1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tại các trường cao đẳng

242 68 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 242
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ (KHCN) của thời đại ngày nay đã tạo ra một “thế giới phẳng”, một kỷ nguyên thông tin, phát triển kinh tế trí thức và kinh tế thị trường đã giúp nhân loại có cơ hội cùng hợp tác và phát triển; nhưng cũng xuất hiện những thách thức về bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc. Những cơ hội và những thách thức từ đặc trưng cơ bản của thời đại ngày nay đã làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tư duy và phương thức triển khai các hoạt động xã hội; trong đó nổi bật là vấn đề giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa phát triển giáo dục và đào tạo (GDĐT) với phát triển kinh tế xã hội (KT XH) mà vấn đề trọng tâm là đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ đó nền giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới đang tập trung vào giải quyết mối quan hệ giữa thị đào tạo NNL với sử dụng NNL; trong đó tập trung vào mục tiêu đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (TTLĐ).

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-˜˜˜ -NGUYỄN ĐỨC TUẤN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 91.40.114

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Nguyễn Thành Vinh

2 PGS.TS Nguyễn Phúc Châu

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các sốliệu kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực theo thực tếnghiên cứu, chưa từng được bất cứ tác giả nào khác nghiên cứu và công bố

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Đức Tuấn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với những tình cảm chân thành và tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trântrọng cảm ơn:

PGS.TS Nguyễn Thành Vinh và PGS.TS Nguyễn Phúc Châu, người

hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ đạo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu, hoàn thành luận án;

Học viện Quản lý giáo dục; Phòng Đào tạo sau đại học; quý thầy giáo, cô giáo

đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu;

Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội; Trường Cao đẳng Viettronics;Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà; Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức;

Trường Cao đẳng Đại Việt Đà Nẵng; Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam; Công

ty Trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam; Tập đoàn Khoa học kỹthuật Hồng Hải; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Canon Việt Nam đã tạo điều kiệnthuận lợi, giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp số liệu trong quá trình tôi thực hiện luận án;Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp đỡ tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Đức Tuấn

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIPO Context Input Process Output/OutcomeCNKTĐĐT Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSVC&TBĐT Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

KH&CN Khoa học và công nghệ

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4

7 Các tiếp cận trong nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 5

8 Đóng góp mới của luận án 7

9 Luận điểm bảo vệ 8

10 Cấu trúc của luận án 9

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 10

1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 10

1.1.1 Những nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo nguồn nhân lực 10

1.1.2 Những nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 12

1.1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về quản lý đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tại các trường cao đẳng 21

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 22

1.2.1 Quản lý 22

1.2.2 Quản lý nhà trường 23

1.2.3 Nguồn nhân lực 24

1.2.4 Thị trường 25

1.2.5 Thị trường lao động 25

1.2.6 Nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động 28

1.2.7 Đào tạo nguồn nhân lực 30

1.2.8 Quản lý đào tạo nguồn nhân lực 31

1.3 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 31

1.3.1 Tiếp cận một số lý thuyết về đào tạo NNL 31

1.3.2 Đặc điểm nhu cầu thị trường lao động về nguồn nhân lực công nghệ điện, điện tử trong giai đoạn hiện nay 35

Trang 6

1.3.3 Các hoạt động trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực công nghệ,điện, điện tử đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tại các trường cao đẳng 381.4 QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ KỸTHUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAOĐỘNG 451.4.1 Quản lý hoạt động xác định nhu cầu thị trường lao động về nguồnnhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 451.4.2 Quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo nguồn nhân lựccông nghệ kỹ thuật điện, điện tử đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 461.4.3 Quản lý quá trình giảng dạy của giảng viên theo định hướng pháttriển năng lực sinh viên về công nghệ kỹ thuật điện, điện tử nhằm đápứng nhu cầu thị trường lao động 471.4.4 Quản lý quá trình học tập của sinh viên theo định hướng phát triểnnăng lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu thịtrường lao động 481.4.5 Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo trong quá trình đào tạonguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu thịtrường lao động 491.4.6 Quản lý hoạt động hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp có nhucầu sử dụng nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 501.4.7 Quản lý hoạt động tạo dựng, phát huy lợi thế và hạn chế bất thuậncủa môi trường trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹthuật điện, điện tử 521.4.8 Quản lý các hoạt động đánh giá kết quả đào tạo và triển khai cáchoạt động sau một khoá đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện, điện tử 531.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒNNHÂN LỰC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNGNHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 541.5.1 Bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức vànền kinh tế thị trường, sự phát triển của khoa học và công nghệ của thờiđại 541.5.2 Đường lối lãnh đạo của Đảng, luật pháp và chính sách của Nhànước về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo 551.5.3 Sự tham gia của các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nguồn nhânlực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử vào quá trình đào tạo 571.5.4 Năng lực quản lý quá trình đào tạo theo nhu cầu của thị trường laođộng của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của trường cao đẳng 571.5.5 Năng lực của giảng viên trong giảng dạy theo định hướng pháttriển năng lực sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động 581.5.6 Mức độ huy động, đầu tư kinh phí, trang bị cơ sở vật chất và thiết

bị đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 58

Tiểu kết chương 1 60

Trang 7

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ

TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 62

2.1 KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 62

2.1.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 62

2.1.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 68

2.2 KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÓ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ 69

2.2.1 Khái quát mạng lưới, quy mô và chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng có đào tạo NNL công nghệ 69

2.2.2 Giới thiệu một số trường cao đẳng được khảo sát trong nghiên cứu đè tài luận án 71

2.3 GIỚI THIỆU VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 78

2.3.1 Mục đích khảo sát 78

2.3.2 Nội dung khảo sát 78

2.3.3 Phương pháp khảo sát 79

2.3.4 Công cụ khảo sát và xử lý số liệu 79

2.3.5 Đối tượng xin ý kiến khảo sát 80

2.4 THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 80

2.4.1 Thực trạng hoạt động xác định nhu cầu thị trường lao động về nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 80

2.4.2 Thực trạng phát triển chương trình đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 82

2.4.3 Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên theo định hướng phát triển năng lực sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động .84

2.4.4 Thực trạng các hoạt động trong quá trình học tập của sinh viên theo định hướng phát triển năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động .86

2.4.5 Thực trạng các hoạt động trang bị, sử dụng, phát triển cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo 88

2.4.6 Thực trạng hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 90

2.4.7 Thực trạng tạo dựng, phát huy lợi thế và hạn chế bất thuận của môi trường đối với các hoạt động trong quá trình đào tạo 92

2.4.8 Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả đào tạo và triển khai các hoạt động sau một khoá đào tạo 94

Trang 8

2.5 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

LAO ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 97

2.5.1 Thực trạng quản lý các hoạt động xác định nhu thị trường lao động về nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 97

2.5.2 Thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 99

2.5.3 Thực trạng quản lý quá trình giảng dạy của giảng viên theo định hướng phát triển năng lực sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 101

2.5.4 Thực trạng quản lý quá trình học tập của sinh viên theo định hướng phát triển năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 103

2.5.5 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo trong quá trình đào tạo NNL nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 105

2.5.6 Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 107

2.5.7 Thực trạng quản lý các hoạt động tạo dựng, phát huy lợi thế và hạn chế bất thuận của môi trường đối với các hoạt động trong quá trình đào tạo 109

2.5.8 Thực trạng quản lý các hoạt động đánh giá kết quả đào tạo và triển khai các hoạt động sau một khoá đào tạo 111

2.6 MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 114

2.7 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ ĐIỆN, ĐIỂN TỬ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 116

2.7.1 Những mặt mạnh, thuận lợi và nguyên nhân 116

2.7.2 Những khó khăn, bất cập và nguyên nhân 117

Tiểu kết chương 2 121

Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 123

LAO ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 123

3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 123

3.1.1 Nguyên tắc tuân thủ đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, quy chế đào tạo của ngành 123

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 123

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo đồng bộ và hệ thống 124

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 125

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 125

3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính logic trong tiếp cận giải pháp quản lý 126

Trang 9

3.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI

CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 126

3.2.1 Tổ chức có hiệu quả hoạt động điều tra, cập nhật nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử từ thị trường lao động 126

3.2.2 Chỉ đạo phát triển chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực sinh viên gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực của thị trường lao động .130

3.2.3 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giảng viên về năng lực giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực sinh viên gắn với nhu cầu thị trường lao động 134

3.2.4 Chỉ đạo các hoạt động tăng cường chuẩn hoá phương tiện và điều kiện đào tạo để đáp ứng các yêu cầu đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động 140

3.2.5 Đẩy mạnh quản lý hoạt động hợp tác đào tạo theo hình thức “đặt hàng” của các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 144

3.2.6 Đổi mới quản lý đánh giá kết quả đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử của thị trường lao động 146

3.2.7 Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của trường 150

3.3 MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC GIẢI PHÁP 156

3.4 KHẢO NGHIỆM VỀ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐỀ XUẤT TRONG LUẬN ÁN .158

3.4.1 Mục đích, nội dung, phương pháp, công cụ và đối tượng khảo nghiệm .158

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 160

3.5 THỬ NGHIỆM MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 164

3.5.1 Thử nghiệm nội dung thứ 2 của giải pháp thứ 3 164

3.5.2 Thử nghiệm nội dung thứ 2 của giải pháp thứ 7 169

Tiểu kết chương 3 173

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 174

1 Kết luận 174

2 Kiến nghị 177

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 180

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 181 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát thực trạng xác định nhu cầu thị trường về

nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 81 Bảng 2.2 Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động phát triển chương

trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 83 Bảng 2.3 Kết quả khảo sát thực trạng giảng dạy của giảng viên theo

định hướng phát triển năng lực sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu TTLĐ 85 Bảng 2.4 Kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động trong quá trình

học tập của sinh viên theo định hướng phát triển năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu TTLĐ 87 Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động trang bị, sử

dụng, phát triển cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo 89 Bảng 2.6 Kết quả khảo sát thực trạng hợp tác với các doanh nghiệp

trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 91 Bảng 2.7 Kết quả khảo sát thực trạng tạo dựng, phát huy lợi thế và hạn chế

bất thuận của môi trường đối với các hoạt động trong quá trình đào tạo 93 Bảng 2.8 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động đánh giá kết quả đào

tạo và triển khai các hoạt động sau một khoá đào tạo 95 Bảng 2.9 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động xác định

nhu cầu TTLĐ về nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 98 Bảng 2.10 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phát triển

chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 100 Bảng 2.11 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý quá trình giảng dạy của

giảng viên theo định hướng phát triển năng lực sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu TTLĐ 102

Trang 11

Bảng 2.12 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý quá trình học tập của

sinh viên theo định hướng phát triển năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu TTLĐ 104 Bảng 2.13 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý CSVC&TBĐT nguồn

nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu TTLĐ 106 Bảng 2.14 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hợp tác với

các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ

kỹ thuật điện, điện tử 108 Bảng 2.15 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động tạo dựng,

phát huy lợi thế và hạn chế bất thuận của môi trường trong quá trình đào tạo 110 Bảng 2.16 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động đánh giá

kết quả đào tạo và triển khai các hoạt động sau một khoá đào tạo 112 Bảng 2.17 Kết quả khảo sát mức độ tác động của các yếu tố có ảnh

hưởng đến đào tạo và quản lý đào tạo NNL công nghệ kỹ thuật điện, điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu TTLĐ 115 Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý 161 Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các giải pháp quản lý 162 Bảng 3.3 Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các

giải pháp quản lý 163 Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất điểm làm bài kiểm tra của NĐC và

NTN 167 Bảng 3.5 Bảng so sánh sự tiến triển về nhận thức của CBQL trước và

sau khi có tác động của giải pháp quản lý 171

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình CIPO về đào tạo

Trang 12

Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý đào tạo nguồn nhân

lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 158

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Khi bàn về công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhândân Việt Nam, người Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa Thế giới đã

khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất

bại đều do cán bộ tốt hay kém” [46; tr 269 và 273] Tư tưởng đó của Người là kim

chỉ Nam cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về quan điểm và phương thức pháttriển nguồn nhân lực (NNL) nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ

Tổ quốc trong từng thời kỳ lịch sử

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường, sự phát triểnnhư vũ bão của khoa học và công nghệ (KH&CN) của thời đại ngày nay đã tạo ramột “thế giới phẳng”, một kỷ nguyên thông tin, phát triển kinh tế trí thức và kinh tếthị trường đã giúp nhân loại có cơ hội cùng hợp tác và phát triển; nhưng cũng xuấthiện những thách thức về bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế, bảo tồn bản sắc vănhoá và truyền thống dân tộc Những cơ hội và những thách thức từ đặc trưng cơ bảncủa thời đại ngày nay đã làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tư duy và phươngthức triển khai các hoạt động xã hội; trong đó nổi bật là vấn đề giải quyết có hiệuquả mối quan hệ giữa phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) với phát triển kinh

tế - xã hội (KT- XH) mà vấn đề trọng tâm là đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu xã hội

Từ đó nền giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới đang tập trung vào giải quyết mốiquan hệ giữa thị đào tạo NNL với sử dụng NNL; trong đó tập trung vào mục tiêuđào tạo NNL đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (TTLĐ)

Ở nước ta, khác với TTLĐ của các ngành khác, NNL công nghệ kỹ thuật điện,điện tử (CNKTĐĐT) có tầm quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu và ứng dụngCNKTĐĐT vào phát triển KT-XH trước các yêu cầu mới của cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 trong giai đoạn hiện nay Từ đó, đào tạo NNL về lĩnh vực CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ là vô cùng cần thiết Tuy nhiên, hoạt động đào tạo NNL

CNKTĐĐT tại các trường cao đẳng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: chạy đua

theo số lượng, dẫn đến “sản phẩm đào tạo” (người được đào tạo) chưa thực sự đủ

Trang 14

đã tạo ra các bất cập về khoảng cách ngày càng lớn giữa cung với cầu về NNLCNKTĐĐT trong TTLĐ của nước nhà.

Đứng trước những yêu cầu cấp bách về sử dụng NNL chất lượng cao và vấn

đề chất lượng đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu TTLĐ; từ Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Đảng ta đã chỉ ra “Đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của

công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển NNL đáp ứng nhu cầu xã hội”[22] Tiếp đó Nghị quyết số 29-

NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

đã đề ra mục tiêu đổi mới giáo dục nghề nghiệp; trong đó “tập trung đào tạo nhân

lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp,…, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”[21] và

tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta lại nhấn mạnh “đào tạo gắn với

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu phát triển NNL và thị trường lao động” [22]

Đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý đào tạo đápứng nhu cầu TTLĐ dưới các góc độ tiếp cận như: đào tạo theo chuẩn đầu ra, đào tạo

theo năng lực thực hiện và nói chung là đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu sâu về quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng

nhu cầu của TTLĐ tại các trường cao đẳng Cho nên việc xác định rõ cơ sở lý luận,

cơ sở thực tiễn; để từ đó đề xuất được những giải pháp quản lý đào tạo NNL

CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu của TTLĐ tại các trường cao đẳng là điều rất cần thiết

cho các trường này

Từ những lý do nêu trên, với cương vị là một cán bộ quản lý (CBQL) cấptrường của một trường cao đẳng thuộc khối công nghệ và đang được đào tạo trình

độ tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục; tôi chọn đề tài “Quản lý đào tạo nguồn nhân lực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tại các trường cao đẳng” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào

Trang 15

tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu của TTLĐ trong bối cảnh phát triển phát

triển KT-XH của nước nhà giai đoạn hiện nay

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo NNLCNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ và thực trạng quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT

tại các trường cao đẳng; đề xuất được các giải pháp quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT

đáp ứng nhu cầu TTLĐ của các trường cao đẳng trong bối cảnh phát triển phát triển

KT-XH của nước nhà giai đoạn hiện nay

3 KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu

Nhu cầu TTLĐ về NNL CNKTĐĐT và đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhucầu TTLĐ tại các trường cao đẳng

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ của các trườngcao đẳng

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Hiện nay NNL CNKTĐĐT được đào tạo tại các trường cao đẳng chưa thực sựđáp ứng nhu cầu TTLĐ Nếu các trường này có được các giải pháp quản lý khả thinhằm tháo gỡ các khó khăn và khắc phục các bất cập trong thực trạng triển khai quá

trình đào tạo như: xác định nhu cầu đào tạo, phát triển chương trình đào tạo, tổ

chức giảng dạy và học tập, đảm bảo phương tiện và điều kiện đào tạo, hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp, đánh giá kết quả đào tạo và cải tiến các hoạt động đào tạo sau đào tạo; thì NNL CNKTĐĐT được đào tạo tại các trường đó sẽ đáp ứng

nhu cầu TTLĐ trong bối cảnh phát triển phát triển KT-XH của nước nhà giai đoạnhiện nay

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhucầu TTLĐ tại các trường cao đẳng

5.2 Nghiên cứu thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đápứng nhu cầu TTLĐ tại các trường cao đẳng ở Việt Nam

Trang 16

5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầuTTLĐ của các trường cao đẳng trong bối cảnh phát triển phát triển KT-XH củanước nhà giai đoạn hiện nay.

6 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Nhu cầu của TTLĐ về NNL là một phạm trù rộng, bao hàm hai mặt của mộtvấn đề là nhu cầu của người được đào tạo và nhu cầu sử dụng người được đào tạo

của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp; trong đó có các nhu cầu cụ thể về số

lượng, cơ cấu, năng lực và phẩm chất, thỏa thuận giá cả giữa hai bên về mức độ

tiền lương và các điều kiện lao động, ; mặt khác, tại các trường cao đẳng đang đàotạo nhiều trình độ khác nhau Từ đó, đề tài luận án này chỉ nghiên cứu trong giới

hạn: nhu cầu của TTLĐ về năng lực và phẩm chất (kiến thức, kỹ năng và yêu cầu

thái độ) của NNL CNKTĐĐT được đào tạo trình độ cao đẳng.

- Chủ thể thực thi các giải pháp quản lý đào tạo trong luận án này được xem là

sự phối hợp giữa cán bộ quản lý (CBQL) các cấp trong trường cao đẳng; các cơ quan,

tổ chức và doanh nghiệp (từ đây gọi chung là doanh nghiệp) có nhu cầu sử dụng NNL CNKTĐĐT; trong đó Hiệu trưởng các trường cao đẳng đóng vai trò chủ yếu.

- Đối tượng về mặt không gian được chọn để khảo sát thực trạng vấn đềnghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp quản lý sẽ đề xuất trong luận án này là một

số trường cao đẳng và một số doanh nghiệp vừa đại diện cho các vùng miền trongnước, vừa đại diện cho các lĩnh vực đào tạo về công nghệ đang phát triển Đó là:Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội; Trường Cao đẳng Viettronics;Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà; Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức;

Trường Cao đẳng Đại Việt Đà Nẵng; Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam; Công

ty Trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam; Tập đoàn Khoa học kỹthuật Hồng Hải; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Canon Việt Nam

- Đối tượng về thành phần được chọn để khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu,khảo nghiệm và thử nhiệm giải pháp quản lý sẽ đề xuất trong luận án này là một sốCBQL của ngành dọc (cơ quan quản lý nhà nước đối với các trong cao đẳng; CBQL,nhà khoa học và giảng viên của các trường cao đẳng (nêu trên); CBQL nhân sự củamột số doanh nghiệp sử dụng NNL CNKTĐĐT

Trang 17

7 CÁC TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Các tiếp cận trong nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủnghĩa Mác - Lênin, nghiên cứu đề tài của luận án này theo các tiếp cận dưới đây

7.1.1 Tiếp cận lịch sử - logic

Tiếp cận lịch sử - logic được sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận án này làviệc dựa vào các dấu hiệu mang tính lịch sử theo giai đoạn hoặc theo các thời kỳ về:quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới GD&ĐT; về nhu cầu NNLCNKTĐĐT của TTLĐ; về yêu cầu mới của mục tiêu đào tạo; về phát triển chươngtrình đào tạo; về năng lực của lực lượng đào tạo; về phương pháp và hình thức tổchức đào tạo; về phương tiện và điều kiện đào tạo; về đánh giá kết quả đào tạo Từ

đó so sánh và đối chiếu nhằm tìm ra được mối quan hệ mang tính logic giữa các dấuhiệu đó để nhận biết tính tất yếu về đào tạo và quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầuTTLĐ trong từng giai đoạn hoặc thời kỳ lịch sử

7.1.2 Tiếp cận hệ thống

Các trường cao đẳng là những phần tử trong hệ thống giáo dục quốc dân, hoạtđộng đào tạo NNL CNKTĐĐT được tổ chức dưới sự lãnh đạo, quản lý của ngànhdọc và sự quản lý về mặt hành chính của các cơ quan quản lý cấp tỉnh/ thành phố.Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận án này nhằm xem xétmối quan hệ, sự vận hành và các tác động giữa các các phần tử cấu thành hệ thống

xã hội, trong đó mỗi trường cao đẳng là một phần tử của hệ thống đó Đặc biệt, tiếpcận này còn làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và nhu cầu đầu ra của hệthống, nhằm tìm ra các dấu hiệu đặc thù về mối quan hệ biện chứng giữa đào tạo vàquản lý đào tạo theo trách nhiệm của mỗi chủ thể (phần tử của hệ thống)

7.1.3 Tiếp cận cung – cầu

Đây là tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu đề tài luận án này Tiếp cận cung - cầu(có tài liệu gọi là tiếp cận thực tiễn hoặc tiếp cận thị trường) trong nghiên cứu đề tàiluận án này là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa phát triển KT-XH với phát triểnGD&ĐT nói chung và mối quan hệ giữa thị trường NNL CNKTĐĐT với đào tạo NNLCNKTĐĐT của các trường cao đẳng; để làm rõ các nhu cầu của TTLĐ đối với NNL

Trang 18

mới của xã hội (xuất phát từ nhu cầu TTLĐ) đối với đào tạo và quản lý đào tạoNNL CNKTĐĐT tại các trường cao đẳng.

7.1.4 Tiếp cận chuẩn

Tiếp cận theo chuẩn trong nghiên cứu đề tài luận án này nhằm nhận biết đượccác yêu cầu của chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, mà bản chất của chuẩn

đó chính là nhu cầu TTLĐ về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của NNL; từ đó

có các đề xuất về mục tiêu đào tạo, phát triển chương trình đào tạo và các hoạt độngkhác trong quá trình đào tạo; đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo nhằm

có được NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ

7.1.5 Phối hợp tiếp cận quá trình đào tạo theo giáo dục học và mô hình đào tạo của CIPO

Tiếp cận quá trình là việc xem xét các yếu tố cấu thành (thành tố) một hoạtđộng nào đó để nhận biết thành tố nào có trước, thành tố nào có sau và mối quan hệtương hỗ của các thành tố đó với nhau Từ đó tiếp cận quá trình trong nghiên cứuquản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ là việc xác định rõ cácthành tố của quá trình đào tạo (từ khởi đầu đến khi kết thúc) để tìm cách quản lý sựvận hành của các thành tố đó

CIPO là một mô hình đào tạo đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa

của Liên hiệp quốc (UNESCO) thừa nhận Tiếp cận mô hình đào tạo của CIPO là

tiếp cận các yếu tố đầu vào (Input), quá trình (Process), đầu ra (Output/Outcome),

và tác động của bối cảnh (Context) đến đào tạo

Phối hợp hai cách tiếp cận (nêu trên) để nhận biết trong đào tạo NNLCNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ có những hoạt động cụ thể nào và quản lý cáchoạt động đó ra sao

7.1.6 Tiếp cận chức năng

Mọi hoạt động quản lý đều thực hiện theo triển khai các chức năng cơ bản củaquản lý Tiếp cận chức năng trong nghiên cứu đề tài luận án này là việc xem xét cáchoạt động quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT dưới góc độ triển khai các chức năng

kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của các chủ thể quản lý trong xây dựng

cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng quản lý và trong triển khai các giải pháp quản lýhoạt động đào tạo NNL CNKTĐĐT sẽ đề xuất trong luận án

Trang 19

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh vàkhái quát hoá các tri thức có trong các công trình khoa học về đào tạo, quản lýđào tạo và các tài liệu khoa học khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu đềtài; tìm hiểu các quan điểm của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước,Điều lệ trường cao đẳng, các văn bản quy phạm về GD&ĐT để xác định cơ sở lýluận của vấn đề nghiên cứu (xác định các khái niệm, hình thành khung lý thuyếtnghiên cứu vấn đề trên cơ sở các luận điểm lý luận cơ bản, làm rõ các hoạt động

cụ thể trong đào tạo và quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT; đồng thời chỉ ra cácyếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đào tạo đó của các trường cao đẳng)

7.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia(bằng phiếu hỏi và phỏng vấn), khảo nghiệm và thử nghiệm nhằm mục đích đánh giáđược thực trạng đào tạo và thực trạng quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhucầu TTLĐ tại các trường cao đẳng Từ đó, tìm ra các khó khăn và bất cập có từ cácthực trạng đó để có căn cứ khoa học mà đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo NNLCNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ của các trường cao đẳng; đồng thời minh chứngmức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất trong luận án

7.2.3 Các phương pháp hỗ trợ khác

Sử dụng một số phần mềm tin học và sử dụng phương pháp thống kê toán học

để xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu

8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

8.1 Về lý luận

Luận án hệ thống hoá được cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo NNLCNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ trên cơ sở phối hợp quá trình đào tạo theo giáodục học và mô hình CIPO về quản lý đào tạo; từ đó làm rõ khung lý thuyết về quản lýđào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ tại các trường cao đẳng trước bốicảnh phát triển KT-XH hiện nay

Trang 20

8.2 Về thực tiễn

Luận án làm rõ các kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng đào tạo và quản

lý đào tạo NNL CNKTĐĐT tại các trường cao đẳng Từ đó xác định được các khókhăn, bất cập trong quản lý đào tạo và các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến “sảnphẩm đào tạo” của các trường này chưa thực sự đáp ứng nhu cầu TTLĐ; qua đó đềxuất các giải pháp quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng được nhu cầu củaTTLĐ; đồng thời khảo nghiệm và thử nghiệm để khẳng định tính khả thi của cácgiải pháp đó

9 LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

- Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường, sự phát triểnnhư vũ bão của KH&CN trong thời đại ngày nay dẫn đến các nhu cầu mới từ TTLĐ

về NNL CNKTĐĐT trên các bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế Một trongnhững yêu cầu đối với các trường cao đẳng là đào tạo NNL CNKTĐĐT phải đápứng nhu cầu của TTLĐ trong bối cảnh phát triển phát triển KT-XH của nước nhàgiai đoạn hiện nay

- Nhu cầu của TTLĐ về NNL theo quan hệ “cung – cầu” được tích hợp từ nhu

cầu của đồng chủ thể tham gia vào TTLĐ: một bên có nhu cầu được lao động (bên

“cung”, một chủ thể tham gia TTLĐ - các sinh viên được đào tạo) và một bên cónhu cầu sử dụng NNL (sử dụng người lao động, bên “cầu”, một chủ thể tham giaTTLĐ – đại diện là các doanh nghiệp)

- Mức độ đáp ứng nhu cầu TTLĐ về NNL CNKTĐĐT được đào tạo từ các

trường cao đẳng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quản lý đào tạo của trường là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định.

- Hiện tại, NNL CNKTĐĐT được đào tạo tại các trường cao đẳng chưa thực

sự đáp ứng được nhu cầu TTLĐ (mong muốn khách quan của các chủ thể tham giaTTLĐ) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do có các khó khăn và bấtcập trong thực trạng quản lý đào tạo NNL đó của các trường cao đẳng

- Để NNL CNKTĐĐT được đào tạo từ các trường cao đẳng đáp ứng nhu cầucủa TTLĐ, cần có các giải pháp quản lý để tháo gỡ các khó khăn và khắc phục cácbất cập trong thực trạng quản lý đào tạo của các trường cao đẳng

Trang 21

10 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, danh mục cáccông trình khoa học của tác giả và các phụ lục; luận án có các chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu

TTLĐ tại các trường cao đẳng

Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu

TTLĐ tại các trường cao đẳng

Chương 3: Giải pháp quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu

TTLĐ của các trường cao đẳng

Trang 22

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG

NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG

1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo NNL

nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH với các tiếp cận như “đào tạo

theo chuẩn đầu ra”, hoặc “đào tạo theo năng lực thực hiện”, hoặc “đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động”,… Cho dù các tác giả tiếp cận theo hướng nào, thì các

cụm thuật ngữ đó đều nói lên yêu cầu chung nhất của xã hội về sản phẩm đào tạo từcác cơ sở đào tạo Các công trình khoa học tiêu biểu của các tác giả nước ngoài vàcủa các tác giả trong nước nghiên cứu về vấn đề đào tạo NNL đã tập trung vào cácchủ đề và lĩnh vực chủ yếu dưới đây

1.1.1 Những nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo nguồn nhân lực

Từ khi Chủ nghĩa Mác - Lênin xuất hiện, ở Phương Tây có các nghiên cứu vềquy luật phát triển xã hội đã khẳng định vai trò của quản lý trong phát triển KT-XH.Các công trình khoa học kinh điển về chính trị, kinh tế và quản lý xã hội của Chủnghĩa Mác- Lênin đã để lại những tư tưởng về vai trò của quản lý Trong Bộ Tưbản, Các Mác đã coi vai trò của nhà quản lý giống như vai trò của nhạc trưởng trong

dàn nhạc với nhận định “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến

hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa các hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ

sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [9; tr.480] Quan điểm của Các Mác cho thấy vai trò

của người quản lý trong quản lý một lĩnh vực hoạt động xã hội Quan điểm đó cóthể vận dụng vào quản lý đào tạo trong các cơ sở đào tạo nhằm mục tiêu thỏa mãnnhu cầu NNL của TTLĐ Tiếp đó, nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý

đã coi yếu tố quan trọng nhất để đạt được mục tiêu quản lý là các nguyên tắc quản

Trang 23

lý và nâng cao năng lực cho người lao động Theo các tác giả Đỗ Hoàng Toàn viết

trong cuốn “Giáo trình Khoa học quản lý, đã được NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà

Nội ấn hành năm 2000, thì công trình “The Principles of Scientific Management”

(Những nguyên tắc quản lý khoa học) của Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915)

được xuất bản năm 1911 đã đưa ra định nghĩa quản lý và bốn nguyên tắc quản lýkhoa học nhằm đem lại hiệu quả quản lý; trong đó có nguyên tắc về tuyển chọnngười lao động hoặc đào tạo người lao động một cách khoa học để thỏa mãn nhucầu sử dụng [60] Các tri thức trong công trình khoa học này là nền tảng cho cáchoạt động quản lý nói chung và quản lý đào tạo nói riêng

Ở Việt Nam, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý, quản lý giáodục, quản lý nhà trường và quản lý đào tạo như:

- Cuốn sách “Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn” của Trung tâm Nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý do Nguyễn Văn Bình

làm tổng chủ biên đã được NXB Thống kê ấn hành năm 1999 [4] đã nêu rõ địnhnghĩa, công cụ, các nguyên tắc quản lý và chỉ ra phương thức triển khai các chứcnăng cơ bản của quản lý Đây là một trong những công trình khoa học mang tính cơ

sở lý luận chung để vận dụng vào quản lý các hoạt động xã hội; trong đó có thể vậndụng vào quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ

- Cuốn sách “Cơ sở khoa học của quản lý” của tác giả Nguyễn Minh Đạo

do NXB Chính trị quộc gia ấn hành năm 1997 [19] được những nhà quản lý coinhư một cẩm nang của mình để triển khai các chức năng cơ bản của quản lý cáchoạt động xã hội nói chung Các tri thức về quản lý trong công trình này có thểvận dụng vào quản lý đào tạo nói chung và quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐTtheo TTLĐ

- Cuốn “Giáo trình Khoa học quản lý” của tác giả Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên)

được NXB Khoa học và kỹ thuật ấn hành năm 2000 [60] thể hiện rõ những vấn đề

cơ bản nhất về quản lý một tổ chức (hoặc một doanh nghiệp) để làm nền tảng chocác nhà quản lý trong các cơ sở đào tạo nhân biết cách lựa chọn mục tiêu quản lý,xác định và triển khái các chức năng cơ bản của quản lý Các tri thức trong công

Trang 24

trình nghiên cứu này có thể vận dụng vào quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT nhằmvào mục tiêu đáp ứng nhu cầu TTLĐ.

1.1.2 Những nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

Vào những thập niên cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, có rất

nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu TTLĐ

được tiếp cận theo nhiều hướng (dưới góc độ) khác nhau như: đào tạo và quản lý đào tạo theo chuẩn đầu ra, hoặc đào tạo và quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện, hoặc đào tạo và quản lý đào tạo theo nhu cầu xã hội Một số công trình khoa

học tiêu biểu đã nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu

TTLĐ theo các góc độ tiếp cận đó như sau:

- Công trình “Competency identification modeling and assessment in the

USA” (Xác định mô hình năng lực và đánh giá tại Hoa Kỳ) của các nhà khoa học

Rothwell, W J & Lindholm, J E [71] đã chỉ ra cách thức khắc phục các hạn chếtrong đào tạo của những thập niên cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 để thích ứng với

sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN nhằm tránh tình trạng đào tạo theo cách bắtchước kinh nghiệm và rập khuôn một cách máy móc Công trình này cho biết đểnâng cao chất lượng đào tạo NNL cần phải khám phá ra những cách thức để thỏamãn nhu cầu của TTLĐ

- Trong cuốn “The Life and Times of Victor Karlovich Della-Vos” (Cuộc đời

và sự nghiệp của Victor Karlovich Della-Vos) đã được ấn hành 1965 tại Luân Đôn

[73], tác giả đã có quan điểm để đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của TTLĐ thìphải nhận biết rõ các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết phải trang bị và hìnhthành cho người được đào tạo Các yêu cầu kiến thức, kỹ năng và thái độ đó phảithể hiện ở năng lực của người được đào tạo và phải quy định rõ trong mục tiêu đàotạo Những quy định đó được xem là các tiêu chí để NNL được đào tạo trong các cơ

sở đào tạo thoả mãn nhu cầu TTLĐ Cũng trong công trình này tác giả đề xuất một

số biện pháp quản lý về chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức,phương thức đánh giá kết quả đào tạo nhằm vào mục tiêu “sản phảm đào tạo” đápứng nhu cầu TTLĐ Các quan điểm và biện pháp quản lý của Della Vos trong công

Trang 25

trình nghiên cứu khoa học này đặt nền tảng khoa học cho đào tạo NNL CNKTĐĐTđáp ứng nhu cầu TTLĐ.

- Đến cuối thế kỷ XX do yêu cầu phát triển KT-XH với sự hình thành nhiềuphương thức thương mại mới trên thế giới; những nghiên cứu về đào tạo NNL cónăng lực đáp ứng nhu cầu TTLĐ đã xuất hiện ở nhiều nước phát triển Một trongcác công trình đó là cuốn “Handbook for Developing CompetenY - Based Training

Programs” (Sổ tay về phát triển năng lực - cơ sở cho một chương trình đào tạo)

của tác giả William E Blank được ấn hành năm 1982 tại Mỹ [78] Theo các tácgiả, đào tạo theo nhu cầu xã hội không quy định chặt chẽ về thời gian đào tạo, mà

đi sâu vào trang bị số lượng kiến thức, rèn luyện kỹ năng theo tiêu chuẩn nghềnghiệp (Standard of Profession), mà chuẩn đó được xuất phát từ nhu cầu sử dụngNNL và cũng là nhu cầu học tập của người được đào tạo (người tham gia vàoTTLĐ trong tương lai)

- Một trong những tài liệu bàn sâu về đào tạo theo nhu cầu của xã hội ở cuối

của Thế kỷ XX là cuốn “Designing Competence - Based Training” (Thiết kế năng

lực - cơ sở đào tạo) của Shirley Fletcher được ấn hành năm 1997 tại Anh [72] đã đề

cập các cơ sở khoa học của việc thiết lập chuẩn đào tạo theo nhu cầu người học và

nhu cầu sử dụng NNL; đồng thời giới thiệu khái quát các modul trong chương trìnhđào tạo

- Một tài liệu được nhiều tác giả viết với tên “Technologie et l'enseignement

technique et la formation professionnelle” (Công nghệ và kỹ thuật giáo dục và đào

tạo nghề) ấn hành tại Canada năm 2002 [75] đã đưa ra hệ thống chuẩn kiến thức và

kỹ năng hành nghề đáp ứng nhu cầu TTLĐ

- Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã có nhiều công trình nghiên cứu về nănglực của người lao động đáp ứng nhu cầu TTLĐ Tại công trình “ILO, Occupational

Competencies: Identification, Training, Evaluation, Certification” (ILO, Năng lực nghề

nghiệp: Xác định, đào tạo, đánh giá, chứng nhận) [66] đã có khái niệm về TTLĐ, có

các nội dung bàn về xác định hệ thống các năng lực của người lao động đáp ứngnhu cầu TTLĐ và cách thức tổ chức (quản lý) đào tạo để đạt được các năng lực đó

Trang 26

- Một số nội dung của cuốn “Designing a Competency – Based Training

Curriculum” (Thiết kế năng lực dựa trên chương trình đào tạo) của Mackenzie B

thuộc trường cao đẳng Holmesglen TAFE ấn hành (1995) tại Australia [68] đã trìnhbày các kết quả nghiên cứu về yêu cầu năng lực của người được đào tạo trong cácchương trình đào tạo, mà những năng lực đó xuất phát từ các yêu cầu của các tổchức và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng người được đào tạo Trong cuốn “Human

Resource Development: Paradigms, Policies and Practices, Helsinki” (Phát triển

NNL: các mô hình, chính sách và thực tiễn) của Noonan R ấn hành năm 1997 tại

Helsinki [69] đã trình bày lý thuyết phát triển NNL, các mô hình năng lực cần trang

bị cho người được đào tạo nhằm làm cho “sản phẩm đào tạo” đáp ứng nhu cầuTTLĐ

- Trong một số năm gần đây, nhiều tài liệu khoa học của nước ngoài đã bànđến các nội dung hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trong đào tạoNNL Trong đó có các nội dung thể hiện rõ mối quan hệ giữa một bên là các doanhnghiệp có nhu cầu sử dụng NNL (một trong hai chủ thể tham gia TTLĐ - bên

“cầu”) với một bên là các cơ sở đào tạo có trọng trách đào tạo NNL (một trong haichủ thể tham gia TTLĐ - bên “cung”) Các cuốn sách tiêu biểu có nội dung bàn vềhợp tác giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp nhằm mục đích đào tạo đáp ứng nhucầu TTLĐ như: “Study on University - Business Cooperation in the USA - 2012”

(Nghiên cứu về hợp tác trường đại học và doanh nghiệp tại Mỹ) do LSE Enterprise

ấn hành năm 2012 [67]; “Rebecca Allinson, C.A (2012), The University Business

Forum: A Trends Report 2008-2011 Brussel: European Commission” (Diễn đàn

Trường Đại học - Doanh nghiệp: Một báo cáo xu hướng 2008-2011 Ủy ban Châu Âu tại Brussel) [72]; Cuốn “Technopolis (2011) University Business Cooperation: 15

Institutional Case Studies on the Links Between Higher Education Institutions and

Businesses DG Education and Culture” (Hợp tác giữa trường Đại học và doanh

nghiệp: 15 trường hợp nghiên cứu tình huống về hợp tác giữa các tổ chức giáo dục đại học và doanh nghiệp DG Giáo dục và Văn hóa) [76]; Cuốn “A Review of

Business - University Collaboration, London: Higher Education Funding Council

Trang 27

for England” (Một đánh giá về hợp tác của doanh nghiệp - trường đại học, London:

Hội đồng Tài trợ giáo dục đại học) của Tim Wilson DL [77].

- Một mô hình đào tạo NNL đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóacủa Liên hiệp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

- UNESCO) thừa nhận là mô hình CIPO, trong đó: có các yếu tố đầu vào (Input), quátrình (Process), đầu ra (Output/Outcome) và tác động của bối cảnh (Context) Từ đóquản lý đào tạo theo mô hình CIPO gồm quản lý đầu vào, quản lý quá trình dạy học,quản lý đầu ra trong những tác động của bối cảnh [37]

Tại Việt Nam, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu được công bố dướidạng sách chuyên khảo hoặc giáo trình, đề tài khoa học, bài báo khoa học và luận án

tiến sĩ có nội dung về quản lý, về phát triển NNL, về đào tạo NNL theo nhu cầu xã

hội, đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu TTLĐ Trong đó có các công trình điển hình như:

- Các cuốn sách chuyên khảo khặc giáo trình nghiên cứu về quản lý, phát triển NNL:

+ Cuốn “Phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hoá” của tác giả Phạm Minh Hạc, do NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn

hành năm 2001 [28] đã bàn đến các yếu tố mang tính toàn diện về phẩm chất vànăng lực của con người trong thời kỳ CNH, HĐH Các yêu cầu phát triển toàn diệncon người trong tác phẩm này thực chất là các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và yêucầu thái độ của người được đào tạo thích ứng với nhu cầu TTLĐ

+ Cuốn “Quản lý giáo dục” của các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải

và Đặng Quốc Bảo đã được NXB Đại học Sư phạm ấn hành năm 2006 [34] Đây làmột công trình có các tiếp cận mới vừa tiếp thu những tinh hoa các lý thuyết quản lýqua nhiều thời kỳ lịch sử của nhân loại, vừa mang tính thích ứng thời đại ngày nay

về khoa học quản lý để vận dụng vào quản lý đào tạo NNL nói chung và đào tạoNNL CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ

+ Cuốn “Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt

Nam” của tác giả Phan Văn Kha do NXB Giáo dục ấn hành năm 2007 [40] đã có

các nội dung về tổ chức đào tạo và sử dụng NNL trong nền kinh tế thị trường ở Việt

Trang 28

Nam nhằm hình thành và phát triển năng lực hành nghề cho người lao động; mà cácyêu cầu về năng lực đó được xem là thỏa mãn nhu cầu của TTLĐ

+ Năm 2011, Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) xuất bản cuốn “Kỹ năng dạy

học - Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên và người dạy nghề” [61].

Tài liệu này mô tả khá đầy đủ về quan điểm dạy nghề định hướng năng lực chongười được đào tạo, cấu trúc và các tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo theo các tiêuchí năng lực của người lao động, mà các năng lực đó đáp ứng nhu cầu TTLĐ

+ Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ - OIF, Hiệp hội thúc đẩy giáo dục và đàotạo ở nước ngoài - APEFE của Vương quốc Bỉ và Tổng cục dạy nghề Việt Nam đã

ấn hành bộ tài liệu “Phương pháp tiếp cận theo năng lực trong đào tạo nghề” [1].

Bộ tài liệu này đã chỉ rõ việc triển khai một hệ thống các hoạt động trong đào tạonghề dựa trên xác định các năng lực của người hành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu sửdụng của các doanh nghiệp (đại diện cho bên “cầu” của TTLĐ)

+ Chuyên đề “Đổi mới căn bản dạy nghề ở Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Hải được thể hiện trong cuốn “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo Việt Nam” [29] đã đề cập đến vấn đề đổi mới dạy nghề theo hướng chuẩn hóa.

Theo tác giả, chuẩn hóa dạy nghề nhất thiết phải chuẩn hóa về các tiêu chuẩn đánhgiá kết quả dạy nghề; trong đó chuẩn này là các kiến thức, kỹ năng và yêu cầu thái

độ của người học cần phải đạt được để họ đủ điều kiện tham gia vào TTLĐ

+ Cuốn “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục” của tác giả Trần

Kiểm, do NXB Đại học Sư phạm ấn hành lần thứ 7 vào năm 2013 [41], bằng tiếpcận hệ thống, tác giả đã chỉ ra những yếu tố đầu vào và đầu ra với nhân cách đượchình thành và phát triển theo mục tiêu giáo dục; trong khi đó một trong các mục tiêuquản lý giáo dục theo tiếp cận hiện đại là phải đào tạo NNL có chất lượng mà bảnchất của chất lượng là đáp ứng nhu cầu sử dụng NNL từ TTLĐ

+ Một trong những công trình khoa học đáng lưu ý của nhiều nhà khoa

học đầu ngành về GD&ĐT là cuốn “Một số vấn đề Lí luận và thực tiễn về lãnh đạo

và lí giáo dục trong thời kỳ đổi mới” của Bộ GD&ĐT (MOET) – Ngân hàng Châu

Á (ADB) do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 2013 [6] Tác phẩm

Trang 29

này đã đăng tải 16 chủ đề: Khoa học quản lý; Năng lực và phát triển năng lực đốivới CBQL giáo dục; Chiến lược giáo dục; Xây dựng văn hóa tổ chức; Quản lý nhànước về giáo dục; Tư tưởng Hồ chí minh về giáo dục; Giám sát trong quản lý giáodục và nhà trường; Quản lý thay đổi; Quản lý chất lượng giáo dục; Quản lý thôngtin giáo dục trong nhà trường, Các nội dung khoa học trong các chủ đề trên có thểvận dụng khả thi trong quản lý đào tạo nói chung và quản lý đào tạo NNLCNKTĐĐT đáp ứng nhu cầu TTLĐ.

- Các cuốn sách chuyên khảo khặc giáo trình nghiên cứu về TTLĐ:

Các cuốn “Thị trường lao động Việt Nam, định hướng và phát triển” của các giả Nguyễn Thị Lan Hương đã được Nxb Lao động - Xã hội – Hà Nội ấn hành năm

2002 [39], “Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam” của tác giả Lê

Xuân Bá (chủ biên) đã được Nxb Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội ấn hành năm

2003 [3], “Một số vấn đề phát triển thị trrờng lao động ở Việt Nam” của Viện

Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW đã được Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội ấn

hành năm 2003 [63], “Thông tin về thị trường lao động qua đào tạo nghề” của tác giả Mạc Văn Tiến, đã được Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội ấn hành 2004 [58],

“Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của tác giả Phạm Đức Chính đã được Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội ấn hành năm 2005 [15], “Giáo

trình Thị trường lao động” của tác giả Nguyễn Tiệp do Nxb Lao động Xã hội, Hà

Nội ấn hành năm 2007 [59], “Thị trường lao động Việt Nam –thực trạng và giải

pháp” của các giả Nguyễn Thị Thơm đã được Nxb Chính trị quốc gia – Hà Nội ấn

hành năm 2007 [57], “Thị trường lao động việc làm của lao động qua đào tạo

nghề” của tác giả Bùi Tôn Hiến (chủ biên) và các cộng sự đã được Nxb Khoa học

và kỹ thuật, Hà Nội ấn hành năm 2008 [35], “Thị trường lao động thực trạng và

giải pháp” đã được Nxb Thống kê – Hà Nội ấn hành năm 2009 [36] là các tác phẩm

đều có nội dung về khái niệm TTLĐ, các yêu cầu của TTLĐ đối với vấn đề pháttriển KT-XH của nước nhà, thực trạng TTLĐ ở Việt Nam và chỉ ra định hướng phát

triển TTLĐ , trong đó có các giải pháp đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu của TTLĐ.

- Các chương trình hoặc đề tài KH&CN nghiên cứu về đào tạo NNL đáp ứng

Trang 30

+ Chương trình KH&CN cấp Nhà nước, Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, mã số KX07-14 do tác giả Nguyễn Minh Đường làm

chủ nhiệm [25] đã nêu lên các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ nhânlực; trong đó có bàn đến các năng lực của người được đào tạo đáp ứng nhu cầu xãhội nói chung và nhu cầu TTLĐ nói riêng Cũng là một công trình KH&CN cấp nhà

nước “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong

điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, mã số KX 05-10 do

tác giả Nguyễn Minh Đường làm chủ nhiệm [26] đã được nhóm tác giả xác địnhchuẩn trình độ đào tạo của ngành nghề trong hệ thống đào tạo từ các yêu cầu kháchquan từ TTLĐ Các cơ sở đào tạo căn cứ vào yêu cầu khách quan đó để các địnhmục tiêu, lựa chọn nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành nghề, khảnăng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảmnhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngànhđào tạo

+ Đề tài KH&CN cấp Bộ “Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực

hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề”, mã số 93-38-24 do tác giả Nguyễn Đức Trí

làm chủ nhiệm [61] nghiên cứu khá toàn diện đào tạo đáp ứng nhu cầu TTLĐ đượctiếp cận theo hướng “đào tạo theo năng lực thực hiện” và “đào tạo theo chuẩn nghềnghiệp” Mặt khác, đề tài này còn làm sáng tỏ cách thức quản lý đào tạo theo cáchướng tiếp cận nêu trên (từ khâu xác định mục tiêu, đến xây dựng chương trình, tổchức dạy học, đánh giá kết quả so với yêu cầu của các tổ chức sử dung lao động

+ Đề tài KH&CN trọng điểm cấp Bộ “Các giải pháp triển khai đào tạo

cán bộ quản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội”, mã số B2007 29 - 27 TĐ do tác giả

Nguyễn Phúc Châu làm chủ nhiệm đề tài [10], trong đó có bàn kỹ về nhu cầu, nhucầu xã hội, nhu cầu xã hội về đào tạo, nhu cầu người học (người được đào tạo) và nhucầu sử dụng lao động (của các cơ quan, tổ chức sử dụng nhân lực) Những vấn đề về

lý luận trong đè tài này có thể vận dụng vào xác định nhu cầu NNL CNKTĐĐT đápứng nhu cầu TTLĐ trong giai đoạn hiện nay

Trang 31

- Các bài báo khoa học có nội dung nghiên cứu về đào tạo NNL theo chuẩn đầu

ra, đào tạo NNL theo nhu cầu xã hội, trong đó đều nhằm vào mục tiêu đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu TTLĐ:

+ Bài báo khoa học “Chuẩn đầu ra trong giáo dục đại học” của các tác

giả Lê Đức Ngọc và Trần Hữu Hoan đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục số 55,4/2010 [48] đã bàn về chuẩn đầu ra và chuẩn này mang ý nghĩa nhu cầu nhân lực

của TTLĐ; bài báo khoa học “Đề xuất chuẩn đầu ra về kỹ năng dạy học của quá

trình đào tạo giáo viên dạy nghề tại các trường Sư phạm kỹ thuật” của tác giả

Nguyễn Thế Mạnh đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục số 35, 8/2008 [44] đã nêulên yêu cầu đào tạo giáo viên dạy nghề phải có kết quả đạt các chuẩn về kiến thức,

kỹ năng và thái độ Các tri thức đó có thể vận dụng vào đào tạo và quản lý hoạt

động đào tạo đáp ứng nhu cầu TTLĐ; bài báo khoa học “Một số vấn đề liên quan

đến việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ở các trường đại học nước ta hiện nay”

của tác giả Ngô Hồng Điệp đăng trên Tạp chí giáo dục số 256, 2/2011 [23] đã trìnhbày những lợi ích, khó khăn, các điểm cần chú ý trong quản lý đào tạo theo chuẩnđầu ra Bản chất các tiêu chí về chuẩn đầu ra trong bài báo này chính là các chuẩn vềkiến thức, kỹ năng và yêu cầu thái độ mà TTLĐ có nhu cầu

+ Bài báo khoa học “Xây dựng chuẩn đầu ra góp phần đảm bảo chất

lượng giáo dục đại học” của tác giả Sử Ngọc Anh đăng trên Tạp chí giáo dục số

288, 6/2012 [2] đã xác định những nội dung cần có trong chuẩn đầu ra, mà các nộidung đó được định hình từ TTLĐ về các kiến thức, kỹ năng và yêu cầu thái độ của

người được đào tạo; bài báo khoa học “Nghiên cứu vận dụng mô hình CIPO vào

quản lí đào tạo theo năng lực thực hiện” của tác giả Đào Việt Hà đăng trên Tạp chí

Giáo dục số 292 - năm 2012 đã chỉ ra 4 yếu tố của mô hình CIPO (đầu vào, quátrình, đầu ra và các tác động từ bối cảnh đến quản lý đào tạo) [27] Tương tự, trong

bài báo “Quản lí chất lượng dạy nghề theo mô hình CIPO” của tác giả Phạm Thị

Thúy Hồng, đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục số 96 - năm 2013 cũng chỉ ra 4yếu tố của mô hình CIPO (đầu vào, quá trình, đầu ra và các tác động từ bối cảnh

đến chất lượng đào tạo) [37]; bài báo khoa học “Định hướng, lựa chọn ngành nghề

Trang 32

trường đai học” của tác giả Lê Phước Lượng đăng trên Tạp chí giáo dục số 279,

2/2012 [43] đã bàn về phân tầng chuẩn đầu ra mà chuẩn đó có bản chất là nhu cầucủa TTLĐ và NNL đã qua đào tạo

+ Bài báo khoa học “Quản lý đào tạo theo nhu cầu xã hội” của tác giả

Hồ Cảnh Hạnh đăng trên Tạp chí giáo dục số 286, 5/2012 [30] đã đưa ra một số giảipháp quản lý đào tạo theo nhu cầu xã hội có thể vận dụng vào đào tạo đáp ứng nhu

cầu TTLĐ; bài báo khoa học “Quản lý đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu

xã hội” của tác giả Nguyễn Thị Hằng đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục số 82,

tháng 7/2012 [32] đã xác định các chuẩn, các giải pháp về quản lý đào tạo theohướng đáp ứng nhu cầu xã hội Bản chất và xây dưng các chuẩn này là xây dưngchuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ người được đào tạo đáp ứng nhu cầu TTLĐ

+ Gần đây, bài báo “Phát triển dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường

lao động và hội nhập quốc tế” của Nguyễn Hồng Minh - Tổng Cục trưởng Tổng cục

Dạy nghề - đã đăng trên Tạp chí Khoa học dạy nghề số 33 tháng 6/2016; đã đưa ra

một trong những giải pháp phát triển dạy nghề (giáo dục nghề nghiệp) là “gắn kết

dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp”[47].

- Trong những năm gần đây đã có một số đề tài luận án tiến sĩ nghiên cứu về đào tạo theo năng lực thực hiện và quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện hoặc đào tạo theo chuẩn đầu ra mà thực chất đều nhằm vào mục tiêu đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu TTLĐ:

+ Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hằng với đề tài “Quản lý đào

tạo ở trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội" thuộc chuyên ngành

quản lý giáo dục, bảo vệ thành công năm 2013 [33] đã đề xuất: để các trường dạynghề đạt được mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trong cơ chế thị trường, thìkhâu then chốt và bước đi đột phá là phải đổi mới quản lý đào tạo trong mối quan

hệ giữa cung và cầu xã hội; mà bản chất là mối quan hệ cung – cầu của TTLĐ

+ Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Hùng “Các giải pháp đổi mới

quản lý dạy học thực hành nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kỹ thuật” [38] đã nghiên cứu về phát triển lý luận dạy học thực hành nghề

Trang 33

theo tiếp cận năng lực thực hiện Tác giả luận án đã phân tích những đặc điểm củađào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện; đồng thời chỉ ra những yêu cầu khách quanphải đổi mới dạy học Các kết quả nghiên cứu của luận án này có thể xem là tài liệutham khảo để nghiên cứu về quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu TTLĐ

+ Một trong những đề tài luận án tiến sĩ có vấn đề nghiên cứu gần với

vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án này là “Dạy học theo tiếp cận năng lực thực

hiện ở các trường Đại học sư phạm kỹ thuật” của tác giả Cao Danh Chính đã bảo

vệ năm 2012 [14] Nội dung luận án này đã khẳng định dạy học theo tiếp cận nănglực chú trọng vào kết quả đầu ra của quá trình dạy học, cách thức tổ chức dạy họctheo tiếp cận năng lực thực hiện và đặc biệt là đưa ra bộ công cụ đánh giá các nănglực thực hiện hay chuẩn đầu ra được trang bị cho người học Tuy tác giả chỉ bàn vềdạy học - một khâu cơ bản của quá trình đào tạo, nhưng các nội dung bàn về chuẩn

về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người hoc cũng nhằm đáp ứng nhu cầu TTLĐ.Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trongnước đã tập trung nghiên cứu đào tạo và quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu TTLĐ vớicách thể hiện theo các hướng tiếp cận như như “đào tạo theo năng lực thực hiện”,

“đào tạo theo chuẩn đầu ra” và nói chung là “đào tạo theo nhu cầu xã hội” Cho dù

tiếp cận theo hướng nào thì nội dung chủ yếu của các công trình khoa học đã giới

thiệu trên đều nhằm vào đào tạo và quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu TTLĐ Những

thành quả nghiên cứu đó đã góp phần tạo ra các cứ liệu về cơ sở lý luận và cơ sởthực tiễn có giá trị để kế thừa và phát triển trong nghiên cứu vấn đề đào tạo NNLđáp ứng nhu cầu TTLĐ tại các trường cao đẳng ở Việt Nam

1.1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về quản lý đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tại các trường cao đẳng

Nhìn chung, các công trình khoa học tiêu biểu trong và ngoài nước nêu trên

đã tập trung nêu lên các vấn đề cơ bản nhất về đào tạo NNL và quản lý đào tạoNNL Cho dù các công trình khoa học đó tiếp cận theo các hướng “đào tạo theonăng lực thực hiện” hoặc “đào tạo theo chuẩn đầu ra” hoặc nói chung là “đào tạo

theo nhu cầu xã hội” thì bản chất của vấn đề đều tập trung vào mục tiêu “đào tạo

Trang 34

trình đó đã bàn đến mới chỉ là những quan điểm mang tính định hướng chung; chưa

cụ thể về nhu cầu TTLĐ, đào tạo và quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhucầu TTLĐ tại các trường cao đẳng Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quảnghiên cứu; luận án này sẽ tiếp tục giải quyết một số vấn đề:

- Nhu cầu TTLĐ và nhu cầu TTLĐ về NNL CNKTĐĐT;

- Đặc điểm nhu cầu của TTLĐ về NNL CNKTĐĐT và sự tất yếu phải đào tạođáp ứng nhu cầu TTLĐ trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay

- Cơ sở lý luận để quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT trong các trường cao đẳng

- Thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo NNL CNKTĐĐT đáp ứng nhu cầuTTLĐ trong các trường cao đẳng ở Việt Nam

- Các giải pháp quản lý đào tạo tại các trường cao đẳng ở Việt Nam để “sảnphẩm đào tạo” (người được đào tạo) đáp ứng nhu cầu TTLĐ

Những vấn đề chủ yếu cần phải giải quyết (nêu trên) được thể hiện trong nộidung của luận án này

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1 Quản lý

Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đưa ra khái niệm quản lý theo nhữnggóc độ tiếp cận khác nhau Ví dụ:

Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn, “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định

hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến chuyển của môi trường” [60; tr 43]; theo các tác giả Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc

Bảo và Vũ Ngọc Hải đã viết trong cuốn sách “Quản lý giáo dục” do NXB Đại học

Sư phạm ấn hành năm 2010: “Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích

của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”[34; tr 12];

theo dẫn luận của tác giả Hồ Văn Vĩnh trong cuốn sách “Một số vấn đề về tư tưởng

quản lý” đã được NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 2003: “Theo F.W Taylor, Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [64] và theo các nhà

Trang 35

khoa học Harold Koontz, Yril Odonnell và Heinz Weihrich viết trong cuốn sách

“Những vấn đề cốt yếu của quản lý” do NXB Khoa học và kỹ thuật ấn hành năm 1994: “Quản lý là thiết kế một môi trường mà trong đó con người cùng làm việc với

nhau trong các nhóm có thể hoàn thành mục tiêu” [31; tr 29].

Từ các định nghĩa trên, nhận thấy:

Quản lý một tổ chức (hệ thống) là sự tác động có mục đích, kế hoạch của chủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể và đối tượng quản lý nhằm huy động và điều phối hiệu quả mọi nguồn lực để đạt tới mục tiêu đã định trong môi trường luôn luôn thay đổi.

1.2.2 Quản lý nhà trường

Nhà trường là một thiết chế tổ chức chuyên biệt trong hệ thống các tổ chức xãhội, thực hiện chức năng tái tạo NNL phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hộiloài người Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã dẫn ý kiến của tác giả Phạm Minh Hạc

như sau: “Quản lý giáo dục (và nói riêng quản lý trường học)là hệ thống những tác

động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường, mà tiểu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”[53; tr 35]

Theo khái niệm trên, quản lý nhà trường có thể hiểu theo hai cấp độ:

- Ở cấp vĩ mô, “Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của các

cơ quan quản lý giáo dục như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cấp chính quyền (đơn vị hành chính từ Trung ương đến địa phương) đối với một cơ sở giáo dục (nhà trường) cụ thể nào đó”[12;

tr 20] Ở cấp độ này chủ thể quản lý nhà trường là cá nhân hoặc tổ chức thuộc các

cơ quan quản lý giáo dục

- Ở cấp vi mô “Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của chủ

thể quản lý một cơ sở giáo dục (hiệu trưởng hoặc người có chức vụ tương đương như hiệu trưởng) đối với các hoạt động của cơ sở giáo dục mà họ được giao trách

Trang 36

nhiệm trực tiếp quản lý” [12; tr.20] Ở cấp độ này chủ thể quản lý nhà trường là

người đứng đầu một nhà trường có trách nhiệm trực tiếp quản lý nhà trường đó Trong luận án này, khái niệm quản lý nhà trường được hiểu ở góc độ vi mô

Cụ thể: quản lý nhà trường là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể

quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể và đối tượng quản lý nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực để đạt tới các mục tiêu hoạt động của nhà trường trong môi trường luôn luôn thay đổi.

Quản lý được thực hiện theo một chu trình hoạt động với việc xác đinh và triển khai theo thứ tự các chức năng cơ bản của quản lý là: kế hoạch hoá, tổ chức,

chỉ đạo và kiểm tra.

Như vậy, nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, mà nguồn lực này bao

gồm trí lực và thể lực của con người đó.

Theo một số nhà khoa học, “Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các

thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó” [24; tr 9]; hoặc “Nguồn nhân lực là dân số và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ

và trí tuệ, năng lực phẩm chất, thái độ, phong cách làm việc”[25; tr 28] Như vậy,

nguồn nhân lực được hợp thành bởi hai yếu tố số lượng và chất lượng; trong đó chấtlượng là sự tích hợp của các yếu tố đảm bảo số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn

về phẩm chất và năng lực (tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tínhnăng động xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và cả nền văn hoá) Xét trên

bình diện quốc gia hay địa phương, nguồn nhân lực được hiểu là “tổng thể các tiềm

Trang 37

năng lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào

đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung) bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đai hóa” [28; tr 269] Tiếp cận theo

hướng này, nguồn nhân lực là tổng hợp những năng lực cả về thể lực và trí lực của

nhóm người, một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia Như vậy, nguồn nhân

lực (Human Resource) khác với nhân lực (Manpower) ở chỗ nguồn nhân lực là

tích hợp các trí lực và thể lực của những con người có mặt trong tổ chức cả vềmặt số lượng và chất lượng, nó mang ý nghĩa tiềm năng lao động của tổ chức;trong khi đó nhân lực chỉ là trí lực và thể lực của một cá nhân cụ thể trong tổchức khi họ tham gia lao động

Từ các dẫn luận và phân tích trên, nguồn nhân lực của một tổ chức (hệ

thống) là bao gồm tất cả nhân lực (người lao động) làm việc trong tổ chức (hệ thống) đó; nghĩa là nguồn lực về con người của một tổ chức (hệ thống)

1.2.4 Thị trường

Thị trường là khái niệm biểu đạt lĩnh vực lưu thông hàng hóa, tổng thể nóichung các hoạt động mua bán, trao đổi và lưu thông hàng hóa Theo nghĩa Hán -Việt, “thị trường” được hiểu là “cái chợ” [17; tr 168] – nơi diễn ra các hoạt độngmua bán, trao đổi giữa các chủ thể có nhu cầu về hàng hóa (bên mua hoặc thuê) và

có khả năng đáp ứng nhu cầu đó (bên bán hoặc cho thuê)

Thuật ngữ “thị trường” thường được gắn với những đối tượng cần được mua

bán, trao đổi và lưu thông hàng hoá nhất định tùy theo đặc điểm riêng của từng đối

tượng và nhu cầu của các chủ thể tham gia thị trường Ví dụ: thị trường hàng hóa

(nói chung), thị trường địa ốc, thị thường dầu mỏ, TTLĐ ,

1.2.5 Thị trường lao động

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thị trường lao động (TTLĐ) là thị

trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”[66] Khái

Trang 38

được trả công (tiền hoặc sản phẩm ngang giá) Theo tác giả Phạm Đức Chính viết

trong cuốn “Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” đã được

Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội ấn hành năm 2005, thì “Một số nhà khoa học của Hoa Kỳ cho rằng: thị trường mà đảm bảo việc làm cho người lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi là TTLĐ; đó là một cơ chế, mà với

sự trợ giúp của nó hệ số giữa người lao động và số lượng chỗ làm việc được điều tiết”[15] Theo tác giả Nguyễn Tiệp viết trong cuốn “Giáo trình Thị trường lao động” đã được Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội ấn hành năm 2007 , thì “Nhà khoa học kinh tế của Liên bang Nga - Kostin Leonit Alecxeevich - cho rằng: TTLĐ là hệ thống những quan hệ được hình thành trên cơ sở giá trị giữa những người sử dụng lao động (sở hữu tư liệu sản xuất) và những người làm thuê (sở hữu sức lao động)

về vấn đề trước nhất là thoả mãn cầu lao động và vấn đề tiếp theo là làm thuê như nguồn phương tiện để tồn tại”[59] Như vậy, TTLĐ là một cơ chế hoạt động tương

hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế

xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau

Theo quan niệm của một số nhà khoa học kinh tế Việt Nam thì “TTLĐ là toàn

bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, ), ở đó diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động” [15]&[59] Trong cuốn “Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng” các tác giả Vũ Hữu Ngoạn và Ngô Văn Dụ đã đưa ra khái niêm:

“Thị trường lao động là thị trường mua bán các dịch vụ của người lao động, về

thực chất là mua bán sức lao động, trong một phạm vi nhất định” [49; tr.165-166].

Bản chất cụm từ “mua bán sức lao động” trong khái niệm này là ở chỗ bên “mua” sức lao động có nhu cầu về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực của bên “bán”

sức lao động phù hợp với yêu cầu đảm bảo chất lượng việc làm và khả năng trảlương tương xứng với chất lượng đó Mặt khác, người lao động muốn có việc làm

tại các tổ chức sử dụng lao động thì phải đạt được các kiến thức, kỹ năng và thái độ

mà tổ chức đó có yêu cầu

Trang 39

Từ các dẫn chứng trên, cho thấy TTLĐ có một số đặc điểm riêng biệt so vớithị trường (nghĩa rộng) nói chung ở chỗ:

- Đối tượng cần được mua bán, trao đổi và lưu thông không phải là hàng hóa

vật chất để con người sử dụng trong cuộc sống; mà nó là sức lao động (thể lực và trílực con người) thuộc phạm trù NNL (nguồn lực con người)

- Chủ thể của TTLĐ được hiểu theo nghĩa đồng chủ thể với một bên là những

tổ chức sử dụng lao động (đại diện cho bên tiêu thụ sức lao động – bên cầu) có nhucầu sử dụng sức lao động và một bên là những người lao động cụ thể (đại diện bên

có sức lao động - bên cung) có nhu cầu được lao động

- TTLĐ được cấu thành bởi ba yếu tố là:

+ “Cung” thuộc về bên những người được đào tạo có đủ phẩm chất, năng

lực đáp ứng các yêu cầu của bên sử dụng lao động và có nhu cầu được lao động

+ “Cầu” thuộc về bên những tổ chức có nhu cầu sử dụng các người lao

động có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực theo mong muốn của tổ chức

+ “Giá cả sức lao động” là sự thỏa thuận về thù lao cho người lao động

giữa hai bên cung và cầu được tuân thủ theo luật pháp và bằng hệ thống các chínhsách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ các chủ thể của TTLĐ (các bên tham giaTTLĐ)

Như vậy, TTLĐ là một dạng đặc biệt của thị trường nói chung, mà nội hàmcủa nó thể hiện vấn đề mua và bán dạng hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt là sức laođộng của con người Điều đó thể hiện quan hệ giữa một bên là chủ thể sở hữu sứclao động (nên “bán” sức là động) và bên kia là chủ thể sở hữu vốn (bên “mua” sứclao động)

Tóm lại, Thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa bên

“bán” sức lao động (những người lao động) và bên “mua” sức lao động (những

tổ chức sử dụng người lao động) thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công hoặc tiền lương, yêu cầu về phẩm chất và năng lực, cùng các điều kiện làm việc, trên cơ sở hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc thông qua các thỏa thuận khác.

Trang 40

1.2.6 Nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động

Nhu cầu được hiểu là “sự phản ánh khách quan các đòi hỏi về vật chất, tinh thần và xã hội của đời sống con người phù hợp với trình độ phát triển KT-XH trong từng thời kỳ”[51; tr 267] Cũng có thể hiểu, nhu cầu là cái cần có, cái mong đợi và

cái cần tìm cho được để đáp ứng những đòi hỏi của con người về vật chất, tinh thần

và sự phát triển xã hội [17; tr 330, 239 và 741]

- Theo nhóm tác giả của Đề tài trọng điểm cấp bộ “Giải pháp triển khai đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội”, Mã số B2007 29-27 TĐ – Bộ

GD&ĐT, thì nhu cầu có nhiều dạng như:

“+ Xét về mặt chủ thể: có nhu cầu của cá nhân, nhu cầu của tổ chức và

nhu cầu xã hội (tích hợp và tổng hoà các nhu cầu cá nhân với nhu cầu của tổ chức).

+ Xét về mặt hoạt động: có nhu cầu hiểu biết, nhu cầu lao động (được lao động, lao động được, sử dụng lao động), nhu cầu trao đổi và nhu cầu giải trí.

+ Xét về mặt đối tượng: có nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần và một số nhu cầu khác.

+ Xét về mặt chức năng có: nhu cầu chính yếu và nhu cầu phụ.

+ Xét về mặt đạo lý: có nhu cầu hợp lý và nhu cầu không hợp lý.

+ Xét về mặt mức độ: có nhu cầu cấp thiết (phải đáp ứng ngay) và nhu

cầu chưa cấp thiết (chỉ là dạng nguyện vọng cần xem xét để đáp ứng).

+ Xét về mặt thời gian: có nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài.

+ Xét về mặt không gian: có nhu cầu riêng lẻ (chỉ thấy trên bình diện

một cá nhân, một tổ chức, một địa phương, một vùng miền hoặc một quốc gia nàođó) và nhu cầu phổ biến (xuất hiện ở mọi bình diện cá nhân, tổ chức, địa phương,vùng miền, quốc gia và quốc tế)”[10; tr 18]

Từ việc dẫn luận các khái niệm trên, cho thấy nhu cầu TTLĐ phải hiểu mộtcách tổng thể, trong đó bao hàm hai mặt của một vấn đề là có sự tổng hoà các nhucầu của bên sử dụng nguồn nhận lực (bên “mua”) với bên có sức lao động (bên

“bán”) được trình bày dưới đây

- Thứ nhất, đối với bên sử dụng NNL (tức bên “mua” sức lao động - một chủ

thể tham gia TTLĐ – mà cụ thể là tổ chức sử dụng NNL) có nhu cầu về số lượng,

Ngày đăng: 23/08/2019, 14:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. APEFE, OIF, Tổng cục dạy nghề (2012), Phương pháp tiếp cận theo năng lực trong đào tạo nghề, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tiếp cận theo nănglực trong đào tạo nghề
Tác giả: APEFE, OIF, Tổng cục dạy nghề
Năm: 2012
3. Lê Xuân Bá (chủ biên), Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân (2003), Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mộtsố vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam
Tác giả: Lê Xuân Bá (chủ biên), Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹthuật – Hà Nội
Năm: 2003
4. Nguyễn Văn Bình (tổng chủ biên) (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm Nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Bình (tổng chủ biên)
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1999
5. Bộ GD&ĐT (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin, Dùng cho các khối ngành không chuyên kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin, Dùng cho cáckhối ngành không chuyên kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đạihọc, cao đẳng
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
6. Bộ GD&ĐT (MOET) – Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) (2013), “ Một số vấn đề về Lí luận và thực tiễn về lãnh đạo và lí giáo dục trong thời kỳ đổi mới”, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông in Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mộtsố vấn đề về Lí luận và thực tiễn về lãnh đạo và lí giáo dục trong thời kỳ đổimới
Tác giả: Bộ GD&ĐT (MOET) – Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa – Thông in
Năm: 2013
7. Bộ GD&ĐT (MOET) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), (2013), Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa/ phòng trường đại học, cao đẳng – Quyển 1 và Quyển 2, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tàiliệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa/ phòng trường đại học, cao đẳng
Tác giả: Bộ GD&ĐT (MOET) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2013
8. Bộ GD&ĐT (MOET) - Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), (2013), Tài liệu bồi dưỡng CBQL khoa, phòng trường Đại học, cao đẳng - Quyển 2, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tàiliệu bồi dưỡng CBQL khoa, phòng trường Đại học, cao đẳng - Quyển 2
Tác giả: Bộ GD&ĐT (MOET) - Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2013
10. Nguyễn Phúc Châu (chủ nhiệm đề tài), (2009), Các giải pháp triển khai đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội; Đề tài KH&CN trọng điểm cấp Bộ, mã số B2007. 29 - 27 TĐ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp triển khai đàotạo cán bộ quản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu (chủ nhiệm đề tài)
Năm: 2009
11. Nguyễn Phúc Châu (2010), Tiếp cận và sử dụng các thuật ngữ “giải pháp quản lý” và “biện pháp quản lý” trong nghiên cứu khoa học quản lý; Tạp chí Giáo dục số 238 (kỳ 2 – 5/2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận và sử dụng các thuật ngữ “giải phápquản lý” và “biện pháp quản lý” trong nghiên cứu khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Năm: 2010
12. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Phúc Châu
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2010
13. Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
Tác giả: Chính phủ
Nhà XB: NXB Chínhtrị quốc gia - Hà Nội
Năm: 2011
14. Cao Danh Chính (2012), Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học sư phạm kỹ thuật, Luận án tiến sĩ Chuyên ngành Lý luận và lịch sử giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở cáctrường đại học sư phạm kỹ thuật
Tác giả: Cao Danh Chính
Năm: 2012
15. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ởViệt Nam
Tác giả: Phạm Đức Chính
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội
Năm: 2005
16. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáodục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1982
17. Thiều Chửu (1997), Tự điển Hán - Việt, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự điển Hán - Việt
Tác giả: Thiều Chửu
Nhà XB: Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1997
18. Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực giáodục đại học Việt Nam
Tác giả: Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
19. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở của khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Chính trị quốcgia
Năm: 1997
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quộc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quộc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quộc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quộc lầnthứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2016
23. Ngô Hồng Điệp (2011), Một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ở các trường đại học ở nước ta, Tạp chí giáo dục số 256, 2/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và côngbố chuẩn đầu ra ở các trường đại học ở nước ta
Tác giả: Ngô Hồng Điệp
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w