1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo hoạt động kinh doanh Khách Sạn Bộ Xây Dựng

14 750 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 179,5 KB

Nội dung

Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ nhân viên trong Khách sạn Bộ Xây Dựng, cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại khách sạn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều k

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong khoảng thời gian ba năm học tập tại trường Đại học Thương Mại tuy thời gian học tập và rèn luyện không nhiều nhưng những gì em học được đã giúp em có hành trang để tự tin bước vào cuộc sống mới áp dụng những kiến thức đã học vào công việc trở thành người công dân tốt có ích cho xã hội, để có được thành tựu như ngày hôm nay em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy cô giáo trong trường và thầy cô giáo bộ môn Quản trị nghiệp vụ dịch vụ Khách sạn- Du lịch Thầy cô đã truyền đạt những nền tảng kiến thức quý báu, giúp em có thể có thêm nhưng kiến thức không chỉ là những kiến thức chuyên ngành mà còn cả những kiến thức trong thực tế cuộc sống Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo Trần Thị Kim Anh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này, giúp em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập của mình

Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ nhân viên trong Khách sạn Bộ Xây Dựng, cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại khách sạn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện giúp em có thể tham gia vào công việc thực tế trong quá trình sản xuất kinh doanh và cung cấp tài liệu giúp em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập

Cuối cùng em xin kính chúc thầy cô, các cô chú, anh chị luôn mạnh khỏe, công tác tốt, luôn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn

Hà Nội ngày 9 tháng 9 năm 2013

Sinh viên Nguyễn Ngọc Hoàng

Trang 2

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN BỘ XÂY DỰNG 4

1.1 Thông tin chung về khách sạn 4

1.2 Lịch sử hình thành khách sạn Bộ Xây Dựng 4

1.2.1.Giai đoạn từ năm 1992 đến 3 - 2000 4

1.2 2 Giai đoạn từ tháng 4 - 2000 đến nay 4

1.3 Bộ máy tổ chức lao động Khách sạn 5

1.3.1 Sơ đồ bộ máy lao động 5

1.3.2 Cơ cấu tổ chức lao động 6

1.3.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận 6

1.4 Các lĩnh vực kinh doanh 7

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN 7

2.2.Kết quả kinh doanh năm 2011 và năm 2012 9

2.3 Nhận xét chung 10

CHƯƠNG 3:THỰC TẾ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU 11

3.1 Những vấn đề thực tế đang được đặt ra tại doanh nghiệp 11

3.1.1 Ưu điểm 11

3.1.2.Nhược điểm 11

3.2 Một số kiến nghị, đề xuất nghiên cứu 11

KẾT LUẬN 13

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 14

Nhận Xét Của Giáo Viên Hướng Dẫn 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng Nếu chỉ cách đây 15 năm lượng khách du lịch nước ngoài vào nước ta chỉ tính trên con số hàng ngàn còn lượng khách du lịch nội địa cũng rất ít thì giờ đây nước ta đã thu hút hơn 1,8 triệu khách du lịch nước ngoài mỗi năm, đó là chưa kể đến vô số những tour du lịch trong nước Khách du lịch đến tới Việt Nam không chỉ bị thu hút bởi những phong cảnh thiên nhiên kì thú, những công trình văn hoá lịch sử đã được hội di sản văn hóa/ thiên nhiên thế giới (UNESCO) công nhận mà còn bởi một đất nước Việt Nam hoà bình, ổn định, mở cửa và hội nhập, tự tin và sáng tạo, với trình độ tổ chức những sự kiện,

lễ hội văn hoá quốc tế lớn và những dịch vụ du lịch chất lượng

Đến với Việt Nam, khách du lịch sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời để thưởng thức những sản phẩm cũng như dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam Hàng năm, hàng nghìn khách sạn nhà hàng được mọc lên để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước về nhu cầu lưu trú và thưởng thức văn hoá ẩm thực của địa phương Khách du lịch trầm trồ bởi những cảnh quan kì thú mà họ thấy,yêu mến những phong tục văn hóa đặc sắc của địa phương và cảm nhận sâu sắc tất cả những điều trên trong mỗi món ăn mà họ được thưởng thức Điều này khiến các khách sạn nhà hàng muốn đứng vững trong ngành phải liên tục nâng cao chất lượng của dịch vụ lưu trú

ăn ở và du lịch cho khách chỉ nhằm một mục đích chung là thấy họ thực sự thoải mái và hài lòng

Được sự giúp đỡ của nhà trường với sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô giáo và các anh chị ở các bộ phận trong Khách Sạn Bộ Xây Dựng Qua thời gian thực tập em

đã hiểu được phần nào về lịch sử hình thành và phát triển của Khách Sạn Bộ Xây Dựng cũng như công tác quản lý hoạt động của các bộ phận về nghiệp vụ khách sạn trên

cơ sở lý luận đã được học tập tại trường và quá trình tìm hiểu thực tế của Khách Sạn Bộ Xây Dựng em đã hoàn thành báo cáo thực tập của mình

Báo cáo hoạt động kinh doanh Khách Sạn Bộ Xây Dựng được bố trí như sau: Chương I: Khái Quát về Khách Sạn Bộ Xây Dựng

Chương II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách Sạn

Chương III: Thực tế những vấn đề tồn tại và phương hướng nghiên cứu

Trang 4

CHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN BỘ XÂY DỰNG

1.1 Thông tin chung về khách sạn

Tên doanh nghiệp: Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng Sầm Sơn, Thanh Hóa Khách sạn Bộ Xây Dựng

Địa chỉ: bãi tắm B, đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Điện Thoại: (037) 3821050, (037) 3821051

Giám Đốc: Ông Tống Văn Thống

1.2 Lịch sử hình thành khách sạn Bộ Xây Dựng

Khách sạn Bộ Xây Dựng tiền thân là nhà khách Bộ xây dựng được xây dựng và hình thành từ năm 1992 đến nay, qua hơn 20 năm hoạt động trải qua bao khó khăn trên con đường kinh doanh, khách sạn Bộ Xây Dựng vẫn vững vàng và không ngừng phát triển Chặng đường phát triển ấy trải qua hai giai đoạn chính:

1.2.1.Giai đoạn từ năm 1992 đến tháng 4 - 2000

Được xây dựng năm 1992 với tên gọi là nhà khách Bộ Xây Dựng, chức năng của nhà khách trong giai đoạn này là tiếp nhận điều dưỡng – phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe cho CBCNV từ các đơn vị trong và ngoài ngành xây dựng

1.2 2 Giai đoạn từ tháng 4 - 2000 đến nay.

Ngày 24 - 4 - 2000 Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ra quyết định số 541/BXDTCL, đổi tên nhà khách Bộ Xây Dựng thành “doanh nghiệp” kinh doanh khách sạn trực thuộc

bộ với phương thức hạch toán độc lập có con dấu riêng được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước Việt Nam Chức năng chủ yếu của khách sạn Bộ Xây Dựng là tổ chức đón tiếp phục vụ lưu trú ăn ở cho khách trong và ngoài ngành xây dựng, khách trong nước và nước ngoài Khuân viên của khách sạn rộng, nhiều cây xanh bóng mát, vườn hoa cây cảnh,gara và bãi đỗ xe thuận lợi Khách sạn có 150 phòng nghỉ với đầy đủ các thiết bị, có hội trường, phòng hội thảo rộng, đầy đủ tiện nghi Hệ thống nhà ăn lớn có thể phục vụ từ

800 – 1000 thực khách/1 lượt, phòng ăn lạnh phục vụ từ 30 – 80 thực khách/ 1 lượt Như vậy, các dịch vụ của khách sạn gồm:Dịch vụ buồng,dịch vụ ăn uống,tổ chức các dịch vụ thương mại,vui chơi giải trí.Các dịch vụ bổ sung: giặt là, karaoke, trung tâm massage, gian hàng lưu niệm, tập luyện phục hồi chức năng, phòng vật lý trị liệu, sân chơi tennis…

Trang 5

1.3 Bộ máy tổ chức lao động Khách sạn.

1.3.1 Sơ đồ bộ máy lao động

Bộ máy lao động khách sạn Bộ Xây Dựng

Chú thích: Quan hệ quản lý:

Quan hệ phối hợp:

Khách sạn Bộ Xây Dựng những ngày đầu mới thành lập với 40 cán bộ công nhân viên Qua những năm tháng xây dựng phát triển và trưởng thành đội ngũ cán bộ công

Giám đốc

Đội lễ tân -

bảo vệ

Tổ giặt là

Tổ kỹ thuật buồng

Tổ bếp Tổ bàn bar

Đội lễ tân

- phục vụ

Cửa hàng

ăn uống

Khách sạn

Phòng kế hoạch - KD

Khối khách sạn

Phòng du lịch

Phòng kế toán Phó giám đốc

Trang 6

nhân viên đã lên 180 người, tất cả họ đều là những nhân viên lành nghề và giàu kinh nghiệm phục vụ khách 24/24, luôn luôn cố gắng hoàn thành công việc tốt nhất Tất cả các thành viên của khách sạn đều có một tôn chỉ chung đó là “ chất lượng dịch vụ phải xứng đáng với từng đồng tiền mà khách hàng trả”

Trong bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững thì doanh nghiệp ấy đòi hỏi phải lấy nhân tố con người làm trung tâm Đó chính là phải có một người lãnh đạo sáng suốt nhanh nhẹn lắm bắt thời cơ

và quyết đoán trong công việc cũng với một đội ngũ công nhân viên có kĩ năng chuyên nghiệp, làm việc nghiêm túc và hiệu quả Tất cả mọi người đều phải chung sức chung lòng xây dựng phát triển công ty Chính vì vậy mà khách sạn Bộ Xây Dựng với ban điều hành đã xây dựng nên một bộ máy tổ chức như trên

1.3.2 Cơ cấu tổ chức lao động.

Qua mô hình trên ta thấy mô hình cơ cấu tổ chức của Khách Sạn thuộc mô hình tổ chức theo chức năng, trong đó các bộ phận của Khách Sạn có mối quan hệ chặt chẽ được phối hợp nhip nhàng với nhau

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng dịch vụ, cơ cấu tổ chức lao động của khách sạn Bộ Xây Dựng được phân bố như sau:

- Lãnh đạo đơn vị: giám đốc, phó giám đốc

- Các phòng chức năng: Phòng kế hoạch- kinh doanh, phòng kế toán

- Các bộ phận kinh doanh dịch vụ:Phòng du lịch.Đội lễ tân- bảo vệ (tổ lễ tân, bảo

vệ, tổ kĩ thuật buồng).Nhà hàng ăn uống (tổ bàn bar, bếp)

1.3.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận

- Giám đốc: Ông Tống Văn Thống là người đại diện và có thẩm quyền cao nhất của

khách sạn, chịu trách nhiệm trước công ty, pháp luật nhà nước về quản lý, điều hành hoạt động của khách sạn

- Phó giám đốc: Ông Nguyễn Lương Ngọc là người giúp Giám đốc quản lý điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công

Trang 7

- Phòng kế hoạch - kinh doanh:Là một bộ phận, thực hiện công việc chuyên môn về

lĩnh vực kế hoạch – kinh doanh, đầu tư, mua sắm, sửa chữa, kho tàng; công tác lao động tiền lương, hành chính, văn thư lưu trữ…

- Phòng kế toán- thống kê:Là một bộ phận, thực hiện công việc chuyên môn về lĩnh vực kế toán thống kê

- Phòng du lịch:Là một bộ phận dịch vụ, đảm nhiệm về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ

du lịch và các dịch vụ khác có liên quan

-Đội lễ tân - phục vụ:Là một bộ phận dịch vụ, đảm nhiệm công việc trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn như: lễ tân, bảo vệ, buồng, giặt là, điện nước, bảo dưỡng, sửa chữa…

- Nhà hàng ăn uống:Là một bộ phận dịch vụ, đảm nhiệm công việc trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng bao gồm: trưởng nhà hàng, tổ bàn – bar, tổ bếp

1.4 Các lĩnh vực kinh doanh.

-Dịch vụ kinh doanh lưu trú:Đây chính là chức năng kinh doanh chính của khách sạn Với các trang thiết bị phòng ốc đạt tiêu chuẩn quốc tế, khách sạn Bộ Xây Dựng tổ chức lưu trú cho khách, chào đón và sắp xếp phòng cho khách, tạo điều kiện thuận lợi để khách ăn ở, đăng kí nhận và trả phòng nhanh chóng

-Dịch vụ kinh doanh ăn uống: Nhà hàng thường phục vụ nhu cầu ăn uống của khách ở trong khách sạn, nhân viên khách sạn, cán bộ công nhân viên ở các cơ quan thuộc bộ xung quanh khách sạn, kế đó là khách du lịch, khách vãng lai

-Các dịch vụ bổ sung:Đó là các dịch vụ giặt là - quần áo, dịch vụ điện thoại, dịch

vụ massage, dịch vụ karaoke Đặc biệt, khách sạn có phòng phục hồi chức năng và vật lý trị liêu…

Trang 8

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

2.1.Đặc điểm nguồn khách.

Để phục vụ khách được tốt nhất, chu đáo nhất và khách hài lòng nhất Khách sạn đã đặc biệt chú ý đến đặc điểm nguồn khách: mọi nhân viên khách sạn phải nắm rõ được từng đối tượng khách, xác định đối tượng mình phục vụ là người nước nào để dựa vào đó ta đưa ra thực đơn phù hợp với tâm lý của khách Vì thế trước khi phục vụ nhân viên phải tìm hiểu được tâm lý của các đối tượng khách khác nhau

Tuy khách sạn Bộ Xây Dựng là một đơn vị kinh doanh độc lập nhưng vẫn là một đơn vị thành viên của Bộ Xây Dựng do đó nhiệm vụ trước tiên của khách sạn vẫn là

để phục vụ một số lượng khách tương đối lớn và thường xuyên chính là các cán bộ công nhân viên trong ngành Xây Dựng Đó có thể là các đơn vị cơ quan đoàn thể tới Thanh Hóa để tham dự một hội thảo chuyên ngành xây dựng, tham quan du lịch Các chuyên gia đầu ngành của Bộ có cả người trong và ngoài nước Nhưng chủ yếu vẫn là người Việt, nên đối với đối tượng khách này họ thường ở từ 3 đến 7 ngày và đi theo đoàn, việc phục

vụ ăn uống chủ yếu là theo thực đơn các món ăn Việt Nam, được xen kẽ giữa các món ăn truyền thống của Thanh Hóa và một số món ăn mang hương vị địa phương của chính họ

Nguồn khách đông thứ hai sử dụng các dịch vụ của khách sạn chính là các du khách đến Sầm Sơn để nghĩ dưỡng và du lich Vào những mùa du lịch cao điểm trong năm khách sạn vẫn đón tiếp một lượng khách du lịch chủ yếu là đi theo tour do Khách sạn tự tổ chức hoặc tiếp nhận từ các công ty du lịch khác Khách du lịch thường đến từ nhiều quốc gia khác nhau: như Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mĩ … Chính vì thế phong tục tập quán của họ cũng phức tạp, đòi hỏi khách sạn luôn cố gắng hơn trong giao tiếp với khách trong khi phục vụ khách, nên việc lên kế hoạch từ phương thức phục vụ cũng như xây dựng thực đơn đều được nghiên cứu kĩ lưỡng cho từng loại khách sao cho vừa gần gũi với phong tục của họ vừa thể hiện được văn hoá ẩm thực của Việt Nam trong đó

2.2.Kết quả kinh doanh năm 2011 và năm 2012

Năm 2011 và năm 2012 là 2 năm mà lượng khách du lịch về Sầm Sơn gia tăng Nguồn khách của khách sạn từ trước tới nay vẫn luôn đều đặn được gửi đến từ các cơ quan trong ngành xây dựng và cũng do sự điều chỉnh giá phòng hợp lý của ban giám đốc

Trang 9

nên một số các cơ quan lân cận cũng đã gửi khách đến Bên cạnh đó khách sạn đã đưa thêm một số dịch vụ bổ sung như giặt là , karaoke vào phục vụ khách để hình thành nên một hệ thống dịch vụ nhằm phục vụ khách có hiệu quả hơn

Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn năm 2011 và 2012 như sau:

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Tăng giảm tuyệt đối năm

2012/2011

Số tiền ( triệu)

Tỷ trọng (%)

Số tiền ( triệu)

Tỷ trọng (%)

Số tiền ( triệu)

Tỷ lệ (%)

Tỷ trọng (%)

1 Tổng doanh thu

- doanh thu phòng

- doanh thu ăn uống

- doanh thu dv khác

1928 1034 653 241

100 53,63 33,87 12,5

2226 1206 723 297

100 54,18 32,48 13,34

298 172 70 56

115,45 116,63 110,72 123,23

0,55 -1.39 0,84

2 Tổng lợi nhuận

- Kinh doanh phòng

- Kinh doanh ăn uống

- Kinh doanh dv khác

1334 785 389 160

100 58,84 29,16 12

1545 936 399 210

100 60,58 25,82 13.6

211 151 10 50

115,8 119,2 102,57 131,25

1,74 -3,34 1,6

3 Tổng chi phí

- Tỷ suất

- Mức độ tăng giảm

594 30,81%

681 30,59%

87 -0,22%

114,65

4 Thuế lợi tức phải nộp 333,5 386,25 52,75 115,82

5 Lợi tức còn lại sau

thuế

2.3 Nhận xét chung

Nhìn vào bảng phân tích trên chúng ta có thể thấy tổng doanh thu của khách sạn được cấu thành từ doanh thu phòng, doanh thu ăn uống và doanh thu các dịch vụ khác Khách sạn đã lựa chọn và thực hiện đúng các chức năng, doanh thu phòng chiếm tỷ trọng lớn hơn cả năm 2012 doanh thu phòng có tăng lên một số tiền ( 172 triệu đồng) tỷ trọng tăng 0,55% Điều này chứng tỏ khách sạn kinh doanh tốt hơn năm 2011 Mặc dù

Trang 10

vậy khách sạn đã tạo ra các dịch vụ bổ sung góp phần làm tăng tổng doanh thu chung Tuy doanh thu phòng tăng hơn năm trước nhưng doanh thu về mặt hàng ăn uống lại giảm(70 triệu đồng) tỷ trọng giảm 1,39% Điều này đã khẳng định khách sạn thực hiện đúng chức năng

Tình hình thực hiện lợi nhuận của khách sạn là bình thường vì tổng lợi nhuận tăng và lợi nhuận các hoạt động đều tăng trong đó đáng chú ý là lợi nhuận kinh doanh phòng Đây là khoản lợi nhuận gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của khách sạn và chiếm

tỷ trọng lớn Lợi nhuận kinh doanh phòng tăng lên về tỷ lệ là không cao Điều này chứng

tỏ khách sạn chưa thực hiện tốt hoạt động kinh doanh

Như vậy có thể nói trong hai kỳ kinh doanh cả về chủ quan lẫn khách quan khách sạn Bộ Xây Dựng kinh doanh tương đối thuận lợi trong đó do phía chủ quan của khách sạn là chính Nếu tính riêng do chủ quan từ phía khách sạn trong việc tổ chức và quản lý chỉ đạo kinh doanh đã làm tăng lợi nhuận là 211 triệu đồng, tỷ lệ tăng do chủ quan là 25,78% Do thực hiện khá tốt lợi nhuận của các hoạt động vì vậy đã góp phần thực hiện tốt 3 mục đích đó là nhà nước tập thể người lao động cụ thể là phần đóng góp cho ngân sách nhà nước tăng lên với số tiền là 52,75 triệu đồng và phần để lại cho khách sạn phục vụ lợi ích tập thể và người lao động với số tiền là 158,25 triệu đồng

Qua nghiên cứu về khách sạn Bộ Xây Dựng ta thấy chỉ từ một nhà khách của Bộ Xây Dựng chỉ phục vụ cho các cuộc hội họp của các cán bộ chuyên gia trong ngành giờ đây khách sạn đã trở thành nơi thu hút mọi đối tượng khách trong nước và nước ngoài Thành công ấy đạt được hoàn toàn là nhờ độ ngũ nhân viên nhiệt tình luôn luôn cố gắng

tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình và luôn sẵn sàng đưa ra những ý kiến đóng góp vào việc tạo dựng và xây dựng nên danh tiếng của khách sạn

CHƯƠNG 3:THỰC TẾ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là trong ngành dịch vụ, khách hàng không chỉ là người tiêu dùng

Ngày đăng: 09/09/2013, 17:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nhìn vào bảng phân tích trên chúng ta có thể thấy tổng doanh thu của khách sạn được cấu thành từ doanh thu phòng, doanh thu ăn uống và doanh thu các dịch vụ khác - Báo cáo hoạt động kinh doanh Khách Sạn Bộ Xây Dựng
h ìn vào bảng phân tích trên chúng ta có thể thấy tổng doanh thu của khách sạn được cấu thành từ doanh thu phòng, doanh thu ăn uống và doanh thu các dịch vụ khác (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w