1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk

140 164 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trồng tại đắk lắk
Tác giả Hoàng Thị Thu Huyền
Người hướng dẫn TS. Lê Minh Quân
Trường học Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Dược Phẩm & Bào Chế Thuốc
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 5,96 MB

Nội dung

Khảo sát sự ảnh hưởng của các loại tádược đến tính chất cơ lý và độ rã của viên nén chứa cao chiết Đinh lăng, từ đó xâydựng công thức và quy trình điều chế viên nén Đinh lăng đạt yêu cầu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

-HOÀNG THỊ THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN CHỨA CAO CHIẾT

ĐINH LĂNG (Polyscias fruticosa (L.) Harms)

TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

-HOÀNG THỊ THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN CHỨA CAO CHIẾT

ĐINH LĂNG (Polyscias fruticosa (L.) Harms)

TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK

Ngành: Công Nghệ Dược Phẩm & Bào Chế Thuốc

Mã số: 8720202

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ MINH QUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trongbất kỳ công trình nào khác

Hoàng Thị Thu Huyền

Trang 4

Luận văn thạc sĩ - khóa: 2018 – 2019 Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm và Bào chế thuốc

Mã số: 8720202 NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN CHỨA CAO CHIẾT ĐINH LĂNG

(Polyscias fruticosa (L.) Harms) TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK

Hoàng Thị Thu Huyền Người hướng dẫn: TS Lê Minh Quân

Đặt vấn đề

Đinh lăng là dược liệu có nhiều tác dụng sinh học quý Các dữ liệu về tác dụng dược

lý cho thấy cao chiết Đinh lăng có nhiều công dụng có thể khai thác và áp dụng vào

hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe Từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu bào chế viên

nén chứa cao chiết Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trồng tại Đắk Lắk”

được thực hiện

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic bằng phương pháp HPLC Đánh giáchất lượng của dược liệu Đinh lăng trên cả định tính và định lượng Xác định các yếu

tố quy trình ảnh hưởng đến hiệu suất chiết hoạt chất của quy trình chiết xuất dượcliệu, từ đó nghiên cứu tối ưu hóa quy trình chiết xuất nhằm tìm ra các giá trị thông sốcủa quy trình cho hiệu suất chiết tối ưu nhất Khảo sát sự ảnh hưởng của các loại tádược đến tính chất cơ lý và độ rã của viên nén chứa cao chiết Đinh lăng, từ đó xâydựng công thức và quy trình điều chế viên nén Đinh lăng đạt yêu cầu

Kết quả

Quy trình định lượng acid oleanolic trong cao chiết Đinh lăng đã được thẩm địnhđầy đủ Hàm lượng acid oleanolic trong rễ, thân và lá Đinh lăng cũng đã được xácđịnh Quy trình chiết xuất rễ, thân và lá Đinh lăng được tối ưu hóa, cao chiết Đinhlăng được tiêu chuẩn hóa Công thức và quy trình điều chế viên nén chứa cao chiếtĐinh lăng tạo ra sản phẩm viên nén đạt yêu cầu

Trang 5

Kết luận

Đề tài đã nghiên cứu và bào chế thành công viên nén chứa cao chiết Đinh lăng

Từ khoá: Chiết xuất, Đinh lăng, tối ưu, viên nén.

Trang 6

Master’s thesis - Academic course: 2018 - 2020 Speciality: Pharmaceutical technology and Pharmaceutics

Speciality code: 8720202 FORMULATION AND EVALUATION OF TABLET CONTAINING

Polyscias fruticosa (L.) Harms EXTRACT GROWN IN DAK LAK

Hoang Thi Thu Huyen Supervisor: PhD Minh Quan Le

Introduction

Polyscias fruticosa has been used as traditional medicine There were reports about

the biological activities of the extract of Polyscias fruticosa, which can be applied to

support treatment and health improvement Thus, the study of “Formulation and

evaluation of tablet containing Polyscias fruticosa (L.) Harms extract grown in Dak

Lak” was conducted

Materials and methods

The quantitative method of oleanolic acid (HPLC) was validated The raw materialwas evaluated about identification and assay Determination of the effect of processconditions which effect on extraction yield of oleanolic acid, then process conditions

of extraction was optimized using Box Benhken methodology Investigate the effect

of excipients on the quality of tablets containing Polyscias fruticosa extract, tablet

formulation and manufacturing process

Results

The quantitative method for oleanolic acid by high-performance liquidchromatography were met the requirements for specificity, repeatability, accuracy

and linearity The oleanolic acid content from root, trunk, and leaves of Polyscias

fruticosa was determined The extraction of saponin from Polyscias fruticosa was

optimized Tablet containing Polyscias fruticosa extract was formulated and

evaluated

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Cây Đinh lăng 3

1.1.1 Thành phần hóa học 5

1.1.2 Tác dụng sinh học và tính an toàn 6

1.2 Các sản phẩm có nguồn gốc từ Đinh lăng trên thị trường 10

1.3 Chiết xuất dược liệu 14

1.4 Các tá dược trong viên nén chứa cao dược liệu 17

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Đối tượng nghiên cứu 22

2.1.1 Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu 22

2.1.2 Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 23

2.2 Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic 23

2.2.1 Phương pháp định lượng acid oleanolic 23

2.2.2 Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic 29

2.3 Đánh giá chất lượng dược liệu Đinh lăng 31

2.3.1 Đánh giá chất lượng rễ Đinh lăng 31

2.3.2 Đánh giá chất lượng thân và lá Đinh lăng 31

2.4 Xây dựng quy trình điều chế cao chiết Đinh lăng 32

2.4.1 Tối ưu hóa quy trình chiết xuất lá Đinh lăng 34

2.4.2 Tối ưu hóa quy trình chiết xuất rễ và thân Đinh lăng 36

2.4.3 Đánh giá chất lượng cao chiết Đinh lăng 38

Trang 9

2.4.4 Đánh giá độc tính cấp của cao chiết Đinh lăng 39

2.5 Xây dựng công thức và quy trình điều chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng 41

2.5.1 Khảo sát tá dược hút 41

2.5.2 Khảo sát tá dược độn 42

2.5.3 Khảo sát tá dược rã 42

2.5.4 Khảo sát cỡ rây xát hạt và sửa hạt 43

2.5.5 Đánh giá chất lượng của viên nén Đinh lăng 45

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 47

3.1 Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic 47

3.1.1 Tính tương thích hệ thống 47

3.1.2 Tính đặc hiệu 47

3.1.3 Khoảng tuyến tính 49

3.1.4 Giới hạn phát hiện - Giới hạn định lượng 51

3.1.5 Độ lặp lại 51

3.1.6 Độ đúng 52

3.2 Đánh giá chất lượng dược liệu Đinh lăng 52

3.2.1 Đánh giá chất lượng rễ Đinh lăng 52

3.2.2 Đánh giá chất lượng thân và lá Đinh lăng 54

3.3 Xây dựng quy trình điều chế cao chiết Đinh lăng 56

3.3.1 Tối ưu hóa quy trình chiết xuất lá Đinh lăng 56

3.3.2 Tối ưu hóa quy trình chiết xuất rễ và thân Đinh lăng 62

3.3.3 Đánh giá chất lượng cao chiết Đinh lăng 69

3.3.4 Đánh giá độc tính cấp của cao chiết Đinh lăng 69

Trang 10

3.4 Xây dựng công thức và quy trình điều chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng

70

3.4.1 Khảo sát tá dược hút 71

3.4.2 Khảo sát tá dược độn 71

3.4.3 Khảo sát tá dược rã 73

3.4.4 Khảo sát cỡ rây xát hạt và sửa hạt 75

3.4.5 Đánh giá chất lượng viên nén Đinh lăng 80

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 85

4.1 Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic 85

4.2 Đánh giá chất lượng dược liệu Đinh lăng 85

4.3 Xây dựng quy trình điều chế cao chiết Đinh lăng 86

4.3.1 Tối ưu hóa quy trình chiết xuất lá Đinh lăng 86

4.3.2 Tối ưu hóa quy trình chiết xuất rễ và thân Đinh lăng 89

4.3.3 Đánh giá chất lượng cao chiết Đinh lăng 91

4.3.4 Đánh giá độc tính cấp của cao chiết Đinh lăng 92

4.4 Điều chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng 93

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

5.1 Kết luận 96

5.2 Đề nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GACP Good Agricultural and

Collection Practices

Thực hành tốt trồng trọt vàthu hái

HPLC High-Performance Liquid

Chromatography

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HPMC Hydroxypropyl methyl cellulose

LOQ Limit of Quantitation Giới hạn định lượngMCC Microcrystallin Cellulose Cellulose vi tinh thể

RSD Relative Standard Deviation Độ lệch chuẩn tương đối

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các tác dụng dược lý của Đinh lăng 7

Bảng 1.2 Các sản phẩm chứa cao chiết Đinh lăng trên thị trường 11

Bảng 1.3 Các tá dược được sử dụng trong viên nén chứa cao chiết dược liệu 19

Bảng 2.4 Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu 22

Bảng 2.5 Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 23

Bảng 2.6 Khai báo các biến của mô hình sàng lọc 34

Bảng 2.7 Thiết kế mô hình thí nghiệm sàng lọc 35

Bảng 2.8 Khai báo các biến của mô hình tối ưu hóa quy trình chiết xuất rễ và thân 37

Bảng 2.9 Thiết kế mô hình thực nghiệm tối ưu hóa quy trình chiết xuất rễ và thân 37

Bảng 2.10 Các chỉ tiêu chất lượng của cao chiết Đinh lăng 38

Bảng 2.11 Các chỉ tiêu chất lượng của viên nén Đinh lăng 45

Bảng 3.12 Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống 47

Bảng 3.13 Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của acid oleanolic 49

Bảng 3.14 Tính tương thích của phương trình và ý nghĩa của các hệ số hồi quy 50

Bảng 3.15 Giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) acid oleanolic 51 Bảng 3.16 Kết quả đánh giá độ lặp lại 51

Bảng 3.17 Kết quả đánh giá độ đúng 52

Bảng 3.18 Kết quả đánh giá chất lượng rễ Đinh lăng 53

Bảng 3.19 Kết quả đánh giá chất lượng thân và lá Đinh lăng 54

Bảng 3.20 Kết quả thí nghiệm sàng lọc 56

Bảng 3.21 Kết quả phân tích sự phù hợp của các mô hình 57

Bảng 3.22 Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến khối lượng acid oleanolic 58

Bảng 3.23 Khai báo các biến của mô hình tối ưu hóa quy trình chiết xuất lá 59

Bảng 3.24 Kết quả thí nghiệm tối ưu hóa quy trình chiết xuất lá 59

Bảng 3.25 Kết quả phân tích sự phù hợp của các mô hình 60

Trang 13

Bảng 3.26 Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến khối lượng acid oleanolic

60

Bảng 3.27 Các điều kiện tối ưu hoá quy trình chiết xuất lá bằng phần mềm 62

Bảng 3.28 Mô hình đề xuất, giá trị dự đoán và giá trị thực thực nghiệm 62

Bảng 3.29 Kết quả thí nghiệm tối ưu hóa quy trình chiết xuất rễ và thân 63

Bảng 3.30 Kết quả phân tích sự phù hợp của các mô hình 63

Bảng 3.31 Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến khối lượng acid oleanolic 64

Bảng 3.32 Các điều kiện tối ưu hoá quy trình chiết xuất rễ và thân bằng phần mềm 65

Bảng 3.33 Mô hình đề xuất, giá trị dự đoán và giá trị thực nghiệm 66

Bảng 3.34 Kết quả đánh giá chỉ tiêu chất lượng của cao chiết Đinh lăng 69

Bảng 3.35 Kết quả khảo sát khả năng tải cao của tá dược 71

Bảng 3.36 Các công thức viên nén của thí nghiệm khảo sát tá dược độn (cỡ lô 100 viên) 72

Bảng 3.37 Các công thức viên nén của thí nghiệm khảo sát tá dược rã (cỡ lô 100 viên) 73

Bảng 3.38 Các công thức viên nén của thí nghiệm khảo sát tỷ lệ và kiểu phối hợp tá dược rã (cỡ lô 100 viên) 74

Bảng 3.39 Công thức viên nén Đinh lăng 75

Bảng 3.40 Biến thiên hàm ẩm của cốm trong quá trình sấy 76

Bảng 3.41 Kết quả xác định khối lượng cốm theo kích thước hạt 77

Bảng 3.42 Kết quả đánh giá cảm quan viên nén Đinh lăng 81

Bảng 3.43 Thời gian rã của viên nén Đinh lăng 81

Bảng 3.44 Kết quả đánh giá độ đồng đều khối lượng viên 82

Bảng 3.45 Kết quả định lượng acid oleanolic trong viên nén Đinh lăng 83

Bảng 3.46 Kết quả thử nghiệm hòa tan của viên nén Đinh lăng 83

Bảng 3.47 Kết quả đánh giá độ mài mòn của viên 84

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Rễ, thân (a) và lá (b) của cây Đinh lăng 3

Hình 1.2 Phân tử acid oleanolic 5

Hình 2.3 Sơ đồ điều chế cao chiết Đinh lăng toàn phần 33

Hình 2.4 Sơ đồ điều chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng bằng phương pháp xát hạt ướt 44

Hình 3.5 Mẫu trắng (a) và mẫu chuẩn (b) 48

Hình 3.6 Mẫu rễ (a) và mẫu rễ thêm chuẩn (b) 48

Hình 3.7 Mẫu thân (a) và mẫu thân thêm chuẩn (b) 48

Hình 3.8 Mẫu lá (a) và mẫu lá thêm chuẩn (b) 48

Hình 3.9 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ và diện tích pic của acid oleanolic 50

Hình 3.10 Bề mặt đáp ứng của khối lượng acid oleanolic thu được theo các biến đầu vào trong thiết kế tối ưu hóa các thông số của quy trình chiết xuất lá Đinh lăng 61

Hình 3.11 Bề mặt đáp ứng của khối lượng acid oleanolic thu được theo các biến đầu vào trong thiết kế tối ưu hóa các thông số của quy trình chiết xuất rễ và thân 65

Hình 3.12 Sơ đồ quy trình điều chế cao chiết Đinh lăng toàn phần 68

Hình 3.13 Đồ thị biểu diễn độ ẩm cốm theo thời gian sấy 76

Hình 3.14 Đồ thị phân bố kích thước hạt 78

Hình 3.15 Sơ đồ điều chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng bằng phương pháp xát hạt ướt 79

Hình 3.16 Viên nén nhân 81

Hình 3.17 Viên nén bao phim 81

Trang 15

MỞ ĐẦU

Xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng, chữa bệnh và nângcao sức khỏe ngày càng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới Các sản phẩm từ dượcliệu trên thị trường ngày càng đa dạng Việc nghiên cứu các dược liệu theo hướngcủa y học hiện đại như: Xác định hoạt chất có tác dụng sinh học, đánh giá hoạt tínhsinh học trên động vật thử nghiệm, đánh giá tác dụng trên lâm sàng, sản xuất sảnphẩm dưới dạng bào chế hiện đại cũng đang phát triển mạnh mẽ

Đinh lăng là một dược liệu được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền [12], [14] RễĐinh lăng được đánh giá có công dụng tương tự nhân sâm nên được coi là một dượcliệu quý, được gọi là sâm của người nghèo Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vềĐinh lăng, đặc biệt là của các tác giả Việt Nam được đăng trên các tạp chí trong nước

và quốc tế, cho thấy tiềm năng giá trị rất lớn của loài cây này Các nghiên cứu nàycung cấp, bổ sung thêm nhiều tri thức mới về loài cây này: Từ thành phần hóa học,tác dụng dược lý, đến nhân giống [21], nuôi cấy mô rễ/lá Đinh lăng để lấy hoạt chất[10] Các bằng chứng khoa học này đã khẳng định lại các tác dụng của Đinh lăngtheo y học cổ truyền như bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe, tiêu sưng, lợi tiểu, giảm

ho [12], và đồng thời khám phá thêm nhiều tác dụng khác của Đinh lăng: Giảm mỡmáu [1], hạ đường huyết [34], chống oxy hóa [8]… Với giá trị và tiềm năng như vậy,cây Đinh lăng đã được đưa vào danh mục cây thuốc và vị thuốc thiết yếu (Thông tư

số 40/2013/TT-BYT) và danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn

2015-2020 (Quyết định 206/QĐ-BYT ban hành năm 2015) của Bộ Y Tế Hiện nay, cácvùng trồng Đinh lăng được quy hoạch phát triển theo hướng đạt chuẩn GACP để đảmbảo nguồn dược liệu sạch, an toàn, có chất lượng cao Việc xây dựng các vùng trồngdược liệu đạt chuẩn cũng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn và góp phần bảo vệ tàinguyên cây thuốc ở Việt Nam

Ngày nay, dược liệu ít được sử dụng trực tiếp mà phổ biến ở dưới dạng các sản phẩmchứa chiết xuất từ dược liệu: Dung dịch, viên nén, viên nang, cao/kem, miếng dán…Cao chiết dược liệu là sản phẩm trung gian giữa dược liệu và các dạng bào chế này

Trang 16

Chất lượng của sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng của cao chiết Do đó,quá trình điều chế cao chiết từ dược liệu cần được nghiên cứu, xây dựng để thu đượccao chiết đạt chất lượng tốt Các dạng bào chế từ cao dược liệu dùng theo đường uốngthường được bào chế ở dạng dung dịch, bột/cốm và dạng viên Dạng viên nén có ưuđiểm là sử dụng thuận tiện, độ ổn định và tuổi thọ cao, dễ bảo quản và vận chuyển,

dễ triển khai sản xuất trên quy mô công nghiệp với giá thành phù hợp Do đó, đề tài

“Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.)

Harms) trồng tại Đắk Lắk” được thực hiện với các mục tiêu cụ thể như sau:

1 Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic

2 Đánh giá chất lượng dược liệu Đinh lăng

3 Xây dựng quy trình điều chế cao chiết Đinh lăng

4 Xây dựng công thức và quy trình điều chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Cây Đinh lăng

Tên Việt Nam: Đinh lăng

Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.) Harms.

Tên đồng nghĩa: Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L.) Miq.,

Tieghemopanax fruticosus (L.) R Vig.

Tên khác: Đinh lăng lá nhỏ, cây gỏi cá, nam dương lâm

Tên nước ngoài: Ginseng tree (Anh), polyscias (Pháp).

bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim dài 20-40 cm, không có lá kèm rõ, lá có mùi thơm khi

vò nát Cụm hoa mọc ở ngọn thành hình chùy ngắn 7-18 mm, gồm nhiều tán, mangnhiều hoa nhỏ Hoa nhỏ, màu lục nhạt hoặc trắng xám Tràng 5, nhị 5, bầu hạ 2 ngăn

có dìa trắng nhạt Quả hình trứng, dẹt, dài từ 3-4 mm, màu trắng bạc [12], [14]

Phân bố

Chi Polyscias có gần 100 loài trên thế giới, phân bố rải rác ở các vùng cận nhiệt đới

và nhiệt đới, nhất là một số đảo ở Thái Bình Dương Đinh lăng có nguồn gốc từ đảoPolynesie (Thái Bình Dương) Cây cũng được trồng ở Malaysia, Indonesia,

Trang 18

Campuchia, Lào… Ở Việt Nam, cây thường được trồng làm cảnh ở nhiều tỉnh thànhtrên cả nước.

Đinh lăng là một loại cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều loạiđất; thậm chí với một lượng đất rất ít trong chậu nhỏ, cây vẫn có thể sống được theokiểu cây cảnh bonsai Trồng Đinh lăng bằng cành sau 2-3 năm có thể có hoa, quả.Đinh lăng có khả năng tái sinh vô tính khỏe, thường được trồng bằng phương phápgiâm cành hay trồng trực tiếp từ đoạn thân hay cành [12]

Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về nuôi trồng và nhân giốngcây Đinh lăng trong tự nhiên cũng như nuôi cấy mô lấy hoạt chất được thực hiện vàcông bố [7], [10], [23] Các nghiên cứu về bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Đinhlăng cũng đã được thực hiện [24], [25] Các dự án xây dựng các vùng trồng Đinh lăngđạt tiêu chuẩn GACP đang được thực hiện ở nhiều nơi Đã có các vùng trồng Đinhlăng được chứng nhận đạt chuẩn GACP của Bộ Y Tế, như vùng trồng tại tỉnh NamĐịnh của công ty Traphaco, vùng trồng tại tỉnh Gia Lai của công ty OPC Bắc Giangvới sản lượng dự kiến lên đến hàng trăm tấn một năm Chính vì vậy, cho đến nayĐinh lăng nuôi trồng trên các vùng thổ nhưỡng phù hợp vẫn là nguồn nguyên liệuchính trong sản xuất các dạng chế phẩm từ dược liệu này

Bộ phận dùng

Rễ, thân và lá

Thu hái, chế biến

Đối với rễ, thường thu hoạch vào mùa đông DĐVN V quy định thu hái rễ từ câytrồng trên 5 năm [3], cây càng già năng suất và chất lượng rễ càng cao [12] Đào lấy

rễ, rửa sạch, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô

Đối với lá, có thể thu hái quanh năm, thường dùng lá tươi

Tác dụng và công dụng

Theo y học cổ truyền, rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình Lá vị nhạt, hơi đắng, tínhbình Dược liệu có tác dụng bổ tạng, tiêu thực, tiêu sưng viêm, giải độc, bổ huyết,

Trang 19

tăng sữa Rễ Đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầyyếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi sinh ít sữa Có nơi còn dùng chữa ho, đau

tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, tiêu độc Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy,sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, giã đắp vết thương Thân và cành chữa thấp khớp, đaulưng Ngày dùng 1-6 g rễ hoặc 30-50 g thân cành dạng thuốc sắc Có thể dùng rễ khôtán bột hoặc rễ tươi ngâm rượu uống [12], [14]

1.1.1 Thành phần hóa học

Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Đinh lăng cho thấy trong Đinh lăng

có nhiều nhóm chất như saponin, polyacetylen, alcaloid, flavonoid, glycosid, vitaminnhóm B, acid amin, tinh dầu… [12], [14] Trong đó, đáng chú ý là nhóm saponin,được xem là nhóm chất chính của cây Đinh lăng

Hình 1.2 Phân tử acid oleanolic

Các saponin chủ yếu trong cây Đinh lăng là các dẫn xuất của acid oleanolic Vào năm

1998, một nghiên cứu đã thực hiện chiết xuất rễ và lá Đinh lăng bằng dung môimethanol Quá trình phân tích các hợp chất trong dịch chiết đã xác định được 11 loạisaponin trong đó có 8 saponin mới được đặt tên là polyscioside kí hiệu từ A đến H Cáchợp chất này đều có cấu trúc khung acid oleanolic [41]

Gần đây, một nghiên cứu đã phát hiện hai hợp chất saponin triterpen mới có cấu trúckhung acid oleanolic trong dịch chiết ethanol 96 % của lá Đinh lăng trồng tại tỉnh An

Giang có tên là polyscioside J và polyscioside K [28].

Ngoài saponin, một nghiên cứu vào năm 1992 đã phân lập và định danh 5 hợp chấtpolyacetylen có trong dịch chiết ether dầu hỏa của rễ Đinh lăng thu thập tại Việt Nam.Các hợp chất này bao gồm: Falcarinol (Pf1), Heptadeca-1,8-(E)-diene-4,6-diyne-3-

Trang 20

ol-10-one (Pf2), Heptadeca-1’,8-(Z)-diene-4,6-diyne-3-ol-10-one (Pf3), Panaxydol(Pf4), Heptadeca-1,8-(E)-diene-4,6-diyne-3,10-diol (Pf5) [33].

Sự hiện diện của một số hợp chất khác trong Đinh lăng cũng đã được ghi nhận Kếtquả định tính dịch chiết rễ Đinh lăng bằng ether dầu hỏa xác nhận sự hiện diện củacác nhóm hoạt chất alcaloid, tanin và flavonoid trong thành phần dịch chiết [40] Kếtquả phân lập các hợp chất từ dịch chiết methanol của lá Đinh lăng thu thập tại TháiBình cũng xác định được sự hiện diện của các flavonoid glycosid như quercitrin,

afzelin và kaempferol-3-O-rutinosid [18] Một nghiên cứu chiết xuất lá Đinh lăng

bằng cồn tuyệt đối cho thấy ngoài saponin, còn có sự hiện diện các nhóm hợp chấtsterol, alcaloid, và cyanogenic glycosid [31] Chiết xuất tinh dầu từ lá Đinh lăng bằngphương pháp cất cuốn hơi nước thu được hỗn hợp tinh dầu có các hợp chất thuộc loại

sesquiterpenoid Trong đó có trans-α-bergamoten (8,26%), cis-blemen (5,3%),

β-bourbonen (3,18%), germacren-B (3,63%) [11]

Định lượng saponin trong Đinh lăng

DĐVN V và nhiều nghiên cứu trên thế giới đều lựa chọn acid oleanolic là chất chỉdấu để đánh giá chất lượng dược liệu/cao chiết từ Đinh lăng Chuyên luận cao đặc rễĐinh lăng của DĐVN V đã hướng dẫn quy trình định lượng oleanolic trong cao bằngphương pháp HPLC, và quy định hàm lượng acid oleanolic trong cao chiết khôngthấp hơn 0,04 % tính theo chế phẩm khô kiệt [3]

Vì vậy, đề tài lựa chọn acid oleanolic làm chất chuẩn để đánh giá chất lượng của dượcliệu đầu vào, cao chiết và viên nén chứa cao Đinh lăng

1.1.2 Tác dụng sinh học và tính an toàn

Đinh lăng là dược liệu được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyển, cũng như có nhiềunghiên cứu về tác dụng dược lý: Tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng, an thần,chống viêm, bảo vệ gan, hạ cholesterol… Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý củaĐinh lăng được trình bày ở bảng 1.1

Trang 21

Bảng 1.1 Các tác dụng dược lý của Đinh lăng

Tăng cườngsức khoẻ

Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm với

cao cồn của rễ và lá Đinh lăng tự nhiên so với Đinh lăng được nuôi cấy

mô Kết quả, cả hai loại tự nhiên và nuôi cấy mô đều có tác dụng tănglực trên chuột nhắt trắng có sự khác biệt so với nhóm sinh lý sau 7 ngày

sử dụng cao Đối với thử nghiệm chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt(nhiệt độ cao ở 42 ºC) nhóm chuột uống cao rễ Đinh lăng đều chịu đựngtốt hơn so với nhóm sinh lý, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa Đinhlăng tự nhiên (5 năm tuổi) và nuôi cấy [2]

Thử nghiệm tăng lực khác trên chuột nhắt trắng được tiến hành bởi Trần

Công Luận và cộng sự cho thấy: Cao cồn của rễ và lá Đinh lăng liều

100-200 mg/kg chuột có tác dụng tăng lực, chống nhược sức, và không có sựkhác biệt giữa 2 mức liều (mô hình cho chuột bơi theo phương phápBrekhman) [15]

Kích thíchmiễn dịch

Thử nghiệm gây suy giảm miễn dịch trên chuột bằng cyclosporin, cao láĐinh lăng liều 50-200 mg/kg cho thấy làm tăng chỉ số thực bào, tăngtrọng lượng lách và tuyến ức mà không ảnh hưởng đối với lô chuột bìnhthường Cơ chế đề xuất là kích thích hoạt động của hệ thống lưới nội sinhchất (reticuloendothelial system) là hệ thống giữ vai trò quan trọng trongviệc duy trì sự hằng định nội môi và khả năng miễn dịch [13]

Tăng cườngtrí nhớ

Mai Thành Chung và cộng sự đã nghiên cứu về tác dụng tăng cường trí

nhớ của chế phẩm viên nang chứa 100 mg hỗn hợp cao chiết cồn của lá

và rễ Đinh lăng, thử trên chuột nhắt trắng với mô hình gây suy giảm trínhớ bằng scopolamin Chuột được cho dùng chế phẩm trong 6-12 ngàytùy phác đồ với liều thử nghiệm của viên nang là 1-2 viên/kg thể trọng.Kết quả cho thấy chế phẩm có tác dụng làm tăng cường khả năng học tập

và ghi nhớ của chuột bị suy giảm trí nhớ bằng scopolamin [5]

Trang 22

Cùng mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin, Nguyễn Thị ThuHương và cộng sự đã chứng minh cao rễ Đinh lăng liều 100 mg có tácdụng cải thiện trí nhớ tương đương với cao nhân sâm liều 100 mg [8].Chống oxy

hóa và giảmcholesterol

Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác

dụng của cao Đinh lăng trên chuột nhắt trắng, nhằm khảo sát tác dụngchống oxy hóa trên mô hình gây tăng hàm lượng MDA ở não và gan bằngCCl4 Đồng thời, đánh giá tác dụng hạ cholesterol trên động vật gây tăngcholesterol máu bằng đường uống Kết quả cho thấy, cao lá Đinh lăng ởliều 200 mg/kg và 500 mg/kg làm giảm hàm lượng MDA trong não vàgan chuột nhắt sau khi được gây tăng bằng CCl4 Ngoài ra, liều 200-500mg/kg cũng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu so với lô khôngđiều trị Trong đó, liều 200 mg/kg thể hiện tác dụng tốt hơn [1]

Bảo vệ gan Tác giả Trần Công Luận và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng

bảo vệ gan của viên nang chứa cao toàn phần từ lá và rễ Đinh lăng, trên

mô hình gây tổn thương gan bằng ethanol Kết quả cho thấy cao Đinhlăng làm giảm chỉ số ALT và AST có ý nghĩa so với nhóm chứng bệnh,

và tương đương với chất đối chứng là silymarin [16]

Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự đã thử nghiệm tác dụng bảo vệ gan

của cao Đinh lăng trên mô hình gây tổn thương gan chuột bằng CCl4 Kếtquả cho thấy cao Đinh lăng có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan ởliều 100 mg/kg [9]

Giảm đườnghuyết

Nghiên cứu về tác dụng trên đường huyết của (1→4)-β-d-glucuronopyranosyl] oleanolic acid 28-O-β-d-

3-O-[β-d-glucopyranosyl-glucopyranosyl ester (PFS) được tách ra từ cao lá Đinh lăng Kết quả chothấy PFS có khả năng ứu chế enzym alpha amylase và alpha glucosidase

trên in vitro Đồng thời PFS liều 100 mg/kg ở thử nghiệm trên chuột với

chế độ ăn nhiều sucrose cho thấy tác dụng làm giảm đường huyết sau ăn

ở chuột nhắt Từ đó cho thấy tiềm năng của cao lá Đinh lăng trong trongđiều trị đái tháo đường type II [34]

Trang 23

Hạ sốt vàgiảm đau

Bensita và cộng sự tiến hành thử nghiệm đánh giá tác dụng giảm đau và

hạ sốt của phân đoạn cao n-butanol từ lá Đinh lăng trên chuột cống Kết

quả cho thấy, ở liều 500 mg/kg chuột cho tác dụng giảm đau tương đươngvới aspirin liều 100 mg/kg và cho tác dụng hạ sốt tương đương vớiparacetamol liều 100 mg/kg [27]

Điều trị hen Koffuor và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm về tác dụng hỗ trợ điều trị

hen phế quản từ cao cồn của lá Đinh lăng với động vật thử nghiệm là heo.Tác nhân gây hen là acetylcholin và histamin Kết quả cho thấy với liềucao cồn của lá Đinh lăng liều 100-500 mg/kg có tác dụng kéo dài thờigian khởi phát của cơn hen thêm 76,1 % - 180,2 % (p < 0,01) so với nhómbệnh lý, rút ngắn thời gian cần thiết để hồi phục từ 71,9 % - 78,5 % (p <0,01) đối với kích thích bằng acetylcholin Và có tác dụng bảo vệ khi bịkích thích bởi histamin cao gấp 15,8-80,1 lần so với nhóm bệnh lý, thờigian cần thiết để hồi phục giảm 2,5-3,3 lần Cao chiết cồn có tác dụnglàm giảm sự phá hủy các dưỡng bào, giảm giải phóng các cytokin gâyviêm khi bị kích thích bởi histamin [30]

Tính an toàn

Cao chiết/chế phẩm từ Đinh lăng được đánh giá có tính an toàn cao, với nhiều thửnghiệm về độc tính cấp được tiến hành:

Bensita và cộng sự thử nghiệm độc tính của dịch chiết ethanol 70% (chứa chủ yếu là

hợp chất saponin) so với dịch chiết nước (chứa nhóm hợp chất polyacetylen) Các thử

nghiệm độc tính trên chuột swiss albino đã xác nhận tính an toàn (không có chuột

nào chết) của dịch chiết ethanol 70% ở mức liều đến 2500 mg/kg thể trọng Số liệunày đối với dịch chiết nước là 1000 mg/kg thể trọng [27]

Trần Công Luận và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu độc tính cấp cao chiết cồn phối

hợp lá và rễ Đinh lăng (ở dạng viên nang, 100 mg cao/viên) Kết quả cho thấy, ở mứcliều tương đương với 5 g cao/kg chuột, không có chuột nào chết [15]

Trang 24

Thử nghiệm độc tính khác của dịch chiết cồn từ lá Đinh lăng trên chuột (chủng witstar

albino) Không có trường hợp gây chết nào được ghi nhận khi sử dụng đến mức liều

2000 mg/kg thể trọng Dịch chiết này sau đó được chứng minh là có tác dụng lợi tiểu(khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng) trên chuột thử nghiệm [40]

Thử nghiệm đánh giá độc tính của dịch chiết cồn tuyệt đối từ lá Đinh lăng Kết quảthu được là dịch chiết không gây độc trên động vật thử nghiệm là chuột lang ở mứcliều 1000 mg/kg thể trọng Ở liều 2000 mg/kg thể trọng, sự giảm hoạt động và giảm

ăn uống sau 14 ngày thử nghiệm được quan sát ở mức có ý nghĩa nhưng không cótrường hợp nào chết [31]

Từ kết quả thu được của những thử nghiệm trên, có thể thấy cao chiết Đinh lăngkhông gây chết chuột với liều 5 g cao/kg ở chuột tương đương với liều qui đổi khoảng

20 g/kg ở người nặng 50 kg Đây là mức liều rất cao và cho thấy tính an toàn của caochiết từ dược liệu Đinh lăng

1.2 Các sản phẩm có nguồn gốc từ Đinh lăng trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường Việt nam có rất nhiều sản phẩm có chứa Đinh lăng Quakhảo sát, có thể chia thành các dạng sản phẩm cơ bản như sau: Dạng trà túi lọc, dạngcao mềm, dạng viên chứa cao chiết dược liệu (viên nang mềm, viên nang cứng, viênnén bao đường, viên nén bao phim) Một số sản phẩm chứa cao Đinh lăng trên thịtrường Việt Nam được trình bày ở bảng 1.2

Các chế phẩm ở dạng trà túi lọc thường chứa bột dược liệu khô hoặc bã dược liệuđược tẩm dịch chiết Có thể xem dạng sản phẩm này là nguyên liệu, vì phải hãm bằngnước nóng trước khi uống thì mới hòa tan - chiết xuất được hoạt chất trong bột trà.Hàm lượng hoạt chất trong nước trà thường không ổn định vì phụ thuộc vào người

sử dụng và thường không thể chiết kiệt Trà hòa tan không có nhược điểm này Cácsản phẩm trà thường có lượng hoạt chất trong một đơn vị sản phẩm thấp nên muốnđạt được hiệu quả sử dụng cần dùng nhiều lần hơn so với dạng viên có hàm lượng lớn.Các chế phẩm Đinh lăng dạng cao mềm được đóng gói trong lọ và phân liều sử dụng

Trang 25

bằng cách dùng thìa, gây khó khăn trong việc kiểm soát liều lượng cao Đinh lăng sửdụng trong mỗi lần dùng Dạng bào chế này cũng không che dấu được mùi vị đặctrưng của cao dược liệu, có thể gây khó chịu khi sử dụng cho người dùng, và dễ bịnhiễm vi sinh vật, nấm mốc trong quá trình bảo quản so với dạng viên.

Dạng viên chứa cao chiết dược liệu phân liều chính xác, dễ sử dụng, che giấu mùi vị

và bảo quản tốt hơn trà và cao thuốc Tuy yêu cầu phức tạp về mặt nhà xưởng và thiết

bị sản xuất, nhưng dạng viên có thể sản xuất với cỡ lô lớn mà vẫn kiểm soát tốt chấtlượng của sản phẩm, cũng như đảm bảo được sự đồng đều về chất lượng giữa các lô.Hầu hết các viên chứa cao chiết Đinh lăng trên thị trường đều ở dạng phối hợp vớicác cao dược liệu khác, với chỉ định là bồi bổ, an thần, giảm căng thẳng thần kinh,cải thiện giấc ngủ, hoạt huyết, bổ huyết… Các chế phẩm này thường được đăng kýdưới dạng thực phẩm chức năng Cũng có một số sản phẩm đã được đăng ký dướidạng thuốc và được công nhận có tác dụng điều trị tốt Điển hình là các chế phẩm kếthợp cao Đinh lăng và cao Bạch quả Sự kết hợp giữa cao Đinh lăng và cao Bạch quả

có tác dụng tăng tuần hoàn máu não, được chỉ định dùng để phòng và điều trị cácbệnh: Thiểu năng tuần hoàn não, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, phục hồi sautai biến hoặc chấn thương não… Các sản phẩm tiêu biểu có thể kể tên như chế phẩmCebraton®, Hoạt huyết dưỡng não

Bảng 1.2 Các sản phẩm chứa cao chiết Đinh lăng trên thị trường Tên sản phẩm/

Nhà sản xuất

Dạng bào chế

Thành phần cho 1 đơn vị phân liều Cebraton ®

Công ty CP Traphaco

Viên nangmềm

Cao đặc rễ Đinh lăng (5 : 1)Cao khô lá Bạch quả

Cao đặc rễ Đinh lăng (5 : 1)Cao khô lá Bạch quả

Trang 26

Công ty CP Traphaco bao phim Cao khô lá Bạch quả

Tá dược

5 mg

vđ 1 viên

Hoạt huyết dưỡng não DHG

Công ty CP Dược Hậu Giang

Viên nénbao đường

Cao khô Đinh lăng (5 : 1)Cao khô Bạch quả

Tá dược

194 mg

10 mg

vđ 1 viên

Hoạt huyết dưỡng nào BDF

Công ty CP Dược - Trang thiết

bị Y tế Bình Định

Viên nangmềm

Cao khô rễ Đinh lăng (12,5 : 1)Cao khô lá Bạch quả

Cao đặc Đinh lăng (10 : 1 )Cao Bạch quả

Cao đặc rễ Đinh lăng (10 : 1)Cao khô Bạch quả (10 : 1)

Viên nangcứng

L-GlutaminMelatoninCao Lạc tiênCao Đinh lăngCao Bình vôiCao Lá senCao Bạch quả

Tá dược

20mg10mg150mg100mg100mg50mg40mg

vđ 1 viên

Ích thần

Công ty TNHH MEDISTARVIỆT NAM

Viên nangcứng

 Cao Bạch quả

 Cao Cúc thơm

 Cao Đinh lăng

 Gama aminobutyric acid

 Cao Rau đắng biển

Trang 27

 Cao Đinh Lăng

Cao Lạc tiênCao Bình VôiCao vông nemCao Đinh LăngCao Nữ lang

Tá dược

100mg100mg50mg50mg50mg

Cao Bạch quảCao Đỏ ngọnCao Hòe hoaCao Đinh lăngCao Hoàng tinh hoa đỏCao Thục Đại

Cao Giảo cổ lamCao Bình vôi

Cao Đinh lăng

Công ty TNHH Đông NamDược Minh Nhi

100 gcao/lọ

Cao Đinh lăng (toàn cây) 100 %

Cao Đinh lăng

Công ty TNHH Thanh Uyên

100 gcao/lọ

Cao rễ và thân Đinh lăng(≥ 8 năm)

Trà hòa tan Cao chiết lá Đinh lăng

Trang 28

Công ty TNHH MTV Trà TâmLan

4 g/túi Đinh lăng

Trà Đinh lăng Cỏ ngọt

Cơ sở sản xuất trà Đinh lăngTrương Ái

Trà túi lọc1,5 g/túi

sử dụng mà không nhất thiết phải kết hợp với các cao dược liệu khác

Hiện nay, chưa có sản phẩm dạng viên nén chỉ chứa cao Đinh lăng trên thị trường.Trong khi với dữ liệu từ các nghiên cứu tác dụng dược lý của cao Đinh lăng, rất cótiềm năng phát triển sản phẩm viên nén chứa cao chiết Đinh lăng với tác dụng dược

lý rõ ràng, chỉ định hỗ trợ điều trị cho một số bệnh lý cụ thể, và có thể thay đổi mức liều(số lượng viên sử dụng trong ngày) để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau

1.3 Chiết xuất dược liệu

Chiết xuất dược liệu là quá trình dùng dung môi để hòa tan và tách các chất tan rakhỏi dược liệu Sản phẩm thu được của quá trình chiết xuất là một dung dịch của cácchất hòa tan trong dung môi Dung dịch này được gọi là dịch chiết Dịch chiết chủyếu chứa các chất có hoạt tính sinh học mang tác dụng trị liệu, các chất hỗ trợ, ngoài

Trang 29

ra còn chứa các chất không mong muốn gọi là tạp chất Đây là giai đoạn quan trọngkhi bào chế các chế phẩm từ dược liệu, quyết định chất lượng của chế phẩm [19].

Mục tiêu của hòa tan chiết xuất là lấy được tối đa các hoạt chất và những chất hỗ trợvào dịch chiết, giữ lại tối đa các tạp chất trong bã dược liệu, xác định được các điềukiện cần thiết nhằm tiết kiệm dung môi, nhiêu liệu, thời gian, … trong quá trình chiếtxuất Chiết xuất dược liệu là một quá trình phức tạp, trong đó: Sự thấm dung môi vàodược liệu, sự hòa tan các chất trong tế bào dược liệu, sự khuếch tán các chất qua màng

tế bào và sự khuếch tán chất tan trong dung môi là các hiệu tượng quan trọng Cácyếu tố ảnh hưởng lên những quá trình này (bản chất chất tan, dung môi, tỷ lệ dungmôi/dược liệu, cấu tạo vách tế bào, độ mịn của dược liệu, nhiệt độ chiết xuất, thờigian chiết xuất, sự khuấy trộn…) sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trìnhchiết xuất [19]

Một quy trình chiết xuất dược liệu thường gồm các bước:

- Chuẩn bị dược liệu: Làm khô, chia nhỏ dược liệu

- Lựa chọn dung môi chiết xuất

- Lựa chọn phương pháp chiết xuất

Methanol, ethanol, nước, hỗn hợp cồn - nước thường được sử dụng làm dung môichiết xuất saponin từ dược liệu do saponin dễ tan trong các dung môi này [36] Chiếtxuất dược liệu với mục đích định lượng hoạt chất trong dược liệu cần sử dụng phươngpháp chiết kiệt được hoạt chất trong dược liệu Phương pháp thường được sử dụng làchiết bằng Soxhlet, với các dung môi hòa tan tốt hoạt chất trong dược liệu Để địnhlượng acid oleanolic trong Đinh lăng, đã có nghiên cứu sử dụng dung môi làmethanol, chiết bằng dụng cụ Soxhlet trong 20 giờ [22]

Chiết xuất dược liệu với mục đích thu được cao dược liệu để làm nguyên liệu bào chếcác thành phẩm thì có yêu cầu về tính an toàn của dung môi Methanol có độc tínhcao nên ít sử dụng Để điều chế cao chiết làm nguyên liệu cho quá trình bào chế cácdạng chế phẩm nên sử dụng nước và ethanol vì có tính an toàn cao hơn Các nghiên

Trang 30

chiết xuất đều có ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất saponin ra khỏi dược liệu [6],[26], [35] Cần xác định các thông số này để quy trình chiết xuất đạt hiệu suất tốt nhấttrong điều kiện cho phép, phù hợp với thực tế và có thể triển khai trên quy mô lớnhơn phòng thí nghiệm.

Lựa chọn phương pháp chiết xuất phụ thuộc vào tính chất của chất cần chiết, dungmôi chiết xuất, đặc điểm của dược liệu và điều kiện cơ sở vật chất sẵn có Đối vớicác dược liệu có cấu trúc mỏng manh như hoa, lá, dung môi dễ thấm vào dược liệu,quá trình chiết xuất hoạt chất diễn ra nhanh Do đó, có thể sử dụng các phương phápchiết xuất là ngâm, với thời gian chiết xuất không quá dài mà vẫn có hiệu suất chiếtxuất cao Phương pháp ngâm có các ưu điểm như yêu cầu thiết bị đơn giản, ít hao tốnnăng lượng [19]

Các bộ phận như rễ, thân có cấu trúc cứng rắn, màng tế bào thường được bao bọc bởicác chất sáp, nhựa nên dung môi khó thấm vào dược liệu hơn và sự vận chuyển hoạtchất từ tế bào ra dung môi cũng khó khăn hơn Vì vậy cần lựa chọn phương phápchiết xuất như ngấm kiệt để luôn duy trì được sự chênh lệch nồng độ hoạt chất bêntrong và bên ngoài màng tế bào, giúp quá trình chiết xuất diễn ra thuận lợi Phươngpháp ngấm kiệt có ưu điểm hơn so với phương pháp ngâm là sử dụng lượng dungmôi ít hơn khi cần chiết cùng một lượng hoạt chất từ dược liệu [19]

Trong sản xuất thực tế, các phương pháp chiết xuất truyền thống là ngâm và ngấmkiệt vẫn chiếm ưu thế vì đơn giản, yêu cầu về cơ sở vật chất không cao như phươngpháp chiết xuất hiện đại Các phương pháp chiết xuất hiện đại với sự hỗ trợ của sóngsiêu âm, vi sóng hay phương pháp chiết xuất lỏng siêu tới hạn đa phần mới dừng ởmức nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ

Đề tài này được thực hiện theo hướng ứng dụng vào sản xuất thực tế, đặt mục tiêuxây dựng quy trình điều chế cao chiết Đinh lăng nhằm tìm ra một quy trình có hiệusuất chiết xuất cao, chất lượng cao chiết đạt tiêu chuẩn cao thuốc, có khả năng nângcấp quy mô, phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất Do vậy, đề tài lựa chọn các

Trang 31

phương pháp chiết xuất ngâm và ngấm kiệt, thực hiện nghiên cứu các thông số củaquy trình chiết xuất để tìm ra các giá trị thông số cho hiệu quả tối ưu.

1.4 Các tá dược trong viên nén chứa cao dược liệu

Cao dược liệu là một hỗn hợp chứa nhiều thành phần, do vậy dễ biến đổi tính chấtkhi bảo quản không đúng hoặc trong thời gian dài Một vấn đề thường xảy ra ở viênnén chứa cao dược liệu là rất dễ hút ẩm, rã kém, thời gian rã có thể tăng lên khi đểlâu ngày Vì vậy cần lựa chọn các tá dược thích hợp cho công thức viên nén chứa caodược liệu để cải thiện các nhược điểm này Các nhóm tá dược cơ bản được sử dụngtrong viên nén chứa cao chiết dược liệu gồm tá dược hút, độn, rã, dính và trơn bóng.Ngoài ra, viên nén dược liệu nên được bao phim với mục đích chống ẩm viên Một

số tá dược trong viên nén chứa cao dược liệu đang lưu hành trên thị trường được trìnhbày ở bảng 1.3

Viên nén dược liệu có thể được điều chế bằng phương pháp dập thẳng hoặc xát hạt.Phương pháp xát hạt ướt cho viên nén có chất lượng tốt hơn các phương pháp khác.Cao dược liệu ở dạng lỏng/mềm có thể trộn với tá dược có khả năng hút chất lỏng ở

tỷ lệ thích hợp để tạo cốm dập viên Các muối vô cơ: Calci carbonat, calci sulfat, calcihydrophosphat, magnesi carbonat có tính hút tốt nhưng nhược điểm là khiến viênkhó rã và có tác dụng dược lý riêng Kaolin hút ẩm tốt nhưng có tính hấp phụ mạnhnên làm hoạt chất giải phóng kém ra khỏi viên [20] Các tá dược hút nhóm sillicakhác như calci silicat, colloidal silicon dioxid có khả năng hút chất lỏng mạnh, chuyểncao lỏng thành dạng bột có tính trơn chảy, chịu nén

Các tá dược hút thường có tỷ trọng thấp, nên cần thêm tá dược độn để tăng tỷ trọngcủa bột/cốm tới mức thích hợp, cải thiện tính chịu nén, trơn chảy của bột/cốm Tádược độn cũng có khả năng hỗ trợ tải cao, giúp rã viên Các tá dược độn thường được

sử dụng trong viên chứa cao dược liệu là tinh bột, lactose, MCC Mỗi loại tá dượcđều có ưu nhược điểm riêng: Tinh bột có tính hút, không tan nhưng trương nở khá tốttrong nước, tỷ trọng lớn, có tính trơn nhưng chịu nén kém Lactose tan trong nước,giúp làm rã viên và giải phóng hoạt chất tốt, gần như không hút ẩm, dễ chịu nén, tỷ

Trang 32

trọng lớn MCC, silicified MCC (một dạng kết hợp giữa colloidal silicon dioxid vàMCC) là tá dược độn đa năng vì có tính dính, rã, trơn, hút, chịu nén tốt nhưng tỷ trọngthấp [20] Do đó, trong công thức viên nén chứa cao chiết dược liệu thường kết hợpnhiều loại tá dược độn và hút, tạo bột/cốm có tính chất cơ lý phù hợp để dập viên, vàviên có khả năng rã tốt.

Tuy các tá dược hút, độn thường có tính đa năng, giúp rã viên nhưng đối với viên nénchứa cao dược liệu vẫn cần có tá dược rã để cải thiện độ rã của viên Tá dược rã giúpviên sau khi tiếp xúc với nước hoặc dịch thể sẽ chuyển từ cấu trúc rắn chắc sang dạngphân tán thành nhiều hạt nhỏ, giải phóng tối đa bề mặt tiếp xúc ban đầu của tiểu phânvới môi trường hòa tan Các tá dược rã thường được sử dụng trong viên nén chứa caodược liệu là natri starch glycolat, natri croscarmelose, crospovidon Đây là các tádược có khả năng hút nước và trương nở rất mạnh, giúp viên rã theo kiểu trươngphồng Kiểu rã viên này giải phóng hoạt chất nhanh hơn kiểu bào mòn Thông thường,nên kết hợp các tá dược rã theo cả cơ chế trương nở và cơ chế hòa tan, và phối hợp

tá dược vào viên theo kiểu vừa rã nội, vừa rã ngoại để cải thiện độ rã của viên [20]

Tá dược dính tạo môi trường trung gian giúp bột, hạt thuốc dễ liên kết thành khối khinén viên và viên đạt độ cứng cần thiết chịu được lực tác động khi bảo quản, vậnchuyển Viên nén chứa cao dược liệu thường sử dụng PVP, gôm arabic, hồ tinh bộtlàm tá dược dính Trong phương pháp xát hạt ướt, các chất lỏng được phối hợp với

tá dược dính tạo khối ẩm để xát hạt Cũng có thể phối hợp cao dược liệu vào dịch tádược dính hoặc chuyển cao chiết sang dạng cao lỏng bằng cách pha loãng vớinước/ethanol có nồng độ thích hợp và sử dụng cao lỏng này tạo khối ẩm để xát hạt [20].Tacl, magnesi stearat, colloidal silicon dioxid là các tá dược trơn bóng thường sửdụng trong viên nén chứa cao dược liệu với tỷ lệ từ 1-2 % Sử dụng các tá dược này

để cải thiện tính trơn chảy của bột/cốm trước khi dập viên, làm bóng viên và chốngdính chày cối trong quá trình dập [20] Dính chày là sự cố thường gặp trong quá trìnhdập viên chứa cao chiết dược liệu Bên cạnh việc sử dụng tá dược trơn bóng để chốngdính, kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ của môi trường dập viên rất quan trọng Giai đoạn

Trang 33

dập viên nên được thực hiện trong điều kiện độ ẩm thấp và nhiệt độ thấp để hạn chế

sự hút ẩm của bột/cốm

Các viên nén chứa cao dược liệu thường được bao đường hoặc bao phim Xu hướnghiện nay là bao phim vì lớp bao phim ổn định hơn lớp bao đường, quá trình bao phimliên tục với thời gian ngắn hơn bao đường và khả năng tự động hóa cao Mục đíchcủa bao phim viên nén chứa cao dược liệu là chống ẩm cho viên và cải thiện cảmquan màu sắc của viên Tá dược tạo màng bao phim thường dùng là HPMC, chất hóadẻo là PEG, tá dược trơn, làm bóng như titan dioxid, talc, magnesi stearat, sáp, cácchất tạo màu dùng trong thực phẩm và dược phẩm [20] Cũng có thể sử dụng các tádược bao phim đã phối hợp sẵn các thành phần này, khi sử dụng chỉ cần hòa tan/phântán tá dược vào dung môi

Dựa trên các thông tin và phân tích, đề tài lựa chọn phương pháp xát hạt ướt để điềuchế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng Trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng công thứcviên nén dựa trên khảo sát các tá dược phù hợp, cho viên nén có chất lượng đạt tiêuchuẩn cơ bản theo quy định của DĐVN V

Bảng 1.3 Các tá dược được sử dụng trong viên nén chứa cao chiết dược liệu Sản phẩm/

Thành phần/

Nhà sản xuất

Tá dược viên nén Tá dược bao phim

OPCRILATI - Viên trinh nữ hoàng cung

Cao Trinh nữ hoàng cung(qui về khan) 200mg

Công ty CP Dược phẩm OPC

LactoseTinh bột ngôMagnesi carbonatMCC

Natri starch glycolatPovidon

TalcMagnesi stearatNipasol M *

ChitofilmOxyd sắt đỏ

Đỏ ponceau 4r lake

Trang 34

Cao Bạch quả 40 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên

Công ty CP Dược phẩm OPC

Tinh bột ngôPovidonTalcMagnesi stearat

Titan dioxidVàng quinolein lake

Đỏ ponceau 4r lake

Viên đại tràng INBERCO®

Berberin clorid 40,0mgCao đặc quy về khan 70,0mg(Tương ứng với: Rễ Mộc hương74,7mg; quả Ngô thù du 53,4mg; rễBạch thược 216,0mg)

Bột mịn rễ Mộc hương 80,0mg)

Tá dược vđ 1 viên

Công ty CP Dược phẩm OPC

LactoseMagnesi carbonatTinh bột ngôSilicified MCCNatri starch glycolatPovidon

TalcMagnesi stearatNipasol M*

ChitofilmVàng quinolin lake

Đỏ ponceau4r lake

CHOBIL VNBP

Cao khô Actisô 115 mgCao khô Rau đắng đất 50 mgCao khô Bìm bìm 5 mgCao khô Nghệ 10 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên

Công ty CP Dược Hậu Giang

LactoseTinh bột mìAvicelAerosilNatri starch glycolatPVP K30

TalcMagnesi stearatNatri benzoat*

SepifilmHPMCPEG 6000Titan dioxidMàu oxyd sắt đỏMàu oxyd sắt vàngMàu nhũ bạc

Taginba

Cao Bạch quả 40 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên

Công ty CP Dược Hậu Giang

Tinh bột mìLactoseAvicelAerosilTalcMagnesi stearat

SepifilmHPMCPEG 6000Titan dioxidOxyd sắt đỏ

HPMCCopovidonHPMC

Trang 35

Cao khô Lạc tiên 40 mgCao khô Vông nem 30 mgCao khô Sen lá 18 mgCao khô Tâm sen 15 mg

Tá dược vđ 1 viên

Công ty CP Dược Hậu Giang

MCCNatri croscarmelloseAcid stearic

Magnesi stearatNatri benzoat*

Titan dioxid,Màu blue no 1 alumMàu indigo carminelake

Casoran

Cao Hoa hòe (3 : 10) 160 mgCao Dừa cạn (6 : 1) 20 mgCao Tâm sen (4 : 1) 15 mgCao Cúc hoa (3 : 1) 10 mg

Tá dược vđ 1 viên

Công ty CP Traphaco

AvicelAerosilNatri starch glycolatTalc

Magnesi stearat

HPMC 2910PEG 6000Titan dioxidSắt oxidQuinolein yellow lake

Hoạt huyết dưỡng não

Cao đặc rễ Đinh lăng (5 : 1) 150 mgCao khô lá Bạch quả 5 mg

Tá dược vđ 1 viên

Công ty CP Traphaco

MCCColloidal silicon dioxidNatri starch glycolatTalc

Magnesi stearat

HPMC 2910PEG 6000Titan dioxidOxy sắt đỏThan hoạt

HPMC 606HPMC 615PEG 6000Titan dioxidOxid sắt đỏ

*Chất bảo quản, thường được phối hợp trong quá trình điều chế cao chiết từ dượcliệu để chống nhiễm vi sinh vật, nấm mốc cho cao chiết

Trang 36

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Mẫu dược liệu: Toàn cây Đinh lăng được thu hái vào tháng 12/2019 ở huyện Cư

‘Mgar, tỉnh Đắk Lắk

Động vật thử nghiệm: Chuột nhắt trắng, chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng

lượng 20 ± 3 g, khỏe mạnh, không có triệu chứng bất thường, được cung cấp từ Việnvaccin và sinh phẩm y tế Nha Trang Chuột được nuôi ổn định trong môi trường thínghiệm trước từ 5-7 ngày, và được cung cấp đủ nước và thức ăn đạt tiêu chuẩn củaViện vaccin và sinh phẩm y tế Nha Trang

2.1.1 Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu

Các hóa chất, dung môi sử dụng trong quá trình nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.4

Bảng 2.4 Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu

chuẩn

Nhà sản xuất

1 Acid oleanolic TCCS Sigma-Aldrich, Mỹ

2 Ethanol (thực phẩm) TCVN Hóa chất Đại việt, Việt Nam

4 Acetonitril (HPLC) EP Merck, Đức

5 Methanol TCCS Xilong Scientific, Trung Quốc

6 Nước cất (HPLC) TCCS Fisher Scientific, Mỹ

7 Acid hydrochloric TCCS Xilong Scientific, Trung Quốc

8 Lactose monohydrat USP - NF DFE Pharma, Đức

9 Tinh bột mì USP - NF DFE Pharma, Đức

10 Microcrystallin Cellulose 101 USP - NF DFE Pharma, Đức

11 Colloidal silicon dioxid (Aerosil) USP - NF Evonik, Đức

12 Calci silicat (Florite® R) USP - NF Tomita Pharmaceutical, Nhật Bản

13 Natri croscarmelose USP - NF JRS Pharma, Đức

15 L-HPC 11 USP - NF Shine-Etsu, Nhật Bản

Trang 37

2.1.2 Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu

Các trang thiết bị, máy móc sử dụng trong quá trình nghiên cứu điều chế, kiểmnghiệm được trình bày ở bảng 2.5

Bảng 2.5 Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu

1 Cân kỹ thuật Ohaus Scout Ohaus, Trung Quốc

2 Cân phân tích Ohaus PA214 Ohaus, Trung Quốc

3 Cân sấy ẩm Ohaus MB25 Ohaus, Trung Quốc

4 Máy dập viên xoay tròn Shakti SLP2 Shakti, Ấn Độ

5 Máy bao phim Mini coater/Drier 2 Caleva, Anh

6 Máy đo độ cứng Pharmatest PTB111 Pharmatest, Đức

7 Máy thử độ rã Pharmatest PTZ S Pharmatest, Đức

8 Máy thử độ mài mòn Pharmatest PTF Pharmatest, Đức

9 Máy thử độ hòa tan ERWEKA DT 600 Erweka, Đức

10 Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Water e2695 Water, Mỹ

11 Máy cô quay chân không R100 Buchi, Thụy Sỹ

12 Bể ổn nhiệt Memmert WNB14 Memmert, Đức

13 Bể rửa siêu âm VGT - 1990QT GT SONIC, Trung Quốc

2.2 Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic

2.2.1 Phương pháp định lượng acid oleanolic

Trong nghiên cứu này, acid oleanolic được lựa chọn là chất chỉ dấu cho dược liệuĐinh lăng Hàm lượng acid oleanolic được sử dụng làm căn cứ đánh giá chất lượngcủa dược liệu và cao chiết Đinh lăng

Trang 38

Quy trình định lượng acid oleanolic trong dược liệu/cao chiết/viên nén chứa cao chiếtĐinh lăng của đề tài dựa trên cơ sở tham khảo phương pháp định lượng acid oleanolictrong cao đặc rễ Đinh lăng, ở chuyên luận cao đặc Đinh lăng của DĐVN V [3].

2.2.1.1 Định lượng acid oleanolic trong cao chiết Đinh lăng

Các cao chiết từ cây Đinh lăng trong đề tài gồm có: Cao chiết từ rễ và thân (cao thân), cao chiết từ lá, cao chiết từ rễ, thân và lá (cao rễ-thân-lá)

rễ-Phương pháp sắc ký lỏng

Pha động: Acetonitril - nước (80 : 20).

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 3 g cao rễ-thân hoặc cao rễ-thân-lá ( hoặc 1 g

cao chiết từ lá) vào bình nón nút mài 100 ml, thêm 40 ml dung dịch acid hydroclorid

4 M, lắc siêu âm 10 phút Đun sôi hồi lưu trong 3 giờ, để nguội, lọc dịch thủy phânlấy cắn Dùng 30 ml nước (chia làm 3 lần) tráng bình thủy phân và gộp nước rửa vàlọc qua giấy lọc trên Dùng nước để rửa giấy lọc và cắn đến khi nước rửa trung tính(thử bằng giấy quỳ) Sấy cắn và giấy lọc ở 60 ºC đến khô (khoảng 2 giờ) Thêm vàocắn 30 ml cloroform, đun sôi nhẹ trên cách thủy 5 phút, lọc Chiết lại cắn như trên 2lần nữa, tập trung các dịch chiết cloroform, cô trên cách thủy đến cạn Hòa tan cắnvừa đủ trong 50 ml methanol, trộn đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 10 mg acid oleanolic chuẩn vào bình định

mức 10 ml, thêm 8 ml methanol, lắc kỹ để hòa tan, bổ sung methanol vừa đủ đếnvạch, trộn đều Lọc qua màng lọc 0,45 µm

Điều kiện sắc ký: Cột kích thước (25 cm × 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm) hoặc

tương đương (cột Inertsil C18 là thích hợp) Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bướcsóng 205 nm Tốc độ dòng: 1,3 ml/phút Thể tích tiêm: 10 µl

Cách tiến hành: Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch thử và dung dịch chuẩn.

Tính hàm lượng acid oleanolic dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ củadung dịch thử, dung dịch chuẩn và nồng độ của dung dịch acid oleanolic chuẩn

Hàm lượng acid oleanolic trong cao chiết được tính toán theo công thức:

Trang 39

X (%) = 𝑆𝑡 ×𝐶𝑐 × 𝑉

Trong đó: X (%) : Phần trăm acid oleanolic trong cao chiết (%)

𝑆𝑡 : Diện tích pic của dung dịch thử

𝑆𝑐 : Diện tích pic của dung dịch chuẩn

𝐶𝑐 : Nồng độ acid oleanolic của dung dịch chuẩn (mg/ml)

V : Thể tích pha mẫu thử (ml)

𝑚𝑐𝑎𝑜 : Khối lượng cao chiết (g)

H : Độ ẩm của cao chiết (%)

2.2.1.2 Định lượng acid oleanolic trong dược liệu Đinh lăng

Phương pháp sắc ký lỏng

Pha động: Acetonitril - nước (80 : 20).

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 5 g dược liệu, thêm 100 ml ethanol 70 % ngâm

dược liệu trong 2 giờ, đun hồi lưu ở 70 ºC trong 3 giờ , lọc lấy dịch lọc Bã dược liệuđược chiết lại 2 lần như trên, mỗi lần với 100 ml ethanol 70 % Gộp các dịch lọc, côđến cắn Chuyển cắn vào bình nón nút mài 100 ml, thêm 40 ml dung dịch acidhydroclorid 4 M, lắc siêu âm 10 phút Đun sôi hồi lưu trong 3 giờ, để nguội, lọc dịchthủy phân lấy cắn Dùng 30 ml nước (chia làm 3 lần) tráng bình thủy phân và gộpnước rửa và lọc qua giấy lọc trên Dùng nước để rửa giấy lọc và cắn đến khi nước rửatrung tính (thử bằng giấy quỳ) Sấy cắn và giấy lọc ở 60 ºC đến khô (khoảng 2 giờ).Thêm vào cắn 30 ml cloroform, đun sôi nhẹ trên cách thủy 5 phút, lọc Chiết lại cắnnhư trên 2 lần nữa, tập trung các dịch chiết cloroform, cô trên cách thủy đến cạn Hòatan cắn vừa đủ trong: 50 ml methanol đối với dược liệu là rễ; 10 ml methanol đối vớidược liệu là thân; 100 ml methanol đối với dược liệu là lá Trộn đều, lọc qua mànglọc 0,45 µm

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 10 mg acid oleanolic chuẩn vào bình định

mức 10 ml, thêm 8 ml methanol, lắc kỹ để hòa tan, bổ sung methanol vừa đủ đếnvạch, trộn đều Lọc qua màng lọc 0,45 µm

Trang 40

Điều kiện sắc ký: Cột kích thước (25 cm × 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm) hoặc

tương đương (cột Inertsil C18 là thích hợp) Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bướcsóng 205 nm Tốc độ dòng: 1,3 ml/phút Thể tích tiêm: 10 µl

Cách tiến hành: Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch thử và dung dịch chuẩn.

Tính hàm lượng acid oleanolic dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ củadung dịch thử, dung dịch chuẩn và nồng độ của dung dịch acid oleanolic chuẩn

Hàm lượng acid oleanolic trong dược liệu được tính toán theo công thức:

X (%) = 𝑆𝑡 ×𝐶𝑐 × 𝑉

Trong đó: X (%) : Phần trăm acid oleanolic trong dược liệu (%)

𝑆𝑡 : Diện tích pic của dung dịch thử

𝑆𝑐 : Diện tích pic của dung dịch chuẩn

𝐶𝑐 : Nồng độ acid oleanolic của dung dịch chuẩn (mg/ml)

V : Thể tích pha mẫu thử (ml)

𝑚𝐷𝐿 : Khối lượng dược liệu (g)

H : Độ ẩm của dược liệu (%)

2.2.1.3 Định lượng acid oleanolic trong viên nén chứa cao chiết Đinh lăng

Phương pháp sắc ký lỏng

Pha động: Acetonitril - nước (80 : 20).

Dung dịch thử: Cân chính xác 20 viên nén Đinh lăng, nghiền mịn Cân chính xác

khoảng 2,5 g bột đã nghiền, hòa bột với 200 ml nước, lắc kỹ, lọc lấy dịch lọc, cô dịchlọc đến cắn Chuyển cắn vào bình nón nút mài 100 ml, thêm 40 ml dung dịch acidhydroclorid 4 M, lắc siêu âm 10 phút Đun sôi hồi lưu trong 3 giờ, để nguội, lọc dịchthủy phân lấy cắn Dùng 30 ml nước (chia làm 3 lần) tráng bình thủy phân và gộpnước rửa và lọc qua giấy lọc trên Dùng nước để rửa giấy lọc và cắn đến khi nước rửatrung tính (thử bằng giấy quỳ) Sấy cắn và giấy lọc ở 60 ºC đến khô (khoảng 2 giờ).Thêm vào cắn 30 ml cloroform, đun sôi nhẹ trên cách thủy 5 phút, lọc Chiết lại cắn

Ngày đăng: 06/05/2021, 23:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh (2010), "Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá và hạ cholesterol của cao toàn phần chiết xuất từ lá Đinh lăng Polyscias frusticosa L. Harms", Tạp chí Y Học TPHCM, 14 (2), tr.96-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá và hạ cholesterol của cao toàn phần chiết xuất từ lá Đinh lăng Polyscias frusticosa L. Harms
Tác giả: Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh
Năm: 2010
[2] Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh, Nguyễn Phương Dung (2007), “Nghiên cứu một số tác dụng dược lý thực nghiệm của sản phẩm cấy mô từ cây Đinh lăng polyscias fruticosa Harm. Araliaceae”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 11 (2), tr.126-131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số tác dụng dược lý thực nghiệm của sản phẩm cấy mô từ cây Đinh lăng "polyscias fruticosa" Harm. Araliaceae”, "Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh, Nguyễn Phương Dung
Năm: 2007
[3] Bộ Y Tế (2017), Dược Điển Việt Nam V tập 2, NXB Y Học, Hà Nội, tr.1168- 1169, 1388-1389 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược Điển Việt Nam V tập 2
Tác giả: Bộ Y Tế
Nhà XB: NXB Y Học
Năm: 2017
[5] Mai Thành Chung et al. (2017), "Tác dụng của chế phẩm từ Đinh lăng trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng Scopolamin", Tạp chí Dược liệu, 22 (6), tr.375- 382 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác dụng của chế phẩm từ Đinh lăng trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng Scopolamin
Tác giả: Mai Thành Chung et al
Năm: 2017
[6] Huỳnh Thị Mai Duyên, Dương Thị Hồng Thắm, Trần Chí Hải (2018), “Nghiên cứu quá trình trích ly saponin triterpenoid từ lá Đinh lăng với sự hỗ trợ của dung môi”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Khoa Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Công nghệ thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr.81-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quá trình trích ly saponin triterpenoid từ lá Đinh lăng với sự hỗ trợ của dung môi
Tác giả: Huỳnh Thị Mai Duyên, Dương Thị Hồng Thắm, Trần Chí Hải
Năm: 2018
[7] Hà Bích Hồng et al. (2013), "Bước đầu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa L. Harms)", Tạp chí Dược học, 53 (10), tr.25-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa L. Harms)
Tác giả: Hà Bích Hồng et al
Năm: 2013
[8] Nguyễn Thị Thu Hương, Hoàng Thị Mận (2003), "Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của cây Đinh lăng", Tạp chí Dược liệu, 8 (5), tr.142-146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của cây Đinh lăng
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương, Hoàng Thị Mận
Năm: 2003
[9] Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Anh Như (2004), “Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của Đinh lăng dựa trên cơ chế tác dụng chống oxy hóa", Tạp chí Dược liệu, 9 (3), tr. 85-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của Đinh lăng dựa trên cơ chế tác dụng chống oxy hóa
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Anh Như
Năm: 2004
[10] Nguyễn Trung Hậu, Lê Thị Như Thảo, Trần Văn Minh (2015), "Nuôi cấy mô lá Đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harms) tạo rễ tơ và định lượng hoạt chất saponin tích lũy", Tạp chí Sinh học, 37 (1), tr.184-189 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi cấy mô lá Đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harms) tạo rễ tơ và định lượng hoạt chất saponin tích lũy
Tác giả: Nguyễn Trung Hậu, Lê Thị Như Thảo, Trần Văn Minh
Năm: 2015
[11] Lý Thị Thu Hoài , Nguyễn Thị Yến (2016), "Nghiên cứu thành phần hóa học và điều kiện chiết xuất tinh dầu lá cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) ở tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước", Tạp chí Khoa học và Công Nghệ Trường Đại học Quảng Bình, 5 (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần hóa học và điều kiện chiết xuất tinh dầu lá cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) ở tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Tác giả: Lý Thị Thu Hoài , Nguyễn Thị Yến
Năm: 2016
[12] Viện Dược Liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, tr.793-796 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Tác giả: Viện Dược Liệu
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật
Năm: 2006
[13] Phạm Thị Mỹ Loan, Nguyễn Thị Thu Hương (2007), "Tác dụng của sâm Việt Nam và Đinh lăng trên thực nghiệm suy giảm miễn dịch ", Tạp chí dược liệu, 12 (3+4), tr.119-123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác dụng của sâm Việt Nam và Đinh lăng trên thực nghiệm suy giảm miễn dịch
Tác giả: Phạm Thị Mỹ Loan, Nguyễn Thị Thu Hương
Năm: 2007
[14] Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y Học, Hà Nội, tr.844-846 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: NXB Y Học
Năm: 2006
[15] Trần Công Luận, Trịnh Minh Thiên, Hà Quang Thanh, Nguyễn Lĩnh Nhân, Nguyễn Thị Thu Hương (2017), “Khảo sát tác dụng tăng lực của các chế phẩm từ cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, (02), tr.110-119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tác dụng tăng lực của các chế phẩm từ cây Đinh lăng "Polyscias fruticosa" (L.) Harms”, "Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô
Tác giả: Trần Công Luận, Trịnh Minh Thiên, Hà Quang Thanh, Nguyễn Lĩnh Nhân, Nguyễn Thị Thu Hương
Năm: 2017
[16] Trần Công Luận el al. (2017), “Tác dụng bảo vệ gan của nang Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trên mô hình gây tổn thương gan mạn tính bằng ethanol”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, (02), tr.136-145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: el al." (2017), “Tác dụng bảo vệ gan của nang Đinh lăng ("Polyscias fruticosa" (L.) Harms) trên mô hình gây tổn thương gan mạn tính bằng ethanol”, "Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô
Tác giả: Trần Công Luận el al
Năm: 2017
[17] Trần Công Luận (1996), "Phân lập và xác định cấu trúc hợp chất Polyacetylene trong lá Đinh Lăng (Polyscias Fruticosa Harms – Araliaceae)", Tạp chí Dược liệu, 1 (3), tr.96-99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập và xác định cấu trúc hợp chất Polyacetylene trong lá Đinh Lăng (Polyscias Fruticosa Harms – Araliaceae)
Tác giả: Trần Công Luận
Năm: 1996
[18] Nguyễn Thị Luyến et al. (2012), "Hợp chất Flavonoid Glycosid có tác dụng ức chế alpha-amylase phân lập từ lá Đinh lăng", Tạp chí Dược liệu, 17 (6), tr.348-351 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp chất Flavonoid Glycosid có tác dụng ức chế alpha-amylase phân lập từ lá Đinh lăng
Tác giả: Nguyễn Thị Luyến et al
Năm: 2012
[19] Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa (2011), Bào chế và Sinh dược học tập 1, NXB Y học, Hà Nội, tr.221-269 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bào chế và Sinh dược học tập 1
Tác giả: Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2011
[20] Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa (2010), Bào chế và Sinh dược học tập 2, NXB Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr.168-235, 222-235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bào chế và Sinh dược học tập 2
Tác giả: Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2010
[21] Lê Thị Như Thảo et al. (2014), "Nhân giống cây Đinh lăng lá nhỏ bằng kỹ thuật nuôi cấy chồi đỉnh", Tạp chí Dược liệu, 19 (1), tr.46-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân giống cây Đinh lăng lá nhỏ bằng kỹ thuật nuôi cấy chồi đỉnh
Tác giả: Lê Thị Như Thảo et al
Năm: 2014

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.3. Sơ đồ điều chế cao chiết Đinh lăng toàn phần - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
Hình 2.3. Sơ đồ điều chế cao chiết Đinh lăng toàn phần (Trang 47)
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ và diện tích pic - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ và diện tích pic (Trang 64)
Bảng 3.20. Kết quả thí nghiệm sàng lọc - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
Bảng 3.20. Kết quả thí nghiệm sàng lọc (Trang 70)
Bảng 3.24. Kết quả thí nghiệm tối ưu hóa quy trình chiết xuất lá  STT  X 1  - Dung môi - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
Bảng 3.24. Kết quả thí nghiệm tối ưu hóa quy trình chiết xuất lá STT X 1 - Dung môi (Trang 73)
Bảng 3.26. Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến khối lượng acid oleanolic - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
Bảng 3.26. Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến khối lượng acid oleanolic (Trang 74)
Bảng 3.31. Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến khối lượng acid oleanolic - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
Bảng 3.31. Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến khối lượng acid oleanolic (Trang 78)
Hình 3.11. Bề mặt đáp ứng của khối lượng acid oleanolic thu được theo các biến - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
Hình 3.11. Bề mặt đáp ứng của khối lượng acid oleanolic thu được theo các biến (Trang 79)
Bảng 3.37. Các công thức viên nén của thí nghiệm khảo sát tá dược rã (cỡ lô 100 viên) - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
Bảng 3.37. Các công thức viên nén của thí nghiệm khảo sát tá dược rã (cỡ lô 100 viên) (Trang 87)
Hình 3.14. Đồ thị phân bố kích thước hạt - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
Hình 3.14. Đồ thị phân bố kích thước hạt (Trang 92)
Hình 2.1.3. Ảnh soi bột rễ Đinh lăng - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
Hình 2.1.3. Ảnh soi bột rễ Đinh lăng (Trang 121)
Hình 2.1.7. Ảnh soi bột thân Đinh lăng - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
Hình 2.1.7. Ảnh soi bột thân Đinh lăng (Trang 123)
Hình 2.1.11. Ảnh soi bột lá Đinh lăng - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
Hình 2.1.11. Ảnh soi bột lá Đinh lăng (Trang 124)
Phụ lục 3.1. Bảng phân tích kết quả mô hình thiết kế tối ưu hóa quy trình chiết xuất - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
h ụ lục 3.1. Bảng phân tích kết quả mô hình thiết kế tối ưu hóa quy trình chiết xuất (Trang 128)
Phụ lục 3.3. Bảng phân tích kết quả mô hình thiết kế tối ưu hóa quy trình chiết xuất - Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk
h ụ lục 3.3. Bảng phân tích kết quả mô hình thiết kế tối ưu hóa quy trình chiết xuất (Trang 130)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN