Phổ hồng ngoại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp liothyronin từ l yrosin (Trang 56)

Trên phổ đồ của các chất đều xuất hiện các dao động hóa trị đặc trưng cho các nhóm chức tương ứng với từng chất, do đó việc phân tích phổ IR chủ yếu xác định nhóm chức để thấy được quá trình phản ứng đã tạo thành sản phẩm. Ví dụ

- Trên phổ đồ của chất 3,5-dinitro-L-tyrosin 3a xuất hiện dao động hóa trị rất mạnh (đối xứng và bất đối xứng) đặc trưng của nhóm NO2, 1552 (υasNO2), 1320 (υsNO2).

- Chất 3b xuất hiện dao động hóa trị đặc trưng của nhóm C=Oamid υmax 1615,73 cm-1 chứng tỏ xuất hiện nhóm CH3-CO-NH- sau khi thực hiện phản ứng acyl hóa với tác nhân anhydrid acetic.

- Trên phổ đồ của chất diamin 26 xuất hiện dao động hóa trị của nhóm NH2, mất dao động hóa trị mạnh của nhóm NO2. Chứng tỏ phản ứng khử chuyển nhóm NO2 thành NH2.

49

Trên phổ đồ của chất 3,5-diiodo-L-thyronin thu được sau khi thủy phân và demethyl hóa chất 24 đã không còn dao động hóa trị đặc trưng cho nhóm

C=Oamid và C=Oester.

Qua việc phân tích một số chất trên cho thấy các phản ứng đã xảy ra, tuy nhiên để khẳng định chắc chắn cấu trúc của các sản phẩm phải dựa vào việc biện giải phổ MS và NMR.

4.2.2. Phổ khối lượng

Phổ MS dùng để xác định được khối lượng phân tử của các chất tổng hợp được và các pic ion bị phân mảnh từ đó xác định được CTPT và cấu trúc của các chất.

Kết quả cho thấy các chất đều xuất hiện các pic phù hợp với CTPT của các chất dự kiến tổng hợp.

Ví dụ: trên phổ đồ của chất 3,5-diiodo-L-thyronin xuất hiện pic có m/z 524,0 tướng ứng với [M+H]-) phù hợp với CTPT chất này: C15H13I2NO4

(M=523,0).

50

4.2.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Dựa vào việc phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân để khẳng định chắc chắn cấu trúc của các chất.

Trên phổ 1H-NMR và 13C-NMR của các chất đều xuất hiện độ chuyển dịch hóa học của các hydro và carbon phù hợp với cấu trúc tương ứng của chúng:

- Chất 3a chỉ xuất hiện 2 proton ứng với độ chuyển dịch hóa học δ 8,24 tương ứng với 2 hydro nhân thơm ở vị trí 2 và 6 của hợp chất 3,5-dinitro-L- tyrosin. Điều này chứng tỏ 2 nguyên tử hydro ở vị trí 3 và 5 của phân tử L- tyrosin đã bị thế bởi 2 nhóm NO2.

- Chất 3b xuất hiện độ chuyển dịch hóa học δ 1,95 tương ứng với 3 hydro của nhóm CH3-CO-, chất 3c xuất hiện thêm độ chuyển dịch hóa học δ 1,28 và 4,22 ứng với 3H và 2H của nhóm ethyl ester (-CH2-CH3). Trên phổ

13

C-NMR cũng xuất hiện độ chuyển dịch của C phù hợp với các nhóm này Điều này khẳng định chắc chắn sự xuất hiện 2 nhóm bảo vệ acetyl và ethyl ester trong cấu trúc của chất 3c sau khi thực hiện phản ứng acyl và tạo ester.

- Đặc biệt chất 3,5-dinitro-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl-L-phenyl alanin ethyl ester (25) trên phổ 1H-NMR và 13C-NMR xuất hiện thêm tín hiệu proton và carbon của vòng 4-CH3O-C6H4-. Kết quả này khẳng định được cầu nối diaryl ether đã được hình thành.

- Dữ liệu phân tích phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất 3,5-diiodo-L- thyronin cho thấy không còn xuất hiện tín hiệu proton và carbon của 2 nhóm bảo vệ: acetyl, ethyl ester và nhóm methyl ether. Điều này cho thấy các nhóm

51

này đã bị loại bỏ trong quá trình thủy phân và demethyl hóa. Ngoài ra, trên phổ đồ còn xuất hiện tín hiệu proton của OHphenol: 9,99 (1H, s, OHphenol).

- So sánh dữ liệu phổ của 1H-NMR của chất 3,5-diiodo-L-thyronin (T2) và sản phẩm liothyronin (T3) cho thấy khác nhau về tín hiệu proton của ở vị trí 5‟ từ đó cho thấy chỉ 1 nguyên tử iod được thế vào vị trí 3‟. Khẳng định đúng cấu trúc của liothyronin.

52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ kết quả trên chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1) Đã xây dựng được quy trình tổng hợp lithyronin từ L-tyrosin qua các bước sau:

Bước 1- Tổng hợp 3,5-dinitro-L-tyrosin từ L-tyrosin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 2- Acetyl hóa 3,5-dinitro-L-tyrosin thu được N-acetyl-3,5-dinitro-L- tyrosin.

Bước 3- Tổng hợp 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin ethyl ester từ 3,5- dinitro- N-acetyl-L-tyrosin.

Bước 4- Tạo diaryl ether 3,5-dinitro-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl-L- phenylalanin ethyl ester từ 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin ethyl ester và 4- methoxyphenol.

Bước 5- Khử hóa 3,5-dinitro-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl-L- phenylalanin ethyl ester thu được 3,5-diamino-4-p-methoxyphenoxy-N- acetyl-L-phenylalanin ethyl ester.

Bước 6- Diazo hóa và iodo hóa 3,5-diamino-4-p-methoxyphenoxy-N- acetyl-L-phenylalanin ethyl ester thu được 3,5-diiodo-4-p-methoxyphenoxy- N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester.

Bước 7- Thủy phân và demethyl hóa 3,5-diiodo-4-p-methoxyphenoxy-N- acetyl-L-phenylalanin ethyl ester thu được 3,5-diiodo-L-thyronin.

Bước 8- Monoiodo hóa 3,5-diiodo-L-thyronin thu được liothyronin.

- Hiệu suất toàn bộ quá trình tổng hợp 26,31%, sản phẩm thu được không mất tính hoạt quang.

- Khẳng định được cấu trúc của các sản phẩm trung gian và sản phẩm liothyronin tổng hợp được bằng các phương pháp phân tích phổ: IR, MS, NMR.

53

2) Tổng hợp được 11,6g liothyronin mononatri được đạt tiêu chuẩn nguyên liệu làm thuốc theo các chỉ tiêu chất lượng của USP 34.

KIẾN NGHỊ

1) Nghiên cứu triển khai tổng hợp liothyronin từ L-tyrosin ở quy mô pilot.

2) Nghiên cứu thử độc tính cấp, trường diễn, bán trường diễn và độ ổn định của nguyên liệu liothyronin mononatri tổng hợp được.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ môn Dược lâm sàng - Trường Đại học Dược Hà Nội (2003),

Bài giảng bệnh học, tr. 160.

2. Bộ môn Dược lực - Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Dược lý II, tr.270-271.

3. Bộ y tế (2006), Hóa sinh học, NXB y học, tr. 62-65, 225-226. 4. Nguyễn Huy Cường (2010), Bệnh bướu cổ, NXB Y học, tr. 23- 48.

5. Đặng Trần Duệ (2003), „„Các rối loạn do thiếu iod‟‟, Từ điển bách khoa bệnh học tập 2, NXB Y học, tr.173.

6. Dược thư Quốc gia Việt Nam (2010), tr.629.

7. Nguyễn Thế Khánh (2004), „„Cơn nhiễm độc giáp cấp tính‟‟, Từ điển bách khoa bệnh học tập 4, NXB Y học, tr.69-70.

8. Lê Thị Luyến (2010), Bệnh học, NXB Y học, tr. 222-225.

9. Nguyễn Đình Luyện (2010), Kĩ thuật hóa dược II, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr.139-145.

10. Nguyễn Minh Ngọc (2010), Nghiên cứu tổng hợp Liothyronin, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Thắng (2012), Nghiên cứu tổng hợp Liothyronin,

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

12. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Hiền (2008), Giải phẫu-sinh lý người, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr. 287-298.

Tiếng Anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Anthony P.Z., Grove M. (1956), “Production of 3,5- diiodothyronine”, United States Patent Office, US 2950315.

14. Beringer F.M. (1953), “Diaryliodonium Salts. II. The Phenylation of Organic and Inorganic Bases”, J. Am. Chem. Soc, 75, pp. 2708-2712.

15. Bevilacqua P.F., Paterson, Plati J.T., Rutherford and Willhelm. (1959), “Synthesis of thyronine compounds”, United States Patent Office, US 2895927.

16. Branes J. H., Borrows E. T., Elks J., Hems B. A. and Long A. G. (1950), “The synthesis of thyroxine and related substances. Part VII. The preparation of diphenyl ethers from 2:6-diiodophenols.”, J. Chem. Soc, pp. 2824-2833.

17. Chalmer J.K., Dickson G. T., Elks J. and Hems B. A. (1949), “ The synthesis of thyroxine and related substances. Part V. A synthesis of L-thyroxine from L-tyrosine”, J. Chem. Soc, pp. 3424-3433.

18. Dickson G.T (1952), “ Improments in or relating to the Preparation of 2:6-diiododiphenyl Ethers”, GB 671070.

19. Evans D.A., Katz J.L., and West T.R (1998), “ Synthesis of Diaryl Ethers through the Copper-Promoted Arylation of phenols with Arylboronic acid. An Expedient Synthesis of Thyroxine”, Tetrehedron Letter, 39, pp. 2397-2940.

20. Gross. Y and Pitt-Rives. R (1951), “Unidentified iodine compounds in human plasma in addition to thyroxine and iodide”, Lancet, vol. 2, pp.766-777.

21. Gross. Y and Pitt-Rives. R. (1952),“ 3,5,3‟-triiodothyronine. 1. Isolation from thyroid gland and synthesis”, Biochem. J, 53, pp. 645-654.

22. Gunther Hillman (1957), “ Process for making iodo derivatives of thyronine”, United States Patent Office, US 2886592.

23. Harington. C.R (1933), the thyroid gland: its chemistry and physicology, Oxford University Press, London, pp. 222-225.

24. Harington C.R and George Barge. (1927), “Chemistry of thyroxine: III- Constitution and synthesis of thyroxine”, The Biochemical Journal, 21 (1), pp. 169-183.

25. Kendall E.C. (1929), “Thyroxine”, The chemical Catalog Company, Inc, New York.

26. Khamar B.M et al. (2009), “An improved process for the preparation of Levothyroxine sodium with reduced levels of impurities”, WIPO Patent Application WO/2009/136249.

27. Kochergin P.M and Chermenko. G.T. (1984), Contemporary Hormonal Drugs of Animal Origin, review in Russian, Moscow, pp. 2-36.

28. Kochergin. P.M and Chermenko. G.T (1983), Contemporary Hormonal Drugs of Animal Origin, review in Russian, Moscow, pp. 14- 16.

29. Meltzer R.I., Rockaway N.J. (1959), “Process of Preparing Diiodinated analogs of Thyronine”, United States Patent Office, US 3102136.

30. Merck & Co.Inc. (2006), The Merck index, published by Merck & Co. Inc., 14th edition.

31. Pharmaceutical Press (2009), Martindale 36, 2165-2166.

32. Pitt-Rivers R., Gross J., Brooklyn (1953), “Method of preparing 3,5,3‟-L-triiodothyronine and pharmaceutical compositions thereof”,

United States Patent Office, US 2823164.

33. Pitt-Rives. R and Trotter. W.R. (1964), “The thyroid hormone”,

Butterworths, 1, pp. 237-282.

34. Plati. J.T., Rutherford (1958), “Process for the preparation of di- (p-anisyl)-iodonium halogenide”, United States Patent Office, US 2839583.

35. Plati. J.T, Rutherford and Wenner. W, Montelair. U. (1954), “Purification of triiodothyronine”, United States Patent Office, US 2784222.

36. Razdan. R.K, Greenford and Wetherill. L.A, Harrow (1957), “ Preparation of triiodothyronine”, United States Patent Office, US 2993928.

37. Roche. J and Michel. R (1951), “Natural and Artificial Iodoproteins”, Adv. Protein Chem, 6, pp. 253.

38. Rubtsov M.V. and Baichikov A.G. (1971), “Synthetic Chemicopharmaceutical Drugsin Russian”, Moscow, pp. 111-114.

39. Salamonczyk G.M., Oza V.B. and Sih C.J. (1997), “ A concise Synthesis of Thyroxine (T4) and 3,5,3‟-Triiodo-L-thyronine (T3)”,

Tetrehedron Letters, 38(40), pp. 6965-6968. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40. Siedel. W, Soden. B, Nahm. H, Pini. H, Main. F.A (1956), “Process of prepararing phenoxycinamic acid derivatives”, United States Patent Office , US 2894977.

41. United State Pharmacopoeia 2012.

42. Siedel W., Nahm H., Pini H. (1955), “Verfahren zur Herstellung von Jodthyroninderivaten”, Ger. Pat. DE 1067826.

43. Johnson B., Kohmann F. (1915), “ Studies on nitrated proteins. II. The synthesis of 3,5-dinitro-L-tyrosine”, J. Amer. Chem. Soc, 37, pp 2164-2170.

Tiếng Đức

44. Siedel W., Nahm H. (1963), “Neu technische Synthese des D- und L-Trijodthyronins sowie des D- und L-Thyroxins”, Chem. Ber, 96, pp. 1-9.

45. Siedel W., Nahm H., Koenig J. (1958), “ Verfahren zur Herstellung von L(ú 1/2 )-3, 5-Dijodthyronin”, Ger. Pat. DE 1077673.

46. Ernst Waser, Labouchère A., Sommer H., (1925) “Untersuchungen in der Phenylalanin-Reihe VII. Synthese des l-3,4,5-Trioxy- phenylalanins‟‟, Helvetica Chimica Acta, 8 (1), pp 773-779.

Tiếng Ý

47. Bracco. P et. al (1998), “Processo per la produzione di ormoni tiroidei”, Italian Patent, IT 1302201 B1.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1: Phổ hồng ngoại của 3,5-dinitro-L-tyrosin

Phụ lục 1.2: Phổ khối lượng của 3,5-dinitro-L-tyrosin

Phụ lục 1.3: Phổ cộng hưởng từ proton của 3,5-dinitro-L-tyrosin

Phụ lục 1.4: Phổ cộng hưởng từ carbon của 3,5-dinitro-L-tyrosin

Phụ lục 2.1: Phổ hồng ngoại của 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin

Phụ lục 2.2: Phổ khối lượng của 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin

Phụ lục 2.3: Phổ cộng hưởng từ proton của 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin

Phụ lục 2.4: Phổ cộng hưởng từ carbon của 3,5-dinitro-N-acetyl- L-tyrosin

Phụ lục 3.1: Phổ hồng ngoại của được 3,5-dinitro-N-acetyl- L-tyrosin ethyl ester

Phụ lục 3.2: Phổ khối lượng của 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin ethyl ester

Phụ lục 3.3: Phổ cộng hưởng từ proton của 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin ethyl ester

Phụ lục 3.4: Phổ cộng hưởng từ carbon của 3,5-dinitro-N-acetyl- L-tyrosin ethyl ester

Phụ lục 4.1: Phổ hồng ngoại của 3,5-dinitro-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl- L-phenylalanin ethyl ester

Phụ lục 4.2: Phổ khối lượng của 3,5-dinitro-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl- L-phenylalanin ethyl ester

Phụ lục 4.3: Phổ cộng hưởng từ proton của 3,5-dinitro-4-p-methoxy phenoxy-N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester

Phụ lục 4.4: Phổ cộng hưởng từ carbon của 3,5-dinitro-4-p-methoxy phenoxy-N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester

Phụ lục 5.1: Phổ hồng ngoại của 3,5-diamino-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl- L-phenylalanin ethyl ester

Phụ lục 5.2: Phổ khối lượng của 3,5-diamino-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl- L-phenylalanin ethyl ester

Phụ lục 5.3: Phổ cộng hưởng từ proton của 3,5-diamino-4- p-methoxy phenoxy-N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 5.4: Phổ cộng hưởng từ carbon của 3,5-diamino-4-p-methoxy phenoxy-N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester

Phụ lục 6.1: Phổ hồng ngoại của 3,5-diiodo-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl - L-phenylalanin ethyl ester

Phụ lục 6.2: Phổ khối lượng của 3,5-diiodo-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl - L-phenylalanin ethyl ester

Phụ lục 6.3: Phổ cộng hưởng từ proton của 3,5-diiodo-4- p-methoxy phenoxy-N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester

Phụ lục 6.4: Phổ cộng hưởng từ carbon của 3,5-diiodo-4- p-methoxy phenoxy-N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester

Phụ lục 7.1: Phổ hồng ngoại của 3,5-diiodo-L-thyronin

Phụ lục 7.2: Phổ khối lượng của 3,5-diiodo-L-thyronin

Phụ lục 7.3: Phổ cộng hưởng từ proton của 3,5-diiodo-L-thyronin

Phụ lục 7.4: Phổ cộng hưởng từ carbon của 3,5-diiodo-L-thyronin

Phụ lục 8.1: Phổ IR của liothyronin mononatri

Phụ lục 8.2: Phổ khối lượng của liothyronin

Phụ lục 8.3: Phổ cộng hưởng từ proton của liothyronin

Phụ lục 8.4: Phổ cộng hưởng từ carbon của liothyronin

Phụ lục 9: Sắc kí đồ của 3,5-diiodo-L-thyronin

Phụ lục 10: Sắc kí đồ của liothyronin mononatri

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp liothyronin từ l yrosin (Trang 56)