Mặc dù vậy, kinh tế châu Á vẫn đứng trước rất nhiều khó khăn và thử thách. Vẫn còn rất nhiều nước kém phát triển và đang phát triển, kinh tế còn gặp quá nhiều khó khăn, cuộc sống của người d
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KINH TẾĐỀ TÀI NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾĐề tài: Ngân hàng ADBGVHD: TS. Lê Tuấn LộcNhóm thực hiện:Nguyễn Thị Cam K07402Nguyễn Thị Ngọc Hiếu K07402Lê Thị Loan K074020321Trần Trung Thông K074020380Nguyễn Bình Phương Uyên K074020384Năm học 2009-2010Mục lục: Mở đầu………………………………………………………………………I.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ADB……………………………………1.Giới thiệu chung………………………………………………………….2.Cơ chế hoạt động…………………………………………………………3.Chức năng…………………………………………………………………… ….4. Chiến lược và mục tiêu hoạt động…………………………………………… 5.Cơ cấu tổ chức………………………………………………………………… II-HOẠT ĐỘNG CỦA ADB:…………………………………………………III-CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH CỦA ADB:………………………………IV-ADB VỚI VIỆT NAMV-KẾT LUẬN………………………………………………………………. LỜI MỞ ĐẦUThế kỷ XXI được dự đoán là thế kỷ của châu Á vì những phát triển vượt bậc về kinh tế trong những thập kỷ qua của thế kỷ XXvới sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, cũng như sự tăng trưởng của các nền kinh tế khác. Mặc dù vậy, kinh tế châu Á vẫn đứng trước rất nhiều khó khăn và thử thách. Vẫn còn rất nhiều nước kém phát triển và đang phát triển, kinh tế còn gặp quá nhiều khó khăn, cuộc sống của người dân không được đảm bảo. Châu Á chiếm tới 2/3 số người nghèo trên thế giới. Và có thể nói vấn đề lớn nhất là vấn đề mà các nền kinh tế châu Á đang gặp phải là vấn đề về nguồn vốn. Chính vấn đề này là nguyên nhân đã dẫn đến rất nhiều vấn đề tiêu cực khác của nền kinh tế. Các chính phủ thiếu vốn để thực hiên các dự án phát triển kinh tế đất nước của mình. Từ đó kéo theo nhiều vấn đề liên quan như thất nghiệp, chất lượng cuộc sống thấp. Trước tình hình đó, năm 1966 ngân hàng phát triển châu Á (viết tắt là ADB) đã ra đời nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Từ đó đến nay Ngân hàng đã có rất nhiều hoạt động để thực hiện mục tiêu đó của mình.Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda I-Giới thiệu chung về Ngân Hàng Phát Triển Châu Á- ADB:1. Ngân hàng Phát triển châu Á ( The Asian Development Bank –ADB) là một ngân hàng phát triển khu vực được thành lập năm 1966, có trụ sở chính tại Manila, và chủ tịch là một người Nhật Bản với 66 thành viên bao gồm 47 nước trong khu vực và 19 nước ở các nơi khác trên khắp toàn cầu.ADB là một thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoảng tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật lần lượt vào khoảng 6 tỉ và 180 triệu USD mỗi năm.nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo , phát triển kinh tế-xã hội. CHXHN Việt Nam là thành viên của ADB từ năm 1966.2.Cơ chế hoạt động:ADB được xây dựng như một bản sao của World Bank, với nguồn vốn thành lập xuất phát từ Chính phủ các nước Mỹ, Nhật và Tây Âu. Nguồn tài trợ chính cho các khoản cho vay của ADB là từ việc phát hành trái phiếu trên thị trường châu Âu. Dù cho mức tăng trưởng kinh tế mau lẹ ở một số nước thành viên trong thời gian gần đây đã dẫn đến một số thay đổi tới một mức độ nào đó, thì hầu như trong suốt lịch sử của ADB, ngân hàng này vẫn hoạt động trên cơ sở các dự án, đặc biệt là trong những lĩnh vực như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp và cấp vốn vay cho các ngành công nghiệp cơ bản ở các nước thành viên. Trên lý thuyết, ADB là người cho vay của các Chính phủ và các tổ chức của Chính phủ, song nó còn tham gia vào quá trình nâng cao tính thanh khoản và tối ưu hoá hoạt động trong các khu vực tư nhân ở các nước thành viên trong khu vực.3.Chức năng: hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng , phát triển xã hội, quản lý kinh tế tốt.-Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng: tăng trưởng kinh tế không tự nhiên có tính bền vững và thường làm gia tăng mất công bằng. Để tăng trưởng bền vững và công bằng, cần có sự can thiệp trong khi vẫn đảm bảo một sự phát triển thân thiện với thị trường . -Phát triển xã hội: giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình phát triển kinh tế . -Quản lý kinh tế tốt: thực hiên các chính sách kinh tế một cách có trách nhiệm, có sự tham gia, có khả năng dự đoán, và minh bạch, chống tham nhũng . 4. Chiến lược và mục tiêu hoạt động của ADB Khuôn khổ chiến lược trung và dài hạn của ADB trong giai đoạn 2001 – 2015 đã xác định các lĩnh vực cần chú trọng và chỉ ra phương hướng hoạt động của ADB trong giai đoạn này. Khuôn khổ chiến lược đó đã đưa ra 6 mục tiêu phát triển dài hạn: (i) tăng trưởng kinh tế bền vững; (ii) phát triển toàn diện về xã hội; (iii) quản lý thể chế và chính sách có hiệu quả; (iv) nâng cao vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển; (v) hợp tác và hội nhập vùng và (vi) bền vững về môi trường. Như vậy, ngoài vai trò truyền thống là người cung cấp tài chính cho các dự án phát triển ở các nước đang phát triển (DMC), ADB đã đảm nhận nhiệm vụ mới đó là tham gia vào các vấn đề mang tính chính sách, tạo sự phát triển bền vững và những vấn đề liên quan đến hợp tác khu vực. Mục tiêu hoạt động chính:-Bảo vệ môi trường: người nghèo ở thường bị buộc phải sống ở những khu vực có điều kiện môi trường bất lợi. Muốn xóa nghèo thì phải bảo vệ môi trường.-Hỗ trợ giới: ở nhiều nước, phần lớn người nghèo là phụ nữ. Hỗ trợ phụ nữ phát triển là một biện pháp xóa nghèo.-Hỗ trợ khu vực tư nhân: khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường chính sách để tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân , hỗ trợ sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, cho vay và hỗ trợ kỹ thuật cho các xí nghiệp tư nhân và thể chế tài chính tư nhân-Khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực: khuyến khích sự hợp tác giữa các chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng , bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư , .5.Cơ cấu tổ chức-Ban thống đốc: là cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB . Ban thống đốc do mỗi quốc gia thành viên đóng góp một đại diện. Ban Thống đốc còn bầu ra chủ tịch Ngân hàng, là người đứng đầu Ban Giám đốc và điều hành ADB. Mỗi chủ tịch giữ cương vị của mình trong một nhiệm kì kéo dài 5 năm và có thể được tái đắc cử. Theo truyền thống và vì Nhật Bản là một trong những cổ đông lớn nhất của ADB, cho nên chủ tịch của ADB đã luôn là người Nhật. Chủ tịch đương nhiệm của ADB là Haruhiko Kuroda.-Ban giám đốc: gồm 12 thành viên do ban thống đốc bầu ra, và các cấp phó của họ.8 trong số 12 thành viên này là đại diện của các quốc gia trong khu vực(các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương) và số còn lại là từ các quốc gia ngoài khu vực. Trụ sở của ngân hàng ADB đặt tại 6 ADB Avenue, thành phố Mandaluyong, Metro Manila, Philippine, và có văn phòng đại diện trên khắp thế giới. Hiện ADB có khoảng 2400 nhân viên, đến từ 53 trên tổng số 67 quốc gia thành viên (theo web ADB.org tính đến 2/2007), và hơn một nửa số nhân viên của họ là người Philippine.II. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Châu ÁTầm nhìn của ADB là biến khu vực Châu Á và Thái Bình Dương trở thành một khuvực không có tình trạng nghèo. Sứ mệnh của ADB là hỗ trợ các nước thành viênđang phát triển giảm nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân. Mặc dùcó rất nhiều thành công, khu vực này vẫn là khu vực chiếm đến 2 phần 3 dân sốnghèo của thế giới: 1,8 triệu người sống với mức thu nhập dưới 2 USD một ngày,trong đó 903 triệu người đang phải vật lộn với mức thu nhập dưới 1,25 USD mộtngày. ADB cam kết giảm nghèo thông qua tăng trưởng kinh tế toàn diện, phát triển một cách bền vững với môi trường và hội nhập khu vực.Để hoạt động có hiệu quả, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phải làm việc với rất nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau. Muốn tạo dựng được những quan hệ đối tác mạnh mẽ và hiệu quả, ADB phải được nhiều người biết đến, động cơ và mục tiêu của ADB phải rõ ràng và dễ hiểu và ADB phải được nhìn nhận như một tổ chức mang tính chuyên nghiệp, định hướng vào kết quả và mang tính thực tế. ADB làm việc chặt chẽ với các bên vay và những người tài trợ dự án khu vực tư nhân để chuẩn bị và thực hiện các hoạt động phát triển. * Các hoạt động chính của ADB(i) Nguồn vốn của ADB- Nguồn vốn đặc biệt (ADF) chủ yếu là vốn do các nước hội viên đóng góp. Nguồn ADF là nguồn cho vay ưu đãi của ADB với điều kiện vay là 32 năm (bao gồm 8 năm ân hạn), lãi suất 1%/năm trong thời gian ân hạn và 1,5% sau đó.- Nguồn vốn thông thường (OCR) chủ yếu là vốn ADB huy động từ thị trường vốn quốc tế và một phần vốn góp của các nước hội viên. Điều kiện vay từ nguồn OCR là 25 năm (bao gồm 5 năm ân hạn), phí cam kết là 0,75%/năm, lãi suất là LIBOR cộng với một khoản phí chênh lệch của ADB(ii) Hoạt động cho vay Theo tính chất nguồn vốn vay, các khoản vay của ADB được chia làm 2 loại: cho vay ưu đãi từ nguồn vốn ADF và cho vay theo lãi suất thị trường từ nguồn vốn OCR. Căn cứ vào tiêu chí thu nhập và khả năng trả nợ, các nước hội viên vay vốn của ADB được phân thành các nhóm từ A đến C để xác định hình thức vay, trong đó- Nhóm A: gồm các nước chỉ vay từ nguồn ADF- Nhóm B1: gồm các nước vay phần lớn từ nguồn ADF và một phần từ nguồn OCR- Nhóm B2: gồm các nước vay phần lớn từ nguồn OCR và một phần từ nguồn ADF.- Nhóm C: gồm các nước chỉ vay từ nguồn OCR Việt nam hiện nay đang thuộc nhóm B1 Các phương thức cho vay chính của ADB gồm: Khoản vay dự án, khoản vay chương trình, khoản vay theo ngành, hạn mức tín dụng. (iii) Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật (HTKT): Ngoài các khoản vay cho dự án, chương trình, ADB còn tài trợ cho các dự án HTKT bằng nguồn vốn không hoàn lại để giúp các nước hội viên chuẩn bị khoản vay, tăng cường năng lực, thể chế, xây dựng chiến lược phát triển …(iv) Hoạt động khu vực tư nhân: bao gồm đầu tư cổ phần, cho vay trực tiếp để hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển và tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước hội viên(v) Hoạt động đồng tài trợ và bảo lãnh: ADB phối hợp với các nhà tài trợ khác trong các chương trình, dự án, xây dựng chiến lược phát triển và bảo lãnh cho các khoản vay khu vực công cộng hoặc tư nhân của các nước hội viên. Một số hoạt động cụ thể của ADB1. Thường xuyên lập các báo cáo phát triển về tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội của các nước trong khu vực châu Á và đưa ra những dự báo2. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã cam kết hỗ trợ Kế hoạch hành động chống tham nhũng của châu Á và Thái Bình Dương, một kế hoạch đã được 20 nước thành viên của ADB tán thành từ tháng 11 năm 20011. Kế hoạch hành động ADB-OECD nhằm hỗ trợ các hoạt động khu vực có liên quan đến ba thành tố của chương trình là:(1) phát triển hệ thống dịch vụ công cộng hoạt động hiệu quả và minh bạch, (2) củng cố các hoạt động chống hối lộ và tăng cường tính liêm chính trong hoạt động kinh doanh, (3) hỗ trợ việc tham gia tích cực của quần chúng2. Cả hai tổ chức này dẫn đầu trong việc huy động nguồn lực cho các quốc gia đang tìm kiếm hỗ trợ thông qua kế hoạch hành động này. Thông qua việc cam kết giúp đỡ các quốc gia đảm bảo nguồn lực cho những sáng kiến chống tham nhũng ADB và OECD hướng tới việc tạo ra động lực hành động cho các Chính phủ. Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn khi giải quyết nạn tham nhũng là ban đầu chỉ có 18 trong số 33 Chính phủ có mặt tại Tokyo tháng 11 năm 2001 ký vào kế hoạch hành động1, bởi thuộc tính thu hút sự tham gia một cách rộng rãi ở mức có thể, kế hoạch này không mang tính bắt buộc.Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng đã gặp phải trường hợp tương tự khi nỗ lực thúc đẩy việc ký kết Hiệp định về hoạt động mua sắm của Chính phủ trong đó các bên tham gia ký kết chấp nhận trình tự mua sắm minh bạch và không phân biệt đối xử. Cho đến nay, ở châu Á chỉ có Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, và Sing-ga-po đã ký vào Hiệp định. Vì nhiều lý do và ngoại trừ Đài Loan (Trung Quốc), các nước còn lại trong khu vực, thậm chí còn chưa bắt đầu đàm phán gia nhập hoặc chấp nhận tham gia với tư cách là quan sát viên2. Bước tiến tích cực nhất của các nước trong việc đạt đến các tiêu chuẩn của WTO chính là việc Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương thành lập Nhóm các chuyên gia trong lĩnh vực mua sắm của Chính phủ mà năm 1999 đã chấp nhận “Các nguyên tắc không bắt buộc về hoạt động mua sắm của Chính phủ”3. Một số tổ chức quốc tế đã nỗ lực hình thành một chương trình chống tham nhũng trực tiếp hơn, như Ngân hàng thế giới đã đưa ra một số sáng kiến quốc gia về quản lý và chống tham nhũng. Trong những Dự án hỗ trợ của Ngân hàng ở khu vực có Dự án xây dựng năng lực của khu vực kinh tế và cơng cộng ở Campuchia (2002) chương trình hỗ trợ giai đoạn q độ của Đơng Ti-Mo (2002) và hợp tác cải cách quản lý ở In-đơ-nê-xi-a (2002).Các tổ chức quốc tế đã tỏ ra đặc biệt linh hoạt trong các vấn đề chống tham nhũng cụ thể, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến hoạt động rửa tiền. Gần đây, Lực lượng đặc biệt hành động trong lĩnh vực tài chính (FÀT) đã đưa In-đo-nê-xi-a và Phi-lip-pin vào “sổ đen” gồm có những nước khơng có tinh thần cộng tác. Sau một thời gian trì hỗn việc ban hành Luật rửa tiền và đưa vào “sổ đen” của Lực lượng đặc nhiệm, cuối cùng Quốc hội Phi-líp-pin thơng qua Luật rửa tiền. (Tuy nhiên, Lực lượng đặc nhiệm hành động trong lĩnh vực tài chính quyết định vẫn giữ Phi-líp-pin ở trong danh sách này, vì theo cách nhìn của nhóm đặc nhiệm, luật này của Phi-lip-pin “vẫn nhiều thiếu sót nghiêm trọng”1. Mặc dù được đưa vào “sổ đen” của Lực lượng đặc nhiệm hành động trong lĩnh vực tài chính là: Nhóm chống rửa tiền của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (www.apgml.org) được hình thành năm 1997 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thơng qua và thực thi 40 kiến nghị do Lực lượng này đưa ra.Những tổ chức quốc tế khác cũng đã có những nỗ lực nhằm thảo ra một chương trình nghị sự cho hoạt động chống tham nhũng của các Chính phủ thơng qua việc thiết lập những thoả ước khác nhau. Trong những nỗ lực đó có Thoả ước vốn Basel của Ngân hàng thanh tốn quốc tế2, các sáng kiến của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)3, và các hiệp hội kinh doanh quốc tế, như Hội đồng kinh tế khu vực Thái Bình Dương (PBEC). (Hội đồng kinh tế khu vực Thái Bình Dương là một hiệp hội các nhà kinh doanh cao cấp hàng đầu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thơng qua một điều lệ về các tiêu chuẩn cho việc bn bán giữa Chính phủ và giới kinh doanh đồng thời khuyến khích giới kinh doanh tham gia vào hoạt động ngăn chặn nạn tham nhũng ở khu vực4.Bên cạnh đó, một số quốc gia tài trợ đã trực tiếp tham gia vào việc lập chương trình hành động chống tham nhũng trong khu vực, đặc biệt là Cơ quan phát triển quốc tế Australia (Aus AID), Cơ quan phát triển quốc tế Ca-na-đa (CIDA), và cơ quan phát triển quốc tế những chương trình về dân chủ và quản lý ở một số nước có hoạt động chống tham nhũng trong khu vực.Tóm lại, dưới áp lực cơng luận tăng cao, bởi hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á, một phần do xảy ra một số vụ tham nhũng lớn và những hỗ trợ tích cực của các tổ chức đa phương, các nhà cải cách chính phủ và xã hội mà việc đương đầu với tham nhũng đã trở thành ưu tiên hàng đầu cũng như trên cơ sở tiềm lực kinh tế và phạm vi hoạt động ngoại giao, các cá nhân, tổ chức quốc tế khơng ngừng tác động đến những chương trình hành động nêu trên. Có những lúc, sự nỗ lực đó gần như đơn phương, nhưng cũng có lúc là sự kết hợp giữa các tổ chức quốc tế cùng phối hợp hành động với các nhóm trong nước nhằm tăng cường áp lực. Dưới nhiều hình thức khác nhau, việc phổ cập hố những nỗ lực chống tham nhũng đã cho thấy sự hợp tác của quốc tế với trong nước trên lĩnh vực này là rất hiệu quả. Sự hợp tác này báo hiệu trước một tín hiệu tốt trong thay đổi cân bằng lực lượng giữa những đối tượng có lợi từ việc giữ ngun trạng với những đối tượng cải cách.3. ADB kêu gọi liên kết khu vực châu Á: Nhằm thảo luận về triển vọng kinh tế cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương trước rối loạn tài chính tồn cầu và giá lương thực và dầu mỏ tăng cao; vấn đề thay đổi khí hậu và chống đói nghèo (“Chiến lược 2020 của ADB sẽ tái tập trung vào ba chương trình phát triển bao gồm tăng trưởng kinh tế tồn diện, phát triển bền vững và hội nhập khu vực.”)Từ khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 đến những xáo trộn tài chính hiện tại càng cho thấy rõ sự phụ thuộc lẫn nhau của các nước trong khu vực châu Á và hiện rõ một động lực mạnh mẽ về việc hình thành chủ nghĩa khu vực ở châu Á. Các nước trong khu vực này đang có sự kết nối mạnh mẽ thông qua thương mại, tài chính và các liên kết kinh tế vĩ mô do đó cần phát triển chương trình giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, một bước đi nhằm tiến gần hơn đến việc hình thành một quỹ tiền tệ châu Á hoàn chỉnh tương tự như IMF.ADB đưa ra đề xuất thành lập một đơn vị tiền tệ châu Á (đồng ACU) và coi đó như một phần của nỗ lực nhằm tăng cường sự ổn định tiền tệ trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm bớt tình trạng bất bình đẳng. Mới đây, các thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cho biết, sẽ cùng ADB xem xét việc ban hành một đồng tiền chung châu Á, tương tự như đồng euro của Liên minh châu Âu (EU). Ngoài ra, trong khuôn khổ các thỏa thuận trao đổi song phương với ASEAN+3 (gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), ADB còn lập một quỹ gồm 75 tỷ USD nhằm hỗ trợ các nước châu Á khắc phục khó khăn trong hoạt động thanh toán tạm thời.Theo tính toán của ADB, châu Á là mái nhà của 2/3 số người nghèo trên thế giới, và gần 1,7 tỉ người trong khu vực đang sống với mức thu nhập 2 USD/ngày hoặc thấp hơn. Những người nghèo ở châu Á đặc biệt gặp khó khăn khi giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, nhất là gạo vì 60% chi tiêu của họ là dành cho lương thực. Khi tính cả chi phí nhiên liệu, con số này tăng lên 75%. Do đó, ADB mong muốn xây dựng quỹ hỗ trợ khẩn cấp để giúp đỡ các nước nghèo đấu tranh với tình trạng bùng nổ giá lương thực. Hiện tại, ADB đang hoàn tất một chiến lược mới nhằm đưa ra mô hình tăng trưởng bền vững và công bằng, từ đó thu hẹp chênh lệch về thu nhập ở châu Á, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo. Chiến lược này còn giúp châu Á hoàn thiện công tác quản lý tài chính, giảm thiểu tình trạng tham nhũng, hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp châu lục này hội nhập tốt hơn với kinh tế thế giới, ADB cho rằng, việc tăng cường vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng không chỉ cần thiết cho việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao, mà còn giúp châu Á mở rộng các dịch vụ cơ bản để người nghèo có cơ hội tiếp cận. Theo ông Haruhiko Kurada, trong vài năm tới, riêng Đông Á sẽ cần 1.000 tỷ USD vốn đầu tư cho phát triển hệ thống giao thông, năng lượng và dịch vụ công cộng. Trong báo cáo được công bố mới đây, ADB dự kiến sẽ đầu tư tới 2 tỷ USD mỗi năm cho các dự án cung cấp nước và 1 tỷ USD cho các dự án năng lượng sạch ở châu Á. ADB cung cấp các khoản tài trợ và tín dụng với lãi suất thấp cho các nước nghèo nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi có khoảng 400 triệu người sống dưới mức hai đô la Mỹ/ngày. Khoản tài trợ nói trên của ADB sẽ được chi cho các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, nước sạch, các mạng lưới điện và vệ sinh.Ông Kuroda cũng nhấn mạnh vấn đề tài trợ cho các khu vực nông thôn của châu Á. Theo ông, các nguồn viện trợ của ADB trong tương lai sẽ dành cho những sáng kiến giáo dục bởi giáo dục có ý nghĩa sống còn đối với sự tiến bộ của thanh niên và sự phát triển một của đất nước. 4. Các dự án hỗ trợ tài chính cho các quốc gia thành viên thực hiện các chương trình thương mại và giảm đói nghèo và hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, minh bạch hơn và đem lại lợi nhuận nhiều hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở thêm nhiều triển vọng phát triển mới (tại Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Pakistan, Bangladesh, Indonesia, Philippines ,SriLanka và khu vực Trung Á…). Bên cạnh đó, ADB còn hợp tác với các thể chế tài chính khác để tăng cường hiệu quả cho hoạt động này:• Chương trình vốn vay dành cho nông nghiệp• Dự án chè và hoa quả• Dự án Khoa học kỹ thuật nông nghiệp• Dự án Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo• Nghiên cứu về sự vận hành của thị trường và khả năng người nghèo được hưởng lợi từ thị trường, và xây dựng năng lực để hỗ trợ sự phát triển thị trường vì người nghèoADB tăng cường hỗ trợ các nước nghèo châu Á 4.1Đưa ra những biện pháp hỗ trợ nước nghèo vượt qua khủng hoảng và đối phó với sự lây lan của vi rút H1N1 .4.2Tăng vốn vay, lập quỹ CSFĐể đối phó với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, ông Kuroda thông báo ADB sẽ nâng tổng số vốn cho vay trong hai năm 2009-2010 lên 32,9 tỉ đô la Mỹ, tăng gấp rưỡi so với mức 22,4 tỉ đô la Mỹ đã cho vay trong 2 năm 2007-2008. Trong 10 tỉ đô la tăng thêm sẽ có 1 tỉ đô la dành riêng cho tài trợ thương mại và 3 tỉ đô la lập một quỹ hỗ trợ chống suy thoái theo chu kỳ (CSF - counter-cyclical support facility), để thúc đẩy khả năng chi tiêu tài chính của các thành viên đang phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. “Quỹ CSF cung cấp tín dụng nhanh hơn và rẻ hơn so với chương trình cho vay đặc biệt hiện hành của ADB. Tôi tin đây sẽ là một sáng kiến rất được hoan nghênh nhằm hỗ trợ các nền kinh tế đang chao đảo và quan trọng nhất là bảo vệ người nghèo khỏi tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng”, ông Kuroda nói. Ngân hàng ADB cũng thông báo tăng gấp ba nguồn vốn của ADB từ 55 tỉ đô la Mỹ lên 165 tỉ đô la Mỹ, cho phép ngân hàng này tăng hoạt động cho vay tới các nước đang phát triển ở châu Á mà hầu hết đều bị tác động của đợt tăng giá đầu năm ngoái và suy giảm xuất khẩu, cạn kiệt tín dụng hiện nay. 3.3 Những chính sách hỗ trợ mới ADB cho biết, “việc hỗ trợ sẽ bao gồm các khoản đầu tư dự án, các khoản vay dựa trên chính sách giải ngân nhanh, bảo lãnh, và những sáng kiến mới được thiết kế nhằm vào những nhu cầu cụ thể. ADB cũng sẽ mở rộng sự hỗ trợ của mình thông qua những khoản trợ cấp cho phân tích chính sách và xây dựng năng lực”. Theo ADB, GDP của các nước châu Á đang phát triển được dự tính là giảm 3,4% trong năm nay từ con số 9,5% trong năm 2007. [...]... giải ngân, với mỗi phần giá trị giải ngân sẽ có một lãi suất cố định riêng SRF theo giá trị: Bên vay sẽ định ra một “ngưỡng” giá trị giải ngân để cố định lãi suất (chẳng hạn như với mỗi 5 triệu USD giải ngân; hoặc sau khi giá trị giải ngân vượt quá 5 triệu USD, 10 triệu USD, 20 triệu USD, ) Ví dụ như Bên vay có thế đề nghị ADB cố định lãi suất cho các khoản đa giải ngân mỗi khi tổng giá trị giải ngân. .. www .adb. org/fi nance 4 Sau khi nhận được đề nghị của khách hàng, ADB sẽ bắt đầuqui trình xem xét và phê duyệt đề nghị đó Trong quá trìnhxét duyệt, ADB có thể liên hệ với khách hàng để có thêmthông tin hoặc giải thích ADB bảo lưu quyền từ chối đề nghị bố trí giao dịch tự bảo hiểm này 5 ADB sẽ nỗ lực thực hiện các nghiệp vụ tự bảo hiểm trongvòng 20 ngày theo lịch kể từ khi phê duyệt đề nghị của khách hàng. .. trả nợ hàng năm trả nợ các phần bằng nhau trả nợ một lần4 trả nợ theo lịch trình riêng cho khách hàng5 Trả nợ theo giá trị giải ngân thực tế Theo điều kiện trả nợ này, lịch trình trả nợ được xây dựng căn cứ trên giá trị giải ngân thực tế Giá trị giải ngân lũy kế của mỗi kỳ hạn 6 tháng (“số tiền giải ngân ) sẽ có một lịch trình thanh toán riêng Thời gian ân hạn và thời gian trả nợ cho số tiền giải ngân. .. bộ của ADB không được phép đề xuấtlựa chọn cho vay hoặc quyết định thay cho Bên vay, nhưnghọ có thể giới thiệu các lựa chọn thay thế trong gói chovay LBL mới, cũng như hỗ trợ đánh giá khả năng của cácrủi ro đi kèm với chúng 9 Các sản phẩm tài chính của ADB Cơ sở của sản phẩm cho vay bằng đồng nội tệ Khi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra sản phẩmcho vay theo lãi suất chào bán liên ngân hàng Luân... Phi-lí-pin đabán một phần đáng kể những khoản cho vay không hiệu quảcủa mình Trong một cuộc đấu giá các khoản cho vay khônghiệu quả vào tháng 7 năm 2005, ngân hàng Bayrische Hypo vàVereinbank (VHB) đa trúng thầu mua một danh mục các khoảncho vay không hiệu quả của ngân hàng PCI Equitable Do cáckhoản cho vay không hiệu quả được đấu giá hoàn toàn là cáckhoản cho vay trong nước và được tính bằng đồng pê-sô... cáckhoản cho vay trong nước và được tính bằng đồng pê-sô Philíp-pin, HVB đa đề nghị Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cungcấp một khoản vay bằng đồng nội tệ để tài trợ một phần chogiao dịch mua bán này Do ADB không có quỹ thanh khoản bằngđồng pê-sô, việc huy động vốn cho khoản vay được thu xếpthông qua một “thỏa thuận giáp lưng” trong đó ADB huy độnglượng nội tệ cần thiết thông qua phương thức hoán... Chủ tịch Tài chính và Hành chính của Ngân hàng Phát triển châu Á phát biểu hôm 02/12/09, hội thảo "Tăng tốc hệ thống điều hành và hợp tác khu vực - Một thời kỳ tăng trưởng mới của thị trường trái phiếu châu Á") III Các sản phẩm tài chính của ADB Sản phẩm cho vay theo lãi suất LIBOR Sản phẩm cho vay bằng đồng nội tệ Các sản phẩm quản lý nợ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là một tổ chức tài chính phát... vụ nợ đối với bên thứ ba Các xem xét pháp lý Khách hàng muốn sử dụng các sản phẩm quản lý nợ củaADB cho các nghĩa vụ nợ đối với bên thứ ba cần phải thamgia một hiệp định phái sinh tổng thể với ADB Hiệp địnhnày cung cấp một khuôn khổ thỏa thuận giữa khách hàngvà ADB Khi hiệp định có hiệu lực, mỗi giao dịch quản lýnợ được thực hiện bởi khách hàng và ADB sẽ có một xácnhận pháp lý được lưu trong hồ sơ,... phê duyệt của ADB, Bên vay có thể chọn bất kỳđiều kiện nào trong các điều kiện trả nợ sau để cân đối với dự kiến dòng tiềnthu nhập của mình theo cách thức mà Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) có thể chấp nhận được – Trả nợ hàng năm – Trả nợ các phần bằng nhau – Trả nợ một lần – Trả nợ được thiết lập theo nhu cầu riêng Lịch trình trả nợ được căn cứ và giá trị giải ngân thực tế: Giá trị giải ngân lũykế... lượng sạch của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Đây là một Chương trình tài chính sáng tạo hỗ trợ việc phát triển năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả và các dự án nhằm giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính (GHG) tại các nước đang phát triển trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, những nước đủ tiêu chuẩn nằm trong danh sách Cơ chế Phát triển sạch (CDM) thuộc Nghị định thư Ky-ô-tô Sáng kiến . tịch ADB Haruhiko Kuroda I-Giới thiệu chung về Ngân Hàng Phát Triển Châu - ADB: 1. Ngân hàng Phát triển châu Á ( The Asian Development Bank ADB) là một ngân. chức…………………………………………………………………..II-HOẠT ĐỘNG CỦA ADB: …………………………………………………III-CÁC SẢN PHẨM TÀI CHÍNH CỦA ADB: ………………………………IV -ADB VỚI VIỆT NAMV-KẾT LUẬN………………………………………………………………. LỜI