1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethylacetat của lá cây khôi đốm (sanchezia nobilis hookf)

54 94 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC NGUYỄN THỊ HOÀI THU TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYLACET

Trang 1

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ HOÀI THU

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT PHÂN LẬP

MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYLACETAT

CỦA LÁ CÂY KHÔI ĐỐM (Sanchezia nobilis Hook.f)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ HOÀI THU

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT PHÂN LẬP

MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYLACETAT

CỦA LÁ CÂY KHÔI ĐỐM (Sanchezia nobilis Hook.f)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

KHÓA: QH.2014.Y

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS VŨ ĐỨC LỢI

THS BÙI THỊ XUÂN

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn TS Vũ Đức Lợi- Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu- Dược học cổ truyền, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội và ThS

Bùi Thị Xuân, Giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tận

tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tại Khoa Những kiến thức được tiếp thu là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận và là hành trang qúy báu giúp em tự tin bước vào đời

Em xin chân thành cảm ơn đề tài khoa học công nghệ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: QG.18.20 đã hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Dược liệu – Dược

cổ truyền của Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận

lợi, giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Y Dược đã cho phép

và tạo điều kiện cho em được tham gia nghiên cứu học hỏi tại Khoa

Trong quá trình em làm khóa luận và nghiên cứu tại Khoa không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thị Hoài Thu

Trang 4

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU

STT Ký hiệu, chữ viết tắt Tên đầy đủ

7 ESI-MS Phổ khối ion hóa phun mù điện tử

8 HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation

9 HSQC Heteronuclear Single Quantum Correlation

Trang 5

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

DANH MỤC HÌNH

1 Hình 1.1: Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng cây Khôi đốm 6

2 Hình 1.2: Đặc điểm cơ quan sinh sản cây Khôi đốm 7

8 Hình 3.1: Sơ đồ chiết xuất phân đoạn lá cây Khôi đốm 28

9 Hình 3.2: Cấu trúc hóa học của hợp chất X6 31

10

Hình 3.3: Cấu trúc hóa học của hợp chất X9 34

Trang 6

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 1.1: Cấu trúc hóa học các hợp chất đã phân lập

Trang 7

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2

1.1 Thực vật học 2

1.1.1 Chi Sanchezia 2

1.1.2 Cây Sanchezia nobilis 5

1.2 Thành phần hóa học 12

1.2.1 Chi Sanchezia 12

1.2.2 Cây Sanchezia nobilis 13

1.3 Tác dụng sinh học 18

1.3.1 Chi Sanchezia 18

1.3.2 Cây Sanchezia nobilis 19

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng và nguyên vật liệu nghiên cứu 21

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.1.2 Nguyên vật liệu nghiên cứu 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu 23

2.2.1 Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất 23

2.2.2 Phương pháp xác định cấu trúc hợp chất 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 26

3.1 Kết quả chiết xuất và phân lập hợp chất 26

3.1.1 Hợp chất X6: Rutin 29

3.1.2 Hợp chất X9: Epicatechin 32

3.2 Bàn luận 34

3.2.1 Về phương pháp chiết xuất phân lập 34

Trang 8

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

3.2.2 Về hai hợp chất đã phân lập được 35

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội ngày càng phát triển, lối sống của con người cũng theo đó mà thay đổi Theo bác sĩ Nguyễn Thúy Oanh - Trưởng khoa Nội Tiêu hóa - Nội soi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, việc sinh hoạt cá nhân không điều độ như thức khuya, bỏ bữa ăn sáng hay là việc ăn uống không đúng giờ giấc, thói quen ăn khuya, lười vận động, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn

là yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng Ngoài ra, tại Hội nghị khoa học tiêu hóa gan mật do Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Đại học Nagoya (Nhật Bản) tổ chức ngày 16/9/2017, các chuyên gia cho biết, khoảng 70% dân số nước ta nhiễm vi khuẩn HP (nguyên nhân chính gây viêm, loét

dạ dày-tá tràng và dẫn đến ung thư dạ dày) Có thể thấy viêm loét dạ dày tá tràng là một vấn đề không mới nhưngđáng được quan tâm[40, 42]

Từ xưa, dân gian vẫn thường ttruyền miệng các bài thuốc chữa trị viêm loét dạ dày, tá tràng sử dụng cây Khôi đốm Lá khô dùng để sắc uống thay trà hằng ngày như hãm trà xanh Lá tươi nhai sống cùng với chút muối [43] Ở

Việt Nam, cây Khôi đốm có tên khoa học là Sanchezia nobilis lần đầu tiên

được mô tả bởi GS Phạm Hoàng Hộ trong Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam vào năm 2005[1] Sau đó, trong một khoảng thời gian dài, không có

thêm một công bố nào tại Việt Nam nghiên cứu về cây Sanchezia nobilis Cho

đến năm 2016, TS Vũ Đức Lợi và cộng sự công bố Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của dịch chiết từ lá cây Xăng sê phát triển tại Việt Nam Tiếp theo đó, vào năm 2017, trong khóa luận tốt nghiệp dược sĩ Đại học của dược sĩ Nguyễn Thị Mai đã tiến hành “Nghiên cứu đặc điểm thực

vật và thành phần hóa học của Xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f.)” Năm

2018, dược sĩ Vũ Thị Mây đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa

học phân đoạn dịch chiết ethylacetat của lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis

Trang 10

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

2

Hook.f)” Để tiếp nối chuỗi nghiên cứu về cây Sanchezia nobilis Hook.f, khóa

luận được tiến hành thực hiện đề tài: ”Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập

một số hợp chất từ phân đoạn ethylacetat của lá cây Khôi đốm (Sanchezia

nobilis Hook.f)” với mục tiêu:

1 Chiết xuất, phân lập được một số hợp chất từ phân đoạn ethylacetat

của lá cây Khôi Đốm

2 Xác định được cấu trúc các hợp chất đã phân lập

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Thực vật học

1.1.1 Chi Sanchezia

1.1.1.1 Vị trí phân loại

Trang 11

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

3

Theo “Hệ thống phân loại về ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)” của tác

giả A.Takhtajan, chi Sanchezia có vị trí phân loại như sau[12]:

Giới Thực vật: Plantae

Ngành Ngọc lan: Magnolipphyta

Lớp Cỏ tháp bút: Equisetopsida C Agardh

Phân lớp Mộc lan: Magnoliidae Novák ex Takht

Bộ Hoa môi: Lamiales

ra, bao phấn 2 ô Qủa nang, 6-8 hạt Hạt hình cầu[17, 5]

1.1.1.3 Phân bố

Chi Sanchezia chủ yếu phân bố ở phía Tây Nam Mỹ Trung tâm của sự

đa dạng loài thuộc chi nằm ở Peru và Ecuador Một số ít loài phân bố ở vùng phía bắc và phía đông của Bắc Mỹ, Trung Mỹ và vùng biển Caribbean Chi

Sanchezia được mô tả lần đầu tiên bởi Ruiz và Pavón vào năm 1794 với hai

loài thuộc chi Đến năm 1964, chi này được sửa đổi bởi Leonard và Smith, với 59 loài trong đó 26 loài được mô tả lần đầu tiên đối với khoa học, đồng thời công bố khóa phân loại cho 59 loài này Năm 2015, Tripp và Koenemann

Trang 12

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

4

đã thống kê lại lịch sử phát triển của chi Sanchezia, và lập danh lục 55 loài

thuộc chi[18]

Ở Việt Nam, chi này chỉ có một loài, là Khôi đốm Sanchezia nobilis

Hook.f, được Phạm Hoàng Hộ mô tả, và liệt kê trong Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam[1]

1.1.1.4 Một số cây thuộc họ Sanchezia

Năm 2015 Erin A Tripp và Daniel M Koenemann đã công bố “Bản

tóm tắt danh pháp của chi Sanchezia, 50 năm kể từ lần nghiên cứu cuối cùng” Theo đó, chi sanchezia gồm 55 loài: Sanchezia arborea, Sanchezia lambra,

Sanchezia nobilis, Sanchezia oblonga, Sanchezia ovata, Sanchezia parviflora, Sanchezia peruviana, Sanchezia putumayensis, Sanchezia woytkowskii,…[18]

Cây Sanchezia woytkowskii

Cây thẳng, nhẵn Phiến lá to hình elip dài đến 25cm và rộng 14,5cm

Lá ngắn và đầu nhọn, mép lá có khía răng cưa nhẹ, bề mặt có gai, gân lá nổi

rõ Cuống lá nhẵn, dài đến 6cm Hoa mọc thành chùm, 3 bông hợp thành một cụm nhỏ, các cụm nhỏ lại hợp lại với nhau thành chum, cánh hoa to và nhọn, đài hoa to, dài 15 mm, rộng 2 – 2,5 mm và có nhiều lông Tràng hoa đỏ dài 3 – 3,3 cm[17]

Cây Sanchezia arborea

Cây cao 4m, thân trơn, nhẵn,…; lá hình lưỡi mác hoặc hình elip thuôn dài, đỉnh nhọn, cong và thu hẹp, dài đến 16cm, rộng 4cm ở cả 2 bề mặt ,…; cuống lá dài 0,5-2cm, mịn; Cụm hoa dạng chuỗi, phân nhánh thưa thớt, nhẵn,

Trang 13

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

5

hoa đơn, kép, chùm, lỏng lẻo, dài 8cm lá hình trứng, dài và rộng 3 mm, đỉnh tròn, rực rỡ, nhưng các cạnh của ciliolate; lá hình elip dài 4,5 mm; Nhũ hoa nhẵn, hình thuôn, dài 1-1,5 cm, rộng 2,4 mm, đỉnh, rìa radiifera phút hyaline; tràng hoa rubroviolaceus, dài 3,5-4cm, gốc rộng 2 mm, rộng tổng cộng 5-7mm, thùy tròn dài 3 mm, rộng 2 mm; nhị hoa nhô ra 5-8mm, Ataminodia dài

8 mm, đỉnh dậy thì, bao phấn dài 1,5 mm, cấp tính ở gốc thúc đẩy bụng dậy thì, buồng trứng nhẵn[17]

Cây Sanchezia pedicellata

Cây bụi cao tới 2 m Lá nhẵn, thuôn dài hình elip, dài 24 cm và rộng 10

cm, tù hoặc nhọn Trên cả hai mặt lá, gân lá cứng và có 14 gân bên, cuống lá nhú sẫm màu dài 6 cm, dày, nhẵn Cụm hoa thưa thớt nằm trong các bẹ lá, màu nâu đỏ, hình mác, tù, nhẵn, dài 1 cm và rộng 2 mm, bao phấn dài 4mm,

xù xì [17]

1.1.2 Cây Sanchezia nobilis

1.1.2.1 Tên gọi khác

Cây Sanchezia nobilis thuộc ngành Ngọc lan (Magnolipphyta) lớp Cỏ

tháp bút (Equisetopsida C Agardh) phân lớp Mộc lan (Magnoliidae Novák

ex Takht) bộ Hoa môi (Lamiales) họ Ô rô (Acanthaceae) chi Sanchezia[12]

Trong dân gian, cây Sanchezia nobilis thường được gọi là cây Xăng sê,

khôi đốm hay cây ngũ sắc,… tùy thuộc vào từng vùng miền[1]

1.1.2.2 Đặc điểm thực vật

a Cơ quan sinh dưỡng

Cây bụi, cao 0,5-1,5 m, thân và gân chính của lá có màu lục, đỏ hoặc vàng, gân bên màu trắng [5] Thân non tiết diện 4 cạnh Lá đơn mọc đối hình

Trang 14

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

6

chữ thập; cuống lá dài khoảng 2-3 cm, hơi lõm, màu hơi đỏ tím, hình trụ; phiến lá hình mũi mác, dài 10-25 cm, rộng 3-7 cm, nhẵn, mép lá hơi lượn sóng, mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt; hệ gân lông chim, có 9-12 đôi gân bên, các gân nổi rõ ở mặt dưới lá và có màu, gân giữa có gốc màu đỏ tím, gân bên màu trắng vàng [9, 6, 33]

Hình 1.1: Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng cây Khôi đốm

1 Cành mang lá, hoa; 2 Tiết diện thân; 3 Cách mọc của lá; 4 Hình thái

lá; 5 Cuống lá; 6 Mép lá; 7 Mặt sau lá; 8 Mặt trước lá.[6]

b Cơ quan sinh sản

Hoa mọc thành cụm hoa gồm 6-10 bông nhỏ ở ngọn; cuống ngắn; có lá

2 bắc mọc đối diện, hơi nhọn, màu lục hay đỏ, hình trứng, đỉnh tù, nhẵn, ôm lấy 1 cụm hoa[9, 6, 5, 33] Hoa lưỡng tính, màu xanh lục mờ hoặc vàng, mùi

Trang 15

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

7

nhạt đặc trưng[9, 6] Đài nhiều, hình vảy, dài 1,5-1,8 cm, rộng 3-5 mm, tròn

ở đỉnh[31] Tràng hình ống tròn, màu vàng có sáp, cao 4-5 cm, rộng 7-8 cm ở phía trên, thu hẹp dần xuống dưới đến 3 mm, nhẵn, các thùy dài3-4 mm, tròn,

có khía; chỉ nhị dài, nhị 4 trong đó có 2 nhị phát triển dài 4-4,5 cm, có lông

và 2 nhị tiêu giảm [5, 33] Quả nang có nơ hình trụ, có 8 hạt[5] Cây thường

ra hoa, quả vào khoảng từ tháng 5 đến 7 hàng năm[6]

Hình 1.2: Đặc điểm cơ quan sinh sản cây Khôi đốm

1 Cụm hoa; 2 Hoa nguyên vẹn; 3 Các bộ phận của hoa; 4 Đài; 5 Tràng;

6,7 Bộ nhị; 8 Bầu cắt ngang; 9 Bầu cắt dọc.[6]

1.1.2.3 Đặc điểm vi phẫu

a Thân

Thân non vi phẫu hình tròn Cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: ngoài cùng là lớp biểu bì cấu tạo bởi một hàng tế bào, có lông che chở đơn bào; tiếp

Trang 16

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

8

theo là mô dày gồm 6-8 hàng tế bào xếp thành hình tròn khép kín; mô mềm gồm 5-7 lớp tế bào, bên trong có chứa có tinh thể calcioxalat hình kim và các hạt tinh bột đơn; libe gần như hình tròn khép kín, libe ở ngoài, gỗ ở trong, thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi một số tế bào mô mềm; mô mềm ruột cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào, các tế bào thành mỏng, to, hình đa giác xếp lộn với nhau[9]

Thân già vi phẫu hình vuông, Cấu tạo tương tự thân non, ngoài cùng có thêm lớp bần[9]

Vi phẫu thân được thể hiện ở hình 1.3 [9]:

Hình 1.3: Đặc điểm vi phẫu thân

b Lá

Vi phẫu gân lá lồi lên ở 2 mặt trên và dưới Biểu bì trên và biểu bì dưới cấu tạo bởi 1 hàng tế bào đa giác xếp đều đặn nhau Mô dày trên và mô dày dưới cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào thành dày lên ở các góc Mô mềm cấu tạo

Trang 17

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

9

bởi các tế bào thành mỏng, gần tròn bên trong có chứa các tinh thể canxi oxalat và các hạt tinh bột, rải rác có các bó mạch phụ Libe gỗ xếp thành hình vòng cung gồm libe ở phía ngoài và gỗ ở phía trong Một số tế bào biểu bì thành lông che chở, lông tiết.[9]

Vi phẫu phiến lá: Gồm biểu bì trên và biểu bì dưới cấu tạo bởi 1 hàng

tế bào đa giác sắp xếp đều đặn nhau Mô giậu ngay dưới biểu bì trên cấu tạo bởi 2 hàng tế bào hình chữ nhật sắp xếp đều đặn nhau Mô khuyết cấu tạo bởi các tế bào hình gần tròn xếp lộn xộn.[9]

Vi phẫu cuống lá hình chén, có các đặc điểm tương tự gân lá, tuy nhiên

có thêm lớp mô dày sát lớp biểu bì.[9]

Vi phẫu lá được thể hiện ở hình 1.4 [9]:

Hình 1.4: Đặc điểm vi phẫu lá

1.1.2.4 Đặc điểm bột dược liệu

a Bột thân

Trang 18

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

bì mang lông che chở [9, 2, 6]

Hình 1.5: Đặc điểm vi phẫu bột thân [6]

Chú thích: 1- Mảnh mô mềm; 2- Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột;

3- Mô dày 4- Mạch xoắn; 5,6- Mạch điểm; 7- Tinh thể calci oxalat hình kim;

8- Sợi; 9- Hạt tinh bột; 10- Lông che chở

b Bột lá

Trang 19

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

11

Bột lá có màu xanh lục, vị hơi đắng, soi dưới kính hiển vi thấy có các đặc điểm: mảnh biểu bì, mảnh biểu bì mang lỗ khí, mảnh biểu bì mang lông tiết, lông che chở, mảnh mô mềm, mảnh mô dày, mảnh mạch xoắn, mảnh mạch điểm, mảnh mô khuyết, mảnh mô giậu, tinh thể calci oxalat hình kim, sợi, lông che chở, lông tiết, tinh bột [9, 2, 6]

Hình 1.6: Đặc điểm vi phẫu bột lá [6]

Chú thích:1- Lỗ khí; 2-Mảnh mô mềm; 3- Mảnh mô dày; 4- Mảnh mạch xoắn; 5,6-Mảnh mạch điểm; 7-Tinh thể calci oxalat hình kim;

1.1.2.5 Phân bố

Trang 20

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

12

Cây Khôi đốm được phân bố ở các huyện miền núi cao như Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng, và ở một số huyện miền núi Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang Cây được trồng ở Tuyên Quang, Nam Định, Hà Nội, Thừa Thiên Huế Cây có nguồn gốc từ Peru, Ecuador [1, 4]

1.2 Thành phần hóa học

1.2.1 Chi Sanchezia

Trên thế giới, vẫn chưa có một nghiên cứu tổng quát nào về thành phần

hóa học của chi Sanchezia Các nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài khác ngoài Sanchezia nobilis cũng vô cùng ít ỏi

Trong nghiên cứu “Sapogenin Steroid: XLIII Khảo sát thực vật về Sapogenin Steroid và các thành phần khác” năm 1957, Monroe E Wall cùng cộng sự đã nghiên cứu thành phần hóa học trong 1000 mẫu đại diện cho 101

họ thực vật ở Cuba và Quần đảo Virgin, Chile và Peru, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi

và Đông Nam Hoa Kỳ Theo đó, mẫu sapogenin thô thu được bằng cách thủy phân bằng axit và tinh chế bằng kiềm như đã được mô tả tích cực trước đây[29] Tổng mẫu thô được hòa tan trong cloroform Lấy một phần tương đương với khoảng 0,1 gram, bay hơi đến khô trong cốc có mỏ và phần dư được cân chính xác Từ giá trị thu được, có thể thu được tổng trọng lượng khô của sapogenin thô Phần dư sau đó được acetyl hóa, sấy khô và trọng lượng của acetate thô thu được Sau đó, thực hiện xác định hồng ngoại và tỷ lệ sapogenin steroid được tính như mô tả trước đây [29, 28] Các sapogenin riêng

lẻ được tách ra và phát hiện bằng sắc ký giấy Vì mục đích này, hai hệ thống

đã được sử dụng Trong cả hai hệ thống, khoảng 500 microgam sapogenin thô (dạng hydroxyl tự do) được đặt trên giấy Whatman số 4 bão hòa với pha bất động Đối với monohydroxy, sapogenin không tăng cường, pha tĩnh là phenylcellosolve và pha động là hỗn hợp gồm 98 phần benzen và 2 phần metanol Trong trường hợp ketonic hoặc dihydroxy sapogenin, pha tĩnh là

Trang 21

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

13

propylen glycol và pha động là 80 phần benzen, 15 phần cyclohexan và 5 phần metanol Các thuốc thử hiện màu là dung dịch etanolic của axit phosphomolybdic Bằng cách sử dụng kết hợp các kỹ thuật hồng ngoại và sắc

ký giấy, các sapogenin có thể được tách ra, xác định và liệt kê thành thành phần chính hoặc phụ Kết quả cho thấy, trong dịch chiết thân và lá cây

Sanchezia pennellii từ Tingo Maria, Peru có chứa flavonoid và sterol [30]

1.2.2 Cây Sanchezia nobilis

Năm 2012, Nghiên cứu rễ và vỏ cây cho thấy sự hiện diện của alkaloid, glycosid, steroid, terpenoid và tannin[14]

Năm 2015, Md Abu Shuaib Rafshanjani và cộng sự khác đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: trong dịch chiết của lá cây Khôi đốm có sự hiện diện của các alkaloid, glycoside,flavonoid, triterpenoid,carbohydrat, steroid, hợp chất phenolic, saponin và tannin Phân đoạn ethyl acetat chiết xuất từ lá cây là dương tính đối với tất cả các chất hoá học được thử nghiệm trong khi phân đoạn n-hexan là âm tính đối với flavonoid và các hợp chất phenolic [34]

Năm 2013, Ahmed E.Abd Ellah và những thành viên khác đã phân lập được 5 chất trong đó có 1 hợp chất matsutake alcohol và 4 hợp chất alcohol glycosid[10]

Trang 22

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

14

Năm 2014, từ dịch chiết methanol của lá và rễ cây Khôi đốm, Ahmed

E đã phân lập được 6 hợp chất khác nhau: Hai hợp chất benzyl alcohol glycosid: Một hợp chất neolignan glucosid [11]:

9-O-β -glucopyranosyl trans-cinnamyl alcohol (6)

9-O-β-xylopyranosyl-(1→6)-O-β-glucopyranosyl-(1→6)-O-β-glucopyranosyltrans-cinnamyl alcohol (7)

Syringin (8)

4-O-β -glucopyranosyl dehydrodiconiferyl alcohol (9)

7-O-β -glucopyranosyl benzyl alcohol (10)

7-O-β-apiofuranosyl-(1→6)-O-β -glucopyranosyl benzyl

Quercetin 3-O-α-L-rhamnopyranosid (quercitrin) (15)

Quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (hyperosid) (16)

Trang 23

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

OCH3

OH

Trang 24

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

HO

Trang 25

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

17

17

OH

O O

HO

HO

H

H H

H O

O

21

O Me

Trang 26

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

18

1.3 Tác dụng sinh học

1.3.1 Chi Sanchezia

Cũng như các nghiên cứu về thành phần hóa học, ngoài Sanchezia

nobilis các nghiên cứu về tác dụng sinh học của các loài khác thuộc chi Sanchezia đều rất hiếm

Năm 2012, tác giả Jin Hye-Young và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu

“Kiểm soát sinh học chống lại rệp sử dụng kẻ thù tự nhiên trong Trung tâm nghiên cứu tài nguyên thực vật nhiệt đới Vườn ươm quốc gia Hàn Quốc “

Kết quả cho thấy, trong trường hợp của Sanchezia parvibracteata, mật độ

trung bình của 626 con trên mỗi lá đã giảm dần ở lần khảo sát đầu tiên, và mật

độ giảm dần Nói chung, rệp và động vật ký sinh, Collemani jadebell, có hiệu quả nhất trong việc triệt tiêu mật độ khi được chiếu xạ ở tỷ lệ thích hợp, với

tỷ lệ 6: 1 (rệp: Collemani jadebell) có hiệu quả ngay lập tức, với tỉ lệ 10: 1 và 25: 1 phải mất khoảng 15-20 ngày để ngăn chặn[35] Khái niệm kiểm soát sinh học là duy trì mật độ dịch hại tối thiểu mà tại đó kẻ thù tự nhiên có thể

duy trì ở một ngưỡng chấp nhận được, và trong trường hợp Sanchezia

parvibracteata, một mô hình trong đó mật độ kẻ thù tự nhiên được kiểm soát

bởi thiên địch[21]

Trang 27

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

19

1.3.2 Cây Sanchezia nobilis

1.3.2.1 Tác dụng chống oxi hóa và chống viêm loét dạ dày

CâyKhôi đốm được chứng minh là có chất chống oxy hóa và chất

chống tăng sinh tế bào invitro Ngoài ra, loài cây này còn có công dụng diệt

khuẩn HP, thủ phạm chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày và hàng loạt các bệnh

ở đường tiêu hóa Chính nhờ tính chất này mà cây Khôi đốm giúp chữa viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng rất hiệu quả

Một số kết quả thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy cây Khôi đốm giúp chống oxy hóa rất tốt và dịch chiết từ cây có khả năng chống oxy hóa tương tự như quercetin

Trong y học cổ truyền cây Khôi đốm là một trong những dược liệu quý

từ thiên nhiên giúp điều trị nhiều bệnh Một trong những tác dụng lớn đó là lá

cây Khôi đốm chữa đau dạ dày, loại thảo dược này còn được coi là vị cứu tinh cho những ai mắc viêm loét dạ dày mãn tính Ngoài ra, ở Thái Lan rễ cây Khôi đốm được dùng để điều trị chứng bất lực và tăng cường ham muốn tình dục[41]

1.3.2.2 Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Bên cạnh đó tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm của dịch chiết cây Khôi Đốm cũng được quan tâm nghiên cứu Cụ thể, năm 2014, một nghiên cứu của Rafshanjani M và các cộng sự đã cho thấy phân đoạn chloroform có

tác dụng kháng khuẩn mạnh trên các chủng vi khuẩn Escherichia coli,

Salmonella paratyphi, Bacillus megaterium, Shigella flexneri, Pseudomonas aeruginosa Shigella shiga và một số chủng nấm Candida albicans, Rizopus oryzae, Aspergillus niger, Trycophyton rubrum; phân đoạn ethyl acetate có

tác dụng tốt trên chủng vi khuẩn Shigella sonnei, Shigella dysenteriae và các chủng nấm Rizopus oryzae, Trycophytonrubrumtrong; trong khi đó phân đoạn

ether hầu như không có tác dụng[8]

Ngày đăng: 08/08/2019, 08:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Tập III, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục các loài thực vật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2005
6. Nguyễn Thị Mai (2017), Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học lá cây Xăng sê, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ Đại học, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học lá cây Xăng sê
Tác giả: Nguyễn Thị Mai
Năm: 2017
7. Vũ Thị Mây (2018), Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn dịch chiết ethylacetat của lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f), Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ Đại học, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn dịch chiết ethylacetat của lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f)
Tác giả: Vũ Thị Mây
Năm: 2018
8. Abu Shuaib Rafshanjani, Shumaia Parvin, Abdul Kader, Monika Rani Saha, and Most.Afia Akhtar (2014), "In vitro antibacterial, antifungal and insecticidal activities of ethanolic extract and its fractionates of Sanchezia speciosa Hook. f", International Research Journal of Pharmacy, 5(9), 717-720 Sách, tạp chí
Tiêu đề: In vitro antibacterial, antifungal and insecticidal activities of ethanolic extract and its fractionates of Sanchezia speciosa Hook. f
Tác giả: Abu Shuaib Rafshanjani, Shumaia Parvin, Abdul Kader, Monika Rani Saha, and Most.Afia Akhtar
Năm: 2014
9. Ahmed E. Abd-Ellah, Khaled M. Mohamed, Enaam Y. Backheet, and Mahmoud H. Mohamed (2006), "Macro-and micromorphology of Sanchezia nobilis Hook. cultivated in Egypt: leaf, stem and flower", Bulletin of Pharmaceutical Sciences, 29(2), 300-327 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Macro-and micromorphology of Sanchezia nobilis Hook. cultivated in Egypt: leaf, stem and flower
Tác giả: Ahmed E. Abd-Ellah, Khaled M. Mohamed, Enaam Y. Backheet, and Mahmoud H. Mohamed
Năm: 2006
10. Ahmed E. Abd Ellah, Khaled M. Mohamed, Enaam Y. Backheet, and Mahmoud H. Mohamed (2013), "Matsutake alcohol glycosides from Sanchezia nobilis", Chemistry of Natural Compounds, 48(6), 930-933 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Matsutake alcohol glycosides from Sanchezia nobilis
Tác giả: Ahmed E. Abd Ellah, Khaled M. Mohamed, Enaam Y. Backheet, and Mahmoud H. Mohamed
Năm: 2013
11. Ahmed E. Abd Ellah, Khaled M. Mohamed, Enaam Y. Backheet, and Mahmoud H. Mohamed (2014), "Cinnamyl Alcohol, Benzyl Alcohol, and Flavonoid Glycosides from Sanchezia nobilis", Chemistry of Natural Compounds, 50(5), 715-717 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cinnamyl Alcohol, Benzyl Alcohol, and Flavonoid Glycosides from Sanchezia nobilis
Tác giả: Ahmed E. Abd Ellah, Khaled M. Mohamed, Enaam Y. Backheet, and Mahmoud H. Mohamed
Năm: 2014
12. Armen Leonovich Takhtadzhi͡An (1997), Diversity and classification of flowering plants, Columbia University Press, New York, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diversity and classification of flowering plants
Tác giả: Armen Leonovich Takhtadzhi͡An
Năm: 1997
13. Young-Il Jeong Bae, Chang-Ho Shim, Ki-Hwan, (2005), "Antioxidative and Antimicrobial Activity of Epicatechin Isolated from Leaves of Loquat (Eriobotrya japonica)", Preventive Nutrition and Food Science, 10(2), 118-121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antioxidative and Antimicrobial Activity of Epicatechin Isolated from Leaves of Loquat (Eriobotrya japonica)
Tác giả: Young-Il Jeong Bae, Chang-Ho Shim, Ki-Hwan
Năm: 2005
14. Cristiane Pereira, Cleber Bomfim Barreto Júnior, Ricardo Machado Kuster, Naomi Kato Simas, Cassia Mônica Sakuragui, Andrea Porzel, and Ludger Wessjohann (2012), "Flavonoids and a neolignan glucoside from Guarea macrophylla (Meliaceae)", Química Nova, 35(6), 1123- 1126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flavonoids and a neolignan glucoside from Guarea macrophylla (Meliaceae)
Tác giả: Cristiane Pereira, Cleber Bomfim Barreto Júnior, Ricardo Machado Kuster, Naomi Kato Simas, Cassia Mônica Sakuragui, Andrea Porzel, and Ludger Wessjohann
Năm: 2012
15. Daeik Kim, Mohammad Lalmoddin Mollah, and Kilsoo Kim (2012), "Induction of Apoptosis of SW480 Human Colon Cancer Cells by (−)- Epicatechin Isolated from Bulnesia sarmienti", Anticancer Research, 32 (12 ), 5353-5361 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Induction of Apoptosis of SW480 Human Colon Cancer Cells by (−)-Epicatechin Isolated from Bulnesia sarmienti
Tác giả: Daeik Kim, Mohammad Lalmoddin Mollah, and Kilsoo Kim
Năm: 2012
16. Elmarie Van Der Watt and Johan C Pretorius (2001), "Purification and identification of active antibacterial components in Carpobrotusedulis L.", Journal of Ethnopharmacology, 76 (1), 87-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Purification and identification of active antibacterial components in Carpobrotusedulis L
Tác giả: Elmarie Van Der Watt and Johan C Pretorius
Năm: 2001
17. Emery C. Leonard and Lyman B. Smith (1964), "Sanchezia and related American Acanthaceae", Rhodora, 66(768), 313-343 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sanchezia and related American Acanthaceae
Tác giả: Emery C. Leonard and Lyman B. Smith
Năm: 1964

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w