VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ TRUNG TIẾN
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠNXÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN
QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, năm 2018
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ TRUNG TIẾN
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠNXÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN
QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sựMã số: 8380104
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS VÕ THỊ KIM OANH
HÀ NỘI, năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệutrong Luận văn có cơ sở rõ ràng, chính xác và trung thực Kết luận của luậnvăn chưa từng được công bố trong các công trình khác.
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Trung Tiến
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNGTỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM 8
1.1 Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm 8
1.2 Đặc điểm, phạm vi và nội dung thực hành quyền công tố trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm 16
Tiểu kết Chương 1 18
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM2015 VÀ THỰC TIỄN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAIĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI QUẬN TÂN PHÚ,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 20
2.1 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thực hành quyềncông tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm 20
2.2 Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụán hình sự tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh 28
Tiểu kết Chương 2 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNHQUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁNHÌNH SỰ TẠI QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 48
3.1 Nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong xét xử sơthẩm vụ án hình sự 48
3.2 Giải pháp chính 52
3.3 Các giải pháp khác 55
Tiểu kết Chương 3 62
KẾT LUẬN 64DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTBLHS : Bộ luật Hình sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sựCP : Chính phủ
CT : Chỉ thị
ĐCS : Đảng cộng sản ĐTV : Điều tra viên HĐXX : Hội đồng xét xửKSV : Kiểm sát viên KSXX : Kiểm sát xét xử NN : Nhà Nước
PL : Pháp luật
TANDTC : Toà án nhân dân tối cao TNHS : Trách nhiệm hình sự THQCT : Thực hành quyền công tốTP : Thẩm phán
VKS : Viện kiểm sát
VKSND : Viện kiểm sát nhân dânXHCN : Xã hội chủ nghĩa
XXST : Xét xử sơ thẩm
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNGS
.Tỷ 28
.Tỷ 34
Tỷ lệT
.Tỷ 38
Tỷ lệsố
40
Trang 7MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước những đòi hỏi, yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng chống tộiphạm hiện nay, việc nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệpháp luật là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện ở nhiều nghịquyết của Đảng trong thời gian qua Trong đó có hoạt động thực hành quyềncông tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân nhằmmục đích chống bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Yêu cầu trên đã được trình bày cụ thể trong Hiến pháp năm 1992 (sửađổi năm 2001) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, BLTTHSnăm 2003 và được tiếp tục khẳng định ở Hiến pháp 2013 và luật tổ chức Việnkiểm sát năm 2014, BLTTHS năm 2015 Nghị quyết số 48/NQ-TW và Nghịquyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020” BLTTHS 2015 đã có những qui định thể hiện tinh thần đó Hiện nay,BLTTHS 2015 đã qui định khá cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của Kiểm sátviên nói riêng và Viện Kiểm Sát nói chung trong việc thực hiện chức năngthực hành quyền công tố trong vụ án hình sự sơ thẩm.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy cơ quan VKSND đã thực hiệntương đối tốt chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tưpháp trong tố tụng hình sự góp phần tích cực vào đấu tranh chống tội phạm,bảo vệ lợi ích của xã hội, quyền tự do dân chủ của công dân Tuy nhiên bêncạnh những kết quả đạt được, hoạt động của VKSND trong lĩnh vực này vẫncòn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và công cuộc cảicách tư pháp hiện nay Một trong những nguyên nhân là do chính sách hìnhsự, các quy định pháp luật về tố tụng hình sự có nhiều bất cập, chậm được sửađổi bổ sung; trong đó chủ yếu là do quá trình thực hành quyền công tố vàkiểm sát xét xử sơ thẩm ở một số vụ án của Kiểm sát viên còn có vi phạm thủ
Trang 8tục tố tụng; việc nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị các tài liệu, nội dung đề cươngthẩm vấn tại phiên tòa của KSV chưa được chú trọng; hoạt động tranh tụngcủa KSV với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng kháccòn nhiều mặt hạn chế nên thực tế vẫn để xảy ra tình trạng oan sai, bỏ lọt tộiphạm.
Trong giai đoạn vừa qua, VKSND quận Tân Phú, Thành phố Hồ ChíMinh đã thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần to lớnvào việc phát triển kinh tế, xã hội; bảo đảm an ninh chính trị của địa phương.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế trong việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ đặc biệt là công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xửsơ thẩm các vụ án hình sự Vì lý do đó tôi chọn đề tài: "Thực hành quyềncông tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn quận TânPhú, Thành phố Hồ Chí Minh" làm luận văn Thạc sỹ Luật học.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề quyền công tố và thực hành quyền công tố ở nước ta đã và đangđược các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và tiếp cận dưới nhiều góc độkhác nhau Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau:
- Lê Thị Tuyết Hoa (2002) Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ,
Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật [9]
- Trần Đình Tú (2008) Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố
trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhândân các quận ở thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh [25]
- Mai Thị Nam (2008) Chất lượng tranh tụng tại phiên toà xét xử sơ
thẩm hình sự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Luận
văn thạc sĩ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [11]
Trang 9- Bùi Trí Dũng (2008) Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực
hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang, Luận văn
thạc sĩ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [6]
- Đào Thịnh Cường (2009) Năng lực áp dụng pháp luật trong thực
hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố HàNội, Luận văn thạc sỹ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh [5]
- Trần Quốc Hoàn (2009) Áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dânở tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh [10]
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2002) Những giải pháp nâng cao
chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Đề tài
khoa học cấp bộ, Hà Nội [14]
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008) Viện kiểm sát nhân dân trong
tiến trình cải cách tư pháp, Hội thảo khoa học, Hà Nội [15]
- Ban cán sự Đảng – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008) Tổ chức bộ
máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cảicách tư pháp, Đề án, Hà Nội [2]
- TS Lê Hữu Thể (2008) Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội [21]
- Ngô Thị Thu An (2016) Nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố
của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong giải quyết các vụ án hình sự ởthành phố Hải Phòng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội [1]
- TS Dương Thanh Biểu (2007) Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm,
NXB Tư pháp, Hà Nội [2]
Trang 10- TS Lê Cảm (2001) Những vấn đề lý luận về chế định quyền công tố
(nhìn nhận từ góc độ nhà nước pháp quyền), Tạp chí chuyên ngành Viện
kiểm sát nhân dân, Hà Nội [4]
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2017) Các giải pháp nhằm
thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trongcông tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự theo quy địnhmới của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Bộ luật hình sự vàBộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Chuyên đề khoa học, Khánh Hòa [28]
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ (2016) Hướng dẫn công tác
thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự năm 2016, Công văn, Phú
Thọ [30]
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2017) Những qui định mới
của Pháp luật và những vấn đề cần lưu ý nhằm bảo đảm thực hiện tốt côngtác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự, Chuyên đề khoa
học, Khánh Hòa [29]
Ngoài ra còn có một số công trình, bài viết đăng tải trên các tạp chíchuyên ngành như: Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểmsát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp của tác giả Lê Hữu Thể, Tạp chíkiểm sát số 14-16, 2008; Bàn về mô hình Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cáchtư pháp của tác giả Lại Hợp Việt, tạp chí Kiểm sát số 14-16, 2008; Một số ýkiến về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư phápcủa tác giả Bùi Đức Long, tạp chí Kiểm sát số 14-16, 2008;
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập tới một số khía cạnh củaquyền công tố và thực hành quyền công tố song chưa có công trình nàonghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về năng lực thực hành quyền côngtố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của KSV VKSND quận Tân Phú,Thành phố Hồ Chí Minh Kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển những kết
Trang 11quả nghiên cứu nêu trên, luận văn này nghiên cứu một cách hệ thống vấn đềnăng lực thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tạiquận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu nhiệm vụ, quyền hạn, những mặt ưu; khuyếtđiểm để làm rõ vai trò của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng công tốtại phiên tòa hình sự sơ thẩm về cả mặt lý luận và thực tiễn Dựa trên cơ sởnêu trên làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố, đồngthời xác định thực tiễn thực hành quyền công tố tại quận Tân Phú, Thành phốHồ Chí Minh cũng như tìm nguyên nhân của những sai sót, hạn chế trong quátrình thực hành quyền công tố, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cảicách tư pháp ở nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quyền và chức năng côngtố bằng cách nghiên cứu Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tổ chức Viện kiểmsát nhân dân.
- Nghiên cứu về chức năng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viêntại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự ViệtNam.
- Nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thực hành quyền công tố tại quậnTân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017, tìm ra nhữngkết quả tích cực đạt được cũng như những bất cập, hạn chế Trên cơ sở đó đưara các giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc thực hành quyền côngtố của Kiểm sát viên nói riêng và Viện kiểm sát nhân dân nói chung trong quá
Trang 12trình giải quyết vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tòaxét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về
quyền công tố, năng lực thực hành quyền công tố và thực trạng, giải phápnâng cao năng lực thực hành quyền công tố trong XXST các vụ án hình sự tạiquận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề thực
hành quyền công tố của KSV VKSND quận Tân Phú, Thành phố Hồ ChíMinh, cụ thể nhất là trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Thờigian nghiên cứu, khảo sát trong vòng 5 năm, từ năm 2013 đến 2017.
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn vềnăng lực thực hành quyền công tố trong giai đoạn XXST các vụ án hình sựcủa của KSV VKSND quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp làsau khi ban hành bản cáo trạng và quyết định truy tố của VKSND cùng hồ sơvụ án được chuyển đến Toà án cho đến khi bản án sơ thẩm có hiệu lực phápluật hoặc bị kháng cáo, kháng nghị và hồ sơ vụ án được chuyển lên Toà án cóthẩm quyền xét xử phúc thẩm.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, cácquan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà nước và pháp luật; về xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; về cải cáchtư pháp trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt là quan điểm chỉ đạo về đấu tranhphòng, chống tham nhũng.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
Trang 13sử, sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp,thống kê, so sánh
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về mặt lý luận: Kết quả luận văn có ý nghĩa tương đối về mặt khoa
học pháp lý góp phần hoàn thiện một phần lý thuyết về chức năng công tố củaVKS, đồng thời thấy được vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm củaVKS trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn quận Tân Phútrong thời gian vừa qua.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ là tài liệu có giá trị; những đề xuất,
kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp các luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việcsửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về lý luận thựchành quyền công tố cũng như hoạt động thực tiễn của cơ quan VKS tại phiêntoà sơ thẩm vụ án hình sự.
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm 3 chương, các đề mục với cơ cấu như sau:
Chương 1: Nhận thức chung về thực hành quyền công tố trong giaiđoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Chương 2: Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và thực tiễnthực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tạiquận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố tạiphiên tòa hình sự sơ thẩm tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 141.1.1 Khái niệm công tố
1.1.1.1 Khái niệm quyền công tố
Trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đang triển khai thực hiện cácnghị quyết lần thứ 8 khoá VII, lần thứ 3 và thứ 7 khóa VIII của Ban chấphành trung ương Đảng về cải cách bộ máy nhà nước Khi tìm hiểu về quyềncông tố, tôi thấy rằng đây là một đề tài rất rộng và được nhiều nhà khoa họcpháp lý quan tâm nghiên cứu Khi nghiên cứu về lịch sử xuất hiện quyền công
tố, tôi đồng tình với quan điểm cho rằng: quyền công tố là một khái niệm
pháp lý, gắn liền với bản chất của Nhà nước và xuất hiện cùng với sự ra đờicủa Nhà nước và pháp luật [23, tr.86] Quyền công tố xuất hiện hầu như trong
tất cả các hình thức Nhà nước từ trước đến giờ đã từng xuất hiện trong lịch sửloài người.
Nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại khi xuất hiện và tồn tại khi xuất hiệncác giai cấp và xảy ra mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp ấy (thường làmâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị) không thể điều hòa được Điều đócó nghĩa là trong bất kỳ một xã hội nào, khi đã xuất hiện Nhà nước thì bêncạnh lực lượng thống trị luôn có một hoặc nhiều lực lượng bị trị có thái độ thùđịch chống lại lực lượng thống trị đang nắm quyền lực nhà nước Và muốntrừng trị người phạm tội (người chống lại ý chí của giai cấp thống trị) thì phải
buộc được tội của họ Quyền nhân danh Nhà nước (nhân danh công quyền)
thực hiện sự buộc tội này chính là quyền công tố [21, tr.15] Việc tổ chức thực
hiện quyền công tố này như thế nào, nội dung của quyền công tố ra sao và
Trang 15phạm vi của quyền công tố đến đâu được mỗi quốc gia quy định khác nhautùy theo giai đoạn lịch sử với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Theo dòng lịch sử pháp lý Việt Nam, có thể nói Luật tổ chức VKSNDnăm 1981 và Hiến pháp năm 1980 là những bộ luật đầu tiên của Nhà nướcđưa ra thuật ngữ “thực hành quyền công tố” khi nói đến nhiệm vụ, chức củaVKSND Hiểu và nhận định chính xác các khái niệm “quyền công tố” và“thực hành quyền công tố” là một phương pháp tiếp cận nhanh chóng và hiệuquả khi tìm hiểu về vai trò, vị trí và chức năng của VKS Song, cho đến nay,khi chúng ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh cải cách tư pháp, vẫn chưa có sựthống nhất cao trong nhận thức thế nào là quyền công tố, nội dung và phạm viquyền công tố như thế nào Về vấn đề này, theo nghiên cứu của tác giả, thì cónhiều quan điểm về quyền công tố nhưng trong đó có một số quan điểm nổibật như sau:
Quan điểm thứ nhất, xuất hiện trước khi Hiến pháp 1992 được sửa đổi,
bổ sung năm 2001, quan điểm này đã hợp nhất hóa khái niệm quyền công tốvới khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS Quan điểm này chorằng các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật cũng là thực hành quyềncông tố: khi VKS ban hành kiến nghị yêu cầu các Cơ quan nhà nước, các tổchức kinh tế, xã hội bị kiểm sát sửa chữa, khắc phục vi phạm pháp luật củamình trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế cũng là thực hành quyền công tố.Dựa trên nền tảng chủ đạo chính là quy định của các Điều 137 và 138 Hiếnpháp 1992 và Luật tổ chức VKSND các năm 1981 và 1992 [17] Biểu hiệntiêu biểu của quan điểm này quy định tại Điều 3 Luật tổ chức VKSND 1992[18].
Theo ý kiến của tôi thì hiểu khái niệm quyền công tố theo quan điểmtrên là chưa chính xác, đã đồng nhất hoạt động thực hành quyền công tố vớihoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đồng thời cũng không phù hợp
Trang 16với Hiến pháp VKS có hai chức năng chiếu theo Hiến pháp 1992 được sửa
đổi bổ sung năm 2001 là: “Thực hành quyền công tố và Kiểm sát các hoạt
động tư pháp” [12, tr.211] Điều này được tái khẳng định một cách vững chắc
trong Hiến pháp 2013 như sau: khoản 1 Điều 107 quy định: “Viện kiểm sát
nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [16] Sự quy
định rõ ràng, cụ thể hai chức năng của VKSND đã bác bỏ quan điểm này.
Quan điểm thứ hai cho rằng, quyền công tố là quyền đại diện cho Nhà
nước để đưa các vụ việc trái với các quy định của pháp luật (chống đối lại ýchí nhà cầm quyền) ra cơ quan xét xử để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệtrật tự pháp luật [23, tr.87] Quan điểm này được đưa vào như là quan điểmchính trong học phần của Trường cao đẳng kiểm sát Hà Nội và rất hay đượcnhắc đến trong các văn bản giải đáp các vấn đề vướng mắc, tổng kết các
chuyên đề trước đây của VKSND Quan điểm này cho rằng, quyền công tố
xuất hiện từ khi có Nhà nước và pháp luật, được thể hiện đầu tiên trong lĩnhvực hình sự, tố tụng hình sự, cùng với sự phát triển của xã hội, của các ngànhluật, quyền công tố được mở rộng sang lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự vàngày nay tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực tố tụng tư pháp khác [21, tr.25].
Nội dung quyền công tố là tổng kết các biện pháp pháp lý đặc trưng theo quyđịnh của pháp luật tương đương mà VKS có trách nhiệm thực hiện trong hoạt
động kiểm sát các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng Quyền công tố
là một nội dung của hoạt động thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhândân trong lĩnh vực tố tụng dân sự, TTHS và các lĩnh vực tư pháp khác nhằmđảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội đều bị phát hiện,điều tra, xử lý theo pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vôtội, tăng cường pháp chế thống nhất [23, tr.88].
Đặc trưng của TTHS là phát sinh, tồn tại và chấm dứt không phụ thuộcvào ý chí của những người tham gia tố tụng; còn tố tụng dân sự được tiến
Trang 17hành với nguyên tắc đặc trưng là: quyền quyết định và tự định đoạt của đươngsự nên hoạt động tố tụng này phát sinh, tồn tại và chấm dứt phụ thuộc vào ýchí của đương sự Đồng thời, quan điểm nêu trên đã đồng nhất quyền công tốtrong vụ án hình sự với những nhiệm vụ, quyền hạn khác của VKS trong quátrình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động.
Quan điểm thứ ba cho rằng, “quyền công tố là quyền Nhà nước giaocho VKSND nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung sử dụng đểtruy cứu TNHS và áp dụng các chế tài hình sự để trừng trị các pháp nhân,người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự” [21, tr.26].
Theo quan điểm nghiên cứu của tôi thì quan điểm này chưa chính xácbởi đã đồng nhất khái niệm quyền công tố với nguyên tắc TTHS: tội phạm khiđược thực hiện đều xâm phạm đến lợi ích chung hoặc riêng, vì vậy ngườiphạm tội phải bị truy cứu TNHS và bị xử lý bằng các chế tài hình sự Hiểukhái niệm quyền công tố như quan điểm nêu trên, theo tôi là quá rộng đã dẫnđến sự nhầm lẫn giữa các chức năng cơ bản trong TTHS: buộc tội, bào chữavà xét xử Như trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, cả CQĐT và VKS đềulà cơ quan tiến hành tố tụng đối với một cá nhân cụ thể Nhưng những hoạtđộng buộc tội của CQĐT không phải là thực hiện quyền công tố mà đó chỉ lànhững hoạt động nhằm hỗ trợ cho cơ quan được Nhà nước giao thực hiệnquyền công tố là VKS thực hiện sự buộc tội đối với cá nhân bị khởi tố.
Quan điểm thứ tư cho rằng, quyền công tố là quyền nhân danh Nhà
nước thông qua cơ quan VKSND thực hiện việc truy cứu TNHS đối vớingười phạm tội Đây là quyền đặc trưng của Nhà nước, được Nhà nước giaocho một cơ quan thực hiện (ở nước ta là cơ quan VKS) để phát hiện tội phạmvà truy cứu TNHS đối với người phạm tội [21, tr.40].
Điều đó thể hiện rõ nhất trong các nguyên tắc của TTHS và nguyên tắccủa tố tụng dân sự Chúng ta đều thấy rằng, do có đối tượng điều chỉnh khác
Trang 18nhau (hành vi có dấu hiệu tội phạm và các tranh chấp dân sự) nên hoạt độngTTHS và hoạt động tố tụng dân sự được tiến hành theo những nguyên tắc đặcthù khác nhau Một trong những nguyên tắc đặc thù của hoạt động TTHS lànguyên tắc công tố (nguyên tắc mọi hoạt động tố tụng được tiến hành trướchết và chủ yếu vì lợi ích nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội), nguyên tắcnghĩa vụ chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng Người phạm tộicó thể là người xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, hoặc cũng cóthể là xâm hại lợi ích của người bị hại Vì vậy, Nhà nước là người nhân danhxã hội và Toà án nhân dân sẽ nhân danh Nhà nước để thực hiện việc trừngphạt người phạm tội, giữ vững an ninh cũng như các mối quan hệ xã hội màNhà nước ban hành Khác hẳn với các nguyên tắc TTHS; trong hoạt động tốtụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh trước hết và chủ yếu thuộc về đương sựchứ không phải là nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng.
- Đối tượng, nội dung và phạm vi quyền công tố
Trong quá trình tiếp cận tri thức khoa học pháp lý về quyền công tố, đểchứng minh cho luận điểm của mình, các nhà nghiên cứu đều có những lýluận riêng để đưa ra những luận điểm về đối tượng, nội dung và phạm vi củaquyền công tố Theo quan điểm tôi đã chọn thì đối tượng, nội dung và phạmvi của quyền công tố được hiểu như sau:
+ Đối tượng của quyền công tố được hiểu là cái mà quyền công tố tácđộng vào nhằm đạt được mục đích cụ thể nào đó, ví dụ như để nhằm buộcđược tội của người phạm tội để trừng phạt; để nhằm khôi phục trật tự phápluật đã bị xâm hại… Với quan điểm cho rằng, quyền công tố là quyền nhândanh Nhà nước thực hiện sự buộc tội (thực hiện việc truy cứu TNHS) đối với
người phạm tội, tôi quan niệm đối tượng của quyền công tố chỉ là tội phạm và
người phạm tội [21, tr.44].
Trang 19+ Về nội dung của quyền công tố: Trên cơ sở quan điểm của mình về
quyền công tố đã được nêu ở trên, tôi thống nhất với lý luận cho rằng, nội
dung của quyền công tố là sự buộc tội của Nhà nước thông qua cơ quanVKSND đối với người đã thực hiện hành vi tội phạm (trái pháp luật hình sự)
[21, tr.44].
Về nội dung thực hành quyền công tố, có những ý kiến như nó đượchiểu là tổng hợp tất cả các quyền năng pháp lý do luật định nhằm bảo đảmcho việc mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý theo đúngpháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan sai Đâyquan niệm gây nhầm lẫn giữa nội dung quyền công tố với nội dung hoạt độngthực hành quyền công tố.
+ Về phạm vi của quyền công tố: Xuất phát từ quan điểm coi quyềncông tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với người
đã thực hiện hành vi phạm tội, tôi đồng ý với quan điểm cho rằng, quyền công
tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự [21, tr.46] Khi có hành vi phạm tội
xảy ra, nhiệm vụ của VKSND là phải tiến hành ngay các hoạt động tố tụngtheo quy định của pháp luật nhằm phát hiện tội phạm và người phạm tội, xácđịnh các căn cứ, đặc trưng tội phạm phù hợp để buộc tội.
1.1.1.2 Khái niệm thực hành quyền công tố
Từ điển tiếng Việt ghi nhận “thực hành” có nghĩa là “làm để áp dụng lý
thuyết vào thực tiễn”, “thực hành” cũng đồng nghĩa với “thực hiện” [22,
Tôi đồng ý với lập luận rằng: Thực hành quyền công tố là việc sử dụng
tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung của quyền công tố để thựchiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra,truy tố và xét xử [21, tr.57] Để bảo đảm thực hiện quyền này trong thực tế thì
Trang 20Nhà nước ban hành các bộ luật, luật, nghị định trong đó quy định các quyềnnăng pháp lý thuộc nội dung của quyền công tố.
Về phạm vi thực hành quyền công tố: cho đến giai đoạn hiện nay thìphạm vi của thực hành quyền công tố cũng còn nhiều ý kiến khác nhau dochưa có sự thống nhất về khái niệm quyền công tố Trong phạm vi nghiên cứu
của mình, tôi đồng ý với quan điểm cho rằng: phạm vi thực hành quyền công
tố bắt đầu từ khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm và kết thúc khi bản án cóhiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị, hoặc vụ án được đình chỉ theo quyđịnh của pháp luật của pháp luật tố tụng hình sự Trong thực tiễn làm việc,
không phải tất cả hành vi vi phạm pháp luật hình sự đều được phát hiện và xửlý nên quyền công tố luôn sẵn sàng được áp dụng đối với những người đãthực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa bị phát hiện và xử lý Hơnnữa, không phải mọi trường hợp quyền công tố đều kéo dài đến tận khi Bảnán có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị mà có thể bị triệttiêu ở giai đoạn tố tụng sớm hơn theo quy định của pháp luật TTHS Khiquyền công tố bị triệt tiêu thì cũng có nghĩa là không còn việc thực hànhquyền công tố đối với tội phạm và người phạm tội đó nữa.
Về nội dung của thực hành quyền công tố tôi cho rằng: nội dung của
hoạt động thực hành quyền công tố là việc VKS sử dụng tổng hợp các quyềnnăng tố tụng độc lập nhằm truy cứu TNHS đối với người phạm tội, không đểlọt người, lọt tội, được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quátrình tố tụng.
Về đối tượng của thực hành quyền công tố tôi cho rằng: đó chính là tộiphạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Trang 211.1.2 Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của TTHS trong đó tòa áncó thẩm quyền tiến hành xem xét giải quyết vụ án, ra bản án, trả tự do hoặccác quyết định khác theo quy định của pháp luật [24] Định nghĩa này chưalàm rõ bản chất của phiên tòa hình sự sơ thẩm và chưa phân biệt giữa xét xửvụ án hình sự sơ thẩm và xét xử vụ án hình sự phúc thẩm Xét xử sơ thẩm vụán hình sự là hoạt động tố tụng dựa trên chức năng xét xử của tòa án dướihình thức phiên tòa xem xét và giải quyết các vụ án mang yếu tố hình sự, cónghĩa là tòa án trên cơ sở các chứng cứ được kiểm tra tại phiên tòa đưa raphán quyết về bị cáo có tội hay không có tội cũng như mức hình phạt áp dụngđối với bị cáo Đây là vấn đề cơ bản để phân biệt phiên tòa hình sự sơ thẩmvới phiên tòa hình sự phúc thẩm Phiên tòa hình sự sơ thẩm chỉ có thể mở rakhi có quyết định truy tố, bản cáo trạng của VKS và có đủ các điều kiện cầnthiết khác để tiến hành phiên tòa Đối tượng của phiên tòa sơ thẩm là cáotrạng của VKSmđối với bị cáo về việc đã thực hiện hành vi trái pháp luật hìnhsự (hành vi tội phạm) Tòa án sơ thẩm có trách nhiệm xem xét những nộidung cáo buộc này, bên buộc tội có căn cứ và hợp pháp hay không và thể hiệnquyết định của mình trong bản án, phạm vi của xét xử sơ thẩm bắt đầu khiVKS chuyển hồ sơ cùng bản cáo trạng sang tòa và kết thúc khi Tòa ra bản án,quyết định Đối tượng xem xét của phiên tòa hình sự phúc thẩm không phải làcáo trạng của VKS mà là chính bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lựcpháp luật bị kháng cáo, kháng nghị về tính hợp pháp, tính có căn cứ và mứcđộ hình phạt của nó Từ đó cho thấy xét xử sơ thẩm là một giai đoạn của tốtụng hình sự có những đặc điểm riêng biệt Giai đoạn xét xử sơ thẩm có vaitrò quan trọng trong tiến trình tố tụng, có tính chất quyết định so với các giaiđoạn tố tụng trước đó Nó kết thúc bằng một bản án hoặc quyết định giải
Trang 22quyết vụ án như đình chỉ vụ án Giai đoạn xét xử sơ thẩm được chia thành haigiai đoạn nhỏ là giai đoạn chuẩn bị xét xử và phiên tòa sơ thẩm Hoạt động tốtụng hình sự là một tiến trình với nhiều giai đoạn khác nhau Mỗi giai đoạn tốtụng có tính độc lập riêng như tính đặc trưng về chủ thể, đặc trưng về hành vitố tụng, hình thức tố tụng, thời hạn tố tụng, văn bản kết thúc giai đoạn tố tụng,nguyên tắc tố tụng… nhưng các giai đoạn tố tụng đều có mối quan hệ hữu cơ,tác động lẫn nhau, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau, giai đoạn saubổ sung, kiểm tra giai đoạn trước tạo thành tiến trình tố tụng thống nhất.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hìnhsự là hoạt động Nhà nước do Toà án thực hiện ở cấp xét xử thứ nhất nhằmxem xét, đánh giá toàn diện các chứng cứ, các tài liệu của vụ án hình sự đượcthu thập ở những giai đoạn tố tụng trước, trên cơ sở đó ra bản án, quyết địnhđể xác định có hành vi phạm tội hay không, người thực hiện hành vi phạm tộivà các vấn đề liên quan khác.
Vậy khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm:
là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nộidung quyền công tố để buộc tội người phạm tội tại phiên Tòa ở cấp xét xử thứnhất, được thực hiện từ khi VKS chuyển bản cáo trạng cùng hồ sơ vụ án hìnhsự sang tòa và kết thúc khi Tòa án ra quyết định, bản án có hiệu lực phápluật, không bị kháng cáo kháng nghị.
1.2 Đặc điểm, phạm vi và nội dung thực hành quyền công tố tronggiai đoạn xét xử sơ thẩm
Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là biểu hiệntập trung, rõ nét nhất của quyền công tố Tại phiên tòa, KSV đại diện VKSNDthực hành quyền công tố có nhiệm vụ chính thức công bố công khai sự buộctội đối với bị cáo, đồng thời bảo vệ sự buộc tội đó trước HĐXX và nhữngngười tham gia tố tụng tại phiên tòa Hoạt động này chỉ VKSND tiến hành bởi
Trang 23KSV là cơ quan duy nhất đại diện Nhà nước thực hiện buộc tội bị cáo tạiphiên tòa Để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạnxét xử sơ thẩm, Luật tổ chức VKSND, BLTTHS quy định cho VKSND mộthệ thống các quyền năng pháp lý rộng lớn Trong đó có những quyền chỉ cóVKS mới thực hiện được đó là công bố sự buộc tội bị cáo trước tòa bằng bảncáo trạng, và bảo vệ cáo trạng bằng luận tội Do đó, tại phiên tòa xét xử sơthẩm vụ án hình sự bắt buộc phải có KSV tham gia với vai trò là bên buộc tội.
Khi thực quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự,VKS phải bảo đảm rằng sự buộc tội là có căn cứ, các chứng cứ được thu thậpở các giai đoạn trước đó phải được kiểm chứng, chứng minh tại tòa có đúngvới nội dung bản cáo trạng, các hành vi pham tội phải được phát hiện xử lý,không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội KSV kiểm chứng, chứngminh sự buộc tội của mình bằng việc xét hỏi bị cáo, nhân chứng, bị hại, ngườicó quyền và nghĩa vụ liên quan, người giám định, xem xét, đối chiếu tài liệucủa các cơ quan chuyên môn, xem xét vật chứng…
Sau khi xét hỏi nếu xét thấy việc buộc tội bị cáo là không có căn cứ, thìKSV có quyền rút truy tố Nếu việc buộc tội có căn cứ KSV bảo vệ cáo trạngbằng luận tội.
Luận tội phân tích đánh giá chứng cứ của vụ án một cách khách quan,toàn diện, đầy đủ, viện dẫn các chứng cứ đã được kiểm tại tòa đảm bảo sựbuộc tội của VKS (bản cáo trạng) là có căn cứ.
Luận tội của VKS làm phát sinh tranh luận giữa KSV và bị cáo, ngườibào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tốtụng khác Đây được coi là giai đoạn “đấu lý” quan trọng nhất, giai đoạn làmviệc vất vả nhất của VKS tại phiên tòa Bản luận tội không những là căn cứ đểbị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những ngườitham gia tố tụng khác đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về toàn bộ nội dung
Trang 24vụ án mà VKS đã truy tố trước Tòa án, là cơ sở để Tòa án xem xét, quyết địnhtrong việc đưa ra phán quyết của mình đối với người phạm tội và toàn bộ vụán.
Phạm vi của thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụán hình sự bằng với giai đoạn xét xử sơ thẩm tức là bắt đầu khi VKS chuyểnhồ sơ và bản cáo trạng sang tòa kết thúc khi tòa án ra bản án, quyết định cóhiệu lực không bị kháng cáo, kháng nghị.
Nội dung của thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩmvụ án hình sự chính là VKS sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý theoquy định của pháp luật tố tụng hình sự để buộc tội người phạm tội tại phiênTòa ở cấp xét xử thứ nhất.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và luật tổ chức VKSND thìKSV thực hành quyền công tố tại phiên tòa bằng các hoạt động:
1 Thông báo cáo trạng, quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, cácquyết định khác liên quan đến việc giải quyết vụ án.
2 Thẩm vấn để làm rõ những vấn đề có liên quan đến hành vi phạm tộicủa bị cáo, nhằm chứng minh những tài liệu, chứng cứ trong việc truy tố.
3 Thực hiện việc luận tội.
4 Tranh luận với bị cáo, bị hại, nhân chứng, người bào chữa và nhữngngười tham gia tố tụng khác.
Tiểu kết Chương 1
Như vậy, quyền công tố trong TTHS là quyền của Nhà nước yêu cầu cơquan có thẩm quyền (ở nước ta là Viện Kiểm sát nhân dân) làm nhiệm vụbuộc tội và trừng trị công khai người phạm tội trước Tòa án Đối tượng tácđộng của quyền công tố là tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, chonên nội dung của quyền công tố chính là sự buộc tội đối với người phạm tộivà phạm vi của quyền này bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc khi
Trang 25không còn căn cứ để tiếp tục phát động quyền công tố Thực hành quyền côngtố là việc sử dụng kết hợp các chức năng pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn thuộcnội dung của quyền công tố để thực hiện việc truy cứu TNHS đối với ngườicó hành vi phạm tội trong các giai đoạn ban đầu như tiếp nhận, xử lý thông tintố giác tội phạm cho đến các giai đoạn sau như điều tra, truy tố và xét xử.
Vậy khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm:là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nộidung quyền công tố để buộc tội người phạm tội tại phiên Tòa ở cấp xét xử thứnhất, được thực hiện từ khi VKS chuyển bản cáo trạng cùng hồ sơ vụ án hìnhsự sang tòa và kết thúc khi Tòa án ra quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật,không bị kháng cáo kháng nghị BLTTHS năm 2003 mở rộng tranh tụng, tăngcường hơn trách nhiệm của KSV trong việc làm rõ các tình tiết của vụ án liênquan đến việc buộc tội, gỡ tội, đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáođảm bảo bình đẳng dân chủ nhưng vẫn còn có những còn nhiều bất cập, hạnchế chưa đảm cho VKS phát huy được vai trò trách nhiệm là bên buộc tội tạiphiên tòa xét xử sơ thẩm BLTTHS năm 2015 trên cơ sở nền tảng củaBLTTHS năm 2003 đã có nhiều sửa đổi bổ sung hoàn thiện BLTTHS năm2003 quy định tranh tụng là nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS và sửa đổi bổsung nhiều quy định đảm bảo cho nguyên tắc tranh tựng được thực hiệnxuyên suốt trong các giai đoạn tố tụng, đặc biệt trong giai đoạn xét xử sơthẩm Nguyên tắc tranh tụng được triệt để thực hiện.
Trang 26Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ THỰCTIỄN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉTXỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ
- Về bố cục:
BLTTHS năm 2003 quy định xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩmthành hai phần độc lập, theo đó xét xử sơ thẩm được quy định tại Phần thứ bavà xét xử phúc thẩm được quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật Quy định nàykhông phù hợp với việc phân chia các các giai đoạn của tố tụng hình sự (khởi
Trang 27tố, điều tra, truy tố, xét xử) và không đảm bảo về mặt kỹ thuật lập pháp khixét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm có nhiều nội dung có tính chất chungnhưng lại được quy định ở hai phần khác nhau Khắc phục bất cập, hạn chếnày, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã nhập Phần thứ ba - Xét xử sơ thẩmvới phần thứ tư - Xét xử phúc thẩm thành phần Xét xử vụ án hình sự (Phầnthứ tư) Phần này gồm 03 chương: Chương XX – Những quy định chung;Chương XXI – Xét xử sơ thẩm; Chương XXII – Xét xử phúc thẩm Việc xâydựng Chương XX – Những quy định chung (từ Điều 250 đến Điều 267) nhằmtạo điều kiện tách các quy định có tính chất chung cho cả xét xử sơ thẩm vụán hình sự và xét xử phúc thẩm vụ án hình sự để điều chỉnh chung và hạn chếsự trùng lặp trong Chương này Với việc gộp xét xử sơ thẩm và phúc thẩmthành một phần đa phù hợp với lý luận và thực tiễn áp dụng.
- Với mục đích cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, tạo điềukiện tối đa việc tranh tụng không chỉ thể hiện ở phần tranh luận mà còn đượcthể hiện ngay trong phần xét hỏi, BLTTHS 2015 đã kết hợp thủ tục xét hỏi tạiphiên tòa hình sự sơ thẩm với thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm(Chương XX và Chương XXI của BLTTHS 2003) thành “Thủ tục tranh tụngtại phiên tòa” (Mục V Chương XXI – Xét xử sơ thẩm).
Nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm cónhiều sửa đổi bổ sung nhằm đảm bảo nguyên tắc tranh tụng được thực hiện.
Điều 279 Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa
+ Trước khi mở phiên tòa: KSV có quyền đưa ra yêu cầu, đề nghị;Thẩm phán được phân công chủ tọa có trách nhiệm giải quyết các yêu cầu, đềnghị này (Điều 279).
Điều 280 Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Trang 28Bổ sung Khoản 2 Điều này quy định “Trường hợp VKS phát hiện cócăn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì VKS có văn bản đề nghị Tòa án trả hồsơ”.
“Trường hợp VKS không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêucầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xác minh, thuthập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án hoặc tiến hành xét xử vụ án”.
BLTTHS năm 2015 Quy định hệ quả của việc điều tra bổ sung theo yêucầu của Tòa án nếu dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì VKS ban hànhcáo trạng mới thay thế cáo trạng trước đó; bổ sung quy định mới về việc Tòaán yêu cầu VKS bổ sung chứng cứ, tài liệu nhưng không cần thiết phải trả lạihồ sơ nhằm bảo đảm sự linh hoạt trong thực tiễn và thời hạn bổ sung chứngcứ, tài liệu trong trường hợp này là 05 ngày (Đ280, Đ284) Nhằm đáp ứngyêu cầu tranh tụng trong những vụ án nghiêm trọng, phức tạp đông bị can.
Ngoài ra BLTTHS 2015 quy định có thể có nhiều KSV tham gia phiêntòa thay cho quy định tối đa hai KSV tham theo quy định BLTTHS năm 2003(Điều 289, Điều 350).
- BLTTHS năm 2015 đã được bổ sung điều luật quy định cụ thể nhiệmvụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xửsơ thẩm Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Việnkiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn (Điều 266):
a) Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn,quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;
b) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;
c) Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố;kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm về việc giảiquyết vụ án tại phiên tòa;
Trang 29d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai,bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội tại phiêntòa theo quy định của Bộ luật này” (Điều 266).
BLTTHS năm 2015 bổ sung điều luật mới quy định cụ thể nhiệm vụ vàquyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơthẩm vụ án hình sự, với quy định khẳng định chức năng công tố của VKS.Quy định giúp cho KSV nhận thức rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn của mìnhkhi thực hành quyền công tố tại phiên tòa từ đó nâng cao ý thức trách nhiệmkhi thực hiện nhiệm vụ.
- BLTTHS năm 2015 không quy đinh KSV thay đổi đọc bản cáo trạngthành Công bố bản cáo trạng (Điều 306), bổ sung ý kiến bổ sung không đượclàm xấu đi tình trạng của bị cáo.
- Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ
Trình tự xét hỏi tại phiên tòa là một trong những biểu hiện rõ rệt nhấtcủa mô hình thẩm vấn của tố tụng hình sự BLTTHS năm 2015 đã khẳng địnhmô hình thẩm vấn và tranh tụng rõ rệt trong Mục V “Thủ tục tranh tụng tạiphiên tòa” Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi và quyết định việc hỏi ngườinào trước, hỏi người nào sau Luật không quy định phải hỏi ai trước, hỏi aisau Việc quyết định hỏi ai trước, ai sau tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể dochủ tọa phiên tòa quyết định sao cho việc xét hỏi có hiệu quả nhất So với quyđịnh của BLTTHS năm 2003 thì trình tự xét hỏi không có gì thay đổi Tráchnhiệm xét hỏi vẫn thuộc về HĐXX mà thực chất là chủ tọa phiên tòa KSVchỉ được hỏi khi chủ tọa phiên tòa đã hỏi xong.
Điểm mới của quy định này là những người tham gia tố tụng tại phiêntòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết để làmsáng tỏ Bị cáo có quyền đặt câu hỏi với bị báo khác, bị hại, đương sự, người
Trang 30làm chứng, người đại diện của họ về những vấn đề liên quan đến vụ án nếuđược chủ tọa phiên tòa đồng ý (Các Điều 307, 309, 210, 311) Trong quá trìnhxét hỏi HĐXX có thể thực hiện việc xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ,nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, có thể nghe trìnhbày của đại diện cơ quan, tổ chức, có thể hỏi người định giá tài sản, ngườigiám định, yêu cầu Điều tra viên, KSV, người khác có thẩm quyền tố tụng,người tham gia tố tụng nêu quan điểm của mình để làm rõ những quyết định,hành vi tố tụng trong giai đoạn xem xét; xử lý thông tin tố giác tội phạm, điềutra, truy tố, xét xử Đây là một quy định mới của BLTTHS nhằm bảo đảm tínhkhách quan, trung thực, đúng đắn trong hoạt động tiến hành tố tụng của cáccơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đồng thờicũng thể hiện rõ tính dân chủ, nguyên tắc công bằng, bình đẳng trong xét xử.
- Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kếtluận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm về việc giải quyếtvụ án tại phiên tòa
Để có cơ sở tranh luận dân chủ tại phiên tòa, BLTTHS năm 2015 đãđược bổ sung quy định nội dung luận tội của KSV phải phân tích, đánh giákhách quan, toàn diện, đầy đủ các chứng cứ buộc tội, gỡ tội; tính chất, mức độnguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gâyra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; tội danh, hình phạt, áp dụngđiểm, khoản, điều khoản của Bộ luật hình sự, các tình tiết tăng nặng, giảmnhẹ trách nhiệm hình sự; mức bồi thường, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp;nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụán Kiến nghị các biện pháp phòng chống tội phạm và hành vi vi phạm phápluật (Điều 321).
Trang 31- Trình tự phát biểu khi tranh luận (Điều 320).
Quy định của BLTTHS về tranh luận tại phiên tòa là sự khẳng địnhmô hình tố tụng hình sự Việt Nam là mô hình tố tụng pha trộn (kết hợp) giữacác mô hình tố tụng tranh tụng và mô hình tố tụng thẩm vấn.
“2 Bị cáo trình bày lời bào chữa; người bào chữa trình bày lời bàochữa cho bị cáo; bị cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiếnbào chữa”.
Điều 320 bổ sung thêm khoản 4 “Trường hợp vụ án được khởi tố theo
yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày, bổ sung ýkiến sau khi KSV trình bày luận tội”.
- Tranh luận tại phiên tòa (Điều 322)
Sau khi KSV trình bày bản cáo trạng theo quy định tại Điều 321 thì bịcáo, người bào chữa, người bị hại, đại diện theo pháp luật (giám hộ), nhânchứng… có quyền trình bày quan điểm, đưa ra chứng cứ, tài liệu, các suy luậncủa mình để đối đáp với KSV về sự luận tội của KSV đối với bị cáo và cóquyền đưa ra yêu cầu của mình.
KSV phải đưa ra chứng cứ, chứng minh và lập luận để tranh luận đếncùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, đại diện theo pháp luật (giámhộ), nhân chứng… tại phiên tòa Chủ tọa phiên tòa yêu cầu KSV phải tranhluận những ý kiến này nếu như KSV chưa tranh luận.
Trong phần tranh luận, HĐXX không được đặt câu hỏi Chủ tọa phiêntòa phải điều hành phần tranh luận đúng trình tự luật định HĐXX phải lắngnghe, ghi chép đầy đủ ý kiến của các bên tham gia tranh luận, các tài liệu,chứng cứ được đưa ra để tranh luận, các lập luận của các bên để có cơ sở đánhgiá khách quan, toàn diện và xác định sự thật của vụ án Có như vậy thìHĐXX mới có thể nhận định chấp nhận hay không chấp nhận ý kiến củaKSV, người bào chữa, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác và đưa ra
Trang 32được lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quá trình thảoluận nghị án và thể hiện trong bản án.
So với BLTTHS năm 2003 quy định của BLTTHS năm 2015 tranhtụng đã có sự đổi mới đáng kể BLTTHS 2003 chưa quy định tranh tụng làmột nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự nhưng đã quy định tinh thần củatranh tụng trong một số điều luật và thể hiện tại Điều 218 quy định về đối đáp
có nội dung: “Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác
có quyền trình bày ý kiến về luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình;KSV phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến”… BLTT HSnăm 2015 nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm bằng
quy định KSV phải đưa ra chứng cứ, tại liệu và lập luận để đối đáp đến cùngtừng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiêntòa và tạo mọi điều kiện để bảo đảm, phiên tòa hình sự được xét xử dân chủbình đẳng, phán quyết của tòa án dơaj trên kết quả tranh tụng tại phiên tòatheo đúng tính thần cải cách tư pháp
- Trở lại việc xét hỏi
Mô hình tố tụng hình sự của Việt Nam là mô hình pha trộn, kết hợpgiữa mô hình thẩm vấn xét hỏi và mô hình tranh tụng; nhưng xét hỏi vẫn đượccoi là trọng tâm của phiên tòa Các vấn đề, tình tiết chưa được xét hỏi,chưa được thẩm tra tại phiên tòa thì không được tranh luận, không được tuyêntrong bản án, quyết định mà Tòa án ban hành Trở lại việc xét hỏi được thựchiện (hoặc phải được thực hiện) khi qua tranh luận mà thấy còn có tình tiếtcủa vụ án chưa được xét hỏi, chưa làm sáng tỏ; khi trong lời nói sau cùng bịcáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án và khiHĐXX nghị án xét thấy còn có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi, chưađược làm sáng tỏ.
Trang 33Trở lại việc xét hỏi là việc HĐXX hỏi để làm rõ những vấn đềchưa được xét hỏi, những vấn đề đã xét hỏi, đã làm rõ rồi thì không hỏi lại.Sau khi xét hỏi xong các vấn đề cần làm sáng tỏ thì tiếp tục chuyển sang tranhluận Trình tự tranh luận theo quy định chung, nhưng chỉ tranh luận về cácvấn đề trở lại xét hỏi, những vấn đề đã tranh luận trước đó không tranh luậnlại nữa.
Những quy định nêu trên là sự thể hiện cụ thể của nguyên tắc xác địnhsự thật của vụ án (Điều 15), nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo(Điều 26), quy định về bản án (Điều 260) và quy định về nghị án (Điều 326)của BLTTHS năm 2015.
- Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơntại phiên tòa (Điều 325)
“1 Khi KSV rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹhơn thì HĐXX vẫn tiếp tục xét xử vụ án”.
Điểm c khoản 1 Điều 266 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSkhi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử như sau:
“c Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố;kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của VKS về việcgiải quyết vụ án tại phiên tòa”.
Như vậy, KSV có thể kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội màVKS truy tố Điều luật này có mâu thuẫn vì Điều 325 đã bỏ sót quyền kết luậnvề tội bằng tội mà VKS truy tố Nếu KSV tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sựcăn cứ điểm c khoản 1 Điều 266 Kết luận về tội bằng tội VKS truy tố thì Tòaán sẽ giải quyết vấn đề (có xem xét) như thế nào?
Theo quy định tại Điều 298 BLTTHS thì Tòa án có quyền xét xử tộibằng hoặc nhẹ hơn tội mà KSV đã truy tố theo cáo trạng.
Trang 34Nếu KSV rút toàn bộ cáo trạng (không truy tố nữa) thì trước khi nghịán Chủ tọa yêu cầu những người tham gia phiên tòa nêu quan điểm của mìnhvề việc rút quyết định truy tố của KSV HĐXX sẽ áp dụng quy định tại khoản4 Điều 326 về Nghị án để xử lý trường hợp nêu trên
Nhìn chung những quy định của BLTTHS năm 2015 về thực hànhquyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không những khắc phục đượchạn chế, thiếu sót của BLTTHS năm 2003 BTTHS năm 2015 còn đã có bổsung nhiều quy định đảm bảo cho nguyên tắc tranh tụng được thực hiện, nângcao vai trò trách nhiệm của KSV khi thực hành quyền công tố trong xét xử sơthâm là một bên đảm bảo tranh tụng.
2.2 Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơthẩm vụ án hình sự tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Khái quát về tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại quận TânPhú, Thành phố Hồ Chí Minh
Tình hình tội phạm tại quận Tân Phú ngày càng diễn biến phức tạp, khólường, thủ đoạn thực hiện tinh vi; các cơ quan tiến hành tố tụng tại quận TânPhú đã có nhiều cố gắng trong điều tra, khám phá án Tuy số lượng án hình sựsơ thẩm không chiếm tỷ lệ lớn như các vụ việc hôn nhân gia đình, dân sựnhưng tính chất, mức độ nguy hiểm đối với xã hội lại cao hơn hẳn Cụ thể sốliệu xét xử trong 05 năm (2013-2017) như sau:
Bảng 2.1 Tỷ lệ số vụ đã xét xử/số thụ lý; mức hình phạt Tòa tuyên
0 27 2993 34 27 2 1
Trang 350 30 3392 38 74 0 02
0 24 3179 30 79 0 12
0 25 2790 32 76 0 12
0 17 1896 26 26 0 1
Nguồn: Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Trước diễn biến về tình hình tội phạm, với biên chế 16 người, bên cạnhphải thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp nhưng VKSNDquận Tân Phú đã có nhiều cố gắng, nổ lực phấn đấu và đạt được những kếtquả đáng khích lệ khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩmvụ án hình sự VKSND quận Tân Phú đã phối hợp với Tòa án nhân dân quậnTân Phú mở phiên tòa rút kinh nghiệm theo từng tháng, từng Thẩm phán,từng KSV với việc áp dụng các biện pháp cải cách tư pháp để nâng cao quyềnhạn, trách nhiệm, kỹ năng nghiệp vụ của KSV, Thẩm phán, Thư ký KSV đãtham gia việc xét hỏi một cách chủ động và tích cực Đồng thời KSV cũngtích cực tranh luận với luật sư, bị cáo, bị hại, nhân chứng, người giám hộ… vànhững người tham gia tố tụng khác để làm rõ sự thật của vụ án, đảm bảo việcthực hành quyền công tố theo đúng quy định của pháp luật và bảo đảm choviệc xét xử đúng người, đúng tội, không oan sai Ngoài ra, công tác thực hànhquyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự còn không ítnhững khuyết điểm, hạn chế, sai sót như: thiếu căn cứ để truy tố bị can, viphạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng… dẫn đến Tòa án quận Tân Phú phải trảhồ sơ điều tra bổ sung hoặc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyênhủy án để điều tra, xét xử lại vụ án Cụ thể như sau:
2.2.2 Thực tiễn thực hành quyền công tố đúng và nguyên nhân
2.2.2.1 Thực tiễn công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủtục rút gọn tại phiên tòa sơ thẩm
Trang 36Cáo trạng là văn bản pháp lý rất quan trọng của VKS trong giai đoạntruy tố Làm sao để cáo trạng chính xác, đảm bảo về nội dung và hình thứcluôn được VKSND quận Tân Phú nói chung và các KSV nói riêng chú trọng.Hàng tháng, VKSND quận Tân Phú luôn tổ chức họp đơn vị, dành thời giangiao ban hằng tuần để nhận xét, đánh giá cáo trạng của KSV đã làm trongtháng Trong xét xử, đa số KSV đọc cáo trạng rõ ràng, chính xác, âm lượngvừa đủ nghe, ngắt câu hoặc ngắt ý đúng lúc, đúng chỗ, tạo được sự trangnghiêm; giúp cho những người tham dự phiên tòa nghe nhanh chóng nắm bắtđược nội dung vụ án; từ đó, đã tạo được địa thế của người KSV tại phiên tòa,từ đó giúp cho KSV tự tin hơn trong xét hỏi, tranh luận và đối đáp để chứngminh hành vi phạm tội của bị cáo.
2.2.2.2 Thực tiễn hoạt động xét hỏi
Trong thời gian qua, hoạt động xét hỏi của KSV tại phiên tòa xét xử sơthẩm vụ án hình sự có những bước chuyển mình tích cực, đội ngũ KSV đã vàđang nhận thức ngày một đầy đủ về nhiệm vụ và quyền hạn của mình Trướcphiên tòa, KSV đã chuẩn bị kỹ đề cương xét hỏi, dự kiến những tình huống cóthể xảy ra trong lúc tranh luận, xét hỏi Trong quá trình xét hỏi, KSV có sổ tayghi chép cẩn thận các câu hỏi của Thẩm phán, Hội đồng xét xử và nhữngngười tham gia tố tụng khác để tránh sự chồng chéo câu hỏi KSV có thái độbình tĩnh, không gây căng thẳng khi xét hỏi, không cứng nhắc lệ thuộc hoàntoàn vào đề cương xét hỏi mà đã có phần linh hoạt hơn, chủ động, nhanh nhạyđưa ra những câu hỏi thay thế phù hợp theo diễn biến của việc xét hỏi và diễnbiến tâm lý của bị cáo.
Trong thực tiễn xét xử tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh thìviệc xét hỏi tại phiên tòa vẫn do chủ tọa phiên tòa thực hiện là chủ yếu nênchưa phát huy được vai trò của KSV trong việc chủ động tham gia Do việcquy định về trình tự, phạm vi, các nội dung cần xét hỏi tại phiên tòa không
Trang 37hợp lý nên đã dẫn đến tình trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thểchưa đúng, HĐXX làm thay cho chức năng buộc tội của KSV.
2.2.2.3 Thực tiễn hoạt động tranh luận
Tranh luận được bắt đầu sau khi KSV luận tội đối với bị cáo, đưa raquan điểm về mức hình phạt để giải quyết vụ án Đối với những năm gần đây,cáo trạng luận tội của KSV đã ngày một hoàn thiện hơn, theo sát nội dung vàyêu cầu của Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ ánhình sự Nhiều luận tội đã được KSV chuẩn bị kỹ càng, căn cứ vào những tàiliệu, chứng cứ, chứng minh tại phiên tòa, trình bày; quan điểm của bị cáo,người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự; không còn những luậnđiểm tính suy diễn, quy chụp; luận tội có tính thuyết phục cao, qua luận tộiKSV phần nào thực hiện được nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục ý thức phápluật, đường lối chính sách của Đảng, đạo đức xã hội, góp phần phòng ngừa vàphòng chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật Chất lượngtranh luận của KSV tại phiên tòa ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn.Trước đây, KSV thường giữ nguyên quan điểm truy tố đã nêu trong cáo trạngmột cách thụ động và cứng nhắc; tuy nhiên trong những năm gần đây, KSVđã tích cực, chủ động đối đáp với những lập luận sắc bén để bác bỏ ý kiến vànhững ý kiến không đúng của bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụngkhác nhằm bảo vệ quan điểm truy tố của VKS.
Trong thực tiễn, đa số KSV được nhận xét tốt về kỹ năng tranh tụng,đưa ra những lập luận sắc bén để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo,được HĐXX chấp nhận dù cho bị cáo khẳng định mình bị oan và nhất quyếtchối tội; linh hoạt và nhanh chóng trong xử lý các vấn đề mới phát sinh tronglúc tranh luận Điều đó phản ánh chất lượng thực hành quyền công tố củaKSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đã được nâng cao và hoànthiện, góp phần lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động và công tác chuyên