Về quá trình tổng hợp 3,5-dinitro-L-tyrosin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp liothyronin từ l yrosin (Trang 51)

Trong phản ứng nitro hóa nhân thơm, thông thường người ta tạo hỗn hợp sulfonitric, sau đó thêm dần chất cần nitro hóa vào hoặc thêm dần hỗn hợp này vào chất cần nitro hóa trong dung môi thích hợp (thường acid sulfuric đặc). Quá trình dinitro hóa L-tyrosin được thực hiện bằng cách thêm dần dung dịch HNO3 65-65% vào hỗn dịch L-tyrosin và acid sulfuric cho hiệu suất cao. Đây là quá trình dininitro hóa nhân thơm đã được hoạt hóa bằng nhóm OH phenol do đó phản ứng xảy ra dễ dàng, đồng thời quá trình thực hiện đã hạn chế được sự oxy hóa và tạo dẫn chất mono nitro. Một số tác giả đã đưa ra quy trình tạo 3,5-dinitro-L-tyrosin bằng cách thêm dần L-tyrosin vào hỗn hợp sulfonitric. Sau đó kết tinh sản phẩm dạng muối natri. Tuy nhiên hiệu suất của quá trình chỉ khoảng 70-75%, đồng thời quy trình này gặp khó khăn trong vấn đề nạp liệu [43], [46], [47]. Hiệu suất khác nhau có thể do nếu tạo hỗn hợp sulfonitric với HNO3 65-65% thì lượng nước và L-tyrosin bị oxy hóa đã ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình này. Ngoài ra quá trình tạo mononitro cũng chiếm ưu thế.

Trong quá trình dinitro hóa này cần chú ý đến vấn đề an toàn do sử dụng acid sulfuric đặc và acid nitric đặc, quá trình thêm L-tyrosin vào acid sulfuric đặc cần kiểm soát khí SO2 sinh ra do phản ứng oxy hóa bằng cách làm lạnh và

44

tốc độ thêm L-tyrosin. Xử lí sau phản ứng có thể thêm vôi bột vào dịch lọc đến pH 7, sau đó để lắng, lọc loại CaSO4 để tránh gây ô nhiễm.

Cơ chế nitro hóa:

HNO3 + 2H2SO4  NO2+ + 2HSO4- + H3O+ + NO +2 H N O2 + N O2 + H+

Từ cơ chế ta thấy rằng việc thêm từ từ HNO3 vào đã giảm quá trình pha loãng bởi nước trong phản ứng nitro hóa làm giảm khả năng phản ứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp liothyronin từ l yrosin (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)