Tổ chức thi công là công tác nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các biện pháp sử dụng hợp lý nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng công trình trong thời hạn quy định, theo đúng hồ sơ thiết
Trang 1Trường đại học giao thông vận tải thành phố hồ chí minh
Trang 2CHƯƠNG 1
CáC VấN Đề CHUNG 1.1 Mở ĐầU
1.1.1 Khái niệm chung về môn học
Công tác xây dựng đường ôtô, nhất là đường ôtô cấp cao, là sự tổng hợp của nhiều loại công tác khác nhau (công tác chuẩn bị, công tác vận chuyển vật liệu, công tác đào đắp, công tác xây lắp các hạng mục công trình), diễn ra tương đối phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu Đồng thời khối lượng thực hiện thường rất lớn, phải sử dụng nhiều máy móc, thiết bị khác nhau trong điều kiện thi công không ngừng thay đổi Vì vậy, công tác xây dựng đường ôtô chỉ có thể tiến hành tốt nếu làm tốt công tác tổ chức thi công
Tổ chức thi công là công tác nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các biện pháp
sử dụng hợp lý nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng công trình trong thời hạn quy
định, theo đúng hồ sơ thiết kế với chất lượng tốt, giá thành hạ
Công tác tổ chức thi công thường tiến hành theo hai giai đoạn: giai đoạn đầu
- thiết kế tổ chức thi công và giai đoạn thứ hai - chỉ đạo tác nghiệp thi công
Thiết kế tổ chức thi công là tính toán, lập các hồ sơ cần thiết để tổ chức toàn
bộ quá trình thi công và từng loại công tác thi công riêng rẽ Đơn vị thiết kế lập thiết kế tổ chức thi công tổng thể để giải quyết các vấn đề thuộc về nguyên tắc Đơn
vị thi công lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết nhằm bổ sung chính xác và chi tiết hóa các vấn đề đã nêu ra trong thiết kế tổ chức thi công tổng thể
Chỉ đạo tác nghiệp thi công là giai đoạn tính từ lúc bắt đầu công tác chuẩn bị
và kết thúc sau khi bàn giao đường cho đơn vị sử dụng Nội dung bao gồm: lập kế hoạch tác nghiệp hàng ngày, kiểm tra số lượng, chất lượng và thống kê các công tác
đã làm, giải quyết nhiệm vụ công tác vật tư, khai thác xe máy hàng ngày, áp dụng các biện pháp sử dụng hợp lý nhân, vật lực Đồng thời, việc chỉ đạo tác nghiệp là còn phải khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện các giải pháp của thiết kế tổ chức thi công do thời tiết xấu, do cung cấp vật tư không đảm bảo và
điều chỉnh các giải pháp thiết kế cho phù hợp với tình hình thực tế Khi giải quyết các vấn đề này phải nhằm đạt được mục tiêu chính là thực hiện tốt hồ sơ thiết kế tổ chức thi công
1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu của môn học
- Nghiên cứu các vấn đề cụ thể về công tác tổ chức các quá trình: sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, vận chuyển, xây lắp các hạng mục công trình trong các
điều kiện khác nhau về địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn
Trang 3- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố: tiến độ thi công, năng suất lao
động, chất lượng và giá thành xây dựng công trình
- Nghiên cứu áp dụng kịp thời các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật
1.1.3 Các vấn đề có liên quan đến môn học
- Kỹ thuật thi công các hạng mục công trình (nền, mặt đường, công trình thoát nước )
- Các quy trình, quy phạm thi công và nghiệm thu
- Các định mức sử dụng máy móc, nhân lực, vật liệu trong xây dựng
- Dự toán trong xây dựng
- Các chủ trương chính sách của nhà nước và các địa phương
1.2 PHÂN LOạI CáC CÔNG TáC XÂY DựNG Đường ôtô
Theo ý nghĩa, phương tiện sản xuất sử dụng và tính chất tổ chức, các công tác xây dựng cơ bản đường ôtô được chia thành 3 nhóm:
Công tác chuẩn bị thường do các xí nghiệp sản xuất phụ của công ty xây dựng đường hoặc do các xí nghiệp vật liệu xây dựng đảm nhận (các mỏ khai thác
đá, trạm trộn bê tông nhựa, bê tông xi măng, xí nghiệp chế tạo cấu kiện đúc sẵn) 1.2.2 Công tác vận chuyển
Thường gồm các khâu vận chuyển sau:
- Vận chuyển vật liệu từ mỏ vật liệu xây dựng đến công trường thi công
- Vận chuyển vật liệu từ mỏ đến các xí nghiệp phụ
- Vận chuyển các bán thành phẩm, cấu kiện đúc sẵn từ xí nghiệp phụ đến công trường thi công
Việc vận chuyển đất khi xây dựng nền đường thuộc về công tác làm đất và xem như một bộ phận của công tác xây lắp
1.3.3 Công tác xây lắp
Trang 4Là những công tác trực tiếp hoàn thành từng hạng mục xây lắp công trình như cầu, cống, kè, nền, mặt đường Nhóm công tác xây lắp được chia thành 2 loại công tác:
Công tác rải theo tuyến: có khối lượng phân bổ tương đối đều trên một đơn
vị chiều dài tuyến, có kỹ thuật thi công lặp đi lặp lại một cách chu kỳ Ví dụ công tác xây dựng mặt đường, cống và cầu nhỏ, công tác đặt các biển báo, chôn cọc tiêu…
Công tác tập trung: là công tác có khối lượng đặc biệt lớn, có kỹ thuật thi công phức tạp, hầu như không lặp lại trên các đoạn lân cận Ví dụ công tác xây dựng các đoạn nền đường đắp cao, đào sâu, các đoạn nền đường qua núi đá, công tác xây dựng các cầu trung và cầu lớn, xây dựng nhà cửa, các xí nghiệp phụ sản xuất bêtông và bêtông nhựa cỡ lớn
1.3 đặc điểm của công tác xây dựng đường ôtô
Công tác xây dựng đường ôtô có những đặc điểm sau:
- Nơi làm việc của các đơn vị thi công thường xuyên thay đổi
- Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết
1.3.1 Diện thi công hẹp và kéo dài
Diện thi công (phạm vi thi công): là chiều rộng dải đất mà đơn vị thi công
được phép đào, đổ đất, bố trí các phương tiện thi công, tập kết vật liệu
Diện thi công thường chỉ rộng vài mét đến vài chục mét song lại kéo dài hàng chục (đôi khi đến hàng trăm) km, làm cho việc tổ chức thi công trở nên phức tạp, gây không ít khó khăn cho việc kiểm tra, bố trí công nhân, điều độ máy thi công, tổ chức sửa chữa máy thi công,…
1.3.2 Nơi làm việc của đơn vị thi công thường xuyên thay đổi
Khác với dây chuyền sản xuất công nghiệp, nguyên vật liệu di chuyển qua các khâu gia công để thành sản phẩm, các tuyến đường phải thi công nằm cố định,
đơn vị thi công phải thường xuyên di chuyển trên tuyến để hoàn thành được các khối lượng công tác của mình Điều này gây khó khăn cho việc chuẩn bị diện thi công, tổ chức bố trí ăn ở cho công nhân và cán bộ thi công, bố trí các kho tàng, bãi vật liệu
Để khắc phục, có thể có các phương án bố trí sau:
Trang 5a) Cứ một thời gian nhất định, công trường lại di chuyển địa điểm để tiết kiệm thời gian đi lại và giảm bớt chi phí di chuyển công nhân, nhưng như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới điều kiện sinh hoạt của công nhân
b) Công nhân ở trên các nhà lưu động di chuyển theo diện thi công Phương án này hợp lý nhất vì nó tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân đến nơi làm việc kịp thời c) Cán bộ công nhân ở một nơi cố định và có ôtô chở đến nơi làm việc
1.3.3 Khối lượng công tác phân bố không đồng đều trên tuyến
thi công ở các đoạn khác nhau không bằng nhau, kỹ thuật thi công đôi khi cũng khác nhau Điều này gây khó khăn cho việc tổ chức thi công dây chuyền
1.3.4 ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết
Đa số các hạng mục công tác đều phải tiến hành ngoài trời, vì vậy các yếu tố khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi công Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến quá trình thi công chủ yếu là nắng, mưa, bão, sự thay đổi của nhiệt độ không khí…
Điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể phá vỡ tiến độ thi công đã dự kiến, làm giảm chất lượng công trình, tăng chi phí xây dựng do máy móc và nhân lực phải làm việc gián đoạn hoặc do các hạng mục công tác đang triển khai bị hỏng Vì vậy, khi tổ chức thi công phải xét đến sự tác động của nhân tố khí hậu, thời tiết; phải biết thời gian của các mùa khô, mùa mưa trong năm, số ngày mưa và lượng mưa trong các tháng Hoặc cũng có thể cố gắng đưa các hạng mục công tác vào làm trong các xí nghiệp phụ (gia công vật liệu, chế tạo các cấu kiện đúc sẵn), việc làm này có những ưu điểm sau:
- ít chịu ảnh hưởng của thời tiết
1.4 nguyên tắc cơ bản TRONG tổ chức thi công đường ôtô
Do các đặc điểm nêu trên, để đạt được hiệu quả cao, khi tổ chức thi công
đường ôtô phải thực hiện tốt các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính chuyên môn hoá cao
Trang 6Nên phân công tác xây lắp thành nhiều công việc khác nhau theo tính chất công việc, phương pháp thi công, phương tiện sử dụng và phương pháp thi công cụ thể Những công việc này được thực hiện bởi các đội thi công chuyên nghiệp, tạo
điều kiện tốt để nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, rút ngắn thời gian thi công
- Đảm bảo tính cân đối
Tổ chức các đơn vị chuyên nghiệp phải đảm bảo tính cân đối giữa máy móc - thiết bị - nhân lực, giữa máy chính - máy phụ, giữa khối lượng thực hiện, năng lực công tác của các đội chuyên nghiệp và giữa các đội chuyên nghiệp với nhau để có thể phối hợp nhịp nhàng
- Phải hoàn thành sớm các hạng mục công tác tập trung
Phải xác định rõ các hạng mục công tác có tính chất tập trung trên tuyến và tập trung máy móc nhân lực để hoàn thành sớm các công tác này
- Hạn chế ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu thời tiết xấu, bất lợi bằng cách chọn mùa thi công có lợi, cơ giới hoá đồng bộ các khâu thi công, sử dụng nhiều các cấu kiện bán thành phẩm và cấu kiện đúc sẵn
- Tổ chức tốt khâu cung cấp vật tư, vận chuyển trong suốt quá trình thi công
- Thường xuyên kiểm tra tiến độ trong quá trình thi công để có các điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời, hợp lý
Trang 7Chương 2
Công tác chuẩn bị thi công 2.1 khái niệm chung
Công tác xây dựng đường ôtô chỉ có thể bắt đầu sau khi đã hoàn thành toàn
bộ các biện pháp chuẩn bị về tổ chức và kỹ thuật Mục đích của việc chuẩn bị này nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện các công tác xây dựng chủ yếu bằng phương pháp công nghiệp, áp dụng kỹ thuật thi công tiên tiến, bảo đảm hoàn thành công trình trong một thời gian ngắn và có chất lượng cao
Làm thế nào để có thể triển khai công tác một cách nhịp nhàng trong thời kỳ bắt đầu thi công là câu hỏi đặc biệt quan trọng Muốn giải quyết vấn đề này, cần làm tốt các công tác chuẩn bị Việc thực hiện các biện pháp chuẩn bị một cách hợp
lý và toàn diện còn có ảnh hưởng rất lớn đến thời hạn và giá thành xây dựng, cũng như các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác của việc tổ chức thi công
Công tác chuẩn bị và tổ chức và kỹ thuật thi công thường được tiến hành thành hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu: có nhiệm vụ chuẩn bị các hồ sơ về kỹ thuật, tài vụ, hợp đồng
và các tài liệu khác, đồng thời tiến hành các biện pháp tổ chức cần thiết để bắt đầu công tác xây lắp (là công tác chủ yếu để xây dựng công trình) và làm công tác chuẩn bị cho giai đoạn thứ hai Trong giai đoạn đầu, trước khi bắt đầu công tác xây lắp cần phải:
- Lập thiết kế sơ bộ, thiết kế tổ chức thi công và khái toán tổng hợp cho toàn
bộ các hạng mục cùng với bản vẽ thi công và dự toán cho các công tác của năm thi công đầu tiên
- Giải quyết các vấn đề cung cấp vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện đúc sẵn cho công trường, nhận các vốn cần thiết, chỉnh lý và làm thủ tục hợp đồng cung cấp sản phẩm với các xí nghiệp vật liệu xây dựng, xác định các loại và công suất của các xí nghiệp vật liệu xây dựng, xác định các loại và công suất của các xí nghiệp sản xuất lập ra để phục vụ cho công trường
- Quyết định đơn vị sẽ nhận nhiệm vụ thi công (B chính) và đơn vị nhận thầu lớn thứ hai (B phụ) làm các thủ tục tài vụ của công trường và ký hợp đồng giao thầu
- Làm thủ tục mua đất hay trưng dụng đất để xây dựng công trình, khai thác
mỏ đá, bố trí nhà máy, cơ sở sản xuất và các xí nghiệp khác
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu này còn phải tiến hành di chuyển nhà cửa, làng mạc, mồ mả cần phải dời đi trong quá trình thi công
Các biện pháp chuẩn bị về mặt tổ chức và kỹ thuật làm trong giai đoạn đầu này do bên A đảm nhiệm sau khi đã thống nhất với đơn vị thiết kế và bên B
Trang 8Thời gian chuẩn bị trong giai đoạn đầu không tính vào thời gian thi công, vì vậy không bao gồm trong thời gian xây dựng công trình
Giai đoạn thứ hai: chuẩn bị về tổ chức và kỹ thuật cho công trường, gọi là thời
- Dọn sạch khu đất để xây dựng công trình chính, các xí nghiệp và cơ sở sản xuất, chặt cây, đào gốc, dời các công trình kiến trúc cũ không thích hợp cho sử dụng công trình mới, di chuyển các đường dây điện thoại và điện lực, di chuyển mồ mả…
- Tổ chức cơ sở sản xuất của công trường (xây dựng nhà cửa xí nghiệp sản xuất, lắp dựng thiết bị, bóc đất trên các mỏ vật liệu xây dựng, xây dựng các kho bãi…)
- Xây dựng nhà ở, nhà làm việc tạm thời
- Đặt đường dây điện thoại giữa công trường với các đơn vị thi công
- Cung cấp năng lượng, điện, nước, hơi cho công trường
- Chuẩn bị máy móc, phương tiện vận chuyển và các phương tiện sửa chữa các loại máy móc xe cộ
- Chuẩn bị cán bộ thi công và sửa chữa cơ khí
- Lập thiết kế thi công và kế hoạch toàn diện hàng năm của công ty
Khi thi công trong thời hạn vài năm thì nên đặt kế hoạch chuẩn bị cho một số công tác rải ra theo từng thời gian Ví dụ, nếu dự định thi công mặt đường trong năm xây dựng thứ hai thì công tác chuẩn bị cơ sở sản xuất vật liệu và bán thành phẩm làm mặt đường nên tiến hành vào cuối năm đầu, chứ không phải vào những ngày thi công đầu Nếu xây dựng sớm quá, thiết bị của các cơ sở sản xuất sẽ phải chờ việc lâu dài trong khi có thể phục vụ cho các công trình khác
Nên cố gắng phân tán các công tác chuẩn bị theo thời gian để giảm bớt khối lượng chi phí đồng thời và có thể hoàn thành công tác chuẩn bị cho công trường mà không cần nhiều lực lượng và phương tiện Tuy nhiên, cũng cần phải bảo đảm hoàn thành kịp thời các công tác chuẩn bị, vì nếu công tác chuẩn bị chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến thời gian khởi công xây dựng công trình
Trang 9Trong mọi trường hợp đều cần phải xác định trước thời hạn hoàn thành các công tác chuẩn bị trong thiết kế tổ chức thi công và sau đó chỉnh lý lại trong thiết kế thi công chi tiết
2.2 nhà cửa tạm thời
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của thời kỳ chuẩn bị thi công là chuẩn
bị nhà cửa tạm thời, gồm các loại:
- Nhà ở của công nhân, cán bộ nhân viên phục vụ các đơn vị thi công
- Nhà ăn, nhà tắm, câu lạc bộ
- Nhà làm việc của ban chỉ huy công trường và các đội thi công
- Nhà kho các loại
- Nhà để bố trí các xưởng sản xuất, trạm sửa chữa
Trong thiết kế tổ chức thi công và thiết kế thi công cần xác định số lượng nhà cửa tạm thời cần xây dựng Bởi vì nhà cửa mà đơn vị thi công sử dụng chỉ có tác dụng phục vụ quá trình thi công, không làm tăng giá trị giá trị sử dụng của công trình xây dựng nên cần nghiên cứu tận dụng, giảm bớt chi phí này Tuy nhiên không
được bớt xén tiêu chuẩn, ảnh hưởng xấu đến điều kiện sản xuất và sinh hoạt của cán
bộ, công nhân trên công trường
Nhu cầu về nhà cửa tạm thời phụ thuộc vào khối lượng công trình, vào thời hạn thi công và vào điều kiện địa phương nên cần phải tính toán cụ thể để xác định Cơ sở để tính toán số lượng nhà cửa tạm thời phục vụ đời sống và nhu cầu văn hóa là số cán bộ công nhân viên phục vụ và dân số công trường
Có thể chia cán bộ công nhân viên trên công trường thành mấy nhóm sau: Nhóm A – công nhân xây lắp
Nhóm B – công nhân làm ở các xí nghiệp sản xuất phụ
Trang 10Trường hợp công trường được cung cấp bán thành phẩm và các cấu kiện đúc sẵn từ các xí nghiệp hoặc các công trường khác tới thì phải giảm số công nhân nhóm A xuống một phần
Năng suất lao động bình quân năm của một số công trình chủ yếu thường
được các Bộ tổng kết và quy định hàng năm Khi thiết kế tổ chức thi công có thể lấy năng suất lao động bình quân của năm trước cộng với tỷ lệ phần trăm tăng năng suất có thể trong năm tới
Trong trường hợp công tác xây lắp phân bố không đồng đều theo các quý trong năm thì trị số A tính theo công thức:
nb
Q4
Với: p = 5 ữ 10 đối với công trường loại nhỏ
p = 10 ữ 15 đối với công trường loại vừa
p = 15 ữ 20 đối với công trường loại lớn
Nếu lấy tỉ lệ số người ốm trung bình là 2%, số người nghỉ phép năm là 4 thì tổng số các bộ công nhân viên công trường;
G = 1,06 (A + B + C +D +E)
Trang 11Và dân số công trường N = (1,5 ữ 2) G
với (1,5 ữ 2,0) là hệ số gia đình của cán bộ công nhân viên
Sau khi biết được dân số công trường thì phải dựa vào tiêu chuẩn diện tích ở
và diện tích sinh hoạt văn hóa do nhà nước quy định để tính ra nhu cầu về nhà cửa tạm thời, đồng thời cũng tính được nhu cầu về lương thực, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt cần phải cung cấp
Có thể tham khảo những tiêu chuẩn diện tích, khối tích của những loại nhà tạm thời phục vụ cho đời sống và sinh hoạt văn hóa theo các số liệu trong bảng 2.1 Bảng 2.1 TIÊU CHUẩN DIệN TíCH, KhốI TíCH CHO CáC LOạI NHà ở
TạM ThờI
Diện tích khu lán trại công nhân lấy rộng bằng 6 lần diện tích ở
Có thể xây dựng nhà cửa tạm thời theo mấy phương hướng sau:
- Làm lán trại bằng vật liệu địa phương rẻ tiền (chủ yếu tre, nứa, lá)
- Làm các nhà lắp ghép có thể tháo ra và sử dụng lại
Trang 12- Dùng các nhà lưu động kiểu nhà xe rơ moóc
- Thuê mượn của các cơ quan và nhân dân địa phương
Xây dựng các công trình nhà cửa chính trước khi triển khai các công tác xây dựng cơ bản khác và sử dụng tạm các nhà này làm nhà ở trước khi bàn giao cho sử dụng
Trong xây dựng đường hiện nay, chi phí về lán trại chiếm đến 3,3% giá trị dự toán công trình mà điều kiện ăn ở sinh hoạt của công nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do các vật liệu xây dựng như tranh, tre, nứa ngày càng hiếm và ít thích hợp khi phải dỡ đi làm lại chỗ khác Vì vậy, với các đơn vị thi công lưu động (như các đội công trình cầu đường, các đội thi công cơ giới) nên nghiên cứu phương
án làm các loại nhà tháo lắp cũng như các nhà lưu động lắp trên bánh xe do ôtô hoặc máy kéo theo
2.3 cơ sở sản xuất của công Trường
Cơ sở sản xuất của công trường gồm toàn bộ các xí nghiệp sản xuất, các xí nghiệp phụ trợ và phục vụ nhằm bảo đảm hoàn thành công tác xây lắp cho những công trình chủ yếu
Trình độ cơ giới hóa của công trường càng cao thì khối lượng công việc trong các xí nghiệp, cơ sơ sản xuất của công trường càng lớn
Tuỳ theo ý nghĩa và thời hạn sử dụng có thể chia ra:
Cơ sở sản xuất kiểu tạm thời: thường được tổ chức để phục vụ thi công một tuyến đường có thời hạn sử dụng từ 1 - 3 năm Các xí nghiệp của cơ sở sản xuất này
là những đơn vị trực thuộc cơ quan tổng bao thầu Sau khi hoàn thành công trình, các xí nghiệp này sẽ thôi hoạt động, các thiết bị được tháo dỡ chuyển đến một công trường khác Vì vậy người ta thường chọn loại thiết bị di động để lắp dựng và tháo rời
Cơ sở sản xuất kiểu cố định: Sử dụng trong một thời gian dài và thường được xây dựng khi có kế hoạch thi công làm mới và cải tạo đường sá dài hạn của khu vực hay vùng kinh tế nào đó
Các xí nghiệp của cơ sở sản xuất cố định này cần bố trí làm sao để khai thác thuận lợi, chi phí vận chuyển vật liệu đến và chở sản phẩm đi đến nơi sử dụng là rẻ nhất và giá thành đơn vị sản phẩm thấp nhất
Khi chuẩn bị thi công cần phải nghiên cứu tận dụng các xí nghiệp công nghiệp xây dựng sẵn có của các ngành xây dựng khác ở các thành phố lớn, khối lượng công trình xây dựng nhiều nên cần lập các xí nghiệp sản xuất và phụ trợ chung cho các ngành, phục vụ cho toàn bộ các công trình xây dựng của khu vực đó
và vùng lân cận
Trang 13Hình thức tổ chức cơ sở sản xuất như vậy là kinh tế nhất, bảo đảm khả năng
sử dụng thiết bị cao và giá thành đơn vị sản phẩm hạ
Trong thiết kế tổ chức thi công cần tiến hành so sánh về kinh tế và kỹ thuật của các phương án để chọn hình thức tổ chức cơ sở sản xuất Việc thiết kế xí nghiệp sản xuất cũng bao gồm trong thiết kế tổ chức thi công
Thời kỳ chuẩn bị của xí nghiệp sản xuất được xác định theo thời hạn mà xí nghiệp đó phải cung cấp sản phẩm cho các công tác xây dựng cơ bản Để tổ chức thi công các xí nghiệp này cũng phải lập tiến độ thi công, trong đó ghi rõ ngày khởi công và hoàn thành toàn bộ nhà cửa sản xuất và sinh hoạt, thời kỳ vận chuyển thiết
bị đến và lắp dựng, thời gian chạy thử và sản xuất thử, thời gian vận chuyển vật liệu
đến, thời gian xây dựng đường công vụ để vận chuyển vật liệu đến và đưa sản phẩm
từ xí nghiệp đi
Trước khi xí nghiệp đi vào sản xuất thực sự cần có một khoảng thời gian dự trữ (ít nhất là 2 - 4 tuần) để sửa chữa các thiếu sót phát hiện được trong quá trình sản xuất thử
Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị còn phải tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để có đủ cán bộ, công nhân đúng ngành nghề phục vụ cho xí nghiệp đó Trong chương trình đào tạo phải có cả nội dung an toàn kỹ thuật bảo hộ lao động
2.4 đường tạm
Khi xây dựng công trình cầu đường, có thể vận chuyển vật liệu xây dựng, bán thành phẩm và các cấu kiện đúc sẵn theo các đường đã có sẵn hoặc đường tạm
được làm riêng để phục vụ cho nhu cầu thi công
Đường có sẵn được lợi dụng để vận chuyển vật liệu phục vụ thi công và các
đường tạm mới làm sẽ hình thành nên một hệ thống đường tạm của công trường
Đôi khi còn phải xây dựng cả đường tạm để đưa máy thi công đến công trường
công trình chủ yếu và với từng đoạn đường tạm một thì thời gian này rất ngắn
Ví dụ khi tổ chức thi công nền theo phương pháp dây chuyền, song song với việc đưa các đoạn đường đã làm xong vào sử dụng, cần phải hủy bỏ các đường công
vụ tạm thời phục vụ thi công những đoạn đó Đơn vị thi công phải có trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đường tạm trong suốt quá trình sử dụng; phải đảm bảo để sau khi thi công xong, chất lượng của các đường có sẵn được sử dụng tạm thời để chuyên chở vật liệu, máy móc không được xấu hơn chất lượng lúc ban đầu
Hệ thống đường tạm được chia thành đường công vụ và đường tránh:
Đường công vụ nối liền các nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, vật liệu đúc sẵn và bán thành phẩm (mỏ vật liệu, đường sắt, bến cảng, xí nghiệp bêtông xi măng
Trang 14và bêtông nhựa, xí nghiệp bêtông đúc sẵn, các kho bãi) với công trình đang xây dựng
Thời gian sử dụng đường này xác định theo thời gian hoạt động của nguồn cung cấp vật liệu mà nó phục vụ Thời gian bắt đầu sử dụng đường công vụ tính từ sau khi hoàn thành toàn bộ chiều dài đường, từ nguồn cung cấp vật liệu đến công trình đang thi công
Đường tránh được xây dựng dọc theo tuyến đường đang thi công Tác dụng của đường tránh là để đảm bảo giao thông trên các đoạn thi công khi xe cộ không thể đi lại trên các đoạn đó (ví dụ chưa đắp xong nền đường), hoặc không nên chạy trên đó vì lý do thi công (ví dụ không cho phép xe chạy trên mặt đường đá dăm đã chuẩn bị để thấm nhập nhựa)
Thường không sử dụng đường tránh trên toàn bộ chiều dài mà chỉ sử dụng luân lưu trên từng đoạn cần tránh xe khi thi công Hiện nay ở các nước thường thi công theo phương pháp dây chuyền, nên đường tránh cũng thi công theo phương pháp dây chuyền và đi trước dây chuyền thi công đường chính một bước
Khác với đường công vụ chủ yếu chỉ giải quyết cho nhu cầu vận chuyển phục
vụ thi công, các đường tránh được sử dụng chung cho cả nhu cầu lưu thông đi lại Vì vậy lượng giao thông đi lại trên đường tránh có thể rất lớn, nhất là khi cải tạo hoặc xây dựng lại các đường cũ Trong trường hợp đó, vấn đề bảo đảm giao thông không bị gián đọan là một trong các nhiệm vụ chính khá phức tạp và tốn kém, cần phải giải quyết trong thời kỳ chuẩn bị
Mạng lưới đường tạm được vạch sơ bộ trong thiết kế tổ chức thi công, và sau
đó quyết định chính xác lần cuối cùng trong thiết kế thi công
Khi vạch mạng lưới đường tạm, cần dựa theo các yêu cầu sau:
- Giá thành xây dựng các đường tạm phải nhỏ nhất
- Giá thành khai thác vận tải trên các đường tạm cũng nhỏ nhất
Rõ ràng hai yêu cầu trên đây mâu thuẫn với nhau, vì vậy đồng thời thoả mãn
được cả hai yêu cầu là một vấn đề khó khăn
Để giảm bớt kinh phí xây dựng đường tạm, nên cố gắng tận dụng tối đa các
đường hiện có, nếu như phương hướng các đường này thỏa mãn được yêu cầu thi công Tuy nhiên phương hướng của các đường có sẵn không phải luôn trùng với phương hướng vận chuyển nên chi phí vận chuyển thường tăng lên
vận chuyển ngắn nhất theo lý thuyết, nếu tổng kinh phí vận chuyển, khai thác và xây dựng theo phương án sử dụng đường có sẵn đó nhỏ hơn tổng chi phí trên khi làm mới các đường tạm theo phương án ngắn nhất mà điều kiện địa hình cho phép
Điều kiện trên đây được biểu thị bằng phương trình sau:
Trang 15L - chiều dài tổng cộng của các đường tạm khi sử dụng các đường hiện
có (sử dụng toàn bộ chiều dài hay một phần), km
l - Chiều dài các đường tạm khi thiết kế theo hướng ngắn nhất mà địa hình và điều kiện khác cho phép, km
Q - Lượng hàng vận chuyển theo đường tạm trong toàn bộ thời kỳ khai thác t
C’vc - Giá thành vận chuyển 1km theo phương án đầu, đồng C”vc- Giá thành vận chuyển 1 tấn km theo phương án ngắn nhất, đồng
Cxd- Giá thành bình quân để xây dựng 1km đường mới và lợi dụng các đường hiện có theo phương án ngắn nhất, đồng
C’kt- Chi phí duy tu bảo quản và sửa chữa 1km đường tạm theo phương án đầu trong toàn bộ thời kỳ sử dụng đường, đồng
C”kt - Chi phí duy tu bảo quản và sửa chữa 1km đường tạm theo phương án thứ hai, đồng
Thường dùng đường đất gia cố bằng vật liệu đá địa phương trên một số đoạn
để làm đường tạm
Đôi khi người ta còn làm đường bằng cả mặt đường thứ cấp hay cao cấp Ví
dụ làm đường tránh của các đường trục chính có lượng giao thông lớn bằng các tấm bêtông lắp ghép trên toàn bộ chiều rộng hoặc theo hai vệt bánh
Khi tổ chức thi công đường chính theo phương pháp dây chuyền thì làm
đường tránh bằng các tấm bêtông cốt thép lắp ghép hoặc bằng mặt đường phên sắt
là hợp lý, vì cứ cách một thời gian nhất định lại có thể dỡ các đoạn tránh cũ đã ngừng chạy xe để làm các đoạn tránh mới (đồng thời với sự chuyển động của dây chuyền xây dựng đường chính)
Muốn xác định xem việc sử dụng mặt đường lắp ghép làm đường tránh có hợp lý không, cần phải so sánh giá thành mua và sử dụng loại mặt đường này (kể cả phí tổn tháo lắp ghép nhiều lần) với giá thành xây dựng và sử dụng mặt đường theo phương án làm tại chỗ
Điều kiện để sử dụng mặt đường để lắp ghép có lợi, có thể biểu thị bằng phương trình sau:
kt
' xd nh
tl kt
C
Trong đó:
l _ chiều dài của một bộ mặt đường lắp ghép, km
L _ chiều dài của đường tránh có mặt đường làm tại chỗ, km
Trang 16Cxd - Giá thành đúc(hay mua) 1km mặt đường lắp ghép tại nơi sử dụng, đồng
Ckt - Giá thành bảo quản và sửa chữa 1km đường lắp ghép,
đồng
lắp)
Ctl - Giá thàng tổng cộng của một lượt tháo và lắp toàn bộ mặt
đường, kể cả giá thành vận chuyển trong phạm vi khu vực công trường, đồng
Cnh - Giá thành bình quân của đường nhánh nối đường chính với
đường tránh, đồng
C’xd - Giá thành xây dựng 1km đường làm tại chỗ, đồng
Ckt - Giá thành bảo quản và sửa chữa 1km đường làm tại chỗ,
2.5 thông tin liên lạc
Muốn lãnh đạo tốt công trường thi công loại lớn có nhiều công nhân, máy móc và xe cộ tham gia, cần phải tổ chức thông suốt việc liên lạc giữa các đơn vị thi công, xí nghiệp sản xuất và các cơ quan hành chính Trong xây dựng đường có thể
sử dụng tốt các phương tiện thông tin như điện thoại và điện thoại di động
ở các địa điểm thi công cố định phải có đường dây điện thoại Hệ thống
đường dây điện thoại này có thể là tạm thời hay cố định Hệ thống tạm thời nối với các mỏ vật liệu xây dựng nhỏ của công trường, nối với các xí nghiệp di động và nối các điểm sản xuất khác ngoài công trường mà thời gian sử dụng tương đối ngắn (từ
1 - 3 tháng)
trong thiết kế có đường dây điện thoại vĩnh viễn phục vụ trong quá trình sử dụng sau này thì phải xây dựng ngay lúc bắt đầu thời kỳ chuẩn bị và dùng để phục vụ cho thi công
Điện thoại di động thường dùng để liên lạc với đội thi công lưu động các đội máy thi công và vận chuyển
2.6 chuẩn bị phần đất thi công
Trang 17Để có thể triển khai công tác xây lắp kịp thời, cần phải làm tốt công tác chuẩn bị phần đất thi công mà công trình cũng như các bãi thi công sẽ chiếm dụng sau này
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuẩn bị, phải giải quyết xong thủ tục mua
và trưng dụng ruộng đất sẽ chiếm dùng trong quá trình thi công và cắm cọc định rõ giới hạn chiếm đất này Đồng thời cần phải cắm lại tuyến và tim cầu cống, đặt các mốc cao độ dọc tuyến cách nhau 1ữ2 km, cạnh các cầu cống lớn, và vị trí công tác tập trung Các mốc cao độ này phải nằm ngoài phạm vi thi công để tránh bị phá hoại Những công tác trên đây do đơn vị thiết kế làm và sau đó bàn giao cho thi công
Ngoài dải đất mà tuyến đường đi qua, còn phải cắm thêm các bãi để xây dựng nhà cửa, cung hạt bến xe, để bố trí các xí nghiệp vật liệu xây dựng, khai thác
mỏ đất, cát, đào hố lấy đất và để làm đường tạm Phần đất dùng làm bãi đỗ máy, đỗ
xe tạm thời hoặc để chứa vật liệu phục vụ thi công thì chỉ cần thương lượng thuê mượn trong một thời gian nhất định
Sau khi giải quyết xong thủ tục trưng dụng ruộng đất thì bắt đầu công tác chặt cây, dọn đất, bẩy các tảng đá lớn và di chuyển các công trình kiến trúc cũ ảnh hưởng đến thi công như nhà cửa, mồ mả và các công trình kiến trúc khác
Phải xác định phạm vi chặt cây cối một cách thận trọng, tránh hiện tượng chặt phá bừa bãi, vi phạm chính sách bảo vệ rừng của lâm nghiệp Khi tuyến đường
đi qua các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp quý thì cần có thiết kế biện pháp bảo
vệ cây cẩn thận, hạn chế việc chặt phá
Thời gian chuẩn bị phần đất thi công không nên giới hạn trong thời kỳ tiến hành công tác chuẩn bị Khi tuyến đường thi công rất dài thì việc chuẩn bị phần đất thi công có thể làm theo phương pháp dây chuyền, đi trước dây chuyền xây dựng cầu cống và đắp nền đường
những vật liệu xây dựng thu được khi phá bỏ các công trình kiến trúc cũ, đồng thời tiến hành công tác di chuyển nhà cửa, mồ mả, đường ống dẫn nước, đường dây và các công trình kiến trúc khác nằm trong phạm vi đường và các bãi thi công Phải di chuyển các công trình trên trong các trường hợp:
a) Nếu chúng ảnh hưởng đến thi công xây dựng công trình (ví dụ khi có nhà cửa nằm trong phạm vi nền đường tương lai)
b) Nếu các công trình đó sẽ gây trở ngại cho việc sử dụng công trình sau khi xây dựng xong (ví dụ khi có đường dây cáp quang hoặc điện lực đi qua dưới mặt
đường)
c) Khi công trình mới xây dựng ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng bình thường của công trình cũ (ví dụ khi đắp trước lên giếng quan sát của ống dẫn nước)
Trang 18Công tác di chuyển và làm lại các công trình này nên giao cho đơn vị thi công hoặc sử dụng các công trình đó phụ trách Đơn vị thi công đường chỉ nên đảm nhận việc di chuyển những nhà ở đơn giản và khối lượng công tác nhỏ Nếu phải di chuyển nhà lớn thì nên giao cho các đơn vị chuyên nghiệp đảm nhận Nên tổ chức công tác di chuyển nhà cửa sao cho có thể giữ nguyên được vật liệu xây dựng và dùng nó để xây dựng công trình đang thi công (nhà cửa của các cung hạt, bến xe, nhà ga, các xí nghiệp sản xuất) Đôi khi có thể sử dụng tạm nhà cửa mà dân đã dọn
đi nhưng chưa phá dỡ cho công nhân ở một thời gian, nếu đơn vị thi công mua lại
được số nhà cửa đó
Cần phải có biện pháp xây dựng đặc biệt ở các chỗ giao nhau của đường với các công trình ngầm dưới đất, để khi cần sửa chữa và bảo dưỡng các công trình đó khỏi phải đào đường, làm ngưng trệ giao thông Thông thường người ta xây dựng các đường ống lớn bọc ngoài và cho các công trình ngầm xuyên qua nền đường theo những đường ống vỏ đó
Công tác chuẩn bị phần đất của đường cần phải biểu thị bằng tiến độ riêng và phải liên hệ chặt chẽ giữa thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị với thời gian chuẩn bị triển khai công tác xây dựng cơ bản
2.7 cung cấp năng lượng và nước cho công trình
2.7.1 Cung cấp điện năng
Trong xây dựng đường, nhất là xây dựng mặt đường cấp cao, thì điện năng là loại năng lượng được sử dụng nhiều nhất Điện năng được dùng để:
- Chạy động cơ điện
- Chiếu sáng nơi làm việc trong các xí nghiệp sản xuất và trên tuyến đường đi làm việc nhiều ca trong một ngày đêm
- Biến thành nhiệt năng để đun nóng vật liệu và hấp các cấu kiện đúc sẵn
bêtông xi măng hiện đại đôi khi có thể lên đến vài trăm kW Nhu cầu điện năng của các phân đội máy làm việc trên đường thường rất nhỏ vì đại bộ phận máy xây dựng
đường dùng động cơ đốt trong (vì các máy có động cơ đốt trong rất cơ động và có thể di chuyển từng máy một)
của các máy biến thế truyền đến công trường theo đường dây cáp Đó là:
- Máy nén khí chạy điện dùng để cung cấp hơi nén cho máy khoan lỗ mìn ở các mỏ
- Máy xúc chạy điện, chủ yếu làm việc trong mỏ
- Máy khoan điện dùng để khoan
- Máy chấn động chạy điện dùng để đầm nén hỗn hợp bêtông
Trang 19- Máy cưa điện để ngả cây và xẻ gỗ
Nhu cầu điện năng để chiếu sáng nơi làm việc trên đường, các xí nghiệp sản xuất và nhà ở thường rất bé so với nhu cầu để chạy máy và chỉ khoảng vài kW Nguồn điện năng dùng trong xây dựng đường thường lấy từ các trạm phát
điện di động hoặc cố định Nguồn điện chiếu sáng có thể trực tiếp lấy ở các mạng
điện hiện có nếu mạng điện này đủ công suất và việc đấu dây phù hợp với quy trình
sử dụng Điện năng để chạy máy lấy từ các đường dây điện cao thế thông qua các trạm hạ thế
Điện năng lấy từ mạng lưới của trạm phát điện cố định thường rất rẻ so với
điện năng của các máy phát điện di động Vì vậy khi gần các xí nghiệp sản xuất không có sẵn đường dây điện thì nên xét đến phương án xây dựng đường dây đặc biệt kéo về Trong một số trường hợp có thể xét đến phương án di chuyển xí nghiệp
đến gần các nguồn điện năng cố định
Thường sử dụng máy phát điện di động các kiểu để cung cấp điện năng phục
vụ công tác xây lắp trực tiếp trên tuyến đường và cho các mỏ vật liệu xây dựng loại nhỏ ở gần công trường Máy phát điện di động kiểu kéo theo lắp trên rơ moóc bánh lốp là loại thích hợp nhất
Việc xác định nhu cầu điện năng, loại máy và số lượng các máy phát điện di
động hoặc mạng điện của từng loại hạng mục công trình (xí nghiệp sản xuất độc lập hoặc phân đội thi công chuyên nghiệp) thường tiến hành theo trình tự sau:
- Tính toán công suất tổng cộng của tất cả các động cơ điện và thiết bị chiếu sáng
- Căn cứ vào sơ đồ công nghệ thi công xác định số lượng lớn nhất có thể của các động cơ và thiết bị chiếu sáng đồng thời làm việc và công suất yêu cầu của chúng
- Tìm tổng số cuối cùng bằng cách nhân số lượng điện năng yêu cầu đồng thời với hệ số 1.1 xét đến sự mất mát điện năng trên mạng lưới và dự trữ một ít cho những hộ dùng đột xuất
- Chọn kiểu và nhãn hiệu của máy phát điện di động có tham khảo đến tính chất của phụ tải (các thiết bị động lực hay chiếu sáng) về chế độ làm việc
- Xác định yêu cầu xây dựng các đường dây điện có cột hoặc đường dây cáp
từ máy phát điện di động hoặc từ trạm biến thế đến vị trí của hộ dùng Thường với máy phát điện di động công suất 20 - 30 kW cần ít nhất từ 400 - 500 mét dây cáp
Xác định công suất yêu cầu cấp điện (biến thế hoặc phát điện) Ncđ theo công thức:
cos
Pk1,
Trang 20Trong đó:
1.1- hệ số xét đên sự mất mát công suất trong mạng lưới
cosϕ - hệ số công suất, phụ thuộc vào số lượng và suất tiêu thụ điện của các hộ dùng động lực, với trạm biến điện tạm thời, thường lấy cosϕ = 0.75
Pdl - tổng công suất định mức của các hộ dùng động lực, kW
Pst - tổng công suất cần thiết để chiếu sáng bên trong , kW
Psn - tổng số công suất cần thiêt để chiếu sáng bên ngoài , kW
knc - hệ số nhu cầu, phụ thuộc vào số hộ dùng
Hệ số nhu cầu knc bằng tỷ số của công suất yêu cầu đồng thời trên tổng số công suất ghép nối tiếp Với các thiết bị chiếu sáng, trị số knc= 0,8ữ1,0 Trong đó trị
số lớn là trường hợp dùng chiếu sáng bên ngoài
Với các thiết bị động lực trị số knc thay đổi trong một phạm vi rất lớn (từ 0.2ữ1.0) Trong xây dựng đường thường lấy knc = 0.50ữ0.70 để tính toán gần đúng việc cấp điện cho các xí nghiệp sản xuất
Khi không có đồ án thiết kế các xí nghiệp sản xuất và thiếu số lượng, công suất của các phụ tải chạy điện thì có thể tham khảo số điện năng tiêu hao cho một
đơn vị sản phẩm trong các sổ tay kỹ thuật để tính toán gần đúng
2.7.2 Cung cấp hơi nước
Trong xây dựng cầu đường, hơi nước chủ yếu được dùng để đun nóng nhựa bitum trong các xí nghiệp gia công nhựa, để hấp nhiệt các cấu kiện bê tông, gỗ, tà vẹt trong các buồng hấp, để chạy các máy hơi nước (búa đóng cọc bằng hơi nước) Trong thực tế xây dựng đường thường dùng các nồi hơi thẳng đứng hoặc cố
định hoặc các nồi lô cô di động Năng suất của nồi hơi thẳng đứng có diện tích đốt nóng từ 10ữ55m2 là 170 kg/h Năng suất hơi của nồi lô cô vào khoảng từ 380 đến 720kg/h (do nhiệt độ hơi nước cao hơn và áp lực hơi nước khá lớn)
Thường dùng củi hoặc than đá để đun nóng nồi hơi và nồi lô cô
Nồi hơi thẳng đứng kiểu cố định khai thác tiện lợi nhưng tốn nhiều chi phí để lắp dựng, xây móng và làm nhà Nồi lô cô thích hợp sử dụng trong thời gian ngắn và
có thể đặt trên móng tạm thời kiểu đơn giản
Căn cứ vào sơ đồ công nghệ đã dùng và về nhu cầu về hơi nước, tính bằng kg/h
mà tính toán số lượng nồi hơi nước cần thiết
Để chọn loại và số lượng các nồi hơi, phải xác định tổng diện tích cần đun nóng theo công thức:
a
p15.12.1
Trong đó :
F – tổng diện tích cần đun nóng, m2
Trang 21p – số lượng hơi yêu cầu, kg/h
a - năng suất của nồi, kg/h.m2
Hơi được chuyển từ lò đến nơi sử dụng theo các đường ống cách nhiệt tốt có
đường kính từ 20ữ50mm Thường đặt đường ống trong các hố xung quanh có đổ mạt cưa, than bùn và các đoạn lộ ra trên mặt đất thì phải bọc bằng vật liệu cách nhiệt Đường ống nên dốc về một phía với độ dốc 0,01 ữ 0,03
2.7.3 Cung cấp không khí nén
Trong xây dựng cầu đường, không khí nén được dùng:
bằng búa hơi, tán các kết cấu thép, để phá bỏ các công trình kiến trúc và mặt đường cũ
dút;
của thiết bị trộn và cân đong ở các xí nghiệp bê tông xi măng;
- Để phun nhiên liệu lỏng và phun nhựa trong lò trộn của các xí nghiệp bê tông nhựa
Người ta thường dùng các máy nén khí di động có áp lực công tác 6ữ8atm, năng suất 3ữ10m3 trong một phút để sản xuất khí nén ở các mỏ vật liệu xây dựng
và xí nghiệp thường dùng các máy nén có động cơ đốt trong Trường hợp nguồn
điện năng dồi dào và nơi làm việc tương đối ổn định thì người ta còn dùng máy nén
động cơ điện Thường dùng các máy nén khí lắp trên thùng xe ôtô vận tải để sản xuất đá với quy mô nhỏ
Nhu cầu về không khí nén được xác định gần đúng theo công thức :
∑
α
QTrong đó:
Q - nhu cầu tổng cộng về không khí nén hoặc năng suất của máy nén khí, m3/phút
α - hệ số xét đến các mất mát trong hệ thống và do sự hao mòn của thiết bị nén khí,
α = 1.3ữ1.5;
Trang 22k - hệ số đồng thời sử dụng của hộ dùng, thay đổi từ 1 (khi có một hộ dùng) đến 0.7 (khi có 10 hộ dùng)
n - số các hộ dùng cùng một loại
q - phí tổn không khí cho mỗi hộ dùng loại, m2/phút;
n 2
2.7.4 Cấp nước
Trong xây dựng cầu đường, nước được dùng trong các xí nghiệp sản xuất để chuẩn bị gia công vật liệu, bán thành phẩm, trong quá trình thi công trực tiếp trên
đường, cho các nhu cầu sinh hoạt, để lau rửa các máy xây dựng và ôtô
Khối lượng nước cần dùng nhiều nhất cho công tác trộn hỗn hợp bêtông, bảo dưỡng mặt đường bê tông và các cấu kiện bê tông lắp ghép trong quá trình đông cứng, để phân giải vôi khi gia cố đất, để rửa cát, đá bẩn, tưới ẩm các lớp mặt đường
Khi chọn nguồn nước cần phải kiểm tra lưu lượng nước và chất lượng nước theo yêu cầu của việc sử dụng nước Nói chung nước uống được thì có thể cung cấp cho lò hơi nước và dùng để trộn bê tông Trữ lượng nguồn nước phải đủ thỏa mãn yêu cầu lớn nhất của công trường Nếu điều kiện địa phương cho phép thì dùng hai nguồn nước độc lập: một dùng cho nhu cầu sản xuất và một cho nhu cầu sinh hoạt Nếu có hai nguồn nước thì yêu cầu an toàn phòng hỏa cũng được an toàn hơn, khi gặp hỏa hoạn mà một nguồn nước đã bị hỏng thì vẫn có thể dùng nguồn nước kia để chữa cháy
Có thể xác định phí tổn nước cần thiết cho nhu cầu sản xuất theo công thức;
Trang 238
Qk8
Qk8
Qk8
Qk2.1
Qxd - phí tổn nước cho các quá trình xây dựng l/ca
Qxn - phí tổn nước ở các xí nghiệp sản xuất, l/ca
Qmay - phí tổn nước cho máy xây dựng và vận chuyển, l/ca
Qdl - phí tổn cho các thiết bị động lực, l/ca Phí tổn nước dùng cho các nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh xác định theo số lượng người dùng nước Có thể tính gần đúng mỗi công nhân cần 30ữ35 l/ngày đêm
Đường kính của các ống dẫn nước nội bộ có thể xác định theo công thức:
v
q1000.4D
Trang 24- Phương pháp tổ chức thi công tuần tự (phân đoạn)
- Phương pháp tổ chức thi công song song
- Phương pháp tổ chức thi công dây chuyền
- Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp
Mỗi phương pháp tổ chức thi công sẽ giải quyết vấn đề tổ chức lực lượng thi
công (gồm người và máy), vấn đề phối hợp các khâu thi công về không gian và thời
gian theo một cách khác nhau Do đó yêu cầu về khâu cung ứng vật tư, tổ chức vận
chuyển, trình tự đưa các đoạn đường hoàn thành vào sử dụng cũng khác nhau
Như vậy, cùng một đối tượng thi công, nếu chọn phương pháp thi công khác
nhau sẽ dẫn đến các phương án thiết kế tổ chức thi công hoàn toàn khác nhau với
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cũng khác hẳn nhau
Muốn tổ chức thi công tốt, đạt hiệu quả cao phải tiến hành thiết kế tổ chức
thi công trên cơ sở một phưong pháp tổ chức thi công tiên tiến và thích hợp với các
điều kiện cụ thể của công trình 3.1 phương pháp tổ chức thi công tuần tự
3.1.1 Khái niệm
Tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự là chia tuyến đường thành từng
đoạn có khối lượng thi công xấp xỉ nhau, một đơn vị thi công sẽ lần lượt hoàn thành
các tất cả các hạng mục công tác trong từng đoạn, hết đoạn này đến đoạn khác theo
một thứ tự đã xác định
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức thi công xây dựng đường theo phương pháp tuần tự
1- Triển khai công tác chuẩn bị
Trang 252- Công tác cơ bản 3- Công tác hoàn thiện 3.1.2 Đặc điểm
- Tuyến đường xây dựng được chia thành nhiều đoạn có khối lượng công tác tương đương nhau
- Các đoạn đường này chỉ do một đơn vị xây lắp tổng hợp phụ trách Đơn vị này hoàn thành tất cả các công tác, từ chuẩn bị thi công đến cơ bản hoàn thiện Sau khi hoàn thành xong một đoạn thì đơn vị này chuyển sang đoạn kế tiếp cho đến khi hoàn thành hết chiều dài tuyến đường
3.1.3 ưu điểm
Do thi công và hoàn thành từng đoạn nên phương pháp tổ chức thi công tuần
tự có ưu điểm sau:
- Không yêu cầu tập trung nhiều máy móc, thiết bị, nhân lực
- Yêu cầu lượng vốn lưu động nhỏ
- Dễ điều hành, quản lý, kiểm tra
- ít chịu ảnh hưởng xấu của điều kiện khí hậu, thời tiết
3.1.4 Nhược điểm
- Thời gian thi công bị kéo dài
- Máy móc nhân lực làm việc gián đoạn do phải chờ đợi nhau, làm tăng chi phí sử dụng máy móc thiết bị, do vậy làm tăng giá thành xây dựng công trình
- Phải di chuyển cơ sở sản xuất, chỗ ăn ở của cán bộ công nhân nhiều lần
- Không có điều kiện chuyên môn hoá
3.1.5 Phạm vi áp dụng của phương pháp
Nên sử dụng phương pháp này trong những trường hợp sau:
- Các tuyến đường ngắn, có khối lượng nhỏ
- Khi không bị khống chế về thời gian thi công
- Khi bị hạn chế về điều kiện cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực, cán bộ kỹ thuật, nguồn vốn lưu động, vật liệu
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị diện thi công khó khăn
- Địa hình hiểm trở, chật hẹp, không thể hoặc khó mở đường tạm, không cho phép tập trung số lượng lớn máy móc thiết bị, nhân lực và vật liệu
3.1.6 Các vấn đề cần lưu ý khi phân đoạn thi công
- Khối lượng ở các đoạn tuyến nên xấp xỉ nhau
- Chiều dài các đoạn phải đảm bảo cho máy móc làm việc hiệu quả, phát huy
được tối đa năng suất máy
- Bố trí hợp lý các mỏ cung cấp vật liệu, kho tàng, lán trại cho các đoạn
Trang 26- Xác định thời điểm thi công các đoạn hợp lý sao cho không có đoạn nào rơi vào thời gian thi công bất lợi
- Cố gắng lợi dụng các đoạn hoàn thành trước làm đường vận chuyển để phục
vụ công tác thi công cho những đoạn sau
3.2 phương pháp tổ chức thi công song song
3.2.1 Khái niệm
Tổ chức thi công theo phương pháp song song là chia tuyến đường thành từng đoạn có khối lượng thi công xấp xỉ nhau, mỗi đoạn giao một đơn vị thi công hoàn thành tất cả các hạng mục công tác từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thiện
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức thi công xây dựng đường theo phương pháp song song
1- Triển khai công tác chuẩn bị 2- Công tác cơ bản
3- Công tác hoàn thiện 3.2.2 Đặc điểm
- Tuyến đường xây dựng được chia thành nhiều đoạn có khối lượng công việc tương đương nhau
- Mỗi đơn vị xây lắp tổng hợp phụ trách thi công một đoạn đường
- Các công tác được triển khai và hoàn thành đồng loạt trên chiều dài tuyến 3.2.3 ưu điểm
Do thi công đồng loạt và hoàn thành đồng loạt nên:
- Rút ngắn được thời gian thi công công trình, có thời gian quay vòng vốn lưu
động nhanh
- Cho phép thi công công trình trong thời gian có thời tiết thuận lợi
- Các đội thi công không phải di chuyển nhiều, do đó dễ tổ chức tốt điều kiện sinh hoạt và làm việc cho cán bộ, công nhân cũng như cho lực lượng xe, máy
Trang 27- Tiện cho việc phân cấp quản lý: mỗi đơn vị xây lắp phải chịu trách nhiệm toàn diện về việc hoàn thành thi công đoạn đường mình phụ trách
- Trong trường hợp lực lượng thi công tương đối lớn (xe, máy, nhân lực nhiều) thì việc phân chia thành các mũi thi công độc lập cũng có lợi là tạo được thêm diện thi công rộng rãi, tạo điều kiện tăng năng suất và hoàn thành sớm khối lượng thi công
3.2.4 Nhược điểm
- Trong một thời gian ngắn phải tập trung cùng một lúc máy móc, thiết bị, vật liệu, cán bộ, công nhân với số lượng lớn nhưng sau đó khi quá trình thi công chuyển sang công tác khác thì không cần đến nữa, hoặc không tận dụng hết được, khiến cho hầu hết các chỉ tiêu về sử dụng và khai thác máy móc thiết bị đều đạt thấp
Ngoài ra, do xe, máy bị phân tán thuộc nhiều đơn vị quản lý nên điều kiện tổ chức quản lý, bảo dưỡng sửa chữa khó khăn, ảnh hưởng đến tình trạng của máy Để giảm bớt nhược điểm này, có thể sử dụng máy thuê của một công ty cơ giới theo kế hoạch về số lượng và thời gian sử dụng đã thống nhất trước, hoặc nếu không thì nên tập trung xe, máy thành một đơn vị cơ giới để đơn vị này tổ chức khai thác, bảo dưỡng sửa chữa xe, máy tốt hơn
- Do lực lượng thi công phân tán trên một diện rộng nên công tác chỉ đạo thi công, kiểm tra chất lượng tương đối phức tạp Nếu trình độ tổ chức và quản lý của cán bộ không tốt thì càng dễ gây tình trạng lãng phí
- Máy móc, thiết bị, nhân lực tập trung trên một diện thi công hẹp, dễ cản trở nhau, nếu tổ chức không khéo rất dễ bị chồng chéo làm năng suất giảm và tăng thời gian thi công công trình
- Yêu cầu lượng vốn lưu động lớn
- Không có điều kiện chuyên môn hoá
- Trong quá trình thi công, khối lượng hoàn thành dở dang nhiều dễ gây nên tình trạng khối lượng phát sinh (do thời tiết xấu, do máy móc xe cộ đi lại gây ra),
đồng thời không lợi về mặt hạch toán kinh tế Ngoài ra không tận dụng được các
đoạn đường hoàn thành để thông xe phục vụ thi công
3.2.5 Phạm vi áp dụng của phương pháp
Nên sử dụng phương pháp này trong những trường hợp sau:
- Các tuyến đường dài, có khối lượng lớn
- Thời gian thi công yêu cầu nhanh, gấp
- Điều kiện cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực, nguồn vốn lưu động, vật liệudồi dào, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đông đảo, đủ để giám sát điều hành tất cả các mũi thi công
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng đã hoàn tất
Trang 28- Địa hình thuận lợi cho phép tập trung số lượng lớn máy móc thiết bị, nhân lực và vật liệu
3.3 phương pháp tổ chức thi công dây chuyền
3.3.1 Khái niệm
Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền là toàn bộ công tác xây dựng
đường được phân chia thành các công việc riêng khác hẳn nhau, được xác định theo một trình tự công nghệ hợp lý, được giao cho các đơn vị chuyên nghiệp đảm nhận nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau, hoàn thành trên toàn bộ chiều dài tuyến
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức thi công xây dựng đường theo phương pháp dây
chuyền 1- Dây chuyền xây dựng cầu cống
5- Dây chuyền làm mặt đường
Thđ- Thời gian hoạt động của toàn
Trang 29- Công tác xây dựng cống
- Công tác xây dựng cầu nhỏ
- Công tác xây dựng cầu trung, cầu lớn
- Công tác xây dựng kè, tường chắn
- Công tác xây dựng nền đường các chỗ khối lượng tập trung
- Công tác xây dựng nền đường khối lượng dọc tuyến
- Công tác hoàn thiện và gia cố mái ta luy nền đường
- Công tác vận chuyển
- Công tác thi công mặt đường
- Công tác hoàn thiện mặt đường
- Công tác xây dựng hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn giao thông
Các công việc này đều do từng đơn vị chuyên nghiệp có trang thiết bị, nhân lực và máy móc thích hợp đảm nhận Các đơn vị chuyên nghiệp này chỉ làm một loại công việc hoặc chỉ phụ trách một dây chuyền chuyên nghiệp gồm một khâu công tác nhất định trong suốt quá trình thi công từ lúc khởi động đến khi hoàn thành việc xây dựng đường
b) Với một khoảng thời gian bằng nhau (ví dụ một ca, một ngày đêm) trong thời kỳ ổn định của dây chuyền, sẽ hoàn thành những đoạn đường bằng nhau và các
đoạn đường làm xong sẽ nối tiếp một hướng thành một dải liên tục có thể đưa vào
sử dụng ngay
c) Không kể thời kỳ triển khai và thời kỳ hoàn tất của dây chuyền, trong thời
kỳ ổn định của dây chuyền thì tại bất kỳ điểm nào, các đơn vị chuyên nghiệp đều di
động liên tục và lần lượt hoàn thành toàn bộ công tác xây lắp Sau khi đơn vị chuyên nghiệp cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ (đi qua) thì tuyến đường đã được xây dựng xong
Như vậy, tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền cũng dựa trên nguyên tắc chuyên môn hoá như phương pháp sản xuất dây chuyền trong công nghiệp Tuy nhiên, do đặc điểm của công tác xây dựng đường nên việc tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền ở đây cũng có những điểm khác cơ bản so với dây chuyền sản xuất công nghiệp
- Sản phẩm (đối tượng thi công) ở đây không di động, trái lại phương tiện sản xuất lại luôn di động, còn ở nhà máy thì sản phẩm di động qua các vị trí bố trí máy
- Dây chuyền thi công xây dựng đường không thể ổn định như dây chuyền sản xuất trong nhà máy, vì đối tượng thi công là đoạn đường không khi nào giống hệt nhau, lại chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết
3.3.3 ưu điểm
Trang 30- Sau thời kỳ triển khai dây chuyền, các đoạn đường làm xong được đưa vào
sử dụng một cách liên tục, có thể phục vụ thi công đoạn kế tiếp, giảm được công tác làm đường tạm Với các tuyến đường dài, có thể đưa ngay các tuyến đường vào khai thác, như vậy hiệu quả kinh tế của đường được phát huy ngay, đồng thời đẩy nhanh quá trình hoàn vốn của tuyến đường
- Máy móc phương tiện tập trung ở các đơn vị chuyên nghiệp, tạo điều kiện
sử dụng chúng có lợi nhất, dễ bảo dưỡng sửa chữa, dễ quản lý kiểm tra, bảo đảm máy móc làm việc có năng suất và các chỉ tiêu sử dụng khác cao
- Công nhân cũng được chuyên nghiệp hoá tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ, tăng năng suất và chất lượng làm việc
- Công việc thi công hàng ngày chỉ tập trung trong một phạm vi chiều dài triển khai dây chuyền (ldc) do đó dễ chỉ đạo và kiểm tra, nhất là sau khi dây chuyền
đã đi vào thời kỳ ổn định
- Phương pháp dây chuyền tạo điều kiện nâng cao trình độ thi công nói chung (bắt buộc phải chỉ đạo phối hợp các khâu chặt chẽ, ăn khớp), tạo điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật (do chuyên môn hoá)
Tóm lại, việc áp dụng phương pháp thi công dây chuyền tạo điều kiện thực hiện tốt nhất phương châm “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”
3.3.4 Điều kiện áp dụng
Để phát huy hiệu quả của phương pháp thi công dây chuyền, cần tạo được những điều kiện dưới đây nhằm đảm bảo cho các dây chuyền chuyên nghiệp hoạt
động tốt, giữ cho toàn bộ dây chuyền thi công tiến hành đều đặn, nhịp nhàng cân
đối:
- Các hạng mục công tác phải có tính chất gần giống nhau, có kỹ thuật và công nghệ thi công tương tự nhau (có tính chất lặp đi lặp lại), muốn vậy chúng phải
được thiết kế có tính định hình hoá, tiêu chuẩn hoá thống nhất trên toàn tuyến
Ví dụ như cầu, cống nên sử dụng khẩu độ như nhau, kết cấu áo đường nếu
có Eyc khác nhau nên chọn phương án khác nhau về chiều dày lớp, không nên khác nhau về vật liệu Mặt khác, nên cố gắng sử dụng các kết cấu lắp ghép (cầu, cống, các công trình gia cố, chống đỡ trên đường), các vật liệu và bán thành phẩm tại các
xí nghiệp phụ để hạn chế ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu đối với thi công
- Khối lượng công tác phải phân bố tương đối đều trên toàn tuyến để đơn giản cho khâu tổ chức dây chuyền, đảm bảo các đơn vị chuyên nghiệp có biên chế không đổi có thể hoàn thành các đoạn đường có chiều dài bằng nhau trong một đơn
vị thời gian
Phải có các biện pháp giải quyết tình trạng khối lượng công tác không đều dọc tuyến, đặc biệt là khối lượng tập trung Trong xây dựng đường, dây chuyền xây dựng kết cấu mặt đường là ổn định nhất vì khối lượng công tác tương đối đều, còn
Trang 31xây dựng nền đường và công trình thì khối lượng công tác thay đổi tuỳ theo địa hình
Đối với việc xây dựng nền đường và công trình trong trường hợp khối lượng thay đổi ít thì có thể tổ chức các đơn vị chuyên nghiệp có khả năng thay đổi tốc độ dây chuyền trong một phạm vi nhất định, như vậy vẫn có thể đảm bảo được mức độ nhịp nhàng, ổn định chung Trong trường hợp khối lượng tập trung đáng kể thì có thể dùng biện pháp thành lập thêm các đơn vị đặc biệt (ngoài các đơn vị thuộc tổ chức dây chuyền) để giải quyết trước nhằm đảm bảo cho tiến độ chung của dây chuyền toàn bộ
đồng bộ và cân đối đủ khả năng đảm bảo tiến độ chung
- Công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy phải được tiến hành thường xuyên để đảm bảo dây chuyền không bị gián đoạn (xe, máy hỏng không sửa chữa kịp thời)
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân trong mỗi dây chuyền chuyên nghiệp phải thạo tay nghề và có tính tổ chức, kỷ luật cao
- Bảo đảm khâu cung cấp vật tư, nguyên liệu và vận chuyển kịp thời theo yêu cầu của các dây chuyền chuyên nghiệp
- Mỗi khâu công tác, mỗi dây chuyền chuyên nghiệp hoàn thành khối lượng đúng thời hạn Chỉ cần một khâu công tác bị trục trặc trong một ca làm việc
là dây chuyền thi công chung có thể bị phá vỡ
- Ban điều hành tổ chức sản xuất phải được tổ chức hợp lý, thường xuyên bám sát hiện trường, kịp thời phát hiện những chỗ thiếu sót, bất hợp lý trong đồ án thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công để kịp thời điều chỉnh
- Phải tổ chức tốt công tác kiểm tra chất lượng trước, trong và sau khi thi công, đảm bảo làm đến đâu xong đến đấy
- Phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện
dự án (chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, ngân hàng, kho bạc) nhằm nhanh chóng thực hiện công tác đền bù giải toả mặt bằng, nghiệm thu công tác ẩn dấu, nghiệm thu chuyển giai đoạn, nghiệm thu khối lượng công tác hoàn thành, thanh toán kịp thời nguồn vốn lưu động đã đầu tư
3.3.5 áp dụng phương pháp TCDC trong điều kiện Việt Nam
Hiện nay, ở nước ta, phương pháp thi công dây chuyền chưa được sử dụng rộng rãi, chưa thể phát huy hiệu quả do một số nguyên nhân sau:
- Số lượng các tuyến đường có chiều dài lớn, khối lượng lớn không nhiều và thường bị chia thành nhiều gói thầu nhỏ, manh mún
- Các yếu tố định hình cũng như các quan điểm thi công chưa được cân nhắc
kỹ trong quá trình thiết kế hoặc phê duyệt dự án
Trang 32- Tiến độ bàn giao mặt bằng nhiều dự án rất chậm, nhiều dự án chỉ bàn giao
được từng phần mặt bằng do vướng mắc trong khâu đền bù, giải toả
- Sự phối hợp giữa các đơn vị trong một dự án chưa cao, nhiều dự án bị đình trệ do sự quản lý chồng chéo của nhiều ban, ngành trong một dự án, các thủ tục quản lý dự án còn rất rườm rà, gây khó khăn cho các nhà thầu thực hiện dự án, việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư rất chậm
- Trang bị máy móc của các đơn vị thi công còn thiếu và chưa đồng bộ, không đảm bảo tính cân đối
- Trình độ, ý thức kỷ luật của công nhân trong một số đơn vị còn hạn chế 3.3.6 Tổ chức dây chuyền
a) Dây chuyền chuyên nghiệp
Là một tổ chức các lực lượng lao động, xe, máy, thiết bị vật tư, kỹ thuật để thi công một hạng mục công trình hoặc một loại công tác xây dựng đường nào đó
Mỗi dây chuyền chuyên nghiệp thường được trang bị một lực lượng thi công nhất định nên khả năng công tác của dây chuyền nói chung không thay đổi Nhưng trên thực tế khối lượng công tác thi công dọc theo tuyến thường không đều, do đó thường có hai loại dây chuyền chuyên nghiệp như sau:
Dây chuyền có tốc độ không đổi khi trong khoảng thời gian bằng nhau, đơn
vị chuyên nghiệp hoàn thành những đoạn đường dài bằng nhau (như khi xây dựng mặt đường hoặc nền đường vùng đồng bằng theo phương pháp dây chuyền) Trong trường hợp khối lượng công tác thay đổi, muốn tốc độ dây chuyền không đổi thì phải điều chỉnh lực lượng thi công, thay đổi nguồn cung cấp vật liệu hoặc thay đổi
điều chỉnh quá trình công nghệ thi công
Hình 3.4 Dây chuyền chuyên nghiệp có tốc độ không đổi
Dây chuyền chuyên nghiệp có tốc độ thay đổi khi trong khoảng thời gian bằng nhau, đơn vị chuyên nghiệp hoàn thành những đoạn đường dài khác nhau (dây chuyền xây dựng nền đường vùng đồi núi hoặc dây chuyền xây dựng cầu cống nhỏ) Nếu tốc độ thay đổi liên tục thì đường tiến độ thi công trên hình 3.5 sẽ chuyển
Trang 33đoạn gãy khúc thành một đường cong (như khi chuyển trở vật liệu từ một mỏ đá để phục vụ dây chuyền rải móng đường bằng một số lượng xe ô tô không đổi, do cự li vận chuyển ngày càng xa khiến cho năng suất của ô tô thay đổi liên tục)
Hình 3.5 Dây chuyền chuyên nghiệp có tốc độ thay đổi 1- Dây chuyền chuyên nghiệp có tốc độ thay đổi không liên tục 2- Dây chuyền chuyên nghiệp có tốc độ thay đổi liên tục
b) Dây chuyền tổng hợp
Là tập hợp các dây chuyền chuyên nghiệp trong một quá trình thi công thống nhất, liên tục và phối hợp nhịp nhàng với nhau để hoàn thành toàn bộ khối lượng xây lắp trên tuyến đường
3.3.7 Các thông số của dây chuyền
Hoạt động của dây chuyền thi công đường ôtô được đặc trưng bằng các thông
số sau:
a) Thời gian hoạt động của dây chuyền (Thđ)
Là tổng thời gian làm việc trên tuyến của mọi lực lượng lao động và xe, máy thuộc dây chuyền
Với dây chuyền chuyên nghiệp: Thđ là tổng thời gian hoạt động của đơn vị chuyên nghiệp trên tuyến kể cả thời gian triển khai và thời gian hoàn tất dây chuyền
Với dây chuyền tổng hợp: Thđ là thời gian kể từ lúc bắt đầu triển khai dây chuyền chuyên nghiệp đầu tiên cho đến khi dây chuyền chuyên nghiệp cuối cùng hoàn thành công việc
Thđ phụ thuộc vào chiều dài tuyến đường xây dựng, tốc độ của dây chuyền và
điều kiện thời tiết tại vùng xây dựng đường
b) Thời gian triển khai dây chuyền (Tkt)
Là thời gian cần thiết để lần lượt đưa toàn bộ các phương tiện sản xuất vào hoạt động theo đúng trình tự của quá trình công nghệ thi công
Trang 34Với dây chuyền chuyên nghiệp: Tkt là thời gian kể từ khi máy (hoặc người)
đầu tiên thuộc dây chuyền bắt đầu làm việc đến khi các máy (hoặc ngưòi) cuối cùng thuộc dây chuyền bắt đầu làm việc Thường thời gian triển khai dây chuyền bằng vài giờ đến vài ca
Với dây chuyền tổ hợp: Tkt là thời gian kể từ lúc dây chuyền chuyên nghiệp
đầu tiên bắt đầu triển khai đến khi dây chuyền chuyên nghiệp cuối cùng trong tổ hợp bắt đầu hoạt động
Tkt của dây chuyền tổ hợp dài hay ngắn tùy thuộc vào số lượng và thời gian triển khai của các dây chuyền chuyên nghiệp, thời gian chuẩn bị và thời gian gián
đoạn giữa các khâu công tác liên tiếp nhau theo quá trình công nghệ qui định Thời gian triển khai của dây chuyền tổ hợp càng dài thì càng bất lợi vì máy móc và các phương tiện sản xuất càng phải chờ đợi lâu mới được đưa vào hoạt động hết, gây lãng phí và giảm chiều dài đọan đường có thể hoàn thành trong một năm;
đồng thời chiều dài dây chuyền tổng hợp (Ldc) sẽ lớn khiến cho hoạt động của dây chuyền dễ bị phá hoại bởi ảnh hưởng của thời tiết
Biện pháp chủ yếu để giảm Tkt là thiết kế đường hợp lý về mặt cấu tạo- kết cấu sao cho trong sơ đồ quá trình công nghệ thi công không có những thời gian giãn cách bắt buộc quá lớn và nên cố gắng hạn chế Tkt = 10 – 15 ngày
Cũng vì lý do trên, sau khi dây chuyền đã đi vào hoạt động ổn định, không nên để ngừng hoạt động giữa chừng khi chưa hoàn thành công trình, vì như vậy hoạt
động trở lại tốn thêm một thời gian triển khai dây chuyền nữa
c) Thời gian hoàn tất của dây chuyền (Tht)
Là thời gian cần thiết để lần lượt đưa toàn bộ các phương tiện sản xuất ra khỏi mọi hoạt động của dây chuyền sau khi các phưong tiện này hoàn thành công việc của mình theo đúng quá trình công nghệ thi công
Với dây chuyền chuyên nghiệp: Tht là thời gian kể từ khi máy (hoặc người)
đầu tiên thuộc dây chuyền hoàn thành công việc đến khi các máy (hoặc ngưòi) cuối cùng thuộc dây chuyền hoàn thành công việc Thường thời gian triển khai dây chuyền bằng vài giờ đến vài ca
Với dây chuyền tổng hợp: Tkt là thời gian kể từ lúc dây chuyền chuyên nghiệp
đầu tiên kết thúc công việc đến khi dây chuyền chuyên nghiệp cuối cùng trong tổ hợp hoàn tất công việc của mình
nhau thì thời gian hoàn tất của dây chuyền tổng hợp sẽ bằng thời gian triển khai của
Trang 35d) Thời kỳ ổn định của dây chuyền tổng hợp (Tôđ)
Là khoảng thời gian mà trong đó tất cả các dây chuyền chuyên nghiệp thuộc dây chuyền tổng hợp hoạt động đồng thời
Thời kỳ ổn định của dây chuyền bằng thời gian từ lúc kết thúc thời kỳ triển khai dây chuyền đến khi bắt đầu thời kỳ hoàn tất dây chuyền Đây là thời kỳ thể hiện đầy đủ nhất các ưu điểm của phương pháp tổ chức thi công dây chuyền Các phương tiện sản xuất và mọi vật tư kỹ thuật thi công dược sử dụng có hiệu quả nhất
Tôđ = Thd – ( Tkt + Tht ) Quan hệ này cho thấy: nếu Tkt và Tht càng lớn thì Tôđ càng nhỏ, nghĩa là thời
kỳ dây chuyền tổng hợp phát huy hiệu quả nhất lại càng ngắn Điều này lại cho thấy
rõ thêm ảnh hưởng bất lợi của Tkt và Tht
e) Tốc độ dây chuyền chuyên nghiệp (Vdc)
Là chiều dài đoạn đường (m hay km) một đơn vị chuyên nghiệp hoàn thành mọi khâu công tác nó phụ trách trong một đơn vị thời gian (ca hoặc ngày đêm) Tốc
dộ dây chuyền tổng hợp là chiều dài đọan đường hoàn thành trong một ca hoặc một ngày đêm
Tốc độ dây chuyền là một chỉ tiêu cơ bản của dây chuyền, nó biểu thị năng suất công tác của cả đơn vị chuyên nghiệp và biểu thị cả trình độ trang bị các phương tiện cơ giới cũng như mức độ sử dụng các phương tiện đó Tốc độ dây chuyền quyết định phần lớn các thông số khác của dây chuyền Tốc độ càng lớn thì thời gian thi công càng ngắn, đoạn công tác của dây chuyền hàng năm càng lớn Tốc độ dây chuyền thường được xác định dựa vào các yếu tố sau:
- Vdc phải lớn hơn tốc độ dây chuyền tối thiểu (Vdcmin) để hoàn thành công trình đúng thời hạn thi công:
L - chiều dài đoạn đường cần phải thi công (km)
Tkt - thời gian triển khai của dây chuyền (ca)
Thđ - là thời gian hoạt động xác định theo thời hạn thi công quy định
để hoàn thành đoạn đường L Thđ lấy giá trị nhỏ nhất trong các điều kiện sau:
Thđ = T1 - ∑tng
Thđ = T1 - ∑tx Trong đó:
T1 - thời gian thi công quy định tính theo lịch
∑tng – tổng số ngày nghỉ và ngày lễ trong thời gian T1
∑tx - tổng số ngày thời tiết xấu theo dự kiến trong thời gian T1
Trang 36- Tốc độ dây chuyền phải phù hợp với phương tiện sản xuất mà đơn vị xây lắp có thể có, bảo đảm tận dụng tất cả các phương tiện thi công về công suất, năng suất và yêu cầu bảo đảm giá thành thi công là rẻ nhất Nếu tốc độ dây chuyền quyết
định quá nhỏ thì có thể năng suất của một số máy phụ hoặc công suất của một số xí nghiệp phụ phục vụ xây dựng đường sẽ không tận dụng được hết, gây lãng phí
- Đối với các dây chuyền xây dựng đường có sử dụng các bán thành phẩm (hỗn hợp nhựa, hỗn hợp bê tông xi măng…) thì tốc độ dây chuyền thường được quyết định theo năng suất của các xí nghiệp phụ cũng như năng suất vận chuyển Ngược lại, tốc độ dây chuyền xác định theo thời gian hoàn thành công trình sẽ quyết định năng suất yêu cầu đối với các xí nghiệp phụ cũng như đối với các phương tiện xe, máy móc
Để chọn được tốc độ dây chuyền hợp lý theo những yêu cầu nói trên, cần phải thiết kế các phương án sơ đồ dây chuyền thi công khác nhau và tiến hành so sánh các phương án này về mặt kinh tế kỹ thuật Nói chung, phương án có tốc độ dây chuyền lớn thường là phương án kinh tế hơn
f) Đoạn công tác của dây chuyền (tổng hợp hay chuyên nghiệp)
Là đoạn đường có thể thi công bằng một dây chuyền độc lập Đoạn công tác của dây chuyền hàng năm là chiều dài đoạn đường có thể hoàn thành bằng một dây chuyền trong một năm (km/ năm)
Đoạn công tác của dây chuyền phụ thuộc vào tốc độ của dây chuyền, thời gian hoạt động của dây chuyền, quá trình công nghệ thi công và điều kiện thời tiết g) Chiều dài dây chuyền (diện thi công của dây chuyền)
Với dây chuyền chuyên nghiệp: chiều dài dây chuyền (ldc) là đoạn đường trên
đó tất cả các phương tiện thi công của dây chuyền chuyên nghiệp cùng đồng thời hoạt động để hoàn thành mọi khâu công tác được giao Chiều dài ldc được xác định theo bản vẽ quá trình công nghệ thi công của dây chuyền và thường bằng bội số của tốc độ dây chuyền
ldc = Vdc.ni Với ni là số đoạn dây chuyền trong thời gian triển khai của dây chuyền Các đơn vị chuyên nghiệp sau một số ca làm việc sẽ hoàn thành mọi khâu công tác trên đoạn đường bằng chiều dài này và sẵn sàng để cho đơn vị chuyên nghiệp sau triển khai tiếp trên đó
Với dây chuyền tổng hợp: chiều dài dây chuyền tổng hợp (Ldc) là chiều dài
đoạn đường trên đó tất cả các đơn vị chuyên nghiệp thuộc dây chuyền tổ hợp đồng thời cùng triển khai hoạt động
l
Trang 37Trong đó:
dc- chiều dài các dây chuyền chuyên nghiệp (m)
aj- chiều dài các đoạn dự trữ (m)
zk- chiều dài các đoan giãn cách bắt buộc (m)
Đoạn dự trữ aj: là chiều dài đoạn đường dự trữ cần thiết giữa các dây chuyền chuyên nghiệp đảm bảo khi vì một lý do nào đó (máy hỏng, khí hậu thời tiết ) dây chuyền chuyên nghiệp đi trước phải ngưng hoạt động hoặc giảm tốc độ, các dây chuyền chuyên nghiệp sau nó vẫn hoạt động bình thường Còn trường hợp các dây chuyền kế tiếp có tốc độ thi công khác nhau ngay từ đầu thì phải bố trí đoạn dự trữ sao cho đến cuối đoạn công tác của dây chuyền, tiến độ thi công của dây chuyền đi sau không bị dây chuyền đi trước cản trở (có thể xảy ra khi tốc độ dây chuyền của
đơn vị chuyên nghiệp đi sau lớn hơn của đơn vị đi trước)
aj = Vdc.Tdtj Với Tdtj là thời gian dự trữ cần thiết
Đoạn giãn cách zk: là chiều dài đoạn đường cần thiết giữa các dây chuyền chuyên nghiệp mà quy trình, quy phạm đòi hỏi để đảm bảo công tác thi công sau không ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thi công trước Ví dụ các lớp móng
đường gia cố bằng xi măng hoặc các lớp vật liệu là bê tông xi măng cần phải có đủ thời gian hình thành cường độ
zk = Vdc.Tgck Với Tgck là thời gian giãn cách yêu cầu Ví dụ thời gian bảo dưỡng lớp cát, đá gia cố xi măng là 14 ngày, lớp đất gia cố vôi là 7 ngày
Ldc càng dài thì khối lượng công tác làm dở dang càng lớn, càng dễ phát sinh thêm khối lượng do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, đồng thời các đoạn đường càng bị chậm đưa vào sử dụng Vì vậy nên cố gắng thiết kế tổ chức thi công sao cho chiều dài dây chuyền tổng hợp càng ngắn càng tốt
Muốn rút ngắn diện công tác, rút ngắn thời gian triển khai dây chuyền, một biện pháp quan trọng là thiết kế đường (trước hết là kết cấu mặt đường) sao cho quá trình công nghệ thi công không yêu cầu có những đoạn giãn cách về thời gian Hoặc
để rút ngắn thời gian giãn cách bắt buộc, có thể dùng thêm các phụ gia (ví dụ như phụ gia ninh kết nhanh) để rút ngắn thời gian hình thành cường độ của các lớp vật liệu
g) Đánh giá hiệu quả của dây chuyền
Theo hệ số hiệu quả:
Khq =
đ
odT
T =
đ
ht kt htT
)T+T(T
Trang 38- Nếu Khq ≥ 0.7 thì thi công theo phương pháp dây chuyền đem lại hiệu quả cao
- Nếu Khq = 0.3 ữ 0.7 nên phối hợp phương pháp thi công dây chuyền với phương pháp thi công khác
- Nếu Khq < 0.3 thì nên dùng phương pháp thi công tuần tự hoặc song song Theo hệ số tổ chức sử dụng xe máy Ktc
Ktc =
2
1+K
=T
2
T+TT
hq
đ
ht kt hd
Khi tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền, xe, máy nào được đưa vào hoạt động trước tiên (ngay lúc bắt đầu thời kỳ triển khai dây chuyền) thì cũng sẽ ngừng hoạt động trước tiên (lúc bắt đầu thời kỳ hoàn tất dây chuyền) và nếu được
đưa vào hoạt động sau cùng thì cũng sẽ chấm dứt hoạt động sau cùng
Như vậy hệ số Ktc là tỷ số giữa thời gian làm việc của xe máy với thời gian hoạt động của dây chuyền Chú ý rằng Thđ -
được mức độ sử dụng xe, máy về mặt dự kiến tổ chức thi công dây chuyền và chỉ
đánh giá các phương án thiết kế tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền Qua công thức tính Khq và Ktc ta thấy: đối với một tuyến đường xây dựng ngắn, nếu phương án tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền có thời kỳ triển khai và thời kỳ hoàn tất kéo dài thì Khq và Ktc sẽ nhỏ và tổ chức thi công dây chuyền như vậy thực tế sẽ không lợi
Trang 39- Khi khèi l−îng c«ng t¸c tËp trung ≥ 20÷30% khèi l−îng tæng céng, lóc nµy
Ph−¬ng ¸n 3: Ph©n tuyÕn ®−êng thµnh c¸c ®o¹n ng¾n, trong mçi ®o¹n cã thÓ kÕt hîp gi÷a ph−¬ng ph¸p thi c«ng d©y chuyÒn vµ tuÇn tù Gi÷a c¸c ®o¹n cã thÓ thi c«ng song song hoÆc tuÇn tù
Trang 40- Cấu kiện: ống cống, cọc tiêu, biển báo, tường hộ lan
- Nhiên liệu: xăng dầu, khí đốt
- Thiết bị, phụ tùng thay thế
- Dụng cụ lao động và bảo hộ lao động: cuốc, xẻng, mũ, quần áo
Công tác cung cấp vật tư tiến hành kịp thời sẽ tạo điều kiện cho công tác xây lắp tiến hành được đều đặn và liên tục Nếu tổ chức cung cấp vật tư không kịp thời,
bị ngừng trệ sẽ làm gián đoạn quá trình thi công, ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành nhiệm vụ của công trường
4.1.2 Yêu cầu của công tác cung cấp vật tư
- Thỏa mãn yêu cầu của tiến độ thi công, không để xảy ra hiện tượng ngừng sản xuất vì thiếu vật liệu
- Đảm bảo sử dụng tối ưu vốn lưu động, không để vốn lưu động bị ứ đọng 4.1.3 Nhiệm vụ của công tác cung cấp vật tư
- Xác định khối lượng các vật tư cần thiết để phục vụ thi công
- Tính toán lượng dự trữ vật tư
- Lập tiến độ cung cấp vật tư
- Làm các thủ tục hợp đồng cung cấp vật liệu cho công trường trong thời hạn yêu cầu của thiết kế tổ chức thi công
- Tổ chức tiếp nhận, bảo quản vật tư
- Cấp phát vật tư và kiểm tra việc thực hiện các định mức sử dụng vật liệu của công trường
Trong xây dựng đường, giá thành vật liệu chiếm đến 50-70% tổng giá thành công trình, khối lượng vật liệu sử dụng đặc biệt lớn, do đó công tác cung cấp vật tư
có ý nghĩa quyết định đến tiến độ thi công và ảnh hưởng rất lớn đến giá thành công trình Vì vậy, cần chú trọng cải tiến việc cung cấp vật liệu xây dựng theo hướng cung ứng tại chỗ cho từng khu vực xây dựng, bớt đầu mối, bớt khâu trung gian 4.2 kho bãI vật liệu