với nănglực và trình độ của chủ thể người - chủ thể sáng tạo văn hóa.

Con người là nhân tố quyết định sự hưng, suy của một dân tộc, con người tạo racủa cải vật chất và tinh thần cho xã hội, quyết định sự phát triển của kinh tế - xã hội.Nói đến con người cũng là nói đến văn hoá bởi con người là sản phẩm của văn hoá.Toàn bộ những giá trị văn hoá làm nên những phẩm chất tinh thần của con người.Phẩm chất tinh thần của con người sẽ được vật chất hoá trong quá trình lao động sản

Trang 4

xuất của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Nguyên nhân trực tiếp khiến văn hóa trởthành động lực của phát triển kinh tế là sự thay đổi của kết cấu kinh tế Nhưng nguyênnhân chủ yếu lại là sự biến đổi của nhu cầu Nhu cầu của con người phát triển từ thấp

đến cao mà văn hóa chính là nhu cầu cao cấp nhất của con người Sản xuất vật chấtngày nay vừa phải tạo ra sản phẩm đáp ứng các nhu cầu kinh tế của xã hội, trong đócó nhu cầu của chính nền sản xuất; đồng thời phải tạo ra sản phẩm đáp ứng các nhucầu tinh thần của từng cá nhân người và toàn xã hội Lôgíc tồn tại và vận động củasản xuất và kinh tế hiện đại đang tạo ra tiền đề và điều kiện làm gia tăng vai trò củayếu tố văn hóa nói chung và nhu cầu tinh thần nói riêng

Chúng ta thừa nhận vai trò của khoa học kỹ thuật đối với phát triển kinh tế - xãhội Nếu khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,ngược lại nếu khoa học kỹ thuật thấp kém, lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển của kinhtế - xã hội nhưng khoa học kỹ thuật là kết tinh của trí tuệ, kinh nghiệm và sức sángtạo của con người Điều đó có nghĩa là khoa học kỹ thuật là sản phẩm của con người,của văn hoá.

Khoa học kỹ thuật là một nội dung của văn hoá Cùng với trình độ khoa học kỹthuật thì những yếu tố lương tâm,tinh thần trách nhiệm, ý thức giác ngộ xã hội củangười lao động là những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả lao động

Như vậy, văn hoá là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Nói vănhoá là động lực phát triển kinh tế - xã hội không phải chỉ nói đến các yếu tố như trìnhđộ học vấn, trình độ khoa học - kỹ thuật mà còn phải nói đến các yếu tố khác nhưlương tâm, đạo đức, lối sống…

Nhận thức được điều đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định muốnđất nước giàu mạnh phải nâng cao dân trí và đều có chiến lược đầu tư cho giáo dụcđào tạo.

2.2 Văn hoá là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội.

Đảng ta đặt vai trò quan trọng của văn hóa không chỉ đối với phát triển kinhtế - xã hội (như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII) mà Nghị quyết số 33-NQ/TW

Trang 5

của Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) nâng vị trí của văn hóa gắn liền với sự pháttriển bền vững của đất nước Điều đó đòi hỏi phải đặt văn hóa ngang hàng vớikinh tế, chính trị và xã hội, không chạy theo sức ép tăng trưởng kinh tế mà coi

thường, hạ thấp vai trò, vị trí của văn hóa và con người.

Nói văn hoá là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội có nghĩa là phát triểnkinh tế phải hướng vào phát triển và hoàn thiện con người, hướng vào phát triển vàhoàn thiện xã hội Nói văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triểnđều do con người quyết định chi phối, văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năngsáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng gópvào sự phát triển xã hội.

Phải coi văn hoá là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì mới có thể khác phụcđược tình trạng mâu thuẫn giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần Thực tế chothấy không phải bao giờ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội cũngtỉ lệ thuận với nhau Rất có thể xảy ra trường hợp kinh tế phát triển, đời sống vật chấtđược nâng lên song xã hội lại có sự gia tăng các tệ nạn xã hội; văn hoá, đạo đứcxuống cấp Giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi chúng ta phải khắc phục khoảng cáchgiữa văn hoá và văn minh kỹ thuật Trước đây, để phát triển kinh tế, người ta thườngnhấn mạnh và khai thác yếu tố lao động của con người cho sự phát triển Ngày nay,trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyếtđịnh cho sự phát triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừngnhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đadạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội.

Tuy nhiên, sự phát triển của trí tuệ, của khoa học – kĩ thuật dẫn đến tăng trưởngkinh tế cũng có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến lối sống, đạo đức xã hội nói riêng vàvăn hoá nói chung Nếu chỉ chú trọng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật mà khôngchú trọng các yếu tố đạo đức, lối sống… thì không thể có được một xã hội phồn vinhvà hạnh phúc Phát triển kinh tế phải hướng vào mục tiêu văn hoá, hướng vào sự hoànthiện con người, hoàn thiện xã hội Đó là sự phát triển hiện đại Một chính sách phát

Trang 6

triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cảcác lĩnh vực sáng tạo của con người: văn hóa trong sản xuất, văn hóa trong quản lý,văn hóa trong lối sống, văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong sinh hoạt gia đình,ngoài xã hội, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc tế… Nói cách khác, hàm lượngtrí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao baonhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu.

3 Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nói văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển, bởi lẽ, văn hóa phát huy mặt tíchcực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của các điều kiệnbên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền.

Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó làchân, thiện, mỹ để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sángkiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động, đáp ứng nhucầu không ngừng tăng lên của xã hội; mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của cácgiá trị truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế những mặt tiêu cực của nền kinh tếthị trường.

Toàn cầu hóa kinh tế quốc tế là một xu thế, đòi hỏi chúng ta phải chủ động vàtích cực hội nhâp Đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh có hiệu quả, nhưng cũnglà thách thức rất lớn với nước ta trên nhiều mặt, trong đó có cả văn hóa Lúc này, nềnvăn hóa dân tộc sẽ đóng vai trò định hướng và điều tiết để hội nhập và phát triển bềnvững, hội nhập để phát triển nhưng vẫn giữ vững được độc lập, tự chủ Do đó, chúngta cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập, pháttriển.

KẾT LUẬN

Nhìn nhận vai trò của văn trong phát triển kinh tế - xã hội là đặt văn hoá trongmối quan hệ biện chứng với phát triển kinh tế - xã hội và thừa nhận sự tác động qualại giữa văn hoá và kinh tế Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá,văn hoá phải giữ vai trò là động lực, là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội nhằm

Trang 7

khắc phục những mâu thuẫn vốn có của nền kinh tế thị trường Sự tác động của vănhoá đối với phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung được thực hiệnthông qua việc thiết lập và ứng dụng những khuôn mẫu, giá trị đạo đức, giá trị tinhthần được xã hội thừa nhận, từ đó định hướng cho kinh tế - xã hội phát triển theo cáiđúng, cái tốt, cái đẹp Văn hóa cũng tham gia vào việc lựa chọn con đường phát triểnlâu dài của đất nước.

Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng ta xácđịnh tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụtrọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với việc xây dựngvăn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả vàbền vững của đất nước Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa được xác định: “Xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một định hướng quantrọng để đất nước phát triển bền vững.

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X2 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII3 Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII

4 Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI)

5 Chiến lược Phát triển văn hoá đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số

581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)

6 “Phát huy vai trò động lực của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội”, Tô Huy Rứa;

Ngày đăng: 11/09/2019, 15:18

w