5. Kết cấu của đề tài
3.4 Phát huy mạnh mẽ tinh thần tự học tập, rèn luyện của cán bộ nữ lãnh đạo,
quản lý ở Thành phố Cần Thơ
Để xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ có chất lượng tốt, ngoài việc các cấp ủy, tổ chức đảng tích cực, chủ động thực hiện tốt những khâu của công tác cán bộ, việc tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ một
mặt, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức, lối sống của từng cán bộ có vai trò rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp, điều này trở thành nhân tố quyết định sự phát triển, trưởng thành của từng cán bộ và cả đội ngũ cán bộ nữ. Bởi vì, mặc dù có nhiều nơi cấp ủy các cấp rất quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, song bản thân từng cán bộ nữ lại không có ý chí quyết tâm cao, tự giác học tập, rèn luyện, thực hiện quá trình tự xây dựng bản thân mình, thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý không như mong muốn. Trên thực tế, nếu cán bộ nữ không tự giác học tập, rèn luyện bản thân theo kế hoạch cá nhân đã được xây dựng thừơng dễ ỷ lại vào điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, hạn chế của phụ nữ, hoặc nhiều lý do khác, dẫn tới không nâng cao được trình độ mọi mặt, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức và lối sống, tất yếu họ sẽ bị tụt hậu và đào thải. Hơn nữa, thực tế đã chứng minh, không ai có thể thay thế cán bộ nữ trong việc thực hiện việc tự học tập, rèn luyện bản thân họ.
Để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ đạt kết quả tốt, từng cán bộ cần tích cực, chủ động học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được giao. Công cuộc đổi mới ở Thành phố Cần Thơ luôn vận động phát triển ngày càng mạnh mẽ, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở Thành phố Cần Thơ và của cán bộ, công chức ngày càng nặng nề; trình độ dân trí ngày càng nâng lên, khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão, đòi hỏi cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý phải tích cực thường xuyên tự giác học tập, rèn luyện; gắn lý luận với thực tiễn, lăn lộn trong thực tiễn, gần dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân… Thông qua hoạt động đó, cán bộ từng bước trưởng thành, chất lượng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
Để phát huy tin thần tự học tập, rèn luyện của cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ cần thực hiện tốt những điểm sau đây:
Một là, từng cán bộ nữ tích cực, chủ động tự học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ.
Để đạt trình độ lý luận chính trị theo quy định tiêu chuẩn của chức danh cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở Thành phố Cần Thơ, từng cán bộ nữ cần chủ động tự giác, tích cực học tập một cách nghiêm túc trong các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại trường chính trị của Thành phố. Sau khi tốt nghệp các khóa học từng cán bộ cần được tìm hiểu, tự học nâng cao hơn nữa nhận thức lý luận và vận dụng những kiến thức lý luận đã được học vào giải quyết công việc. Thực tiễn cho thấy, để thực hiện việc này cần đạt kết quả cần thường xuyên đọc sách, báo, tạp chí khoa học, đọc, suy nghĩ liên hệ với thực tiễn những bài nói chuyện, bài phát biểu của cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể; nghiên cứu các bài viết của các nhà lý luận, các cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn ở các cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương; thường xuyên theo dõi các chương trình thời sự, các chuyên mục cần thiết liên quan đến lĩnh vực công tác của mình qua đài phát thanh và đài truyền hình; cần coi trọng tận dụng thời gian để đọc các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là các tác phẩm như: Đường kách mệnh; sửa đổi lối làm việc; Đạo đức cách mạng; Dân vận; Tự phê bình và phê bình; Thường thức chính trị; Di chúc;…Trong quá trình học tập, rèn luyện, cần liên hệ với thực tiễn địa phương, thực tiễn công việc đang đảm nhiệm và thực tiễn đổi mới của đất nước, qua đó nâng cao nhận thức và trình độ lý luận chính trị của mình.
Cần tích cực, chủ động nghiên cứu các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các cấp ủy cấp trên, các văn bản liên quan trực tiếp tới công việc, lĩnh vực công tác của mỗi cán bộ. Coi trọng học tập, nâng cao khả năng sử dụng các phương tiện hiện đại phục vụ tiếp nhận, cập nhật thông tin, các văn bản của Đảng, các văn bản pháp luật, nhất là kỹ năng sử dụng mạng Internet.
Cùng với việc tự học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, từng cán bộ nữ cần tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ nói chung cán bộ nữ nói riêng. Nếu không cố gắng, tự giác học tập, nâng cao trình độ mọi mặt thì mỗi cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn trước đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn và không thể hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Từng nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần nâng cao nhận thức xác định quyết tâm, sắp xếp công việc hợp lý để tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, xây dựng ý chí phấn đấu vươn lên, chủ động khắc phục khó khăn, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, sẵn sàng thực hiện quyết định luân chuyển cán bộ và thực hiện sự phân công công tác cấp ủy. Bên cạnh việc học theo các lớp bổ túc văn hóa, các lớp đại học tại chức (đối với những cán bộ chưa tốt nghiệp đại học) và các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, từng cán bộ nữ cần tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ qua báo, tạp chí và công việc hằng ngày. Một trong những giải pháp đem lại hiệu quả là tích cực học tập kinh nghiệm công tác, kỷ năng xử lý, giải quyết công việc của những cán bộ tiền nhiệm và của những cán bộ uy tín, làm việc lâu năm.
Hai là, tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý được thể hiện ở lòng trung thành với Đảng, Tổ quốc, với nhân dân, sự kiên định lập trường, tư tưởng, mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường xã hội chủ nghĩa. Đây là những tiêu chuẩn, yêu cầu quan trọng mà từng cán bộ nữ cần phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [9, trang 292]. Những yêu cầu, tiêu chuẩn nêu trên chỉ có thể có được qua việc học tập và tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ nữ. Người đã khẳng định điều này: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. [10, trang 612] Trong điều kiện hiện nay, nếu không ngừng thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống thì không ít cán bộ sẽ bị cám dỗ về vật chất, danh vọng tiền bạc tác động và làm suy giảm phẩm chất chính tri, đạo đức, thậm chí dẫn đến thoái hóa, biến chất. Bởi vậy, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh là vấn đề rất quan trọng và cấp bách đối với mỗi nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Điều này đòi hỏi mỗi cán bộ cần có tinh thần tự giác cao, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng bản thân, có ý chí vươn lên, nghiêm khắc với bản thân, tích cực đấu tranh xóa bỏ những biểu hiện cơ hội, trục lợi, tham lam, tính đố kỵ, địa vị, thẳng thắn, thường xuyên tự phê bình và phê bình. Tích cực tham gia Cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thể hiện trong thực thi công việc hằng ngày, trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trong cách ứng xử giao tiếp…
Ba là, tự học tập, rèn luyện năng lực tổ chức thực tiễn, tác phong và phong cách công tác.
Năng lực tổ chức thực tiển, tác phong và phong cách công tác chỉ có thể được hình thành phát triển qua rèn luyện lâu dài, gian khổ trong thực tiễn. Điều này phụ thuộc chủ yếu và được quyết định bởi sự tự giác rèn luyện, học tập thường xuyên trong thời gian dài của mỗi cán bộ nữ. Từng cán bộ cần được nhận thức sâu sắc điều này, từ đó tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản thân, xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch học tập, rèn luyện năng lực tổ chức thực tiễn, tác phong và phong cách của bản thân.
Bốn là, các cấp ủy, đào tạo cần tạo điều kiện thuận lợi cho từng cán bộ nữ thực hiện quá trình tự học tập, tự rèn luyện.
Các cấp ủy cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, tạo điều kiện thuận lợi cho từng cán bộ nữ thực hiện tốt việc tự học tập, tu dưỡng rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt, phẩm chất đạo đức, phong cách, lối làm việc. Cần xác định trách nhiệm của mình trong việc tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích để cán bộ nữ thực hiện quá trình tự học, tự rèn và phải thường xuyên kiểm tra hoạt động đó của từng cán bộ. Các cấp ủy có kế hoạch tổ chức giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân các các tổ chức trong hệ thống chính trị đóng góp ý kiến cho từng cán bộ.
KẾT LUẬN
Phụ nữ chiếm hơn một nữa dân số cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhất là trong sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới lãnh đạo của Đảng. Thực tế cho thấy, để phát huy mạnh mẽ vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng dưới lãnh đạo của Đảng phải xây dựng được đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp có đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý và từng cán bộ có chất lượng tốt. Trong đó, phải có đội ngũ cán bộ nữ ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ cách mạng. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, điều này lại càng đặc biệt quan trọng. Xây dựng đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ nói riêng đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới trên địa bàn Thành phố Cần Thơ thực sự rất cần thiết.
Qua việc đánh giá phân tích thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ đã cho thấy, các cấp ủy Thành phố Cần Thơ đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, tìm tòi những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý đạt được những kết quả quan trọng. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ được nâng lên một bước khá lớn, đáp ứng yêu cầu đổi mới, góp phần quan trọng vào thành tựu đổi mới của Thành phố và cả nước. Song, Thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi cần phải có những giải pháp để khắc phục kịp thời .
Để nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ trong những năm tới thực sự có hiệu quả, tác giả luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu đó là: cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp ở Thành phố Cần Thơ về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý; nâng cao chất lượng quản lý, đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý; thực hiện bình đẳng giới trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ; phát huy mạnh mẽ tin thần tự học tập, rèn luyện của cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý.
Có thể nói, những kết quả đạt được trong luận văn chỉ là bước chỉ mới là bước đầu. Bản thân tôi đã cố gắng tìm hiểu và thu thập tài liệu tham khảo nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được mở rộng và nghiên cứu sâu hơn như:
Điều kiện xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ; những yêu cầu đang đặt ra đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Thành phố Cần Thơ hiện nay; sự tác động, chi phối toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý của Thành phố Cần Thơ. Theo tôi, đây là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực, nếu có cơ hội nghiên cứu tiếp tôi sẽ làm rõ những vấn đề.
PHỤ LỤC
1. Các đơn vị hành chính Thành phố Cần Thơ
Số thứ tự Tên đơn vị hành chính Xã, phường
1 Quận Ninh Kiều 13 phường 2 Quận Bình Thủy 8 phường 3 Quận Cái Răng 7 phường
4 Quận Ô Môn 7 phường
5 Quận Thốt Nốt 9 phường 6 Huyện Phong Điền 6 xã, 1 thị trấn 7 Huyện Cờ Đỏ 9 xã, 1 thị trấn 8 Huyện Thới Lai 12 xã, 1 thị trấn 9 Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn9 xã
Tổng cộng 5 quận, 4 huyện 68 xã, phường, thị trấn
2. Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng Thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2010-2015
Cấp Tỷ lệ
Thành phố 10,9%
Quận, huyện 14,28% Xã, phường, thị trấn 20,56%
(Nguồn: Văn kiện Đại hội Đại biểu Phụ nữ Thành phố Cần Thơ lần thứ XI nhiệm kỳ 2011-2016)
3. Tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp Thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2010-2015
Cấp Tỷ lệ
Thành phố 33,33%
Quận, huyện 24,48%
Xã, phường, thị trấn 21,14%.
(Nguồn: Văn kiện Đại hội Đại biểu Phụ nữ Thành phố Cần Thơ lần thứ XII nhiệm kỳ 2011-2016)
4. Số cán bộ nữ lãnh đạo lãnh đạo sở, ngành, cơ quan cấp nhiệm kỳ 2010-2015
Cấp Số lượng
Thành phố 48
Quận, huyện 182
(Nguồn: Văn kiện Đại hội Đại biểu Phụ nữ Thành phố Cần Thơ lần thứ XII nhiệm kỳ 2011-2016)
5. Tỷ lệ cán bộ nữ quy hoạch các chức danh
Cấp Tỷ lệ
Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố và các
chức danh lãnh đạo, quản lý Thành phố 19,14% Các chức danh lãnh đạo chủ chốt quận,
huyện và đảng ủy trực thuộc 17,69% Các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể
thành phố 24,37%
(Nguồn: Văn kiện hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ 2011-2016)
6. Tỷ lệ cán bộ nữ quy hoạch Ban chấp hành đảng bộ Thành phố Cần Thơ
Cấp 2013-2015Giai đoạn 2015- 2020Giai đoạn
Quận 34,39% 39,68%
Phường 54,83% 55,24%
Ngành 37,5% 35,55%
(Nguồn: http://baocantho.com.vn, “Thành phố Cần Thơ những chuyển biến mới trong công tác cán bộ nữ” )
7. Thống kê trình độ học vấn của cán bộ nữ Thành phố Cần Thơ năm 2013 Cấp Số lượng Nữ Tỷ lệ Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Còn lại Thành phố 980 297 30% 0 7 76 30 184 Quận, huyện 860 229 26,6% 0 2 55 35 139 Xã,