1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết luận giám sát của quốc hội việt nam lý luận và thực tiễn

196 52 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 2,91 MB
File đính kèm Luận văn full.rar (2 MB)

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN THỦY KẾT LUẬN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 09 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Minh Mẫn HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khoa học khác TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Xuân Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁM SÁT VÀ KẾT LUẬN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI 6 1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 6 1.2 Tình hình nghiên cứu quốc tế 18 1.3 Đánh giá chung về tình hình, kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 22 1.4 Câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .25 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT LUẬN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM 27 2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò kết luận giám sát của Quốc hội 27 2.2 Chủ thể, nội dung, hình thức và giá trị pháp lý kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam 41 2.3 Các điều kiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam 56 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI 74 3.1 Thực trạng quy định pháp luật về ban hành và thực hiện kết luận giám sát của Quốc hội 74 3.2 Thực trạng việc ban hành kết luận giám sát của Quốc hội 81 3.3 Thực trạng việc thực hiện kết luận giám sát của Quốc hội 91 3.4 Đánh giá chung về việc ban hành và thực hiện kết luận giám sát của Quốc hội 96 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THI HÀNH KẾT LUẬN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM 108 4.1 Quan điểm về nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thi hành kết luận giám sát của Quố c hội 108 4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thi hành các kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam hiện nay 119 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Q H U B H Đ U B Đ B C H H Đ T A V K V B N C U B Q P H Đ U B Q u Ủ y H ộ Ủ y Đ ạ C ộ H ộ T ò V i V ă N g Ủ y Q u H o Ủ y DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Mức độ hài lòng của người dân về một số hoạt động giám sát của Quốc hội 62 Bảng 2: Thời gian tại kỳ họp của Quốc hội dành cho hoạt động giám sát (20092015) 96 Bảng 3: Hoạt động giám sát của HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội (2009-2015) 98 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, hoạt động giám sát và thực hiện các kết luận giám sát của Quốc hội dựa trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; mới đây Quốc hội đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật mới về hoạt động giám sát như: Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, và nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Các văn bản quy phạm pháp luật này được ban hành nhằm thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp năm 2013 và các nghị quyết của Đảng về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong thời kỳ đổi mới và trên thực tế đã phát huy tác dụng, khẳng định vị trí, vai trò của giám sát và kết luận giám sát của Quốc hội nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ Trên thực tế việc thực hiện pháp luật về giám sát và thực hiện các kết luận giám sát của Quốc hội đã đạt được nhiều thành tựu Qua giám sát và kết luận giám sát đã đưa ra nhiều kiến nghị đóng góp vào hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách và quản lý điều hành kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, được dư luận và nhân dân đồng tình, ủng hộ, quan tâm, đánh giá cao, qua đó góp phần nâng cao vai trò, uy tín, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là hoạt động giám sát của Quốc hội Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành pháp luật về giám sát và kết luận giám sát của Quốc hội cũng bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập, cụ thể như: Một là, hệ thống pháp luật về giám sát và kết luận giám sát của Quốc hội còn được quy định trong nhiều văn bản khác nhau; một số quy định về nội dung, hình thức kết luận giám sát còn trùng lặp, chưa rõ ràng, cụ thể; về trình tự, thủ tục chưa có các biện pháp pháp lý hữu hiệu để thực hiện các kết luận giám sát này Phạm vi giám sát của Quốc hội quá rộng với nhiều chủ thể, nhiều hình thức giám sát, nhưng lại chưa phân định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi chủ thể với từng đối tượng chịu sự giám sát, từng hình thức kết luận giám sát, cũng như sự phối hợp giữa các chủ thể giám sát dẫn tới sự chồng chéo trong thực hiện các kết luận giám sát của Quốc hội; thậm chí một số hình thức giám sát chưa bao giờ được thực hiện trên thực tế, hoặc thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao 1 Hai là, nhiều quy định pháp luật về hình thức kết luận giám sát và giá trị pháp lý kết luận giám sát của Quốc hội chưa được thực thi hoặc tính khả thi còn thấp, như quy định về việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; quy định Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định để đảm bảo tính khả thi và chính xác của kết luận giám sát; quy định Quốc hội xem xét báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; hoạt động giám sát văn bản pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên, chưa mang lại hiệu lực, hiệu quả cao; chưa có biện pháp hữu hiệu để theo dõi, kiểm tra việc tiếp thu, giải quyết các kết luận sau giám sát Ba là, các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát và thực hiện các kết luận giám sát của Quốc hội như: cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, bộ máy giúp việc… chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động giám sát và đảm bảo thực thi các kết luận giám sát; Và giá trị pháp lý của các hình thức kết luận giám sát chưa được quy định một cách cụ thể, chi tiết, gây không ít khó khăn trong việc thực hiện các kết luận giám sát, không quy định trách nhiệm pháp lý khi các đối tượng bị giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các kết luận giám sát của Quốc hội Hoạt động giám sát không chỉ tính đến kết quả có bao nhiêu nội dung được giám sát, bao nhiêu hình thức giám sát được sử dụng mà phải tính đến việc sử dụng các hình thức giám sát đó một cách khoa học và hiệu quả như thế nào, quy trình, thủ tục giám sát có đảm bảo tính khách quan, chặt chẽ, công khai mà nó còn phải được luật hóa, mà quan trọng hơn cả đó là việc thực hiện các kết luận giám sát đó như thế nào? Với vị trí công tác của mình và những lý do nêu trên tôi đã lựa chọn đề tài luận án của mình là: “Kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam: lý luận và thực tiễn” để làm đề tài luận án nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, đồng thời qua đó cũng góp phần giải quyết một vấn đề lớn còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật về giám sát và việc thực thi kết luận giám sát của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra những quan điểm, định hướng, kiến nghị và một số giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện, thực thi các kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam trong thời gian tới - Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: 2 Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về kết luận giám sát của Quốc hội Qua đó, giải quyết một số nội dung: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung hình thức, các yếu tố, điều kiện đảm bảo thực thi kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam; Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng việc ban hành, tổ chức thực thi và các quy định của pháp luật về kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam; Ba là, phân tích và làm rõ những kết quả làm được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong quá trình tổ chức thực thi kết luận giám sát của Quốc hội; Bốn là, phân tích, làm rõ những quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tính khả thi các kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam sẽ được làm rõ trong nghiên cứu này - Các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về kết luận giám sát và các điều kiện đảm bảo thực thi kết luận giám sát của Quốc hội ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu Để đáp ứng mục đích chính của đề tài là nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn về kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam, Luận án sẽ chủ yếu tập trung phân tích, tìm hiểu và giải thích những nhận thức hiện tại về kết luận giám sát, các điều kiện đảm bảo thực thi kết luận giám sát của Quốc hội trong bối cảnh nước ta hiện nay Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về giám sát và kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam (thông qua các chủ thể: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đoàn Đại biểu Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội); thời gian: nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, XIII đến nay 4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; pháp luật về Hiến pháp và luật hành chính; đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước làm nền tảng phương pháp luận để luận giải các vấn đề liên quan đến kết luận giám sát thuộc đề tài luận án Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số lý thuyết độc lập như lý luận về Nhà nước pháp quyền; quyền con người; lý thuyết quản trị Nhà nước, quản trị quốc gia; tâm lý học; … 3 Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp kế thừa; phương phân tích quy phạm; phương pháp hệ thống; phương pháp thống kê; phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích; phương pháp so sánh; phương pháp mô tả; phương pháp giải thích; phương pháp dự báo; phương pháp lịch sử; phương pháp quy nạp, diễn dịch; phương pháp nghiên cứu hồ sơ, phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành; …Trong quá trình hoàn thành luận án, các phương pháp này sẽ được kết hợp áp dụng cho phù hợp 5 Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực tiễn các kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam hiện nay Luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau: Một là, xây dựng được Khái niệm, đặc điểm, vai trò, các điều kiện đảm bảo thực thi kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam; Hai là, làm rõ cơ sở pháp lý, giá trị pháp lý của kết luận giám sát Quốc hội Việt Nam; Ba là, xây dựng được một cách khoa học và tổng thể các yếu tố và các điều kiện bảo đảm thực thi kết luận giám sát của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Bốn là, Phân tích và làm rõ thực trạng quy định của pháp luật và thực trạng việc thực thi các kết luận giám sát của Quốc hội; Kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong việc thực tổ chức thực thi các kết luận giám sát này; Năm là, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật về giám sát và kết luận giám sát; Qua đó đưa ra nhóm các giải pháp nhằm nâng cao việc thực thi các kết luận giám sát của Quốc hội 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án a Ý nghĩa lý luận của luận án - Làm rõ vấn đề lý luận: Khái niệm, đặc điểm, vai trò kết luận giám sát của Quốc hội; làm rõ phương thức, hình thức và các điều kiện đảm bảo thực thi các kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam trong thể chế chính trị một Đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền ở nước ta - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về chức năng giám sát; pháp luật về giám sát và kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam, xác định rõ về nội dung, đối tượng, hình thức thực hiện và giá trị pháp lý kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam 4 b Ý nghĩa thực tiễn của luận án 5 Sơ đồ – Các hình thức cung cấp thông tin cho Quốc hội Các hình thức thông tin Trả lời theo yêu cầu của ĐBQH Chuyên đề thông tin, nghiên cứu Dịch vụ cung cấp thông tin Hỏi - Tọa đàm, Hội thảo, Sách, báo, tạp chí, tư liệu thư viện Trang tin điện tử Các phương thức phục vụ ĐBQH Ở nhiều nước, thông tin của Quốc hội được hình thành theo một kênh độc lập với thông tin của cơ quan hành pháp - Chính phủ và cơ quan tư pháp - Toà án Thông tin phục vụ Quốc hội phải mang tính khách quan, kịp thời và cập nhật để hỗ trợ cho việc thực hiện các chức năng, nhất là chức năng giám sát và thực thi kết luận giám sát của Quốc hội Với tư cách chủ thể của quyền giám sát tối cao, Quốc hội có quyền được cung cấp thông tin về việc các chủ thể thực thi kết luận giám sát của Quốc hội Một kênh thông tin độc lập với thông tin của Chính phủ sẽ giúp Quốc hội giám sát cơ quan hành pháp có hiệu quả Và đó cũng là một yếu tố để xác định mức độ hiện đại trong hoạt động của Quốc hội 4.2.4.3 Tăng cường đảm bảo các điều kiện vật chất - kỹ thuật, bộ máy giúp việc phục vụ hoạt động giám sát và thực thi kết luận giám sát của Quốc hội Xuất phát từ đặc thù hoạt động giám sát của Quốc hội, yêu cầu đặt ra đối với các điều kiện đảm bảo là: 1) phải đáp ứng được mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; 2) phải phù hợp với khuôn khổ quy định của pháp luật; 3) phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; 4) phải có tính khả thi [86] (phải xuất phát từ như cầu thực tiễn hoạt động của đại biểu, từ khả năng đáp ứng của nhà nước, được tiến hành đồng bộ) 150 Trong ngân sách hàng năm dành cho hoạt động của Quốc hội có khoảng 1/3 được dành cho hoạt động giám sát, chủ yếu dành cho việc tổ chức các đoàn giám 151 sát Trong khi đó kinh phí để đảm bảo thực thi các kết luận giám sát thì được sử dụng rất ít, hầu như không được quan tâm đúng mức Để thiết thực hơn thì kinh phí này còn phải được trù liệu cho việc thu thập thông tin, thuê chuyên gia về các lĩnh vực liên quan, các tổ chức phi chính phủ giúp Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội xử lý thông tin, phân tích các chính sách và kết quả thống kê do Chính phủ cung cấp để từ đó hình thành câu hỏi chất vấn hoặc kiến nghị giám sát Trong điều kiện đa số đại biểu ta kiêm nhiệm như hiện nay, việc sử dụng đội ngũ chuyên gia không chỉ san sẻ gánh nặng chuyên môn, mà còn bù đắp cho sự khủng hoảng thiếu thời gian của đại biểu và tiết kiệm rất nhiều thời gian cho đại biểu Bởi vậy, ở đây đầu tư vào đội ngũ chuyên gia là một sự đầu tư ít tốn kém so với lợi ích mà việc làm này mang lại Các chuyên gia sẽ góp phần không nhỏ trong việc tham mưu, đưa ra các giải pháp hữu hiệu để đảm bảo thực thi kết luận giám sát Để thực hiện quyền lực và bảo đảm hoạt động của mình, Quốc hội bất kỳ nước nào cũng có một hệ thống cơ quan giúp việc trong các lĩnh vực hành chính, tư vấn, thông tin và các vấn đề kỹ thuật Ở các nước khác nhau, bộ máy văn phòng cũng được tổ chức theo những mô hình khác nhau để phù hợp với đặc thù tổ chức và hoạt động của Quốc hội mỗi nước Một số nước (như Mỹ, Anh, Đài Loan, Canađa, Pháp ) chú trọng đến việc tổ chức văn phòng thư ký riêng của đại biểu, còn ở hầu hết các nước đều thành lập Văn phòng thư ký chung cho các hoạt động của Quốc hội, của các Uỷ ban và của đại biểu Quốc hội [40], [41] Sự độc lập trong quy trình tổ chức và hoạt động là nguyên tắc cơ bản tạo sự ổn định cho bộ máy giúp việc Trong điều kiện hiện nay, để phục vụ tốt cho hoạt động của Quốc hội nói chung và họat động giám sát nói riêng bộ máy giúp việc Quốc hội càng cần phải được hoàn thiện và nâng cao chất lượng, cụ thể như: đảm bảo điều kiện vật chất - kỹ thuật đầy đủ, khuyến khích tính năng động và chủ động trong xử lý công việc, đặc biệt là tăng cường đội ngũ chuyên viên có chuyên môn cao, có khả năng tổng hợp, phân tích và tư vấn chuyên sâu, đặc biệt khi tuyển dụng cán bộ về làm trong các cơ quan tham mưu, giúp việc cho Quốc hội cần có chính sách tuyển dụng đặc thù, ví dụ như: tuyển dụng các cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên ngành, về công tác [52] Quan trọng hơn cả là phải xây dựng hệ thống thang bảng lương riêng cho cán bộ, công chức, người tham mưu, phục vụ cho Quốc hội từ trung ương đến địa phương, góp phần tạo động lực, thúc đẩy, thu hút những người tài, người có năng lực, trình độ chuyên môn về Quốc hội công tác [47] Song song với những giải pháp nêu trên, để góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực thi kết luận giám sát, Quốc hội cũng cần tiến hành một số biện pháp khác như: tổng kết định kỳ thực tiễn hoạt động giám sát và thực thi kết luận giám sát; công khai hoá các hoạt động cũng như kết quả giám sát của Quốc hội để cử tri theo dõi và góp ý Các giải pháp đa chiều sẽ tạo nên sự hỗ trợ đồng bộ góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Tiểu kết chương 4 Thực hiện chức năng giám sát và bảo đảm thực thi kết luận giám sát của Quốc hội là điều kiện cần thiết để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Việc xây dựng một Quốc hội có quyền lực thật sự, đầy đủ, toàn diện sẽ góp phần hình thành các yếu tố cấu tạo nên Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Qua nghiên nghiên cứu chương 4, Nghiên cứu sinh đã làm tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các được 6 quan điểm lớn đối với việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao việc thực thi kết luận giám sát, cụ thể như sau: Chấp hành mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động giám sát và thực thi các kết luận giám sát của Quốc hội; Đảm bảo yêu cầu của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực thi kết luận giám sát của Quốc hội phải gắn với đổi mới toàn diện tổ chức và hoạt động của Quốc hội; Đảm bảo thực hiện đúng thẩm quyền luật định, tăng cường năng lực kiểm soát, hậu giám sát và đánh giá hoạt động thực thi kết luận giám sát của các đối tượng chịu sự giám sát; Đảm bảo đáp ứng với xu hướng toàn cầu hóa và những thách thức của thời kỳ đổi mới và hội nhập; Đảm bảo khắc phục những yếu kém, tồn tại trong việc thực thi kết luận giám sát của Quốc hội Trên cơ sở đó, tác nghiên cứu sinh đề xuất 4 nhóm giải pháp lớn: Nhóm giải pháp đổi mới về quan điểm và nhận thức đối với kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam; Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam; Nhóm các giải pháp về tổ chức thực hiện các kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam; Nhóm giải pháp về đảm bảo điều kiện cho hoạt động thực thi kết luận giám sát của Quốc hội Và hơn mười giải pháp cụ thể khác nhau với mục đích nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực thi các kết luận giám sát của Quốc hội Làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan tham mưu có thể tham khảo để hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan; giúp cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tham khảo trong tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của mình 150 KẾT LUẬN Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân vì nhân dân là một trong những mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện chính sách đổi mới toàn diện đất nước Để thực hiện được điều này, một trong những yêu cầu cơ bản là cần phải tăng cường việc đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội nói chung, đổi mới hoạt động giám sát và đảm bảo thực thi kết luận giám sát của Quốc hội nói riêng là một yêu cầu cấp bách trong tổ chức quyền lực Nhà nước hiện nay Bảo đảm thực thi kết luận giám sát của Quốc hội là một nội dung phức tạp cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn Khi nghiên cứu về hoạt động giám sát của Quốc hội, thì việc kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi kết luận giám sát là điều tất yếu Qua nghiên cứu và tham khảo một số tài liệu liên quan, tác giả đã khái quát được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết luận giám sát của Quốc hội Qua đó chỉ ra được những thành tựu, hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân của nó Yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của thời kỳ hội nhập quốc tế cũng như nhu cầu khắc phục những tồn tại hiện có trong thực thi kết luận giám sát đặt ra cho Quốc hội Việt nam những đòi hỏi tất yếu khách quan đối với việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực thi kết luận giám sát của Quốc hội Bên cạnh những định hướng chung mà các văn kiện Đảng và Nhà nước đã đề cập, luận án tập trung đi sâu vào nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về mô hình tổ chức thực thi kết luận giám sát phù hợp Như: hoàn thiện pháp luật về kết luận giám sát; Hoàn thiện về nội dung hình thức và trình tự, thủ tục ban hành kết luận giám sát; Đổi mới quy trình, thủ tục giám sát thực hiện kết luận giám sát; Cải thiện vị thế, điều kiện làm việc và tăng động lực, năng lực giám sát cho Đại biểu Quốc hội; Tăng cường hiệu quả sử dụng các công cụ giám sát trong việc đảm bảo thực thi kết luận giám sát; Thành lập và phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ quan hỗ trợ hoạt động giám sát và đảm bảo thực thi kết luận giám sát của Quốc hội; Tăng cường chất lượng các dịch vụ thông tin và nghiên cứu phục vụ hoạt động giám sát, thực thi kết luận của Quốc hội; Góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, tăng cường hoạt động bảo vệ Hiến pháp, pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; củng cố lòng tin của người dân vào cơ quan đại diện cho mình 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1 Nguyễn Xuân Thủy, 2018, Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực thi các kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam, Tạp chí Thanh tra, Thanh tra Chính phủ, số 10 – 2018, trang 44 2 Nguyễn Xuân Thủy, 2018, Quy định của một số nước về cơ chế thực thi quyền giám sát của Quốc hội, Tạp chí Khoa học Nội vụ, số 27, 11.2018, trang 93 3 Nguyễn Xuân Thủy, 2019, Những tồn tại hạn chế và bài học rút ra trong việc đảm bảo thực thi các kết luận giám sát của Quốc hội, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số tháng 3 (70)/2019, trang 22 4 Nguyễn Xuân Thủy, 2019, Các yếu tố và điều kiện đảm bảo thi hành kết luận giám sát của Quốc hội Việt Nam, Tạp chí Khoa học Nội vụ, số 29 tháng 3/2019, trang 14 5 Nguyễn Xân Thủy, 2018, “Tăng cường hiệu quả của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra các dự án Luật, Pháp lệnh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Những yếu tố đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Viện nghiên cứu Lập pháp, Hà Nội, ngày 31/8/2018 6 Nguyễn Xân Thủy, 2018, “Một số giải pháp nâng cao hoạt động của Đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hoàn thiện pháp luật về Đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm”, Viện nghiên cứu Lập pháp, Hà Nội, ngày 16/11/2018 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu t ong nước 1 Ban Dân nguyện - Ủy ban thường vụ Quốc hội (2011),Cẩm nang về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Tài liệu phục vụ Đại biểu dân cử của Ban Dân nguyện 2 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2012), Tóm lược bầu cử ở Hoa Kỳ, Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, tháng 1/2012 3 Bộ Thông tin và truyền thông (2016), Quốc hội Việt Nam – 70 năm hình thành và phát triển, Tài liệu tuyên truyền ở cơ sở của Bộ Thông tin và truyền thông 4 TS Phạm Lan Dung (2011), Trưởng nhóm nghiên cứu: Cơ sở lý luận về vai trò giám sát của Quốc hội trong việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 5 Nguyễn Đăng Dung (2005), “Sự vô danh tính của chất vấn”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2005, Hà Nội 6 Nguyễn Sĩ Dũng (2002), - chủ biên, Tổ chức và hoạt động của Quốc hội các nước, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội, tr 451 7 Nguyễn Sĩ Dũng (2004) – chủ biên, Quyền giám sát của Quốc hội – Nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, NXB Tư pháp, Hà Nội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng tòan Quốc lần thứ VIII, IX, X, www.cpv.org.vn 9 Trần Ngọc Đường (1999), “Quyền giám sát tối cao và một số suy nghĩ về việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội”, Kỷ yếu Hội thảo về hoạt động giám sát của Quốc hội, tr 11-15 10 Trần Ngọc Đường (2003), “Quyền giám sát tối cao của Quốc hội và quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội: đối tượng, nội dung, phương thức thực hiện và hậu quả pháp lý”, Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực của nhà nước ta hiện nay, NXB Công an nhân dân, tr 65 11 Trương Thị Hồng Hà (2007), Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội 153 12 Trương Hồng Hà (2006), “Tư tưởng Hồ Chí minh về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và bài học vận dụng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộ chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2006, Hà Nội 13 Trương Thị Hồng Hà (2007), “Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật 14 Ths Phạm Hồng Hạnh (2000), Giảng viên khoa Pháp luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, Thẩm quyền của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 15 Vũ Thị Mỹ Hằng (2016), “Thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 16 Nguyễn Thúy Hoa (2015), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ Lý luận lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội 17 Lê Văn Hòe (2004), “Giám sát của Quốc hội và vấn đề đảm bảo hiệu quả giám sát”, Kỷ yếu hội thảo về tổ chức họat động giám sát của Quốc hội, Hà Nội, tr 48 18 Hồ Thị Hưng (2006), “Chính sách pháp luật nhìn từ địa phương: Xác định hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Hiến kế lập pháp, số 10/2006, Hà Nội 19 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốc hội – Cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, Hà Nội 20 Phạm Ngọc Kỳ (1996), Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 18-22, 37-39 21 Ths Nguyễn Đức Lam, Văn phòng Quốc hội (2015), Quốc hội chuyên nghiệp và tổ chức một kỳ họp chuyên nghiệp, Hà Nội 154 22 Ths Nguyễn Đức Lam - Văn phòng Quốc hội (2008),Vai trò của các nguồn lực hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp (Phần II), Chuyên đề, Nguồn: Chuyên đề nghiên cứu của Văn phòng Quốc hội 23 TS Bùi Sỹ Lợi Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội (2013), Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội (Chuyên đề) Cổng thông tin điện tử Quốc hội 24 Phan Trung Lý (2004), “Giám sát và luật hoạt động giám sát của Quốc hội”, Kỷ yếu hội thảo về tổ chức họat động giám sát của Quốc hội, Hà Nội, tr 20 25 Trần Tuyết Mai (2009), Luận án tiến sĩ: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam 26 TS Trần Tuyết Mai (2016), Một số vấn đề về hoạt động giám sát của Quốc hội, Thông tin khoa học Lập pháp, số 01/2016, tr29 27 TS Ngô Đức Mạnh - Phó chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội (2014), Quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội, Hà Nội 28 TS Ngô Đức Mạnh- Phó chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại của Quốchội (2009), Tiếp tục hoàn thiện quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội,(Nghiên cứu lập pháp số 4 (141) tháng 2/2009), Hà Nội 29 TS Ngô Đức Mạnh (2011), - Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, Vai trò của Quốc hội trong việc giám sát việc thực thi các điều ướcquốc tế trong lĩnh vực pháp luật thương mại và quyền con người- kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Hà Nội 30 Hoàng Thị Ngân (2003), “Về cách tiếp cận quyền giám sát của Quốc hội”,Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực của nhà nước ta hiện nay, NXB Công an nhân dân 31 Nguyễn Thái Phúc (2000), “Về giám sát của Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2000, Hà Nội 32 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946), Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 33 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Tổ chức Quốc hội năm 2015 155 34 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, năm 2003, 2015 35 Quỹ Châu Á (The Asia Foundation) (2016), Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của đại biểu Quốc hội 36 Nguyễn Đình Quyền (2006), “Một số vấn đề về đánh giá họat động nhiệm kỳ Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10/2006, Hà Nội 37 Bùi Ngọc Sơn (2006), Những góc nhìn lập pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 16-20 38 Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (2006), So sánh hoạt động giám sát của Quốc hội Nhật Bản và Quốc hội Việt Nam, số 2 (62) 4-2006, Hà Nội 39 Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2007, Mong đợi về một Quốc hội đổi mới, Hà Nội 40 Tạp chí Tổ chức nhà nước (2015), Hoạt động kiểm soát quyền hành pháp của Nghị viện các nước Anh, Pháp, Mỹ, Tạp chí Tổ chức nhà nướcsố 3/2015, Hà Nội 41 Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (2001), Mô hình giám sát của Nghị viện Anh và Mỹ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2001, Hà Nội 42 Bùi Ngọc Thanh (2004), “Bàn thêm về tổ chức bộ máy Nhà nước và hoạt động giám sát của Quốc hội”, Kỷ yếu hội thảo về tổ chức họat động giám sát của Quốc hội, Hà Nội, tr 118 43 TS Bùi Ngọc Thanh (2016), Nhiệm vụ, quyền hạn và một số kỹ năng hoạt động của Đại biểu Quốc hội, Thông tin khoa học Lập pháp, số 01/2016, tr18, Hà Nội 44 Trần Văn Thắng (2006), “Sự chi phối của nguyên tắc hiến pháp về tổ chức quyền lực nhà nước đối với Quốc hội nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10/2006, Hà Nội 45 Lê Hữu Thể (2001), “Một số suy nghĩ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”, Kỷ yếu Hội thảo Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của Quốc hội trong sự nghiệp đổi mới, Văn phòng Quốc hội, tr 381-383 156 46 Lê Minh Thông (2006), “Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”, Kỷ yếu Hội thảo 60 năm hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam 47 PGS.TS Lê Minh Thông (2016), Cơ cấu, tổ chức Quốc hội theo Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Thông tin khoa học Lập pháp, số 01/2016, tr11, Hà Nội 48 Lê Như Tiến (2004), “Hiệu quả giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội thông qua việc Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp thu, xử lý các kiến nghị giám sát”, Kỷ yếu hội thảo về tổ chức họat động giám sát của Quốc hội, Hà Nội, tr 137 49 Lê Như Tiến (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế xã hội hàng năm, Đề tài khoa học cấp Bộ 50 Lê Như Tiến (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức kỳ họp Quốc hội, Đề tài khoa học cấp cơ sở 51 Lê Như Tiến (2009), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội 52 Vũ Tiến Thản (2018), “Việc thực hiện Nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát của Quốc hội – Thực trạng và giải pháp” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Nghiên cứu lập pháp, Hà Nội 53 Thư viện Quốc hội (2016), Báo cáo kết quả điều tra xã hội học về: Một số nội dung liên quan đến hoạt động của Quốc hội khóa XIII, Hà Nội 54 Thư viện Quốc hội (2016), Chế độ hỗ trợ hoạt động của đại biểuQuốc hội ở nghị viện một số nước, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Hà Nội 55 Thư viện Quốc hội (2016), Hoạt động của Quốc hội trong năm 2015: Một số thống kê và so sánh từ kỳ họp thứ nhất đến kỳ họp thứ 10, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Hà Nội 56 Thư viện Quốc hội (2015), Luật Tổ chức Quốc hội Nhật Bản 57 Thư viện Quốc hội(2015), Luật Tổ chức Quốc hội Thụy Điển 157 58 Thư viện Quốc hội (2016), Báo cáo tổng hợp: Hoạt động của Quốc hội trong năm 2011: Một số thống kê và so sánh từ kỳ họp thứ nhất đến kỳ họp thứ 10, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII 59 Thư viện Quốc hội (2016), Báo cáo kết quả điều tra xã hội học về: Một số nội dung liên quan đến hoạt động của Quốc hội khóa XIII, Hà Nội 60 Thư viện Quốc hội (2016), Về giám sát của Quốc hội các nước trên thế giới, Hà Nội 61 Thư viện Quốc hội (2016), Hệ thống Ủy ban của Nghị viện các nước trên thế giới, Hà Nội 62 Thư viện Quốc hội (2008), Hoạt động của Quốc hội năm 2008 - Các số liệu thống kê và một số phân tích, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Hà Nội 63 Thư viện Quốc hội (2009), Hoạt động Quốc hội năm 2009: Những số liệu thống kê và một số phân tích, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Hà Nội 64 Thư viện Quốc hội (2010), Hoạt động của Quốc hội trong năm 2010: Những số liệu thống kê và một số phân tích, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Hà Nội 65 Thư viện Quốc hội (2011), Hoạt động của Quốc hội trong năm 2011: Những số liệu thống kê và một số phân tích, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Hà Nội 66 Thư viện Quốc hội (2012), Hoạt động của Quốc hội trong năm 2012: Những số liệu thống kê và một số phân tích, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Hà Nội 67 Thư viện Quốc hội (2013), Hoạt động của Quốc hội trong năm 2013: Những số liệu thống kê và một số phân tích, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Hà Nội 68 Thư viện Quốc hội (2014), Hoạt động của Quốc hội trong năm 2014: Những số liệu thống kê và một số phân tích, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Hà Nội 158 69 Thư viện Quốc hội (2015), Hoạt động của Quốc hội trong năm 2015: Những số liệu thống kê và một số phân tích, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Hà Nội 70 Thư viện Quốc hội (2016), Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra xã hội học về: Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hà Nội 71 Thư viện Quốc hội (2016), Khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của nghị viện một số nước trên thế giới, Hà Nội 72 Thư viện Quốc hội (2016), Sự cần thiết tổ chức phiên họp tổ, đoàn đại biểu Quốc hội: Cơ sở lý luận và thực tiễn, Hà Nội 73 Thư viện Quốc hội (2016), Mô hình tổ chức và hoạt động của Thư viện Quốc hội một số nước trên thế giới, Hà Nội 74 Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử (2010), Sách: Đại biểu Quốc hội những điều cần biết, Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu, Hà Nội 75 Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (2005), Kỷ yếu Hội nghị tập huấn kỹ năng giám sát, Hà Nội 76 Văn phòng Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2016), Báo cáo nghiên cứu: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất vấn tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội 77 Văn phòng Quốc hội (2016), Kỉ yếu Quốc hội Việt Nam:70 năm hình thành và Phát triển (1946-2016) 78 Văn phòng Quốc hội – Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (2010 - 2011), Báo cáo nghiên cứu điều trần tại các Ủy ban của Nghị viện và khả năng áp dụng ở Việt Nam 79 Văn phòng Quốc hội (2004), Kỷ yếu hội thảo về tổ chức họat động giám sát của Quốc hội, Hà Nội, tr 32-35, 165-168 80 Văn phòng Quốc hội (2011), Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Hà Nội 81 Văn phòng Quốc hội (2016), Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Hà Nội 159 82 Văn phòng Quốc hội (2005), Quốc hội Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, tr 403, 407- 409, 490, 537 83 Văn phòng Quốc hội (2006), Cơ quan lập pháp và hoạt động giám sát, Hà Nội, tr 38, 39, 42, 55 84 Văn phòng Quốc hội – Viện nghiên cứu chính sách công và pháp luật (2016), Sách Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam, vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Hồng Đức 85 Lê Thanh Vân (2007), Một số vấn đề về đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 27, 73 86 Viện Nghiên cứu lập pháp (2013), Kỷ yếu hội thảo: Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội 87 Viện Nghiên cứu lập pháp (2015), Hoạt động báo cáo, giải trình tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và một số vấn đề đặt ra, Hà Nội 88 Viện Nghiên cứu lập pháp (2015), Những vấn đề đặt ra trong hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội ở nước ta hiện nay, Hà Nội 89 Viện Nghiên cứu lập pháp (2016), Một số vấn đề về khả năng xác lập quyền chất vấn cho Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Hà Nội 90 Viện Nghiên cứu lập pháp (2016), Từ các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) tới các mục tiêu phát triển bền vững sau 2015 (SDGs): Tuyên bố Hà Nội và vai trò của Quốc hội Việt Nam 91 Viện Nghiên cứu lập pháp (2016), Nội quy kỳ họp Quốc hội – Thực trạng và kiến nghị, Hà Nội 92 Viện Nghiên cứu lập pháp (2016), Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động báo cáo, giải trình tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Hà Nội 93 Viện Nghiên cứu lập pháp (2016), Lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn: Quy định pháp luật và thực tiễn triển khai, Hà Nội 94 Viện nghiên cứu lập pháp (2016), Quy định của pháp luật Việt Nam về Ủy ban lâm thời và kinh nghiệm một số nước trên thế giới về tổ chức và hoạt động của Ủy ban lâm thời, Hà Nội 160 95 Viện nghiên cứu lập pháp (2016), Tổ chức và hoạt động của tiểu ban thuộc Ủy ban Nghị viện một số nước trên thế giới, Hà Nội 96 Viện nghiên cứu lập pháp (2016), Địa vị pháp lý của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hà Nội 97 Viện nghiên cứu lập pháp (2016), Hoàn thiện pháp luật về Ủy quyền lập pháp ở Việt Nam, Hà Nội 98 Viện nghiên cứu lập pháp (2016), Nghị viện một số nước trên thế giới, Hà Nội 99 Viện Nghiên cứu lập pháp và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2013), Báo cáo nghiên cứu: Mối quan hệ giữa Quốc hội và Hội đồng bầu cử Quốc gia, Hà Nội 100 Viện Nghiên cứu lập pháp và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2013), Báo cáo nghiên cứu: Mối quan hệ giữa Quốc hội và Thiết chế kiểm toán Nhà nước, Hà Nội 101 Tập thể tác giả do GS.TS Võ Khánh Vinh và GS.TSKH Đào Trí Úc đồng chủ biên (2003), “Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 102 Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp (2000), Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện Điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại 103 Browning A.R (1989), House of Representatives practice, 2nd edition, Australian Government publishing service, Canberra, tr.32-36 104 Egpa Yearbook (International Institute of Administrative Science Monographs), Quản trị nghị viện trong thế kỷ 21: Niên giám Egpa (chuyên khảo của viện khoa học hành chính quốc tế) Managing Parliaments in the 21st Century: Công ty phát hành Ios Pr Inc (June 2001) 105 Henry M.Robert (1993), Robert's Rules of Order, Berkley Book, tr 42-45, 8687 106 IPU (1993), Parliaments of the World 107 John A Fraser (1993), The House of Commons at work, Les Edition de la cheneliere inc, Montreal- frederiction 108 JOEL D ABERBACH, American Behavioral Scientist Những sự thay đổi trong lĩnh vực giám sát Quốc hội Mỹ (Changes in Congressional Oversight) 161 ... pháp lý chức giám sát; pháp luật giám sát kết luận giám sát Quốc hội Việt Nam, xác định rõ nội dung, đối tượng, hình thức thực giá trị pháp lý kết luận giám sát Quốc hội Việt Nam b Ý nghĩa thực tiễn. .. Quốc hội kết luận giám sát việc thực thi kết luận giám sát Kết luận giám sát phản ánh hệ pháp lý hoạt động giám sát Ở Việt Nam, theo quy định hành hoạt động giám sát Quốc hội, việc chủ thể giám sát. .. Việt Nam kết luận giám sát điều kiện đảm bảo thực thi kết luận giám sát Quốc hội Việt Nam Phạm vi nghiên cứu Để đáp ứng mục đích đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận thực tiễn kết luận giám sát Quốc

Ngày đăng: 23/08/2019, 16:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Dân nguyện - Ủy ban thường vụ Quốc hội (2011),Cẩm nang về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Tài liệu phục vụ Đại biểu dân cử của Ban Dân nguyện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang về công táctiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân
Tác giả: Ban Dân nguyện - Ủy ban thường vụ Quốc hội
Năm: 2011
2. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2012), Tóm lược bầu cử ở Hoa Kỳ, Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, tháng 1/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm lược bầu cử ở Hoa Kỳ
Tác giả: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Năm: 2012
3. Bộ Thông tin và truyền thông (2016), Quốc hội Việt Nam – 70 năm hình thành và phát triển, Tài liệu tuyên truyền ở cơ sở của Bộ Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội Việt Nam – 70 năm hình thànhvà phát triển
Tác giả: Bộ Thông tin và truyền thông
Năm: 2016
5. Nguyễn Đăng Dung (2005), “Sự vô danh tính của chất vấn”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự vô danh tính của chất vấn
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Năm: 2005
6. Nguyễn Sĩ Dũng (2002), - chủ biên, Tổ chức và hoạt động của Quốc hội các nước, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội, tr 451 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và hoạt động của Quốc hội cácnước
Tác giả: Nguyễn Sĩ Dũng
Năm: 2002
7. Nguyễn Sĩ Dũng (2004) – chủ biên, Quyền giám sát của Quốc hội – Nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, NXB. Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền giám sát của Quốc hội – Nội dungvà thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu
Nhà XB: NXB. Tư pháp
9. Trần Ngọc Đường (1999), “Quyền giám sát tối cao và một số suy nghĩ về việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội”, Kỷ yếu Hội thảo về hoạt động giám sát của Quốc hội, tr. 11-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền giám sát tối cao và một số suy nghĩ về việcnâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội”,"Kỷ yếu Hội thảo về hoạt động giám sát của Quốc hội
Tác giả: Trần Ngọc Đường
Năm: 1999
10. Trần Ngọc Đường (2003), “Quyền giám sát tối cao của Quốc hội và quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội: đối tượng, nội dung, phương thức thực hiện và hậu quả pháp lý”, Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực của nhà nước ta hiện nay, NXB. Công an nhân dân, tr. 65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền giám sát tối cao của Quốc hội và quyềngiám sát của các cơ quan của Quốc hội: đối tượng, nội dung, phương thứcthực hiện và hậu quả pháp lý”, "Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiệnquyền lực của nhà nước ta hiện nay
Tác giả: Trần Ngọc Đường
Nhà XB: NXB. Công an nhân dân
Năm: 2003
11. Trương Thị Hồng Hà (2007), Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức nănggiám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Trương Thị Hồng Hà
Năm: 2007
12. Trương Hồng Hà (2006), “Tư tưởng Hồ Chí minh về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và bài học vận dụng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộ chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí minh về công tác kiểm tra, giámsát việc thực hiện pháp luật và bài học vận dụng trong điều kiện xây dựng Nhànước pháp quyền xã hộ chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, "Tạp chí Nhà nước vàPháp luật
Tác giả: Trương Hồng Hà
Năm: 2006
13. Trương Thị Hồng Hà (2007), “Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức nănggiám sát của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Trương Thị Hồng Hà
Năm: 2007
15. Vũ Thị Mỹ Hằng (2016), “Thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nướccủa Quốc hội Việt Nam hiện nay”
Tác giả: Vũ Thị Mỹ Hằng
Năm: 2016
16. Nguyễn Thúy Hoa (2015), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ Lý luận lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốc hội –cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thúy Hoa
Năm: 2015
17. Lê Văn Hòe (2004), “Giám sát của Quốc hội và vấn đề đảm bảo hiệu quả giám sát”, Kỷ yếu hội thảo về tổ chức họat động giám sát của Quốc hội, Hà Nội, tr.48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát của Quốc hội và vấn đề đảm bảo hiệu quả giámsát”, "Kỷ yếu hội thảo về tổ chức họat động giám sát của Quốc hội
Tác giả: Lê Văn Hòe
Năm: 2004
18. Hồ Thị Hưng (2006), “Chính sách pháp luật nhìn từ địa phương: Xác định hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Hiến kế lập pháp, số 10/2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách pháp luật nhìn từ địa phương: Xác địnhhiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân”, "Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,Hiến kế lập pháp
Tác giả: Hồ Thị Hưng
Năm: 2006
19. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốc hội – Cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận vàthực tiễn về Quốc hội – Cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Năm: 2011
20. Phạm Ngọc Kỳ (1996), Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 18-22, 37-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội
Tác giả: Phạm Ngọc Kỳ
Nhà XB: NXB. Chínhtrị Quốc gia
Năm: 1996
21. Ths. Nguyễn Đức Lam, Văn phòng Quốc hội (2015), Quốc hội chuyên nghiệp và tổ chức một kỳ họp chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội chuyên nghiệpvà tổ chức một kỳ họp chuyên nghiệp
Tác giả: Ths. Nguyễn Đức Lam, Văn phòng Quốc hội
Năm: 2015
22. Ths. Nguyễn Đức Lam - Văn phòng Quốc hội (2008),Vai trò của các nguồn lực hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp (Phần II), Chuyên đề, Nguồn: Chuyên đề nghiên cứu của Văn phòng Quốc hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của các nguồnlực hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp "(Phần II), Chuyên đề
Tác giả: Ths. Nguyễn Đức Lam - Văn phòng Quốc hội
Năm: 2008
23. TS. Bùi Sỹ Lợi Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội (2013), Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội (Chuyên đề) Cổng thông tin điện tử Quốc hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăngcường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội "(Chuyên đề)
Tác giả: TS. Bùi Sỹ Lợi Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w