Thiết bị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp liothyronin từ l yrosin (Trang 29)

- Máy cất quay Buchi B491 (Thuỵ sĩ) - Máy khuấy từ IKA (Đức) - Máy đo độ nóng chảy EZ-Melt (Mỹ) - Bơm hút chân không KNF (Đức) - Cân kỹ thuật Satorius (Đức) - Tủ sấy Memmert (Đức) - Máy sinh khí N2 Nitrox UHPH0751(Anh) - Máy sinh khí H2 CFH200 (Mỹ) - Máy soi tử ngoại

- Phân cực kế - Máy vẩy li tâm

- Máy sắc kí lỏng hiệu năng cao.

- Máy đo phổ hồng ngoại Perkin Elmer (Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đo trong vùng 4000-400cm-1.

- Máy đo phổ khối MS AutoSpec Premier (Waters-USA) và máy LTQ Orbitrap XL (Thermo Scientific), (Phòng thí nghiệm Hoá Vật Liệu-Khoa Hoá học- Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội.

- Máy đo phổ khối Agilent 6310 Ion Trap LC/MS (Aglient Techologies) và máy LC/MS/MS-Xevo TQ APCI (Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên- Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam).

- Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR và 13C-NMR Bruker AV500 (Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên- Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam).

22 2.1.2. Dụng cụ - Bình cầu 1 cổ: 25ml, 50ml, 100ml, 250ml, 500ml - Bình cầu 2 cổ: 100ml, 250ml - Bình cầu 3 cổ: 100ml, 250ml - Bình chiết các loại: 50ml, 100ml 250ml, 500ml

- Cốc có mỏ, ống đong, pipet, ống nghiệm, đĩa petri, đũa thuỷ tinh, phễu lọc, sinh hàn, cánh khuấy,…

- Bình phản ứng loại 1 lít, 2 lít, 6 lít, 10 lít.

2.1.3. Nguyên liệu và hoá chất

Bảng 2.1: Nguyên vật liệu và thuốc thử

Tên hoá chất và thuốc thử Nguồn gốc

L-Tyrosin Việt Nam

Acid acetic băng Merck

Anhydrid acetic Merck

Acid p-toluen sulphonic Merck

Iod Trung Quốc

Kali iodid Trung Quốc

Natri hydroxyd Trung Quốc

Acid sulfuric Trung Quốc

Acid hydrocloric Trung Quốc

Acid nitric Trung Quốc

n-Butanol Trung Quốc

Ethanol tuyệt đối Trung Quốc

Methanol Merck

23

Diethyl ether Trung Quốc

Ethylamin Merck

Natri carbonat Trung Quốc

Ethyl acetat Trung Quốc

p-Toluensulfonyl clorid Merck

4-methoxyphenol Aldrich

Pyridin Trung Quốc

Xúc tác Pd/C 5% Aldrich

Natri nitrit Trung Quốc

Urea Trung Quốc

Natri bisulfit Merck

Acid hydrobromic 47% Trung Quốc

Acid hydroiodic 57% Việt Nam

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Tổng hợp hóa học:

Tiến hành các phản ứng tổng hợp hóa học theo phương pháp của J. K. Chalmer và cộng sự năm 1949 [17] và quy trình cải tiến của Bracco và cộng sự [47], nguyên liệu ban đầu L-tyrosin.

2.2.2. Phương pháp kiểm tra độ tinh khiết và tinh chế sản phẩm

- Kiểm tra độ tinh khiết của sản phẩm và theo dõi tiến trình của phản ứng bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng (TLC). TLC được thực hiện trên bản mỏng Kieselgel 60 GF254 (Merck). Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm, hoặc hiện màu bằng dung dịch ninhydrin 0,1% trong aceton.

24

n-Butanol:AcOH:H2O = 9:2:2,5 CHCl3:MeOH = 9:1

CHCl3:MeOH:HCOOH=70:15:15

- Phương pháp đo nhiệt độ nóng chảy trên máy EZ-Melt (Mỹ).

- Các kĩ thuật trong tổng hợp hóa dược để tách và tinh chế sản phẩm mong muốn. Góc quay cực được đo trên phân cực kế. Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC).

2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc

Các chất trung gian và sản phẩm tổng hợp được khẳng định cấu trúc bằng phương pháp phân tích phổ: IR, MS, 1H-NMR, 13C-NMR.

Phổ hồng ngoại được tiến hành ghi trên máy Perkin Elmer với kĩ thuật viên nén KBr trong vùng 4000-400 cm-1, ghi phổ ở độ phân giải 4 cm-1.

Phổ khối lượng đo trên máy: Autospec Premler (Waters-USA) theo phương pháp chạm electron (EI).

Máy đo phổ khối Agilent 6310 Ion Trap LC/MS (Agilent Techologies) hoạt động theo phương pháp ion hóa phun bụi điện tử (ESI).

Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1

H-NMR và 13C-NMR Bruker AV500, độ chuyển dịch hóa học δ được tính theo chất chuẩn nội tetramethylsilan (TMS).

2.2.4. Kiểm nghiệm liothyronin mononatri theo tiêu chuẩn USP 34

Kiểm nghiệm liothyronin natri tổng hợp được theo tiêu chuẩn USP 34. Dược điển Mỹ 2012 qui định hàm lượng liothyronin mononatri phải đạt từ 95,0 đến 101,0%, tính theo chế phẩm đã làm khô (phương pháp HPLC).

25

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng hợp hóa học 3.1.1. Tổng hợp 3,5-dinitro-L-tyrosin (3a) Theo Chalmaer và cộng sự [17]: HO NH2 OH O HNO3/H2SO4 HO NH2 OH O O2N NO2

Cho vào bình cầu dung tích 6 lít 2,25 lít dung dịch H2SO4 95-98%. Làm lạnh dung dịch này xuống khoảng 10-150C, sau đó thêm từng phần cho đến hết 525,0 g (2,90 mol) L-tyrosin, khối phản ứng được khuấy đồng nhất và làm lạnh xuống 00C bằng nước đá. Sau đó vừa khuấy, vừa nhỏ từ từ 420,0 ml HNO3 (65-68%, d=1,42), quá trình nhỏ mất khoảng 90 phút, nhiệt độ quá trình nhỏ được kiểm soát không quá 200C. Sau đó hỗn hợp được khuấy thêm 30 phút ở 50C và rót vào bình phản ứng chứa 10,0 kg nước đá. Khối phản ứng được trung hòa đến pH 1 bằng dung dịch NaOH 40% (2,0 kg NaOH trong 5 lít nước) xuất hiện tủa (trong quá trình nhỏ nhiệt độ không được quá 300

C). Sau đó hỗn hợp được để lạnh qua đêm, vẩy ly tâm thu được tủa, sấy tủa ở 600C thu được sản phẩm 3,5-dinitro-L-tyrosin (3a), dạng kết tinh màu vàng.

Kết quả:

- Khối lượng (3a): 700,0 g (hiệu suất 89,08%).

- t0nc 230-2320C [Tài liệu 17: 230-2320C]. - Rf =0,48 (n-butanol:AcOH:nước=9:2:2,5). Kết quả phân tích phổ:

IR (KBr), υmax (cm-1): 3079 (-NH3+); 3001 (CHAr); 1730 (C=Oacid); 1552 (υasNO2), 1320 (υsNO2). [Phụ lục 1.1]

ESI-MS (m/z): CTPT C9H9N3O7 , tìm thấy 269,9 ([M-H]-). [Phụ lục 1.2]

26 1 H-NMR (500 MHz, MeOD), δ (ppm): 3,25 (1H, dd, J=7,3 Hz, CHa); 3,36 (1H, dd, J= 6,8 Hz, CHb); 4,25 (1H, t, J=6,5 Hz, -CH-); 8,24 (2H, s, H2, H6). [Phụ lục 1.3] 13 C-NMR (125 MHz, MeOD), δ (ppm): 35,67 (CH2); 54,74 (CH); 111,96 (C2, C6); 126,91 (C1); 132,57 (C3, C5);140,28 (C4); 170,95 (C=Oacid). [Phụ lục 1.4] 3.1.2. Tổng hợp 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin (3b) Theo Chalmaer và cộng sự [17]: HO NH2 OH O O2N NO2 Ac2O/NaOH HO NHAc OH O O2N NO2 100C

Trong bình cầu 6 lít, hòa tan 320,0 g NaOH (8,0 mol) vào 4 lít nước. Sau đó vừa khuấy vừa thêm vào 500,0 g (1,84mol) 3,5-dinitro-L-tyrosin, khuấy cho tan hoàn toàn và hỗn hợp phản ứng được làm lạnh bên ngoài bằng nước đá xuống 100C. Sau đó nhỏ từ từ 256,0 ml Ac2O (d=1,08) (2,71 mol) vào khối phản ứng sao cho nhiệt độ không quá 100C, quá trình nhỏ mất khoảng 60 phút. Khi quá trình nhỏ hoàn tất, khối phản ứng được khuấy thêm 60 phút và đun nóng đến 400C trong 30 phút để thủy phân hết anhydrid acetic dư. Tiếp đó, hỗn hợp phản ứng được làm lạnh xuống 100C và được trung hòa đến pH 2 bằng dung dịch HCl 5N, khuấy thêm 30 phút xuất hiện tủa. Tủa được lọc, sấy ở 600C thu được 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin, dạng tinh thể màu vàng.

Kết quả:

- Khối lượng (3b): 450,0 g (hiệu suất 77,91%).

- t0nc 188-1900C [Tài liệu 17: 189-1900C]. - Rf =0,65 (n-butanol:AcOH:nước=9:2:2,5). Kết quả phân tích phổ:

IR (KBr), υ (cm-1

): 3384,62 (-NHamid); 3093,15 (CHAr); 1718,76 (C=O

27 ESI-MS (m/z): CTPT C11H11N3O8 , tìm thấy 312,01 ([M-H]-). [Phụ lục 2.2] 1 H-NMR (500 MHz, MeOD), δ (ppm): 1,95 (3H, s, CH3-CO); 3,04 (1H, dd, J=9,0; 5,0 Hz, CHa); 3,29 (1H, dd, J=9,0; 5,0 Hz, CHb); 4,73 (1H, dd, J=5,0; 4,0 Hz, -CH-); 8,19 (2H, s, H2, H6). [Phụ lục 2.3] 13 C-NMR (125 MHz, MeOD), δ (ppm): 22,31 (CH3-CO); 36,91 (CH2); 54,26 (CH); 130,21 (C2, C6); 132,22 (C1); 139,73 (C3, C5);147,93(C4);173,20 (C=Oamid); 173,69 (C=Oacid). [Phụ lục 2.4]

3.1.3. Tổng hợp 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin ethyl ester (3c)

HO NHAc OH O O2N NO2 EtOH/TsOH HO NHAc OEt O O2N NO2 SOCl2

Chúng tôi khảo sát với 2 xúc tác TsOH và SOCl2

3.1.3.1. Xúc tác TsOH

Theo Chalmaer và cộng sự [17]:

Cho vào bình cầu dung tích 500 ml 8,0 g (25,5 mmol) 3,5-dinitro-N- acetyl-L-tyrosin, 0,75 g (4,35mmol) TsOH, 10 ml EtOH (khoảng 171,5mmol), 250 ml CHCl3. Hỗn hợp phản ứng sau đó được hồi lưu trong 8h thu được dung dịch màu nâu đỏ. Sau đó khối phản ứng được chiết bằng dung dịch Na2CO3 1M (3 lần mỗi lần 50ml). Gộp dịch chiết pha nước, sau đó acid hóa bằng dụng dịch HCl 2M về pH 2 thu được siro nâu đỏ, rắn lại khi đun nóng ở 500C. Sản phẩm tủa được lọc, kết tinh lại trong EtOH thu được 3,5-dinitro-N- acetyl-L-tyrosin ethyl ester (3c) kết tinh màu vàng.

Kết quả:

- Khối lượng (3c): 6,7 g (hiệu suất 76,87%). - t0nc 118-1200C [Tài liệu 17: 120-1210C]. - Rf = 0,14 (CHCl3 : MeOH= 9 :1).

28

3.1.3.2. Xúc tác SOCl2

Theo phương pháp của Bracco và cộng sự [47]:

Thêm vào bình cầu dung tích 1 lít 130,0g EtOH (2,32 mol), sục khí N2

và làm lạnh bên ngoài xuống 00C. Sau đó thêm cẩn thận từ từ 80,0 ml SOCl2

(d=1,64) (1,1 mol) vào, đun hồi lưu hỗn hợp ở 700C trong 1h. Sau đó hỗn hợp được đun ở 800

C trong 30 phút để loại hết HCl khí. Khi quá trình trên hoàn tất, thêm vào khối phản ứng 280,0 g (0,89 mol) 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin, 225,0 g EtOH. Hỗn hợp phản ứng được đun hồi lưu 900C trong 2h thì phản ứng kết thúc. Làm lạnh khối phản ứng và lọc thu tinh thể, rửa tinh thể bằng nước và kết tinh lại trong EtOH 96% thu được 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin ethyl ester (3c).

Kết quả:

- Khối lượng: 272,2 g (hiệu suất 89,6%).

- t0nc 118-1200C [Tài liệu 17: 120-1210C, tài liệu 47: 128-1290C]. - Rf = 0,14 (CHCl3 :MeOH= 9 :1).

Kết quả phân tích phổ: IR (KBr), υ (cm-1

): 3362,37 (OH); 3291,52 (-NHamid); 3078,98; 2937,28 (CH); 1727,75 (C=Oester); 1645,84 (C=Oamid); 1543,44 (υasNO2), 1303,54 (υsNO2). [Phụ lục 3.1] ESI-MS (m/z): CTPT C13H15N3O8 , tìm thấy 338,8 ([M-2H]-). [Phụ lục 3.2] 1 H-NMR (500 MHz, MeOD), δ (ppm): 1,28 (3H, t, CH2-CH3); 1,95 (3H, s, CH3-CO); 3,04 (1H, dd, J=9,0; 5,5, CHa); 3,27 (1H, dd, J=8,5; 5,5 Hz CHb); 4,22 (2H, m, CH2CH3); 4,73 (1H, dd, J=5,5; 3,0 Hz, -CH-); 8,19 (2H, s, H2, H6). [Phụ lục 3.3] 13 C-NMR (125 MHz, MeOD), δ (ppm): 14,41 (CH3-CH2); 22,26 (CH3- CO); 36,78 (CH2-Ar); 54,47 (CH); 62,73 (CH3-CH2); 130,05 (C2, C6); 132,20 (C1); 139,71 (C3, C5); 147,82(C4); 172,18 (C=Oamid); 173,20 (C=Oester). [Phụ lục 3.4]

29

Nhận xét: Quá trình tạo ester sử dụng tác nhân SOCl2 cho hiệu suất cao hơn TsOH, quá trình này có ưu điểm: không phải sử dụng dung môi chứa clo để chiết tách thu sản phẩm, quá trình phản ứng nhanh, tinh chế và thu sản phẩm đơn giản hơn rất nhiều, tiết kiệm năng lượng. Thích hợp khi nghiên cứu “to hóa” quy trình. Tuy nhiên, khi sử dụng SOCl2 cần kiểm soát khí HCl thoát ra gây ăn mòn các thiết bị phản ứng.

3.1.4. Tổng hợp 3,5-dinitro-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester (25) (phản ứng tạo diaryl ether). phenylalanin ethyl ester (25) (phản ứng tạo diaryl ether).

HO NHAc OEt O O2N NO2 p-HO-C6H4-OMe TsCl, pyridin O NHAc OEt O O2N NO2 MeO

Phương pháp 1 (Theo Chalmaer và cộng sự [17]):

: Trong bình cầu 250 ml hồi lưu hỗn hợp gồm: 9,6 g (28,13 mmol) 3,5- dinitro-N-acetyl-L-tyrosin ethyl ester, 6,0 g (31,47 mmol) TsCl, 8,0 ml pyridin trong 30 phút. Sau đó 10,26 g (82,65mol) 4-methoxyphenol được thêm vào hỗn hợp phản ứng và khối phản ứng được hồi lưu trong 2h. Sau khi kết thúc phản ứng, cất loại pyridin ở áp suất giảm, phần siro nâu đỏ còn lại được hòa tan vào 20,0 ml CH2Cl2, rửa 2 lần bằng 10 ml HCl 2N, sau đó rửa 2 lần bằng 10 ml NaOH 2N, cuối cùng rửa 2 lần bằng 20 ml nước. Làm khan bằng Na2SO4 khan, cất loại CH2Cl2, cắn thu được kết tinh lại trong EtOH 96% thu được 3,5-dinitro-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester (25) dạng tinh thể màu vàng nhạt.

Kết quả:

- Khối lượng (25): 6,90 g (hiệu suất 54,87%). - t0nc 108-1100C [Tài liệu [17] 109-1100C]. - Rf = 0,82 (CHCl3 :MeOH= 9 :1).

30

Phương pháp 2 (Theo phương pháp của Bracco và cộng sự [47]):

Cho vào bình cầu dung tích 250 ml 5,0 ml pyridin, 9,6 g (28,13 mmol) 3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin ethyl ester. Sau đó hỗn hợp được khuấy ở 400C cho tan hoàn toàn và thêm dần vào 6,0 g (31,47 mmol) TsCl. Hỗn hợp được đun ở 1000

C trong 1 h. Sau đó dung dịch của 7,5 g (60,41 mmol) 4- methoxyphenol trong 10 ml pyridin được thêm từ từ vào hỗn hợp trên (nhiệt độ duy trì 1000

C). Sau khi quá trình nhỏ hoàn tất, hỗn hợp được hồi lưu thêm 2h nữa. Cất loại pyridin ở áp suất giảm, thu siro màu nâu đỏ. Siro này được hòa tan vào 30,0 ml EtOH 96% và nhỏ từ từ vào 200,0 ml nước, trung hòa bằng dung dịch NaHCO3 bão hòa đến pH 7. Tủa được lọc, kết tinh lại trong EtOH 96% thu được 3,5-dinitro-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl-L- phenylalanin ethyl ester (25) dạng tinh thể màu vàng nhạt.

Kết quả:

- Khối lượng (25): 9,7 g (hiệu suất 77,1%). - t0nc 108-1100C [Tài liệu [47]: 109,5-110,10C]. - Rf = 0,82 (CHCl3 :MeOH= 9 :1).

Nhận xét: Phương pháp 2 cho hiệu suất cao hơn phương pháp 1, việc thu sản phẩm không phải qua giai đoạn chiết sử dụng dung môi CH2Cl2, rất thích hợp khi triển khai ở quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, cả hai quy trình đều có nhược điểm phải qua giai đoạn cất loại pyridin.

Tiến hành tương tự như phương pháp 2 ở quy mô lớn hơn với các số liệu sau:

Bình cầu 1 lít

3,5-dinitro-N-acetyl-L-tyrosin ethyl ester : 120,0 g (35,16 mmol)

TsCl : 76,25g (40,0 mmol)

4-methoxyphenol : 93,75 g (75,52 mmol)

31

Khối lượng: 3,5-dinitro-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester (25) thu được: 127,5 g (hiệu suất 81,12% ).

Kết quả phân tích phổ: IR (KBr), υ (cm-1

): 3328,62 (-NHamid); 2982,13, 2848,05 (CH); 1730,40

(C=Oester); 1652,43 (C=Oamid); 1543,83 (υasNO2), 1348,12 (υsNO2). [Phụ lục

4.1] ESI-MS (m/z): CTPT C20H21N3O9 , tìm thấy 447,92 ([M+H]+). [Phụ lục 4.2] 1 H-NMR (500 MHz, DMSO), δ (ppm): 1,16 (3H, t, CH2-CH3); 1,81 (3H, s, CH3-CO); 3,07 (1H, dd, J=9,0; 4,5 Hz, CHa); 3,25 (1H, dd, J=8,0; 5,5 Hz, CHb); 3,71 (3H, s, -O-CH3); 4,15 (2H, m, CH2CH3); 4,60 (1H, m, -CH-); 6,82 (2H, m, H3‟,H5‟); 6,88 (2H, m, H2‟,H6‟); 8,36 (2H, s, H2, H6), 8,39 (1H, d, J=8 Hz, NH). [Phụ lục 4.3] 13 C-NMR (125 MHz, MeOD), δ (ppm): 14,43 (CH3-CH2); 22,30 (CH3- CO); 37,34 (CH2-Ar); 54,35 (CH); 56,10 (O-CH3); 62,81 (CH3-CH2); 115,78 (C3‟, C5‟); 117,67 (C2‟,C6‟); 131,27 (C2, C6); 137,65 (C1); 141,81 (C4); 145,82 (C3, C5); 152,58 (C1‟); 157,42 (C4‟); 172,02 (C=Oamid); 173,18 (C=Oester). [Phụ lục 4.4]

3.1.5. Tổng hợp 3,5-diamino-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl-L- phenylalanin ethyl ester (26)

O NHAc OEt O O2N NO2 MeO H2, Pd/C O NHAc OEt O H2N NH2 MeO

Tiến hành khử hóa nhóm nitro bằng khí H2 với xúc tác Pd/C 5% ở áp suất thường.

Dung dịch của 5,0 g (11,18 mmol) 3,5-dinitro-4-p-methoxyphenoxy-N- acetyl-L-phenylalanin ethyl ester (25) trong 100,0 ml dung môi thích hợp được hydro hóa ở nhiệt độ phòng với sự có mặt của 0,25 g Pd/C 5% (5% so với nguyên liệu ban đầu). Sau khi kết thúc phản ứng (theo dõi bằng TLC, hệ

32

dung môi CHCl3 :MeOH= 9 :1), khí H2 thừa được loại hết bằng N2, lọc loại xúc tác, rửa bằng EtOH nóng (hoặc MeOH nóng), dịch lọc sau đó được cô áp suất giảm loại hết dung môi (chú ý nhiệt độ cất đặt bên ngoài không quá 400C), phần siro còn lại được kết tinh lại trong EtOH thu được sản phẩm 3,5- diamino-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester (26), tinh thể màu trắng.

Kết quả:

- t0nc 134-1360C [Tài liệu [47]:133-1340C]. - Rf = 0,66 (CHCl3 :MeOH= 9 :1).

Tiến hành khảo sát với các dung môi khác nhau: MeOH, EtOH tuyệt đối và EtOH 96% thu được kết quả ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Khảo sát ảnh hƣởng của dung môi đến hiệu suất phản ứng khử

Dung môi Thời gian khử hóa Khối lượng (26) t 0 nc Hiệu suất (%) MeOH 15h 4,08g 134-1360C 94,3% EtOH 20h 4,00g 134-1360C 92,5% EtOH 96% 24h 3,86g 134-1360C 89,1%

Nhận xét: Dung môi MeOH cho hiệu suất cao và thời gian phản ứng ngắn hơn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chọn EtOH 96% vì dung môi ít độc hơn so với MeOH, đồng thời giảm nguy cơ gây nổ trong quá trình thực hiện phản ứng hydro hóa.

Tiến hành thí nghiệm khảo sát độ lặp lại của phản ứng khử hóa với dung môi EtOH 96% được lựa chọn:

Bảng 3.2: Kết quả khử hóa sử dụng dung môi EtOH 96%

STT (I) Pd/C 5% Thời gian EtOH 96% Khối lượng (26) Hiệu suất (%) 1 50g 2,5g 24h 500 ml 38,34g 88,5 % 2 50g 2,5g 24h 500 ml 39,08g 90,2 % 3 50g 2,5g 24h 500 ml 38,78g 89,5 % Trung bình 89,4%

33

Nhận xét: Quá trình khử hóa với H2, xúc tác Pd-C 5% ở áp suất thường được thực hiện thành công với dung môi EtOH 96%. Hiệu suất trung bình của phản ứng này khoảng 89,4%.

Kết quả phân tích phổ: IR (KBr), υ (cm-1

): 3468,64, 3376,54 (-NH2); 2986,87, 2916,02 (CH); 1726,73 (C=Oester); 1674,70 (C=Oamid). [Phụ lục 5.1]

EI-MS (m/z): CTPT C20H25N3O5 , tìm thấy 387,3 ([M]+); 110,14 ([C6H6O2]+ ); 91 ([C7H7]+). [Phụ lục 5.2] 1 H-NMR (500 MHz, MeOD), δ (ppm): 1,25 (3H, t, CH2-CH3); 1,97 (3H, s, CH3-CO); 2,80 (1H, dd, J=8,0; 5,5 Hz, CHa); 2,93 (1H, dd, J=7,0 Hz, CHb); 3,75 (3H, s, -O-CH3); 4,18 (2H, q, CH2CH3); 4,59 (1H, dd, J=6,5; 1,5 Hz, -CH-); 6,12 (2H, s, H2, H6); 6,82-6,87 (4H, m, H3‟, H5‟, H2‟, H6‟). [Phụ lục 5.3] 13 C-NMR (125 MHz, MeOD), δ (ppm): 14,4 (CH3-CH2); 22,3 (CH3- CO); 38,5 (CH2-Ar); 55,5 (CH); 56,12 (O-CH3); 62,29 (CH3-CH2); 108,22 (C2, C6); 115,79 (C3‟, C5‟); 116,48 (C2‟, C6‟); 129,83 (C4); 135,63 (C1); 141,92 (C3, C5); 152,29 (C1‟); 156,21 (C4‟); 173,19(C=Oamid); 173,41 (C=Oester). [Phụ lục 5.4]

3.1.6. Tổng hợp 3,5-diiodo-4-p-methoxyphenoxy-N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester (24). phenylalanin ethyl ester (24).

O NHAc OEt O H2N NH2 MeO 1. NaNO 2/H2SO4, AcOH 2. I2/KI O NHAc OEt O I I MeO

Tiến hành phản ứng diazo hóa và iodo hóa trong cùng một giai đoạn phản ứng (one-pot).

Phương pháp 1 (Theo Chalmaer và cộng sự [17]):

Dung dịch của 20,0 g (51,64 mmol) 3,5-diamino-4-p-methoxyphenoxy- N-acetyl-L-phenylalanin ethyl ester (26) trong 40 ml acid acetic được thêm chậm 40 ml H2SO4 đặc (95-98%) trong 2h. Nhiệt độ trong quá trình thêm

34

được kiểm soát không quá 100C. Sau đó hạ nhiệt độ hỗn hợp xuống dưới 00

C bằng đá muối (1 phần NaCl : 3 phần đá) và pha loãng cẩn thận bằng 125 ml acid acetic thu được hỗn hợp A.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp liothyronin từ l yrosin (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)