Những hạn chế về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lí ở thành phố Cần Thơ (Trang 28)

5. Kết cấu của đề tài

2.2 Những hạn chế về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý

2.2.1 Hạn chế

Các cấp ủy đảng Thành phố Cần Thơ chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ quan

điểm về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, chưa xem cán bộ nữ là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng bộ Thành phố chưa thấy hết tiềm năng, vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ nữ nên việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chính sách đối với cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý chưa quan tâm đầy đủ, còn có biểu hiện định kiến khắc khe, cầu toàn, chưa quan tâm đến yếu tố giới nên đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý phát triển chưa vững chắc, mất cân đối, thiếu đồng bộ so với yêu cầu phát triển, phân bố không đồng đều ở các quận, huyện, xã, phường, thị trấn trong Thành phố Cần Thơ tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tham gia còn thấp.

Nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều khâu trong quy chế về công tác cán bộ nữ chưa được thực hiện tốt như:

- Tỷ lệ cán bộ nữ tuy được các cấp ủy Thành phố Cần Thơ tuy được quán triệt và thể hiện quyết tâm cao trong công tác nhân sự. Song trong thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguồn để chuẩn bị nhân sự cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý thường là nữ cán bộ đương chức.

Bổ nhiệm, đề bạt cán bộ nữ còn cầu toàn, tỷ lệ cán bộ nữ đưa vào quy hoạch còn thấp (19,14%), việc bổ sung quy hoạch cán bộ nữ không thường xuyên, thiếu chủ động, nhiều đơn vị đang sử dụng lực lượng cán bộ nữ có sẳn chứ chưa có chiến lược tạo nguồn lâu dài.

Cấp ủy chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi tiến hành các thủ tục theo quy định để bố trí cán bộ nữ trong diện quy hoạch giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Điều này đã gây nên phức tạp trong đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ nữ trong diện quy hoạch nói riêng, nhất là cán bộ nữ trong diện quy hoạch khi được cử đào tạo, tập trung dài hạn.

Cấp ủy Thành phố Cần Thơ còn chưa tích cực, chủ động, mạnh dạn trong bố trí cán bộ nữ giữ các chức vụ Bí thư và chủ tịch Ủy ban nhân dân, mà chủ yếu bố trí, sử dụng cán bộ nữ giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý ở các đoàn thể nhân dân Thành phố.

Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa người đứng đầu và tập thể trong xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý hoặc đôi khi vai trò của tập thể chỉ là hình thức người đứng đầu quyết định tất cả

- Đánh giá chưa đảm bảo, chưa coi trọng yếu tố giới, hẹp hòi với cán bộ nữ. Trong đánh giá cán bộ nữ còn nể nang, có biểu hiện cào bằng và bị chi phối bởi quan hệ huyết thống, quen biết. Chưa thực sự căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để đánh giá cán bộ nữ lãnh đạo quản lý của hệ thống chính trị Thành phố lẫn cán bộ đương chức và cán bộ trong diện quy hoạch.

- Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ còn nhiều hạn chế. Cấp ủy ở Thành phố Cần Thơ chưa quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa X về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là những nội dung về công tác cán bộ nữ. Tuy đã triển khai xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhưng còn tiến hành một cách hình thức, không đúng quy trình và hướng dẫn của Thành ủy, có biểu hiện bệnh thành tích, chất lượng thấp. Một số nơi trên địa bàn thành phố đã xây dựng quy hoạch đạt chất lượng khá tốt, song vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đến cán bộ nữ để đưa vào quy hoạch. Điều này chủ yếu do tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ còn chi phối khá mạnh trong không ít cấp ủy và cán bộ lãnh đạo, quản lý. Công tác quy hoạch chưa gắn chặt chẽ với công tác đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh được quy hoạch… Bởi vậy, tình trạng hụt hẫng cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa được cải thiện trong các kỳ đại hội Đảng, đoàn thể của Thành phố. Bên cạnh đó tình trạng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý còn thấp.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ chưa đồng bộ, chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa gắn đào tạo với quy hoạch cán bộ, chưa chú trọng đào tạo một số lĩnh vực cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý còn yếu như chính trị, quản lý…Hình thức đào tạo chưa đa dạng, chưa phù hợp để tạo điều kiện cho cán bộ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con có thể tham gia.

Chưa xây dựng được chính sách đào tạo có tính yếu tố giới nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nữ khi được đào tạo, đặc biệt là cán bộ nữ cơ sở, cán bộ nữ dân tộc. Tỷ

lệ cán bộ nữ được đào tạo theo yêu cầu tiêu chuẩn hóa còn thấp so với nam giới. Đối với cán bộ nữ trong diện quy hoạch chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý đã qua đào tạo tập trung, khi được bố trí vào cương vị lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch cũng gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong công việc.

Việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nhìn chung còn chưa được các cấp ủy thực sự quan tâm, chưa chú ý bồi dưỡng theo chức danh cán bộ. Chưa coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ trong thực tiễn. Đối với cán bộ nữ trong diện quy hoạch khi còn trẻ, chưa được quy hoạch dài hạn để đưa đi đào tạo, khi được đưa vào quy hoạch thường chỉ quy hoạch cho một nhiệm kỳ trước mắt. Bởi vậy, nhiều cán bộ nữ bị chi phối bởi công việc gia đình đã không thể tham gia các khóa đào tạo dài hạn nên buộc phải đưa khỏi quy hoạch. Khá nhiều cán bộ đã cố gắng tham gia các khóa dài hạn, song chỉ tham gia được một nhiệm kỳ, nên tổng thể thì hiệu quả đào tạo cán bộ chưa cao.

Chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Chất lượng giảng dạy nhìn chung còn thấp, chưa chuyên sâu, nặng về lý thuyết, lý luận. Công tác quản lý đào tạo còn bị buông lỏng, đặc biệt trong thi cử và tham gia học tập trên lớp. Vì vậy, giữa bằng cấp và trình độ thật sự có sự chênh lệch đáng kể. Mặc khác từ của chủ trương của Đảng về cán bộ nữ, một số cán bộ đã nhận thức không đúng và đã xảy ra tình trạng chạy theo bằng cấp, dẫn đến tình trạng chất lượng của nhiều cán bộ chưa xứng tầm với bằng cấ hiện có. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác cho cán bộ nữ còn nhiều hạn chế, chưa chú trọng bồi dưỡng theo chức danh cán bộ.

Việc thống kê tình hình cán bộ nữ; đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch tạo nguồn, chính sách đối với cán bộ nữ ở các cấp, các ngành cơ quan chưa được quan tâm. - Cơ chế quản lý cán bộ chưa đảm bảo tốt nguyên tắc tập trung chủ nên thiếu tập trung, chưa thực hiện thành nền nếp; nội dung quản lý còn chưa toàn diện, phương thức quản lý chưa đa dạng, phong phú, còn chủ yếu dựa vào hồ sơ, lý lịch, chưa quản lý tốt cán bộ trong thực thi công việc và sinh hoạt, đời sống, quan hệ xã hội, chưa coi trọng quản lý cán bộ ở nơi cư trú. Một số còn cho rằng, những cán bộ nữ là người địa phương gắn bó lâu dài với nơi ở nên không cần phải quản lý nơi cư

trú và quản lý về sinh hoạt, đời sống, quan hệ xã hội…Chưa coi trọng phát huy vai trò tự quản của cán bộ nữ. Không những không phát huy dân chủ một cách đích thực, ngược lại nảy sinh tình trạng khép kín, cục bộ, phân tán. Các cấp ủy Đảng vẫn chưa quan tâm đến cán bộ nữ, hoặc quan tâm theo kiểu hình thức như: chỉ đảm đảm bảo đủ tỉ lệ, cơ cấu, phân công các vị trí cấp phó hoặc cấp trưởng không quan trọng. Còn lúng túng trong tổ chức giám sát hoạt động cán bộ nữ, còn biểu hiện e dè, nể nang khi giám sát cán bộ nữ. Vì vậy, chưa ngăn chặn có hiệu quả những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ ngay từ khi mới phát hiện ra, dẫn đến một số cán bộ nữ bị thi hành kỷ luật, một số phải ra khỏi danh sách quy hoạch. Trong công tác khen thưởng cán bộ nữ, còn có biểu hiện cào bằng đối với cán bộ nam, chưa thực sự chú ý đến đặc điểm, điều kiện hoạt động của cán bộ nữ để có sự ưu tiên, động viên thỏa đáng kịp thời.

- Việc thực hiện chính sách đối với cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ còn nhiều điểm bất hợp lý. Mặc dù được Nhà nước quan tâm điều chỉnh nhưng chưa theo kịp với biến đổi giá cả sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác. .

- Về tự học tập, rèn luyện nhất là tự học tập nâng cao trình độ còn nhiều hạn chế, chất lượng hiệu quả chưa cao. Phần lớn cán bộ nữ bị chi phối bởi công việc và trách nhiệm gia đình nên không có thời gian thực hiện quá trình tự đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt.

2.2.2 Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, nhận thức của các cấp uỷ đảng Thành phố Cần Thơ về vị trí, vai trò

của cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ còn có những hạn chế, bất cập và nhận thức của Thành ủy và các cấp ủy Thành phố Cần Thơ về tầm quan trọng và chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ, nhất là về xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý còn nhiều chậm trễ, chưa đầy đủ, sâu sắc và triển khai thực hiện còn lúng túng.

Tư tưởng phong kiến, trọng nam, khinh nữ còn chi phối trong nhận thức của không ít các ủy viên, cán bộ, công chức. Trong công tác cán bộ còn có biểu hiện chưa đúng về bình đẳng giới, về vai trò của phụ nữ trong công cuộc đổi mới, xem

nhẹ năng lực phụ nữ; chưa chủ động nghiên cứu, dự báo và dự kiến các giải pháp kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đế phụ nữ, hoạt động của cán bộ nữ và tạo “sân chơi bình đẳng” cho phụ nữ trong công tác cán bộ. Chủ trương, quan điểm của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ nữ chưa được quán triệt sâu sắc trong các cấp ủy ở Thành phố Cần Thơ.

Việc triển khai thực hiện các chủ trương, giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ trong các nghị quyết của Đảng ở Thành phố Cần Thơ còn chậm và nhiều lúng túng. Cùng với đó việc tổ chức thực hiện nghị quyết của đảng, nhiều khâu trong quy chế về công tác cán bộ nữ chưa thống nhất, đồng bộ với quyết tâm cao.

Thứ hai, chất lượng giảng dạy và học tập ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng còn thấp, các cấp ủy Thành phố Cần Thơ còn chưa thường xuyên nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cơ sở này.

Cơ sở vật chất và trạng thiết bị ở nhiều cơ sở đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nội dung giảng dạy còn chưa thực sự đổi mới, chưa có chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ, các chương trình học còn nặng về lý thuyết và ít được bổ sung kịp thời thời những thông tin mới nhất. Chất lượng đội ngũ giảng viên còn nhiều hạn chế, bất cập. Hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ chưa được củng cố, thiếu thống nhất chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và cả khâu tổ chức nên phát huy khả năng đào tạo còn hạn chế.

Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn thấp chưa tương xứng với bằng cấp. Một số loại hình đào tạo chạy theo chất lượng; số lượng đội ngũ giảng viên chưa đồng đều, chủ yếu là giảng viên kiên chức, tình trạng đánh giá kết quả học tập thiếu khách quan, công tâm chưa được giải quyết một cách cơ bản. Việc liên doanh, liên kết giữa các cơ sở đào tạo cán bộ còn nhiều khó khăn vướng mắc bất cập, nhất là về kinh phí phối hợp quản lý, đánh giá kết quả học tập. Tình hình nêu trên là khó khăn không nhỏ của xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ.

Thứ ba, cấp ủy Thành phố mới tập trung ra chỉ thị, kế hoạch nhưng chưa tập

trung chỉ đạo xây dựng các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu, còn mang tính chất mệnh lệnh hành chính như việc giao chỉ tiêu, giao tỉ lệ, sơ kết tổng kết trên các số liệu hiện có.

Cấp ủy Thành phố chưa chỉ đạo các ngành, các cấp, giành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu sâu các giải pháp mang tính đặc thù một cách đồng bộ cho công tác cán bộ nữ đối với từng cấp, từng ngành, từng đối tượng cho phù hợp. Còn hiện tượng áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc các chủ trương, chính sách đối với cán bộ nữ (có nơi vận dụng độ tuổi đi học tập trung đối với cán bộ trẻ là nữ đang thời kỳ nuôi con nhỏ, chị em không đi học được).

Đội ngũ cán bộ nữ muốn phấn đấu vươn lên được đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải quan tâm tới nhiếu yếu tố; cấp trung ương khác, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở, các ngành nghề khác nhau cũng đòi hỏi có các chính sách phù hợp khác nhau. Thứ tư, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp Thành phố Cần Thơ, các ban nữ công chưa phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan để làm tốt việc lựa chọn hội viên phụ nữ xuất sắc giới thiệu cho cấp uỷ Đảng đưa vào quy hoạch, đào tạo và bố trí, đề bạt; vai trò của tổ chức Hội, trong việc tham mưu về công tác nữ còn hạn chế. Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ đã được thành lập nhưng chủ yếu vẫn do Hội triển khai thực hiện.

Các cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ chưa chú trọng điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ nữ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tham mưu đề xuất các vấn đề về công tác cán bộ nữ còn hạn chế. Công tác kiểm tra, tổng kết công tác cán bộ nữ chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời

Thứ năm, sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải thực sự đổi mới, có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Song, trong thực tế, sự chuyển biến của một bộ phận cán bộ nữ chưa theo kịp yêu cầu mới, một số phụ nữ còn tư tưởng an phận, chỉ lo công việc gia đình, không muốn tham gia công tác xã hội, mặt khác chính sách có liên quan đến công tác cán bộ nữ chưa được hoàn thiện, phần nào đã ảnh hưởng đến việc phát triển cán bộ nữ trong giai đoạn mới.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, phụ nữ đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, nhìn chung còn thấp, tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo mới đạt 20%; ít được tiếp cận thông

tin, nguồn lực, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong phụ nữ vẫn còn cao; điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội chưa đảm bảo.

Thứ sáu, chưa tổ chức được các khoá đào tạo phù hợp với đặc điểm cán bộ nữ, tỷ lệ cán bộ nữ được đào tạo theo yêu cầu, theo chuẩn hoá thấp hơn so với nam, tỷ

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lí ở thành phố Cần Thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w