Bài thuốc Lục vị tân phương trong có Hà thủ ô đỏ và một số vị khác đã được thử dược lý và thấy có độc tính rất thấp, có tác dụng tăng số lượng hồng cầu, lợi tiểu, nhuận tràng và làm giảm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
ThS ĐẶNG VĂN NHƯ TÂM
Sinh viên thực hiện BẰNG VĂN THÁI MSSV: 12D720401159 LỚP: ĐH DƯỢC 7B
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
ThS ĐẶNG VĂN NHƯ TÂM
Sinh viên thực hiện BẰNG VĂN THÁI MSSV: 12D720401159 LỚP: ĐH DƯỢC 7B
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ thầy cô, gia đình và bạn bè Nhân dịp này, emxin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS.Đặng Văn Như Tâm, người thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiệntốt nhất và trực tiếp giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận
Em cũng xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long, Công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam đã hỗ trợ hóa chất, tá dược và thiết bị máy móc để hoàn thành tốt khóa luận này
Em cũng xin gửi đến Bộ môn Bào chế– Công nghiệp Dược, Bộ môn Dược liệu sự biết ơn vì đã cho em cơ hội được học, được thực tập và được hoàn thành khoá luận tại
bộ môn Những trải nghiệm này sẽ rất có ích cho công việc sau này
Emcũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu nhất trong gia đình, cảm ơn bạn bè – những người luôn sát cánh, động viên, giúp đỡtrong suốt quá trình học Tập cũng như làm khoá luận
Trang 4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chính xác
Sinh viên
Bằng Văn Thái
Trang 5Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học – Năm học: 2016 – 2017
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN CHỨA CAO HÀ THỦ Ô ĐỎ
Polygonum multiflorum Thunb., Polygonaceae
Sinh viên: Bằng Văn Thái Giáo viên hướng dẫn: ThS Đặng Văn Như Tâm
cổ truyền, phong phú hóa dạng bào chế,đểphát huy tối đa công dụng và dễ dàng hơn trong nghiên cứu hiệu quả, tác dụng phụ của dược liệu, đề tài “Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ” được tiến hành với mục đíchnghiên cứu chuyển dạng cao chiết Hà thủ ô đỏ thành dạng viên nén
Phương pháp nghiên cứu
Lựa chọn dung môi và phương pháp chiết
Điều chế cao lỏng và lựa chọn tá dược điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ
Điều chế viên nén từ cao khôHà thủ ô đỏ
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng viên nén từ cao khôHà thủ ô đỏ
Kết quả
Nghiên cứu lựa chọn được phương pháp ngấm kiệt để điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ
với dung môi ethanol 40 %
Chọn được tá dược sử dụng là tinh bột bắp để điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ
Bào chế viên nén từ cao Hà thủ ô đỏ theo phương pháp dập thẳng
Trang 6MỤC LỤC
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 DƯỢC LIỆU – HÀ THỦ Ô ĐỎ 2
2.1.1 Mô tả 2
2.1.2 Phân bố, sinh thái 3
2.1.3 Cách trồng 3
2.1.4 Bộ phận dùng 4
2.1.5 Chế biến 5
2.1.6 Thành phần hóa học 5
2.1.7 Tác dụng dược lý 7
2.1.8 Công dụng, cách dùng 8
2.1.9 Bài thuốc có Hà thủ ô đỏ trong dân gian 10
2.1.10 Một số chế phẩm chứa Hà thủ ô đỏ trên thị trường 11
2.1.11 Một số nghiên cứu về Hà thủ ô đỏ 13
2.2 HÒA TAN CHIẾT XUẤT 14
2.2.1 Định nghĩa 14
2.2.2 Mục tiêu của hòa tan chiết xuất 14
2.2.3 Dược liệu và dung môi để điều chế dịch chiết 14
2.2.4 Các phương pháp hòa tan chiết xuất 16
2.3 CAO THUỐC 20
2.3.1 Định nghĩa 20
2.3.2 Đặc điểm 20
2.3.3 Phân loại 20
Trang 72.3.4 Phương pháp điều chế 20
2.3.5 Yêu cầu chất lượng 21
2.4 VIÊN NÉN 22
2.4.1 Định nghĩa 22
2.4.2 Đặc điểm 22
2.4.3 Phân loại 23
2.4.4 Ưu, nhược điểm 23
2.4.5 Kỹ thuật bào chế viên nén 23
2.4.6 Các phương pháp sản xuất thuốc viên nén 24
2.4.7 Tiêu chuẩn chất lượng viên nén 27
2.4.8 Tá dược 29
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
3.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 32
3.3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 32
3.4 NGUYÊN VẬT LIỆU – TRANG THIẾT BỊ 32
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.5.1 Xác định phần trăm chất chiết được trong dược liệu theo DĐVN IV 33
3.5.2 Điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ 33
3.5.3 Điều chế viên nén Hà thủ ô đỏ 36
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 38
4.1 XÁC ĐỊNH PHẦN TRĂM CHẤT CHIẾT ĐƯỢC TRONG DƯỢC LIỆU 39
4.1.1 Theo DĐVN IV 39
4.1.2 Theo dung môi sử dụng 39
4.2 ĐIỀU CHẾ CAO KHÔ HÀ THỦ Ô ĐỎ 39
4.2.1 Lựa chọn dung môi và phương pháp chiết 39
4.2.2 Lựa chọn tá dược điều chế cao khô 41
4.3 BÀO CHẾ VIÊN NÉN HÀ THỦ Ô ĐỎ 45
Trang 84.3.2 Kiểm soát bán thành phẩm 45 4.3.3 Kiểm soát thành phẩm viên nén 46
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tính chất vật lý của một số dung môi 15
Bảng 2.2 Thể tích dịch chiết rút ra theo khối lượng dược liệu 19
Bảng 2.3 Độ lệch cho phép về khối lượng của viên nén 28
Bảng 3.1 Các tá dược được sử dụng 32
Bảng 3.2 Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 32
Bảng 3.3 Tỷ lệ tá dược điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ 35
Bảng 3.4 Công thức bào chế viên nén Hà thủ ô đỏ 36
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát lượng chất chiết được với dung môi ethanol 30 % 39
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát lượng chất chiết được với dung môi ethanol 40 % 39
Bảng 4.3 Kết quả khảo sát tá dược điều chế cao khô 42
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát lượng cao khô chiết từ dược liệu 44
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát tính chất viên nén 47
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát đồng đều khối lượng viên nén 48
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Toàncây Hà thủ ô đỏ 2
Hình 2.2 Củ Hà thủ ô đỏ 4
Hình 2.3 Hà thủ ô đỏ sau khi chế biến 5
Hình 2.4 Công thức cấu tạo emodin và các chất tương tự 6
Hình 2.5 Công thức cấu tạo 2-3-5-4' tetrahydroxystilben-2-O-β- D-glucosid 6
Hình 2.6 Viên nang Hà thủ ô đỏ của công ty Domesco 11
Hình 2.7 Trà Hà thủ ô đỏ túi lọc của công ty Long Thuận 11
Hình 2.8 Cao Hà thủ ô đỏ Bình Minh 12
Hình 2.9 Dầu gội Hà thủ ô đỏ trị rụng tóc của công ty thiên nhiên D’Vi Beauty 12
Hình 2.10 Sơ đồ các giai đoạn sản xuất viên nén bằng kỹ thuật hạt ướt 25
Hình 2.11 Sơ đồ các giai đoạn sản xuất thuốc viên bằng phương pháp hạt khô 26
Hình 2.12 Sơ đồ sản xuất thuốc viên bằng kỹ thuật dập thẳng 27
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình điều chế cao khô 35
Hình 3.2 Sơ đồ qui trình bào chế viên nén Hà thủ ô đỏ 37
Hình 4.1 Kết quả sắc ký đồ dịch chiết Hà thủ ô đỏ 40
Hình 4.2 Dịch chiết Hà thủ ô đỏ 41
Hình 4.3 Cao đặc Hà thủ ô đỏ 42
Hình 4.4 Cao đặc sau khi trộn với các tá dược 43
Hình 4.5 Kết quả sắc ký đồ cao khô Hà thủ ô đỏ 44
Hình 4.6 Bột hoàn tất 45
Hình 4.7 Kết quả sắc ký đồ bột hoàn tất Hà thủ ô đỏ 46
Hình 4.8 Viên nén Hà thủ ô đỏ theo công thức 1 47
Hình 4.9 Viên nén Hà thủ ô đỏ theo công thức 2 47
Hình 4.10 Viên nén Hà thủ ô đỏ theo công thức 3 47
Hình 4.11 Kết quả sắc ký đồ viên nén Hà thủ ô đỏ 49
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCl4: Cacbon tetraclorua CTV: Cộng tác viên DDVN IV: Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ 4 DST: Sodium starch glycolat
KLTB: Khối lượng trung bình PVP: Polyvinylpyrrolidon SARS: Severe acute respiratory syndrome SDH: Sinh dược học
SKD: Sinh khả dụng TT: Thuốc thử USP: Dược điển Hoa Kỳ WHO: World Health Organization (tổ chức y tế thế giới)
Trang 12CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
Theo xu hướng chung hiện nay, con người ngày càng ưa dùng sản phẩm từthiên nhiên
để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiênngoài những ưu điểm như ít tác dụng phụ, rẻ tiền thì hiện nay là hướng phát triểncủa Công nghiệp Dược trong nước và cũng là xu hướng của thế giới Bên cạnh sự phát triển của thuốc tổng hợp hóa dược thì thuốc có nguồn gốc từ dược liệu cũng có những phát triển đáng
kể và chiếm được lòng tin của người sử dụng Theo đánh giá của WHO thuốc có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng ở những nước đang phát triển với con số 80 % dân
số sử dụng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, ở những nước phát triển thuốc thảo dược cũng được sử dụng rất phổ biến như là một biện pháp hỗ trợ và thay thế Việt Nam
là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, đã cung cấp hàng ngàn loại dược liệu quý đáp ứng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh Vì vậy vấn đề nghiên cứu cây cỏ làm thuốc luôn được nhiều nhà khoa học quan tâm(Lê Thị Ánh, 2007)
Theo quan điểm của y học cổ truyền, Hà thủ ô đỏ có nhiều tác dụng quý như bổ huyết, điều hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân cốt, nhuận tràng,giúp ích cho sự tiêu hoá Y học hiện đại còn phát hiện Hà thủ ô đỏ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu,
có tác dụng tốt đối với các trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh vềthần kinh, làm tăng hoạt động của tim làm tăng sự co bóp của ruột, có tác dụng chống viêm…Song song với hướng nghiên cứu sử dụng các dạng bào chế cổ truyền như thuốc sắc, rượu thuốc,ngành Y tế đã có chủ trương hiện đại hoá Y học cổ truyền trong đó có một nội dung quan trọng là nghiên cứu chuyển các dạng thuốccổ truyền thành các dạng thuốc hiện đại như viên nén, viên nang giúp gia tăng sự tiện lợi trong sử dụng,
bảo quản thuốc và dễ dàng sản xuất ở quy mô công nghiệp (Đỗ Huy Bích và ctv,
2006), (Lê Thị Ánh, 2007)
Để góp phần hiện đại hóa dạng bào chế thuốc Hà thủ ô đỏ, cùng với xu thế chung,
đề tài "Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ(Polygonum multiflorum
Thunb.,Polygonaceae)" được thực hiện với các nội dung:
1 Lựa chọn phương pháp chiết xuất và điều chế cao lỏng Hà thủ ô đỏ
2 Nghiên cứu, lựa chọn tá dược điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ
3 Bào chế viên nén chứa cao khôHà thủ ô đỏ
Trang 13CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tên nước ngoài: Many – flowered knotweed, Multiflorous knotweed (Anh), Renouée
multiflorée (Pháp) (Đỗ Huy Bích và ctv, 2006); (Đỗ Tất Lợi, 2013)
2.1.1 Mô tả
Cây Hà thủ ô đỏ còn có tên là giao đằng vì dây leo xoắn vào nhau, dạ hợp vì đêm quấn
vào nhau Tên khoa học Polygonum multiflorum(Polygonumlà có nhiều đốt, nhiều mắt,multiflorumlà nhiều hoa, vì cây có nhiều đốt, nhiều hoa) (Đỗ Tất Lợi, 2013)
Dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau; mặt ngoài thân có màu xanh tía có những vân hoặc bì khổng, mặt thân nhẵn, không có lông Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyên có hình giống củ khoai lang Lá mọc
so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8 cm, rộng 3 – 4 cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cm, phủ lông tơ; bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùy phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng, nhị 8 với 3 nhị hơi dài hơn, thường dính vào gốc của bao hoa.Mùa hoa: Tháng 9 – 11
Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành
những cánh rộng Mùa quả: Tháng12 – 2 (Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
Trang 142.1.2 Phân bố, sinh thái
Chi Fallopia Adans, gồm các loài là cây thân cỏ và dây leo nhỏ, phân bố rộng rãi ở
vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới Ở Việt Nam có một loài là cây Hà thủ ô đỏ Trên thế giới, Hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ Ở Việt Nam,
Hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao (trên 1000 m) phía bắc Cây mọc nhiều
ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La Các tỉnh khác ít gặp hơn như Hòa Bình (Mai Châu, Đà Bắc); Thanh Hóa (Son Bá Mười); Nghệ An (Kỳ Sơn); Lạng Sơn (núi Mẫu Sơn); Cao Bằng (Bảo Lạc); Yên Bái (Mù Cang Chải)
Hà thủ ô đỏ là loài cây ưa khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng Nơi mọc tự nhiên thích hợp nhất là các quần hệ rừng núi đá vôi; độ cao tới 1700 m, nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng dưới
20 oC Hà thủ ô đỏ thường mọc ở đất ẩm, xốp, nhiều mùn, nhất là loại đất ở chân núi
đá Tuy nhiên, khi cây được trồng ở đất đồi vùng trung du (trạm nghiên cứu dược liệu Vĩnh Phú cũ) hay trên đất đỏ bazan (trại cải tạo Đắc Trung – Đắc Lắc) đều phát triển tốt
Hà thủ ô đỏ ra hoa và quả nhiều hằng năm Sau khi quả già, phần thân leo trên mặt đất tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh và sẽ nảy mầm vào mùa xuân – hè năm sau
Hà thủ ô đỏ có khả năng tái sinh vô tính khỏe Từ một đoạn dây đem vùi xuống đất hoặc các củ con, cùng với các đoạn rễ còn sót lại trong khi khai thác, đều có khả năng mọc thành cây mới
Nguồn dược liệu Hà thủ ô đỏ ở Việt Nam trước đây khá dồi dào Qua hàng chục năm khai thác liên tục và bị tàn phá do nạn phá rừng làm nương rẫy, vùng phân bố tự nhiên của cây dần dần bị thu hẹp Theo kết quả điều tra gần đây của Viện Dược Liệu (1997 –1999), Hà thủ ô đỏ còn có thể tiếp tục khai thác ở một số huyện thuộc tỉnh
Hà Giang (Quảng Bạ, Đồng Vân, Mèo Vạc); Lai Châu (Sỉn Hồ, Tủa Chùa); Lào Cai (Than Uyên)…ước tính mỗi năm vài chục tấn Hà thủ ô đỏ đã đưa vào sách đỏ
Việt Nam (1996) để bảo vệ (Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
2.1.3 Cách trồng
Theo kinh nghiệm của nhân dân ở Sơn La, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà thủ ô đỏ được trồng bằng củ có đường kính 3 – 5cm hoặc bằng dây bánh tẻ dài 30 – 40cm, không có sâu bệnh Trồng bằng củ thì đặt củ theo hốc ở độ sâu 5 – 7cm, trồng bằng dây thì đánh rạch, đặt dây và lấp đất như cách trồng khoai lang, để 1/3 dây thò lên khỏi mặt đất Củ và dây đều trồng với khoảng cách 30 – 35cm (nếu trồng 2 hàng thì khoảng cách 40 x 35cm).Tưới và giữ ẩm cho tới khi cây mọc
Đất đồi, gò, nương, các chân ruộng cao nhiều mùn, thoát nước, giữ ẩm rất tốt cho việc trồng Hà thủ ô đỏ.Đất cần cày bừa, đập nhỏ, lên luống cao 25 – 30cm, ruộng 40cm nếu trồng một hàng hoặc 70 – 80cm nếu trồng 2 hàng
Trang 15Là cây lấy củ, Hà thủ hô đỏ cần được bón nhiều phân, nên bón lót mỗi hecta 20 – 25 tấn phân chuồng, 200kg supe lân và 100kg kali
Khi cây mọc, làm giàn cho dây leo Dùng tre, sặt cấm chéo cánh sẻ, cao 1,5 – 2m dọc theo luống Hàng tháng làm cỏ, xới xáo cho đất tơi thoáng, kết hợp bón thúc Tốt nhất
là dùng nước phân chuồng, nước giải pha loãng Nếu cần, có thể tưới đạm pha với nồng độ 2 %, mỗi lần 25kg đạm/ha Việc bón thúc tiến hành từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, mỗi tháng thúc một lần
Hà thủ ô đỏ ít bị sâu bệnh Cần chú ý phòng trừ dế hại mầm non
Cây trồng sau 2 – 3 năm thì thu hoạch, để lâu quá, củ dễ bị thối Năng suất trung bình
đạt 1,5 – 2,5 tấn củ khô/ha(Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
2.1.4 Bộ phận dùng
Rễ củ thu hái vào mùa thu, đào về rửa sạch đất, bỏ rễ con Củ nhỏ để nguyên, củ to
bổ đôi hoặc bổ tư, phơi hay sấy khô Nếu đồ chín rồi phơi khô thì tốt hơn Loại nguyên
củ của Hà thủ ô đỏ có hình dáng hơi giống củ khoai lang, mặt ngoài có những chỗ lồi
lõm đặc biệt, màu nâu đỏ(Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
Hình 2.2 Củ Hà thủ ô đỏ
Trang 162.1.5 Chế biến
Hà thủ ô đỏ có thể được chế biến như sau: Rễ củ được rửa sạch, ngâm nước vo gạo trong 24 giờ, rửa nước lại một lần nữa Cho dược liệu vào nồi, rồi cho nước đậu đen đến ngập với tỷ lệ 1 kg dược liệu và 100 g đậu đen và 2 lít nước Nấu đến khi gần cạn, đảo luôn cho thuốc chín đều Khi rễ củ đã mềm, lấy ra bỏ lõi Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết Đồ phơi như vậy được chín lần là tốt (cửu chưng, cửu sái) Khi dùng thái lát hoặc bào thành phiến mỏng
Dược điển đông y Trung Quốc 1963 lại quy định thái Hà thủ ô đỏ trộn với nước đậu đen và rượu cho vào thùng, đậy kín, đun cách thủy cho đến khi rễ củ hút hết nước
tẩm, phơi khô(Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
Hình 2.3.Hà thủ ô đỏ sau khi chế biến
2.1.6 Thành phần hóa học
Hà thủ ô đỏ đã được hai nhà nghiên cứu Nhật Bản nghiên cứu từ năm 1923 (Nhật Bản
dược học tạp chí, 42: 144, 1923).Theo các tác giả, Hà thủ ô đỏ của Tứ Xuyên,
Trung Quốc có các chất sau đây: Các chất anthraglucozit với tỷ lệ 1,7 % trong đó chủ yếu là chrysophanola, emodin và rhein Ngoài ra còn có chất đạm 1,1 %, tinh bột 45,2 %, chất béo 3,10 %, chất vô cơ 4,5 %, các chất tan trong nước 26,40
%lecithin.Chúng ta đều biết rằng lecithin là một photphatit kết quả của sự kết hợp giữa axit glyxerophotphoric với một phân tử cholin và hai phân tử axid béo
Trang 17Lecithin thường được dùng trong những trường hợp thiếu dinh dưỡng, thần kinh suy nhược Các anthraglucozit có tác dụng làm tăng sự bài tiết dịch tràng, xúc tiến sự
co bóp của ruột giúp sự tiêu hóa và cải thiện dinh dưỡng (Đỗ Tất Lợi, 2013)
Theo nhiều tài liệu của các công trình nghiên cứu, Hà thủ ô đỏ chứa emodin, physcion, emodin 1,6 dimethyl ether, questin, citreorosein, questinol, 2 acethyl emodin,
emodin γ-O-β glucosid Ngoài ra còn có acid gallic, daucosterol, (+) catechin, (+) epicatechin, 3-O-galloyl (–) catechin-3-0-galloyl(–)epicatechin Chất phospholipid có
3,49 % trong dược liệu thô và 1,82% trong dược liệu đã chế biến, hợp chất
2-3-5-4' tetrahydroxystilben-2-O-β- D-glucosid có trong thành phần thuốc làm
Emodin γ-O-β glucosid CH3 OH O-glc OH
Hình 2.4 Công thức cấu tạo emodin và các chất tương tự
Hình2.5 Công thức cấu tạo 2-3-5-4' tetrahydroxystilben-2-O-β- D-glucosid
Trang 182.1.7 Tác dụng dược lý
Hà thủ ô đỏ có những tác dụng dược lý như: Làm tăng đường máu ở thỏ; do có chứa lecithin, nên có thể dùng trong suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, giúp sinh huyết dịch, bổ tim, giúp cải thiện chuyển hóa chung, do có chứa anthraglycosid nên kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng
Hà thủ ô đỏ có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen, tác dụng kiểu progesteron nhẹ trên nội mạc tử cung, làm tăng trương lực cơ tử cung trong những thí nghiệm tử cung
cô lập và nguyên vị trí, tăng tiết sữa và chống viêm
Hà thủ ô đỏ có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự đối với động vật đã tiêm liều nọc độc rắn hổ mang và tác dụng ức chế sự co thắt trơn ruột
cô lập gây bởi histamin và acetylcholin Hà thủ ô đỏ có tác dụng chống co thắt phế quản, kéo dài thời gian an toàn trong mô hình khí dung histamin
Hà thủ ô đỏ có tác dụng chống viêm trên các mô thực nghiệm, gây phù cấp tính
và viêm mạn tính, gây rỉ dịch màng phổi bằng tinh dầu thông, gây viêm dị ứng và viêm da khớp bằng BCG (Bacillus Calmette – Guerin)
Bài thuốc Lục vị tân phương trong có Hà thủ ô đỏ và một số vị khác đã được thử dược lý và thấy có độc tính rất thấp, có tác dụng tăng số lượng hồng cầu, lợi tiểu, nhuận tràng và làm giảm sự hoạt động của động vật thí nghiệm Trên lâm sàng, thuốc làm bệnh nhân bớt mệt mỏi, ăn ngon, ngủ được,tiểu tiện dễ dàng, giảm cảm giác nóng bức và tăng cân
Một đơn thuốc trong có Hà thủ ô đỏ và một số vị khác đã được dùng điều trị 136 bệnh nhân viêm hắc võng mạc trung tâm thanh dịch đạt hiệu quả làm tăng thị lực tốt Chế phẩm Ramazona bào chế từ phương thuốc “Phù tang thế bảo” của Tuệ Tĩnh, gồm Rau má thìa, Ngưu tất, Ba kích, Hà thủ ô đỏđã được điều trị trên những bệnh nhân lớn tuổi và thấy thuốc có tác dụng tốt giúp nâng cao thể trạng và làm tâm thần sảng khoái, tăng protid máu, giữ huyết áp ổn định ở người huyết áp cao Không nên dùng cho người có rối loạn tiêu hóa
Dịch chiết với nước ấm của Hà thủ ô đỏ chế thử nghiệm trên những chuột đã cắt bỏ tuyến thượng thận, làm tăng tích lũy glycogen ở gan gấp 6 lần Hà thủ ô đỏ sống không có tác dụng này Cao lỏng và những hợp chất antraquinon của Hà thủ ô đỏ có tác dụng tăng cường nhu động ruột, nhuận tràng Nước sắc Hà thủ ô đỏ 1/100 ức chế
sự phát triển của trực khuẩn lao Nước sắc Hà thủ ô đỏ 1,5/1 gây hạ cholesterol máu trên động vật Dịch chiết methanol của Hà thủ ô đỏ có tác dụng ức chế sự tăng cholesterol máu ở chuột ăn thức ăn có lượng cao cholesterol Các hợp chất stilben trong Hà thủ ô đỏ có tác dụng dự phòng tổn thương gan trên chuột cho ăn các lipid oxy hóa Resveratrol (thành phần stilben trong rễ Hà thủ ô đỏ) có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm
Trang 19Những thành phần stilben như resveratrol và piceid, phân lập từ rễ Hà thủ ô đỏ, tác dụng gây hạ lipid máu ở chuột cho ăn hỗn hợp dầu ngô, cholesterol và acid cholic Ảnh hưởng của những thành phần stilben củaHà thủ ô đỏ trên tổn thương gan gây ra ở chuột cống trắng bằng việc cho ăn dầu peroxy– hóa đã thể hiện ở chỗ picend và
2,3,5,4'-tetrahydroxystiben-2-O- D-glucosid có tác dụng ức chế một phần sự tích lũy các peroxyd lipid trong gan chuột Những stilben glycosid ức chế sự tăng GOT (Glutamat oxaloacetat transaminase) và GPT (Glutamat pyruvat transaminase) trong
huyết thanh chuột Ngoài ra, resveratrol, picerid và 2,3,5,4'-tetrahydroxystilben-2-O- D
-glucosid còn ức chế sự peroxy stiben-2-O- D-glucosid còn ức chế sự peroxy – hóa lipid gây bởi ADP (adenosin-5'-diphosphat) và NADPH (nicotinamid adenin dinucletid phosphat ở những vi tiểu thể gan chuột)
Một số bài thuốc gồm 10 vị, trong có Hà thủ ô đỏ được nghiên cứu thực nghiệm và thấy cao cồn có tác dụng kích thích nang trứng
Cao cồn Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng dự phòng xơ mỡ động mạch, gây thực nghiệm theo cơ chế ngoại sinh trên chim cun cút Tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế sự tăng lipid máu và làm chậm sự phát triển xơ mỡ động mạch
(Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
2.1.8 Công dụng, cách dùng
Cao chiết Hà thủ ô đỏ có tác dụng chống oxy hóa mạnh, trong đó thành phần anthraquinon với emodin được xem là một trong những chất có tác dụng chính Từ phân đoạn ethylacetat của cao chiết ethanol, 3 chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh
nhất đã được phân lập là 2,3,5,4'-tetrahydroxystilben-2-O-β- D-glucosid, acid gallic và catechin Thân Hà thủ ô đỏ cũng có tác dụng chống oxy hóa Phân đoạn chiết
ethylacetat giàu các anthraquinon trong Hà thủ ô đỏ có tác dụng bảo vệ cơ tim ex vivo
Tác động này có thể liên quan tới khả năng duy trì hoạt tính chống oxy hóa của glutathion trong điều kiện bị stress oxy hóa
Cao chiết Hà thủ ô đỏ trong đó mạnh nhất là cao ethanol 50 % có tác dụng giảm cholesterol và triglycerid toàn phần trong khi vẫn duy trì hàm lượng HDL(High density lipoprotein), làm giảm xơ cứng động mạch, tăng cường chức năng miễn dịch mạnh và tăng tạo hồng cầu Sử dụng Hà thủ ô đỏ dài ngày có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu não
Cao chiết nước Hà thủ ô đỏ và phần tan trong ethanol của cao nước có tác dụng có lợi trên bệnh parkinson gây ra bởi paraquat và maneb Hà thủ ô đỏ có tác dụng bảo vệ các sợi thần kinh cholinergic chống lại tác dụng của acid kainic trong thực nghiệm
Hà thủ ô đỏ cũng gia tăng nhận thức trong thử nghiệm nhận thức và học hỏi của chuột
Hà thủ ô đỏ có tác dụng kiểu estrogen với hoạt tính bằng 1/300 so với 17-β-estradiol
Trang 20Hà thủ ô đỏ có tác dụng ức chế sự gia tăng tích lũy mỡ gây ra bởi CCl4
(cacbon tetraclorua),cortison acetat và thioacetamid và giảm tăng kích thước của gan gây ra bởi CCl4 Trên lâm sàng chế phẩm Hà thủ ô đỏ được báo cáo có tác dụng trong trường hợp viêm gan ứ mật
Cao chiết rễ củ và thân Hà thủ ô đỏ và emodin có tác dụng chống sự xâm nhiễm của virus SARS (Severe acute respiratory syndrome) do tác dụng ức chế tương tác giữa protein S của virus SARS – CoV và receptor ACE2 (angiotensin-converting enzyme2)
của tế bào chủ IC50 của cao chiết nằm trong khoảng 1 – 10 µg/ml còn của emodin là
50 µM
Hà thủ ô đỏ chưa chế biến có tác dụng nhuận tràng nhẹ
Y học cổ truyền dùng Hà thủ ô đỏ làm thuốc bổ gan thận, bổ máu, thuốc dùng cho những người có râu tóc bạc sớm, lưng gối đau mỏi, di tinh, đại tiện ra huyết, ung nhọt, tràng nhạc, thần kinh suy nhược, sốt rét lâu ngày Ngày dùng 6 – 12 g dạng thuốc sắc, rượu thuốc, dùng với Hà thủ ô đỏ đã chế biến Dây Hà thủ ô đỏ dùng làm thuốc
an thần, thuốc cầm mồ hôi Dùng ngoài trị lở ngứa (Ngô Văn Thu, Trần Hùng, 2011) Trong y học cổ truyền Trung Quốc Hà thủ ô đỏ sống tươi và khô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thũng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema Có thể phối hợp với Hạ khô thảo, Kim ngân hoa,
Hà thủ ô đỏ chế có tác dụng bổ gan thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, bổ và táng lực trong các chứng thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khỏe cho người già sau khi bị bệnh(phối hợp với Sinh địa, Bạch thược, Cúc hoa), kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu trong các bệnh về máu và thiếu máu Còn dùng chữa đau mỏi chân tay, di tinh(phối hợp với Đương quy, Ngưu tất, Kỷ tử, Thỏ ty tử), chữa sốt rét lâu ngày, khí huyết suy nhược (phối hợp với Nhân sâm, Đương quy, Trần bì), giải nhiệt và lợi tiểu và làm chất sàn trong điều trị phối hợp chữa ỉa chảy Dùng ngoài dạng thuốc
mỡ chữa một số bệnh da Liều dùng: 10 – 20g
Ở Ấn Độ, rễ Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và làm đen tóc
Nó còn có tác dụng với bệnh tăng đường máu Một chế phẩm của Hà thủ ô đỏ được dùng cho phụ nữ sau khi đẻ
Rễ Hà thủ ô đỏ được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản để điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm favut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu
(Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
Trang 212.1.9 Bài thuốc có Hà thủ ô đỏ trong dân gian
Theo dược lý Đông y: Hà thủ ô đỏ có vị đắng ngọt chát, tính hơi ấm; vào 2 kinh Can
và Thận Có tác dụng bổ Can, ích Thận, cố tinh, dưỡng huyết, trừ phong Dùng chữa
“Can Thận âm suy” dẫn tới vô sinh, tóc bạc sớm; huyết hư đầu thống (đau đầu do huyết hư), lưng gối yếu mỏi, gân cốt tê đau, nam giới di tinh, nữ giới băng đới (phụ nữ băng huyết, nhiều khí hư), ngược tật (sốt rét), cửu lỵ (lỵ lâu ngày), ung thũng loa lịch (mụn nhọt, tràng nhạc), trĩ tật… (Sơn Anh, 2016) Dưới đây là một số bài thuốc có
Hà thủ ô đỏ:
- Chữa phong lỡ ở đầu mắt, ngứa khắp mình (Hải Thượng Lãn Ông): Hà thủ ô đỏ 320g, Cẩu tích 240g, Cốt toái bổ, Quán chúng 100g, Hy thiêm 160g, Lá ké đầu ngựa 40g, Rễ cỏ xước 160g, Vỏ chân chim sao 160g, Rễ gắm sao 160g Cách chế: Các vị trên tán bột luyện mát làm viên, uống mỗi lần 8 – 12g với nước gừng hay rượu
(Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
- Chữa tóc rụng và bạc sớm, hồi hộp, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, táo bón: Hà thủ ô đỏ
chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g Sắc uống (Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
- Chữa sơ cứng mạch máu người già, tăng huyết áp, nam giới chậm có con: Hà thủ ô
đỏ 20g, Tang ký sinh, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16g Sắc uống (Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
- Chữa phong thấp đau lưng, viêm dây thần kinh hông, vận động khó khăn: Hà thủ ô
đỏ, Ngưu tất mỗi vị 30g, Cẩu tích 16g, Huyết giáp 12g, Thiên niên kiện 12g,
Bạch chỉ 6g Sắc uống (Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
- Thuốc bổcho người già yếu, thần kinh suy nhược, tiêu hóa kém: Hà thủ ô đỏ10g, Đại táo 5g, Thanh bì 2g, Trần bì 3g, Sinh khương 3g, Cam thảo 2 g, nước 60 ml sắc còn
200ml, chia 3 – 4 lần uống trong ngày(Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
- Trị sốt rét: Dùng Hà thủ ô đỏ 18 – 25g, Cam thảo 1,5 – 3g, trẻ em giảm lượng, sắc đặc sau 2 giờ, chia 3 lần uống trước bữa ăn Trị 17 ca kết quả đều tốt (Vương Khởi Minh, Báo cáo 17 ca sốt rét điều trị bằng Hà thủ ô đỏ, Báo Y học Quảng Đông
1964,4:31) (Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
- Trị ho gà: Dùng Hà thủ ô đỏ 6 – 12g, Cam thảo 1,5 – 3g, mỗi ngày 1 thang sắc, chia
4 - 6 lần uống, có người uống xong tiêu chảy nhẹ, dùng Kha tử hoặc Anh túc xác Đã trị 35 ca khỏi 19 ca, cơ bản khỏi 8 ca, tiến bộ 4 ca, không kết quả 1 ca (Vương Khởi Minh, Báo cáo về kết quả bước đầu điều trị ho gà bằng Hà thủ ô đỏ, Báo Trung y
Giang tô 1965,3:10) (Đỗ Huy Bích và ctv, 2006)
- Trị tổn thương thần kinh quay: Dùng Hà thủ ô đỏ 30g sắc, chia uống sáng và chiều, liệu trình 1 tháng Theo dõi 14 ca, tỷ lệ khỏi 86,7 % (Truyền Bằng Liêu, Báo cáo 14 ca tổn thương thần kinh quay trị bằng Hà thủ ô đỏ, Tạp chí Trung hoa Trung y cốt thương khoa 1988,1:34) (www.camnangcaytrong.com)
Trang 222.1.10 Một số chế phẩm chứaHà thủ ô đỏ trên thị trường
2.1.10.1 Viên nang Hà thủ ô đỏ Domesco
Thành phần: Radix Polygoni multifolori extract 4/1: 500mg, tá dược vừa đủ 1 viên nang
Công dụng: Trị thần kinh suy nhược, thiếu máu, tóc bạc sớm.(www.domesco.com)
Hình2.6 Viên nang Hà thủ ô đỏ của công ty Domesco
2.1.10.2 Trà Hà thủ ô đỏ túi lọc Long Thuận
Trang 232.1.10.3 Cao Hà thủ ô đỏBình Minh
Thành phần: 100 % thành phần được chiết suất từ cây Hà thủ ô đỏ
Công dụng:Bồi bổ cơ thể, đẹp da, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, lưng gối đau mỏi, khỏe gân cốt, di tinh Đặc biệt, cao Hà thủ ô đỏ là bài thuốc quý trong điều trị rụng tóc, tóc bạc sớm (www.athucpham.com)
Hình 2.8 Cao Hà thủ ô đỏ Bình Minh
2.1.10.4 Dầu gội Hà thủ ô đỏ D’Vi Beauty
Thành phần: Hà thủ ô đỏ, Hồng sâm, Hương nhu trắng, Hạnh nhân, Lá bạc hà, Tảo xanh và 24 vị tinh dầu
Công dụng: Đặc trị rụng tóc giúp tóc đen dày chắc khỏe, phục hồi tóc gãy hư hại và mềm mượt tóc, thông thoáng da đầu, mùi hương thơm dễ chịu, giúp hạn chế quá trình bạc tóc giúp cho tóc lâu bạc(www.dvibeauty.com)
Hình 2.9 Dầu gội Hà thủ ô đỏ trị rụng tóc của công ty thiên nhiên D’Vi Beauty
Trang 242.1.11 Một số nghiên cứu về Hà thủ ô đỏ
Tháng 1/2012, Minjiang Wang và cộng sự đã công bố công trình nghiên cứu
"Tác dụng điều tiết lipid của rễ củ sống, sản phẩm chế biến và các chất chính của
Polygoni Multiflori Radix trên dòng tế bào gan nhiễm mỡ gan người L02"
(MinJiang Wang, Vinh Hoa Zhao, 2012)
Tháng 4/2012, Xiaoquing Wu và cộng sự công bố nghiên cứu "Độc tính của
rễ sống và chế biến của Polygonum multiflorum" (Xiaoquing Wuet al, 2012)
Tháng 8/2012, Jin-Kang Zhang và cộng sự công bố nghiên cứu "Tác dụng bảo vệ của glucoside tetrahydroxystilbene với hydrogen peroxide gây ra rối loạn chức năng
và stress oxy hóa trong tế bào MC3T3-E1 osteoblastic" (Jin-Kang Zhaet al, 2012)
Tháng 3/2013, WenJuan Yao và cộng sự công bố nghiên cứu"Phân tích proteomic cho tác dụng chống xơ vữa động mạch của glucoside tetrahydroxystilbene ở
chuột"(WenJuan Yaoet al, 2013)
Tháng 9/2013, Ya Nan Sun và cộng sự công bố nghiên cứu "Hiệu lực thúc đẩy
tăng trưởng tóc của các thành phần từ gốc rễ của Polygonum multiflorum" (Ya Nan Sun et al, 2013)
Tháng 5/2014, Wangen Wang và cộng sự công bố nghiên cứu"Tác dụng của các
thành phần hoạt động của Polygonum multiflorum Radix trên enzym tham gia vào chuyển hóa lipid, in vitro" (Wangen Wanget al, 2014)
Trang 252.2 HÒA TAN CHIẾT XUẤT
2.2.1 Định nghĩa
Hòa tan chiết xuất là một quá trình kỹ thuật dùng dung môi để hòa tan và tách các chất tan ra khỏi dược liệu Dung môi chứa chất tan thu được gọi là dịch chiết Phần dược liệu sau khi chiết lấy dịch chiết gọi là bã
Quá trình hoà tan chiết xuất là quá trình hòa tan không hoàn toàn
Dịch chiết chủ yếu chứa các chất có tác dụng điều trị (hoạt chất) đồng thời còn
có các chất bổ trợ, làm tăng tác dụng của hoạt chất Dịch chiết còn chứa một phần các chất không mong muốn gọi là tạp chất (hoạt chất: Alcaloid, glycosid, vitamin, tinh dầu…Tạp chất: Đường, tinh bột, pectin, gôm, chất nhầy, nhựa) (Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, tập 1, 2011)
2.2.2 Mục tiêu của hòa tan chiết xuất
Mục tiêu của hòa tan chiết xuất là lấy được tối đa các hoạt chất và những chất hỗ trợ vào dịch chiết, giữ lại tối đa các tạp chất trong bã dược liệu, xác định được các điều kiện cần thiết nhằm tiết kiệm dung môi, nhiên liệu, thời gian trong quá trình chiết xuất(Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, tập 1, 2011)
2.2.3 Dược liệu và dung môi để điều chế dịch chiết
2.2.3.1 Dược liệu
Dược liệu thực vật là nguyên liệu chính, có thể dùng lá, hoa, rễ, hạt, vỏ…những
bộ phận có chứa hoạt chất Ngoài ra còn có dược liệu động vật như da, xương, sừng, gạc…là nguyên liệu để điều chế cao động vật
Để đạt được mục đích của hòa tan chiết xuất cần chú ý đến thành phần phức tạp của dược liệu: Màng tế bào, màng nguyên sinh chất, các chất chứa trong tế bào (alcaloid, glycosid, tanin, các vitamin tan trong nước, tinh dầu, nhựa chất béo, pectin, chất nhầy, gôm, tinh bột, các chất màu, chất lượng của dược liệu)
2.2.3.2 Dung môi
Dung môi cần chọn sao cho có khả năng hòa tan tối đa các chất có tác dụng điều trị và tối thiểu các tạp chất trong dược liệu
Để lựa chọn dung môi người ta có thể dựa vào một số điểm sau:
a Yêu cầu chất lượng của dung môi
Dễ thấm vào dược liệu (thường là dung môi có độ nhớt thấp, sức căng bề mặt nhỏ) Hòa tan chọn lọc(hòa tan nhiều hoạt chất, ít tạp chất)
Trơ về mặt hóa học: Không làm biến đổi hoạt chất, không gây khó khăn trong quá trình bảo quản, không bị phân hủy bởi nhiệt độ cao
Phải bay hơi được khi cần cô đặc dịch chiết
Không làm thành phẩm có mùi, vị đặc biệt
Trang 26Rẻ tiền, dễ kiếm
b Tính chất vật lý của một số dung môi
Tính chất vật lý của một số dung môi chiết xuất được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.1 Tính chất vật lý của một số dung môi
Ưu điểm: Là dung môi thông dụng dễ kiểm, giá thành hạ; dễ thấm vào dược liệu, do
có độ nhớt thấp và sức căng bề mặt nhỏ; có khả năng hòa tan muối alcaloid, một số glycosid, đường, chất nhầy, pectin, chất màu, các acid, các muối vô cơ, enzym, … Nhược điểm:Có khả năng hòa tan rộng nên dịch chiết có nhiều tạp chất, tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, dịch chiết khó bảo quản; có thể gây thủy phân một số hoạt chất (glycosid, alcaloid); có độ sôi cao nên khi cô đặc dịch chiết, nhiệt độ làm phân hủy một số hoạt chất; ít được dùng làm dung môi cho phương pháp ngâm nhỏ giọt vì dược liệu khô khi gặp nước sẽ trương nở làm kín các khe hở giữa các tiểu phân, do đó dung môi không đi qua được
Tùy theo mục đích và phương pháp chiết xuất có thể dùng nước cất, nước, khử khoáng, nước kiềm, nước acid, nước có chất bảo quản làm dung môi chiết xuất
Ethanol:
Ưu điểm: Hòa tan được alcaloid, một số glycosid, tinh dầu, ít hòa tan các tạp chất nên
có khả năng hòa tan chọn lọc; có thể pha loãng với nước ở bất kỳ tỷ lệ nào, nên có thể pha loãng ethanol thành những nồng độ khác nhau theo yêu cầu chiết xuất đối với từng loại dược liệu; ethanol có nồng độ ≥ 20 % có khả năng bảo quản, ngăn cản vi khuẩn, nấm móc phát triển; nhiệt độ sôi thấp nên khi cô đặc dịch chiết, hoạt chất ít bị phân hủy; ethanol cao độ làm đông vón các chất nhầy, albumin, gôm, pectin…
Trang 27nên còn dùng để loại tạp chất; là dung môi thích hợp với phương pháp ngâm nhỏ giọt
vì không làm trương nở dược liệu như nước
Nhược điểm: Dễ cháy, có tác dụng dược lý riêng; người ta có thể dùng ethanol được acid hóa bằng các acid vô cơ hoặc hữu cơ để làm tăng khả năng chiết xuất
oi khét sau một thời gian bảo quản (Võ Xuân Minh, tập 1, Nguyễn Văn Long, 2014)
2.2.4 Các phương pháp hòa tan chiết xuất
2.2.4.1 Phương pháp ngâm
Ngâm là phương pháp cho dược liệu đã chia nhỏ tới độ mịn thích hợp, tiếp xúc với dung môi trong một thời gian nhất định, sau đó gạn, ép, lắng lọc thu lấy dịch chiết Tùy theo nhiệt độ chiết xuất, ngâm được chia thành các phương pháp: Ngâm lạnh, hầm, hãm, sắc Phương pháp ngâm được tiến hành một lần với toàn bộ lượng dung môi hoặc ngâm nhiều lần với từng phân đoạn dung môi
2.2.4.2 Ngâm phân đoạn
Quá trình ngâm nhiều lần, mỗi lẫn dùng một phần của toàn lượng dung môi, cho hiệu suất chiết cao hơn Áp dụng định luật phân bố của Nerst trong chiết xuất nhiều lần, rõ ràng nhận thấy mỗi phân đoạn dịch chiết đều đạt tới cân bằng với cùng một
hệ số phân bố K, nhưng do dược liệu sau mỗi lần chiết được tiếp xúc với dung môi mới, lượng chất tan đi vào các phân đoạn tăng lên Tổng thể tích các phân đoạn dịch chiết sẽ cho lượng chất tan chiết được lớn hơn nhiều so với quá trình một lần bằng toàn bộ lượng dung môi Trong ngâm nhiều lần phân đoạn dung môi, lượng dung môi các lần sau dùng ít hơn các lần trước, số lần ngâm và thời gian tùy thuộc dược liệu và dung môi (Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long, tập 1, 2014)
Trang 28Phương pháp ngâm lạnh áp dụng trong các trường hợp hoạt chất trong dược liệu dễ tan
ở nhiệt độ thường hoặc dễ bị phân hủy hoặc bay hơi ở nhiệt độ cao, tạp chất dễ tan ở nhiệt độ cao, dung môi dễ bay hơi như ethanol, ether, cloroform, dấm, rượu vang… dược liệu không có cấu trúc tế bào như nhựa thuốc phiện, lô hội…
Phương pháp ngâm lạnh đơn giản, dễ thực hiện Nhược điểm là thời gian chiết kéo dài, không chiết kiệt hoạt chất, muốn chiết kiệt phải tốn nhiều dung môi (12 đến 15 lần so với dược liệu)
2.2.4.4 Hầm
Hầm là ngâm dược liệu đã chia nhỏ với dung môi trong thiết bị kín ở nhiệt độ dưới điểm sôi của dung môi nhưng cao hơn nhiệt độ thường và giữ ở nhiệt độ đó trong một thời gian nhất định, thỉnh thoảng có khuấy trộn DĐVN không qui định rõ nhiệt độ, nhưng một số dược điển khác có qui định hầm trong khoảng 40 – 60 oC Các dung môi thường dùng là nước, dầu, đôi khi dùng ethanol Thời gian hầm có thể kéo dài hàng giờ
Phương pháp hầm thường áp dụng để chiết với những dược liệu rắn chắc, dược liệu chứa hoạt chất ít tan ở nhiệt độ thường, nhưng lại dễ hỏng hoặc dễ bay hơi ở nhiệt độ quá cao như nhựa tolu, nhựa cánh kiến trắng Thiết bị cũng tương tự thiết bị ngâm lạnh
có thêm bộ phận gia nhiệt Nếu hầm với dung môi dễ bay hơi thì có thêm sinh hàn để hồi lưu giữ lại dung môi
2.2.4.5 Hãm
Hãm là đổ dung môi đang sôi vào dược liệu đã được phân chia nhỏ trong một thiết bị kín ít dẫn nhiệt (thường bằng sành, sứ), rồi để cho nguội dần, thỉnh thoảng có khuấy trộn, sau đó gạn và ép bã để thu được dịch chiết
Thời gian thường ngắn (khoảng chừng 30 phút) với dung môi là nước
Phương pháp hãm được áp dụng với dược liệu mỏng manh như hoa, lá, hạt, nụ chứa hoạt chất tan ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn
Phương pháp hãm đơn giản, dễ thực hiện, nhanh, dịch chiết vẫn giữ được hương vị của dược liệu ban đầu Nhược điểm là không sử dụng được dung môi dễ bay hơi
2.2.4.6 Sắc
Sắc là đun sôi nhẹ nhàng dược liệu với dung môi nước trong một thiết bị có nắp đậy, sau một thời gian nhất định, gạn và ép bã thu được dịch chiết Phương pháp sắc thường được áp dụng cho "thuốc thang"
Thời gian sắc theo Dược điển Mỹ khoảng 15 phút, sắc theo Đông y (thuốc thang) thời gian kéo dài hơn, có thể 60 đến 90 phút (tùy theo dược liệu) cho một lần chiết, có thể sắc 2 – 3 lần, lần sau thời gian sắc ngắn hơn lần trước (Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, 2011)
Trang 292.2.4.7 Các phương phápngâm nhỏ giọt (phương pháp ngấm kiệt)
Ngấm kiệt hay ngâm nhỏ giọt là phương pháp chiết xuất hoạt chất bằng cách cho dung môi chảy rất chậm, đều đặn qua khối dược liệu đã được phân chia thích hợp trong thiết bị đặc biệt gọi là bình ngấm kiệt Trong quá trình ngấm kiệt không khuấy trộn
Khi cho khối bột dược liệu vào bình ngấm kiệt, giữa các tiểu phân trong khối dược liệu có những khe hở hay còn gọi là khoảng không có tính mao dẫn Khi đổ dung môi lên khối bột dược liệu, dung môi sẽ chảy luồn vào những khoảng không mao dẫn của khối dược liệu dưới tác dụng của trọng lực (P1), đối nghịch với trọng lực là lực mao dẫn và độ nhớt của dung môi (P2) Khi hai lực này cân bằng (P1=P2) thì dung môi ngưng chảy xuống và giữ lại được các tiểu phân trong khối dược liệu và các quá trình hòa tan, khuếch tán, thẩm tích, thẩm thấu diễn ra
Khi tiếp tục đổ thêm dung môi từ trên xuống, trạng thái cân bằng bị phá vỡ, dung môi mới dần dần bị chiếm chỗ và đẩy dịch chiết xuống dưới.Lớp dung môi sẽ tại tiếp tục hòa tan những hoạt chất còn lại trong những tế bào dược liệu để thành dịch chiết Quá trình này tiếp diễn liên tục và chỉ ngưng khi không thêm dung môi mới nữa
Ngấm kiệt là một quá trình ngâm phân đoạn, tự động và liên tục (Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa,tập 1, 2011)
Phương pháp ngấm kiệt có ưu điểm là chiết được hoạt chất, tốn ít dung môi, dịch chiết đầu đậm đặc có thể để riêng, tránh tiếp xúc với nhiệt khi cần cô đặc
Phương pháp ngấm kiệt thường được áp dụng với các dược liệu có hoạt chất độc mạnh (như các alcaloid, glycosid…) với dung môi ethanol – nước Với dược liệu chứa nhiều tinh bột, chất nhầy, không nên áp dụng phương pháp ngấm kiệt với dung môi có chứa nước, vì các chất này có thể trương nở làm cho dung môi không đi qua dược liệu (Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long, tập 1, 2014)
Kỹ thuật ngâm nhỏ giọt bao gồm các giai đoạn:
a Chuẩn bị dược liệu
Dược liệu có độ ẩm không quá 5 %, được chia ở mức thích hợp, không nên quá nhỏ vì bột mịn dược liệu khi thấm dung môi dễ bị nén chặt, dung môi khó đi qua, ngăn cản quá trình chiết xuất Nếu dược liệu phân chia quá thô, kích thước tiểu phân lớn, làm giảm diện tích tiếp xúc với dung môi, làm giảm hiệu suất, không chiết kiệt hoạt chất Thông thường dược liệu nằm trong cỡ ray số 180 – 355 hoặc 250 – 710 (tương ứng kích thước mắt rây tính theo micromet)
Trang 30b Làm ẩm dược liệu
Dược liệu sau khi phân chia cần được làm ẩm bằng dung môi, đậy kín, để yên một thời gian cho dược liệu trương nở hoàn toàn, sau đó mới cho vào bình tiến hành ngấm kiệt
Nếu dược liệu không được làm ẩm trương nở hoàn toàn, khi tiếp xúc với dung môi trong quá trình ngấm kiệt, sẽ tiếp tục trương nở bịt kín các khe hở giữa các tiểu phân dược liệu, dung môi không chảy qua Mặt khác, khi dược liệu không được làm ẩm trương nở, rất khó thấm ướt dung môi và khó đuổi hết không khí ra khỏi dược liệu, tạo
ra các khoảng trống, trong đó dược liệu không tiếp xúc với dung môi, làm giảm hiệu suất chiết Thời gian để dược liệu trương nở từ 2 – 3 giờ, lượng dung môi thấm
ẩm tùy theo khả năng thấm ẩm của dược liệu đối với dung môi cần dùng Sau đó qua rây cỡ to hơn để bột tơi đều
c Cho dược liệu vào bình ngấm kiệt
Cần lót một lớp bông thấm nước lên trên ống thoát dịch chiết, để bột dược liệu không gây tắc bình và lẫn vào dịch chiết Sau đó đặt giấy lọc đã cắt vừa vặn đáy bình hoặc đặt vải gạc, tấm kim loại đục lỗ lên trên Cho từ từ bột dược liệu đã được làm ẩm vào bình, vừa cho vừa san đều và nén nhẹ các lớp dược liệu Cho dược liệu đến 2/3 thể tích của bình, đặt giấy lọc và các vật đè trên để tránh xáo trộn dược liệu khi đổ dung môi(như các viên bi thủy tinh, tấm sứ, thép không gỉ đục lỗ…)
d Đổ dung môi vào bình và ngâm lạnh
Mở khóa ống thoát dịch chiết và đổ dung môi lên khối dược liệu tới khi có vài giọt dịch chiết chảy ra, đóng khóa lại Đổ tiếp dung môi cách mặt dược liệu 3–4cm Ngâm lạnh trong thời gian xác định thích hợp (thông thường khoảng 24 giờ) đảm bảo hoạt chất đã hòa tan vào dung môi tới bão hòa
e Rút dịch chiết
Hết thời gian ngâm lạnh, mở khóa cho dịch chiết chảy từng giọt vào bình hứng Chú ý thường xuyên thêm dung môi để ngập mặt dược liệu 2 – 3 cm Tốc độ rút dịch chiết phụ thuộc vào lượng dược liệu dùng trong bình ngấm kiệt, thường áp dụng như bảng 2.2 (Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long, tập 1, 2014):
Bảng 2.2 Thể tích dịch chiết rút ra theo khối lượng dược liệu
Khối lượng của dược liệu
Trang 312.3.3.1 Phân loại theo thể chất của cao
Cao khô là một khối bột khô, đồng nhất, rất dễ hút ẩm Cao khô không được có độ ẩm lớn hơn 5 %
Cao đặc là một khối đặc quánh Hàm lượng dung môi dùng để chiết xuất còn lại trong cao đặc không quá 20 %
Cao lỏng có thể chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu dùng để điều chế cao Nếu không có chỉ dẫn khác, qui ước 1 ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùng để chế cao thuốc (Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, tập 1, 2011)
2.3.3.2 Phân loại dựa trên dung môi
Cao thuốc điều chế với dung môi nước như cao đặc Cam thảo, cao đặc Đại hoàng Cao thuốc điều chế với dung môi ethanol như cao lỏng Mã tiền, cao lỏng banladon (Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long, tập 1, 2014)
2.3.3.3 Phân loại dựa trên phương pháp chiết xuất
Cao điều chế theo phương pháp ngâm lạnh, cao điều chế theo phương pháp ngấm kiệt (Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, tập 1, 2011)
Trang 32Dung môi chiết xuất được chọn tùy theo bản chất của hoạt chất, tạp chất trong dược liệu và tùy phương pháp chiết
Dung môi nước có thể áp dụng các phương pháp ngâm lạnh, hầm, hãm, sắc Dung môi
là ethanol thường áp dụng phương pháp ngấm kiệt hay ngâm lạnh
2.3.4.2 Loại tạp chất
Khi dịch chiết có quá nhiều tạp chất ảnh hưởng đến hoạt chất hoặc chất lượng cao thuốc trong quá trình bảo quản như làm kết tủa hoạt chất, làm đục cao lỏng, làm cho khó bảo quản thì phải tiến hành loại tạp chất trong dịch chiết
Quá trình loại tạp chất thường gắn liền với quá trình cô đặc dịch chiết
Một số phương pháp loại tạp thường được áp dụng: Loại tạp chất tan trong nước bằng nhiệt hay ethanol cao độ, loại tạp chất tan trong ethanol bằng nước nóng, nước acid hóa hay parafin rắn, loại tạp bằng cách thay đổi pH
2.3.4.3 Cô đặc hoặc làm khô
Đây là giai đoạn có ảnh hường đến hoạt chất và chất lượng của cao
Khi cô đặc dịch chiết, nhiệt độ cô đặc càng thấp càng tốt, thời gian cô đặc càng nhanh càng tốt, thu hồi các dung môi Trong quá trình tiến hành cô, cần tiến hành khuấy trộn
để tránh tạo váng ở bề mặt, cản trở sự bốc hơi
Khi điều chế cao khô cần tiếp tục làm khô dịch chiết đã cô đặc hoặc cao mềm đến khi thành dạng khô chỉ còn không quá 5 %nước
Nếu hoạt chất trong dịch chiết ít bị phân hủy bởi nhiệt, thì có thể làm khô trong tủ sấy
ở 60 – 70 oC Nếu hoạt chất dễ bị hư bởi nhiệt thì dùng phương pháp sấy dưới áp suất giảm ở nhiệt độ dưới 50 oC (áp suất tương ứng 10 – 15 mmHg) hoặc làm khô bằng máy phun sương (làm khô dịch chiết ở thể cao lỏng) Trong trường hợp hoạt chất rất
dễ bị hỏng bởi nhiệt như dịch chiết có chứa các vitamin, các nội tiết tố, các enzym thì
áp dụng phương pháp đông khô (dùng máy đông khô)
2.3.4.4 Điều chỉnh chất lượng hoạt chất trong cao
Cao thuốc phải được tiêu chuẩn hóa về mặt lý, hoá học nhằm làm cho chất lượng
và tác dụng điều trị được đồng nhất ở tất cả các lô mẻ sản xuất (Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, tập 1, 2011)
2.3.5 Yêu cầu chất lượng
Tùy loại cao và dạng cao mà có yêu cầu chất lượng riêng theo từng chuyên luận trong Dược điển Việt Nam Song yêu cầu chung về chất lượng của cao là:
Cao lỏng:
- Về cảm quan: Cao lỏng thường có thể chất lỏng, sánh, đồng nhất, có màu nâu, không
có tủa, có mùi vị của dược liệu ban đầu, không có vị chua, không có mùi oi khét
- Độ tan: 1 g cao lỏng tan trong 20 ml dung môi dùng để chiết dược liệu khi điều chế