1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LỜI HÁT KHÓC TRONG TANG LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

42 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 237 KB

Nội dung

Hát khóc trong tang lễ là một loại hình nghệ thuật hết sức độc đáo của dân gian được thể hiện trong sinh hoạt văn hóa tang lễ. Hát khóc chính là nét đẹp trong truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt Nam, nó thể ý thức về tình yêu thương, giáo dục con người; đồng thời đó là phương tiện để truyền tải những tâm tư, nguyện vọng, ước muốn của người còn sống dành cho người đã khuất hoặc ngược lại. Trong bài báo này chúng tôi sẽ đưa ra những nhận định cơ bản và nét đặc trưng của Hát khóc trong tang lễ của người Việt.

Trang 1

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI

Chủ nhiệm đề tàiThành viênThành viênThành viên

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

- Phòng Văn hóa và thông tin thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

- Bộ môn Văn học; Bộ môn Ngôn ngữ và Trung tâm Khoa học xã hội –nhân văn Tây Nguyên, trường Đại học Tây Nguyên

Trang 2

MỤC LỤC

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3

SUMMARY……… 5

1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 7

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 9

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

3.2 Phương pháp nghiên cứu 10

4 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 11

4.1 Khái quát về hát khóc trong tang lễ của người Việt 11

4.1.1 Khái niệm “hát khóc” 11

4.1.2 Mục đích hát khóc 12

4.1.3 Đặc trưng của lời hát khóc trong tang lễ của người Việt 14

4.1.3.1 Không gian – Thời gian 14

4.1.3.2 Đối tượng của hát khóc 18

4.1.4 Tiểu kết 19

4.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG CỦA LỜI HÁT KHÓC TRONG TANG LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 20

4.2.1 Phân loại 20

4.2.1.1 Lời hát khóc trong các nghi lễ cúng tế cho người chết 20

4.2.1.2 Lời hát khóc theo vai 21

4.2.2 Đặc điểm về nội dung 23

4.2.2.1 Mối quan hệ của người còn sống đối với người chết 23

4.2.2.2 Phản ánh gia cảnh của người chết và thân nhân 27

4.2.2.3 Triết lí nhân sinh của dân gian người Việt 30

4.2.3 Tiểu kết 32

4.3 GIÁ TRỊ CỦA LỜI HÁT KHÓC TRONG TANG LỄ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 34

4.3.1 Giá trị tinh thần 34

4.3.2 Giá trị giáo dục 35

4.3.3 Giá trị văn hóa 36

4.3.4 Tiểu kết 37

KẾT LUẬN 39

KIẾN NGHỊ……….40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC……….43

Trang 3

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: Lời hát khóc của người Việt ở Thành phố Buôn Ma Thuột

Đơn vị chủ trì: Khoa Sư phạm

Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:

- Phòng Văn hóa và thông tin thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

- Bộ môn Văn học; Bộ môn Ngôn ngữ và Trung tâm Khoa học xã hội –nhân văn Tây Nguyên, trường Đại học Tây Nguyên

Thời gian thực hiện: 01/2014 – 12/2014

1 Mục tiêu

Sưu tầm lời hát khóc trong tang lễ của người Việt tại thành phố Buôn

Ma Thuột nhằm chỉ ra những đặc điểm về nội dung, giá trị của nó đối vớiđời sống tâm linh của người Việt ở thành phố Buôn Ma Thuột

Trang 4

các bài hát khóc thành 2 nhóm chính; từ đó phân tích để thấy được những đặcđiểm về nội dung và giá trị của nó trong sinh hoạt văn hóa dân gian của cộngđồng người Việt ở thành phố Buôn Ma Thuột

Lời hát khóc trong tang lễ của người Việt không chỉ là những câu khóc kểđơn thuần, mà bên trong nó còn ẩn chứa những giá trị đặc sắc về tinh thần vàvăn hóa dân tộc Việc nghiên cứu để tìm ra được khái niệm, mục đích vànhững đặc trưng của lời hát khóc là vấn đề rất cần thiết Trong công trình này,chúng tôi đã đưa ra những phác họa ban đầu về lời hát khóc trong tang lễ củangười Việt ở Buôn Ma Thuột, đồng thời khẳng định giá trị của nó với đờisống tinh thần trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong tang lễ ở khía cạnhnội dung và giá trị của lời hát khóc Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chongười đọc những khái quát về loại hình hát khóc nói chung và một số đặcđiểm chính của lời hát khóc về nội dung và giá trị

Trang 5

SUMMARYTitle: “This is regretful crying lyrics in the vietnamese's funeral at

Buon Ma Thuot city”

Affiliation: Faculty of pedagogical

Cooperating Institution(s) and individual(s):

- Culture and information department of Buon Ma Thuot city, Dak Lakprovince

Literature subject, language subject, and Tay Nguyen humanity science society center, Tay Nguyen university

-Timeline: 01/2014 – 12/2014

1 Objectives

Collecting regetful crying lyrics in the vietnamese's funeral at Buon MaThuot city is the way to show its characteristics about content and its valuetoward the spiritual life of vietnam people at Buon Ma Thuot city

2 The main contents

Researchers classified, arranged regetful crying songs with each itsthemes We analysed them to understand the target, characteristics, content,and values toward the spiritual life of vietnamese at Buon Ma Thuot city

3 Results

Regretful crying lyrics in the vietnamese's funeral is orginal art of folklorewhich is showed in many activities of the funeral Regretful crying songs isthe beauty in the cultural and spiritual tradition of Vietnam people Itexpresses the love and educates people Moreover it is a mean to conveythoughts, aspirations and desires of human being for dead people or viceversa We are reseaching a real survey about collecting the regretful cryinglyrics in the Vietnamese's funeral at Buon Ma Thuot city We took and edited

93 songs of artists Through survey, we diviced regertful crying songs intotwo groups and then we analysed them to understand its content as well as its

Trang 6

value in living activities of folklore of Vietnam people at Buon Ma Thuotcity.

Regretful crying lyrics is not only crying songs but it also contains manygreatly spiritual value and ethnic culture It is necessary to research definition,purpose and characteristics of regretful crying lyrics In this convey, we giveyou some general infomation about regretful crying lyrics in the vietnamese'sfuneral at Buon Ma Thuot Moreover, they affirm its value in the spiritual life

of The result of research give reader general information and some maincharacteristics about content and value of the regretful crying lyrics

Trang 7

1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo quan niệm của người Việt, cuộc sống con người sẽ được đánh dấubởi những dấu hiệu của sự sinh ra, trưởng thành, lập gia đình và chết đi Cảmột cuộc đời như thế, mang tiếng hay mang danh phụ thuộc vào cách sống,cách ứng xử của bản thân người đó Thế nhưng, dù là người xấu hay tốt thìkhi mất đi họ đều được gia đình, người thân tổ chức lễ tang một cách rất longtrọng, trang nghiêm sao cho phù hợp với hoàn cảnh của gia đình mình Trong

lễ tang, chúng ta có thể nghe được những lời than khóc của thân nhân ngườiquá cố hòa lẫn vào những giọt nước mắt đau buồn vì mất đi người thân.Những lời than trong tiếng khóc ấy là gì? Nó được thể hiện như thế nào? Đây

là một vấn đề mà hầu như chúng ta còn rất mờ nhạt, dù cho việc này vẫn diễn

ra rất phổ biến và dường như đã trở thành phản xạ trong tang lễ của ngườiViệt

Buôn Ma Thuột là thành phố trung tâm của tỉnh Đăk Lăk, được thànhlập theo nghị định “thành lập thị xã Buôn Ma Thuột (Centre Urbain)” vàongày 5/6/1930 của Khâm sứ Trung kỳ Lúc bấy giờ người Việt (kinh) lên lậpnghiệp tại tỉnh Đăk Lăk còn ít nên người Việt chỉ được tập trung ở thị xã

Buôn Ma Thuột, sinh sống thành một “làng người Kinh ở Buôn Ma Thuột lấy

tên là làng Lạc Giao với 160 dân và 152 685m2 diện tích” [10,21] Hiện nay,

thành phố Buôn Ma Thuột dân số có gần 340.000 người, gồm 40 dân tộc cùngsinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 55.590 người (chiếm 16,36%dân số toàn Thành phố), còn lại là người Kinh (Việt)

Thành phố Buôn Ma Thuột đã trở thành nơi quy tụ của người Việt ởkhắp nơi trên cả nước Có thể nói rằng đây là nơi quần cư, hội tụ của của cảngười Việt ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đây là cơ hội để văn hóacác vùng miền đất Việt được giao lưu, hội nhập lẫn nhau, tạo nên nét đặc sắc

tự nhiên về văn hóa người Việt ở thành phố cao nguyên đầy nắng và gió này

Vấn đề sinh hoạt văn hóa tang lễ của người Việt ở thành phố Buôn MaThuột không nằm ngoài sự giao lưu, tiếp biến văn hóa ấy Cách thức tổ chức

Trang 8

tang ma theo văn hóa vùng miền tồn tại rất rõ nét; nhìn vào tang lễ của một tưgia chúng ta có thể nhận biết ngay được đó là người Việt ở vùng miền nào;điều này được thể hiện rõ nét thông qua lời hát khóc trong tang lễ

Để có một cái nhìn tổng thể về vấn đề đáng quan tâm này, từ góc độvăn hóa tâm linh, phong tục tập quán của người Việt và đặc điểm của người

Việt ở thành phố Buôn Ma Thuột, chúng tôi triển khai đề tài“Lời hát khóc

trong tang lễ của người Việt ở thành phố Buôn Ma Thuột” thông qua khảo sát

thực tế ở các “nghệ nhân hát khóc” trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Sưu tầm lời hát khóc trong tang lễ của người Việt tại thành phố Buôn MaThuột nhằm chỉ ra những đặc điểm về nội dung, giá trị của nó đối với đờisống tâm linh của người Việt ở thành phố Buôn Ma Thuột

Trang 9

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Tang lễ là một phong tục, đồng thời là hoạt động sinh hoạt văn hóa rấtquan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Đây là một trong nhữngđối tượng nghiên cứu của nhiều học giả Ngay từ triều Bảo Thái, Hồ Sỹ Tân(1690 – 1760) đã dựa vào việc tổ chức tang lễ thực tế trong dân gian mà tácgiả thảo ra cuốn Thọ Mai Gia Lễ trong đó đề cập chủ yếu đến cách thức tổchức lễ tang của người Việt xưa và ý nghĩa của những nghi lễ đó Tiếp theo,Phan Kế Bính – tác giả của Việt Nam phong tục được NXB TP HCM tái bảnnăm 1990 cũng đã đề cập rất trực tiếp về những nghi thức trong tang lễ ởthiên thứ nhì: nói về phong tục hương đảng, phần XXIV: việc hiếu Hay trong

Cơ sở văn hóa Việt Nam của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm được NXB Giáodục xuất bản năm 2008, ở chương IV: Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, bài2: Phong tục, phần 2.2: Phong tục tang ma; tác giả Đào Duy Anh viết trongViệt Nam văn hóa sử cương (NXB TP HCM 1992) tại thiên thứ 3: xã hội vàchính trị sinh hoạt, phần tín ngưỡng và tế tự cũng đã phân tích rất rõ ràng, vàchi tiết những nghi lễ, việc làm từ khi con người lâm chung cho đến lúc xảtang…

Các tác giả đề cập tổng thể về mặt nghi lễ và ý nghĩa trong tang lễ củangười Việt; tuy nhiên lời hát khóc trong tang lễ của người Việt chưa được chú

ý Phạm vi đề cập của những tác giả trên chủ yếu là tang lễ của người Việt ởcác tỉnh phía Bắc chứ chưa có tác giả nào nghiên cứu về tang lễ của ngườiViệt nói chung và lời hát khóc nói riêng tại địa bàn thành phố Buôn MaThuột

Việc thực hiện đề tài “Lời hát khóc trong tang lễ của người Việt ở thành

phố Buôn Ma Thuột” không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà còn có ý

nghĩa về mặt thực tiễn

Trang 10

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu “lời hát khóc trong tang lễ củangười Việt”

Phạm vi: thông qua khảo sát, sưu tầm các bài hát khóc từ những nghệ nhânhát khóc ở thành phố Buôn Ma Thuột

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng các tài liệu có liên quan làm

cơ sở cho đề tài

Phương pháp điều tra, điền dã: được thực hiện thông qua một số tang

lễ, các đoàn kèn giải và một số nghệ nhân hát khóc trên địa bàn thành phốBuôn Ma Thuột

Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân loại nhằm sắp xếp, phân loại tưliệu thu được theo từng nội dung, từng chủ đề

Phương pháp phân tích được sử dụng để nhận diện đặc điểm về nộidung, vai trò và giá trị của lời hát khóc trong tang lễ của người Việt ởthành phố Buôn Ma Thuột

Phương pháp chuyên gia được thể hiện thông qua hội thảo, seminar cấp

bộ môn để tham khảo ý kiến của các nhà khoa học về kết quả nghiên cứu

và giá trị của đề tài

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, đốichiếu để thấy rõ sự tương đồng, khác biệt và biến đổi của lời hát khóctrong tang lễ giữa các nhóm người Việt ở thành phố Buôn Ma Thuột Từ

đó có những phân tích, nhận định đúng với giá trị và nội dung của hát khócđối với đời sống tinh thần của cộng đồng hiện nay

Trang 11

4 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 4.1 Khái quát về hát khóc trong tang lễ của người Việt

4.1.1 Khái niệm “hát khóc”

Hát khóc là một hình thức khóc có xen lẫn lời kể lể lẫn tiếng khóc trongtang lễ nhằm thể hiện sự thương tiếc, bi ai của người sống đối với người đãkhuất

Trong tang lễ hát khóc đã trở thành một hoạt động rất quan trọng,không thể thiếu Nó gắn liền với tâm tư, nguyện vọng, sự tiếc thương, đau xótcủa người sống đối với người ra đi Đây chính là nét độc đáo trong sinh hoạtvăn hóa lễ tang của các dân tộc Việt Nam nói chung người Việt nói riêng

Hát khóc trong tang lễ đã trở thành một trong những đối tượng nghiêncứu của những nhà folklore Vì vậy nghệ thuật này đã được một số nhànghiên cứu quan tâm nghiên cứu Trong công trình “Phong tục tang lễ”, nhà

nghiên cứu Phạm Minh Thảo đã cho rằng: “Sau lễ thành phục, phường nhạc

phải đứng túc trực bên cạnh linh cữu Khi có khách tới viếng phải thổi kèn và nổi trống cho khách làm lễ Phường nhạc này dân gian gọi là nhạc hiếu Nhạc hiếu trong tang lễ là các điệu làn khốc làn thảm, làn ai, già nam, v.v… nhằm chia buồn, kể lể sư xót xa thương tiếc, nói hộ nỗi niềm tình cảm của người đến viếng và tạo nên không khí trang nghiêm (…) Xưa, phường nhạc hiếu thường có những bài riêng, thay lời con khóc cha mẹ, vợ khóc chồng, cháu khóc ông bà, anh chị em khóc nhau… Dân gian có câu “sống đèn dầu, chết kèn trống” là nghĩa như vậy Xét về một khía cạnh nào đó, đây là một việc làm có văn hóa, một hình thức để tưởng niệm” [7,236]

Hay trong công trình “Việt Nam phong tục”, học giả Phan Kế Bính

cũng đã nhận định: “Thổi kèn giải: Trong những đêm ma còn quàn ở nhà, có

nhà mỗi tối mời phường bát âm gảy đàn thổi sáo và có phường tang nhạc thổi kèn đánh trống Con cháu, mỗi người thổi một câu khóc ông bà cha mẹ, rồi thưởng tiền cho bọn ấy Nhà nào không có kèn giải thì không vui” [2,32]

Như vậy, từ những nhận định này của các nhà nghiên cứu chúng tôi

đưa ra khái niệm hát khóc trong tang lễ của người Việt là: “Hát khóc chính là

Trang 12

một hình thức khóc, trong đó có đan xen giữa lời ai oán, kể lể bi thiết cùng với âm thanh não nùng của dàn nhạc bát âm để làm bật lên sự thương tiếc, bi

ai của người còn sống đối với người đã chết”.

4.1.2 Mục đích hát khóc

Thứ nhất, hát khóc là cách để bày tỏ sự thương tiếc của người còn lại

đối với người ra đi Để vơi bớt nỗi đau buồn, thông qua hát khóc con người códịp thể hiện cảm xúc của mình với người ra đi, gia đình, dòng họ và cộngđồng; điều này có thể thấy rõ trong đoạn khóc sau:

“Công cha nghĩa mẹ phù lao Trong công đức ấy biết bao nhiêu là Than ôi (vai người mất) vội về già

Từ nay khuất bóng đường xa bụi trần Con nay thương nhớ muôn phần Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau Nhớ ơn chín chữ cao sâu Nghĩa (vai người mất) con để trên đầu hôm nay Suối vàng (vai người mất) hỡi có hay Than ôi vĩnh biệt là ngày hôm nay Bây giờ (vai người mất) vội ra đi Trăm năm ngàn kiếp chẳng nhìn thấy đâu.” [4,11]

Qua lời khóc trên, người nghe có thể cảm nhận được lời thương tiếccủa người con dành cho cha hoặc mẹ Đồng thời đoạn khóc trên còn chochúng ta cảm nhận được sự luyến tiếc, xót xa, thậm chí đó còn là sự bối rối vàlời chia ly trong nỗi đau thương tột cùng Không còn nhìn thấy bóng hình mẹcha nữa, người con kia chỉ còn biết than khóc để giãi bày sự nhớ thương củamình

Hay trong bài khóc Vắng mẹ cũng vậy:

“Dung mạo một mai vắng vẻ, bão xô cây, nghĩ lại ngậm ngùi thay Âm dương đôi ngả xa vời, mây phủ núi, trông càng đau đớn nhẽ! Sương bay chớp nhoáng, bạch vân nghi ngút, cõi phù sinh Con mất mẹ rồi, mẹ ơi!” [4,12].

Trang 13

Qua lời khóc trên, người nghe có thể thấu hiểu được tâm trạng của người con

có hiếu, xót thương, đau đớn vì mất mẹ, người con ấy đã mượn lời hát khóc

để tỏ bày nỗi lòng của mình

Thứ hai, hát khóc là bức thông điệp về cuộc đời, gia cảnh của cả người

chết và người sống Điều này được thể hiện trong các bài khóc kể công

Bài khóc Đời cha có một đoạn như sau: “Cha đà yên nghỉ bên bờ đê,

gốc nhãn Bỏ đàn con thơ, cui cút tháng ngày Mới hôm qua còn thấy cha bệ

vệ, oai phong, dang tay lớn che chở đàn con nhỏ Việc đồng ruộng cha giành làm lớn, để mẹ con ở nhà với đám con Mới năm ngoái trời còn hạn, khô héo, một mình cha toan ghánh nước đưa phân Con thơ dại nhìn cha gầy than khóc, đói bát cơm tinh, cỗ thịt ngon lành Ôi cha ơi! (số người con) miệng ăn nheo nhóc, thân cha lăn, góc bể chân trời Mong con lớn đủ đầy cùng trang lứa, vượt sức trời cha nuôi lớn chúng con Vậy mà nay còn đâu cha hỡi, ôi con đau, con lỗi lớn với đời” [4,12] Nghe lời khóc kể chúng ta biết hoàn

cảnh của một gia đình nông thôn, chuyên việc đồng áng, nhà đông con, nhưngchỉ một mình cha lo việc kiếm tiền Người cha này không quản nại mưa nắnggió sương, khổ cực để nuôi con

Thứ ba, hát khóc là cách để thể hiện ước mơ, khát vọng và triết lí sống

của dân gian Con người không hề bế tắc, tuyệt vọng mà luôn mong muốnngười chết được thoát sanh về một cõi yên vui, được luân hồi trở lại làmngười Khi quan sát các hoạt động trong tang lễ, cũng như trong hát khócchúng ta hiểu được quan niệm sinh tử của dân gian Ví như bài khóc sau đâycho người nghe cảm nhận được ước muốn của người ở lại:

“Xót thay con khóc mẹ cha Nay đà yên nghỉ giấc an nghìn trùng

Hỡi ơi, tâm trí não nùng Mông lung thiết nghĩ hướng về mẹ cha

Một là ước mẹ hóa sanh Hai là con ước được thân làm người Ước thứ ba nguyện cha cười thanh thoát

Trang 14

Để hồn kia giải thoát kiếp hồi luân Con nguyện ước cho cha mẹ tiền kiếp Được hậu sanh cũng chàng thiếp ngàn năm” [4,12]

Đó là lời nguyện ước của người con mong muốn cho thân sinh phụ mẫucủa mình được vãng sanh về miền cực lạc và cầu cho cha mẹ được hóa kiếplàm người, mãi mãi bên nhau theo quan niệm luân hồi của dân gian ngườiViệt

Như vậy, hát khóc chính là phương tiện để con người thể hiện nhữngước mơ, khát vọng của mình về sự bất tử, không hề có sự chia ly, xa cách.Điều này được thể hiện rõ ràng nhất qua hát khóc và các nghi lễ thực hiện chongười quá cố trong tang lễ Đây chính là sản phẩm được sáng tạo ra từ quanniệm sống bất biến, vĩnh cửu của người Việt nhằm phục vụ cho tinh thần củacon người nói riêng và cộng đồng nói chung

Trong bất kỳ một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian nào cũng đều cóthời gian - không gian thể hiện, đối tượng, vai trò, ý nghĩa Hát khóc trongtang lễ của người Việt cũng vậy, loại hình nghệ thuật dân gian này có đầy đủnhững đặc trưng riêng về không gian – thời gian, đối tượng, vai trò, ý nghĩa.Chúng tôi sẽ kiến giải các đặc trưng này qua nội dung dưới đây

4.1.3 Đặc trưng của lời hát khóc trong tang lễ của người Việt

4.1.3.1 Không gian – Thời gian

Không gian: Hát khóc là một loại hình văn hóa dân gian đặc biệt, khó

có thể bắt gặp trong các cuộc vui hoặc trong các câu chuyện buồn từ đời sống,

mà ta chỉ có thể biết đến trong môi trường của tang lễ kể từ khi có người tắtthở cho đến lúc người ấy được hạ huyệt Ngoài ra người ta có thể hát khóc ởnhững không gian sau lễ tang, vào những lần thực hiện các nghi thức cúngcho người chết, cụ thể: 3 ngày, 1 tuần, 3 tuần, 7 tuần, 100 ngày, giáp năm,cũng có khi là vào lúc xả tang Qua khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy có 2không gian chính để diễn xướng hát khóc, đó là:

Địa điểm hát khóc thứ nhất được diễn ra tại tư gia: ngay bên cạnhngười mất khi chưa khâm liệm, và ở trước linh sàng khi đã khâm liệm Vào

Trang 15

lúc này, những người thân trong gia đình, dòng họ khóc than như muốn níukéo người đã mất như đoạn khóc sau:

“Mẹ ơi! Nước sông Chu chảy khi mô mà cạn, con mất mẹ biết mấy đời nào nguôi Ni mẹ còn ở trong nhà, tay đã buông xuôi, khép mắt hờ nhìn con Con gọi mẹ không lời thưa, lời đáp; rồi mai đây mẹ ra đồng sương gió, con gục đầu lên cỗ quan ai?” [4,12] – Căn cứ vào nội dung ta có thể xác định

được đây là lời khóc của một người con khóc mẹ trong đêm trước khi di quan

Hoặc đó là lời khóc của vợ trong lễ khiển điện (tức là nghi thức cúngtrước khi di quan) dành cho người chồng hoặc ngược lại:

“Tôi dẫn hai chữ ái ân

Vợ chồng là nghĩa thiên xuân thọ trường

Bỗng đâu bóng đã xế tà Những lời châu ngọc khéo ra vô tình Hoặc là nghiệp chướng tiền sinh

Mà đâu đến nỗi bạc tình tại ai

Vì đâu phụ bạc đơn sai

Mà nàng (chàng) lỡ bước sang ngang cách lòng” [4,23]

Trong không gian tại tư gia của tang lễ người ta thường thể hiện nhữnglời khóc mang tính chất níu giữ vì không muốn rời xa người thân của mình.Ngoài ra hát khóc còn được thể hiện ở trước linh vị và di ảnh nơi đặt bàn thờ

ở nhà của người mất sau khi đã an táng xong Đây là khi những người bà con

ở xa về không kịp đám tang thì sẽ bày tỏ sự mất mát người thân ngay trướctrang thờ; đó có thể là lời thương tiếc của người chị đối với người em xấu số:

“Em ơi em, em đi đâu mà chị tìm chẳng thấy, khắp căn nhà quạnh vắng đìu hiu, chị cứ ngỡ được gặp em cười nói, mà giờ đây chỉ thấy tấm tranh này” [4,27]

Địa điểm hát khóc thứ hai đó chính là ở khu mộ địa: người hát khóc sẽthể hiện những ý nguyện tốt đẹp sống ở thác về, mong cho người đã mất được

mồ yên mả đẹp mà thảnh thơi về bên kia thế giới:

Trang 16

“Bác ơi, số phận đã đành, nói sao cho hết nỗi lòng cháu con Xưa ở nhà cao che mưa che gió, nhưng lẽ đời thân tứ đại phải lìa, thế cho nên mời bác về nhà mới mà yên nghỉ ở bên kia thế giới Con cháu nguyện cho ngôi mả khang trang để cho bác được an vui chín suối” [4,37].

Thường khi khóc, người còn sống có thể đứng trước, bên cạnh hay dướichân mộ phần của người mới mất liền cất lời than cho những người anh em,

bà con, họ hàng của họ để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình không nhữngđối với người mới nằm xuống mà còn với tất cả những người thân quá cố củahọ; đồng thời, đây còn là cách gửi lời tri ân của người trong gia đình đến vớingười mất, họ hàng và cộng đồng Ví dụ người con gái đã mất cha mẹ lâungày, trong tang lễ của người dì ruột thì khóc rằng:

“Than ôi! Núi hỗ nhà thung, mẹ cháu sớm hóa thân suối vàng Dang tay dì bắc cầu ngang, nuôi con chăm cháu miên man tháng ngày Mà nay dì

đã lìa trần, bỏ con bỏ cháu than thân khóc thầm Hỡi ôi mẹ có biết không? Nhìn sông nhớ núi, nghìn trùng khó phai Con ai oán ân sâu chưa trả, của mẹ cha biết mấy đáp đền Mẹ đi tiếng khóc rĩ rền, cha về chín suối nên tình thâm ân” [4,38]

Như vậy, qua sự phân tích trên ta có thể thấy đó là 2 không gian chính

để thể hiện hát khóc Quan niệm sinh – tử của người Việt không chỉ được thểhiện trong sinh hoạt đời thường mà còn được thể hiện rất rõ trong việc thựchiện nghi thức tang lễ, đặc biệt qua hát khóc

Thời gian hát khóc:

Thời gian hát khóc thứ nhất là sau khi người mất tắt thở và bất cứ lúcnào người nhà có nhu cầu: đây là lúc người trong gia đình bật lên tiếng khóc

tự nhiên, tỏ lòng níu kéo, day dứt, đau đớn vì mất đi người thân

Thứ hai, hát khóc được thực hiện khi chưa di quan và trong những nghi

lễ cúng tế cho người đã mất: người nhà không hát khóc mà mượn lời củanhững nghệ nhân trong đoàn kèn giải để vang lên những bài than phù hợp vớiquá trình tế lễ kể từ khi người chết qua đời Cụ thể là vào các khóa lễ nhậpliệm, thiết linh, thành phục, chúc thực, hồi linh, tế ngu… Ví dụ:

Trang 17

“Than ôi!

Mây núi Hỗ mịt mờ, mờ mịt (nếu khóc cha hoặc núi Dĩ nếu khóc mẹ) Chữ vô thường ngán nhẽ cuộc phù sinh;

Cơn bể dâu thay đổi, đổi thay

Cơ huyền diệu, ghê thay vòng tạo hóa

Ôi! Thương ôi!

Người thế ấy, mà sao phận thế ấy, bỗng đâu số trời xui khiến.

Cõi âm dương, đôi ngả đã xa vời;

Vận đến đây, hay là mệnh đến đây, thắm đã nấm đất vun vùi.

Đường từ hiếu, trăm năm không gặp gỡ Mắt trông thấy, đào sâu lấp kín, tủi nỗi lòng, chín khúc ngổn ngang; Tai vẳng nghe, trống giục, chiêng hồi, đầy nước mắt hai hàng lã chã

Nay đã phân kim lập hướng, cầy được thỏa yên;

Gọi rằng bát nước nén hương, kính trần bái tạ” [4,3]

Đây là lời khóc được diễn xướng trong lễ thành phục (tức là nghi lễ đểtang hay còn gọi là phát tang), thể hiện sự thương xót, buồn tủi của người condành cho cha mẹ, hướng mong dâng lên bát nước, nén hương cho hai đấngsinh thành; tuy đau đớn nhưng vẫn nguyện hướng cho hương linh mẹ chađược yên ổn bên kia thế giới

Nếu lúc mới lâm chung hay khi còn ở tư gia mỗi lời khóc cất lên là nỗiđau thương, xót xa vô hạn của sự chia li, đau khổ thì khi hạ huyệt xong lời hátkhóc sẽ được thể hiện nhằm mục đích tỏ ý mong cầu mọi sự tốt đẹp ở thế giớibên kia đối với người thân của mình, đó còn là lời nhắn gửi những điều cầuchúc cho linh hồn ấy sẽ sớm được đầu thai kiếp khác hay được về cõi Niếtbàn (về miền cực lạc)

Tương tự như các nghi thức cúng tế cho người chết, hát khóc chỉ đượcthể hiện đúng thời gian, địa điểm thì mới phát huy được vai trò và ý nghĩa của

nó Được thực hiện như vậy mới phù hợp với tâm lý, đời sống tâm linh và tínngưỡng dân gian trong văn hóa lễ tang của người Việt

Trang 18

4.1.3.2 Đối tượng của hát khóc

Đối tượng của hát khóc được chia làm 2 nhóm như sau:

Đối tượng thứ nhất là: người thân của người quá cố (gia đình, họ hàng,

bạn bè, những người hàng xóm…) Với đối tượng này họ khóc một cách rất

tự nhiên, khóc bằng tâm tư, khóc bằng tình cảm, bằng sự đớn đau, thương xótkhi mất người thân, hòa điệu vào xen trong tiếng khóc vừa xót xa, cay đắngvừa hướng về một tương lai tốt đẹp hơn cho người mất Ví như lời khóc củacháu cho dì của mình:

“Dì ơi, có rét không dì?

Tiết hạ tháng 7, dì đi sao đành Cháu nay chiếu đất trời mành Điềm lành chưa đến dữ thời báo ngay Nay thấy dì mà lay chẳng dậy Lòng cháu đau xiết mấy xót xa Cha mẹ cháu ra đi từ trước Ngược thời gian về đón dì đi

Nợ nần đời cái chi chi

Mà sao cháu khổ như ri thế này?” [4,43]

Đối tượng hát khóc thứ hai là: các nghệ nhân của đoàn kèn giải Những

thành viên này vừa đóng vai trò thay con cháu của người mất, đồng thời họcòn là tác giả sáng tác ra những bài hát khóc phục vụ cho đám tang Nhiệm vụcủa họ là khóc thay lời của người thân trong gia đình (thay vai) hoặc nhữngngười đến phúng viếng Mục đích hát khóc của họ vừa thể hiện tình cảm thựcdành cho người mất, vừa thể hiện tài năng nghệ thuật dân gian của mình, đâycòn là cơ hội hiếm hoi để những thành viên này cải thiện đời sống kinh thếkhó khăn của gia đình Đối tượng này thường được nhận biết qua câu kết của

bài hát khóc như: “Tấm lòng thương tiếc nhờ kèn khóc than” [4,42] hay

“Nhờ kèn lâm khốc khóc than (vai người mất) mấy lời” [4,41]

Trang 19

4.1.4 Tiểu kết

Như vậy, ở phần này, chúng tôi đã đưa ra những nhận định chung nhất vềlời hát khóc trong tang lễ của người Việt; qua đó người đọc có thể xác địnhđược khái niệm và những đặc điểm chính về loại hình nghệ thuật dân gian này

ở phương diện mục đích hát khóc và các đặc trưng của hát khóc như: khônggian, thời gian, đối tượng, chức năng… của lời hát khóc trong tang lễ củangười Việt để thấy được vai trò, vị trí của nó đối với đời sống tâm linh hiệnnay

Quan trọng hơn, người đọc có thể nhận thấy nét văn hóa đặc trưng củangười Việt trên cao nguyên Ban Mê, đó không phải là văn hóa của một vùngmiền nào mang đến, cũng không hoàn toàn bị pha trộn để trở thành nét vănhóa riêng của vùng đất này Bên trong nét đẹp văn hóa của người Việt ở thànhphố Buôn Ma Thuột luôn tồn tại song song hai yếu tố: chung và riêng; chung

là do sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của người Việt ở các vùng miền mang lại

và riêng chính bởi sự gìn giữ nét đẹp văn hóa của con người mỗi vùng miền.Vấn đề này được thể hiện trong rất nhiều các lĩnh vực văn hóa của đời sống,đặc biệt là trong tang lễ

Trang 20

4.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG CỦA LỜI HÁT KHÓC TRONG TANG LỄ

CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

4.2.1 Phân loại

Qua quá trình thu thập và khảo sát, chúng tôi thu được 150 bài hát khóc từ

12 nghệ nhân khác nhau trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột Tuy nhiêntrong quá trình xử lí và phân loại tư liệu, chúng tôi chỉ ghi nhận 90 bài do có

sự trùng lặp bài hát khóc giữa các nghệ nhân Dựa trên nội dung và thời điểmhát khóc, chúng tôi phân thành 2 loại như sau:

4.2.1.1 Lời hát khóc trong các nghi lễ cúng tế cho người chết

Thông thường trong tang lễ các nghi thức cúng tế cho người chết là phầnđặc biệt quan trọng Đó là lúc người chủ lễ (Thầy cúng) thay mặt gia đình,dùng lời văn tấu trình với thần linh

Trong tang lễ, những nghi lễ cúng tế cho người quá cố được thực hiện theoquy trình sau đây:

1 Phép chiêu hô (tức phép gọi hồn người mất khi vừa tắt thở)

2 Lễ nhập quan (khâm liệm)

7 Lễ di quan, hạ huyệt (động quan và hạ quan)

8 Lễ hồi linh (sau khi hạ huyệt, người nhà lập bàn thờ tại tư gia)

9 Lễ sơ ngu (sau khi hạ huyệt, tại mộ phần người mất)

10 Lễ tế ngu (mở cửa mả - 3 ngày)

11 Lễ chung thất (49, 100 ngày)

12 Lễ tiểu tường

13 Lễ đại tường

14 Lễ cải táng

Trang 21

Các nghi lễ kể trên được thực hiện lần lượt theo thứ tự đã sắp xếp, hầu hếttất cả đều có hát khóc (trừ lễ chiêu hô, cải táng) Mục đích sử dụng lời hátkhóc trong các nghi lễ cúng tế là để thưa với thần linh cho vong hồn ngườimới mất được siêu thoát Theo Hồ Gia Tân viết trong “Thọ mai gia lễ”:

“Kinh Lễ Chính hành nói rằng: “làm lễ táng trọng hậu đến bại gia Người đời không thể dùng những lời lẽ thường nhật nói với thần linh mà phải dùng văn tế, có như vậy mới hợp lẽ” [6,9].

4.2.1.2 Lời hát khóc theo vai

Ngoài những bài hát khóc được dùng trong nghi lễ cúng tế thì vào nhữngthời gian còn lại của lễ tang dành cho việc phúng viếng và khóc than ngườichết Người thân trong gia đình, họ hàng, anh em, hàng xóm muốn khóc thancho người chết bằng lời khóc của mình hay mướn nghệ nhân của đoàn kèngiải đều được Nhưng quan trọng là phải làm nổi bật rõ mối quan hệ củangười hát khóc với người mất, có như vậy mới thể hiện được tình cảm và sựđau xót

Lời hát khóc tự nhiên

Qua khảo sát thực tế, các nghệ nhân hát khóc đều cho biết rằng, lời khóc

tự nhiên chính là nỗi lòng, là tâm tư của người còn sống dành cho người mất.Khóc như thế nào phụ thuộc vào cảm xúc tự nhiên của người còn sống, chứkhông phải là khóc theo lời của những bài hát khóc được viết sẵn Tuy nhiên,chúng tôi cũng ghi nhận được một số lời hát khóc tự nhiên ở các bài: Conkhóc cha mẹ 6, con khóc mẹ, vắng mẹ, đời cha…

Phân tích bài khóc “đời cha”:

“Cha đà yên nghỉ bên bờ đê, gốc nhãn.

Bỏ đàn con thơ, cui cút tháng ngày.

Mới hôm qua còn thấy cha bệ vệ, oai phong, Dang tay lớn che chở đàn con nhỏ.

Việc đồng ruộng cha giành làm lớn, để mẹ con ở nhà với đám con.

Mới năm ngoái trời còn hạn, khô héo, Một mình cha toan ghánh nước đưa phân.

Ngày đăng: 07/08/2019, 16:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2014), “Việt Nam văn hóa sử cương”, NXB Nhã Nam 2. Phan Kế Bính (1990). “Việt Nam phong tục”, NXB Thành phố Hồ ChíMinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương”, NXB Nhã Nam2. Phan Kế Bính (1990). “Việt Nam phong tục
Tác giả: Đào Duy Anh (2014), “Việt Nam văn hóa sử cương”, NXB Nhã Nam 2. Phan Kế Bính
Nhà XB: NXB Nhã Nam2. Phan Kế Bính (1990). “Việt Nam phong tục”
Năm: 1990
3. Hòa Thượng Thích Thanh Duệ (chủ biên) (2014), “Phong tục và lễ nghi cổ truyền Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục và lễ nghicổ truyền Việt Nam
Tác giả: Hòa Thượng Thích Thanh Duệ (chủ biên)
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2014
4. Buôn Krông Thị Tuyết Nhung, Trương Hồng Phúc (2014), “Sổ tay sưu tầm Lời hát khóc trong tang lễ của người Việt ở Thành phố Buôn Ma Thuột” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay sưutầm Lời hát khóc trong tang lễ của người Việt ở Thành phố Buôn MaThuột
Tác giả: Buôn Krông Thị Tuyết Nhung, Trương Hồng Phúc
Năm: 2014
5. Đặng Văn Lung (chủ biên) (1997), “Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam”, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục tập quán các dân tộcViệt Nam
Tác giả: Đặng Văn Lung (chủ biên)
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội
Năm: 1997
7. Phạm Minh Thảo (2008), “Phong tục tang lễ”, NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục tang lễ
Tác giả: Phạm Minh Thảo
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2008
8. Trần Ngọc Thêm (2000), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục 9. Xuân Trường (2012), “Phong tục của người Việt thọ mai gia lễ”, NXBVăn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục9. Xuân Trường (2012), “Phong tục của người Việt thọ mai gia lễ
Tác giả: Trần Ngọc Thêm (2000), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục 9. Xuân Trường
Nhà XB: NXB Giáo dục9. Xuân Trường (2012)
Năm: 2012
10.Ủy ban nhân dân TP Buôn Ma Thuột (2004), “Buôn Ma Thuột xưa và nay”, NXB Tổng hợp TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buôn Ma Thuột xưa vànay
Tác giả: Ủy ban nhân dân TP Buôn Ma Thuột
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP. HCM
Năm: 2004
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk, “Quyết định Phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020”, Quyết định số 46/QĐ-UBND, ngày 5 tháng 1 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định Phê duyệt dự án quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma Thuột đếnnăm 2020

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w