1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHÓM 8. NHÓM PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH.

51 951 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 74,47 KB

Nội dung

Xác định mục đích hỗ trợ của hoạt động CTXH nhóm cho các thân chủ là công việc đầu tiên và rất quan trọng mà NVXH cần phải làm để hỗ trợ, can thiệp vào vấn đề của các đối tượng. NVXH cần xây dựng những định hướng cuối cùng của quá trình CTXH nhóm, xác định đâu là mục đích nhu cầu chính mà nhóm cần nhưng cũng cần phải điều chỉnh và tuân theo mục đích các giá trị, quy điều đạo đức của nghề CTXH.Bên cạnh đó việc xác định mục đích hỗ trợ của NVXH cần phản ánh được những gì họ tin tưởng có thể hoàn thành được với sự hỗ trợ của các nguồn lực và cả hạn chế đối với nhóm, cần phát huy các tiềm năng của nhóm, hạn chế được những xung đột.Xuất phát từ mục đích hỗ trợ mà NVXH sẽ chọn lựa mô hình nhóm giúp đỡ phù hợp với từng nhóm đối tượng nhưng thông hường một nhóm CTXH là sự kết hợp nhiều mô hình loại hình nhóm. Khi xác định hỗ trợ nhóm cần căn cứ vào đánh giá ban đầu ghi chép về thân chủ những lần gặp gỡ tiếp xúc.1.1.2.Vận dụng:Đối với nhóm phụ nữ bị bạo hành NVXH cần xác định đâu là nhu cầu chính mà các đối tượng cần từ đó đưa ra mục đích hỗ trợ cho hoạt động của nhóm. Ở đây nhóm em lựa chọn mục đích là giúp phụ nữ trong nhóm có thêm kiến thức để phòng tránh bạo hành gia đình cho bản thân. Với vấn đề phụ nữ bị bạo hành, căn cứ vào mục đích của nhóm chúng em lựa chọn mô hình nhóm can thiệp: nhóm giáo dục.1.2.Đánh giá khả năng thành lập nhóm.1.2.1.Phần lý thuyết.

Trang 1

TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

Bên cạnh đó việc xác định mục đích hỗ trợ của NVXH cần phản ánh được những gì họ tin tưởng có thể hoàn thành được với sự hỗ trợ của các nguồn lực và cả hạn chế đối với nhóm, cần phát huy các tiềm năng của nhóm, hạn chế được những xung đột

Xuất phát từ mục đích hỗ trợ mà NVXH sẽ chọn lựa mô hình nhóm giúp đỡ phù hợp với từng nhóm đối tượng nhưng thông hường một nhóm CTXH là

sự kết hợp nhiều mô hình loại hình nhóm Khi xác định hỗ trợ nhóm cần căn cứ vào đánh giá ban đầu ghi chép về thân chủ những lần gặp gỡ tiếp xúc

1.1.2.Vận dụng:

Đối với nhóm phụ nữ bị bạo hành NVXH cần xác định đâu là nhu cầu chính mà các đối tượng cần từ đó đưa ra mục đích hỗ trợ cho hoạt động của nhóm

Ở đây nhóm em lựa chọn mục đích là giúp phụ nữ trong nhóm có thêm kiến thức

để phòng tránh bạo hành gia đình cho bản thân

Với vấn đề phụ nữ bị bạo hành, căn cứ vào mục đích của nhóm chúng em lựa chọn mô hình nhóm can thiệp: nhóm giáo dục

1.2 Đánh giá khả năng thành lập nhóm.

1.2.1 Phần lý thuyết.

Trang 2

a Đánh giá khả năng tài trợ hoạt động nhóm.

- Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ xã

hội: trung tâm bảo trợ xã hội, các nhà mở, trung tâm giáo dục lao động- xã hội…

- Nhân viên xã hội cần:

+ Nghiên cứu kỹ về cơ quan/tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội

+ Nhiệm vụ, chức năng, các hoạt động, cơ chế làm việc và những địnhhướng trọng tâm trong việc hỗ trợ, giúp đỡ thân chủ

+ Cơ sở vật chất

+ Các nguồn lực khác

- Nhân viên xã hội cần phân tích sự phù hợp của những mục đích của nhóm

và các chính sách, mục đích của tổ chức Vì khi mục đích của nhóm phù hợp với mục đích, chính sách của tổ chức thì tổ chức mới xem xét và ủng hộ nhiệt tình cho hoạt động của nhóm

b Đánh giá khả năng tham gia của các thành viên.

- Đầu tiên cần đánh giá nhu cầu và điều kiện thực tế của thân chủ: Động cơ,

mục tiêu, mong muốn khi tham gia vào nhóm Thể hiện mức độ cam kết và phát triển nhóm của từng thành viên

- Tiếp theo, cần xem xét liệu họ có đủ điều kiện để tham gia hay không?

- Thể hiện:

+ Những buổi tiếp xúc trực tiếp

+ Khảo sát bằng bảng hỏi

- Khi đánh giá thành viên tương lai của nhóm cần

+ Xác định những thành viên này có cùng quan niệm về nhiệm vụ nhóm phải đối mặt

+ Xác định những rào cản, khó khăn có thể xảy ra đối với sự tham gia vào nhóm: Thông qua việc trao đổi với những thành viên của nhóm; Tìm kiếm các nguồn lực từ phía tổ chức tài trợ hay ngay tại cộng đồng

c Đánh giá khả năng các nguồn lực khác.

- Sự hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất.

- Sự ủng hộ, hỗ trợ khác của cộng đồng, đoàn thể và chính quyền.

 Tất cả những điều này sẽ trở thành cơ sở để nhân viên xã hội quyết định

có thành lập nhóm hay không.

1.2.2 Vận dụng vào nhóm phụ nữ bị bạo hành.

a Đánh giá khả năng tài trợ hoạt động nhóm:

Trang 3

Mục đích hỗ trợ nhóm phụ nữ bị bạo hành là: Nâng cao sự hiểu biết của từng thành viên về bạo lực trong gia đình đối với người phụ nữ; và học cách phòng tránh việc bị bạo hành.

Đánh giá khả năng tài trợ:

- Phòng Tham vấn - Ngôi nhà bình yên của Trung tâm Phụ nữ và phát triển,

Tầng 4, nhà B, số 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; ĐT: 04.3728.0963

Số ĐT liên hệ khẩn cấp: 0946.833.380; 0946.833.384

- Tổ chức phát triển Sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng – LIGHT Địa chỉ: Số 4

tòa nhà A2, Nguyễn Khánh Toàn, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04

62626262 và 04 62696269

- Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng

(CEFACOM) Địa chỉ: Số 12, ngách 31/131, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại nóng: (04) 6201 00 75

- Viện Sức khỏe Sinh sản và Gia đình (RaFH) Địa chỉ: 63/35 Cát Linh -

Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: 04 38430447

- Tư vấn Tình cảm Linh Tâm Điện thoại: 04 7560869 Đường dây tư vấn

24/24: 1900 5858 30 Địa chỉ hỗ trợ của mạng lưới các tổ chức hoạt động phòng chống bạo lực gia đình (Dovipnet)

- Một số chuyên gia về Giới và Bạo lực gia đình

- Luật sư

b Đánh giá khả năng tham gia của các thành viên.

Dự kiến các thành viên tương lai của nhóm là những phụ nữ bị bạo hành

có địa chỉ sinh sống ở nội thành Hà Nội, chưa có nhiều hiểu biết về bạo lực gia đình, cũng như chưa được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp khi bị bạo hành

Nhóm sẽ có khoảng 10 thành viên có mong muốn tham gia vào nhóm và

có đủ điều kiện tham gia Tiến hành gặp gỡ trực tiếp từng thân chủ để đánh giá nhucầu, mục tiêu tham gia nhóm

Xác định những khó khăn khách quan có thể gặp phải:

- Không có phương tiện đi lại.

- Không có thời gian để tham gia những buổi sinh hoạt nhóm mặc

dù rất muốn

- Thân chủ mong muốn địa điểm tiến hành những buổi sinh hoạt

nhóm cần kín đáo một chút

Trang 4

- Có thân chủ lo lắng việc mình tham gia một nhóm như vậy khi

chồng biết sẽ càng ghét bỏ và cấm cản không cho đi

Dựa vào những khó khăn này, nhân viên xã hội, tìm biện pháp khắc phục,

ví dụ cung cấp tiền hỗ trợ thân chủ đi xe bus đến nơi họp nhóm, hoặc xây dựng những buổi sinh hoạt nhóm vào thời gian thích hợp hơn, nhờ sự can thiệp của một

số tổ chức để tháo bỏ những rào cản khi thân chủ muốn tham gia nhóm

c Đánh giá khả năng các nguồn lực khác.

- Chính quyền địa phương: Huy động sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn

thể:

+ Hội Phụ nữ

+ Đoàn thanh niên

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường,…

- Cộng đồng:

+ Huy động sự giúp đỡ của hàng xóm láng giềng: Để khai thác thông tin của thân chủ, cũng như giúp đỡ khi cần thiết

+ Đóng góp về kinh phí

- Gia đình: Ông bài ngoại, anh chị em,…

- Sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm, các tổ chức, đơn vị kinh doanh để cóthêm kinh phí duy trì hoạt động nhóm

 Dựa trên mục tiêu, nhu cầu của nhóm và ý muốn cũng như điều kiện củatừng thành viên, nhân viên xã hội sẽ điều phối sao cho phù hợp, để tạo cơ hội cho từng thành viên đạt được mong muốn của mình cũng như giúp cho cả nhóm phát triển

Trang 5

- Có rất nhiều phương pháp và cách thức tuyển chọn các thành viên trong nhóm:

√ Thứ nhất,có thể do NVXH liên hệ trực tiếp với những thành viên tương lai của nhóm

√ Thứ 2,qua gửi thư ,gửi thông báo

√ Thứ 3,là thông qua phương tiện thông tin đại chúng

VD: 1 số loại hình nhóm nhiệm vụ or nhóm giáo dục và phát triển thì có thể thông

báo rộng rãi trên báo tivi…

b.Áp dụng:

- NVXH có thể liên hệ với một vài trung tâm phụ nữ và phát triển, trung tâm hỗ trợ và tư vấn về bạo lực gia đình

Vd: mô hình ngôi nhà bình yên cho phụ nữ bị bạo hành

- NVXH có thể gặp các trường hợp này ngoài cuộc sống,or do người quen của TC giới thiệu đến hoặc do trường hợp được cơ quan địa phương giới thiệu đến

- Có thể chính TC ( Người phụ nữ bị bạo hành tìm đến) khi họ được giới thiệu hay qua các trang mạng,báo ,công nghệ thông tin …

1.3.2.Thành phần nhóm.

a Lý thuyết.

Để NVXH tuyển chọn thành phần nhóm phải dựa trên những nguyên tắc sau:

- Thứ nhất,tính đồng nhất của nhóm:các thành viên trong nhóm có cùng mục tiêu tương đối nhất quán khi tham gia hoạt động trong nhóm và 1 số đặc điểm tính cách tương đồng ,phù hợp với loại hình nhóm trị liệu,hỗ trợ

- Thứ 2,những thành viên trong nhóm cần có sự đa dạng về những kỹ năng ứng phó,trải nghiệm,kiến thức vè cuộc sống

VD: Trong nhóm phát triển cho những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình trải nghiệm cuộc sống ,kinh nghiệm tự bảo vệ với những hành vi bị bạo lực……… càng phong phú thì càng giúp nhiều các thành viên học được nhiều bài học cuộc sống và thực tiễn của nhau

Trang 6

- Thứ 3,chú ý đến tính đa dạng về cơ cấu những kỹ năng ,hiểu biết và hoàn cảnh của thành viên Tuyển chọn thành viên trong nhóm có khả năng đáp ứng nhu cầu của các thành viên khác và cũng có thể phấn đấu đạt được những mục đích củanhóm.

=>Tuyển chọn TV nhóm căn cứ vào loại hình của nhóm.

b Áp dụng.

- Những người phụ nữ họ bị bạo lực thì mục tiêu của họ là làm sao phòng chống hay chấm dứt được tình trạng đó ,họ muốn có được cuộc sống gia đình hạnh phúc

để nuôi dạy con cái

=> mục tiêu tương đồng nhất quán

- Những người phụ nữ họ cần có sự đa dạng về kỹ năng sống ,kinh nghiệm,trải nghiệm

Các kỹ năng phòng chống bạo lực,tự bảo vệ bản thân ,tổ chức kế hoạch gia đình.kỹnăng chăm sóc chồng con,hay kỹ năng đối nhân xử thế…

- Họ đã từng trải qua tình trạng bị bạo lực hay đang có nguy cơ bị bạo lực để cùng tìm ra cách phòng chống như thế nào

- Nhiều chị em trong nhóm biết sẽ chia sẻ cho nhau những trải nghiệm và cách phòng của mình ,nhiều người chia sẻ thì sẽ có nhiều kinh nghiệm sáng tạo hơn

VD: sẽ làm gì và nói gì hay là phản ứng như thế nào khi bị chồng bạo lực

- Tuyển chọn những người phụ nữ muốn giao tiếp với các thành viên khác trong nhóm,chấp hành hành vi của các TV khác,hòa đồng cùng các chị em khác tuy rằng có sự chênh lệch về tuổi tác,quan điểm,hay vị thế xã hội và có động cơ đóng góp tích cực trong nhóm…

1.3 3 Quy mô thành viên nhóm.

a Lý thuyết

- Căn cứ vào mục tiêu của nhóm và đặc điểm của những TV trong nhóm

Trang 7

- Có thể quyết định số lượng thành viên theo loại hình nhóm CTXH

VD: + Nhóm nhiệm vụ:xác định cần bao nhiêu thành viên thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của nhóm

+ Nhóm trị liệu thì số TV lí tưởng là 7 thành viên

+ Nhóm phát triển tối đa có thể lên tới 15 TV

b Vận dụng.

- Nhóm phụ nữ bị bạo hành thuộc nhóm can thiệp ( nhóm hỗ trợ và giáo dục) NVHX phải cân nhắc đánh giá số lượng TV theo mục đích ,nhu cầu và phải yêu cầu họ theo từ đầu đến cuối quá trình và tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, chia

sẻ kinh nghiệm các kỹ năng phòng chống bạo lực ,và bảo đảm an toàn cho phụ nữ

bị bạo hành……

- Nhóm phụ nữ bị bạo hành thì số lượng TV không quá đông cũng không quá ít để tiện cho quá trình chia sẻ kinh nghiệm,trải kiệm,kiến thức ,kỹ năng của mình và sự tương tác tích cực của các TV trong nhóm

=>quy mô thành viên nhóm cũng dựa vào loại hình nhóm

Dựa vào mục đích của nhóm, để các thành viên có thể dễ dàng trao đổi và chia sẻ những kiến thức kinh nghiệm của mình chúng em lựa chọn số lượng thành viên từ 5-7 người

1.4 Định hướng cho các thành viên trong nhóm.

1.4.1 Thông tin về nhóm và tiến trình hoạt động nhóm.

Trang 8

Trình bày thông tin về nhóm.

+ Cho xem cách thức hoạt động của các nhóm trước đây qua video ( nếu có

- Vận dụng.

Trang 9

+ Thời gian diễn ra: Sau khi các thành viên trong nhóm phu nữ bị bạo hành

có đủ thành viên ban đầu, có 1 buổi gặp mặt vào ngày hôm sau Ngày…

tháng năm tại… vào lúc… để được định hướng ban đầu

+ Mục đích nhóm:

- Là nới chia sẻ tâm tư, tình cảm, những câu chuyện có thật của tất cả các thành viên Đó có thể là những bài học kinh nghiệm cho các thành viên còn lại, và được nghe những lời khuyên từ mọi ngừoi

- Nắm rõ về các thông tin về bạo hành, luật bạo hành gia đình, cách xử lí Kết nối với các trung tâm trợ giúp…

- Đánh giá lại nhu cầu.

Xác định rõ thân chủ đã đủ điều kiện và sẵn sàng gia nhập nhóm hay chưa

Về mục đích nhóm có phù hợp với mục đích bản thân Từ đó quyết định chính thức

về việc tham gia nhóm

1.5 Chuẩn bị môi trường

Trang 10

- Không gian sinh hoạt có ảnh hưởng rất nhiều đến sự năng động và tham gia của các thành viên vào các hoạt động của nhóm Với những căn phòng nhỏ sẽ tang cường sự gần gũi, giảm cảm giác tách biệt, tạo cảm giác an toàn ấm cúng Những căn phòng thế này phù hợp vs những nhóm trị liệu mà thành viên nhóm đã trải qua những sang trấn về tâm lý hay những khủng hoảng đã trải qua thời kỳ khó khăn, bị tách biệt, cô lập và thu mình Còn đối vs những căn phòng rộng sẽ rất phù hợp vs thân chủ là trẻ em,người khuyết tật…vì trẻ em cần khoảng rộng để chạy nhảy, hoạt động , vui chơi tham gia các hoạt động, còn đối vs người khuyết tật vận động họ cần phải dung xe lăn nên cũng phải cần có khoảng không gian rộng để họ

dễ di chuyển trong căn phòng

- Tại địa điểm họp, khi chuẩn bi NVXH cần lưu ý đến sự bố trí, sắp xếp các

đồ đạc trong phòng như loại ghế ngồi, đèn, trang trí làm thế nào để thân chủ cảm nhận được sự thoải mái, an toàn,ấm cúng và thân thiện

=>Như vậy, việc chuẩn bị địa điểm họp cần chú ý đến sự tiện lợi dễ đến và

về, phòng họp cả kích cỡ và sắp xếp đồ đạc bên trong để đảm bảo an toàn, tiện lợi

và tạo bầu không khí an toàn, thoải mái và ấm cúng

1.5.2.Chuẩn bị kế hoạch tài chính

- NVXH cần có kế hoach chuẩn bị các nguồn hỗ trợ tài chính cho những hoạt động bắt buộc phải có một khoản kinh phí nhất định thì mới thực hiện được

Ví dụ như phô tô tài liệu, văn phòng phẩm cho các buổi sinh hoạt,…

- Để thực hiện được việc này một cách chính xác, NVXH phải xác định được khoản kinh phí cần có để thực hiện các hoạt động của nhóm

- Kinh phí có thể do các thành viên trong nhóm đóng góp hoặc tìm kiếm nguồn tài trợ từ các nhà tài trợ,…

*Vận dụng:

- Chuẩn bị cơ sở vật chất:

+ Phòng sinh hoạt: nhỏ vừa phải, sạch sẽ, thoáng đãng Trang trí phòng bằng các hình ảnh hoặc các bức tranh và sắp xếp các vật dụng một cách hợp lý tạo cảm giác, thoải mái, ấm cúng, thân thiện để thân chủ dễ dàng chia sẻ, trao đổi với nhau

về các hoàn cảnh, vấn đề mà họ đang gặp phải

Trang 11

+ Ghế ngồi: sắp xếp ghế ngồi theo vòng tròn

3 Mục đích của nhóm:

- Cung cấp kiến thức về vấn đề bạo hành gia đình đối với phụ nữ

- Chia sẻ kỹ năng phòng tránh bạo hành

- Cung cấp một số địa chỉ trợ giúp khi gặp tình huống khẩn cấp

- Tạo ra môi trường thoải mái, các thành viên cùng nhau chia sẻ, giải tỏa những khó khăn trong cuộc sống

4 Tại sao lại cần thành lập nhóm:

Do có những phụ nữ đã nhiều năm chung sống với việc mình bị bạo hành mà chưa

có được sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức nào Họ chưa có những hiểu biết cụ thể về hành vi bạo hành, thiếu kỹ năng phòng tránh bạo hành, nên thành lập nhóm này để

Trang 12

tạo ra môi trường vừa học hỏi, vừa chia sẻ, vừa giúp họ vui vẻ, lạc quan, tự tin hơn.

5 Những giả thuyết đằng sau đề xuất là gì?

- Số lượng thành viên đến tham dự nhóm không đủ

- Lo ngại bị chồng bạo hành khi biết tham gia nhóm

- Các thành viên không chia sẻ vấn đề, cũng như kinh nghiệm của mình

6 Ai sẽ là người lãnh đạo nhóm? Người lãnh đạo nhóm cần có những nhu cầu, phẩm chất gì?

Khi mới thành lập, nhân viên CTXH sẽ là người lãnh đạo, khi mọi người đã hiểu nhau hơn, nhân viên CTXH sẽ trao quyền trưởng nhóm cho người có đủ phẩm chất

và năng lực

Người lãnh đạo nhóm cần có:

- Thân thiện với tất cả các thành viên nhóm

- Biết cách tạo ra không khí thoải mái, điều phối nhóm hiệu quả để mỗi thành viên tự tin chia sẻ vấn đề gặp phải

- Biết cách xử lý khi mâu thuẫn nhóm xảy ra

- Có thái độ tích cực đối với mục tiêu chung của cả nhóm

7 Quá trình đánh giá và tuyển thành viên nhóm:

Nhân viên xã hội tiến hành thiết lập mục tiêu của nhóm và nhờ sự giúp đỡ của ban ngành chức năng, tuyên truyền về hoạt động của nhóm để tuyển thành viên, hoặc dựa vào sự giới thiệu của các tổ chức chuyên môn

Đánh giá nhu cầu của từng thành viên, thông qua hồ sơ, những trao đổi trực tiếp với thân chủ, thông tin từ nhiều phía khác: Hội phụ nữ, hàng xóm,…

8 Nhóm có khoảng 5-7 thành viên Gặp gỡ 1 tuần 1 lần, tại một căn nhà yên tĩnh, không quá gần, cũng không quá xa nhà của các thành viên

9 Các thành viên tương lai của nhóm được cung cấp mục tiêu của nhóm để xem xét xem mình có thấy cần thiết và có đủ thời gian để tham gia hay không Thấy

Trang 13

mình có khả năng giúp cho nhóm phát triển không? Xem xét khi tham gia nhóm liệu vấn đề của mình có được giải quyết hay không để đưa ra quyết định.

Nhóm cần thiết có những quy định sau:

- Thời gian: 2 giờ chiều ngày chủ nhật hàng tuần

- Tham gia đầy đủ, đúng giờ

- Tích cực thể hiện suy nghĩ của mình

- Không sử dụng điện thoại trong phòng

- Khi có người nói phải có người nghe

- Tôn trọng các thành viên khác

- Tích cực đóng góp ý kiến để nhóm ngày càng phát triển

10 Kết cấu nhóm:

- Sự tương tác giữa các thành viên

- Nguồn lực cũng như uy tín có sẵn trong việc tham gia nhóm

- Các thành viên được bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình

- Các thành viên tham gia tích cực đúng giờ

Sử dụng những kĩ thuật để duy trì kết cấu nhóm: tương tác nhóm, năng động nhóm, chuẩn mực nhóm, văn hóa nhóm

11 Để kiểm soát những rủi ro có thể xảy ra do một số thành viên gây nên cần

có những quy định, nguyên tắc do chính thành viên xây dựng ,có thưởng phạt cáchthức cảnh báo về những rủi ro là nhắc nhở họ

12 Cách thức đánh giá kế hoạch dựa vào kết quả nhóm đạt được, sự tham giacủa các thành viên

13 Những chủ đề sẽ được khám phá trong nhóm:

- Bạo lực gia đình

- Những tình huống phòng tránh bạo lực gia đình

- Cách thể hiện cảm xúc, quan điểm

- Tìm kiếm điểm mạnh của bản thân

14 Vai trò của người lãnh đạo trong mỗi giai đoạn:

- Giai đoạn mới thành lập nhóm:

+ Nhân viên CTXH giữ vai trò là người trưởng nhóm, thực hiện việc điều phối, quản lý nhóm, tìm kiếm người có đủ năng lực để làm trưởng nhóm

- Giai đoạn 2 Khi nhóm đi vào hoạt động, có trưởng nhóm

+ Người trưởng nhóm phải luôn biết điều hòa các mối quan hệ giữa các thành viên

Trang 14

+ Tìm hiểu những khó khăn mà mỗi thành viên gặp phải.

+ Luôn khích lệ mọi người chia sẻ ý kiến, quan điểm

GIAI ĐOẠN 2 GIAI ĐOẠN NHÓM BẮT ĐẦU HOẠT ĐỘNG

2.1 Các hoạt động trong giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động.

2.1.1 Giới thiệu các thành viên trong nhóm:

Lý thuyết:

- Để nhóm có thể bắt đầu sinh hoạt, công việc đầu tiên NVXH cần hướng dẫn các thành viên nhóm thực hiện là giới thiệu các thành viên với nhau và với nhóm

- Việc này giúp các thành viên biết sơ qua về nhau, chia sẻ những quan tâm chung

và bắt đầu tạo dựng sự tin cậy

- NVXH cần phải xem xét nội cần giới thiệu và lựa chọn cách thức giới thiệu phù hợp với thân chủ và bối cảnh của nhóm

- NVXH cần giới thiệu về mình một cách cởi mở và trình bày cụ thể hơn về mục đích hỗ trợ của nhóm và nhiệm vụ của mình  Giúp các thành viên hiểu rõ mục đích hỗ trợ và động cơ giúp đỡ của nhà chuyên môn CTXH; giảm những hoài nghi,

lo lắng và e ngại về những vấn đề họ đang đối mặt

a Những nội dung cần giới thiệu:

- Những thông tin chung về cá nhân

- Nói về những nhu cầu, mong muốn cá nhân khi đến với nhóm

- Chú ý, những thông tin đem ra giới thiệu cần có điểm tương đồng vì phần giới thiệu là sự khởi đầu cho sự tương tác đầu tiên của nhóm

 Giúp các thành viên trong nhóm sẽ phần nào xóa bỏ được những cảm giác cô đơn và có được cảm giác được hỗ trợ thông qua sự cởi mở, thân thiện ban đầu này

b Cách thức giới thiệu các thành viên trong nhóm

Trang 15

- Cách 1: Cả nhóm ngồi thành hình tròn và NVXH tự đứng lên giới thiệu mình làmmẫu trước sau đó thỏa thuận dành quyền tự giới thiệu cho các thành viên giới thiệu

về mình NVXH hỏi ý kiến các thành viên nên bắt đầu từ đâu

Để tạo không khí có thể thỏa thuận là cả nhóm sẽ vỗ tay

Trong cách này phần giới thiệu của NVXH là rất quan trọng vì là người làm mẫu

NVXH luôn chú ý đến việc duy trì sự tự nhiên và bầu không khí ấm áp, không nen gây áp lực căng thẳng cho các thành viên trong nhóm

- Cách 2: Chia nhóm theo cách là đếm hoặc chuẩn bị một số câu thơ, ngạn ngữ dân gian cắt ra thành các phần phân chia khác nhau để mỗi thành viên nhặt một mảnh giấy, ghép lại và tìm các thành viên trong nhóm của mình Sau đó tụ họplại làm quen, bàn về nội dung cần giới thiệu và sau đó giới thiệu về nhóm nhỏ của mình trước toàn nhóm  Có thể đem lại sự hứng khởi và gắn kết ban đầu giữa một số thành viên trong nhóm

- Cách 3: NVXH hoặc trưởng nhóm tạm thời sẽ đứng lên giới thiệu các thành viên  Không hay, các thành viên nhms có thể có cảm giác không được chia sẻ

và trách nhiệm dồn hết lên một người giới thiệu

- Chú ý:

+ Quan sát và động viên tất cả các thành viên làm quen với nhau kể các thành viên đã quen nhau từ trước hay thành viên lạ để tránh việc có một số thành viên đã quen nhau từ trước đến nay gặp nhau ở nhóm hình thành riêng và không giao tiếp với các thành viên khác

+ NVXH cần dành một khoảng thời gian nhất định để xây dựng lòng tin và thiết lập quan hệ với nhóm

Trang 16

Mục đích đưa ra cần ngắn gọn, ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ và lưu ý nên đượcdiễn đạt một cách tích cực Việc trình bày mục đích theo hướng tích cực dễ thuyết phục các thành viên trong nhóm và có ảnh hưởng tâm lý nhất định đến hi vọng và niềm tin của thân chủ Mục đích không nên xoáy sâu vào những lo lắng và những vấn đè của các thành viên mà nên thể hiện những thành quả có thể đạt được

Bên cạnh đó để cho mục đích bao hàm được những mục tiêu của các thnahf viên trong nhóm, các thể hiện mục đích phải rộng và bao quát Dựa vào những đánh giá và xác định vấn đề của các thành viên trong nhóm NVXH phải kết hợp với những điểm chung trong mục tiêu của các thành viên trong nhóm và đảm bảo

sự hài hòa với mục đích của cơ quan hay tổ chức quản lí Với các nhóm can thiệp, khi xây dựng mục đích cần căn cứ vào những đánh giá có được từ những tiếp xúc ban đầu với các thành viên ở giai đoạn chuẩn bị và những điều kiện có thể có được

để hỗ trợ Với nhóm nhiệm vụ, mục đích được xác định dựa trên liên hệ với sự thay đổi nhóm với tổ chức tài trợ và năng lực của các thành viên NVXH có thể bổ sung thông tin mô tả về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức tài trợ hoặc không thể được cung cấp

2.1.3.Xây dựng mục tiêu nhóm

Lý thuyết:

Trên cơ sở các thành viên nhóm đã nắm rõ được mục đích hỗ trợ nhóm, NVXH điều phối các thành viên xây dựng các thành viên xây dựng các mục tiêu cụthể của nhóm

-Mục tiêu cụ thể chính là từng kết quả cần đạt được trong một thời gian nhất định để hướng tới mục đích của nhóm

-Khi xây dựng mục tiêu,NVXH đóng vai trò là người điều phối và để các thành viên nhóm dưới sự chỉ đạo của trưởng nhóm dưới sự chỉ đạo của trưởng nhóm (khi có nhóm trưởng) chủ động xây dựng.Vì hơn ai hết các thành viên trong nhóm là người hiểu mình, những vấn đề của mình và khả năng có thể thực hiện được các mục tiêu như thế nào.NVXH chỉ giúp họ nhìn nhận, suy nghĩ và xem xét xem các mục tiêu họ đưa ra có thực sự đáp ứng với nhu cầu, khả năng thực hiện và điều kiện thực hiện không

-Mục tiêu của các cá nhân trong nhóm được đưa ra dựa trên quan điểm vàcách nhìn nhận của các cá nhân các thành viên trong nhóm về những vấn đề nào ảnh hưởng đến họ và những thành viên khác của nhóm

Trang 17

-Tóm lại, các mục tiêu cụ thể là kết quả của hoạt động nào đó cần đạt

được trong thời gian nhất định nhằm hoàn thành mục đích Việc xây dựng các mụctiêu cụ thể càng rõ rang và dễ đo lường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giákết quả các hoạt động của nhóm

Vận dụng xây dựng mục đích và mục tiêu cho nhóm phụ nữ bị bạo hành gia đình.

Nguồnlực

Kết quả mong đợi

-Tham vấn nhóm

2 buổi -Chuyên

gia tâm lý

-Tất cả các thànhviên-NVXH

Trung tâm tâm lý

Tâm lý các thành viên ổn định, không còn lo lắng, khủng hoảng

2 Kiểm tra,

chăm sóc

sức khỏe

Khám sức khỏe cho các thành viên

2 buổi -Bác sỹ

-Các thành viên trong nhóm

Sức khỏe của các thành viên

ổn định,các vết thương do

bị bạo hành đãlành lặn

3 Cung cấp

kiến thức

-Phát các sách báo, tài liệu liên quan

3 buổi Tất cả

các thành

Do các

Các thành viên có được

Trang 18

về bạo

lực gia

đình

đến quyền lợi mà các thành viên được hưởng.Ví dụ như:

+Quyền con người

+Luật hôn nhân và gia đình

+Luật phòng chống bạo lực gia đình

-Giao cho các thành viên chuẩn bi trước

ở nhà

viên trong nhóm

thành viên đóng góp

kiến thức về bạo lực gia đình

5 buổi Tất cả

các thànhviên trong nhóm và NVXH

Các thành viên tự tin, có thể linh hoạt

xử lý trong những tình huống khẩn cấp

2.1.4 Thảo luận đưa ra nguyên tắc bảo mật thông tin của nhóm

Lý thuyết:

Bảo mật thông tin là nguyên tắc làm việc tối quan trọng trong quá trình tác nghiệp của người NVXH Trong quá trình hỗ trợ thân chủ thông qua các hoạt độngnhóm, NVXH không những phải luôn luôn ý thức được nguyên tắc mà còn giúp cho các thành viên trong nhóm hiểu và tuân thủ những quy định về bảo mật thông tin Những quy định về bảo mật thông tin này sẽ được các thành viên nhóm thảo luận và thống nhất

Ngay ở giai đoạn đầu, NVXH định hướng cho các thành viên thảo luận về vấn đề bảo mật thông tin và những quy định về bảo mật thông tin của nhóm để

tránh thông tin bị tiết lộ ra ngoài gây bất lợi cho thân chủ

Trang 19

Người NVXH bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi tốt nhất của thân chủ cũng cần thực hiện những quy định bắt buộc của nghề nghiệp và luật pháp Đơn cử như NVXH có thể phải chia sẻ thông tin với người quản lý chuyên môn và đồng nghiệptrong các buổi hội thảo can thiệp hay cung cấp thông tin cho tòa án, viện kiểm soát nếu như có yêu cầu thì NVXH phải giải thích rõ cho các thành viên trong nhóm về những hạn chế của bản thân trong việc bảo mật thông tin Bản thân NVXH cũng nắm rõ chỉ lúc nào thì mới phải cung cấp thông tin và cung cấp cho ai.

Nguyên tắc bảo mật thông tin và những quy định của nhóm về bảo mật thông tin là chỉ được đề cập đến trong giai đoạn bắt đầu này mà còn luôn được nhắc nhở và thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của nhóm và trong nhiều trường hợp ngay cả khi nhóm đã kết thúc, những thông tin lưu trữ hồ sơ không được tiết lộ

Vận dụng:

Mỗi thành viên trong nhóm tự đưa ra nguyên tắc bảo mật thông tin, mỗi người đóng góp một ý kiến, NVXH thống nhất

+ Không tiết lộ thông tin của nhóm ra bên ngoài

+ Không để cho người khác biết địa điểm, thời gian, nội dung sinh hoạt của nhóm

(Trong trường hợp các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin về nhóm, NVXHhỏi ý kiến các thành viên và giải thích để mọi người hiểu rõ)

2.1.5 Định hướng phát triển của nhóm

Lý thuyết:

Có 2 cách thức chủ yếu để định hướng phát triển nhóm trong giai đoạn này:

+ Nhân viên xã hội không cần hoặc dành ít thời gian cho công việc định hướng nhóm

+ Sử dụng các kỹ thuật để hướng dẫn, định hướng nhóm trong việc kiểm soát cáchành động nhóm

*** Cách thức 1:

- Để các thành viên tự do tranh luận xác định mục đích và các mục tiêu của nhóm

- Áp dụng với nhóm thử nghiệm ( T- group ) và nhóm phát triển

- Ưu điểm: Khuyến khích các thành viên học hỏi về động năng nhóm và các loại hình tương tác giữa các cá nhân

Trang 20

- Khuyết điểm: Quá trình để nhóm tự tranh luận có thể làm cho nhóm dễ căng thẳng và bùng nổ

*** Cách thức 2”

- Đây là cách tiếp cận nhân văn của Glassman và Kate (1990)

- Sử dụng kĩ thuật “ Hình thành tiến trình tương tác và tự bộc lộ của các thành viêntrong nhóm’

- Không nên ép buộc và kiểm soát các thành viên trong nhóm

- Ưu điểm: Việc sử dụng hình thức nhóm có định hướng tổ chức trước và giới hạn thời gian rất hữu ích và hay được sử dụng trong việc lên kế hoạch trước buổi sinh hoạt nhóm

 Nhân viên xã hội có trách nhiệm lớn hơn trong việc xác định mục đích và mục tiêu của nhóm và cách thức thực hiện các công việc của nhóm

có trách nhiệm lớn trong việc xác định mục đích nhóm

- Khách quan nhất đưa ra mục tiêu nào là quan trọng nhất và đưa ra ý kiến với các thành viên

- Các thành viên có thể tương tác và nêu ra ý kiến cá nhân của mình

- Tất cả buổi sinh hoạt bám sát mục tiêu, định hướng ban đầu

2.1.6 Thỏa thuận các công việc của nhóm.

Trang 21

- Ở giai đoạn này, tập trung vào những thỏa thuận về trách nhiệm, phản ứng công việc, những quy định cụ thể giữa nhân viên xã hội các thành viên nhóm Các thỏa thuận của nhóm phải được căn cứ vào mục đích, mục tiêu và lợi ích tổng thể của nhóm.

- Thỏa thuận đầu tiên là thỏa thuận giữa nhóm và tổ chức

+ Nhằm vào các quy định, quy trình hoạt động nhóm nhằm đáp ứng và phù hợp với cơ quan, tổ chức tài trợ

+ Nêu rõ những điều khoản các bên tham gia là nhóm và tổ chức cần có trách nhiệm thực hiện

Vận dụng

- Về phía nhóm:

+ Nhóm phải tổ chức sinh hoạt đều đặn, nghiêm túc

+ Các thành viên trong nhóm tích cực tiếp nhận kiến thức, có khó khăn gì phải chia sẻ với nhau và với NVXH để dễ dàng giải quyết

+ Không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của các tổ chức

- Thỏa thuận giữa nhóm và NVXH

+ Quy định về trách nhiệm, vai trò của NVXH với nhóm

+ Và những quy định về nguyên tắc các thành viên nhóm cần thực hiện với NVXH

+ Gần gũi, tình cảm, thân thiện với các thành viên

+ Làm đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình

+ Dẫn dắt nhóm phát triển

Trang 22

- Thỏa thuận giữa các nhóm và các thành viên nhóm với nhau.

+ Là những quy định về cách giao tiếp, ứng xử, tham gia hoạt động trong nhóm các thành viên thảo luận và thống nhất đưa ra

+ Thỏa thuận về trách nhiệm của từng thành viên trong việc thu thập thông tin, tìm kiếm các nguồn lực của các thành viên nhóm nhiệm vụ với nhóm để tiến tới đạt được mục tiêu của nhóm

- Thỏa thuận cần đưa ra càng cụ thể càng tốt Nhóm có thể đưa ra những thỏa thuận về hình thức khen thưởng hoặc phải rút kinh nghiệm nếu có nhưng vi phạm thỏa thuận đã được thống nhất

Vận dụng.

- Các thành viên trong nhóm phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau

- Chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống

- Các thành viên tham gia hoạt động của nhóm đầy đủ, đúng giờ, có trách nhiệm và tích cực

2.1.7.Dự đoán về những khó khăn , cản trở

Lý thuyết:

Hoạt động cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng góp phần thành công của tiến trình nhóm là việc nhân viên công tác xã hội cùng các thành viên trong nhóm

dự đoán được những khó khăn, cản trở nhóm đạt được mục tiêu

Trước hết NVXH đề nghị các thành viên thảo luận, liệt kê những khó khăn họ sẽ gặp phải

Toseland đưa ra bài tập tưởng tượng giúp nhóm có thể thực hiện bài tập này một cách dễ dàng Trong bài tập này các thành viên nhóm sẽ tưởng tượng xem họ thế nào khi kết thúc nhóm và đạt được mục đích

Sau khi chia sẻ về những khó khăn thuận lợi, NVXH điều phối thảo luận làm thế nào để vượt qua những khó khăn

Đây là giai đoạn phát triển nhóm thông thường, các thành viên phải vượt qua giai đoạn sóng gió để bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ ở giai đoạn tiếp theo

Trang 23

Nhiệm vụ trọng tâm của NVXH trong giai đoạn này là điều phối hướng dẫn nhóm đảm bảo phát triển theo hướng cộng tác thống nhất và đưa nhóm vào quỹ đạo để chuẩn bị cho giai đoạn can thiệp thực hiện nhiệm vụ.

Ví dụ: mỗi thành viên đưa ra những khó khăn mà cho rằng mình sẽ gặp phải trong

tiến trình

- Chị A sợ rằng sẽ k thể tiếp tục lâu dài Vì sợ rằng ông chồng sẽ gây khó khăn nếu biết

- Chị B sợ rằng k có đủ niềm tin vào tiến trình nhóm

- Một số thành viên khác lại sợ hãi, nếu làm chuyện gì khác lạ, có thể khiến

họ bị bạo hành hơn Hoặc là tự ti sợ hãi khi chia sẻ câu chuyện của họ cho ng khác biết

- Các thành viên phải kiên trì và có lòng tin với nhóm thì nhóm mới có thể đưa đến những giải pháp phù hợp, mới có thể thấy hiệu quả từ nhóm mang lại

- Nvxh khích lệ các thành viên thảo luận về những thay đổi các thành viên sẽ

có kiến thức pháp luật về gia đình và hôn nhân Những kỹ năng chăm sóc gia đình được chia sẻ từ những thành viên, tìm được niềm vui khi được chia sẻ nỗi lòng và những người cùng hoàn cảnh……

2.2 Một số yêu cầu đối với NVXH.

2.2.1 Khích lệ động cơ các thành viên thực hiện mục tiêu đề ra

Lý thuyết :

Động cơ được xem xét là mục đích chung,mục đích cuối cùng của hoạt động Nó tồn tại ở dạng tinh thần bên trong chủ thể hay bên ngoài mang hình thức vật chất, hiện thực bên ngoài Động cơ có vai trò quan trọng trông việc thúc đẩy hoạt động

để thực hiện mục đích và mục tiêu đề ra Như vậy, ngay ở giai đoạn ban đầu khi các thành viên còn có nhiều bỡ ngỡ, có nghi hoặc về nhóm và những lợi ích của nhóm đem lại cho mình, NVXH cần có hoạt động nhằm thúc đẩy động cơ của các thành viên Đây là vai trò hướng vào việc xử lý những đối kháng và dao động ban đầu để tránh làm ảnh hưởng đến các thành viên khác, để cách thành viên hiểu và cóđộng cơ phấn đấu

Để làm tăng cường những giao tiếp thẳng thắn, NVXH có thể làm 1 số hoạt động như sau:

Trang 24

- Xử lý những đề xuất và ý kiến của các thành viên 1 cách tôn trọng, k được

bỏ qua hoặc phớt lờ những gì mà thành viên nhóm chia sẻ

- Biết liên kết những ý tưởng của các thành viên với những mục đích và mục tiêu nhóm

- Xác định và lồng ghép những thông tin phù hợp trong ý kiến của các thành viên vào các chủ đề nhóm đã thảo luận

- ủng hộ kịp thời những sáng kiến của các tv thể hiện qua sự tán thành

Vận dụng: Trong giai đoạn nhóm mới thành lập, một số thành viên có thể còn

phân vân, do dự, lo lắng liệu nhóm có đạt được mục tiêu, mục đích đề ra không vì trước mắt họ còn rất nhiều những khó khăn gian khổ; thâm chí nghi ngờ về khả năng thực hiện cv của các thành viên khác TH này, NVXH sẽ xây dựng và củng

cố lòng tin cho các thành viên về những thành quả có thể đạt được nếu có sự đồng lòng, dốc sức của tất cả mọi người; Cụ thể:NVXH cùng vs các tv thảo luận và viết

ra giấy những yếu tố thuận lợi và khó khăn gây cản trở mục đích nhóm Sau đó sẽ phân công công việc cụ thể cho từng thành viên để họ có trách nhiệm với công việcmình làm, để họ cảm thấy được mình là một “mắt xích” trong nhóm sẽ thúc đẩy quá trình hoàn thiện cũng như chất lượng công việc

2.2.2 Cân bằng giữa nhiệm vụ , yếu tố tình cảm , xã hội của tiến trình nhóm

Lý thuyết:

Nếu như nhóm chỉ tập trung cao độ vào việc phải hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ , canthiệp mà không giành thời gian để quan tâm đến các yếu tố về xã hội và tình cảm thì nhóm sẽ xảy ra căng thẳng , các thành viên trong nhóm không có cơ hộ để giải tỏa những khúc mắc về tâm tư , tình cảm và xã hội

Nếu nhóm chú trọng vào những hoạt động tương tác về khía cạnh xã hội và tình cảm của các thành viên thì nhóm sẽ gắn bó hơn nhưng như thế thì nhiệm vụ sẽ không được hoàn thành và vấn đề chính ở đó vẫn chưa thể giải quyết được

=>Nhân viên xã hội cần xác định rõ tỷ lệ thời gian giành cho hai nhiệm vụ chính này

Với nhóm can thiệp đặc biệt là can thiệp trị liệu về vấn đề tâm lý , tình cảm ,thì việc giành nhiều thời gian cho việc chia sẻ tâm tư , tình cảm , khía cạnh xã hội là hợp lý

Trang 25

Với nhóm nhiệm vụ , qua nghiên cứu cho thấy khoảng 2/3 tương tác trong nhóm tập trung vào việc phải hoàn thành nhiệm vụ và 1/3 tập trung vào vấn đề tình

cảm , như vậy cho phép giải tỏa căng thẳng và tạo ra sự hỗ trợ

Vận dụng:

Đối với nhóm phụ nữ bị bạo hành , nhân viên xã hội nên giành nhiều thời gian để chia sẻ tâm tư , tình cảm và chú ý đến khía cạnh xã hội.Những phụ nữ bị bạo hành thường có những khúc mắc , khó khăn về mặt tâm lý , cần sự sẻ chia , đồng cảm của những thành viên khác , từ đó họ sẽ thoải mái hơn và dễ dàng hợp tác chia sẻ câu chuyện của bản thân hơn , nhóm hoạt động sẽ dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao,các thành viên trong nhóm sẽ gắn bó , đoàn kết với nhau Tuy nhiên , nếu quá chú trọng về khía cạnh tình cảm xã hội mà quên đi mục đích chính là hỗ trợ cả về mặt tâm lý va sinh lý… nhiệm vụ chính sẽ không được hoàn thành và vấn đề chính vẫn chưa giải quyết được.Do đó , người nhân viên xã hội phải thật sự có kinh nghiệm

và những kỹ năng để làm sao cân bằng được giữa nhiệm vụ , yếu tố tình cảm , xã hội , giúp nhóm phụ nữ bị bạo hành giải quyết được vấn đề đang gặp phải

2.2.3 Giúp các thành viên nhóm cảm nhận họ là một phần của nhóm

Lý thuyết:

a.Tạo cảm giác an toàn,thoải mái trong nhóm

- NVXH hay người trưởng nhóm dưới sự hướng dẫn của NVXH cần tạo niềm tin với các thành viên và giữa các thành viên trong nhóm

- Các thành viên cần tạo lập các mối quan hệ ,tìm hiểu ,chia sẻ thông tin hoàn cảnh

để cảm thông và hiểu nhau hơn

-Cần trang trí phòng họp,sinh hoạt sắp xếp chỗ ngồi địa điểm cho các thành viên sao cho tạo được bầu không khí ấm cúng ,an toàn và thoải mái

- NVXH có thể chia sẻ những thông tin riêng tư hay những trải nghiệm có được có liên quan để bày tỏ sự chân thật,cởi mở và cũng để làm mẫu cho các thành viên khác

b Tìm kiếm sự tương đồng và tôn trọng sự khác biệt giữa các thành viên.

Ngày đăng: 13/08/2019, 22:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w