1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sinh học cơ thể thực vật

8 1,6K 59
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 76 KB

Nội dung

- Phloem và xilem là mô mạch của cây, bắt nguồn từ TB tiền phát sinh và xếp thành cột trong thân.Sự phân hóa của TB tiền phát sinh tạo ra các bó mạch sơ cấp.. Xilem sơ cấp: - Mô xilem nằ

Trang 1

1 Mô sơ cấp của thân, chức năng của thân?

* Mô sơ cấp của thân:

- Mô sơ cấp của thân gồm 3 nhóm khác nhau là mô biểu bì, mô cơ bản và mô mạch

(Hình: Nguồn gốc của mô sơ cấp và các TB chuyên hóa trong thân: xem mặt sau)

- Từ mỗi mô phân sinh sơ cấp do mô phân sinh đỉnh tạo ra phát triển thành mỗi mô sơ cấp của thân

a Biểu bì:

- Biểu bì bắt nguồn từ mô phân sinh bì, bao phủ bề mặt của thân cây Trong các vùng hay mất nuwocs, TB biểu bì thờng tiết ra tâng cutin bên ngoài để làm giảm sự mất nớc, có tác dụng bảo vệ cây chống lại thơng tổn cơ học và sự lây nhiễm của vi sinh vật và nấm Biểu bì của thân cũng có mặt các TB chuyên hóa nh TB bảo vệ, TB lông

b Vỏ:

- Vùng vỏ nằm giữa biểu bì và mô mạch (mô dẫn truyền) của thân Từ mô phân sinh cơ bản phân hóa tạo nên các loại TB vỏ khác nhau

- Mô mềm:

+ TB mô mềm có kích thớc lớn, vách mỏng, tơng đối không chuyên hóa, chỉ có vách sơ cấp, ít khi

có vách thứ cấp, khoảng gian bào lớn, thể nguyên sinh còn sống lúc trởng thành với 1 nhân

+ TB mô mềm có chức năng quang hợp, bài tiết, nâng đỡ, dự trữ nớc và thức ăn nh đờng, acid amin hòa tan trong dịch bào TB mô mềm còn dự trữ các chất không hòa tan nh tinh bột, protein và lipit dới dạng hạt nhỏ trong TB chất

+ TB mô mềm là loại TB phổ biến nhất trong mọi loại TB của cây TB mô mềm chứa lục lạp tạo thành mô gọi là mô lục, khi có mặt trong lá tạo nên tầng thịt của lá

- Mô dầy:

+ Tầng ngoài của vỏ nằm dới biểu bì thân, có vách sơ cấp hóa dày không đều TB có dạng sợi hay hình trụ liên tục kéo dài khi cây phát triển chứa lục lạp và sống lúc trởng thành Sợi mô dày tạo ra nhiều khả năng nâng đỡ và bảo vệ cho mô sơ cấp của các cơ quan trong cây khi sinh trởng thứ cấp cha diễn ra Mặt khác, TB mô dầy cũng duy trì độ mềm dẻo đủ để mô sinh trởng

- Mô cứng:

+ TB mô cứng đợc chuyên hóa cho chức năng nâng đỡ (cơ học) và khi phân hóa tiếp tục thì chúng tạo vách thứ cấp dày thấm lignin (lignin hóa) Khi quá tình lignin hóa hoàn thành, thể nguyên sinh thờng là chết Lignin là chất cứng nên làm cho vách đợc lignin hóa càng cứng hơn và thích hợp cho chức năng nâng đỡ thân cây

+ Mô cứng gồm 2 loại TB: TB sợi và TB đá

++ Sợi là TB dài, mảnh, thờng có mặt trong mô mạch, mặc dù cũng tồn tại trong mô cơ bản

++ TB đá ngắn hơn TB sợi, thay đổi nhiều về hình dạng, thờng phân nhánh, có mặt trong vỏ hạt và quả

c Phloem sơ cấp:

Trang 2

- Phloem và xilem là mô mạch của cây, bắt nguồn từ TB tiền phát sinh và xếp thành cột trong thân.

Sự phân hóa của TB tiền phát sinh tạo ra các bó mạch sơ cấp Xen giữa phloem và xilem sơ cấp có thể giữ một tầng mỏng mô phân sinh, về sau biến thành tầng phát sinh mạch

- Phloem nằm phía ngoài gồm các bó mạch và chuyên hóa cho việc dẫn truyền các sản phẩm quan hợp, chủ yếu là saccaro từ lá và các mô quang hợp khác đến các phần khác của cây

- Ngoài TB sợi, TB đá và TB mô mềm, phloem sơ cấp còn gồm các yếu tố ống rây và TB kèm

- Yếu tố ống rây: + ống rây là TB hình trụ gọi là yếu tố ống rây, nối đầu cuối với nhau Vách cuối

ống rây thủng lỗ li ti tạo nên đĩa rây Màng không bào và nhiều bào quan cũng mất đi chỉ còn lại vùng trung tâm chứa dịch bào tiếp xúc với tâng TB chất mỏng

+ TB ống rây còn chứa 1 khối các sợi sinh chất xuyên qua dịch bào và thâm nhập vào các đĩa rây, liên kết trực tiếp phần trong của mỗi yếu tố ống rây với ống rây kế tiếp

- TB kèm: + mỗi yếu tố ống rây kết hợp trực tiếp với 1 hay nhiều TB kèm Sự phân chia của TB

khởi đầu của mô tiền phân sinh cũng tạo TB kèm

+ TB kèm có thể nguyên sinh bình thờng và đầy đủ các bào quan Vai trò của TB kèm là điều chỉnh hoạt động trao đổi chất của yếu tố ống rây Vách tách 2 loại TB (TB ống rây và TB kèm) mỏng, không đều và bị thủng lỗ li ti, tạo nên vô số cầu sinh chát hay sợi liên bào xuyên qua

d Xilem sơ cấp:

- Mô xilem nằm phía trong của bó mạch trong thân, đợc chuyên hóa để dẫn truyền nớc và muối vô cơ từ rễ đến các phần khác của cây Xilem sơ cấp bắt nguồn từ mô tiền phát sinh

- TB dẫn truyền của xilem sơ cấp là quản bào và yếu tố mạch xilem

- Quản bào: là các TB kéo dài có vách cuối thon lại và vô số các khe nhỏ để nớc tự do đi qua.

- Yếu tố mạch xilem: là các TB ngắn và to hơn quản bào, nối đầu cuối với nhau Các đầu cuối của

yếu tố mạch mất đi trong quá trình phát triển tạo thành ống rỗng liên tục gọi là mạch xilem Các mạch xilem đầu tiên phát triển gọi là tiền xilem và có vách thứ cấp kết lắng lignin thành vòng ở cây trởng thành, có mạch xilem thứ cấp, đó là mạch có kích thớc lớn hơn, bị lignin hóa và có vách

TB không thể giãn ra đợc

* Chức năng của thân:

- Chức năng quan trọng nhất của thân là chức năng nâng đỡ, dẫn truyền và sinh trởng

- Trong thân, chức năng dẫn truyền là do vài TB khác nhau đảm nhiệm Các TB mô dầy, mô cứng

và các TB bị lignin hóa mạch của mô xilem cũng có chức năng dẫn truyền

- Yếu tố ống rây và TB kèm của phloem, quản bào và yếu tố mạch của xilem là chuyên hóa cho quá trình dẫn truyền theo cơ chế khá phức tạp và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của cây

- Ngoài chức năng cơ bản trên, một số thân bị biến thái và chuyên hóa để thực hiện các nhiệm vụ khác Quang hợp và dự trữ thức ăn và nớc là các chức năng trong số các chức năng phổ biến Ví dụ

ở xơng rồng, thân có khả năng dự trữ nớc lớn, lá tiêu giảm thành gai Thân ngầm, thân củ, thân rễ, thân bò vv… là các loại thân biến thái và hoạt động nh là các loại thân biến thái và hoạt động nh cơ quan dự trữ chất dinh dỡng, đồng thời

đ-ợc sử dụng nh cơ quan dự trữ chất dinh dỡng, sinh sản vô tính trong chu kỳ sống của cây

Trang 3

2 Sinh trởng thứ cấp của thân Sự vận chuyển nớc và ion khoáng trong cây?

* Sinh trởng thứ cấp của thân:

- Nếu sinh trởng sơ cấp tạo mô sơ cấp làm tăng độ dài thân thì việc tăng trởng đờng kính thân và

sự phát triển liên tục của cây từ năm này sang năm khác đòi hỏi kiểu sinh trởng khác gọi là sinh tr-ởng thứ cấp

- Sinh trởng thứ cấp của thân thờng phổ biến ở cây gỗ hai lá mầm, trong thân thảo hai lá mầm thì mô thứ cấp ít phát triển, còn ở phần lớn cây thân thảo một lá mầm vì không có tầng phát sinh nên không tạo mô thứ cấp và do đó không có sinh trởng thứ cấp

a Tầng phát sinh:

- Đó là vùng TB non không phân hóa nằm giữa xilem và phloem Sự có mặt của tâng phát sinh và

sự phân chia TB mạnh mẽ trong tầng này tạo nên mô mạch mới, đảm nhận sự sinh tr ởng về đờng kính của thân cây hai lá mầm, nhất là cây gỗ 2 lá mầm sống lâu năm

- Tầng phát sinh mạch có 2 loại TB: một loại kéo dài nhiều theo trục thân gọi là TB khởi sinh hình thái và loại khác có đờng kính ít nhiều đồng đều nhau gọi là TB khởi sinh tia Sự phân chia TB trong 2 loại TB này theo kiểu bao quanh hay ghép vòng chia TB theo 2 hớng và xếp chúng thành các dãy tỏa tròn, dẫn đến các mô mạch thứ cấp là xilem thứ cấp ở trong và phloem thứ cấp ở phía ngoài, làm tăng chu vi thay vì kéo dài thân cây gỗ Có thể hiểu cơ chế phân chia TB trong tầng phát sinh mạch làm tăng đờng kính thân

b Phloem thứ cấp:

- Là mô phloem đợc hình thành nhờ tầng phát sinh mạch trong quá trình sinh trởng thứ cấp của cây

có mạch, nhất là cây gỗ hai lá mầm lâu năm

- Trong các giai đoạn của sinh trởng thứ cấp, các TB giữ lại hoạt động, một lần nữa hình thành vùng phát sinh bó bên trong các bó mạch để tạo ra các TB phloem mới gọi là phloem thứ cấp hớng

ra ngoài và TB xilem mới gọi là xilem thứ cấp hớng vào trong Đồng thời một số TB mô mềm trong tia tủy giữa các bó mạch bắt đầu phân chia tạo vùng liên kết gọi là tầng phát sinh gian bó Khi sự phát triển tiếp tục, các TB tầng phát sinh tạo trụ nguyên vẹn gọi là tầng phát sinh mạch và từ đó tạo phloem và xilem thứ cấp thành băng liên tục

c Xilem thứ cấp:

- Đợc hình thành từ tầng phát sinh mạch trong sinh trởng thứ cấp ở cây có mạch Khi xilem thứ cấp xếp thành tầng về phía trong thì đờng kính thân tăng lên, còn trụ tầng phát sinh và phloem thứ cấp

bị đẩy ra phía ngoài Lõi xilem ở phía trong gọi là gỗ ở thân cây gỗ hóa già có thể thấy các vòng năm hay vòng sinh trởng

- Xilem thứ cấp có ngoại hình dầy hơn so với xilem sơ cấp và chứa các yếu tố mạch, quản bào, sợi

và TB mô mềm xilem Trong thân cây gỗ hai lá mầm thì tỷ lệ xilem thứ cấp thờng cao hơn phloem thứ cấp

d Tầng phát sinh bần:

Trang 4

- Tầng phát sinh bần là mô phân sinh bên hình thành lớp vỏ ngoài, là mô bảo vệ thứ cấp phổ biến trong thân và rễ cây có hạt, tạo bần theo kiểu ly tâm, tầng lục bì theo kiểu hớng tâm phân chia TB theo kiểu bao quanh Tầng bần nằm dới biểu bì Khi phân chia, TB nằm ngoài phát triển thành TB bần, còn TB trong phát triển thành mô gọi là tầng lục bì gồm các TB mô mềm Khi trởng thành, TB bần chết, không có khoảng gian bào, chỉ cho phép trao đổi khí qua các túi khí gồm các TB xếp lỏng lẻo gọi là khí khổng Bần là mô bảo vệ thay thế biểu bì trong cây gỗ

* Sự vận chuyển nớc và ion khoáng trong cây.

- Mỗi khi nớc và ion khoáng xâm nhập vào mạch xilem thì đợc vận chuyển hớng lên theo 1 chiều

bị động do hệ xilem đảm nhận Xilem gồm 2 loại yếu tố dẫn truyền là mạch và quản bào Yếu tố mạch xilem có vai trò chủ yếu, là ống rỗng liên tục từ rễ đến lá, có khả năng dẫn truyền vật chất trên các khoảng cách dài đến mọi bộ phận khí sinh của cây

- Dẫn truyền trong xilem nhờ: lực đẩy phát sinh từ rễ gọi là áp suất rễ và lực kéo từ lá do quá trình thoát hơi nớc gây ra, trong đó lá đóng vai trò quan trọng hơn

a áp suất rễ:

- Rễ hấp thụ các ion khoáng đặc hiệu theo cơ chế bơm của các ATPase H+ tạo nồng độ chất tan cao, làm giảm thế nớc của rễ, nên nớc đợc hấp thụ vào rễ, làm phát sinh áp suất rễ áp suất rễ có

xu hớng đẩy dịch xilem (nớc và chất khoáng) hớng lên ở cà chua, áp suất rễ lên tới 8 atm, nhng đa

số thực vật, áp suất rễ không lớn hơn 2atm, trong 1 số cây nh thông, không xuất hiện áp suất rễ

b Thoát hơi nớc:

- Quá trình hơi nớc rời khỏi cây qua lỗ khí trên bề mặt lá gọi là thoát hơi nớc Nói gọn hơn, đó là

sự mất nớc từ lá và các bộ phận khí sinh khác của cây

- Dòng nớc và các chất dinh dỡng hòa tan hớng lên trong các TB dẫn truyền của xilem đợc gọi là dòng thoát hơi nớc Động lực kéo dòng thoát hơi nớc hớng lên là lực kéo Lực kéo hoàn toàn bị

động, nghĩa là sự thoát hơi nớc không cần ATP và không chịu tác động của các chất ức chế trao đổi chất

- Thuyết cố kết - sức căng hay mô hình cố kết - sức căng là luận điểm cơ bản thừa nhận 1 cách rộng rãi giải thích độ lớn lực kéo do thoát hơi nớc tạo ra mà dẫn truyền nớc và các chất tan đến độ cao lớn nhất trong cây gỗ lớn

- Vị trí bay hơi nớc là mặt phân giới giữa TB thịt lá và các khoảng không khí gian bào d ới lỗ khí Việc nớc bay hơi khỏi TB này làm cho thế nớc của TB trở nên ấm hơn so với mạch xilem, dẫn đến một gradien thế nớc mạnh và áp suất hút cao làm cho cột nớc trong xilem có sức căng lớn Do đó, thoát hơi nớc tạo ra một sức căng lớn đợc truyền xuống thân đến rễ mà có thể kéo cột nớc hớng lên lá cây dọc theo dòng thoát hơi nớc

- Cơ chế điều tiết đóng mở lỗ khí: mỗi lỗ khí có 2 TB bảo vệ, có chức năng điều tiết sự đóng mở lỗ khí TB bảo vệ có dạng nh hạt đậu với 2 vách có chiều dày khác nhau: vách lng xa lỗ khí mỏng, vách bụng sát lỗ khí dày hơn TB bảo vệ là TB duy nhất của biểu bì lá có lục lạp và bào quan khác Khi nớc thâm nhập vào TB bảo vệ làm TB trơng lên, vách bụng dày hơn nên không thay đổi vị trí,

Trang 5

tuy nhiên, vách lng mỏng hơn bắt đầu căng ra, kéo vách bụng uốn cong, khom xuống khiến TB bảo

vệ mở ra Ngợc lại, khi mất nớc, TB bảo vệ mất trơng không còn uốn cong nữa nên lỗ khí đóng lại

3 Mô sơ cấp của rễ Sự vận chuyển nớc và ion khoáng ở rễ?

* Mô sơ cấp của rễ:

- Mô sơ cấp của rễ phát triển từ mô phân sinh sơ cấp theo phơng thức giống với mô sơ cấp của thân Song sự hình thành 1 số TB chuyên hóa của rễ có sự khác biệt Qua mô hình trong lát cắt ngang của rễ cho thấy 3 loại mô sơ cấp là: biểu bì, vỏ, trụ giữa

(Hình vẽ: Nguồn gốc các mô sơ cấp và TB chuyên hóa trong rễ cây 2 lá mầm): mặt sau

a Biểu bì:

- Biểu bì phát triển từ tầng TB tiền sinh bì, là tầng phủ ngoài của rễ, chỉ dày 1 lớp TB

- Phần lớn TB biểu bì có vách mỏng, không thấm cutin, thể nguyên sinh sống ở vùng phân hóa, mỗi TB biểu bì tạo 1 lông hút mảnh, dài 5 - 8 mm xuyên sâu vào đất Khi TB lông hút tăng về độ dài, nhân và TB chất chuyển vào lông hút và chiếm vùng sát đỉnh

- Lông hút làm tăng đáng kể diện tích bề mặt để hấp thụ nớc và các chất dinh dỡng vô cơ

b Vỏ:

- Tiếp giáp với biểu bì là các TB mô mềm lớn, vách mỏng, dạng không đều, sắp xếp lỏng lẻo, có khoảng gian bào lớn, cấu thành vỏ của rễ

- Vỏ là tầng TB tơng đối dầy, phát sinh từ mô phân sinh cơ bản TB vỏ có thể để n ớc và chất khoáng đi qua mà không thâm nhập vào TB TB chứa hạt tinh bột và vỏ có chức năng dự trữ chất dinh dỡng làm thức ăn cho hoạt động trao đổi chất của rễ

- TB nằm trong vùng của vỏ tạo tầng nội bì Trong rễ, nội bì có dạng hình trụ, chỉ gồm 1 lớp TB xếp sít nhau, đợc viền 4 phía bằng chất sáp tạo thành dải liên tục gọi là đai Caspary

- Đai Caspary liên kết TB cạnh nhau và vách TB hoàn toàn không thấm đối với nớc và chất tan Do

đó nớc và chất tan từ vỏ vào trụ mạch dẫn phải đi qua thể nguyên sinh của TB nội bì, nhờ đó tầng nội bì có thể điều chỉnh sự thâm nhập các phân tử vào trụ mạch dẫn Điều này có ý nghĩa lớn trong cơ chế hấp thụ nớc và chất tan

c Trụ giữa:

- Trụ giữa phát sinh từ mô tiền phát sinh Cách sắp xếp các phloem và xilem hơi khác so với thân, nhng quá trình phân hóa thì giống nhau

- Tầng ngoài cùng của TB phát sinh tạo nên trụ bì của rễ Trụ bì chỉ dầy 1 lớp TB, nằm ngay bên trong nội bì, giữ khả năng phân chia và tham gia trong việc hình thành rễ bên Do đó, rễ có nguồn gốc nội sinh

- Tủy thờng không có trong rễ cây hai lá mầm và trung tâm của trụ giữa chứa đầy mô xilem với các mạch xilem lớn nhất thấm nhiều lignin

Trang 6

- Một số TB tiền phát sinh không phân hóa, nằm giữa xilem và phloem và trong trụ bì, phát triển thành tầng phát sinh mạch, cho phép sinh trởng thứ cấp theo kiểu tơng tự nh thân TB trụ bì thờng tạo nên tầng phát sinh bần để tạo lớp phủ bảo vệ trong rễ hóa già Rễ cây 1 lá mầm thờng có tủy (mô cơ bản) nằm giữa thân và không trải qua sinh trởng thứ cấp

* Sự vận chuyển nớc và ion khoáng ở rễ:

a Hấp thụ nớc ở rễ theo quan điểm thẩm thấu và thế nớc:

- Vùng sinh trởng của rễ, nơi phát sinh nhiều lông hút là vùng hấp thụ nớc chủ yếu của cơ thể cây

- Trong sự khuếch tán thì nớc vận động nhờ động lực là gradien nồng độ Nớc trong dòng khối đợc thúc đẩy nhờ gradien áp suất, còn trong thẩm thấu thì cả 2 loại gradien đều ảnh hởng lên sự vận

động của nớc qua màng

- Màng TB có tính thấm chọn lọc chỉ cho nớc đi qua gọi là kênh vận chuyển nớc qua màng

- Có hai con đờng để hấp thụ nớc ở rễ:

+ Thông qua vách TB và các khoảng gian bào, nớc có thể từ đất qua biểu bì, đến các tầng của vỏ rồi đến tầng nội bì Đó là con đờng apoplast Nhng do vách TB nội bì có dải caspary nên con đờng apoplast bị chặn lại Nh vậy, con đờng apoplast là hệ liên tục gồm vách TB và các khoảng không khí gian bào trong các mômoouar TV Động lực cho con đờng hấp thụ này là gradien nồng độ khuếch tán từ nồng độ nớc cao (đát) đến nồng độ nớc thấp (rễ)

+ Nớc có thể đợc hấp thụ theo con đờng TB, gồm 2 con đờng thành phần Thành phần thứ nhất là con đờng qua màng, ở đó nớc đi qua màng sinh chất từ TB lông hút đến TB vỏ, qua nội bì đến hệ mạch dẫn của rễ Động lực cho con đờng này là gradien thế nớc do nớc thẩm thấu qua màng giữa

TB lông hút với dung dịch đất và giữa các tầng TB tiếp theo Do thế nớc của TB chất trong TB lông hút rễ thờng âm hơn nhiều so với thế nớc của dung dịch đất nên xuất hiện một gradien thế nớc và nớc đợc hấp thụ nhờ thẩm thấu từ thế nớc cao âm ít hơn trong dung dịch đất đến thế nớc thấp

-âm nhiều hơn trong lông hút rễ Trong thành phần thứ hai của con đờng TB, nớc đi qua cầu sinh chất hay sợi liên bào nối TB với nhau mà không đi qua màng sinh chất Đó là con đờng symplast

b Sự hấp thụ ion khoáng ở rễ:

- Các ion khoáng có thể đợc vận chuyển qua biểu bì (lông hút rễ) và TB vỏ thông qua con đờng apoplast - khuếch tán từ nồng độ chất khoáng cao đến nồng độ chất khoáng thấp Đây là cơ chế hấp thụ bị động ion khoáng của rễ Nhng khi tiếp xúc với TB nội bì thì con đờng apoplast bị chặn lại vì sự có mặt của đai Caspary, do đó để đến đợc trụ mạch dẫn, các ion khoáng theo dòng nớc bắt buộc phải đi qua màng sinh chất của tầng nội bì Màng sinh chất cho nớc đi qua aquaporin nhng toàn bộ các ion khoáng đợc hấp thụ có chọn lọc nhờ các protein chất mang và các kênh dẫn truyền gắn vào màng Theo cách này, tầng nội bì có tác dụng điều chỉnh sự xâm nhập của chất khoáng vào trụ mạch dẫn của rễ theo con đờng qua màng

- Ngoài ra, sự hấp thụ các ion khoáng thờng xảy ra theo kiểu hấp thụ chủ động - ngợc gradien nồng độ và phụ thuộc quá trình bơm chủ động ở bề mặt vùng lông hút rễ Các TB lông hút hấp thụ chủ động (dùng năng lợng ATP) các nitrat photphat, sulphat và nhiều loại chất dinh dỡng cần thiết khác Đây là cơ chế chủ yếu của rễ cây sống trên cạn

Trang 7

- Có quan điểm cho rằng, sự hấp thụ ion khoáng xảy ra do điện thế âm bên trong TB lông hút rễ có khả năng hút các ion điện tích dơng nh K+ và Ca2+ Đó là quá trình trao đổi ion trong đó các ion H+

đợc bơm ra khỏi TB, đồng thời các ion nh K+ và Ca2+ đợc bơm vào TB

4 Sinh sản hữu tính ở TV có hoa Sự thụ phấn, sự thụ tinh?

- Đó là quá trình sinh sản bao gồm sự hình thành giao tử trong phân bào giảm nhiễm rồi dung hợp các giao tử với nhau và cuối cùng là sản sinh thế hệ con với gen thừa hởng đợc từ bố mẹ Nh vậy,

sự hình thành giao tử và quá trình dung hợp các giao tử đó là hai bộ phận hợp thành sinh sản hữu tính

a Cấu tạo của hoa:

- Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở TV hạt kín gồm cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm hoa phát triển bên trong chồi

- Một hoa điển hình gồm 4 vòng đồng tâm gồm các cấu trúc đính vào vùng phình lên gọi là đế hoa nằm ở đỉnh của cuống hoa ở cây 1 lá mầm, các phần hoa xếp thành 1 vòng 3 hay nhiều vòng 3, còn cây 2 lá mầm xếp theo vòng 4 hay 5, có thể gồm nhiều vòng 4 hay 5

- Đài hoa: là vòng ngoài cùng của hoa gồm lá đài, thờng có màu lục, dạng lá, có tác dụng bảo vệ chồi hoa trớc khi hoa nở

- Tràng hoa: gồm các cánh tràng, có dạng lớn, màu sắc sặc sỡ và có thể có các tuyến mật hoa để dẫn dụ côn trùng hoặc sinh vật khác Đài hoa và tràng hoa cùng cấu thành bao hoa

- Bộ nhị hoa: cấu thành nhờ các cấu trúc sinh sản đực của hoa gọi là nhị Mỗi nhị gồm chỉ nhị kiểu

nh cuống, có tác dụng nâng đỡ bao phấn, trong đó sản sinh phấn hoa

- Bộ nhụy: gồm các cấu trúc sinh sản cái của hoa cái gọi là noãn hay tâm bì Lá noãn có thể đính riêng rẽ với đế hoa hoặc có thể dung hợp nhau để tạo nên một cấu trúc phức tạp hơn Gốc phồng lên của mỗi lá noãn gọi là bầu, và có thể gồm 1 hoặc nhiều noãn, trong khi đó phần nằm trên gồm

1 vòi nhụy dạng cuống với vùng phình ra gọi là núm nhụy nàm ở đỉnh của bộ nhụy

- ở TV có hoa, thì cấu tạo của hoa là 1 cấu trúc của sinh sản hữu tính, có khả năng tạo tiểu bào tử

và đại bào tử Chúng phát triển để phân ly thành 2 loại thể giao tử đực và cái, từ đó phát sinh tinh trùng và trứng Quá trình thụ tinh tạo ra hạt đợc bao bọc trong quả

b Sự hình thành thể giao tử:

- Giao tử đực: đợc tạo ra trong nhị Bao phấn chứa 4 túi phấn và nhiều TB mẹ tiểu bào tử và mỗi TB này trải qua phân bào giảm nhiễm tạo ra 4 tiểu bào tử đơn bội 1 tiểu bào tử qua phân bào nguyên nhiễm hình thành 2 TB Cấu trúc này gọi là hạt phấn và chứa 1 TB ống và 1 TB phát sinh TB phát sinh phân chia lập tức hay chậm hơn cho 2 tinh trùng

Trang 8

- Giao tử cái: trong mỗi noãn có TB mẹ đại bào tử lỡng bội Trải qua phân bào giảm nhiễm, TB mẹ

đại bào tử tạo bốn đại bào tử đơn bội, 3 trong số này bị phân rã Nhân của đại bào tử còn lại qua nguyên nhiễm cho đến khi đợc 8 nhân đơn bội bên trong 1 cấu trúc gọi là túi phôi - thể giao tử cái Một túi phôi trởng thành mang tổng cộng 7 nhân gồm trứng, hai trợ bào, ba TB đối cực và nhân trung tâm lỡng bội

c Sự thụ phấn

- Là sự truyền hạt phấn từ bao phấn đến núm nhụy 2 hình thức thụ phấn thờng gặp là tự thụ phấn

và thụ phấn chéo Trong quá trình tự thụ phấn, thì sự truyền hạt phấn xảy ra bên trong 1 hoa hai giữa hai hoa trên cùng cá thể Thụ phấn chéo, do hoa ở trên các cá thể khác nhau nên quá trình có khuynh hớng gây nên tính biến dị lớn hơn giữa cá thể con và thích hợp cho chọn lọc tự nhiên

- Phơng thức truyền hạt phấn hiệu quả nhất là phơng thức thụ phấn chéo nhờ côn trùng Ngoài ra,

TV có hoa còn có phơng thức thụ phấn nữa là thụ phấn nhờ gió

d Sự thụ tinh:

- Thụ phấn chỉ là bớc đầu tiên trong quá trình sinh sản hữu tính Khác với TB tinh trùng của TV bậc thấp, giao tử đực trong hạt phấn không di chuyển đợc và không cần nguồn nớc bên ngoài để tiếp xúc với giao tử cái Khi hạt phấn đến ống nhụy, nó nẩy mầm tạo ra 1 ống phấn Hạt phấn nẩy mầm chứa 1 nhân ống phấn và 2 nhân tinh trùng là thể giao tử đực trởng thành ống phấn sinh tr-ởng và chui qua các TB của núm nhụy và vòi nhụy để đến lỗ noãn Cuối cùng ống phấn đâm xuyên qua xoang của bầu nhụy và thâm nhập vào noãn, thờng thông qua lỗ noãn Nhân ống phấn và 2 nhân tinh trùng đợc phóng thích Lúc này xảy ra quá trình thụ tinh kép Một trong 2 nhân tinh trùng dung hợp với nhân của trứng tạo nên hợp tử lỡng bội về sau phát triển thành phôi mới, còn nhân tinh trùng thứ hai đến kết hợp với 2 nhân cực, tạo nhân nội nhũ 3n, trong khi nhân ống phấn

bị phân rã Nh vậy, quá trình thụ tinh kép đã hoàn thành

Ngày đăng: 07/09/2013, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w