1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de TN 2009

5 227 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

I. Phần chung dành cho tất cả các thí sinh Câu I: 1. Những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc: Đây là khu vực có địa hình cao nhất nước ta, nằm ở phía Tây của miền núi trung du phía Bắc, nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Địa hình chủ yếu ở đây là các dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. - Phía đông có dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, có đỉnh Phanxipang cao 3143 mét. - Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào. - Ở giữa là các cao nguyên và sơn nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. - Xen giữa các núi là các thung lũng sông: Sông Đà, sông Mã, sông Chu. - Các đỉnh núi cao của vùng Tây Bắc là: Phanxipang 3143 mét; PusiLung 3076 mét; Pu Trà 2504 mét; Phu Luông 2445 mét… Đặc điểm đó đã tạo nên sự phân hóa khí hậu của vùng: - Sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông - Tây: giữa vùng với vùng Đông Bắc mà ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn. - Tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao: điển hình là những khu vực có địa hình núi cao, như: dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào . - Ngoài ra còn tạo nên kiểu khí hậu thung lũng núi cao phân bố dọc theo các thung lũng sông Hồng, sông Đà. bảng số liệu ta có: a. Tính mật độ dân số của các vùng như sau: Đơn vị người/km2. Vùng Đồng bằng sông Hồng Tây Nguyên Đông Nam Bộ Mật độ 1225 89 511 b. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp do: + Diện tích lãnh thổ lớn 54660 km2 trong khi tổng dân số chỉ 4869 người (2006) + Lịch sử khai thác lãnh thổ: chưa khai thác hết các tiềm năng vốn có của vùng. + Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tạo nên nhiều hạn chế cho việc định cư ở đây như: Mùa khô gay gắt, thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống. Mức sống của nhân dân còn thấp, tỷ lệ người biết chữ còn thấp. Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, nhất là mạng lưới giao thông, các cơ sở y tế, trường học… Công nghiệp mới đang trong giai đoạn hình thành, với các điểm công nghiệp và trung tâm công nghiệp nhỏ Câu II. 1. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta . 2. Nhận xét: - Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta có sự thay đổi từ năm 2000 đến năm 2005 phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế đất nước. - Nhóm ngành chế biến tăng từ 79 % lên 84,8 %, tăng thêm 5,8% trong 5 năm. Để nâng cao chất lượng của sản phẩm, giá trị hàng hóa, tăng thu nhập, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. - Những ngành khác giảm từ 13,7 % xuống còn 9,2 %, trong 5 năm giảm 4,5%. - Nhóm ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm từ 7,3 % xuống còn 6,0%. Câu III. 1. Những thuận lợi và khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ. a. Thuận lợi Với vị trí lãnh thổ cho phép vùng có nhiều thuận lợi để giao lưu, trao đổi phát triển kinh tế với các nước, các vùng trong cả nước, đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc và Tây Bắc: giao lưu kinh tế, văn hóa với Trung Quốc và thượng Lào. Hiện nay việc giao thương đang được thực hiện thông qua các cửa khẩu chính giữa nước ta với Trung Quốc và Lào; là vị trí trung chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và nước ngoài. Phía Nam Trung du và miền núi Bắc Bộ được coi là vị trí”phên dậu” của đồng bằng sông Hồng. Là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với vùng Tây Bắc của nước ta. Vịnh Bắc Bộ tạo điều kiện cho vùng mở rộng việc phát triển giao thông đường biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng Sự phân hóa độ cao kết hợp với khi hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở một số nơi khí hậu có tính pha trộn cận nhiệt và ôn đới núi cao cho phép đa dạng hóa ngành nghề trong phát triển nông nghiệp. Thủy văn: là khu vực đầu nguồn lưu vực các sông lớn là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã… Ngoài nguồn nước trên mặt thì nguồn nước dưới đất cũng khá phong phú. Nguồn nước dồi dào và phong phú tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Đất trồng: đất feralit đỏ vàng chiếm tỷ lệ lớn về diện tích, thích hợp cho việc trồng rừng, cây công nghiệp. Đất feralit phát triển trên đá vôi phong hóa chiếm diện tích đáng kể ở các tỉnh Đông Bắc. Loại đất này được tưới nước hoặc có đủ độ ẩm cần thiết rất thích hợp với việc trồng cây công nghiệp, hoa, các loại rau, quả và dược liệu cận nhiệt và ôn đới. - Dân cư: Có nhiều thành phần dân tộc ít người như: Thái, Tày, Nùng, Mông . đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Dân cư có nhiều truyền thống trong sản xuất nông nghiệp nhất là trồng trọt cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. b. Khó khăn - Vị trí: vị trí mang lại thì cũng có nhiều hạn chế đang ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đó là việc an ninh quốc phòng, đặc biệt vùng biên giới, là vị trí vẫn còn chịu tác động của vận động địa chất Himalaya . - Địa hình chủ yếu là miền núi cao - Khí hậu lạnh về mùa đông, đặc biệt trên các vùng núi cao nhiệt độ có thể xuống tới 00C hình thành nên các hiện tượng sương muối, sương móc gây thiệt hại mùa màng và vật nuôi. - Chế độ nước sông phân hóa theo mùa. - Dân cư: Trình độ dân cư còn lạc hậu, nhiều hạn chế. 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng: Cơ cấu kinh tế của vùng có sự chuyên dịch theo chiều hướng tích cực nhưng tốc độ vẫn còn chậm. Có sự chuyển dịch theo hướng: Giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. Tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. II. PHẦN RIÊNG Câu IV. a. 1. Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa: - Đông Nam Bộ - Tây Nguyên 2. Giải thích: - Khí hậu thuận lợi: nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng mưa lớn (cây cà phê là cây ưa nhiệt (trên 15oC), ưa ẩm (lượng mưa trên 1250 mm/năm), phát triển nhất ở những vùng có lượng mưa từ 1900 - 3000 mm) - Đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhất là vùng đất đỏ đá vôi và đất đỏ bazan. Đất bazan tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. - Nguồn cung cấp nước khá phong phú: với một hệ thống sông lớn như: Xrêpôk (Tây Nguyên); sông Đồng Nai; hệ thống hồ chứa nước: Biển Hồ, Hồ Lắc… cùng với nguồn nước ngầm rất dồi dào. IV. b. 1. Các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: - Cần Thơ (Cần Thơ). - Sóc Trăng (Sóc Trăng). - Kiên Lương (Kiên Giang). 2. Tình hình tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta từ năm 1990 đến năm 2005: Từ năm 1990 đến 2005, GDP tăng liên tục với tốc độ bình quân hơn 7,2%/ năm. Những năm cuối thế kỷ XX, nhiều nước tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút mạnh, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng trưởng GDP theo khu vực kinh tế trong giai đoạn 1990 - 2005: Trong lĩnh vực nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng khá nhanh, tăng từ 1% lên 4%. Trong lĩnh vực công nghiệp: tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, tăng từ 2,3% lên 10,7%. Trong lĩnh vực dịch vụ: tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, năm 2000 giảm từ 10,2% năm 1990 xuống còn 8,5% năm 2005, hiện nay đang có xu hướng tăng. KỲ THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG TRUNG HỌC NĂM 2009 Môn thi: Địa lý - Giáo dục trung học phổ thông Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào? 2. Cho bảng số liệu: Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006 Vùng Đồng bằng sông Hồng Tây Nguyên Đông Nam Bộ Dân số (nghìn người) 18.208 4.869 12.068 . 2005, hiện nay đang có xu hướng tăng. KỲ THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG TRUNG HỌC NĂM 2009 Môn thi: Địa lý - Giáo dục trung học phổ thông Thời gian làm bài: 90 phút,

Ngày đăng: 05/09/2013, 04:10

Xem thêm

w