Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lí ở thành phố Cần Thơ (Trang 39)

5. Kết cấu của đề tài

3.2 Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ

nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ

* Về công tác quy hoạch và tạo nguồn

Quy hoạch cán bộ là nội dung chủ yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công

tác cán bộ đi vào nề nếp, để đội ngũ cán bộ phát triển liên tục, có kế thừa những thế hệ đi trước, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của địa phương. Để làm tốt quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, hệ thống chính trị các cấp ở Thành phố Cần Thơ cần xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và hướng dẫn các cấp ủy xây dựng, quy hoạch cán bộ cơ sở, trong đó quan tâm đến quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý.

Để xây dựng và phát triển cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ có chất lượng cần phải quán triệt đầy đủ và nhận thức đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; các cấp ủy có trách nhiệm xây dựng quy hoạch cán bộ nữ, phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm, khách quan, công tâm, dân chủ trong phát hiện, chọn lựa những cán bộ nữ thực sự có phẩm chất, năng lực đưa vào quy hoạch dài hạn các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị của Thành phố. Việc tạo nguồn cán bộ nữ đưa vào quy hoạch cán bộ, công chức một mặt phải chú ý chọn lựa từ lực lượng cán bộ hiện tại, mặt khác phải coi trọng tạo nguồn cán bộ một cách rộng rãi tạo thuận lợi cho công tác quy hoạch cán bộ đạt kết quả. Làm tốt công tác tạo nguồn cán bộ mới có thể lựa chọn những cán bộ tốt có triển vọng đưa vào quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ. Khi đó, công tác quy hoạch cán bộ mới có chất lượng tốt.

Khi xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý Thành phố Cần Thơ các cấp ủy cần quán triệt và thực hiện nghiêm những quan điểm cơ bản trong công tác cán bộ đã được đề cập trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, Chỉ thị số 37 của Ban Bí thư và Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về công tác cán bộ nữ và công tác phụ nữ. Trên cơ sở tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, công chức của hệ thống chính trị Thành phố Cần Thơ đã được cụ thể hóa cần quán triệt quan điểm của Đảng về tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch phù hợp với địa bàn Thành phố. Cán bộ quy hoạch còn phải trải qua đào tạo, bồi dưỡng để đạt tiêu chuẩn chức danh đã được quy hoạch.

Để quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Thành phố Cần Thơ có chất lượng, các cấp ủy cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Một là, xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ nữ chủ chốt của hệ thống chính trị Thành phố một cách hợp lý, đảm bảo cơ cấu độ tuổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo có đủ cán bộ nữ để bố trí vào vị trí thích hợp.

Cần xuất phát từ điều kiện cụ thể và nguồn cán bộ nữ của hệ thống chính trị Thành phố Cần Thơ một cách hợp lý, sát thực tế, phù hợp nhiệm vụ cụ thể và phương hướng phát triển của Thành phố.

Hai là, khảo sát, đánh giá đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý hiện có, dự báo

biến động và nhu cầu cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cho từng thời kỳ.

Cần khảo sát, đánh giá và phân loại cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý của Thành phố hiện tại và có thể phân thành bốn nhóm để có hướng xây dựng quy hoạch cán bộ nữ: Nhóm 1, gồm những cán bộ nữ đã được đào tao đạt chuẩn, qua thực tiễn có khả năng đảm đương chức vụ hiện tại và có thể vươn lên đảm nhận cương vị cao hơn. Đối với những cán bộ này, chỉ cần bồi dưỡng thêm kiến thức theo yêu cầu công việc; nhóm 2, gồm những cán bộ nữ có khả năng đảm đương nhiệm vụ, nhưng chưa được đào tạo đạt chuẩn về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Đối với những cán bộ này, cần được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản cần thiết; nhóm 3, gồm những cán bộ nữ không đảm đương được nhiệm vụ, uy tín thấp, năng lực hạn chế và một số cán bộ thoái hóa, biến chất, giảm sút ý chí phấn đấu; nhóm 4, gồm những cán bộ nữ đã đến tuổi nghĩ hưu theo chế độ.

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cần cân đối số lượng và cơ cấu cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý theo từng chức danh; cần dự báo sự biến động và nhu cầu cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ cho từng thời kỳ. Từ đó lựa chọn cán bộ đưa vào nguồn cán bộ kế cận cho các chức danh tương ứng trước mắt và lâu dài. Phấn đấu từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, đủ đức, đủ tài, trong đó đức là gốc; đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có sự chuyển biến liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố.

Khi xây dựng quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cần dự báo nhu cầu cán bộ nữ cho tương lai (5 năm, 10 năm, 20 năm…). Điều này đòi hỏi cấp ủy phải có tầm nhìn xa, trông rộng, định hướng cơ cấu cán bộ trong một thời gian tương đối dài và phải bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố. Khi quy hoạch cán bộ nữ đã được phê duyệt, nhất thiết phải cụ thể hóa thành kế hoạch công tác cán bộ nữ hằng năm của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ trong quy hoạch.

Ba là, tích cực tạo nguồn cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, chuẩn bị đội ngũ cán bộ dự bị cho các chức danh lãnh đạo, quản lý (mỗi chức danh chủ chốt cần 2-3 cán bộ dự bị), coi trọng tạo nguồn cán bộ tham gia cấp ủy cơ sở.

Đây là khâu rất quan trọng để quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý có chất lượng. Cần thực hiện tốt việc tuyển dụng, tuyển chọn cán bộ cơ sở. Ngoài các yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện cán bộ, công chức cơ sở, cần chú ý hơn đến đặc điểm giới của cán bộ nữ. Cần thông qua các phong trào cách mạng của quần chúng, để phát hiện những người có đức, có tài, có triển vọng để đào tạo nguồn cán bộ nữ. Có chính sách thu hút nữ sinh tốt nghiệp các trường đại học cao đẳng trung học chuyên nghiệp về địa phương công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ, ý chí phấn đấu vươn lên. Đây là lực lượng quan trọng để từng bước trẻ hóa và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý một cách vững chắc. Điều quan trọng là cần tạo điều kiện cho học được thử thách trong thực tiễn; lấy kết quả của quá trình phấn đấu, rèn luyện và cống hiến để đánh gía và đưa vào quy hoạch các chức danh nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị Thành phố Cần Thơ phù hợp năng lực sở trường của họ.

Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên nữ, đây là nguồn quan trọng để bổ sung vào quy hoạch nữ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở. Các cấp ủy cần thường xuyên tuyên truyền, bồi dưỡng phát triển đảng viên nữ là thanh niên, coi trọng phát triển đảng viên nữ có triển vọng để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị Thành phố Cần Thơ.

Khi chuẩn bị cán bộ nữ dự nguồn cho các chức danh chủ chốt, cần chọn nhiều người cho một chức danh cán bộ và một người cần được dự nguồn cho một số chức danh cán bộ. Nguồn cán bộ được tạo dựng phong phú, việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sẽ tránh được tình trạng bị động, lúng túng trong công tác cán bộ. Các cấp ủy cần khắc phục tình trạng áp đặt khi đưa cán bộ vào nguồn cán bộ kế cận. Loại trừ được tình trạng này sẽ chọn được những cán bộ nữ có đức, có tài, qua đào tạo bồi dưỡng sẽ đảm đương tốt các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch.

Bốn là, tăng cường quản lý, đánh giá cán bộ trong quy hoạch, định kỳ xem xét quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở hệ thống chính tị Thành phố Cần Thơ, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch.

Các cấp ủy cần tăng cường quản lý toàn diện cán bộ trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Thành phố Cần Thơ, nhất là về phẩm chất chính trị, năng lực,

trình độ tổ chức thực tiễn, ý thức tổ chức, kỷ luật, lề lối làm việc, tác phong, thái độ với nhân dân, khả năng phát triển... Đồng thời, duy trì thành nề nếp việc xem xét, đánh giá cán bộ nữ trong quy hoạch để động viên, khuyến khích kịp thời những cán bộ phấn đấu tốt, uốn nắn những khuyết điểm thiếu sót; đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ nữ không đáp ứng yêu cầu và không có khả năng phát triển; bổ sung vào quy hoạch cán bộ nữ những nhân tố mới. Việc làm này sẽ tạo “sân chơi bình đẳng” cho mọi cán bộ nữ trong quá trình phấn đấu, trưởng thành và tạo nên đội ngũ cán bộ nữ có chất lượng tốt.

* Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý

Sau khi quy hoạch nữ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý được phê duyệt, cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhiệm kỳ, từng năm. Quy hoạch và đào tạo, sử dụng cán bộ nữ phải quan hệ chặt chẽ với nhau, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ phải trên cơ sở quy hoạch cán bộ. Cần chú ý đến tâm lý cán bộ nữ: khi tuổi đời trên 40, họ thường muốn ổn định công việc, không muốn luân chuyển thay đổi vị trí công tác, vì vậy trong công tác cán bộ cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho họ vượt qua điều này và không ngừng phần đấu vươn lên.,

Trong công tác đào tạo cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, cần chú ý đặc điểm của phụ nữ: họ vừa tham gia công tác xã hội, vừa thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ. Đây là độ tuổi rất thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu, rèn luyện, nhưng chị em lại phải dành nhiều thời gian, tâm trí, sức lực để nuôi, dạy con nhỏ. Thực tế cho thấy, nếu cùng một độ tuổi, cùng điểm xuất phát về trình độ chuyện môn, nghiệp vụ để học tập, rèn luyện vươn lên đạt trình độ như nhau, cán bộ nữ phải nỗ lực rất lớn so với cán bộ nam. Bởi vậy, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ cần đặc biệt quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ học tập đạt kết quả tốt.

Các cấp ủy, chính quyền Thành phố Cần Thơ cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ phù hợp với địa phương, đơn vị và phải tổ chức thực hiện nghiêm túc. Đối với cán bộ nữ đương chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, song trình độ chuyên môn còn hạn chế, cần tạo điều kiện thuận lợi để họ học tập nâng cao trình độ; bồi dưỡng, đào tạo lại kiến thức cần thiết, cập nhật những vấn đề mới về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

Đa dạng hóa các loại hình thức đào tạo phù hợp với đặc điểm giới. Tổ chức các lớp đào tạo trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, tạo điều kiện cho chị em ít phải xa gia đình; tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp tại chức vừa học vừa làm, nâng

cao năng lực chuyên ngành¸ từng lĩnh vực. Ngoài ra, cần chú ý đến độ tuổi của cán bộ nữ để có nội dung, hình thức đào tạo bồi dưỡng phù hợp.

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, hình thức đào tạo cán bộ phù hợp từng đối tượng, đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại theo chức danh; đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, chuyên sâu toàn diện về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tin học, ngoại ngữ, kết hợp với đào tạo trong thực tiễn. Phải có chế độ vừa khuyến khích vừa bắt buộc đối với việc tự học tập, nghiên cứu bổ sung kiến thức mọi mặt của cán bộ nữ.

* Về luân chuyển cán bộ nữ

Đây là giải pháp quan trọng để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ có chất lượng tốt, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Luân chuyển cán bộ nữ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý là quá trình tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách toàn diện trong thực tiễn. Qua đó, cán bộ vận dụng lý luận đã học vào giải quyết công việc hằng ngày và rèn luyện, học tập kinh nghiệm công tác của những cán bộ, công chức đương chức. Trong thời gian học tập tại trường, những cán bộ nữ trong quy hoạch đã có thời gian nhất định thực hiện việc kết hợp lý luận với thực tiễn song còn khá hạn chế và không thể thay thế việc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn thông qua việc luân chuyển cán bộ. Vì vậy, cần coi trọng thực hiện tốt công việc này.

Việc luân chuyển cán bộ nữ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ cần được thực hiện theo các phương thức: luân chuyển ngang giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị của Thành phố Cần Thơ và luân chuyển từ cấp thành phố xuống cấp quận, huyện, xã, phường, trị trấn, từ cấp xã phường, thị trấn lên quận, huyện, từ quận, huyện lên cấp thành phố.

Việc luân chuyển cán bộ nữ trong quy hoạch ở Thành phố Cần Thơ chủ yếu là khép kín trong nội bộ Thành phố. Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường hiện nay cần phải khắc phục tình trạng khép kín nêu trên.

Để luân chuyển cán bộ nữ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ đạt kết quả cần thực hiện tốt chủ trương của Đảng; có biện pháp tổ chức, thực hiện chính sách và công tác tư tưởng để cán bộ thông suốt và tự giác thực hiện; chuẩn bị kế hoạch và lộ trình thực hiện từng bước, chuẩn bị tốt nơi cán bộ đi và đến không ồ ạt, tràn lan.

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy nơi cán bộ nữ luân chuyển đến để thực hiện việc đào tạo cán bộ nữ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của Thành phố. Đồng thời, làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, tạo

sự đồng tình, ủng hộ và điều kiện thuận lợi để cán bộ nữ được luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cần đấu tranh mạnh mẽ với những biểu hiện nhận thức không đúng về chủ trương luân chuyển cán bộ của Đảng, nhất là tư tưởng cục bộ, bè phái, trọng nam, khinh nữ.

Nơi cán bộ được luân chuyển đến cần được cung cấp đầy đủ kịp thời những thông tin cần thiết để cán bộ hoạt động hiệu quả, cần thường xuyên theo dõi, giúp đỡ cán bộ luân chuyển, nhất là trong việc giải quyết những khó khăn vướng mắc tại nơi được luân chuyển đến.

Khi luân chuyển cán bộ nữ cần quan tâm đến đặc điểm phụ nữ. Ngoài việc đảm đương công việc của cán bộ, họ còn phải làm tròn chức năng sinh con và nuôi, dạy con cái. Điều này cần được xem xét cẩn thận khi quyết định luân chuyển cán bộ nữ và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ nữ hoàn thành nhiệm vụ.

* Về quản lý cán bộ

Quản lý đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ là một khâu quan trọng để nắm chắc cả đội ngũ cán bộ và từng cán bộ của hệ thống chính trị Thành phố Cần Thơ. Từ đó, các chủ trương, giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lí ở thành phố Cần Thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w