Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
151,5 KB
Nội dung
Nghiêncứuvănhọcdângiantừgócđộtypevàmotif – Nhữngkhảthủvàbấtcập PGS.TS. Trần Thị An Phòng vănhọcdângianTừ điển A-T hay là phương pháp biên soạn tư liệu về truyện dângian theo typevàmotif Một trường phái nghiêncứu folklore ảnh hưởng sâu rộng đến các nhà nghiêncứuvănhọcdângian trên thế giới là phương pháp địa lí - lịch sử (Historic- geographic Method) còn gọi là trường phái Phần Lan (Finnish Method). Trường phái này được khởi xướng bởi các nhà nghiêncứu folklore Phần Lan là Julius Leopold Fredrik Krohn (1835-1888), giáo sư vănhọc Phần Lan ở Đại học Tổng hợp Helsinki và con ông, Kaarle Krohn (1863-1933), giáo sư ngành Folklore so sánh của trường Đại học Tổng hợp Helsinki, Chủ tịch Hội Vănhọc Phần Lan. Phương pháp nghiêncứu này được tiếp tục bởi học trò của hai ông là Antti Aarne (1867-1925) (1) . Các nhà nghiêncứu theo phương pháp trên đã tiến hành sưu tầm càng nhiều càng tốt các dị bản truyện cổ tích, lập nên bảng tra rồi tiến hành so sánh để tìm ra bản cổ nhất, trên cơ sở đó mà xác định được nơi phát tích của một truyện cổ và vạch ra con đường địa lí của sự lưu truyền truyện cổ ấy, giống như “chúng ta có thể lần theo dấu vết con thú về hang ổ của nó” (2) . Stith Thompson (1885-1976), giáo sư tiếng Anh của trường đại học Indiana, người có công thành lập Viện Folklore đầu tiên ở nước Mỹ thuộc trường đại học Indiana vào năm 1942, là người có công mở rộng bảng tra type được lập nên bởi Antti Aarne, xuất bản năm 1910. Tính từ công trình được công bố lần đầu tiên, cuốn Danh mục các thể loại truyện cổ tích (Verzeichnis der Märchentypen), 66 trang (đăng trên FF vào năm 1910), trong vòng 11 năm, từ năm 1910 đến năm 1920, A. Aarne đã liên tục xuất bản 17 công trình (3) để vừa công bố các tập hợp dị bản cổ tích Phần Lan và cổ tích châu Âu theo hệ thống cốt truyện mà ông xác lập, vừa công bố các chuyên luận nghiêncứu về cổ tích so sánh. Với việc công bố một loạt công trình này, cùng với các đồng nghiệp của Hội các nhà folklore Phần Lan, ông đã lập nên trường phái địa lý-lịch sử trong nghiêncứu cổ tích và trường phái này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ ra ngoài châu Âu. Chỉ 8 năm sau, S. Thompson đã công bố sự kế thừa và phát triển lí thuyết của thầy mình trong cuốn The Type of the Folktale – A Classification and Bibliography, Antti Aarne's Verzeichnis der Märchentypen (FF communications No.3) Translated and Enlarged by Stith Thompson (4) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1928 tại Helsinki, dưới sự bảo trợ của Hội các nhà Folklore. Các lần xuất bản sau là 1946, 1961, 1964, 1973, 1981 tại Hoa Kỳ. Công trình được biết đến với tên gọi tắt là Từ điển A-T (do việc viết tắt họ của hai nhà khoa học Aarne và Thompson). Quan điểm và đóng góp của S. Thompson cho phương pháp nghiêncứu này được thể hiện tập trung ở ba công trình: 1) The Type of the Folktale – A Classification and Bibliography, 2) Motif- index of Folk- Literature, A Classification of Narrative Elements in Folk- Tale, Ballads, Myths, Fables, Medieval, Romances, Exempla, Local Legends (5) và 3) The Folktale (6) . Qua ba công trình này, có thể thấy được những đóng góp của S. Thompson về việc nghiêncứu truyện cổ tích, hơn nữa, còn có thể thấy sự phát triển quan điểm khoa học của ông, từ một nhà cổ tích học đến một nhà tự sự học. Ở công trình thứ nhất, trong lời giới thiệu của lần xuất bản thứ 2 vào năm 1946, S. Thompson nhận định rằng, bảng tra type truyện của A. Aarne chỉ mới bao quát được truyện cổ tích Bắc Âu trong khi đó "truyện cổ tích của các nước đông nam Âu và truyện cổ tích châu Á trong đó có Ấn Độ chưa có mặt ở đây, mặc dù rằng, đối với việc nghiêncứu so sánh truyện cổ tích, các dị bản của vùng Địa Trung Hải, vùng Cận Đông và Ấn Độ luôn luôn là nhữngtư liệu quan trọng hàng đầu” (The Type of the Folktale – A Classification and Bibliography, tr.5). Ông cũng nói rõ là, "Tại cuộc hội thảo về việc nghiêncứu truyện cổ tích tại Lund năm 1935, vấn đề tái bản Bảng tra type truyện cổ tích được đưa ra bàn bạc khá kỹ lưỡng" và "trước khi kết thúc hội thảo, tôi đồng ý rằng, với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, tôi cần phải nhận trách nhiệm tái bản bảng tra cứu này trong một thời hạn cho phép. Cùng với việc này, tôi mong muốn có một công trình nghiêncứu đặc biệt về Ấn Độ để tạo nên sự cân bằng đông và tây trong nghiên cứu” (The Type of the Folktale – A Classification and Bibliography, tr.6). Nhận định về tình hình tư liệu truyện cổ tích được sưu tầm trên thế giới, S. Thompson viết: "Trong vòng 20 năm trở lại đây, rất nhiều truyện truyền miệng từ nhiều nước khác nhau, bao gồm cả nam Âu và đông Âu, đều đã được sưu tầm, điều này làm nên sự cân bằng đông tây, một điều mà thời của Aarne chưa có được. Những bảng tra cứu công phu ngày nay đã xuất hiện ở Nga, Tây Ban Nha, Aixơlen, Litônia, Latvia, Thụy Điển, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Ấn Độ, Tiệp Khắc, Hunggary, Rumania và châu Mỹ Latinh. Những bảng tra cứu này đều ra đời sau khi bảng tra cứu đầu tiên được xuất bản; hiện tại có một số bảng tra cứu tương tự đang chờ xuất bản ở Hy Lạp, vùng nói tiếng Pháp ở Canađa, Xcôtlen và Ailen. Cùng với các bộ sưu tập khác nhau, những năm qua đã chứng kiến sự phát triển của các kho lưu trữ truyện cổ tích, một số trong đó có trữ lượng rất đáng kể. Tôi đã cố gắng đến xem những kho lưu trữ đó trong khả năng có thể: tôi đã có một vài tuần ở hầu hết các nơi đó, chẳng hạn như Quebec, Edinburgh, Dublin, Marburg, Copenhagen, Lund, Stockholm, Uppsala, Oslo, Helsinki, Ljubljiana, Zagreb và Athen. Mục đích của tôi là xem thử bảng tra cứu tái bản năm 1928 đã sử dụng đến mức nào các kho lưu trữ ở các nước đó. Đối với những truyện đã xuất hiện trong bộ sách tái bản đó thì tôi kiểm tra lại thực trạng tư liệu và xem xét xem có cần phải thêm bớt hay thay đổi gì không”. Với tinh thần làm việc không mệt mỏi, với khả năng bao quát tài liệu rộng rãi, S. Thompson cho rằng: “Bảng tra cứu này thuần túy là bảng liệt kê thực tế truyện của từng vùng nhất định, từ đó, các nhà sưu tầm, các nhà nghiêncứu đều có thể có cơ sở chung để tham khảo. Từ quan điểm lí thuyết thuần túy, rõ ràng có thể thấy những nhược điểm của hệ thống này, nhưng xét trên thực tế, 50 năm kinh nghiệm làm việc chỉ ra rằng, những vùng mà bảng tra cứu này “phủ sóng” được thì đều có thể tiến hành nghiêncứu rất hiệu quả”. Ở công trình thứ hai, S. Thompson đặt vấn đề lập bảng tra cứu motif. Để nói về sự cần thiết phải tiến hành biên soạn một bộ từ điển truyện dângian không phải ở cấpđộ cốt truyện (type) mà là ở cấpđộ chi tiết (motif) cấu thành cốt truyện, ông đã bắt đầu từ việc nhận định công trình type truyện của A. Aarne: “Bên ngoài châu Âu, tuy nhiên, bảng tra cứu của A. Aarne lại tỏ ra không thật hữu ích. Ở những vùng xa xôi, nơi mà việc nghiêncứu đòi hỏi chúng ta thì bảng tra type truyện châu Âu chỉ áp dụng cho một số ít trường hợp. Đó là tình trạng chung trong vănhọcdângian trên thế giới. Sự tương đồng ở cấpđộ cả một câu chuyện phức hợp hoàn chỉnh không thường xuyên bằng sự tương đồng ở cấpđộ motif. Vì vậy, nếu một cố gắng có thể làm giảm tư liệu truyện kể truyền thống của toàn thế giới xuống thành các trật tự (giống như việc các nhà khoa học đã làm với các hiện tượng sinh học toàn thế giới) thì đó chắc chắn phải là bảng phân loại từng motif đơn nhất -nhữngmotif được lẩy ra từnhững câu chuyện đã được sáng tác hoàn chỉnh. Những thành tố đơn giản này có thể lập thành một cơ sở chung cho sự sắp xếp hệ thống vănhọc truyền thống. Chỉ sau khi lập nên những bảng phân loại như thế, thì mới có thể sử dụng các bộ sưu tập đã được in ấn và cả các tập bản thảo” (Motif- index of Folk- Literature, tr.1). Nhận ra rằng, “thực ra, đôi khi motif cũng tương đương như là các type truyện, bởi vì rất nhiều truyện chỉ có một motif mà thôi”, Thompson đã hết sức chú ý đến motifvà coi motif chính là đơn vị hạt nhân hình thành nên truyền thống tự sự trong vănhọcdângianvàtừđó làm nên kinh nghiệm nền tảng cho nghệ thuật tự sự trong vănhọc viết. Ông đã trình bày mục đích của công trình này như sau: “Mục đích của công trình nghiêncứu này là sắp xếp những yếu tố làm nên vănhọctự sự truyền thống trong một bảng phân loại logic nhữngmotif đơn nhất. Những truyện kể này đã tạo nên từng phần của truyện kể truyền thống, dù là vănhọc viết hay truyền miệng đều tìm thấy chỗ ở trong bảng phân loại này. Truyện cổ tích, thần thoại, ballad, truyện ngụ ngôn, vănhọc lãng mạn trung đại, fabliaus, truyện cười, exemplum và truyền thuyết vùng đều được tập trung vào đây mặc dù một số thể loại chỉ là những sưu tập lẻ tẻ. Nói chung, tôi sử dụng bất cứ truyện kể nào, truyền miệng hay là vănhọc viết, miễn là chúng hình thành nên được một truyền thống có đủ sức mạnh để lặp đi lặp lại trong các hình thức tự sự”. Và để đi đến mục đích đó, cách thức làm việc của S. Thompson là: “Trong những tài liệu mà tôi chọn, tôi cố gắng để lẩy ra được hết nhữngmotif có ở trong đó. Vì vậy, trong khi đọc, tôi đã cố gắng mở rộng lĩnh vực điều tra. Những công việc này giới thiệu cho độc giả một thế giới đầy hứng thú về truyện kể dângianvà với một số lượng lớn các motif. Điều này rất có ích cho mục đích của tôi. Việc khảo sát của các nhà nghiêncứu folklore từ việc đọc rộng rãi của họ đã đem lại một số lượng lớn các dị bản truyện kể dângianvà nhờ vậy mà nới rộng phạm vi của việc phân loại”. Ông đã lập nên được một bảng phân loại các motif trong 23 chương từ A đến Z như sau: A- Nhữngmotif thần thoại, B- Loài vật, C- Cấm kị, D- Phép thuật, E- Cái chết, F- Điều kỳ diệu, G- Yêu tinh, H- Thử thách, J- Khôn ngoan và ngốc nghếch, K- Lừa dối, L- Sự đảo ngược của vận mệnh, M- Việc phán truyền tương lai, N- May rủi và số phận, P- Xã hội, Q- Thưởng và phạt, R- Bắt giữ và bỏ trốn, S- Sự độc ác trái tự nhiên, T- Giới tính, U- Bản chất của đời sống, V- Tôn giáo, W- Tính cách nhân vật, X- Hài hước, Z- Nhóm hỗn hợp các motif. So sánh 23 chương phân loại này với 5 chương (Truyện loài vật, Truyện thường gặp, Truyện cười và giai thoại, Truyện công thức, Truyện không phân loại được) trong bảng phân loại của công trình Type truyện mà Thompson phát triển từ A. Aarne, có thể thấy rõ bước tiến của Thompson trong ý đồ tìm tòi những quy luật của truyền thống tự sự của vănhọc thế giới được hình thành từvănhọcdân gian. Trong cuốn sách thứ ba, S. Thompson đã thể hiện sự phát triển mới trong nhận thức của mình khi nghiêncứu truyện cổ tích. Ông không chỉ dừng lại nghiêncứu truyện cổ tích từgócđộ cấu trúc ngôn từ (type, motif) mà đã hướng tới nghiêncứu nó từgócđộ nguyên tắc tổ chức văn bản (tự sự học) và, trong một chừng mực nào đó, còn từ phương diện văn hóa học. Điểm cốt lõi trong ý tưởng khoa học của ông được trình bày ở đây là: truyện cổ tích là một hình thức tự sự mang tính phổ quát trong xã hội loài người, nó thiết lập cơ sở cho các hình thức tự sự trong các thể loại tự sự dângian khác; nó đặt nền móng cho các hình thức tự sự của vănhọc viết; nó mang tính tương đồng lớn trong các cộng đồng ở mọi châu lục [“Giới hạn của cuộc sống con người và sự tương đồng của những hoàn cảnh sống đã sản sinh ra những truyện cổ tích ở khắp mọi nơi và chúng giống nhau ở các chi tiết cấu trúc quan trọng. Chúng có một hình thức tương đối ổn định, tương tự như sự ổn định của văn hóa loài người chẳng hạn như cái ấm, cái cuốc, cái cung, cái tên; và một vài hình thức truyện kể này gần như là được chấp nhận rộng rãi” (The Folktale, tr.7)]; vì thế nó xứng đáng được khảo cứu kỹ lưỡng. Ông viết: “Mục đích của cuốn sách này, trước hết là: 1) trình bày truyện cổ tích như là một nghệ thuật quan trọng, cần cho mọi tộc người, chúng nằm dưới các hình thức tự sự văn học; 2) giúp độc giả làm quen với những truyện cổ tích nổi tiếng thế giới, không chỉ để thỏa mãn hứng thú của họ đối với truyện cổ tích mà còn làm quen với các thành tố quan trọng của văn hóa; 3) trình bày tóm lược mục đích của chuyên ngành nghiêncứutự sự họcvà các phương pháp nghiêncứu mà chuyên ngành này sử dụng” (The Folktale, tr.viii). Chính vì vậy, trong cuốn sách này, S. Thompson đã khảo các hình thức tự sự truyền thống trong các thể loại từ truyện cổ tích (folktale, marchen, conte populaire) đến hình thức trung gian giữa truyện dângianvà sáng tác văn xuôi trung đại châu Âu là novella, đến truyền thuyết (local legend, sage, tradition populaire), loại truyện có mục đích giải thích (explanatory tale, Natursage, pourquoi story), thần thoại (myth), truyện động vật (animal tales), ngụ ngôn (fable), truyện có yếu tố gây cười (jet, humourous, anecdote, merry tale, schwank, thậm chí cả truyện có yếu tố tục obscenen tale). Nghiêncứu sự vận động này, Thompson chỉ ra sự đan xen các thể loại, trong đó, truyện cổ tích đóng vai trò là nhân vật trung tâm, và cuối cùng, theo sở trường của mình, ông vẫn quay về cốt truyện để nghiêncứu chứ không phải là đặc trưng thể loại. Ông viết: “Chúng tôi sẽ không tìm ra những hình thức cứng nhắc như các nhà lí thuyết thường làm bởi vì các loại truyện đan xen vào nhau một cách đáng ngạc nhiên. Truyện cổ tích trở thành thần thoại, thành truyện động vật, hoặc có khi lại trở thành truyền thuyết. Bởi vì các câu chuyện được lưu truyền từ nhiều thời đại khác nhau, từ nhiều nơi khác nhau, truyền từ thời cổ đại đến với chúng ta ngày nay hay từ chúng ta lại trở về thời nguyên thủy và khi di chuyển, chúng thường thay đổi về phong cách và mục đích. Và bởi vì cấu trúc cốt truyện (plot structure) của truyện kể bền vững hơn và ổn định hơn là hình thức của chúng” (The Folktale, tr.10). Như vậy, qua ba công trình trên, có thể nhận thấy sự phát triển dầndần quan điểm học thuật của S. Thompson, người đã từ việc phân tích cấu trúc văn bản (type và motif) đi đến việc phân tích nguyên tắc tổ chức văn bản (các hình thức tự sự) và cuối cùng là việc đặt văn bản đó trong các mối tương quan nội tại (các thể loại tự sự dân gian), ngoại vi (tự sự dângianvàtự sự trong vănhọc viết) và các mối quan hệ hữu quan giữa yếu tố và chỉnh thể (truyện cổ tích như là một thành tố của văn hóa). Con đường đi của ông, tự bản thân nó, đã chỉ ra sự khảthủvàbấtcập của lí thuyết về typevàmotif với tư cách là một phương pháp nghiêncứu truyện dân gian. Sự ứng dụng phương pháp typevàmotif trong việc biên soạn các bảng tra cứuvănhọcdângianvànghiêncứuvănhọcdângian Bảng tra cứu của Thompson đã dấy lên một phong trào nghiêncứu truyện dângian theo typevàmotif ở trường Indiana. Cuối những năm 1940 vànhững năm 1950, một loạt luận án tiến sĩ triển khai hướng nghiêncứu này được bảo vệ ở trường Indiana: William Hugh Jansen với luận án về người kể chuyện ở vùng Indiana có tên là Abraham Smith, John Mason Brewer với luận án về những câu chuyện về nhà truyền đạo của người da đen ở Texas, Marie Campbell với luận án về truyện cổ tích châu Âu mà cô sưu tầm được từnhững người kể chuyện ở vùng đông Kentucky, Herbert Halpert với luận án về truyện cổ tích và truyền thuyết vùng New Jersey, Warren Roberts với luận án Truyện cổ về những cô gái tốt bụng và xấu tính… Chính bản thân Thompson cũng đã ứng dụng phương pháp này để thực hiện một nghiêncứu cụ thể, một chuyên khảo công phu về truyện cổ tích về người chồng là ngôi sao (The Star Husband Tale) của vùng Bắc Mỹ (1953). Những ứng dụng này cho thấy sự cắm rễ của một phương pháp nghiêncứu của châu Âu vào thực tế folklore Hoa Kỳ. Ngoài những luận án và chuyên khảo kể trên, trường phái Phần Lan còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiêncứuvănhọcdângian Hoa Kỳ trong việc thể nghiệm sự nghiêncứu của mình. Một đặc điểm dễ nhận thấy của “sắc thái” Hoa Kỳ trong khi ứng dụng trường phái này vào nghiêncứuvănhọcdângian là sự kết hợp nhuần nhuyễn với nhân học. Chúng ta biết rằng, Hội Folklore Hoa Kỳ (American Folklore Society) được thành lập năm 1888, cơ quan ngôn luận của nó là Tạp chí Folklore Hoa Kỳ (Journal of American Folklore) được ra đời sau đó một năm, năm 1889. Trong những năm đầu hoạt động, định hướng của Hội chịu ảnh hưởng của vị Chủ tịch Hội đầu tiên là Francis James Child (1825-1896), giáo sư trường đại học Harvard, một nhà nghiêncứu quan tâm nhiều đến ngữ văndân gian. Tuy nhiên, định hướng này thay đổi nhiều khi vị trí Tổng biên tập tờ Tạp chí Folklore Hoa Kỳ được Franz Boas (1858-1942), chủ tịch Hội Nhân học Hoa Kỳ (American Anthropological Association, thành lập năm 1902), đảm nhiệm trong 16 năm liền (từ 1908 đến 1924), và sau đó, vai trò này được kế tiếp bởi học trò xuất sắc của ông là Ruth Benedict (1887- 1948) từ 1925 đến 1939. Tuy nhiên, song song với sự lãnh đạo của các nhà nhân học đối với tờ Tạp chí Folklore Hoa Kỳ thì từ giữa những năm 1920 đến những năm 1930, vị trí chủ tịch Hội Folklore Hoa Kỳ chuyển sang cho Stith Thompson (1885-1976), giáo sư tiếng Anh của trường đại học Indiana, là học trò của George Lyman Kittredge ở trường Harvard (đã nói ở trên), một người có hứng thúnghiêncứuvănhọcdângian trên các văn bản đã sưu tầm và công bố. Một sự điểm qua sơ lược như vậy cho thấy quá trình phát triển của ngành folklore học Hoa Kỳ là sự kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp nghiêncứuvănhọcdângian truyền thống của châu Âu là việc nghiêncứu dựa trên văn bản (di sản vănhọcdângian của người châu Âu di cư) với việc nghiêncứu vốn vănhọcdângian còn tồn tại trong môi trường diễn xướng (của người da đỏ bản địa) theo cách làm của các nhà nhân học. Các công trình về truyện kể dângian của người da đỏ Bắc Mỹ của S. Thompson (1929), truyện kể của người vùng nam Appalachian của Richard Chase (1943), truyện kể dângian có màu sắc kinh dị của Maria Leach (1959, 1974), truyện kể của người da đen châu Phi của Roger D. Abrahams (1963), truyện kể của người theo Do Thái giáo của Dan Ben-Amos & Jerome R. Mintz (1970), truyện kể dângian của những người sống ở vùng bán đảo (Florida) của Richard M. Dorson (1976), bảng tra typevàmotif của các truyện kể về các kho báu và các mỏ vàng biến mất của người Arizonna của Byrd Howell Granger (1977), truyện kể của người Hoosier, một tộc người bản địa ở bang Indiana (Hoa Kỳ) của Ronald L. Baker (1982) hay bảng tra typevàmotif truyện kể dângian người Mỹ ở giai đoạn sơ kỳ của J. Michael Stitt và Robert K Dodge (1991)… là những ví dụ minh chứng cho sự kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp địa lý – lịch sử Phần Lan và phương pháp nhân học trong nghiêncứu truyện kể dângian Hoa Kỳ. Không chỉ trong phạm vi Hoa Kỳ, việc vận dụng lí thuyết typevàmotif để nghiêncứu truyện dângian được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới suốt nửa cuối thế kỷ XX. Chỉ điểm sơ lược một số công trình của các châu lục cũng đủ thấy trường phái này đã có ảnh hưởng sâu rộng đến mức nào. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, hầu hết các châu lục đều có một vài nước làm những bộ sách tra cứu truyện dângian theo lí thuyết typevà motif. Các nước châu Á như Ả Rập, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mông Cổ; các nước thuộc châu Âu như Latvia, Bulgari, Đức, Anh, Ai len, Ai-xơ-len, Hy Lạp, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; các nước thuộc châu Mỹ như Canada, Hoa Kỳ; các vùng Tây Phi, Nam Phi… đều có các công trình nghiêncứu truyện dângian ứng dụng phương pháp Phần Lan. Điều này cho thấy phổ ảnh hưởng rộng của phương pháp nghiêncứu mà các nhà folklore học Phần Lan đề xướng cách đây một thế kỷ. Nói về công lao của các nhà nghiêncứu Phần Lan, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nói về hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa họcvàVănhọc Phần Lan (Academia Scientiarum Fennica - Finnish Academy of Science and Letters) được sáng lập năm 1910. Viện Hàn lâm khoa học này đã tổ chức và tài trợ cho ấn phẩm Thông báo của các nhà nghiêncứu folklore (Folklore Fellows’ Communication, gọi tắt là FFC) là một seri chuyên khảo về vănhọcdân gian, so sánh tôn giáo, nhân họcvăn hóa vàdân tộc học được xuất bản tại Helsinki với địa chỉ Suomalainen Tiedeakatemia xuất hiện trên bìa các ấn phẩm đã trở nên quen thuộc với các nhà nghiêncứu folklore trên thế giới. Các chuyên khảo của ấn phẩm này được định hướng nghiêncứu khía cạnh phi vật thể (non-material aspects) của văn hóa truyền thống, đặc biệt là vănhọcdân gian, hệ thống tín ngưỡng, huyền thoại và nghi lễ, phương pháp luận và lịch sử. Trong suốt gần 100 năm hoạt động, Thông báo đã cho công bố 291 chuyên khảo (tính đến năm 2006), trong số đó, có mặt hầu hết những công trình nghiêncứuvănhọcdângian theo lí thuyết typevàmotif mà chúng tôi đã nhắc tới ở trên. Về đại thể, các công trình ứng dụng lí thuyết typevàmotif đều được ứng dụng để nghiêncứu truyện cổ tích (112/291). Điều này có cơ sở từ nguồn gốc: các công trình đặt nền móng cho lí thuyết này (17 công trình chúng tôi liệt kê ở chú thích) của Antti Aarne, trong một chừng mực nào đó, đã mang tính hướng đạo cho một diễn đàn. Tuy vậy, bên cạnh việc nghiêncứu truyện cổ tích theo lí thuyết typevà motif, các nhà nghiêncứu công bố chuyên luận của mình ở Thông báo này còn hướng tới nhiều thể loại khác như: huyền thoại:13; sử thi: 16; tục ngữ: 13; câu đố: 3; truyền thuyết: 18… Có lẽ các nhà sáng lập trường phái địa lý- lịch sử Phần Lan cũng không ngờ lí thuyết do mình đề xướng lại nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt và gợi mở nhiều hướng nghiêncứu folklore đến thế. Nhận định về giá trị của lí thuyết này, khi viết về cuốn Bảng tra type truyện dângian Bulgari (Index of Bulgarian Folktales), Ulrika Wolf- Knuts, giảng viên trường Đại học Åbo Akademi (Phần Lan) đã viết: “Bảng tra type tựa như một tấm bản đồ, chỉ ra lối đi nhanh chóng để có cái nhìn tổng quát về một vùng miền đặc biệt, một dân tộc hay một vùng nhỏ hẹp nào đó. Ở nhiều phương diện, bảng tra type là một thư mục đối với nhà nghiêncứu folklore hay là một cơ sở dữ liệu (data base) đối với sinh viên những ngành khoa học khác… Không có bảng tra type, nhà nghiêncứu folklore trên văn bản rất dễ rơi vào tình trạng phải dò dẫm tìm đường đi. Với tư cách là một thư mục hay cơ sở dữ liệu, bảng tra type không phải là kết quả nghiêncứu hiện tại mà là kết quả của một quá trình nghiêncứu lâu dài; nó đơn giản chỉ mở đường cho một cuộc hành trình bắt đầu” (7) . Nhận định này, ở vào thời điểm cuối thế kỷ XX, như là một tiếng nói chung của các nhà nghiêncứu folklore yêu thích vàvận dụng thành công phương pháp này để hệ thống hóa, lập một “bản đồ” vănhọcdângian nước mình, trên cơ sở đó chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của vănhọcdângian từng khu vực với vănhọcdângian thế giới. Đó là lí do giải thích sự xuất hiện liên tục các công trình ứng dụng lí thuyết địa lý- lịch sử Phần Lan vào nghiêncứuvănhọcdângian trong suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI. Những công trình đó, phần nhiều được xuất bản theo các séri chuyên khảo Thông báo của các nhà nghiêncứu folklore (Folklore Fellows’ Communications). Có thể kể một số ví dụ về các công trình mới xuất bản gần đây: - The Type and Motif Index of Finnish Belief Legens and Memorates (Marjatta Jauhiainen, Bảng tra typevàmotif của truyền thuyết niềm tin và hồi ức ở Phần Lan, 362 trang, 1998, FFC No. 267. Revised and enlarged edition of Lauri Simonsuuri's Typen- und Motivverzeichnis der finnischen mythischen Sagen (FFC No. 182). - A Motif-Index of Luis Rosado Vega's Mayan Legends (Jim C. Tatum, Bảng tra motif truyền thuyết của người Maya của Luis Rosado Vega, 117 trang, 2000, FFC No. 271, xxxviii ). - Motif, Type and Genre. A Manual for Compiling of Indices & A Bibliography of Indices and Indexing (Heda Jason, Motif, Typevà Thể loại, Sổ tay biên soạn mục lục và Bảng thư mục các mục lục và các bảng tra cứu, 279 trang, 2000, FFC No. 273). - Motif-Index of Folk Narratives in the Pan-Hispanic Romancero (Harriet Goldberg. Bảng tra motif truyện kể dângian trong loại truyện anh hùng hiệp sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Tempe : Arizona Center for Medieval and Renaissance Studies, 2000). - The Matti Kuusi international type system of proverbs (Outi Lauhakagas, Hệ thống type tục ngữ thế giới của nhà folklore Matti Kuusi, 158 trang, 2001). - Types of the Folktale in the Arab World: a Demographically Oriented Tale-Type Index (Hasan M. El- Shamy, Type truyện dângian trong thế giới Ả rập: Bảng tra cứutype theo hướng nhân khẩu học, Bloomington, IN : Indiana University Press, 2004). - The Types of International Folktales. A Classification and Bibliography (Hans-JÖrg Uther, Type truyện dângian thế giới, Bảng phân loại vàthư mục, Part I, 619 pp. Part II, 536 pp. Part III, 285 pp. 2004, FFC No. 284-286). - Archetypes and Motifs in Folklore and Literature: A Handbook (Hasan El-Shamy, Mẫu gốcvàmotif trong folklore vàvăn học, Chỉ nam tra cứu, 2005). - A Motif Index of The Thousand and One Nights (Hasan M. El-Shamy, Bảng tra motif Nghìn lẻ một đêm, Bloomington: Indiana University Press, 2006). - Catalogue of Portuguese Folktales (Israbel Cardigos with the collaboration of Paulo Correia and J.J.Dias Marques, Danh mục truyện dângian Bồ Đào Nha, 406 trang, 2006, FFC No. 291). Những công trình này cho thấy một thực tế là, phương pháp Phần Lan vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà nghiêncứuvănhọcdângian trên thế giới. Chắc chắn là, các công trình biên soạn theo cách “lập bản đồ” truyện kể dângian của từng nước vẫn đang tiếp tục được thực hiện và sẽ đem lại những kết quả mới. Một số công trình Nghiêncứuvănhọcdângian theo lí thuyết typevàmotif Bên cạnh các công trình biên soạn, sắp xếp tư liệu vănhọcdân gian, khuynh hướng nghiêncứu so sánh truyện dângian theo các hệ thống type, motif đã được tiến hành. Các bài viết tiêu biểu cho khuynh hướng này là Nghiêncứu so sánh ba type truyện cổ tích Trung Quốc và truyện cổ tích của người da đỏ Bắc Mỹ (A Comparative Study of Three Chinese and North- American Indian Folktale Types) của Đinh Nãi Thông, giáo sư người Mỹ gốc Hoa của trường đại học Western Illinois; bài Bảng tra motifvà bảng tra type truyện cổ: Một bài phê bình (The Motif- Index and the Tale Type Index: A Critique) của Alan Dundes; bài Xu hướng trung tâm trong ngành nghiêncứu folklore về typevàmotif truyện kể (The Centrality in Folkloristics of Motif and Tale Type) của Robert A. Georges; bài Bảng tra cứu truyện dân gian: một khảo sát mang tính phê bình (Indexing Folktales: A Critical Survey) của Hans- Jörg Uther; bài Kết cấu, văn bản và nội dung của truyện kể và bảng tra cứu (Texture, Text, and Context of the Folklore Text vs. Indexing) Heda Jason, bài Việc lập sơ đồmotif truyện cổ của vùng Newfoundland (Motifing the Folktales of Newfoundland) của Martin Lovelace… Những bài viết này đều được đăng tải trên Thông báo của các nhà nghiêncứu folklore (Folklore Fellows’ Communication, gọi tắt là FFC) ở Phần Lan. Ở Việt Nam, việc nghiêncứu truyện kể dângian theo phương pháp typevàmotif được bắt đầu tương đối muộn. Các nhà nghiêncứu có công giới thiệu phương pháp này với giới nghiêncứu Việt Nam là Lê Chí Quế, Nguyễn Tấn Đắc, Nguyễn Thị Hiền. Năm 1994, Lê Chí Quế có bài giới thiệu về phương pháp này trên Tạp chí Vănhọc với nhan đề Trường phái vănhọc Phần Lan -những nguyên tắc ứng dụng vàkhả năng lí luận (8) . Năm 1996, Nguyễn Thị Hiền có bài viết Nghiêncứu truyện cổ dângian Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu típ và môtíp truyện cổ tích dângian của Antti Aarne và Stith Thompson (9) . Trong bài viết này, Nguyễn Thị Hiền đã giới thiệu khá kỹ lưỡng về Bảng tra cứutypevà motif, đồng thời ứng dụng phương pháp này để xác định các motif trong truyện cổ tích Tấm Cám. Kiều Thu Hoạch có 2 bài nghiêncứu là Sơ bộ tìm hiểu kiểu truyện Tấm Cám ở Trung Quốc (10) , So sánh tip truyện Trầu cau ở Trung Quốc và tip truyện cùng loại ở Việt Nam và Cam puchia, bàn về tục ăn trầu vàvăn hóa quyển trầu cau Đông Nam Á (11) . Đặc biệt, năm 2001, nhà nghiêncứu Nguyễn Tấn Đắc đã có một tuyển tập khá dày dặn các bài nghiêncứu truyện dângian Việt Nam và Đông Nam Á theo phương pháp typevà motif. Cuốn sách có nhan đề là Truyện kể dângian đọc bằng typevàmotif (12) , trong đó, tác giả đã có một bài viết công phu giới thiệu Bảng mục lục tra cứu A-T và một chuyên khảo về truyện Tấm Cám ứng dụng phương pháp Phần Lan. Ngoài ra, cũng cần phải kể đến những công trình nghiêncứu truyện dângianvận dụng phương pháp nghiêncứutypevàmotif như chuyên khảo của Vũ Anh Tuấn (13) , Nguyễn Bích Hà (14) , Nguyễn Thị Huế (15) , bài viết của Trần Thị An (16) … Các công trình ứng dụng này đã chỉ ra yêu cầu bức thiết về việc dịch ra tiếng Việt công trình của A. Aarne và S. Thompson để các nhà nghiêncứu folklore Việt Nam có thể tiếp cận được với văn bản hoàn chỉnh của các nhà sáng lập ra phương pháp nghiêncứu này. Bên cạnh đó, thực tế nghiêncứu cũng chỉ ra rằng, việc lập một bảng tra cứu truyện cổ tích Việt Nam ứng dụng mô hình type truyện của A. Aarne và S. Thompson là một việc làm cần thiết. Sự phản ứng của các nhà nghiêncứu Hoa Kỳ -những người tiên phong trong phương pháp tiếp cận folklore từgócđộ diễn xướng Trên đây, chúng tôi đã đề cập đến những đóng góp của phương pháp Phần Lan cho ngành nghiêncứu folklore thế giới. Những thành tựu mà phương pháp này đạt được và ảnh hưởng rộng rãi của nó đến việc nghiêncứuvănhọcdângian trên toàn thế giới là không thể hồ nghi. Tuy nhiên, với tuổi đời hàng trăm năm, phương pháp này rõ ràng đã bộc lộ những điểm bấtcập trong tình hình mới. Và người chỉ ra sự bấtcập này lại chính là những nhà nghiêncứu folklore ở Hoa Kỳ, mảnh đất mà phương pháp này đặt chân đến sớm, đạt được nhiều thành công và gây được ảnh hưởng lớn ra thế giới. Mặc dầu đạt được nhiều thành công nhưng công việc của các nhà nghiêncứu so sánh folklore ở Hoa Kỳ được khởi xướng bởi Thompson không được tiếp tục lâu dài bởi vì hướng nghiêncứu này bị coi là “có nguồn gốc châu Âu và được thiết kế ra để phù hợp với điều kiện châu Âu” và “Phương pháp Phần Lan có thể áp dụng cho vùng Bắc Mỹ như S. Thompson đã chỉ ra bằng câu chuyện về người chồng là ngôi sao, tuy nhiên, nhữngnghiêncứu như thế này chỉ liên quan tới văn hoá nguyên thuỷ chứ không thể liên hệ chúng với nền văn minh Hoa Kỳ. Nhà nghiêncứu Hoa Kỳ muốn biết rằng điều gì xảy ra với tài liệu folklore Hoa Kỳ. Anh ta không muốn so sánh với các dị bản ở bất cứ nơi nào chúng được tìm thấy trên thế giới theo cách làm của trường phái Phần Lan mà chỉ muốn so sánh những truyền thống dân tộc ở Hoa Kỳ với các hình thức, chức năng của chúng trên mảnh đất mà chúng được sinh ra, đó là bối cảnh của nước Mỹ” (17) . Thực ra, từ khi phương pháp Phần Lan bắt đầu bén rễ trên đất Mỹ, nó đã không nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của các nhà nghiêncứu folklore theo phương pháp nhân học, một phương pháp đạt được những thành tựu rực rỡ từ đầu thế kỷ XX ở Hoa Kỳ. Hai phương pháp nghiêncứu này chọn hai cách tiếp cận khác nhau: một bên dựa vào các điều tra dân tộc họcvà một bên dựa vào văn bản đã được sưu tầm. Vào những năm mà các nhà nghiêncứu folklore Hoa Kỳ ứng dụng phương pháp Phần Lan và đạt được thành công rực rỡ thì S. Thompson đã nhận thấy sự không đồng thuận này. Ở cuộc họp của Hội Folklore Hoa Kỳ năm 1936 (là năm mà 6 tập bộ sách Bảng tra motifvănhọcdângian vừa được xuất bản lần đầu), Stith Thompson nói rằng, ông là nhà “phi-nhân học” duy nhất của cuộc họp và ông cho rằng: “Khó khăn lớn nhất mà Hội đang đối mặt là không nhận thức được tầm quan trọng của một thực tế là Hội và Tạp chí đang trở nên thứ yếu đằng sau hai hướng quan tâm chính: một của các nhà nhân họcvà một của các nhà nhân văn” (18) . Tuy nhiên, hai hướng nghiêncứu này vẫn đi theo sự lựa chọn của mình. Trên con đường phát triển và tạo ảnh hưởng của mình, phương pháp Phần Lan còn gặp phải một trở lực khác lớn hơn từ phía các nhà nghiêncứu folklore. Trong khi S. Thompson chỉ quan tâm đến tư liệu folklore tồn tại ở các văn bản có giá trị vănhọcvà chúng là sản phẩm của quá khứ thì các nhà nghiêncứu khác lại cho rằng, folklore vẫn tồn tại trong đời sống hôm nay, là biểu hiện của lĩnh vực rộng lớn của hành vi vàvăn hoá loài người. Đó là cơ sở cho sự ra đời của phương pháp nghiêncứu folklore từgócđộ diễn xướng (context), một phương pháp nghiêncứu thịnh hành ở Hoa Kỳ vào nửa cuối thế kỷ XX và đang được cả thế giới ứng dụng ngày nay. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các nhà nghiêncứu William Bascom, R.M. Dorson, Richard Bauman, Linda Dégh . Các nhà nghiêncứu tán đồng quan điểm này chỉ coi văn bản như một yếu tố tham chiếu chứ không phải là toàn bộ tư liệu nghiên cứu. Điều quan trọng đối với họ là phải quan tâm tìm hiểu xem các hiện tượng cụ thể của đời sống folklore đang tồn tại trong những điều kiện như thế nào, chẳng hạn, về truyện cổ tích, họ không còn thực sự quan tâm đến cốt truyện, motif (là những đơn vị mang tính vănhọc mà trường phái Phần Lan quan tâm) mà lại quan tâm đến vai trò người kể chuyện; về truyền thuyết, họ không quan tâm đến cốt truyện, hình tượng nhân vật mà lại quan tâm đến tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội… là môi trường mà truyền thuyết đã và đang sống… Đối với các nhà nghiêncứu folklore theo phương pháp này, họ không đi vào nhữngvấn đề lí thuyết như đặc trưng thể loại, đặc điểm thi pháp thể loại, nhân vật… mà lại tập trung vào các vấn đề cụ thể, nghiêncứu qua các trường hợp cụ thể (a case study) nhằm thâm nhập vào thực trạng đời sống folklore hiện nay. Có vẻ như, đối với các nhà nghiêncứu folklore hiện nay, mọi lí thuyết của thế kỷ XX đã bộc lộ nhiều bấtcậpvà không thể soi sáng các vấn đề của đời sống folklore như một dòng chảy bất tận. Chính vì thế, việc khám phá dòng chảy đó để nắm bắt nó là quan trọng và thiết thực hơn việc tìm tư liệu để minh chứng cho những lí thuyết nào đó. Với quan điểm này, các tư liệu văn bản vănhọcdângian (mà những bảng tra cứu của các nhà nghiêncứu ứng dụng phương pháp Phần Lan là các ví dụ) dường như đang lùi vào hậu trường và đóng một vai trò thứ yếu. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy sự điều chỉnh hướng nghiêncứu ở các công trình công bố trên Thông báo. Trong Tổng mục lục của Thông báo này, có tới 34 công trình nghiêncứu về tín ngưỡng, 10 công trình nghiêncứu về tôn giáo. Từgócđộ lí thuyết, ngoài typevà motif, các nhà nghiêncứu đã mở rộng phạm vi khảo sát của mình sang cả chủ đề (subject), nhan đề (title) và cổ mẫu (archetype), nghệ nhân, môi trường diễn xướng . Và với S. Thompson, một trong những chủ soái của trường phái nghiêncứu folklore ở gócđộ ngôn từ, như đã nói ở trên, cũng đã dầndần thoát li khỏi hướng nghiêncứu lệ thuộc vào các yếu tố văn bản mà đã nghiêncứu chúng dưới gócđộ tổ chức văn bản để nhìn nhận nó trong mối quan hệ với vănhọc viết. Ông còn có tham vọng vượt thoát hẳn khỏi khuynh hướng lệ thuộc vào văn bản để hướng tới nghiêncứu truyện cổ tích từgócđộ diễn xướng khi ý thức rằng “Chúng ta cần nghiêncứu chức năng của truyện kể trong đời sống của những người kể chúng và nghe chúng; chúng ta nghiêncứu bản chất của nghệ thuật này ở nhiều thời điểm khác nhau của nhiều vùng miền khác nhau” (Lời giới thiệu The Folkltale). Tuy nhiên, có thể thấy rõ là, đây là điều ông chưa làm được trong các công trình của mình. Sự bấtcập của lí thuyết này còn bộc lộ cả ở việc ứng dụng để biên soạn tư liệu và cả trong việc ứng dụng vào nghiêncứu so sánh. Trong khi ứng dụng thành tựu của phương pháp này để biên soạn tài liệu truyện cổ của nước mình, bên cạnh việc thừa nhận “sự chỉ đường” của nó, một số nhà nghiêncứu đã nhận thấy nhiều “vênh lệch” khi lấy khung chuẩn A-T lắp vào kho tư liệu địa phương. Đơn cử một trường hợp vận dụng bảng tra A-T để biên soạn truyện dângian châu Á là Giáo sư Đinh Nãi Thông. Ông là người đã để nhiều công sức đi điền dã, bổ sung tài liệu để lập Bảng tra type truyện dângian Trung Quốc và đã công bố chúng trong công trình A Type Index of Chinese Folktales in the Oral Tradition and Major Works of Non-Religious Classical Literature (19) đã nhận ra hệ thống sắp xếp của A-T không hoàn toàn trùng khớp với truyện dângian Trung Quốc. Ông chỉ ra rằng, trong 843 typevà “tiểu type” (subtype), chỉ có 575 type truyện trùng với bảng A-T, còn 268 type khác là hoàn toàn của Trung Quốc. Và khi ứng dụng bảng tra để phân tích so sánh ông cũng nhận thấy một đôi chỗ bất cập. Trong bài viết A Comparative Study of Three Chinese and North-American Indian Folktale Types ông cũng đã chỉ ra rằng: “Sự phân biệt typevà thể loại (genre), như là lí thuyết cũ đã làm, không thể áp dụng cho khu vực ngoài Ấn- Âu được. Đối với tôi, lí thuyết này chỉ đúng từng phần; và kết quả của việc sử dụng một cách hết sức thận trọng thuật ngữ thể loại bởi quyền lực nhất định trong quá khứ và kết quả của sự thôi thúc mạnh mẽ của một số nhà nghiêncứu folklore ngoài Ấn Âu (non- Indo- European) để phân loại những thể loại tự sự khác ngoài cổ tích chỉ là tương đối mà thôi, tuy sự ham mê phương pháp này, đến nay vẫn tồn tại” (20) . Đây là điều thực ra khó tránh khỏi đối với bất cứ một lí thuyết nào, một phương pháp nghiêncứu nào trên thế giới vì những giới hạn lịch sử của nó sớm hay muộn đều cũng sẽ bị vượt qua, bởi không có một phương pháp nào là chìa khóa vạn năng. Đôi điều nghĩ tiếp Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một xã hội có tốc độ chuyển động nhanh, nơi mà quá khứ và hiện tại có nhiều đan cài; nơi mà sự giao lưu văn hóa diễn ra cả ở bề rộng và bề sâu. Chính vì vậy, không một phương pháp nghiêncứu đơn lẻ nào có hiệu lực tuyệt đối, và việc ứng dụng phương pháp liên ngành là điều không thể khác được. Có vẻ như lời phát biểu của S. Thompson, cũng tại cuộc họp của Hội Folklore Hoa Kỳ năm 1936, vẫn còn giá trị: “Một nhà dân tộc học có thể khó mà hy vọng có thể hiểu được con người nếu như anh ta không để ý đến một phần rất quan trọng trong cuộc sống của họ như truyện cổ tích và thần thoại, các bài ca và các điệu nhảy, các nghi lễ và các bài khấn. Tương tự như vậy, nhà nghiêncứu folklore cần những kinh nghiệm vànhững kĩ năng của một nhà dân tộc học được đào tạo để lập ra những mô hình cho nghiêncứu của họ” (21) . Trong quá trình thể nghiệm nghiên cứu, phương pháp Phần Lan đã được các thế hệ nghiêncứu tiếp nối bổ sung và đổi mới. Việc tiếp thêm hơi thở mới của sự giao lưu và tiếp nhận thành tựu của các phương pháp khác đã được thể hiện trong ý kiến được phát biểu gần đây của nhà nghiêncứu Phần Lan Ulrika Wolf-Knuts. Bà viết rằng: “Ngày nay, các nhà folklore học đã hướng sự chú ý tới các nghệ nhân và ảnh hưởng qua lại giữa nghệ nhân và nhà nghiêncứu folklore. Các nhà folkore học trên toàn thế giới đang cố gắng tìm ra cái nhìn toàn cảnh về hệ thống giá trị, về sơ đồ có tính quy tắc của đời sống con người từ việc phân tích những nghệ nhân. Các nhà folklore học ngày nay quan tâm đến chất lượng nhiều hơn là số lượng, nghiêncứu sâu hơn là những khảo sát có tính so sánh toàn cầu. Đã nghe thấy một vài tiếng nói chỉ trích giá trị khoa học của những công trình như thế. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, sự so sánh folklore của những nền văn hóa khác nhau có thể mở rộng tầm mắt của chúng ta trong một xã hội đa văn hóa ở châu Âu. Việc so sánh không chỉ cho thấy sự khác biệt văn hóa mà còn chỉ ra sự tương đồng… Bảng tra type giúp chúng ta tìm thấy những sự tương đồng, ít nhất là ở phạm vi bề mặt. Việc nghiêncứu nghĩa của văn bản đòi hỏi một sự hiểu biết sâu rộng lịch sử vùng, bối cảnh văn hóa thường xuyên ảnh hưởng tới văn bản folklore, nghĩa rộng và nghĩa sâu của những khái niệm then chốt, ở một chừng mực nào đó, còn là kiến thức về nghệ nhân vànhững cách thức mà văn bản đó được ghi lại. Bảng tra cứutype giúp cho nhà nghiêncứu folklore lần theo tư liệu và buộc phải bổ sung thêm những nguồn tư liệu khác. Bằng cách này, họ không còn biên soạn những bảng danh mục tư liệu folkore thuần túy nữa mà bắt đầu sống theo cách thức truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất. Và bảng tra motif lúc này giống như một bản bí truyền: đối với các nhà nghiêncứu folklore được học hành bài bản, nó là một cái hòm đựng đầy châu báu, nhưng đối với kẻ ít học thì nó chỉ là một đống đinh rỉ mà thôi” (22) . Ý kiến này cho chúng ta một cái nhìn lạc quan về tương lai của phương pháp Phần Lan có tuổi đời hàng trăm năm và cả những đòi hỏi đối với các nhà nghiêncứu folklore về việc phải đổi mới không ngừng khi ứng dụng phương pháp này ở thế kỷ XXI. Đó cũng là kết luận mà chúng tôi muốn nói tới khi khép lại bài viết này. _________________ (1), (8), (9), (12) Về phương pháp này có thể xem giới thiệu của: - Lê Chí Quế: Trường phái vănhọc Phần Lan -những nguyên tắc ứng dụng vàkhả năng lí luận, Tạp chí Văn học, số 5- 1994, tr.37-44. - Nguyễn Thị Hiền: Nghiêncứu truyện cổ dângian Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu típ và mô típ truyện cổ dângian của Antti Aarne và Stith Thompson, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2-1996, tr.13-24. - Nguyễn Thị Hiền: Một số phương pháp nghiêncứu folklore ở phương Tây, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3-2000, tr.105-127. - Nguyễn Tấn Đắc: Truyện kể dângian đọc bằng typevà motif, Nxb. KHXH, 2001, 488 trang. (2) R.M. Dorson (1971): American Folklore and Historian (Folklore Mỹ và các nhà sử học), University of Chicago, USA, tr.17. (3) Các công trình đặt nền móng của ANTTI AARNE công bố trên FFC gồm: Verzeichnis der Märchentypen, (Danh mục các thể loại truyện cổ tích.) 66 trang, 1910. Finnische Märchenvarianten. Verzeichnis der bis 1908 gesammelten Aufzeichnungen, (Các dị bản truyện cổ tích Phần Lan. Danh mục các truyện được thu thập từ các ghi chép cho tới năm 1908) 168 trang, 1911. Verzeichnis der finnischen Ursprungssagen und ihrer Varianten, (Danh mục các truyền thuyết cổ Phần Lan và các dị bản) 23 trang, 1912. Variantenverzeichnis der finnischen Deutungen von Tierstimmen und anderen Naturlauten, (Danh mục các dị bản truyện kể Phần Lan giải thích ngôn ngữ của loài vật vànhững âm thanh của thiên nhiên khác) 17 trang, 1912. Übersicht der mit dem Verzeichnis der Märchentypen in den Sammlungen Grimms, Grundtvigs, Afanasjews, Gonzenbachs und Hahns übereinstimmenden Märchen, (Tổng quan về danh mục các thể loại truyện cổ tích trong các tuyển tập của anh em nhà Grimm, của Grundtvig, Afanasjew, Gonzenbach và của Hahn) 15 trang, 1912. Die Tiere auf der Wanderschaft. Eine Märchenstudie, (Các loài vật khi di cư. Một nghiêncứu về truyện cổ tích.) 174 trang, 1913. Leitfaden der vergleichenden Märchenforschung, (Sợi dây xuyên suốt công việc nghiêncứu truyện cổ tích mang tính so sánh) 87 trang, 1913. Übersicht der Märchenliteratur, (Tổng quan về vănhọc cổ tích) 76 trang, 1914. [...]... trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dângian Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án PTS Ngữ văn-Tự sự học với vấn đề nghiêncứu đặc sắc tự sự dângian Tày qua việc khảo sát liên văn bản motif truyện kể Tày dạng Tấm Cám (In trong cuốn Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, NXB ĐHSP, H, 2003, tr.18 5-1 98) (14) Nguyễn Bích Hà (1998): Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và. .. cười và truyền thuyết địa phương), Bloomington, Indiana, USA, (xuất bản từ 1932 đến 1936), Tập 1, 1932, tr.1 (6) Stith Thompson: The Folktale (Truyện cổ tích, xuất bản ở Hoa Kỳ vào các năm 1946, 1951, 1977) (7) FF Network No 15 (April 1998): 1 8-1 9 (10), (11) Kiều Thu Hoạch: Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4-1 996, tr.1 7-2 3; Kiều Thu Hoạch: Tạp chí Văn học, số 42001, tr.3 3-4 0 (13) Vũ Anh Tuấn (1991): - Khảo... 1978: A Type Index of Chinese Folktales in the Oral Tradition and Major Works of Non-Religious Classical Literature (Bảng tra type truyện cổ tích Trung Quốc trong vănhọc truyền miệng vànhững công trình chính về vănhọc cổ điển phi tôn giáo) FFC No 223 Helsinki: Suomalainen Tiedeakatemia (20) Nai Tung Ting, 1985: A Comparative Study of Three Chinese and North-American Indian Folktale Types (Nghiên cứu. .. lần 1928, 1946, 1964, 1973, 1981 tại Hoa Kỳ và Helsinki (5) Stith Thompson: Motif- index of Folk-Literature, A Classification of narrative elements in folk-tale, ballads, myths, fables, medieval, romances, exempla, local legends (Bảng tra motif văn họcdângian – Bảng phân loại các yếu tố tự sự trong truyện cổ tích, ballad, huyền thoại, truyện ngụ ngôn, vănhọc trung đại, tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết... trang (16) Trần Thị An: Motif đứa trẻ bị bỏ rơi và kết cấu cổ tích trong Không gia đình và Oliver Twist, Tạp chí Vănhọc nước ngoài, H., số 5-2 007, tr.13 7-1 55 (17) Richard M Dorson: American Folklore and Historian (Folklore Mỹ và các nhà sử học) , University of Chicago, USA, tr.17 (18), (21) Dẫn theo Simon J Bronner (1986): American Folklore Studies: an intellectual history, (Nghiên cứu folklore Hoa Kỳ:... vật và bà vợ tò mò Một nghiêncứu về cổ tích mang tính so sánh) 83 trang, 1914 Schwänke über schwerhörige Menschen Eine vergleichende Untersuchung, (Các câu chuyện hài về những người nghễnh ngãng Một nghiêncứu mang tính so sánh) 91 trang, 1914 Der Mann aus dem Paradiese in der Literatur und im Volksmunde Eine vergleichende Schwankuntersuchung, (Người đàn ông đến từ thiên đường trong vănhọcvà văn. .. văn hóa dângian Một nghiêncứu mang tính so sánh về hài kịch) 111 trang, 1915 Der reiche Mann und sein Schwiegersohn Vergleichende Märchenforschungen, (Người đàn ông giàu có và anh con rể Nghiêncứu truyện cổ tích mang tính so sánh) 195 trang, 1916 Estnische Märchen- und Sagenvarianten Verzeichnis der zu den Hurt'schen Handschriftsammlungen gehörenden Aufzeichnungen, (Các dị bản truyện cổ tích và thần... Rätselforschungen, (Các nghiêncứu về sự bí ẩn mang tính so sánh) Phần I, 178 trang, 1918 Vergleichende Rätselforschungen, (Các nghiêncứu về sự bí ẩn mang tính so sánh) Phần II, 216 trang, 1919 Vergleichende Rätselforschungen, (Các nghiêncứu về sự bí ẩn mang tính so sánh) Phần III, 61 trang, 1920 Finnische Märchenvarianten Ergänzungsheft I Verzeichnis der in den Jahren 190 8-1 918 gesammelten Aufzeichnungen... thập được từ năm 1908 đến năm 1918) 64 trang, 1920 (4) Stith Thompson: The Type of the Folktale – A Classification and Bibliography, Antti Aarne's Verzeichnis der Märchentypen (FF communications no.3) Translated and Enlarged by Stith Thompson (Kiểu truyện cổ tích, bảng phân loại vàthư mục, Danh mục truyện cổ tích của A Aarne công bố trên Thông báo của các nhà folklore số 3 được S Thompson dịch và mở rộng)... Nai Tung Ting, 1985: A Comparative Study of Three Chinese and North-American Indian Folktale Types (Nghiên cứu so sánh ba type truyện cổ tích Trung Quốc và truyện cổ tích của người da đỏ Bắc Mỹ), Asian Folklore Studies, Vol 44, 1985, 3 9-5 0 (22) FF Network No 15 (April 1998): 1 8-1 9 . Nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và motif – Những khả thủ và bất cập PGS.TS. Trần Thị An Phòng văn học dân gian Từ điển A-T hay là. tra cứu văn học dân gian và nghiên cứu văn học dân gian Bảng tra cứu của Thompson đã dấy lên một phong trào nghiên cứu truyện dân gian theo type và motif