1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các huyện miền núi tỉnh thanh hóa

187 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 23 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA 2

Trang 1

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHẠM HỮU HÙNG

CHUYÓN DÞCH C¥ CÊU KINH TÕ

ë C¸C HUYÖN MIÒN NóI TØNH THANH HãA

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số : 931 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS Đỗ Văn Nhiệm

2 PGS.TS Đỗ Huy Hà

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nghiên cứu sinh Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,

có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố

Tác giả luận án

Phạm Hữu Hùng

Trang 3

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ

1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến

1.2 Những công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến

1.3 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố

và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 23

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH

TẾ Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA

2.1 Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ

2.2 Quan niệm, nội dung, nhân tố tác động đến chuyển dịch

cơ cấu kinh tế ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa 392.3 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số tỉnh

miền núi phía Bắc và bài học đối với các huyện miền núi

Chương 3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

3.1 Thành tựu, hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở

3.2 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra cần tập

trung giải quyết từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa 107

Chương 4 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU KINH TẾ Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH

4.1 Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các huyện miền

4.2 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các huyện miền

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 155

Trang 4

TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 5

huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2017 81Bảng 3.3 Giá trị, tỷ trọng sản xuất theo ngành kinh tế ở các huyện miền núi

Bảng 3.4 Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp thuần

Bảng 3.5 Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp thuần

Bảng 3.6 Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế ở các huyện

Bảng 3.7 Lao động đang làm việc phân theo loại hình kinh tế ở các huyện

miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2010-2017 92Bảng 3.8 lượng doanh nghiệp ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa giai

Bảmg 3.9 Diện tích nuôi trồng thủy sản tại các huyện miền núi Thanh Hóa

Trang 6

STT Tên hình Trang

Hình 1.1 Cơ cấu của nền kinh tế (yếu tố hình thành và hình thức kết cấu) 30Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế ngành ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa 83Hình 3.2 Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở các huyện

Hình 3.3 Cơ cấu ngành kinh tế các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa năm

Hình 3.4 Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp các huyện miền núi tỉnh

Hình 3.5 Cơ cấu lao động phân theo ngành ở các huyện miền núi tỉnh

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận án

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đượcĐảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam thoát khỏi tìnhtrạng lạc hậu, chậm phát triển, trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại Mụctiêu của quá trình CDCCKT nhằm hướng đến CCKT hợp lý, hiện đại, cho phépphát huy tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế Bởi vậy, CDCCKT có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các huyện miền núitỉnh Thanh Hóa nói riêng Tuy nhiên, quá trình CDCCKT ở các huyện miền núitỉnh Thanh Hóa đã và đang gặp phải những vấn đề quan trọng cần giải quyết

Về lý luận, nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về quá trìnhCDCCKT còn hạn chế nhất định Một số cấp ủy, chính quyền và một bộ phậnkhông nhỏ nhân dân ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa nhận thức chưađúng về bản chất, mục đích, xu hướng, nội dung CDCCKT Điều đó dẫn đến

có hiện tượng ỷ lại, thiếu năng động, sáng tạo trong quá trình chỉ đạo, tổ chứcthực hiện CDCCKT Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và xây dựng

mô hình CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có vị trí, vai trò quan trọng đối với

QP - AN của tỉnh Thanh Hóa Những năm đầu của thế kỷ XX, kinh tế các huyệnmiền núi tỉnh Thanh Hoá trong tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân khókhăn Trước thực tế đó, tỉnh Thanh Hóa đã chủ trương tập trung đầu tư pháttriển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào cácdân tộc trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa Một trong những nộidung được ưu tiên là xây dựng CCKT hợp lý, hiện đại, cho phép phát huy hếttiềm năng, thế mạnh của khu vực Bởi vậy, trong thời gian gầy đây, CCKT ở cáchuyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá, góp phần làm thay đổi bộ mặt KT - XH ở các huyện theo hướngtích cực, đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi từng bước nâng lên, các

Trang 8

lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế bước đầu đạt những thành tựu quan trọng Tuynhiên, tốc độ CDCCKT còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnhcủa khu vực, tiềm ẩn các nguy cơ, rào cản đối với sự phát triển; cách thức sảnxuất phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, hiệu quả vàgiá trị gia tăng của nhiều sản phẩm còn thấp; đời sống nhân dân còn nhiều khókhăn Những hạn chế trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó CCKT lạchậu, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của khu vực là một nguyên nhânquan trọng Bởi lẽ đó, việc nghiên cứu làm sáng tỏ thêm những vấn đề chủ yếu

về lý luận và thực tiễn về CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có ýnghĩa quan trọng để tìm ra các giải pháp bảo đảm sự phát triển của khu vực

Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơbản về lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn và tổng kết đánh giá trên cơ sởkhoa học thực trạng CDCCKT trên địa bàn Xuất phát từ lý do đó, tác giả lựa

chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích

Làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnhThanh Hóa; đề xuất quan điểm và giải pháp CDCCKT ở các huyện miềnnúi tỉnh Thanh Hóa thời gian tới

Nhiệm vụ

Nghiên cứu tổng quan về CCKT và CDCCKT, khái quát hóa nhữngthành công và khoảng trống khoa học của các nghiên cứu về CCKT vàCDCCKT của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Trên cơ sở hệ thống hóa, nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về CDCCKT

ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa; khảo sát kinh nghiệm CDCCKT ở một

số tỉnh miền núi phía Bắc, rút ra bài học kinh nghiệm cho các huyện miền núitỉnh Thanh Hóa

Trang 9

Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân thành tựu và hạn chế củaquá trình CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa thời gian qua; xácđịnh những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết từ thực trạng CDCCKT ở cáchuyện miền núi tỉnh Thanh Hóa thời gian qua.

Đề xuất quan điểm, giải pháp CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnhThanh Hóa thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình CDCCKT

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và

thực tiễn về CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa bao gồmCDCCKT ngành, CDCCKT thành phần và CDCCKT theo vùng lãnh thổ

Phạm vi thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng và khảo sát số liệu từ

năm 2010 đến năm 2017

Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu 11 huyện thuộc khu vực miền

núi Thanh Hóa gồm: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lang Chánh, QuanHóa, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam;chính sách, pháp luật của Nhà nước Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc các kếtquả nghiên cứu đã công bố liên quan đến CCKT và CDCCKT của các nhàkhoa học trong và ngoài nước

Cơ sở thực tiễn

Luận án dựa trên các kết quả của các công trình nghiên cứu về CDCCKT

có liên quan đã được công bố và thông qua điều tra, khảo sát thu thập số liệuthực tế về quá trình CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Trang 10

Số liệu thứ cấp: số liệu báo cáo từ các cơ quan có liên quan của Đảng

và Nhà nước (Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa, Huyện ủy, UBNDcác huyện trong khu vực, các sở, ban ngành có liên quan ); các kết quả đãcông bố của các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và đề tài nghiêncứu khoa học có liên quan

Số liệu sơ cấp: những thông tin, số liệu thu thập thông qua việc đi khảosát thực tế tại các địa phương khu vực miền núi Thanh Hóa

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận chung: Phép biện chứng duy vật được sử dụng trong

suốt quá trình nghiên cứu luận án, nhằm bảo đảm tính lôgíc về nội dung, hìnhthức của luận án Quá trình CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóađược đặt trong mối quan hệ, gắn bó hữu cơ với quá trình phát triển KT-XHcủa tỉnh Thanh Hóa nói chung và tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa nóiriêng Đồng thời, phương pháp này giúp NCS nhận thức, luận giải các mốiquan hệ giữa CCKT với LLSX và cơ sở hạ tầng

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: phương pháp này cho phép

luận án tập trung vào nghiên cứu các vấn đề có tính quy luật, phản ánh bảnchất, nội dung của quá trình CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3 của luận án

Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu

khác nhau về CDCCKT, bằng cách phân chia chúng thành từng bộ phận, từng mặt,từng vấn đề theo nội dung nghiên cứu Trên cơ sở đó, liên kết từng mặt, từng bộphận thông tin từ các nguồn đã thu thập được để tạo ra một hệ thống tri thức đầy đủ,sâu sắc, toàn diện về CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa Phươngpháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 1, chương 2 và chương 4 của luận án

Nhóm phương pháp thống kê - so sánh, lôgíc - lịch sử, quy nạp - diễn dịch, toán học - đồ thị: được sử dụng nghiên cứu chủ yếu về thực trạng

CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa trong chương 3 và một số

Trang 11

nội dung ở chương 2 như: nhân tố tác động và khảo sát kinh nghiệm thực tiễn

về CDCCKT ở một số tỉnh miền núi phía Bắc

Các phương pháp điều tra, khảo sát: các phương pháp này giúp NCS

thu thập số liệu, kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu, nhằm bảo đảm tính khả thicủa luận án và được sử dụng chủ yếu trong quá trình đi nghiên cứu thực tế,thu thập số liệu, kiểm tra, đánh giá luận án Đồng thời, tác giả có sử dụngphương pháp chuyên gia trong quá trình hoàn thiện luận án

5 Những đóng góp mới của luận án

Góp phần hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn liên quanđến CDCCKT; xây dựng được các nội dung, tiêu chí đánh giá CDCCKT ở cáchuyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Chỉ rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra từ thựctrạng CDCCKT các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa trong thời gian gần đây

Đề xuất quan điểm và các giải pháp chủ yếu CDCCKT ở các huyệnmiền núi tỉnh Thanh Hóa

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

có thể được dùng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận

án có kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án

1.1.1. Một số nghiên cứu về cơ cấu kinh tế

E Wesley và F Peterson (1986), Agricultural structure and economic adjustment [123] (Cơ cấu nông nghiệp và sự điều chỉnh nền kinh tế) Trong bài

viết này, các tác giả đã đánh giá những yếu tố góp phần làm thay đổi CCKTnông nghiệp tại Mỹ; mô tả kinh nghiệm của châu Âu trong xây dựng CCKTnông nghiệp, cho rằng phương pháp này không phù hợp đối với Mỹ Bởi lẽ, ở

Mỹ không có chính sách cơ cấu cụ thể tồn tại Trên cơ sở đó, các tác giả chorằng, nước Mỹ nên tập trung vào các phương pháp để giảm bớt chi phí điềuchỉnh CCKT chứ không phải là về những nỗ lực để ngăn chặn biến đổi cơ cấu

Csaba Csaki và Zvi Lerman (2000), Structural Change in the Farming Sectors in Central and Eastern Europe - Lessons for EU Accession[121](Thay

đổi cơ cấu nông nghiệp ở Trung và Đông Âu - Bài học cho các nước mới gianhập Liên minh châu Âu) Theo hai tác giả, để thay đổi cơ cấu nông nghiệpcần thực hiện 3 nội dung chính: (1) Phát triển các cấu trúc trang trại và nănglực cạnh tranh trong nông nghiệp; (2) Luật Đất đai và cơ chế pháp lý cho pháttriển của thị trường đất đai và tái cơ cấu nông trại; (3) Phát triển các dịch vụnông nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh Cuốn sách đã mô tả kinhnghiệm hoạch định chính sách nông nghiệp trong các nước chuyển đổi ởTrung và Đông Âu, xác định giải pháp về cơ chế chính sách, đặc biệt là chínhsách thị trường, đất đai

Robert C.Allen (2000), Economic structure and agricultural productivity in Europe 1300-1800 [137] (Cơ cấu kinh tế và năng suất nông

nghiệp ở Châu Âu 1300-1800) Trong cuốn sách này, Robert C.Allen đã phân

Trang 13

tích khái quát lịch sử kinh tế châu Âu giai đoạn 1300-1800 thông qua phươngpháp định lượng Trên cơ sở sử dụng bộ số liệu về kinh tế của các nước Châu

Âu, tác giả đã phân tích về CCKT nông nghiệp ở các nước hàng đầu Châu Âutrên các mặt: cơ cấu lao động, cơ cấu sản lượng nông nghiệp và năng suất laođộng Vạch rõ xu hướng CDCCKT, đặc biệt là CCKT nông nghiệp Trong tácphẩm này, tác giả đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CDCCKT nông nghiệp

Guoqiang Cheng (2007), China’s Agriculture within the World Trading System [128] (Nông nghiệp Trung Quốc trong hệ thống thương mại

thế giới) Bài báo này khẳng định cải cách nông nghiệp là một giải pháp lớn

để thúc đẩy cải cách tổng thể của hệ thống kinh tế và thúc đẩy tăng trưởngnhanh của nền kinh tế Trung Quốc kể từ năm 1978 Theo tác giả, tiến trìnhthay đổi CCKT nông nghiệp từ chỗ còn chưa đa dạng đến nay đã được đadạng hóa gắn liền với sự phát triển nhanh của ngành nông nghiệp, của nềnkinh tế quốc dân Tác giả khẳng định tăng trưởng trong thu nhập, được thúcđẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm thịt, thủy sản, trái cây vàrau quả Tác giả lấy ví dụ giai đoạn 1998 - 2006 để chứng minh và rút ranhững kinh nghiệm cần thiết về để xây dựng CCKT nông nghiệp ở TrungQuốc gắn với thị trường trong nước và quốc tế

Global Donor Platform for Rural Development (2011), The strategic role of the private sector in agriculture and rural development [127] (Vai trò

chiến lược của khu vực tư nhân trong nông nghiệp và phát triển nông thôn).Trên cơ sở nghiên cứu về chính sách đối với nông nghiệp và phát triển nôngthôn Các tác giả cho rằng cần thực hiện các chính sách viện trợ cho nôngnghiệp, phát triển nông thôn và an ninh lương thực, hỗ trợ nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh tại khu vực nông thôn nhằm đảm bảo phát triển nôngnghiệp bền vững Đồng thời, trong nghiên cứu này các tác giả còn khẳng địnhvai trò chiến lược của khu vực tư nhân trong nông nghiệp và phát triển nôngthôn, coi khu vực tư nhân là động lực quan trọng trong phát triển nông

Trang 14

nghiệp, nông thôn Vấn đề nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong xácđịnh vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình CDCCKT, đặc biệt làCCKT thành phần.

Mark Redwood (2012), Agriculture in urban planning: Generating livelihoods and food security [134] (Nông nghiệp trong quy hoạch đô thị: Tạo

sinh kế và an ninh lương thực) Trong cuốn sách này, tác giả đã tìm hiểu sựphát triển của nông nghiệp ở các nước đang phát triển, trong đó chú ý phântích quá trình phát triển và đưa ra những ví dụ minh họa nông nghiệp đô thị ởmột số quốc gia, bao gồm: An ninh lương thực nông nghiệp đô thị ở Kenya;những ứng dụng về KT - XH của nông nghiệp đô thị vào an ninh lương thực ởZimbabue; ảnh hưởng của sức khỏe người lao động đến kinh tế trang trại ởGhana, Peru, Congo Nghiên cứu này còn đề cập đến vai trò của quy hoạchtrong phát triển các ngành và sự tác động của CCKT ngành đến quy hoạch

Zhang Hongzhou (2012), China's Economic Restructuring: Role of Agriculture [139] (Tái cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc: Vai trò của nông

nghiệp) Trong bài báo này, tác giả khẳng định Trung Quốc đã đạt được nhữngthành công đối với kinh tế nông nghiệp trong những thập kỷ qua Đồng thời,tác giả cũng chỉ rõ những rủi ro đã tăng lên đáng kể do nhiều nguyên nhânkhác nhau Trong đó, nguyên nhân gốc rễ hàng đầu là suy thoái môi trườngtrong phát triển ngành kinh tế này Từ đó, tác giả đề nghị để phát triển, cần táicấu trúc, cơ cấu lại nền kinh tế, phát huy tiềm năng nông nghiệp, phải cải cáchnhằm thúc đẩy chuyên môn hóa trong khu vực sản xuất này theo lợi thế củacác vùng khác nhau Trong quá trình phát triển luôn tính đến sự biến đổi củamôi trường, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

P.W.Heringa, C.M.Van der Heideb và W.J.M.Heijman (2013), The economic impact of multifunctional agriculture in Dutch regions: An input-output model [136] (Sự ảnh hưởng kinh tế của nền nông nghiệp đa chức năng ở các vùng

Trang 15

miền Hà Lan: Mô hình cân đối liên ngành) Trong công trình nghiên cứu này,nhóm tác giả làm rõ bốn hoạt động nông nghiệp đa chức năng: Chăm sóc câyxanh; du lịch, giải trí, giáo dục; mua bán tại trang trại; dịch vụ xanh Thông qua

đó, các tác giả khẳng định mô hình cân đối liên ngành trong nền nông nghiệp ở HàLan phải đảm bảo tốt bốn hoạt động nông nghiệp đa chức năng

1.1.2 Một số nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Helen E.Parson (1999), Regional Trends of Agricultural Restructuring in Canada [129] (Xu hướng vùng miền của tái cơ cấu nông nghiệp ở Canada).

Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu sự vận động, thay đổi trong CDCCKTnông nghiệp ở các nước đang phát triển Khẳng định CDCCKT có ba giai đoạn:(1) Thời tiền sử, nền sản xuất nông nghiệp dần dần thay thế săn bắn và hái lượmnhư là cơ sở của sự tồn tại; (2) Cuộc cách mạng nông nghiệp ở nhiều thế kỷ sau

đó, từ nuôi trồng tự cung tự cấp sang chế độ sản xuất để đáp ứng nhu cầu thịtrường và phát triển đô thị; (3) Những thay đổi lớn đã xảy ra kể từ khi sau Chiến

tranh thế giới thứ hai và được gọi là "công nghiệp hóa nông nghiệp" hoặc

"chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp" Tác giả sử dụng dữ liệu cấp tỉnh ở Canada

giai đoạn 1951-1991 để phân tích tái cơ cấu nông nghiệp theo xu hướng này

Max Spoor (2004), Agricultural Restructuring and Trends in Rural Inequalities in Central Asia: A Socio-Statistical Survey [135](Tái cấu trúc

nông nghiệp và xu hướng bất bình đẳng nông thôn ở khu vực trung tâm châuÁ: khảo sát thống kê xã hội học) Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích sựphát triển các cấu trúc nông nghiệp và xã hội dân sự ở các nước chuyển đổi.Thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê, tác giả phân tích trường hợpcủa Trung Á về tái cơ cấu nông nghiệp và xu hướng bất bình đẳng nông thôn.Trên cơ sở phân tích thực trạng, khẳng định CDCCKT nông nghiệp có liênquan đến sự bất bình đẳng ở các nước này Khuyến ngị các nhà hoạch địnhchính sách cần lưu ý vấn đề bất bình đẳng trong CDCCKT

Trang 16

A.Fonfríaet al (2005), Rewards by economic restructuring [115] (Phần thưởng do chuyển dịch cơ cấu), từ nghiên cứu ngành công nghiệp chế tạo ở

Tây Ban Nha, tác giả cho rằng kết quả các tác động tĩnh và động đối với năngsuất lao động do chuyển dịch cơ cấu ngành gây ra chủ yếu là âm, sự dịchchuyển lao động từ các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành cónăng suất lao động cao hơn là rất hạn chế Điều này có nghĩa là, tỷ trọng củacác ngành công nghiệp truyền thống với lao động năng suất thấp vẫn rất cao,trong khi tỷ trọng của các ngành có hàm lượng công nghệ cao và năng độnghơn còn thấp Từ đó, gợi ý một số giải pháp thúc đẩy CDCCKT nhằm mang lạinăng suất lao động cao hơn

FAO (2006), Rapid growth of selected Asian economies Lessons and implications for agriculture and food security China and India [125](Bài học

tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế tiêu biểu ở châu Á và ý nghĩa đối vớisản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực ở Trung Quốc và Ân Độ) Với tưcách là nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ, nghiên cứu của FAO đã chothấy phát triển kinh tế của một nước bắt đầu với sự phát triển và tái cơ cấunông nghiệp được thúc đẩy bởi nhu cầu thị trường, quá trình chuyển đổi nôngnghiệp liên quan đến việc đa dạng hóa trong lĩnh vực này để đáp ứng nhữngnhu cầu trong nước và thương mại Từ đó, nêu kinh nghiệm của Trung Quốc,

Ân Độ và một số nước châu Á khác về các bước biến đổi CCKT nông nghiệptrong quá trình phát triển Nghiên cứu này chỉ rõ kinh nghiệm thay đổi CCKTtrong quá trình phát triển, xác định quan điểm CDCCKT gắn với thị trường

Gertrud Buchenrieder (2010), Conceptual framework for analysing structural change in agriculture and rural livelihoods [126] (Khung lí thuyết phân

tích sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp và sinh kế ở nông thôn) Trong cuốn sách này,tác giả đã xây dựng khung khái niệm phục vụ phân tích thay đổi cơ cấu nôngnghiệp, nông thôn ở các nước thành viên mới gia nhập EU Trên cơ sở đó, xácđịnh phương pháp điều tra nhằm làm rõ quá khứ CDCCKT và quá trình chuyển

Trang 17

dịch cơ cấu nông nghiệp trọng điểm trong tương lai cho một vùng nông thôn sinhsống tại các nước thành viên mới giai đoạn 2007-2010, chỉ rõ sự thay đổi cơ cấunông nghiệp và cách thức tiến hành sản xuất khi có sự biến đổi về CCKT.

Linda Lundmark, Camilla Sandstroom (2013), Natural resources and regional development theory [133] (Lí thuyết nguồn lực tự nhiên và sự phát

triển vùng) Trong nghiên cứu này, các tác giả đã luận giải về CDCCKT vàcác biểu hiện KT - XH của quá trình CDCCKT ở Thụy Điển Từ nghiên cứulịch sử CDCCKT ở Thụy Điển, các tác giả đưa ra phương pháp mới: xemchuyển dịch cơ cấu trên các mặt như là sự thay đổi kỹ thuật, KT - XH trênmột quy mô tổng thể; coi đó là một hiện tượng đa diện và phụ thuộc lẫn nhauchứ không phải chỉ một vài khía cạnh của thực tế Từ đó, các tác giả khẳngđịnh CDCCKT là một yếu tố kinh tế rất quan trọng, đảm bảo tính ổn định vàquá trình tăng trưởng cho nền kinh tế

C.O.Udoka (2015), Bank Loan and Advances: Antidote for Restructuring the Agricultural Sector in Nigeria [118] (Khoản vay ngân hàng và ứng trước: Liều

thuốc cho CDCCKT nông nghiệp ở Nigeria) Trong bài báo, tác giả đã nghiên cứutầm quan trọng của CDCCKT nông nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế, vai trò củatài chính nông nghiệp đối với quá trình này, xem xét tác động của lãi suất trongcác khoản cho vay của ngân hàng đầu tư cho sự tăng trưởng của ngành nôngnghiệp ở Nigeria, đề nghị chính phủ và các nhà chức trách nên sử dụng các biệnpháp kiểm soát tín dụng để thuyết phục các ngân hàng cho vay nhiều hơn vàonông nghiệp, qua đó hỗ trợ nông dân và thị trường để CDCCKT nông nghiệp

1.2 Những công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên bình diện quốc gia

Trần Kim Chung (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới góc độ tiếp cận phân tích các nguồn lực [15] Luận án đã tổng kết một số

Trang 18

phương pháp tiếp cận các nguồn lực trong CDCCKT ở Việt Nam Trên cơ sởkhái quát các phương pháp tiếp cận, tác giả vận dụng vào phân tích, đánh giátác động của các nguồn lực tới CCKT Luận án cũng đề xuất một số kiến nghị,định hướng khai thác và sử dụng các nguồn lực ảnh hưởng tới CDCCKT ở ViệtNam trên cả ba bình diện (Ngành, thành phần, vùng) Đối chiếu so sánh cácđịnh hướng chuyển dịch cơ cấu trong chiến lược phát triển KT - XH.

Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 [112] Trong cuốn sách này, các tác giả đã nghiên

cứu quá trình CDCCKT ở Việt Nam đầu thế kỷ 21 một cách khá toàn diện.Trên cơ sở phân tích, làm rõ khái niệm CDCCKT, nội dung CDCCKT.Nghiên cứu này đã mô tả quá trình CDCCKT ở Việt Nam trong thập niên đầuthế kỷ 21 Nghiên cứu đã đưa ra các số liệu thống kê phong phú, phản ánh đầy

đủ những nội dung CDCCKT Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho thấyphương pháp tiếp cận toàn diện, phân tích thực trạng CDCCKT theo ngành,thành phần kinh tế và cơ cấu vùng

Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang) [109] Trong tác phẩm, tác giả đã tập trung luận giải

những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến CCKT, CDCCKT và mốiquan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Trên cơ sở nhữngluận giải của mình, tác giả đã khẳng định CDCCKT vừa mang tính kháchquan vừa là hoạt động chủ quan của các cấp chính quyền Con đường để xâydựng CCKT là dựa trên những điều kiện thực tiễn và phù hợp với các quy luậtkhách quan Theo đó, cần phân tích rõ những điều kiện thực tiễn và nhận thứcđúng các quy luật kinh tế khách quan nhằm xây dựng CCKT

Ngô Doãn Vịnh (2006), “Bàn về cải tiến cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam” [110] Trong bài báo, tác giả đã đưa ra quan niệm về cải tiến CCKT,

cho rằng cải tiến CCKT là một quá trình nhằm phát huy lợi thế so sánh của

Trang 19

đất nước, tạo ra khả năng cạnh tranh cao, đem lại hiệu quả lớn và đảm bảoyêu cầu bền vững cho toàn bộ quá trình phát triển; chủ thể chủ yếu và trựctiếp của việc cải tiến CCKT là nhà nước và doanh nghiệp Bởi lẽ đó, muốn cảitiến thành công thì nhà nước và doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị chu đáo.Trên cơ sở làm rõ tình trạng CCKT Việt Nam trong hệ thống kinh tế thế giới,tác giả đã khái quát những lợi thế so sánh chủ yếu và khả năng cải tiến CCKTViệt Nam trong tương lai.

Trần Tùng Lâm (2007), Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam [64] Luận án tiếp cận dưới góc độ tài chính, khẳng định

vai trò quan trọng của vốn đầu tư trong quá trình phát triển, thúc đẩy chuyểndịch CCKT theo hướng CNH, HĐH Trên khung lý luận đã xây dựng, tác giảtập trung phân tích thực trạng về huy động và sử dụng vốn đầu tư choCDCCKT của Việt Nam trong thời kỳ 1996-2005; phân tích kinh nghiệm huyđộng vốn ở một số nước, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trongquá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư Trên cơ sở đó, tác giả đề ra các giảipháp huy động và sử dụng vốn đầu tư

Phan Công Nghĩa (2007), Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

và nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế [73] Trong

nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận về CCKT nói chung vàCCKT nông nghiệp - nông thôn Việt Nam nói riêng; trên cơ sở đó, tác giả đã

sử dụng phương pháp thống kê và chỉ rõ cách thức thực hiện nghiên cứuthống kê về CCKT Đồng thời, chỉ rõ một số vấn đề có liên quan khi nghiêncứu về CCKT, CDCCKT dưới góc độ khoa học thống kê

Bùi Tất Thắng (2009), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Thông tin chung [87] Trong cuốn sách, tác giả đã khái quát những vấn đề lý

Nam-luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đưa ra những tiêu chí đánhgiá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Trên cơ sở khung lý luận đã

Trang 20

được xây dựng, tác giả đánh giá quá trình CDCCKT ngành, bao gồm cả sựchuyển dịch giữa các ngành và chuyển dịch trong nội bộ ngành ở Việt Namtrong thời kỳ đổi mới Đồng thời phân tích, đánh giá tác động của những nhân

tố mới trên thế giới và trong nước đối với quá trình CDCCKT ngành ở ViệtNam trong giai đoạn tới

Nguyễn Ngọc Tú (2009), Các giải pháp về thuế nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

[100] Luận án tập trung đánh giá thực trạng về sử dụng công cụ thuế để thúcđẩy CDCCKT của Việt Nam trong thời kỳ 2001-2005, giai đoạn 2006-2008

và kinh nghiệm một số nước về lĩnh vực này Nghiên cứu, đề xuất các giảipháp thuế nhằm thúc đẩy CDCCKT theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoáđến năm 2020 Cách tiếp cận của luận án dưới góc độ tài chính, phạm vi góigọn trong công cụ thuế Trong đó, tập trung nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật sửdụng công cụ thuế nhằm thúc đẩy CDCCKT

Phạm Thị Khanh (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững [61] Trong cuốn sách này, các tác giả đã trình bày những vấn

đề lí luận cơ bản về CDCCKT Đặc biệt, các tác giả đã phân tích toàn diện vềmặt lý luận vấn đề CDCCKT theo hướng phát triển bền vững, đánh giá cácnhân tố ảnh hưởng Đồng thời, khái quát kinh nghiệm về CDCCKT theohướng phát triển bền vững ở một số quốc gia Trên cơ sở khung lý luận đã xâydựng, các tác giả phân tích thực trạng và khuyến nghị một số giải pháp nhằmthúc đẩy CDCCKT theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam

Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam [57] Tác giả luận án

đã phân tích đặc điểm mối quan hệ biện chứng phức tạp về ảnh hưởng qua lạigiữa chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế, chỉ ra phương pháplượng hóa ảnh hưởng và các nhân tố chính tác động tới mối quan hệ giữachuyển dịch cơ cấu ngành với tăng trưởng kinh tế Khẳng định quan hệ giữa

Trang 21

chuyển dịch cơ cấu ngành với tăng trưởng kinh tế là quan hệ nhân quả tích lũy.Trên cơ sở khung lý luận, tác giả đã phân tích làm rõ thực trạng ảnh hưởng củaCDCCKT ngành đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Khuyến nghị các giảipháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cựccủa CDCCKT ngành đến tăng trưởng kinh tế.

Vũ Thành Hướng và Trần Hữu Phước (2014), “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam theo hướng hiện đại: Quan điểm và định hướng phát triển” [59] Trong bài báo, các tác giả khẳng định sau 30 năm đổi mới,

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, từ mức thuần nông, dầnchuyển dịch thành cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, hướng tới trởthành một nước công nghiệp Đồng thời, các tác giả cũng chỉ rõ, quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn bộc lộ nhiều điểm bất cập như: chuyểndịch cơ cấu có xu hướng chững lại; vị trí ngành dịch vụ có xu hướng giảmsút; đóng góp của của yếu tố TFP trong tăng trưởng thấp gây ảnh hưởng tiêucực đến mục tiêu nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế Trên cơ sở đánh giáthực trạng, bài viết đề xuất một số quan điểm và định hướng chuyển dịch cơcấu cho giai đoạn tiếp theo, gồm: Lựa chọn các ngành tập trung ưu tiên; thúcđẩy phát triển ngành dịch vụ; tăng dần tỷ trọng đầu tư khu vực tư nhân, giảm

tỷ trọng đầu tư nhà nước; ưu đãi thu hút FDI với các công ty đa quốc gia vàcác ngành ưu tiên; phát triển công nghiệp hỗ trợ; và đổi mới công nghệ

Ngô Thái Hà (2015), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam [46] Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn

về CCKT, CDCCKT, các nhân tố tác động đến chuyển dịch theo hướng pháttriển bền vững ở Việt Nam; Phân tích những biến đổi của CCKT Việt Nam từnăm 2000 đến nay; đưa ra những nhận định về các khuynh hướng vận động

và đề xuất phương hướng và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu theohướng phát triển bền vững; đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm CDCCKT bảođảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa,

Trang 22

hiện đại hóa đất nước.

1.2.2 Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại một địa bàn cụ thế

Lâm Chí Dũng (2004), Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền Trung theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá [33] Trong luận án, tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của tài chính

trong quá trình CDCCKT, đánh giá tác động của hệ thống tài chính đối vớinông thôn miền Trung trong thời gian qua; tiến hành khảo sát các nhân tố cóliên quan đến hệ thống tài chính trong quá trình CDCCKT, lượng giá các điềukiện ràng buộc trong tương quan với mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn.Luận án cũng đã đề cập một số giải pháp tài chính hướng vào việc thúc đẩyCDCCKT nông thôn miền Trung

Mai Văn Ninh (2005), Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo CDCCKT [69] Bài

báo khái quát quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong các nhiệm vụphát triển KT - XH Khẳng định tính tất yếu của quá trình CDCCKT tỉnh ThanhHóa nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo đà phát triển mạnh mẽ cho địa phươngtrong giai đoạn tới Bài báo cũng khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tốquan trọng đảm bảo quá trình CDCCKT diễn ra đúng hướng, đạt được những mụctiêu đã xác định Trên cơ sở đó, chỉ rõ những thành công cũng như hạn chế trongquá trình lãnh đạo CDCCKT của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, vạch ra phương hướngnhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình CDCCKT

Nguyễn Đình Thi (2007), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ-Việt Nam [89] Trong

luận án, tác giả đã luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận về CDCCKT trênquan điểm phát triển bền vững; đưa ra hệ tiêu chí đánh giá CDCCKT bềnvững; phân tích thực trạng chỉ ra những mâu thuẫn đặt ra trong quá trìnhchuyển dịch Trên cơ sở đó, tác giả đã dự báo xu hướng CDCCKT của khuvực, xác định phương hướng cơ bản và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đẩy

Trang 23

Đỗ Mạnh Khởi (2010), Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2020

[62] Trong luận án này, tác giả đã trình bày tầm quan trọng của CCKT ngànhđối với sự phát triển KT - XH vùng Trung du và miền núi Bắc bộ Luận án tậptrung phân tích, làm rõ những nét đặc thù của khu vực Trung du và miền núiBắc bộ; tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng về CDCCKT ngành của vùngTrung du và miền núi Bắc Bộ thời kỳ từ 1997-2008; xác định quan điểm,phương hướng và giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy quá trình này

Đào Văn Hiệp (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Hải Phòng

[49] Tác giả đã khẳng định vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởngquan trọng đối với CDCCKT ngành Tuy nhiên, để nâng cao vai trò của vốnđầu tư trực tiếp trong quá trình CDCCKT, góp phần đạt được CCKT nhưmong muốn, nhất là trong giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay, cần phải

sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp không chỉ thu hút nguồn vốn này, mà cònphải phát huy được hiệu quả sử dụng vốn đó nhằm đạt mục tiêu đề ra

Lê Kim Chi (2013), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn 2000 – 2010 [9] Luận án phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn

Trang 24

về CDCCKT nông nghiệp dưới góc độ khoa học địa lý Phân tích các nhân tố ảnhhưởng đến CDCCKT nông nghiệp Thanh Hoá trong giai đoạn 2000-2010, đặcbiệt là các nhân tố về tự nhiên và điều kiện địa lý Trên cơ sở đó, luận án đã đánhgiá thực trạng quá trình CDCCKT nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 –

2010, đưa ra một số định hướng, giải pháp CDCCKT nông nghiệp tỉnh ThanhHoá đến năm 2020 dưới góc độ địa lý

Trần Anh Tuấn (2014), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển Bắc Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [101] Trong luận án, tác giả làm rõ

khái niệm về CDCCKT vùng và CDCCKT vùng ven biển theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia vềCDCCKT vùng ven biển; đề xuất một số bài học kinh nghiệm đối với CDCCKTvùng ven biển của nước ta; đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhâncủa quá trình CDCCKT vùng ven biển Bắc bộ Phân tích thực trạng CDCCKTvùng ven biển Bắc Bộ, đề xuất 3 định hướng và 3 nhóm giải pháp CDCCKT vùngven biển Bắc bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đỗ Thị Thanh Loan (2015), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [65].

Luận án đã phân tích sâu hơn các khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá CDCCKTnông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CDCCKT trong phạm vimột vùng kinh tế Luận án khẳng định trong thời gian qua nông nghiệp giữvai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đồng bằng sông Hồng Tuynhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập kinh tếquốc tế theo chiều sâu, cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp vẫn còn nhiều hạnchế, bất cập và phải đối mặt với nhiều thách thức Để đáp ứng những yêu cầutrong giai đoạn hiện nay, tất yếu phải CDCCKT nông nghiệp theo hướng nângcao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Tác giả đề xuất ý tưởng mới vềphát triển nông nghiệp công nghệ cao trong điều kiện kinh tế thị trường và hội

Trang 25

1.3 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

1.3.1 Khái quát kết quả của các công trình đã công bố

Một là, về lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Các công trình đã đề cập đến các khía cạnh như: Khái niệm về CCKT,CDCCKT; vai trò của CCKT đối với sự phát triển kinh tế; sự cần thiết phảiCDCCKT trong điều kiện hiện nay; phân tích, làm rõ lý thuyết về các môhình CDCCKT; xây dựng cơ sở lý luận cho CDCCKT trên cả ba phương diện:

cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế Một số công trình đãhướng vào luận giải vấn đề CDCCKT và vai trò của việc CDCCKT tiếp cận

từ xu hướng tất yếu của quá trình phát triển; CDCCKT gắn với kinh tế thịtrường, phát huy lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng để chuyênmôn hóa sản xuất, mở rộng khả năng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúcđẩy tăng trưởng kinh tế Một số công trình tập trung làm rõ những vấn đề mớinảy sinh trong quá trình CDCCKT trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoahọc và công nghệ, hội nhập quốc tế và xu hướng nhu cầu ngày càng tăng lên

và đa dạng hơn về hàng hóa ở trong nước và trên thế giới Một số công trìnhbàn về CDCCKT ở địa phương đã khái quát đặc điểm, điều kiện riêng có ở

Trang 26

từng địa phương, chỉ rõ tính đặc thù trong quá trình CDCCKT.

Hai là, về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trên cơ sở khung lý luận đã xây dựng, các công trình đã có sự đánh giákhái quát về quá trình CDCCKT ở một số quốc gia Trong đó, có một số côngtrình đã đánh giá thực trạng CDCCKT Thông qua các giác độ tiếp cận khácnhau, các nghiên cứu trong nước đã cung cấp phương pháp nghiên cứu thựctrạng một cách toàn diện trên cả ba phương diện: CCKT ngành, vùng và thànhphần kinh tế Một số công trình đã hướng vào nghiên cứu thực tiễn, đánh giáthực trạng CDCCKT của một nước, một vùng, so sánh, rút ra kinh nghiệmtrên các khía cạnh: hoạch định chính sách, định hướng phát triển, lộ trìnhchuyển đổi CCKT, phân bổ nguồn lực, phát huy nội lực và cơ chế hỗ trợ choCDCCKT về thuế, tài chính, tín dụng, thị trường

Riêng về tỉnh Thanh Hóa, gần đây đã có một số công trình, bài viết nghiêncứu liên quan đến CDCCKT Những vấn đề lý luận đã được quan tâm giải quyết là

cơ sở khoa học của CDCCKT ở cấp tỉnh Một số nội dung có liên quan đếnCDCCKT ở cấp tỉnh như đưa giống mới vào sản xuất, thâm canh, phát triển nôngnghiệp công nghệ cao, phát triển không gian nông nghiệp dựa vào lợi thế vùng

Ba là, về giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình đã đề xuất một sốgiải pháp CDCCKT như: tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chínhsách CDCCKT; xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các

cơ quan có liên quan trong hoạch định, quy hoạch CCKT; phát huy tiềm năng,thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, xây dựng CCKT hiện đại, hợp lý;nâng cao hiệu quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong quá trìnhCDCCKT; xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng phục vụCDCCKT Một số nghiên cứu đã kiến nghị giải pháp thúc đẩy CDCCKT trênmột số khía cạnh, như: thu hút FDI, phát triển sản phẩm chiến lược, chuyểnđổi hình thức tổ chức, gắn CDCCKT với phát triển bền vững, nâng cao năng

Trang 27

lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh.

1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Từ việc khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công

bố, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyếttrong luận án là:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan

trực tiếp đến CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa Cụ thể:

Một là, như thế nào là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa? Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm những nội dung gì? những nhân tố nào tác động đến quá trình CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa?

Theo đó, luận án cần tập trung xây dựng và phân tích làm rõ khái niệm

trung tâm “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa”, làm rõ nội hàm khái niệm về mục đích, chủ thể, phương thức, nội dung

phát triển Bên cạnh đó, tác giả cần xác định và làm rõ sự tác động của cácnhân tố: điều kiện tự nhiên, KT - XH; pháp luật, cơ chế, chính sách; thịtrường, mức độ hội nhập quốc tế tác động đến CDCCKT các huyện miềnnúi tỉnh Thanh Hóa

Hai là, thông qua phân tích kinh nghiệm của một số tỉnh miền núi phía Bắc rút ra được bài học gì cho các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa?

Trên cơ sở tổng quan về CDCCKT ở một số quốc gia và một số địaphương Tác giả lựa chọn phân tích kinh nghiệm ở ba tỉnh miền núi phía Bắc:Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái Phân tích làm rõ bài học kinh nghiệm về chínhsách phát triển của các tỉnh, đề án, kế hoạch của chính quyền các địa phương.Trên cơ sở đó, rút ra những bài học cần thiết cho quá trình CDCCKT ở cáchuyện miền núi tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Những vấn đề nêu trên là những nội dung mới mà phần lý luận của luận

án sẽ tập trung nghiên cứu để làm cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thực

Trang 28

trạng CDCCKT các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa thời gian qua diễn ra như thế nào? nguyên nhân thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra cần giải quyết trong CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa?

Việc đánh giá đúng thực trạng CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnhThanh Hóa giữ vai trò hết sức quan trọng, tạo cơ sở cho việc đề xuất quanđiểm, giải pháp phù hợp Vì vậy, vấn đề đặt ra mà tác giả tiếp tục giải quyếttrong luận án là phải bám sát vào nội dung đã xác định trong phần lý luận đểkhảo sát, đánh giá đúng thực trạng CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnhThanh Hóa thời gian qua; chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạnchế; tìm ra được những vấn đề bức thiết, những “rào cản” với tính chất là mâuthuẫn đối với quá trình CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa Đó

là cơ sở để xây dựng quan điểm chỉ đạo và giải pháp khoa học nhằm thúc đẩyCDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới

Thứ ba, những quan điểm và giải pháp nào nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các huyện miền núi tỉnh thanh Hóa thời gian tới?

Để có thể thúc đẩy CDCCKT các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa nhấtthiết phải bám sát những quan điểm chỉ đạo, đồng thời thực hiện các giải phápmang tính đồng bộ Vì vậy, vấn đề mà luận án tập trung giải quyết ở phần này

là tiến hành xâu chuỗi, khái quát hóa các giải pháp từ các công trình khoa học

đã công bố thành một hệ thống tương đối chặt chẽ và hoàn chỉnh; phân tíchlàm rõ cơ sở, nội dung, yêu cầu và biện pháp thực hiện của từng giải pháp sátvới đặc điểm và điều kiện của các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa nhằm tạo

ra sự đột phá trong quá trình chuyển dịch

Tóm lại, với hướng nghiên cứu và cách tiếp cận như trên, đề tài

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa” là một

công trình khoa học nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công trình

Trang 29

khoa học đã công bố.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 nghiên cứu sinh đã tổng hợp, hệ thống hóa, khái quáthóa kết quả các công trình khoa học nước ngoài và trong nước liên quan đếnCDCCKT trên rất nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Đây là những tài liệu quýgiá, rất đáng trân trọng đối với nghiên cứu sinh trong thực hiện luận án; đócòn là cơ sở lý luận trực tiếp để nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa, tìm rakhoảng trống khoa học để tiếp tục đi sâu nghiên cứu, triển khai thực hiện mụcđích, nhiệm vụ trong luận án của mình; đồng thời, nó cũng giúp cho nghiêncứu sinh tránh được sự trùng lặp về hướng và nội dung nghiên cứu so với cáccông trình đã được công bố và định hình rõ hơn về phương pháp tiếp cận, nộidung triển khai một vấn đề khoa học theo phạm vi nghiên cứu của đề tài Dựatrên những tài liệu mà nghiên cứu sinh đã tiếp cận được, nghiên cứu sinh nhậnthấy, không có nhiều công trình nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống vàchuyên sâu về CDCCKT; đặc biệt, cho đến nay chưa có công trình khoa họcnào nghiên cứu về CDCCKT ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa dưới góc

độ kinh tế chính trị Từ những vấn đề đó, đề tài luận án mà nghiên cứu sinhlựa chọn là mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố và

có ý nghĩa lý luận, thực tiễn trong giai đoạn hiện nay

Trang 30

2.1.1 Quan niệm và phân loại cơ cấu kinh tế

2.1.1.1 Quan niệm cơ cấu kinh tế

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và lý thuyết hệ thống, CCKT làthuộc tính của hệ thống kinh tế, biểu thị nội dung, cách thức liên kết, phối hợpgiữa các phần tử cấu thành nên hệ thống kinh tế Nó phản ánh tính chất và trình

độ phát triển của hệ thống kinh tế; luôn vận động và phát triển có sự điều khiểncủa con người Trong những điều kiện kinh tế cụ thể, các bộ phận hợp thànhCCKT luôn có mối quan hệ tương tác, hữu cơ với nhau; số lượng và chất lượngcủa các bộ phận và quan hệ giữa chúng bị chi phối bởi yêu cầu phát triển trongtừng thời kỳ của nền kinh tế nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định Sự liênkết, phối hợp, tương tác giữa các bộ phận hợp thành hệ thống càng chặt chẽ, ởtrình độ càng cao thì sự phát triển hài hoà càng được bảo đảm, hệ thống càngphát triển, đem lại kết quả càng cao, hiệu quả càng lớn Theo đó, CCKT có thểđược hiểu là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng (được đo bằng mức độchặt- lỏng của mối quan hệ tương tác giữa các phần tử cấu thành) và số lượng(được đo bằng tỷ lệ phần trăm của mỗi phần tử) giữa các bộ phận cấu thànhtrong một thời gian và trong những điều kiện KT - XH nhất định

Cơ cấu của hệ thống kinh tế phải được nhìn nhận là một thực thể gồmrất nhiều phần tử hay phân hệ; có cấu trúc theo các kiểu cách nhất định Khithay đổi kiểu cách kết cấu hay thay đổi cấu trúc thì hệ thống sẽ thay đổi cả vềhình dạng, tính chất và trình độ Hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống con,

Trang 31

đến lượt mình hệ thống con lại có nhiều phần tử nhỏ hơn Phần tử nhỏ hơn đólại có cơ cấu riêng Trong một hệ thống tồn tại tập hợp các phần tử theo mộttrật tự và quan hệ tỷ lệ nhất định Mỗi phần tử có vị trí trong trật tự cơ cấu và

có vai trò khác nhau Cơ cấu chuyển động và biến đổi không ngừng và làmcho tính chất, trình độ của hệ thống thay đổi theo Nói cách khác, CCKT đượchiểu là cách thức kết cấu của các phần tử cấu tạo nên hệ thống kinh tế

Cơ cấu kinh tế là thuộc tính của hệ thống kinh tế, một phạm trù kinh tế,thể hiện tính kinh tế, tính xã hội, tính lịch sử CCKT là sản phẩm trực tiếp của

sự phát triển LLSX và phân công lao động xã hội CCKT được hợp thành bởiCCKT ngành, CCKT thành phần và CCKT vùng Theo đó, chính nhữngngành, thành phần và vùng kinh tế chủ đạo, có ý nghĩa động lực, mũi nhọn sẽgiữ vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của CCKT CCKT không chỉ thểhiện ở quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng mà quan trọng hơn là mối quan hệ tácđộng qua lại giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế Các mối quan hệ nàyđược hình thành trong những điều kiện KT - XH nhất định, luôn luôn vậnđộng và hướng vào những mục tiêu cụ thể Nếu các thước đo tăng trưởngphản ảnh sự thay đổi về lượng thì xu thế CDCCKT thể hiện mặt chất lượngtrong quá trình phát triển Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cáchtoàn diện việc hình thành và chuyển dịch của các loại hình CCKT

Như vậy, có thể hiểu: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợpthành nền kinh tế cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng,

ổn định và phát triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thốngtrong những điều kiện của nền sản xuất xã hội và trong những khoảng thời

gian nhất định” [67] Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận (ngành, thành phần, vùng lãnh thổ) đang tồn tại, hợp thành nền kinh tế cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác giữa các bộ phận trong quá trình tái sản xuất xã hội.

Cơ cấu kinh tế của một vùng hay của một quốc gia là tổng thể những

Trang 32

mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của vùng đó hay quốc gia

đó, bao gồm các ngành kinh tế; các thành phần kinh tế; các vùng lãnh thổ kinhtế Ngành cùng với thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ là ba bộ phận hợpthành quan trọng nhất của nền kinh tế Đến lượt mình, mỗi vùng, mỗi ngành lại

có CCKT riêng trong từng thời kỳ phát triển tuỳ theo các điều kiện tự nhiên,

KT - XH Suy cho cùng, xí nghiệp hay doanh nghiệp là tế bào hay đơn vị cấp

cơ sở của nền kinh tế Dưới những góc độ khác nhau, các xí nghiệp đang hoạtđộng được "xếp" lại với nhau, hoặc theo ngành, hoặc theo lãnh thổ, hoặc theothành phần kinh tế thành các nhóm tạo nên cơ cấu - các phần tử cơ cấu

2.1.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là một phạm trù trừu tượng, do đó, muốn nắm vững bảnchất CCKT và xác định các giải pháp thúc đẩy CDCCKT một cách có hiệuquả cần xem xét cụ thể từng loại CCKT cụ thể Mỗi một loại hình cơ cấu phảnánh những nét đặc trưng của các bộ phận cấu thành và cách mà chúng quan hệvới nhau trong quá trình phát triển của nền kinh tế Từ các góc độ tiếp cậnkhác nhau, CCKT có các bộ phận hợp thành khác nhau: Xét theo góc độ phâncông lao động xã hội theo ngành có CCKT ngành; xét theo góc độ phân cônglao động xã hội theo vùng có CCKT vùng, xét theo góc độ quan hệ sở hữu có

cơ cấu thành phần kinh tế

CƠ CẤU KINH TẾ

Cơ cấu ba khu vực nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ

Cơ cấu nông nghiệp và phi nông nghiệp

Cơ cấu sản xuất sản phẩm vật chất và sản xuất sản phẩm dịch vụ

Theo vùng kinh tế - xã hội (vùng lớn) Theo vùng phát triển và các vùng còn lại Theo thành thị và nông thôn

Theo chế độ sở hữu

Trang 33

Hình 1.1: Cơ cấu của nền kinh tế (yếu tố hình thành và hình thức kết cấu)

Một là, cơ cấu kinh tế ngành

Cơ cấu kinh tế ngành là tổng thể các ngành kinh tế đang tồn tại cùngvới vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng CCKT ngành phảnánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của LLSX trongnền kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế quyết định cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thànhphần kinh tế Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế là nhằm tìm ra nhữngcách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tậptrung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ, thúc đẩy sự pháttriển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất

Cơ cấu kinh tế ngành thể hiện quan hệ cả mặt định lượng và định tínhgiữa các ngành trong nền kinh tế Mặt định lượng chính là quy mô và tỷ trọng

về sản lượng, lao động, vốn của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốcdân Mặt định tính thể hiện vị trí, vai trò của mỗi ngành trong hệ thống kinh tếquốc dân Cơ cấu ngành kinh tế là biểu hiện quan trọng nhất của CCKT.CCKT ngành do sự phát triển của LLSX và trình độ phân công lao động xãhội quyết định Bởi vậy, CCKT ngành luôn bị chi phối bởi các quy trình kỹthuật, công nghệ và yêu cầu thị trường; bị ràng buộc bởi tính hệ thống vàyêu cầu cân đối; xen tính hiện đại và tính lạc hậu; bị chi phối nhiều bởi cácyếu tố chính trị, xã hội Để xem xét số lượng các ngành tạo nên nền kinh tế

và chất lượng các mối quan hệ giữa chúng với nhau ra sao, người ta thườngchia nền kinh tế thành các nhóm ngành để quan sát

Hai là, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ

Cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ là tổng thể các vùng, lãnh thổ của nềnkinh tế cùng các mối quan hệ tác động qua lại giữa các vùng, lãnh thổ ấy vớinhau trong những điều kiện của nền sản xuất xã hội và trong những khoảng

Trang 34

thời gian nhất định CCKT vùng, lãnh thổ hình thành từ việc bố trí sản xuấttheo không gian địa lý Việc phân loại cơ cấu của nền kinh tế theo lãnh thổ là

để xem có bao nhiêu lãnh thổ tạo nên cấu trúc lãnh thổ của nền kinh tế và cáclãnh thổ liên kết với nhau ra sao, lãnh thổ nào có ý nghĩa động lực Các đơn vị

kinh tế được "sắp xếp" theo lãnh thổ và chúng gắn với nhau tạo nên sức mạnh

kinh tế của mỗi lãnh thổ Ở đâu có những đơn vị kinh tế quan trọng, có ýnghĩa then chốt, đột phá thì ở nơi đó hay lãnh thổ đó có vai trò động lực.CCKT lãnh thổ là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ Cơcấu lãnh thổ và cơ cấu ngành kinh tế là hai nội dung của CCKT Bản chất củachúng đều là kết quả của sự phân công lao động xã hội Cơ cấu lãnh thổ hìnhthành đồng thời với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế Trongmột vùng cụ thể, cơ cấu lãnh thổ phản ánh sự biểu hiện của cơ cấu ngànhtrong điều kiện lãnh thổ đó

Như vậy, chúng ta cần phải xem xét cơ cấu lãnh thổ dưới các góc độ:

Cơ cấu giữa lãnh thổ phát triển và lãnh thổ chậm phát triển; cơ cấu giữa cáclãnh thổ động lực và các lãnh thổ còn lại Đây là các dạng cơ cấu lãnh thổcần được phân tích để có được chính sách phát triển hài hoà giữa các vùnglãnh thổ CCKT theo lãnh thổ luôn bị chi phối bởi sức chứa của lãnh thổ;được quyết định bởi hiệu quả tổng thể KT - XH, môi trường; bị ảnh hưởngcủa các vùng khác; dễ bị tổn thương do lao động di chuyển giữa các vùng.Một cơ cấu lãnh thổ được coi là hợp lý khi nó cho phép phát huy được tiềmnăng, lợi thế của các địa bàn kinh tế, phù hợp với các quy luật kinh tếkhách quan và đáp ứng được triển vọng trong tương lai, thể hiện đúngchiến lược phát triển của nền kinh tế

Ba là, cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế là tổng thể các thành phần kinh tế và mối quan

hệ giữa các thành phần kinh tế đó, thể hiện vị trí, tỷ trọng, vai trò của mỗi thành

Trang 35

phần trong tổng thể nền kinh tế Việc phân loại cơ cấu của nền kinh tế theo thànhphần kinh tế là để xem có bao nhiêu loại hình kinh tế tồn tại, phát triển trong hệthống kinh tế dưới góc độ sở hữu; trong đó loại hình kinh tế nào có ý nghĩa quyếtđịnh đối với nền kinh tế, đây là vấn đề tương đối phức tạp Ở nước ta, thông quatổng kết thực tiễn đổi mới của các kỳ Đại hội, Nghị quyết TƯ 5 khóa XII vềhoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chỉ rõ:

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có QHSXtiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của LLSX; có nhiều hình thức sởhữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế Doanhnghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọngcủa kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tưnhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ Các chủ thểthuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng pháttriển theo pháp luật Khuyến khích làm giàu hợp pháp

Khi coi phân công lao động xã hội là cơ sở hình thành cơ cấu ngành, cơcấu lãnh thổ, thì chế độ sở hữu lại là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh

tế Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chứctinh tế với chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của LLSX, sựphân công lao động xã hội và QHSX làm biến đổi các hiện tượng và quátrình kinh tế của từng vùng cũng như trên phạm vi cả nước

Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là nhân tố tác động đến CCKT ngành

và cơ cấu lãnh thổ Sự tác động đó là một biểu hiện sinh động của mối quan

hệ hữu cơ giữa các loại cơ cấu trong nền kinh tế Trong đó, cơ cấu ngành kinh

tế có vai trò quan trọng hơn cả Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thểđược chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ và trên phạm vi

cả nước Mặt khác, việc phân bố không gian lãnh thổ một cách hợp lý có ý

Trang 36

nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần kinh tế trêntừng lãnh thổ nói riêng và cả nước nói chung

2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Vấn đề CDCCKT được C Mác đề cập chủ yếu trong hai học thuyết vềphân công lao động xã hội và về tái sản xuất xã hội (1848 - 1867) Những

nội dung này được trình bày tập trung trong Quyển 1 của bộ Tư bản “Quá trình sản xuất của tư bản” Mô hình điều chỉnh cơ cấu được C.Mác trình

bày trong sơ đồ phân tích cơ chế tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mởrộng tư bản xã hội trong phần thứ 7 quyển 1 bộ Tư bản Trong nghiên cứunày, C.Mác đã phân chia nền sản xuất xã hội thành hai khu vực, chỉ rõ cácđiều kiện thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng Đồngthời, Người khẳng định: Quá trình thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh

tế diễn ra ở cả khía cạnh sản phẩm và ở khía cạnh phân bổ nguồn lực, trướchết là lao động Sự phát triển được thể hiện ở sự di chuyển nguồn lao động

xã hội từ khu vực có năng suất lao động thấp, những khâu có giá trị giatăng thấp sang những khu vực có năng suất lao động và những khâu có giá

trị gia tăng cao Trong tác phẩm "Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường"(1893) [42], Lê-nin đã phát triển luận điểm của Mác nói về mối

tương quan giữa hai khu vực của nền sản xuất xã hội Trên cơ sở công thứctái sản xuất của Mác, Lê-nin đã trình bày những thay đổi trong tái sản xuất

mở rộng do sự tiến bộ kỹ thuật đưa lại

Lý luận kinh tế học Mác xít cũng đề cao vấn đề sở hữu đối với sự pháttriển kinh tế; qua đó đã nêu lên quan điểm về chuyển dịch cơ cấu thành phần

kinh tế Trong tác phẩm “Chính sách kinh tế mới” [43] V.I.Lênin đã tiếp tục

phát triển kinh tế chính trị học Mác xít, đưa ra quan điểm về nền kinh tế xã

Trang 37

hội chủ nghĩa phải dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với hai hìnhthức sở hữu toàn dân và tập thể Tuy nhiên, trong Chính sách kinh tế mới,Người cũng chỉ ra yêu cầu phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sửdụng rộng rãi các hình thức kinh tế quá độ, nhấn mạnh ý nghĩa của hình thứckinh tế tư bản nhà nước

Các tư tưởng về nền kinh tế chủ nghĩa xã hội của Mác, Ăngghen và Lênin đã được các Đảng cộng sản và các nhà tư tưởng về chủ nghĩa xã hội khoahọc tiếp tục phát triển Theo đó, trong giai đoạn đầu nhìn chung các tư tưởngkinh tế đề cao vai trò nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, phủ nhận nền kinh tếthị trường Điều này đã làm cho nền kinh tế giảm sút động lực cạnh tranh,giảm tính năng động của doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả và chất lượngcủa chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sau những năm 1980, nhất là khi Liên Xô bịtan rã, các mô hình kinh tế này đã chuyển đổi sang nền kinh tế kế hoạch hoágián tiếp, thông qua các chương trình, dự án mục tiêu, đồng thời vận dụng cơchế thị trường ở các mức độ phạm vi khác nhau

Cơ cấu kinh tế không phải bất biến mà luôn thay đổi theo từng thời kỳphát triển bởi các yếu tố hợp thành CCKT không cố định và biến đổi Sự thayđổi về vị trí, tỷ trọng giữa các ngành, các vùng, các thành phần là do sự pháttriển của LLSX và phân công lao động xã hội quyết định Cụ thể là, LLSXphát triển tạo điều kiện cho quá trình phân công lao động xã hội trở nên sâusắc, sự phát triển của phân công lao động xã hội đến lượt nó thúc đẩy sự hìnhthành ngành nghề mới làm cho các mối quan hệ kinh tế càng củng cố và pháttriển Khi CCKT ngành thay đổi tất yếu dẫn tới sự thay đổi về mặt phân cônglao động theo vùng lãnh thổ, khiến cho CCKT vùng có sự biến đổi Mặt khác,chính sự phát triển của LLSX cũng làm cho QHSX, quan hệ sở hữu thay đổidẫn đến sự thay đổi CCKT thành phần Như vậy, sự thay đổi về số lượng vàchất lượng của CCKT, đặc biệt là cơ cấu ngành (bao gồm tất cả các cấp độphân ngành) do trình độ phát triển LLSX quyết định

Trang 38

Từ các góc độ tiếp cận khác nhau, hình thành các quan niệm khác nhau vềCDCCKT Theo cách hiểu thông thường, CDCCKT là sự thay đổi trạng thái cơcấu của nền kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác Tuy nhiên, cách hiểunày chưa phản ánh được bản chất về số lượng, chất lượng của CCKT và chưanêu ra được mục đích của quá trình chuyển dịch (vì đây không phải là một quátrình vận động tự thân mà là quá trình có sự điều khiển chủ quan của con người).

Học giả Ngô Doãn Vịnh cho rằng: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sựthay đổi tỷ lệ thành phần trong cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng tháikhác nhằm có được sự phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn“ [109] Khái niệm nàykhắc phục được những điểm yếu theo cách tư duy thông thường đã nêu trên,đồng thời đã đưa ra được mục tiêu của CDCCKT Tuy nhiên, khái niệm nàychưa chỉ rõ chủ thể của quá trình CDCCKT, dễ cho rằng quá trình CDCCKT

là một quá trình vận động tự thân, hoàn toàn khách quan do sự phát triển củaLLSX và phân công lao động xã hội

Thực tế cho thấy, CDCCKT không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà

là quá trình tích luỹ về lượng, dẫn đến sự biến đổi về chất của CCKT Theo đó,CCKT sẽ chuyển dịch từ đơn giản đến phức tạp (tức là số ngành, số sản phẩmngày càng nhiều; phạm vi liên kết ngày càng rộng: từ ít đến nhiều, từ trong nước

ra ngoài nước), từ trạng thái có trình độ thấp sang trạng thái có trình độ cao hơn(trình độ công nghệ và quy mô, chất lượng sản xuất hàng hoá ngày một cao)nhằm đem lại lợi ích lớn hơn như mong muốn của con người qua các thời kỳphát triển CCKT chuyển dịch theo yêu cầu và phương hướng tiến bộ hơn mangtính quy luật trong điều kiện toàn cầu hoá, khu vực hoá và biểu hiện cụ thể là sựthay đổi tỷ lệ và mối tương quan giữa các ngành cơ bản: nông nghiệp, côngnghiệp và dịch vụ; giữa các khu vực khác nhau: khu vực thành thị và nông thôn;giữa các thành phần kinh tế dựa trên quan hệ sở hữu khác nhau

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình vừa mang tính khách quan vừa

Trang 39

mang tính chủ quan Nói một cách khác, CDCCKT không chỉ phản ánh tínhchất, trình độ của LLSX mà còn phản ánh cả ý chí chủ quan của các cơ quanquản lý kinh tế Thông qua việc nhận thức quy luật kinh tế khách quan, các cơquan quản lý nhà nước về kinh tế hoàn toàn có thể định hướng quá trìnhCDCCKT thông qua sử dụng các công cụ quản lý kinh tế

Như vậy, có thể hiểu CDCCKT là sự thay đổi vị trí, tỷ trọng và mối tương quan giữa các bộ phận hợp thành CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội; các điều kiện KT – XH trong những giai đoạn phát triển nhất định, có sự điều khiển của các cơ quan quản lý nhằm có được sự phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn CDCCKT diễn ra cả ở CCKT ngành, CCKT vùng, lãnh

thổ và cơ cấu thành phần kinh tế

2.1.2.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế được xem xét trên các góc độ: CCKT ngành; cơ cấuvùng, lãnh thổ và cơ cấu thành phần Bởi vậy, xu hướng CDCCKT được xemxét trên cả ba phương diện, cụ thể như sau:

Thứ nhất, xu hướng CDCCKT ngành diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng

của khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp; tỷ trọngcác ngành có năng suất lao động cao, chứa đựng hàm lượng công nghệ cao vàchất xám ngày càng lớn, tỷ trọng các ngành có năng suất lao động thấp giảm

đi trong toàn bộ bức tranh phân công lao động xã hội Đẩy nhanh CNH, HĐHnông nghiệp và nông thôn Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệplên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ

Đối với ngành công nghiệp: Vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều

lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành có công nghệ hiện đại, công nghệcao Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp phù hợp, khai thác cóhiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, thương mại, kể cả

Trang 40

thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính – viễn thông, du lịch, tàichính, ngân hàng, bảo hiểm….

Trong nội bộ ngành nông nghiệp: Chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi,

từ nông nghiệp du canh, du cư sang chuyên canh, đa canh, xen canh, từ sửdụng phương pháp truyền thống sang sử dụng công nghệ cao

Thứ hai, CDCCKT vùng sẽ diễn biến theo hướng các địa phương có ý

nghĩa động lực phát triển ngày càng lớn, lan toả ra mạnh mẽ và các địaphương kém phát triển thì ngày càng bị thu hẹp Phát huy vai trò của cácđịa phương có nhiều lợi thế với mức tăng trưởng cao, tích luỹ lớn, đồngthời tạo điều kiện phát triển các địa phương khác trên cơ sở phát huy thếmạnh của từng địa phương, liên kết với địa phương trọng điểm tạo mứctăng trưởng khá Quan tâm phát triển KT - XH gắn với tăng cường QP -

AN ở các vùng miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số, biên giới Cóchính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các địa phương khó khăn để phát triển cơcấu hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, đưacác vùng này vượt qua tình trạng kém phát triển Phát huy thế mạnh củatừng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập vớithế giới dẫn tới sự CDCCKT và phân hóa sản xuất giữa các vùng, hìnhthành các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh, các khucông nghiệp, khu chế xuất

Thứ ba, CDCCKT theo thành phần kinh tế theo hướng tỷ trọng của bộ

phận kinh tế tư nhân ngày càng tăng; tỷ trọng kinh tế nhà nước có thể giảmxuống một cách tương đối, song vai trò then chốt và chủ đạo trong nền kinh tếvẫn được bảo đảm Chú trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đanxen, hỗn hợp dựa trên nhiều hình thức sở hữu Có sự kết hợp chặt chẽ giữacác thành phần kinh tế hỗ trợ nhau cùng phát triển Phát triển mạnh hình thức

Ngày đăng: 10/08/2019, 06:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Quang Bình, Nguyễn Thế Anh Tuấn (2012), “Mục tiêu, phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”, Tạp chí Kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 7, tr.7-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục tiêu, phương hướngchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵngđến năm 2020”, "Tạp chí Kinh tế - xã hội Đà Nẵng
Tác giả: Bùi Quang Bình, Nguyễn Thế Anh Tuấn
Năm: 2012
2. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 41-NQ/TWngày 15 tháng 11 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Tác giả: Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Định hướng chiến lược để tiến tới phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng chiến lược để tiến tới pháttriển bền vững (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2002
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Cơ sở dữ liệu về viện trợ phát triển Việt Nam - Xây dựng quan hệ đối tác thông qua chia sẻ thông tin, Tài liệu báo cáo tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam ngày 14 - 15 tháng 12, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở dữ liệu về viện trợ phát triển ViệtNam - Xây dựng quan hệ đối tác thông qua chia sẻ thông tin
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2006
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Báo cáo tình hình thu hút, quản lý và sử dụng ODA năm 2007 và dự kiến năm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thu hút, quản lý và sửdụng ODA năm 2007 và dự kiến năm
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2007
6. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), Nghiên cứu xác định cơ cấu kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm, Chương trình khoa học cấp nhà nước Đề tài KX.03.20, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xác định cơ cấukinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm
Tác giả: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Năm: 1995
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (2004), Báo cáo Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Thực hiện Chương trình mục tiêu quốcgia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Năm: 2004
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án tái cơ cấu ngànhnông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2014
9. Lê Kim Chi (2013), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn 2000 – 2010, Luận án Tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh ThanhHoá trong giai đoạn 2000 – 2010
Tác giả: Lê Kim Chi
Năm: 2013
10. Nguyễn Văn Chinh (2004), “Cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 12, tr.12-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn”, "Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Văn Chinh
Năm: 2004
12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về việc triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo có nhiều khó khăn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyếtsố 30a/2008/NQ-CP về việc triển khai thực hiện chương trình hỗ trợgiảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo có nhiều khókhăn
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2008
13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Kế hoạch quốc gia phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2015 - 2020), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạchquốc gia phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2015 - 2020)
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2015
14. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2013), “Nông nghiệp Việt Nam: Những thách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 196, tr.28-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp Việt Nam: Nhữngthách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững
Tác giả: Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung
Năm: 2013
15. Trần Kim Chung (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới góc độ tiếp cận phân tích các nguồn lực, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới góc độ tiếp cậnphân tích các nguồn lực
Tác giả: Trần Kim Chung
Năm: 2004
16. Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Kỷ yếu Hội thảo bàn tròn cấp cao lần thứ nhất về tổng kết 20 năm đổi mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo bàn tròn cấp cao lần thứ nhất vềtổng kết 20 năm đổi mới
Tác giả: Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Năm: 2005
17. Nguyễn Sinh Cúc (2005), “Tổng quan chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 4-2005, tr.22-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan chuyển dịch cơ cấu kinh tế ViệtNam 20 năm đổi mới”, "Tạp chí Sinh hoạt lý luận
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2005
18. Cục Thống kê Hòa Bình (2015), Niên giám thống kê 2014, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2014
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2015
19. Cục Thống kê Hòa Bình (2018), Niên giám thống kê 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2017
Tác giả: Cục Thống kê Hòa Bình
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2018
20. Cục Thống kê Lào Cai (2015), Niên giám thống kê 2014, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2014
Tác giả: Cục Thống kê Lào Cai
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2015
21. Cục Thống kê Lào Cai (2018), Niên giám thống kê 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2017
Tác giả: Cục Thống kê Lào Cai
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2018

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w