1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

75 227 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 4,2 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÍ VĂN CÔNG THỴ MINH HUYỀN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Sư

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÍ

VĂN CÔNG THỴ MINH HUYỀN

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng/4/2018

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÍ

VĂN CÔNG THỴ MINH HUYỀN

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Sư phạm Địa lí

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS NGUYỄN VĂN THÁI

Đà Nẵng/4/ 2018

Trang 3

Với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên

trong khoa Địa lí, chúng tôi đã hoàn thành đề tài “Xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng”

Qua đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo ThS Nguyễn Văn Thái đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành đề tài này

Những kinh nghiệm, ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô trong khoa Địa

lí và các bạn SV trong khoa là một động lực lớn giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài không tránh được những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô cùng các bạn SV để đề tài được hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018

Sinh viên thực hiện Văn Công Thỵ Minh Huyền

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Lịch sử các vấn đề nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Cấu trúc đề tài 8

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

1.1 E-Learning 10

1.1.1 Khái niệm E-Learning 10

1.1.2 Đặc điểm của E-Learning 12

1.1.5 Một số phần mềm sử dụng để thiết kế bài giảng E-Learning 16

1.1.6 Sử dụng phần mềm Adobe Presenter để thiết kế bài giảng E-Learning 17

1.2 Vai trò, mục tiêu của Địa lí địa phương trong chương trình địa lí THPT 21

1.2.1 Vai trò 21

1.2.3 Mục tiêu 21

1.3 Mục tiêu, đặc điểm nội dung dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng 22

1.3.1 Mục tiêu dạy học 22

1.3.2 Đặc điểm nội dung dạy học 23

1.4 Đặc điểm tâm sinh lí, trình độ HS lớp 12 THPT 24

1.5 Thực trạng xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng 25

Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 28

2.1 Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng 28

2.1.1 Yêu cầu đối với xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng 28

2.1.2 Nguyên tắc đối với xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng 29

Trang 5

2.2 Quy trình xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học địa lí địa phương thành

phố Đà Nẵng 30

2.2.1 Quy trình 30

2.2.2 Giải thích quy trình 31

2.3 Sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng 32

2.3.1 Các bước sử dụng 32

2.3.2 Cách thức kết hợp với dạy học truyền thống 33

2.4 Ví dụ về xậy dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng (phần Tự nhiên) 34

Chương 3 THỰC NGHIỆP SƯ PHẠM 49

3.1 Mục đích thực nghiệm 49

3.2 Đối tượng thực nghiệm 49

3.3 Nội dung, phương pháp thực nghiệm 49

3.4 Phân tích kết quả thực nghiệm 50

3.4.1 Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm 50

3.4.2 Phân tích định tính kết quả thực nghiệm 52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Mô hình E-Learning 10Hình 1.2 Mô hình chức năng tổng thể của hệ thống E-Learning 12Hình 1.3 Các chức năng của giáo viên 13Hình 2.1 Quy trình xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa

phương TP Đà Nẵng bằng phần mềm Adobe Prestener 31Hình 3.2 So sánh điểm bài kiểm tra của lớp TN2 và ĐC2 sau TN 52

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Mức độ sử dụng các PPDH của GV trong dạy học Địa lí địa phương

thành phố Đà Nẵng 26

Bảng 3.1 Phân phối tần suất điểm bài kiểm tra sau TN của lớp ĐC và lớp TN 50

Bảng 3.2 Phân phối tần suất tổng hợp điểm các bài kiểm tra sau 50

TN của lớp ĐC và lớp TN 50

Bảng 3.3 Tổng hợp điểm trung bình và độ lệch chuẩn giữa các lớp TN và ĐC 52

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong xã hội toàn Cầu hóa ngày nay, học tập là việc cần làm trong suốt cuộc đời không chỉ để đứng vững trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh mà còn giúp nâng cao kiến thức văn hóa và xã hội của mỗi người Người học cần những kỹ năng mới, đồng thời bồi dưỡng, nâng cao những kỹ năng sẵn có và tìm ra những phương pháp mới để tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn Chính vì vậy mà đổi mới PPDH là một trong những mục tiêu lớn mà ngành Giáo dục và Đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay và được Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII chỉ ra rất rõ ràng và cụ thể:

“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện

và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất

là thanh niên”

Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia nói chung và của mỗi cá nhân nói riêng Hơn nữa, việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà chính

là học suốt đời Vì vậy, E-Learning chính là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này E-Learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những người học là cá nhân, tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm nào

Learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới Việc triển khai Learning trong giáo dục đào tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới Ở nước ta, chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc: học bất

E-kỳ thứ gì (any things), bất E-kỳ lúc nào (any time), bất E-kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (life long learning)

Trong các môn học ở nhà trường phổ thông, môn Địa lí nói chung và phần Địa lí địa phương nói riêng cũng có nhiều thuận lợi và những đặc điểm thuận lợi để

Trang 10

xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Phần Địa lí địa phương với các nội dung phong phú, thực tiễn, dễ quan sát nên có nhiều cơ hội để xây dựng bài giảng E-Learning, giúp hấp dẫn người học, tạo thêm nhiều hứng thú và học tập tích cực hơn Tuy nhiên trên thực tế, GV vẫn chưa chú trọng đến việc giảng dạy phần Địa lí địa phương, việc truyền đạt kiến thức Địa lí địa phương vẫn chưa được dành nhiều thời gian Đồng thời, GV vẫn chưa biết đến E-Learning hay chưa sử dụng E-Learning để thực hiện bài giảng của mình được tốt hơn

Xuất phát từ những nhận thức và thực tiễn nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:

“Xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng” làm hướng nghiên cứu của mình

2 Mục đích và nhiệm nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí đia phương TP Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, tự học và sáng tạo của HS Từ đó góp phần vào việc đổi mới hoạt động dạy học phần Địa lí địa phương nói riêng và môn Địa lí nói chung theo hướng phát triển năng lực HS

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận về xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học;

- Điều tra thực trạng xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương ở các trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng

- Xác định quy trình xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP Đà Nẵng

- Xây dựng một số bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP

Đà Nẵng

- Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất Từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm giúp cho GV dạy tốt hơn và HS học có kết quả cao hơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP Đà Nẵng

Trang 11

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xác định được quy trình xây dựng và sử dụng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng một cách khoa học, hợp lý thì sẽ rèn luyện cho HS được tính tự giác học hỏi, chủ động và sáng tạo Đồng thời HS cũng có nhiều thời gian tự nghiên cứu bài học, được tự kiểm tra kiến thức, từ đó có hứng thú trong việc học Bên cạnh đó sẽ nâng cao được hiệu quả dạy học phần Địa lí địa phương nói riêng và môn Địa lí nói chung

5 Lịch sử các vấn đề nghiên cứu

5.1 Trên thế giới

Thuật ngữ E-Learning ra đời và đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập kỷ gần đây Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Tin học và mạng truyền thông, các phương thức giáo dục, đào tạo ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học Ngay từ khi mới

ra đời, E-Learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện đào tạo của các nước trên thế giới Gắn với sự phát triển của CNTT và những phương pháp giáo dục đào tạo, theo tài liệu của tác giả Bùi Thanh Giang [1] quá trình phát triển của E-Learning có thể chia ra làm bốn thời kì

Đầu tiên là giai đoạn trước năm 1983 được gọi là kỷ nguyên GV làm trung tâm Trước khi máy tính được sử dụng rộng rãi, ở giai đoạn này quan điểm giáo dục

“Lấy GV làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh GV và các bạn học Đặc điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ

Tiếp theo là giai đoạn 1984 – 1993 được xem là kỷ nguyên đa phương tiện

Vì trong giai đoạn này đã có các công nghệ cơ bản như hệ điều hành Windows 3.1, máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn powerpoint,… Nó cho phép tạo ra các bài

Trang 12

giảng tích hợp hình ảnh và âm thanh học trên máy tính sử dụng công nghệ CBT phân phối qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và học Tuy nhiên sự hướng dẫn của giáo viên là rất hạn chế

Sau đó là giai đoạn 1994 – 1999 với tên gọi là làn sóng E-Learning thứ nhất Đặc điểm của giai đoạn này là công nghệ Web đã được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiếp phương pháp giáo dục bằng công nghệ này Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: Email, CBT qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ web với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng

Cuối cùng là giai đoạn 2000 – 2005 được biết đến là làn sóng E-Learning thứ hai Các công nghệ tiên tiến bao gồm Java và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo Thông qua web

GV có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo Ngày qua ngày công nghệ web đã chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các môi trường học tập Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng và hiệu quả Đó chính là làn sóng thứ hai của E-Learning

Trên thế giới nghiên cứu về E-Learning và ứng dụng E-Learning vào trong GD&ĐT đã được nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ trước Khởi đầu cho việc E-Learning được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ là ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, sau đó các nước ở khu vực châu Á cũng quan tâm nghiên cứu phát triển, đặc biệt là Hàn Quốc Những năm cuối của thế kỷ 20, GD&ĐT đã được thừa hưởng những thành tựu của CNTT, nhiều nghiên cứu về các phần mềm dạy học, đào tạo dựa trên công nghệ web, khoá đào tạo trực tuyến, đã được thực hiện trước đó

Ở Mỹ, chính phủ đã có những chính sách nhằm hỗ trợ giúp cho nghiên cứu ứng dụng E-Learning từ cuối những năm 1990 Theo thống kê của Hội phát triển và Đào tạo Mỹ đến năm 2000 có gần 47% các trường đại học và cao đẳng đã đưa ra các mô hình đào tạo từ xa khác nhau tạo nên 54.000 khóa học trực tuyến Đến năm

2004 đã có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ nghiên cứu xây dựng các mô hình E-Learning, số người tham gia khóa học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian từ 1999 – 2004

Trang 13

Một số hệ thống E-Learning điển hình của các trường đại học trên thế giới

đã được nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục quan tâm có thể kể đến là hai hệ thống sau Đầu tiên là hệ thống E-Learning của trường Đại học Western Governors của

Mỹ Đây là trường đại học trực tuyến được thành lập từ năm 1997 bởi 17 bang từ miền Tây nước Mỹ Các khóa học được nghiên cứu thiết kế phù hợp với từng nhóm học viên Hệ thống hoạt động dưới sự hỗ trợ của nhiều công ty máy tính và tin học như: IBM, AOL, Mirosoft,… và đã triển khai rất có hiệu quả quá trình đào tạo của nhà trường Tiếp theo là hệ thống E-Learning của Đại học Glasgow của nước Anh

Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng phần mềm quản lý bài giảng moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Enviroment), một trong những phần mềm mã nguồn mở về E-Learning và đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay Moodle đã tạo ra môi trường dạy học bằng E-Learning để GV cung cấp bài giảng và các tài liệu học tập đến học viên một cách thuận tiện[13]

Cùng thời gian trên cũng có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề thúc đẩy ứng dụng Internet, CNTT trong trường học Các nghiên cứu này đã khẳng định học tập có sự hỗ trợ của CNTT có những lợi ích nhất định như: người học có thể tương tác với môi trường học tập ảo, học tập theo phong cách học tập của mình và có thể

tự tổ chức quá trình học tập một cách chủ động Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu so sánh kết quả học tập truyền thống và học tập trong môi trường CNTT Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về kết quả học tập giữa học truyền thống và học tập trực tuyến; học tập trực tuyến cung cấp và đáp ứng nhu cầu người học tốt hơn, đặc biệt ở giáo dục đại học

Ở khu vực châu Á, Hàn Quốc là một trong những nước đi đầu trong việc ứng dụng E-Learning và sử dụng học liệu E-Learning vào trong đào tạo Kể từ khi Hàn Quốc tích hợp CNTT trong đào tạo đã mang lại một số lợi ích nhất định, làm cho công tác đào tạo trở nên thiết thực và hiệu quả hơn, giúp HS tiếp cận được các cơ hội mà không phải gặp nhiều khó khăn; cải thiện KN máy tính cơ bản, tương tác trực tuyến với HS khác; phát triển một ngân hàng khóa học trực tuyến để khi truy cập vào khóa học này có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mỗi người học [10]

Đến năm 2003, Hàn Quốc có 15 trường đại học trên mạng đưa ra các khoá học dựa trên CNTT Những trường đại học trong số đó như Cyber Korea, Digital Korea và Đại học mở Open Cyber là những trường chuyên về giáo dục dạy nghề và

Trang 14

học tập suốt đời Ứng dụng giáo dục ảo của Hàn Quốc là do kế hoạch của Chính phủ từ năm 1998 với việc đưa ra Dự án thử nghiệm trường đại học ảo với sự tham gia của 65 trường đại học và 5 công ty Kèm theo trường học ảo là mạng lưới thư viện số hóa Digital Library, hình thức cao của thư viện điện tử e-Library [9]

5.2 Ở Việt Nam

Ở nước ta, việc nghiên cứu và ứng dụng E-Learning trong dạy học đã được quan tâm từ rất sớm Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đã nêu

rõ: "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở

các cấp học, bậc học, ngành học Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo" Để thực hiện chỉ thị trên, Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số 29 (năm

2001) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giai đoạn

2001 – 2005 và chỉ thị số 55 (năm 2008) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giai đoạn 2008 - 2012 Đây chính là cơ sở ban đầu để tổ chức dạy học E-Learning ở Việt Nam

Năm 2005, Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (ĐH Bách khoa Hà Nội) đã phối hợp cùng nhau tổ chức hội thảo khoa

học "Nghiên cứu và triển khai E-Learning" Đây là hội thảo về E-Learning lần đầu

tiên ở nước ta Tại hội thảo đã có 17 bản tham luận được báo cáo và phần thảo luận sôi nổi của đại biểu tham dự đã đem lại một cái nhìn hết sức tổng quan về: Kiến trúc nền hệ thống E-Learning; Chuẩn hoá trong E-Learning; Hệ quản trị học và hệ quản trị nội dung học; Bài giảng điện tử; ứng dụng và thử nghiệm E-Learning; Một số kinh nghiệm triển khai, ứng dụng E-Learning,…

Ứng dụng E-Learning trong dạy học ở trường phổ thông đã có bước tiến mạnh mẽ, bằng chứng là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động và tổ chức các cuộc thi về E-Learning dành cho GV các cấp trên toàn quốc Năm học 2009 – 2010, cuộc

thi "Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning" nằm trong khuôn khổ của chương

trình hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quỹ Laurence S Ting đã đạt được một số kết quả nhất định Từ đó, phong trào xây dựng bài giảng E-Learning được triển khai đồng bộ ở các trường học trên toàn quốc, thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ trong triển khai E-Learning đối với HS phổ thông Thông qua cuộc thi GV toàn

Trang 15

quốc đã có một số kiến thức cơ bản về tổ chức dạy học E-Learning và ứng dụng một số phần mềm tin học trong việc xây dựng các bài giảng E-Learning

Dạy học E-Learning trong môn Địa lí đã được đề cập đến trong một số công

trình nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Đức Vũ - Đổi mới phương pháp dạy

học địa lí ở trung học phổ thông, Nguyễn Đức Vũ - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Nguyễn Đức Vũ - Phương tiện và thiết bị dạy học Địa lí Ngoài ra,

còn được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Thịnh Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu hướng dẫn xây dựng và sử dụng Video giáo khoa, mạng Internet, Website có nội dung Địa lí vào dạy học Tác giả

Đỗ Vũ Sơn - Xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử bản đồ học trong các trường

Đại học sư phạm miền núi phía bắc Công trình đã đề cập đến việc tổ chức dạy học

trực tuyến trên hệ thống Moodle cho sinh viên Tác giả Đỗ Văn Hảo - Ứng dụng

công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Địa lí địa phương tỉnh Thái Nguyên Công trình đã đề cập đến việc xây dựng các bài giảng E-Learning để tổ

chức dạy học Địa lí địa phương lớp 9 THCS

Ngoài ra, còn được đề cập trong một số bài báo khoa học, tham luận của các

tác giả như: Nguyễn Đức Vũ - Xây dựng băng hình, băng tiếng phục vụ người học

từ xa Địa lí, Nguyễn Đức Vũ - Một số giải pháp tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Nguyễn Đức Vũ, Vũ Tuấn Anh - Thiết kế website hỗ trợ dạy học Địa lí các vùng kinh tế lớp 12 trung học phổ thông, … Các công trình

nghiên cứu trên ở một mức độ nào đó đã có đề cập đến việc sử dụng Internet trong dạy học trực tuyến môn Địa lí

Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về ứng dụng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương, cùng với việc tiếp thu kết quả của các nghiên cứu trước,

chúng tôi đã chọn đề tài "Xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học

Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng" làm hướng nghiên cứu của mình nhằm tổ

chức dạy học E-Learning trong môn Địa lí, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy

và học trong nhà trường phổ thông

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách báo chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp có liên quan… để xem

Trang 16

xét đối tượng được nghiên cứu trong một hệ thống hoàn chỉnh, từ đó xác định được những nội dung cần thiết của đổi tượng nghiên cứu

6.2 Phương pháp điều tra khảo sát

Sử dụng phương pháp này để điều tra, thu thập thông tin về thực trạng sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP Đà Nẵng Trên cơ

sở đó tiến hành phân tích, rút ra những kết luận về tình hình dạy học môn Địa lí ở trường THPT và đề xuất một số giải pháp

Tiến hành điều tra và khảo sát về các mặt sau:

- Thu thập nhận thức của GV tại các trường THPT về khái niệm E-Learning

và tầm quan trọng của bài giảng E-Learning trong dạy học

- Điều tra thực trạng sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng của giáo viên tại các trường THPT

- Lấy ý kiến, nguyện vọng của giáo viên THPT để nâng cao hiệu quả phương pháp sử dụng bài giảng E-Learning

6.3 Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu, đối với một số kết quả và kiến nghị liên quan, tôi thực hiện xin ý kiến một số GV có kinh nghiệm trong dạy học Địa lí tại các trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng Từ những kiến thức thu thập được, chúng tôi đã có những định hướng về nội dung nghiên cứu đề tài cũng như những vấn đề liên quan đến thực nghiệm sư phạm

6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp này thường được tiến hành nhằm kiểm định giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài

Dựa trên cơ sở này, tiến hành tổ chức thực nghiệm tại một số lớp 12 tại các trường THPT để kiểm chứng hiệu quả của phương pháp đã lựa chọn

6.5 Phương pháp toán học thống kê

Phương pháp này cho phép xử lí, phân tích các kết quả điều tra thực nghiệm thông qua việc sử dụng các phép toán thống kê để rút ra những kết luận cần thiết về thực trạng, hiệu quả của phương pháp dã lựa chọn

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của

đề tài gồm 3 chương:

Trang 17

 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

 Chương 2: Quy trình xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng

 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.E-Learning

1.1.1 Khái niệm E-Learning

E-Learning (electronic learning: Học điện tử) là thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua web, học qua máy tính, lớp học ảo và

sự liên kết số Trong đó bao gồm việc phân phối nội dung các khoá học tới học viên qua internet, mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình tương tác, CD-ROM và các loại học liệu điện tử khác

Hình 1.1 Mô hình E-Learning

Hình 1.1 mô tả một cách tổng quát khái niệm E-Learning Trong mô hình này,

hệ thống đào tạo bao gồm bốn thành phần, toàn bộ hoặc một phần của những thành phần này được chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện truyền thông điện tử

+ Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện

+ Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học trên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia …

+ Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập được thực hiện qua mạng Internet …

Trang 19

+ Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, forum trên mạng …

Tóm lại E-Learning được hiểu một cách chung nhất là quá trình học thông qua các phương tiện điện tử Ngày nay với sự hội tụ của máy tính và truyền thông, E-Learning được hiểu một cách trực tiếp hơn là quá trình học thông qua mạng internet và công nghệ web[44]

Theo ADL (Advanced Distributed Learning) - một tổ chức chuyên nghiên cứu và khuyến khích việc phát triển và phân phối học liệu sử dụng các công nghệ mới, đã công bố các tiêu chuẩn cho SCORM mô tả tổng quát chức năng của một hệ thống E-Learning bao gồm:

- Hệ thống quản lý học tập (LMS): cho phép người quản trị hệ thống tạo ra cổng dịch vụ đào tạo trực tuyến có nhiệm vụ: quản lý các khóa học trực tuyến; quản lý quá trình tự học, tự bồi dưỡng; quản lý việc phân phối, tìm kiếm nội dung học tập và học liệu (quản lý tài nguyên); quản lý HV, giảng viên/hướng dẫn viên hoặc người quản trị khóa học; quản lý bài kiểm tra, quá trình tự kiểm tra, tự đánh giá của HV; quản lý quá trình trao đổi, thảo luận trên diễn đàn, email, trao đổi tin nhắn điện tử, lịch học của HV

- Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường

đa người dùng, ở đó các nhà giáo dục, quản trị khóa học có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, chỉnh sửa, quản lý và phân phối nội dung học tập của các khóa học LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối học liệu

Trang 20

Hình 1.2 Mô hình chức năng tổng thể của hệ thống E-Learning

1.1.2 Đặc điểm của E-Learning

Bài giảng E-Learning dựa trên CNTT và truyền thông: cụ thể là công nghệ mạng kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán,…

Bài giảng E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, và cũng đưa ra những nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người Vì vậy E-Learning có những đặc điểm cụ thể như sau:

+ Bài giảng E-Learning không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: sự

phổ cập rộng rãi của Internet đã dần xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning Người học có thể chủ động học tập, thảo luận bất cứ lúc nào, bất

cứ nơi đâu khi họ muốn học tập

+ Tính hấp dẫn: với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng

tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp dẫn của bài học

+ Tính linh hoạt: người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách

học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình

+ Tính cập nhật: nội dung bài học thường xuyên được cập nhật và đổi mới

nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với người học

Trang 21

+ Học có sự hợp tác, phối hợp: người học có thể dễ dàng thảo luận, trao đổi

thông tin với nhau, với giảng viên thông qua các diễn đàn (forum), hội thoại, trực tuyến (chat), thư từ (e-mail),…

+ Tâm lí dễ chịu: mọi rào cản về tâm lí giao tiếp của cả người dạy và người

học dần dần bị xóa bỏ, mọi người tự tin hơn trong việc trao đổi quan điểm

+ Các kĩ năng làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của người học sẽ

được hoàn thiện không ngừng

So với lối dạy học truyển thống, GV là người làm hết tất cả công việc từ truyền đạt kiến thức đến quản lý HS GV vừa là người soạn ra bài giảng vừa là người giảng dạy HS chỉ là vật thể thụ động lắng nge tiếp thu kiến thức, không có nhiều cơ hội để phát huy được năng lực của bản thân PPDH truyền thống khá là nhàm chán, hạn chế tính tích cực của HS, sau mỗi bài học GV cũng là người ra bài kiểm tra và HS lại là người làm một cách máy móc, HS có thắc mắc thì GV sẽ là ngườ giải đáp Cứ như vậy, làm cho PPDH truyền thống ngày càng tẻ nhạt và HS mất đi hứng thú trong việc học của mình (Hình 1.3)

Hình 1.3 Các chức năng của giáo viên

Với sự ra đời của E-Learning đã khắc phục được những hạn chế của lối dạy học truyền thống Với E-Learning, học tập lấy người học làm trung tâm Trong môi trường trực tuyến, GV thường là người chủ động lui về phía sau, người học sẽ là người tiếp xúc và làm việc với bài học Qua bài giảng E-Learning và qua học tập, trao đổi với mọi người thông qua các diễn đàn, trong các cuộc thảo luận nhóm, người học có cơ hội để giải thích, lập luận, chia sẻ, nhận xét, phê bình và chính mình tham gia tự sáng tạo các nội dung sư phạm với một cách thức khó thấy được trong lớp học truyền thống Qua bài học, HS sẽ thể hiện được các kiến thức mình tiếp thu được bằng nhiều cách, thể hiện tri thức trên máy tính một cách sinh động

Giáo viên

Truyền đạt kiến thức

Quản lý học sinh

Soạn bài

giảng

Quản lý lớp học

Giải đáp Giảng

dạy

việc học

Trang 22

hơn Đồng thời mỗi người học cũng sẽ tự sắp xếp, quản lí việc học tập của mình sao cho phù hợp nhất mà không phải bị lệ thuộc

1.1.3 Ưu điểm của tổ chức dạy học bằng E-Learning

Không bị hạn chế về thời gian, địa điểm: truyền đạt kiến thức theo yêu cầu,

thông tin đáp ứng nhanh chóng Học viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần Đào tạo bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu họ muốn

Cơ hội tiếp cận với nền giáo dục nước ngoài: với E-Learning người học có

thể học bất kì các khóa học đào tạo nào mà mình muốn, có thể tiếp xúc với nền giáo dục của các quốc gia tiên tiến khác mà không bị trở ngại về khoảng cách địa lí, giúp người học ở đâu cũng được chất lượng đào tạo như nhau

Chủ động, linh hoạt trong việc sắp xếp lịch học: tiết kiệm thời gian, giúp

giảm thời gian đào tạo từ 20 - 40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống do rút giảm sự phân tán và thời gian đi lại Có thể tự sắp xếp lịch học sao cho phù hợp,

tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể nâng cao kiến thức thông qua những thư viện trực tuyến

Ứng dụng công nghệ thông tin, nguồn tài liệu phong phú: học tập bài giảng

E-Learning vừa học được kiến thức, vừa giúp người học nâng cao khả năng công nghệ thông tin của mình Ngoài ra, nguồn tài liệu qua E-Learning rất phong phú đa dạng sẽ làm giàu thêm kiến thức cho người học

Chi phí hợp lí: người học trực tuyến sẽ tiết kiệm được cả thời gian và tiền

bạc vì trường học của họ sẽ ở ngay trước màn hình máy tính Không giống như trong các khóa học trong các cơ sở đào tạo, học sinh của E-Learning sẽ tiết kiệm thời gian đi lại và tiết kiệm tiền cho các khoản chi phí cho sách giáo khoa, sách hướng dẫn, và các học liệu khác Giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi lại và chi phí tổ chức địa điểm Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng kí khoá học

và có thể đăng kí bao nhiêu khoá học mà họ cần

Tương tác và hợp tác: học trực tuyến người học có thể giao lưu và tương tác

với nhiều người cùng lúc Họ cũng có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà Ngày nay, việc tương tác và hợp tác trên Internet là phổ biến qua forum, blog, Facebook… và có thể tận dụng Internet để

“vừa làm vừa học vừa chơi”

Trang 23

1.1.4 Quy trình xây dựng bài giảng E-Learning

Bước 1: Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản của bài học

Việc xác định mục tiêu và xác định nội dung của bài học là hai công việc cần thiết phải có khi soạn bất kỳ loại bài giảng nào, dù là bài giảng truyền thống hay bài giảng E-Learning Tuy nhiên, khác biệt với dạy học truyền thống, dạy học E-Learning người học nhiều khi không cần phải tiếp xúc trực tiếp với người dạy Nghĩa là thực tế khi đó chỉ diễn ra quá trình học, còn quá trình dạy là một quá trình

ảo Vì vậy, việc xác định đúng mục tiêu và nội dung của bài học đối với hình thức E-Learning cần phải được đề cao hơn nữa Điều đó sẽ giúp người dạy chắt lọc được những kiến thức quan trọng, bước đầu tạo được định hướng xây dựng cấu trúc, sắp xếp thứ tự các nội dung sẽ trình bày trong bài giảng Cụ thể:

- Xác định mục tiêu và nội dung của bài giảng: GV cần xác định đủ 4 mục tiêu (kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực) mà HS cần đạt được sau bài giảng

- Xác định trọng tâm bài giảng: Lựa chọn thông tin cần thiết và nội dung cơ bản để thể hiện trong bài dạy

Bước 2: Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng

Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet, hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash, Photoshop, các phần mềm cắt ghép nhạc, chỉnh sửa video

Khi tiến hành chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh,

âm thanh Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm

Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng

từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác

Bước 3: Xây dựng kịch bản bài giảng

Ở bước này, cần thực hiện chi tiết và cần phải tuân thủ các nguyên tắc sư

Trang 24

Thực hiện các bước trong các nhiệm vụ dạy học: Xây dựng các bước dạy học, xây dựng sự tương tác người dạy và người học, xây dựng các câu hỏi tương tác, lắp ghép các bước lại thành quá trình dạy học

Bước 4: Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản

Các công cụ: có nhiều công cụ, chẳng hạn Adobe Presenter, Lecture Marker, iSpring,…tuy nhiên một phần mềm được nhiều giáo viên sử dụng đó là Adobe Presenter vì nó có khả năng tích hợp với Powerpoint nên nó tạo ra tính thân thiện và gần gũi đối với giảng viên

Các bước để số hóa kịch bản: xây dựng được bài giảng bằng MS Powerpoint Quá trình xây dựng phải đảm bảo các bước trong quá trình dạy học; ghi âm, thu hình (quay video giảng viên giảng bài); biên tập video, âm thanh; sử dụng phần mềm để đồng bộ bài giảng

Bước 5: Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói sản phẩm

Công việc gồm: chạy thử chương trình, kiểm soát lỗi và chỉnh sửa bài giảng Sau đó, đóng gói bài giảng theo định dạng phù hợp với mục đích yêu cầu Kết thúc bước này ta đã có sản phẩm bài giảng trực tuyến

1.1.5 Một số phần mềm sử dụng để thiết kế bài giảng E-Learning

1.1.5.1 Phần mềm Adobe Presenter

Adobe Presenter là một phần mềm công cụ soạn bài giảng điện tử (authoring tool) giúp giáo viên có thể dễ dàng tạo ra các bài giảng điện tử với đầy đủ các nội dung đa phương tiện chất lượng cao, tuân thủ các tiêu chuẩn về E-Learning phổ biến và có thể sử dụng bài giảng để dạy - học trực tuyến thông qua mạng Internet

Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu PowerPoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp

Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về E-Learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004

1.1.5.2 Phần mềm LectureMAKER

LectureMAKER là một phần mềm thương mại, sản phẩm của công ty Daulsoft, Hàn Quốc Đây là một công cụ dùng để soạn thảo bài giảng điện tử Với phần mềm này, người dùng có thể tạo ra các bài giảng điện tử một cách dễ dàng,

Trang 25

sinh động và hợp chuẩn Phần mềm này đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam khuyến khích các nhà trường và GV sử dụng trong việc soạn bài giảng điện tử

và ứng dụng E-Learning trong giảng dạy Phần mềm LectureMAKER cho phép chúng ta tạo ra bài giảng điện tử từ nhiều nguồn khác nhau như: PowerPoint, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim, flash,… Bên cạnh đó, phần mềm cũng cho phép người dùng tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm mang tính tương tác cao

1.1.5.3 Phần mềm V-iSpring Presenter - Phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning

V-iSpring Presenter là phiên bản tiếng Việt của iSpring Presenter với đầy đủ các tính năng của iSpring Presenter 5.0.0; tương thích với PowerPoint 2003, 2007,

2010 Với tính năng ưu việt của một phần mềm soạn bài giảng điện tử E-Learning chuyên nghiệp cùng với giao diện và hướng dẫn bằng tiếng Việt chắc chắn sẽ giúp thầy cô giáo tiếp cận nhanh hơn và phục vụ đắc lực cho công việc soạn giảng của mình

1.1.6 Sử dụng phần mềm Adobe Presenter để thiết kế bài giảng E-Learning

Có khá nhiều phần mềm để thiết kế bài giảng E-Learning nhưng trong phạm

vi đề tài này tôi chọn phần mềm Adobe Presenter để thiết kế bài giảng E-Learning

vì có các ưu điểm nổi bật sau:

- Tận dụng được bài trình chiếu từ Powerpoint

- Dễ dàng làm việc (vì phần lớn dùng môi trường Powerpoint)

- Hỗ trợ đa dạng mẫu trắc nghiệm và dễ dàng tạo các mẫu trắc nghiệm với nhiều tính năng

- Khả năng đồng bộ âm thanh (lời giảng) giữa các slide tốt

- Đóng gói thành bài giảng E-Learrning dễ dàng

Trang 26

1.1.6.1 Cài đặt Adobe Presenter 11

Bước 1: Bắt buộc Ngắt mạng internet, bấm đúp chuột vào file Setup.exe để cài đặt chương trình Tại cửa sổ giao diện chọn Try

Bước 2: Bấm chuột vào nút Sign In

Bước 3: Bấm chuột chọn Sign In Later

Trang 27

Bước 4: Bấm chọn Accept

Bước 5: Bấm chuột vào nút Install để bắt đầu cài đặt chương trình

Bước 6: Chờ khoảng 10 phút chương trình chạy cài đặt hoàn tất rồi bấm vào nút Launch Now

Sau khi cài đặt, nháy chuột vào chữ Adobe Presenter trên Menu của PowerPoint Kết quả hiện ra bảng điều khiển như sau:

Trang 28

Phiên bản 11

1.1.6.2 Các bước sử dụng Adobe Presenter 11

Bước 1: Tạo bài trình chiếu: bằng PowerPoint, tận dụng các bài PowerPoint

nên tiết kiệm thời gian Có thể cần một vài thay đổi, cải thiện: đưa logo của trường vào, tạo mục lục các slide, đưa ảnh vào, chỉnh trang lại mầu sắc cho không bị lòe loẹt quá,…

Bước 2: Biên tập: đưa multimedia vào bài giảng, cụ thể là đưa video và âm

thanh vào, thí dụ âm thanh thuyết minh bài giảng, đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình

Bước 3: Hoàn thành sản phẩm bài giảng

- Có thể xem lại bài giảng qua phần Publish của Adobe Presenter

- Bản thân Presenter đã được tích hợp vào hệ thống phần mềm họp và học ảo Adobe Connect, với phần mềm Captivate, các tệp Flash video Nghĩa là nếu bạn có một phòng trong Adobe Connect, thí dụ như http://hop.edu.net.vn/hoithao do Cục CNTT cung cấp, bạn upload nội dung được tạo ra bằng PowerPoint và Adobe Presenter, thế là thành bài giảng E-Learning trực tuyến

- Có thể đưa bài giảng điện tử E-Learning soạn bằng Adobe Presenter vào các hệ thống quản lý học tập Learning Management Systems (LMS) vì Adobe Presenter tạo ra nội dung theo chuẩn SCORM và AICC Ở Việt Nam, hiện nay LMS nổi tiếng

là Moodle (Mudular Object - Oriented Dynamic Learning Environment), phần mềm

Trang 29

mã nguồn mở và miễn phí Mỗi nhà trường, mỗi GV có thể có một trang web được tạo ra bằng Moodle riêng

1.2 Vai trò, mục tiêu của Địa lí địa phương trong chương trình địa lí THPT

1.2.1 Vai trò

Địa lí địa phương phải tạo điều kiện để học sinh có thể học trên lớp, nghiên cứu khảo sát ngoài thực địa, phân tích, tổng hợp, trình bày quan điểm cá nhân một cách khoa học Để làm được điều đó, bản thân mỗi GV ngoài việc cần dành nhiều thời gian cho phần liên hệ thực tế thì còn phải thường xuyên đưa ra những yêu cầu

để học sinh về nhà tìm hiểu những hiện tượng địa lí tại địa phương mình có liên quan đến bài học trên lớp, suy nghĩ và giải thích nguyên nhân sau đó trình bày lại trước lớp trong thời gian thích hợp Ngoài ra GV cũng có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Địa lí địa phương để tạo hứng thú cho học sinh mà vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức theo yêu cầu của chương trình

Trong chương trình giáo dục quốc dân, Địa lí là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức

cơ bản về khoa học địa lý, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước Để làm được điều đó thì Địa lí địa phương đóng một vai trò quan trọng

Địa lí địa phương là một bộ phận và có liên quan mật thiết với địa lí Tổ quốc nên kiến thức Địa lí địa phương có vai trò là cơ sở để học sinh nắm kiến thức Địa lí

Tổ quốc, kiến thức Địa lí nói chung Chính việc giảng dạy Địa lí địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất Những kiến thức Địa lí địa phương mà nhà trường trang bị cho học sinh nếu có giá trị thực tiễn sẽ tạo điều kiện để học sinh

có thể vận dụng được vào công việc lao động sản xuất tại địa phương, tham gia cải tạo xây dựng quê hương giàu đẹp

1.2.3 Mục tiêu

Để thực hiện mục tiêu giáo dục, Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định

nguyên lý giáo dục là: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học

đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực

Trang 30

tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội" Xuất

phát từ yêu cầu trên, chương trình môn Địa lí đã có nhiều bổ sung phần Địa lí địa phương nhằm theo kịp xu hướng chung của giáo dục hiện nay

Mục tiêu của giáo dục Địa lí địa phương là giúp cho học sinh có được các kiến thức về Địa lý địa phương qua việc học tập trên lớp, khảo sát, nghiên cứu Địa

lý địa phương, tạo điều kiện cho học sinh hiểu rõ thực tế địa phương về những khó khăn và thuận lợi của tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội ở địa phương Qua đó giúp cho học sinh có ý thức tham gia cải tạo, xây dựng địa phương, đồng thời bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước

Ngoài ra còn rèn luyện kĩ năng khảo sát, nghiên cứu,khảo sát, điều tra, quan sát, phân tích ,vẽ, thiết lập các số liệu, biểu đồ, bản đồ , bước đầu tập cho học sinh làm quen với tính chất và công việc của công tác nghiên cứu khoa học Từ đó giúp cho học sinh bồi dưỡng thế giới quan khoa học, phát triển năng lực trí tuệ và những

kỹ năng thực tiễn

Mặt khác, bài giảng Địa lí địa phương có sự liên hệ, chứng minh bằng thực tiễn nơi các em đang sinh sống sẽ giúp cho việc học tập trở nên hấp dẫn và có tính thuyết phục với HS hơn

1.3 Mục tiêu, đặc điểm nội dung dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng

1.3.1 Mục tiêu dạy học

Về kiến thức, sau bài học HS cần nắm được các kiến thức cơ bản liên quan đến thành phố Đối vơi vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính thì phải biết được Đà Nẵng nằm ở vùng nào? giáp những đâu? Diện tích của TP Đà Nẵng thuộc loại lớn hay nhỏ? Ý nghĩa của vị trí, lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Đối với đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thì phải biết được các đặc điểm nổi bật nhất về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất

Và đặc biết chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường Còn đối với dân cư và lao động của TP Đà Nẵng, cần nắm những đặc điểm chính về dân cư và lao động của thành phố, những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động đối với sự phát triển kinh

tế - xã hội của TP Đà Nẵng và hướng giải quyết các vấn đề dân cư và lao động Về kinh tế - xã hội của thành phố thì biết được những đặc điểm nổi bật, thế mạnh về

Trang 31

kinh tế và hướng phát triển kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng Đồng thời cũng biết được một số ngành kinh tế chính của Đà Nẵng, các điều kiện để phát triển, tình hình phát triển cũng như sự phân bố của một số ngành

Về kỹ năng, qua bài học rèn luyện cho HS được các kĩ năng như xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn, các đơn vị hành chính của TP Đà Nẵng, kĩ năng sưu tầm

tư liệu, xử lí thông tin và kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, các bảng số liệu liên quan đến bài học

Về thái độ, sau bài hoc HS sẽ hiểu thêm hơn về địa phương nơi mình sinh sống, biết được ở đó có những thế mạnh gì cũng như khó khăn gì, qua đó có thể làm Tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Về định hướng phát triển năng lực có thể phát triển cho HS cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin

và truyền thông Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ; năng lực sử dụng số liệu thống kê

1.3.2 Đặc điểm nội dung dạy học

Trong chương trình địa lý hiện nay ở nhà trường, phần địa lí địa phương đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định, xây dựng và đưa vào nội dung giảng dạy chính khóa và ngày càng được chú trọng hơn Khi hướng dẫn thực hiện chương trình Bộ GD&ĐT đã xác định rõ việc học tập, tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu và giảng dạy địa lí địa phương là một nhiệm vụ, một nguyên tắc trong giảng dạy và học tập địa lí Việc tìm hiểu, nghiên cứu về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội ở xung quanh, ở địa phương nơi HS sinh sống và học tập giúp cho HS hiểu biết sâu sắc hơn những tài liệu học tập địa lí trên lớp, có kĩ năng gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn cuộc sống ngay tại địa phương và gắn với việc giáo dục hướng nghiệp Giúp HS tích lũy vốn sống để lao động, sản xuất sau này

Địa lí địa phương TP Đà Nẵng là một bộ phận của địa lí cả nước, nó giúp chúng ta tìm hiểu thực trạng, tiềm năng cụ thể và đánh giá kiểm chứng lại các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của Đà Nẵng so với cả nước

Nội dung ĐLĐP nói chung và ĐLĐP TP Đà Nẵng nói riêng được xây dựng thành một bài học riêng và là một phần kiến thức cơ bản, quan trọng của bộ môn địa

lí Ngoài việc GV giảng dạy nội dung ĐLĐP theo các bài học riêng biệt theo

Trang 32

chương trình thì nội dung ĐLĐP còn được giảng dạy tích hợp, lồng ghép hoặc được

GV sử dụng để liên hệ trong các bài, các phần trong chương trình chung Việc giảng dạy ĐLĐP TP Đà Nẵng nhằm mục đích cung cấp cho HS một số kiến thức khái quát cơ bản về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà TP Đà Nẵng đã gặp phải Giúp HS có được kiến thức nền tảng về địa lí, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương để vận dụng tốt vào cuộc sống, lao động sản xuất

1.4 Đặc điểm tâm sinh lí, trình độ HS lớp 12 THPT

HS lớp 12 THPT thuộc lứa tuổi thanh niên Ở lứa tuổi này, cảm giác và tri giác cũng như suy nghĩ của các em đã đạt đến mức độ của người lớn, đồng thời khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển Thái độ học tập của các em cũng có những chuyển biến rõ rệt, ý thức học được tăng lên mạnh mẽ Các

em biết được rằng những tri thức, kĩ năng và năng lực tiếp thu tại trường THPT là điều kiện rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống độc lập sau này Đồng thời, giai đoạn này trí nhớ của các em cũng phát triển rõ rệt, hỗ trợ đắc lực trong quá trình học tập Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo hơn

Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên Đây cũng

là giai đoạn các em bắt đầu có khả năng làm việc độc lập, có thể hoàn thành nhiệm

vụ được giao một mình bằng việc phát huy tất cả các khả năng của mình hoặc cũng

có thể tương tác làm việc nhóm với nhau, cùng hợp tác với nhau, phát huy những điểm tốt của cá thể trong nhóm

Tuy nhiên, các em là những cá thể mới lớn, khả năng định hướng còn nhiều thiếu sót nên mọi hoạt động của các em cần có sự hướng dẫn, nên GV chính là người hỗ trợ các em rất nhiều trong quá trình học tập, giúp các em tiếp thu kiến thức theo con đường đúng đắn, phát triển các đặc điểm tâm lí theo hướng hiệu quả và tích cực nhất

Trang 33

1.5 Thực trạng xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng

1.5.1 Mục đích, phương pháp nghiên cứu thực trạng

- Nhằm phục vụ cho cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đề tài đã tìm hiểu thực trạng sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP Đà Nẵng với các nội dung:

+ Những vấn đề liên quan đến sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP Đà Nẵng

+ Nhận thức của GV về việc sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP Đà Nẵng

+ Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa

lí địa phương TP Đà Nẵng

- Sau đó, để thu thập các thông tin về thực trạng các nội dung trên, đề tài đã

sử dụng các phương pháp điều tra:

+ Điều tra bằng phiếu: lập mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của GV

về những vấn đề cần khảo sát Điều tra 22 GV dạy Địa lí từ các trường THPT trên địa bàn cả nước về những vấn đề liên quan đến E-Learning và vấn đề sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP Đà Nẵng

1.5.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng

1.5.2.1 Nhận thức của GV khái niệm và tầm quan trọng của việc sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học

Đa số các GV đều nhận thức đúng được rằng “E-Learning là quá trình học thông qua các phương tiện điện tử Ngày nay với sự hội tụ của máy tính và truyền thông, E-Learning được hiểu một cách trực tiếp hơn là quá trình học thông qua mạng internet và công nghệ Web”(chiếm 90% tổng số GV) Số GV vẫn chưa hiểu

rõ được thế nào là E-Learning chiếm tỉ lệ thấp (10%)

Nhận thức của GV về phương pháp E-Learning có vai trò rất quan trọng Bởi khi GV hiểu được như thế nào là E-Learning, nhận thức được đúng về phương pháp dạy thì mới có được cách thực hiện phương pháp một cách đúng đắn Đồng thời qua phỏng vấn khảo sát các GV cũng thu được kết quả rằng có khoảng 13,63% GV cho rằng việc sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học là rất quan trọng, 68,28% lựa

Trang 34

chọn quan trọng, 13,63% cho rằng việc sử dụng là bình thường và chỉ có 4,55% cho rằng việc sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học là không quan trọng

1.5.2.2 Thực trạng về sử dụng bài giảng E-Learning trong tổ chức dạy học

a) Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng

Trong quá trình dạy học, có nhiều các PPDH khác nhau GV có thể lựa chọn để thực hiện bài dạy của mình

Bảng 1.1 Mức độ sử dụng các PPDH của GV trong dạy học Địa lí địa phương

Thỉnh thoảng Hiếm khi

Chưa bao giờ

Qua phân tích trên ta thấy rằng E-Learning còn khá mới đối với GV Đối với phương pháp E-Learning, vẫn có GV chưa biết đến phương pháp E-Learning trong dạy học, còn đối với những GV đã biết phương pháp này thì vẫn chưa sử dụng trong quá trình giảng dạy hoặc hiếm khi mới sử dụng phương pháp này Điều này cho thấy rằng, GV chưa thực sự tiếp cận được hết tất cả PPDH, chưa tìm hiểu cũng như chưa định hướng sử dụng các phương pháp một cách phù hợp để nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy

b) Thực trạng sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng

Trang 35

Qua kết quả điều tra, cho thấy rằng 100% GV vẫn chưa sử dụng E-Learning trong dạy học Điều này cho thấy E-Learning vẫn còn rất xa lạ đối với GV Phương pháp E-Learning không phải là PPDH hoàn toàn mới, mà là nó chưa thực sự phổ biển đối với GV nên khi lựa chọn sử dụng phương pháp này GV cũng không thể tránh khỏi những khó khăn thường gặp, điều đó cũng đã làm hạn chế đến việc lựa chọn sử dụng phương pháp trong quá trình giảng dạy

Qua khảo sát cho thấy được một số khó khăn GV thường gặp khi chọn sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Có đến 86,36% GV chọn khó khăn lớn nhất là trang thiết bị – kĩ thuật chưa đáp ứng; 22,73% GV chọn là tương tác, giúp

đỡ học sinh; có 59% GV chọn CNTT của GV và HS còn hạn chế và không có GV nào chọn gặp phải khó khăn chọn nội dung dạy phù hợp

Chúng tôi tiếp tục khảo sát về việc giảng dạy Địa lí địa phương trong trường THPT thì được các kết quả sau Đa số GV chọn thời gian giảng dạy Địa lí dịa phương theo tiết phân phối của chương trình (77,27%); có 18,18% GV chọn thỉnh thoảng lồng ghép vào nội dung của các bài học và chỉ có 4,55% GV là bài học nào cũng liên hệ đến địa phương Và đa phần GV truyền đạt kiến thức Địa lí địa phương đến HS bằng các phương thức cho HS tìm hiểu và báo cáo (68,18%); nêu và giải quyết vấn đề (31,82%) và không có GV nào chọn thông qua bài giảng E-Learning Còn đối với sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương

TP Đà Nẵng thì nhận được kết quả có đến 95,45% GV là chưa từng biết đến và sử dụng phương pháp này và chỉ có 4,55% hiếm khi mới sử dụng phương pháp này Như vậy, qua điều tra hầu như GV đều chưa từng sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương TP Đà Nẵng và nhiều GV chưa biết đến phương pháp này

Việc sử dụng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương nói riêng và dạy học môn Địa lí nói chung còn rất hạn chế, dường như có phần “sang trọng”, GV vẫn cần nhiều sự hỗ trợ để nâng cao hiệu quả dạy học của phương pháp Đi sâu vào tìm hiểu mong muốn của GV, chúng tôi thu thập được một số đề xuất biện pháp của GV

đề nâng cao hiệu quả việc sử dụng E-Leaarning trong dạy học như sau: GV hướng dẫn trước cho HS thật cụ thể; Nâng cao trang thiết bị nhà trường; Nâng cao kĩ năng

sử dụng CNTT cho HS và GV

Trang 36

Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng

2.1.1 Yêu cầu đối với xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng

a) Nội dung

Đối với nội dung chính của việc xây dựng các bài giảng E-Learning thì phải giúp cho người học hiểu bài dễ hơn, đồng thời phải nắm được kiến thức một cách chính xác, phù hợp với chương trình đào tạo, với nội dung và tính đặc thù bộ môn - Xác định rõ kiến thức cơ bản của bài học, kiến thức trọng tâm cần khắc sâu, bài học phải có cấu trúc chặt chẽ, logic và hệ thống rõ ràng Đồng thời phải khai thác được lợi thế của CNTT trong thiết kế các hình thức kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm khách quan ở những mức độ khác nhau Và thông qua bài giảng điện tử phải đề cao được tính tự học của HS, phát huy được tính tích cực và đáp ứng được tính cá thể trong học tập Đặc biệt mục tiêu giúp người học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi phải luôn được đảm bảo

b) Hình thức

Về hình thức thì bài giảng phải thiết kế làm sao để màu sắc không quá lòe loẹt, không có âm thanh ồn ào làm ảnh hưởng đến lời giảng và nhạc đệm không nổi lên liên tục làm phân tán tâm lí người học Người xây dựng bài giảng phải chú ý thiết kế các slide phù hợp; màu sắc hài hoà, giao diện thân thiện; thống nhất bảng

mã Unicode, cỡ chữ vừa đủ quan sát (24-28), trình bày đẹp, diễn đạt gọn, làm nổi bật kiến thức trọng tâm, không được ghi chữ quá nhiều và quá bé, chữ phải đủ to, nội dung phải phù hợp và có tính sư phạm Đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ sư phạm, tạo sự sinh động hấp dẫn, thu hút và kích thích hứng thú học tập của HS

c) Kĩ thuật

Đối với kĩ thuật Multimedia nhất thiết bài giảng phải có âm thanh, có video ghi GV giảng bài để người học có thế nghe được lời giảng Có hình ảnh, video clip minh họa về chủ đề bài giảng giúp người học liên hệ được với thực tế, bài học trở

Trang 37

nên hấp dẫn sinh động thụ hút người học hơn Sử dụng các công nghệ như chuẩn SCORM, AICC, các công cụ dễ dùng khác,… để bài giảng được hoàn thiện hơn

d) Hiệu quả

Xây dựng bài giảng sao cho phải thực hiện được mục tiêu bài học, HS hiểu đúng bài, hứng thú học tập, nghiên cứu, phát triển các kĩ năng cần thiết, có thái độ đúng đắn Đồng thời phải đánh giá được kết quả học tập của người học, hiệu quả bài học của người dạy và phát huy được tác dụng nổi bật của bài giảng điện tử mà các bài giảng theo hình thức tổ chức khác khó có thể đạt được

2.1.2 Nguyên tắc đối với xây dựng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí địa phương thành phố Đà Nẵng

2.1.2.1 Người xây dựng phải có quan điểm đúng về cấu trúc hệ thống của chương trình E- learning

Với E-Learning, có thể coi như một học phần học tập tập hợp nhiều tình huống học tập được tổ chức liền mạch Sự liền mạch này thể hiện đồng thời qua mục tiêu học tập và phương pháp sư phạm được sử dụng E- Learning gồm ba phần:

- Hệ thống nhập dùng để quản lý luồng HS muốn đăng kí tham gia học phần

- Hệ thống học là nơi thực hiện tất cả các hoạt động học tập

- Hệ thống xuất dùng để quản lý luồng HS muốn kết thúc học phần

2.1.2.2 Xây dựng phần nội dung

- Dựa vào mục tiêu đã đặt ra ở mỗi phần chúng ta cung cấp cho HS những thông tin cụ thể và chính xác về những nội dung được dùng làm nền tảng cho các hoạt động học tập mà HS sẽ thực hiện

- Các thông tin về nội dung có thể được cung cấp ngay trên E-Learning hay thông qua một liên kết trang web khác

- Đảm bảo đầy đủ kiến thức chuẩn như dạy học bằng phương pháp truyền thống bao gồm tất cả các bài học trong chương trình

- Các kiến thức trừu tượng được minh họa thông qua các bài giảng minh họa sinh động, các bài tập mẫu minh họa, các mẫu thí nghiệm ảo, các hình ảnh…

- Tài liệu tham khảo phong phú và phải được cập nhật

2.1.2.3 Xây dựng phần hoạt động học

Ngày nay ai cũng thừa nhận hiệu quả của việc học tập dựa trên sự chủ động lĩnh hội tri thức của người học Để áp dụng nguyên tắc “người học chủ động lĩnh

Ngày đăng: 08/08/2019, 00:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bùi Thanh Giang, Chu Quang Toàn, Đào Quang Chiểu (2004), Các công nghệ đào tạo từ xa và học tập điện tử E-Learning, NXB Bưu điện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các công nghệ đào tạo từ xa và học tập điện tử E-Learning
Tác giả: Bùi Thanh Giang, Chu Quang Toàn, Đào Quang Chiểu
Nhà XB: NXB Bưu điện
Năm: 2004
[2]. Nguyễn Phúc Hậu, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học Xây dựng E-Learning chương hóa học và dòng điện phần hóa đại cương trường Cao đẳng kĩ thuật Cao Thắng, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM,2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn Thạc sĩ giáo dục học Xây dựng E-Learning chương hóa học và dòng điện phần hóa đại cương trường Cao đẳng kĩ thuật Cao Thắng
[3]. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1995), Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng
Năm: 1995
[4]. Nguyễn Thị Lương, Nghiên cứu E-Learning và ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử E-Learning, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu E-Learning và ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử E-Learning
[5]. Quách Thùy Nga, Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bài giảng E-Learning trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt nghiệp Thiết kế bài giảng E-Learning trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3
[6]. Lê Thí, Nguyễn Xuân Phong (2001), Địa lí thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Lê Thí, Nguyễn Xuân Phong
Năm: 2001
[7]. Phan Hữu Thịnh , Luận văn thạc sĩ giáo dục Xây dựng và sử dụng bài giảng E- Learning trong dạy học Địa lí Tự nhiên lớp 10 THPT, Trường Đại học Sư phạm Huế, 2016.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sĩ giáo dục Xây dựng và sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học Địa lí Tự nhiên lớp 10 THPT
[8]. Dias, Paulo (2001). Collaborative Learning in Virtual Learning Communities. In Paulo Dias e Canadido Varela de Freitas (Orgs.); Challenges 2003 Khác
[9]. Insung Jung (2005), ICT-Pedagogy Intergration in Teacher Training: Application Cases Worldwide, International Christian University, Japan Khác
[10]. Korea Multimedia Education Center (1998a), Educational Informatization Evaluation Report: Inservice teacher training evaluation. Internal report Khác
[11]. Korea Multimedia Education Center (1998b), Establishing a cyber teacher training center. Internal report Khác
[12]. Food and Agriculture Organization of the United Nation (2011), Elearning methodologies: A guide for designing and developing E-learning courses, Rome Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w