1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển làng nghề bánh bún hủ tiếu mỹ tho tỉnh tiền giang theo hướng bền vững

118 263 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Dữ liệu sơ cấp Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp phỏng vấn trực tiếp để điều tra tình hình cơ bản của các hộ làm nghề tại Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho số n

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triển làng nghề bánh - bún -

hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang theo hướng bền vững” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình nào

Người nghiên cứu

Nguyễn Thị Tuyết Phương

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

TÓM TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

4.1.1 Dữ liệu thứ cấp 3

4.1.2 Dữ liệu sơ cấp 4

4.2 Phương pháp nghiên cứu 4

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 4

4.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 5

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7

6 Kết cấu của đề tài 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ 8

1.1 Làng nghề 8

1.1.1 Khái niệm làng nghề 8

1.1.2 Phân loại làng nghề 9

1.1.3 Tiêu chí công nhận làng nghề 10

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề 11

Trang 5

1.2 Lý luận về phát triển bền vững làng nghề 14

1.2.1 Phát triển bền vững 14

1.2.2 Phát triển làng nghề theo hướng bền vững 18

1.3 Kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghề từ một số quốc gia 21

1.3.1 Kinh nghiệm từ Nhật Bản 21

1.3.2 Kinh nghiệm từ Thái Lan 24

1.4 Kinh nghiệm phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ninh 25

1.5 Bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề tỉnh Tiền Giang theo hướng bền vững 27

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 29

Chương 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BÁNH - BÚN - HỦ TIẾU MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG 30

2.1 Khái quát về tỉnh Tiền Giang 30

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiện 30

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 32

2.2 Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho 38

2.2.1 Giới thiệu làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho 38

2.2.2 Các tổ chức kinh tế trong làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho 41

2.2.3 Quy hoạch làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho 43

2.2.4 Chuỗi cung ứng bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho 43

2.3 Đánh giá các tiêu chí phát triển bền vững LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho 48

2.3.1 Phát triển kinh tế tại LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho 49

2.3.2 Phát triển xã hội tại LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho 58

2.3.3 Hiện trạng về môi trường trong LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho 60

2.3.4 Nhận xét chung về phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho theo hướng bền vững 63

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 68

Chương 3 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BÁNH - BÚN - HỦ TIẾU MỸ THO THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 69

3.1 Kết luận 69

Trang 6

3.2 Giải pháp phát triển LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho theo hướng bền vững 69

3.2.1 Nhóm giải pháp về kinh tế 69

3.2.2 Giải pháp về xã hội 75

3.2.3 Giải pháp về môi trường 76

3.3 Kiến nghị 78

3.3.1 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh 80

3.3.2 Kiến nghị đối với các ngành chức năng 80

3.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 81

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Quốc

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Dân số tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2018 33

Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2018 35

Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh đời sống - xã hội tỉnh Tiền Giang 37

Bảng 2.4 Các nghề sản xuất của các hộ tại làng nghề 41

Bảng 2.5 Các hình thức tổ chức SXKD tại làng nghề 41

Bảng 2.6 Thông tin cơ bản của các hộ sản xuất bánh, bún, hủ tiếu trong LN 42

Bảng 2.7 Lợi nhuận bình quân của các hộ sản xuất hủ tiếu 49

Bảng 2.8 Lợi nhuận bình quân của các hộ sản xuất bún 49

Bảng 2.9 Lợi nhuận bình quân của các hộ sản xuất bánh 49

Bảng 2.10 Quy mô lao động làm nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho 51

Bảng 2.11 Quy mô SXKD của các hộ dân LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho 52

Bảng 2.12 Số hộ tại LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho đã có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm 52

Bảng 2.13 Máy móc thiết bị chủ yếu sản xuất hủ tiếu Mỹ Tho 54

Bảng 2.14 Máy móc thiết bị chủ yếu sản xuất bún 54

Bảng 2.15 Thu nhập của người lao động tại LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho 59

Bảng 2.16 Đánh giá của người dân trong làng nghề về ô nhiễm môi trường 62

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 4 Sơ đồ quy trình nghiên cứu luận văn 6

Hình 2.1 Chuỗi cung ứng bánh 44

Hình 2.2 Chuỗi cung ứng bún 45

Hình 2.3 Chuỗi cung ứng hủ tiếu 46

Trang 10

TÓM TẮT Tiêu đề: Phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

theo hướng bền vững

Từ khóa: Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu

Nội dung tóm tắt:

+ Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu:

Tỉnh Tiền Giang có nhiều sản phẩm độc đáo, mang nét đặc trưng riêng của địa phương; trong đó, phải kể đến sản phẩm hủ tiếu Mỹ Tho, một sản phẩm đã đạt giá trị ẩm thực châu Á Đây là một trong những sản phẩm được sản xuất bởi Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho Vì vậy, để tìm hiểu hiện trạng phát triển làng nghề này

và đưa ra các giải pháp phát triển làng nghề theo hướng bền vững, tác giả chọn đề

tài “Phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang theo

hướng bền vững”

+ Mục tiêu nghiên cứu:

Hệ thống hóa các lý luận về phát triển bền vững làng nghề Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho Từ đó, Đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề này theo hướng bền vững

+ Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả đã sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phục cho việc phân tích đề tài Dữ liệu sơ cấp được lấy từ các báo cáo thống kê tỉnh Tiền Giang, dữ liệu thứ cấp thu thập được bằng phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp phỏng vấn trực tiếp Phương pháp định tính và phương pháp định lượng được sử dụng trong việc phân tích hiện trạng phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho dựa trên

ba khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường

+ Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã tìm ra được những điểm mạnh và những hạn chế trong việc phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho, đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm giúp cho làng nghề này phát triển theo hướng bền vững

Trang 11

+ Kết luận và hàm ý:

Những kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với các hộ làm nghề bánh, bún, hủ tiếu tại làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho nói riêng và các làng nghề truyền thống khác trên điạ bàn tỉnh Tiền Giang nói chung Thông qua đề tài, đã có những đề xuất giải pháp về liên kết chuỗi cung ứng liên quan đến sản phẩm của làng nghề Đồng thời, đề tài này cũng làm tiền đề cho việc nghiên cứu và triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tại tỉnh Tiền Giang

Trang 12

ABSTRACT Title: Developing the My Tho cake - noodle village in Tien Giang province

towards sustainability

Keywords: My Tho cake - noodle village

Abstract:

+ Reason for writing:

Tien Giang Province has many unique products, with its own local characteristics; Among of them, must mention the product of the My Tho noodle soup, a product that has got the value of Asian cuisine award This is one of the products produced by the My Tho cake - noodle village Therefore, in order to find out the current situation of developing this craft village and propose solutions to develop craft villages in a sustainable way, the author chooses the topic

“Developing the My Tho cake - noodle village in Tien Giang province towards sustainability”

+ Problem:

Systematizing the theories of sustainable village development Analyzing and assessing the current status of development of My Tho cake - noodle village Therefrom, proposing major solutions to develop this craft village in a sustainable way

+ Methods:

The author used primary and secondary data to support the topic analysis Primary data is taken from the statistical reports of Tien Giang province, secondary data collected by sociological survey methods and direct interview methods Qualitative methods and quantitative methods are used in analyzing the current state

of developing the My Tho cake - noodle village based on three aspects: economy, society and environment

Trang 13

+ Results:

The thesis has found the strengths and limitations in the development of the

My Tho cake - noodle village, offering solutions to overcome the limitations to help this village develop towards sustainability

+ Conclusion:

The research results of the thesis have practical implications for the stakeholders making cakes and noodles in the My Tho cake - noodle village in particular and other traditional villages in Tien Giang province in general Through the topic, there were suggestions on solutions to link supply chains related to products of craft villages At the same time, this topic is also a premise for the research and implementation of the Program “One commune, one product” in Tien Giang province

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, làng nghề nước ta đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chủng loại ngành nghề sản xuất tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Có thể nói làng nghề có tác động mạnh mẽ làm thay đổi đời sống và bộ mặt nhiều vùng nông thôn, mang lại lợi ích kinh tế và

là nguồn thu chủ yếu của nhiều hộ gia đình, góp phần thúc đẩy bộ mặt kinh tế, xã hội nông thôn phát triển

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, làng nghề đã trở thành môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội truyền thống lâu đời của dân tộc Làng nghề là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và các kỹ thuật được truyền từ đời này sang đời khác, từ lâu làng nghề đã làm phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc Ngoài những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa dân tộc đặc sắc, làng nghề truyền thống cũng rất thích hợp để phát triển du lịch bởi mỗi làng nghề mang một nét độc đáo riêng của từng địa phương Vì vậy, làng nghề cần phải được bảo tồn và phát triển theo hướng bền vững nhằm duy trì và giữ gìn giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương Tuy nhiên, hiện nay làng nghề Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn cần được giải quyết như: thiếu vốn sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng sản phẩm không cao, tổ chức quản lý yếu kém, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn, đặc biệt là việc xây dựng thương hiệu sản phẩm chưa được chú trọng Để phát triển bền vững làng nghề cần có nhiều giải pháp về kinh tế, xã hội, môi trường

Ngày nay, một trong những giải pháp phát triển bền vững làng nghề và xây dựng nông thôn mới chính là thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) Do đó, vào ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 Theo đó, Chương trình OCOP sẽ được tiến hành đồng bộ trên cả nước nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát

Trang 15

huy nội lực và gia tăng giá trị Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện Chương trình

“Mỗi xã, phường một sản phẩm” đã được triển khai thành công ở nhiều quốc gia với những tên gọi khác nhau như: Chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP)

ở Nhật Bản, Chương trình “Mỗi cộng đồng một sản phẩm” (OTOP) ở Thái Lan và đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện rất thành công Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) Thông qua việc thực hiện chương trình đã phát triển được các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương; đồng thời gắn kết được các hoạt động sản xuất nông nghiệp với chế biến nông sản, tạo ra nhiều việc làm, nâng giá trị gia tăng trong các sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó tăng thu nhập cho người dân nông thôn

Tại Tiền Giang, phong trào “Mỗi xã, phường một sản phẩm” vẫn còn mới

mẻ và chưa được triển khai một cách đồng bộ Tỉnh Tiền Giang có nhiều sản phẩm độc đáo, mang nét đặc trưng riêng của địa phương, từ các sản phẩm trái cây đặc sản đến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và món ăn đặc sản Trong đó, phải kể đến sản phẩm hủ tiếu Mỹ Tho, một sản phẩm đã được vinh danh tại Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 27 của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, khi vinh dự được nhận Bằng công nhận xác lập món ăn ẩm thực đạt giá trị ẩm thực châu Á Đây là một trong những sản phẩm được sản xuất bởi Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang Vì vậy,

để tìm hiểu hiện trạng phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho, từ đó đưa

ra các giải pháp phát triển làng nghề này theo hướng bền vững, tác giả chọn đề tài

“Phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang theo hướng bền vững” Bằng cách khảo sát trực tiếp 42 hộ làm nghề tại làng nghề bánh - bún -

hủ tiếu Mỹ Tho để thấy được hiện trạng phát triển làng nghề trên ba lĩnh vực kinh

tế, xã hội và môi trường Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, sẽ góp phần làm tiền đề cho việc nghiên cứu và triển khai thực hiện đồng bộ Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tại tỉnh Tiền Giang nhằm phát triển các sản phẩm đặc trưng,

có lợi thế của tỉnh

Trang 16

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa các lý luận về phát triển bền vững làng nghề

Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

Đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang theo hướng bền vững

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển làng nghề bánh - bún

- hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang theo hướng bền vững

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu hiện trạng và xu hướng phát triển làng nghề bánh -

bún - hủ tiếu Mỹ Tho về kinh tế, xã hội, môi trường Trong đó, chú ý nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hộ dân tham gia làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho và

sự liên kết giữa các hộ dân trong làng nghề Thông qua đó nhằm đưa ra các giải pháp chủ yếu để phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang theo hướng bền vững

Về không gian: Nghiên cứu làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tại ấp Hội

Gia, ấp Mỹ Hòa thuộc xã Mỹ Phong và khu phố 2 thuộc phường 9, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Về thời gian: Nghiên cứu trong vòng 3 tháng từ tháng 01/2019 đến tháng

03/2019

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

4.1.1 Dữ liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ:

- Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang từ năm 2015 đến 2018 của Cục thống

kê tỉnh Tiền Giang

Trang 17

- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang từ năm 2015 đến năm

2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

- Các báo cáo liên quan đến làng nghề tỉnh Tiền Giang

- Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành

- Các công trình nghiên cứu đã được công bố, báo cáo khoa học, tạp chí, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ có liên quan

4.1.2 Dữ liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp phỏng vấn trực tiếp để điều tra tình hình cơ bản của các hộ làm nghề tại Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho (số nhân khẩu, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ,….); kết quả sản xuất sản phẩm bánh, bún, hủ tiếu Mỹ Tho (sản lượng, doanh thu, thu nhập của các hộ dân sản xuất bánh, bún, hủ tiếu trong làng nghề); mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; thị trường tiêu thụ sản phẩm; sự liên kết giữa các thành phần kinh tế trong làng nghề; tình hình về xử lý ô nhiễm tại các làng nghề; những mong đợi về chính sách của người dân trong làng nghề nhằm khuyến khích sự phát triển làng nghề thông qua hệ thống bảng hỏi đã được thiết kế sẵn theo mục đích nghiên cứu

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

+ Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được tác giả sử dụng là kỹ thuật phỏng vấn sâu một

số nhà quản lý liên quan đến làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho bao gồm: Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang; Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang

Các chuyên gia đưa ra quan điểm để định hướng phát triển làng nghề theo hướng bền vững, các yếu tố tác động và hướng giải pháp Những gợi ý có được từ phỏng vấn sâu với các chuyên gia - các nhà quản lý thuộc lĩnh vực nghiên cứu sẽ rất hữu ích cho việc xác định được chính xác đầy đủ, toàn diện về các hiện tượng, các quan điểm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Trang 18

4.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

+ Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được tác giả sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát Nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu là chỉ tiêu bình quân, chỉ tiêu lớn nhất, chỉ tiêu nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,… để phân tích, phản ánh thực trạng phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang ở các mốc thời gian nghiên cứu theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội, và môi trường

+ Phương pháp so sánh

So sánh theo thời gian để thấy được sự phát triển và tính bền vững trong phát triển Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho về kinh tế, xã hội và môi trường

+ Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp phân tích tài chính để tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của các hộ làm nghề tại Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho Phương pháp này còn được sử dụng trong việc tổng hợp, phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận của các hộ làm nghề tại Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

Phương pháp nghiên cứu được thể hiện rõ qua Sơ đồ nghiên cứu sau:

Trang 19

Hình 4 Sơ đồ quy trình nghiên cứu luận văn

Dữ liệu sơ cấp

Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển

LN

Xử lý dữ liệu bằng Excel, SPSS

- Phương pháp điều tra xã hội học

LN

Trang 20

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Luận văn là nghiên cứu đầu tiên của tỉnh Tiền Giang về làng nghề bánh - bún

- hủ tiếu Mỹ Tho có kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

Luận văn phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển làng nghề bánh - bún -

hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang dựa trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho theo hướng bền vững

Luận văn sẽ làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm thực hiện và triển khai đồng bộ Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tại tỉnh Tiền Giang nhằm phát triển các sản phẩm đặc sản, mang nét đặc trưng và có lợi thế sản xuất của tỉnh

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được

bố cục thành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững làng nghề

Chương 2 Hiện trạng phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

Chương 3 Kết luận và giải pháp phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang theo hướng bền vững

Trang 21

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ 1.1 Làng nghề

1.1.1 Khái niệm làng nghề

Lê Quốc Doanh và cộng sự (2003) phát biểu rằng “Làng nghề là tập hợp các nhóm hộ nông dân sống ở một làng tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển hình và có vai trò quan trọng đối với thu nhập, đời sống của cộng đồng”

Trần Minh Yến (2004) phát biểu rằng “Làng nghề là một thiết chế kinh tế -

xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa”

Trần Quốc Vượng (2012) phát biểu rằng “Làng nghề là làng ấy tuy vẫn trồng trọt, chăn nuôi và nhiều nghề phụ… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một lớp thợ thủ công ít nhiều chuyên nghiệp,… với một cơ cấu tổ chức nào đó, chuyên tâm và có thể sống chủ yếu bằng nghề đó, và mặt hàng thủ công của họ đã

là sản phẩm hàng hóa, có quan hệ tiếp thị với một thị trường,… Những làng ấy ít nhiều đã nổi danh, từ lâu dân biết mặt, nước biết tên, tên tuổi đã đi vào ca dao tục ngữ, truyền thống dân gian… trở thành di sản văn hóa dân gian”

Một số quan điểm cho rằng làng nghề phải là nghề thủ công và tách biệt khỏi nông nghiệp như:

“Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội, một cụm hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số làng nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, thu nhập từ các nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng” (Đinh Xuân Nghiêm và cộng sự, 2010)

“Làng nghề là những làng ở nông thôn có các nghề không phải là nông nghiệp mà chúng chiếm ưu thế về số lượng, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông” (Trịnh Kim Liên, 2013)

“Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất

Trang 22

định về lao động làm nghề cũng như về mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng” (Lê Xuân Tâm, 2014)

“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôm, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006)

Ngày nay, làng nghề được hiểu theo nghĩa rộng, không bó hẹp trong phạm vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một tiểu vùng, cùng địa lí kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa truyền thống hoặc cùng kinh doanh liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội

Mặt khác, có những địa phương tất cả các làng trong xã đều là làng nghề, trong trường hợp này, người ta gọi là “xã nghề” Ngành nghề phi nông nghiệp ở các làng nghề cũng được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống có quy

mô vừa và nhỏ, với các thành phần kinh tế và các tổ chức kinh doanh như: hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,

Trang 23

- Làng nghề dịch vụ

c) Theo quy mô làng nghề:

- Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề hoặc cùng một không gian địa lí lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề ở đó các làng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượng lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê;

- Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo địa giới hành chính

Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc

d) Theo loại hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam:

- Các làng nghề truyền thống chuyên doanh một chủng loại sản phẩm hàng hoá;

- Các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống;

- Các làng nghề vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa phát triển các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng Loại làng nghề này phát triển mạnh trong những năm gần đây

e) Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề:

- Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp;

- Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp;

- Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu

1.1.3 Tiêu chí công nhận làng nghề

Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006, quy định nội dung và các tiêu chí công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống Cụ thể:

Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí: (1) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (2) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; (3) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề

Trang 24

Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí: (1) Có tối thiểu 30% tổng số

hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; (2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước

Phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo khái niệm nói trên Nếu chưa đạt tiêu chuẩn số hộ tối thiểu và số năm tối thiểu như đã quy định tại tiêu chí công nhận làng nghề thì cũng phải có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống

Tiêu chí công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống là căn cứ pháp lý cho

Ủy ban nhân dân các tỉnh công nhận những làng có nghề đạt tiêu chuẩn là “làng nghề”, “làng nghề truyền thống” Những làng nghề được công nhận sẽ được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, chính sách khuyến công, chính sách khuyến nông… theo quy định

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề

Quá trình phát triển các làng nghề chịu tác động của nhiều yếu tố và các nhân tố này tác động, ảnh hưởng lẫn nhau Nhìn chung, các yếu tố tác động đến sự phát triển của làng nghề theo các nhóm nhân tố sau đây:

a) Các nhân tố về kinh tế:

- Sự tồn tại và phát triển các làng nghề phụ thuộc rất lớn vào sự biến đổi của thị trường, những làng nghề có khả năng đáp ứng và thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường thì có sự phát triển nhanh chóng Chính thị trường đã tạo định hướng cho phát triển của các làng nghề Các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh của các làng nghề phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu của hàng hoá dịch vụ, xuất phát từ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường để hoạch định, cải tiến sản xuất kinh doanh phù hợp Ngày nay thị trường không còn bó hẹp

là thị trường hàng hoá dịch vụ mà các loại thị trường khác như: thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề

Trang 25

- Trình độ kỹ thuật và công nghệ: Nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng cao, sự cạnh tranh của cơ chế thị trường đòi hỏi phải đa dạng hoá các sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Do vậy các làng nghề cũng phải không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh Trình độ kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và do đó ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Nó có thể quyết định sự tồn tại hay suy vong của cơ sở sản xuất sản phẩm đó

- Kết cấu hạ tầng: Các làng nghề chỉ có thể phát triển mạnh ở những nơi có

hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ Trong điều kiện hội nhập kinh tế, cạnh tranh khốc liệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, nguồn nguyên liệu cũng phải vận chuyển nơi xa về thì nhu cầu về hệ thống giao thông vận tải phát triển thuận lợi cho các làng nghề giảm chi phí vận chuyển tạo điều kiện giao lưu phát triển thị trường, ký kết hợp đồng, liên doanh liên kết … Hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước, bưu chính viễn thông v.v… cũng có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển của các làng nghề, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, những hạ tầng này tạo điều kiện cho áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ người lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững

- Vốn cho sản xuất kinh doanh: Đây là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh Các làng nghề muốn đầu tư phát triển, mở rộng cơ sở sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường… đều phải cần đến nhu cầu vốn Vốn nhiều hay ít do nhu cầu quy mô, đặc điểm sản xuất sản phẩm các ngành nghề ở từng làng nghề Ngày nay các làng nghề đang phát triển theo xu thế hiện đại, đa dạng, chuyên môn hoá, sản phẩm hàng loạt… thì nhu cầu về vốn là rất lớn Sự đáp ứng về vốn có một ý nghĩa quyết định cho sự hội nhập, cạnh tranh

và phát triển của các làng nghề

- Nguyên vật liệu: Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương trước đây

là đặc điểm của làng nghề và là nhân tố góp phần hình thành làng nghề Hiện nay,

do hội nhập kinh tế, cơ sơ hạ tầng giao thông, bưu chính viễn thông… thuận lợi,

Trang 26

nguồn nguyên vật liệu khác nhau cho sản xuất các sản phẩm Vì vậy khối lượng, chất lượng, chủng loại và khoảng cách nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, giá thành, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất Việc sử dụng các loại nguyên vật liệu hợp lý, thay thế, giá rẻ phù hợp với quá trình sản xuất là nhân

tố tác động đến sự phát triển của các làng nghề

- Nguồn nhân lực: Những nghệ nhân, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và những người thợ thủ công có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề Những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề là những người truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo Ngày nay việc phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, thị trường cạnh tranh đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao Đó là đội ngũ các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh phải am hiểu nhiều mặt kinh tế xã hội, lực lượng quản lý phải tinh thông, đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn cao

… để đáp ứng nhu cầu của tình hình mới

b) Nhân tố về môi trường chính sách:

Quá trình hội nhập và phát triển đòi hỏi cùng với quá trình đổi mới chính sách Hệ thống các chính sách của nhà nước có những tác động to lớn có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các làng nghề nói riêng Sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu, mà các công cụ quan trọng nhất là các chính sách, đặc biệt là các chính sách kinh tế Các chính sách này có vai trò trong việc hoạch định, hỗ trợ làng nghề phát triển, tạo môi trường sản xuất kinh doanh cho sự phát triển của làng nghề

c) Các nhân tố về điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng, miền nói chung và các làng nghề nói riêng Các nhân tố này có thể trở thành điều kiện để hình thành và phát triển làng nghề, cũng có thể là đối tượng lao động để các làng nghề khai thác và chế

Trang 27

biến Vị trí địa lý thuận lợi cũng sẽ tạo cho sự giao lưu kinh tế, mở rộng hợp tác, hội nhập kinh tế, phát triển thị trường… tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển

d) Nhân tố truyền thống:

Nhân tố này cũng có vai trò ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển làng nghề Trong các làng nghề truyền thống các nghệ nhân, thợ cả có tay nghề cao là những hạt nhân để bảo tồn duy trì và phát triển làng nghề Những nét độc đáo của sản phẩm truyền thống gắn với đặc trưng văn hoá của từng làng nghề là những giá trị vô hình tạo nên sự tồn tại phát triển của các làng nghề Những luật lệ, quy ước, phong tục tập quán của các làng nghề cũng tạo ra những phong cách riêng về đạo đức nghề nghiệp và cũng có khi thúc đẩy làng nghề và cũng có thể kìm hãm sự phát triển các làng nghề Những yếu tố truyền thống phải được kết hợp chặt chẽ với việc tiếp thu những yếu tố mới, đặc biệt là về khoa học công nghệ, thị trường hội nhập và cạnh tranh… để các làng nghề và sản phẩm của nó vừa giữ được bản sắc văn hoá dân tộc vừa được xã hội, thị trường tiếp nhận và thúc đẩy phát triển

1.2 Lý luận về phát triển bền vững làng nghề

1.2.1 Phát triển bền vững

1.2.1.1 Khái niệm phát triển bền vững

Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20 Năm 1987, trong báo cáo

“Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định “phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa

3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải

Trang 28

quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi

và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)

Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

36-Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo

vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”

Kết quả nghiên cứu về phát triển bền vững trên thế giới cũng như ở Việt

Nam cho thấy rằng: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn những

nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”

Phát triển bền vững có nghĩa là cả 3 khía cạnh chủ yếu liên quan đến đời sống của nhân dân là kinh tế, xã hội và môi trường phải được tổng hòa, kết hợp, lồng ghép khi có thể và được cân đối một cách có hiệu quả qua các cơ chế, chính sách, công cụ và qua quá trình thực hiện chính sách

Cũng như vậy, phát triển bền vững làng nghề là quá trình phát triển lâu dài

có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, duy trì được năng suất lao động, đảm bảo liên tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mang tính văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây ra

Trang 29

những nguy hai đến các thế hệ sau Phát triển bền vững làng nghề cũng phải dựa trên 3 trụ cột của phát triển bền vững

+ Bền vững về kinh tế: Bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn

vị kinh tế trong làng nghề phát triển lâu dài liên tục với năng suất và hiệu quả cao

+ Bền vững về mặt xã hội: bảo đảm sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các luật pháp, giữ gìn và phát triển bản sắc và giá trị văn hóa của ngành nghề, đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi và nâng cao đời sống và năng lực cho những đối tượng tham gia hoạt động sản xuất trong làng nghề và quan hệ với cộng đồng địa phương

+ Bền vững về môi trường: Bảo đảm sản xuất kinh doanh phải đi đôi với duy trì sự cân bằng sinh thái và môi trường tự nhiên không bị suy thoái, đồng thời không gây tác hại đối với sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đối với các hoạt động kinh tế khác trong làng nghề

1.2.1.2 Nội dung phát triển bền vững

Theo UNCED (Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc), nội dung của phát triển bền vững gồm 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và bảo tồn & quản

lý môi trường cùng các nguồn tài nguyên Hội nghị đã khẳng định rằng yếu tố môi trường là yếu tố quan trọng và được ưu tiên hàng đầu Theo Ủy ban Phát triển bền vững của Liên Hợp quốc (CDS), nội dung của phát triển bền vững được biểu hiện qua bốn lĩnh vực: xã hội, kinh tế, môi trường và thể chế Thể chế được tách riêng ra

là một trụ cột của phát triển bền vững CDS khẳng định thể chế chính sách là yếu tố quan trọng để mỗi quốc gia hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ

Việt Nam ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”

(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) Đây là một chiến lược khung bao gồm

những định hướng chung cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện Phát triển bền vững bao gồm 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường Trong đó:

Trang 30

- Phát triển bền vững kinh tế bao gồm 5 nội dung: Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học - công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường; Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường; Thực hiện quá trình “công nghiệp hoá sạch”; Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững; Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững

- Phát triển bền vững xã hội bao gồm 5 nội dung: Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm; Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số và tình trạng thiếu việc làm; Định hướng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo

vệ môi trường bền vững ở các địa phương, trước hết là các đô thị; Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của

sự nghiệp phát triển đất nước; Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống

- Phát triển bền vững môi trường bao gồm 9 nội dung: Sử dụng hợp lý, bền vững và chống thoái hoá tài nguyên đất; Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản; Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo; Bảo vệ và phát triển rừng; Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp; Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại; Bảo tồn đa dạng sinh học; Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai

Trong chương trình phát triển bền vững của Việt Nam, yếu tố thể chế ban đầu cũng được đưa vào nội dung của phát triển bền vững nhưng sau đã được loại

bỏ Theo tác giả, đây là lựa chọn đúng đắn Vì thể chế là các chính sách, các quy định, luật lệ trong xã hội có tác động đến cả 3 khía cạnh của phát triển bền vững Do vậy, nội dung của phát triển bền vững gồm ba khía cạnh chủ yếu: kinh tế, xã hội, môi trường còn những khía cạnh của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa,

Trang 31

tinh thần, dân tộc đòi hỏi phải tính toán và cân đối chi tiết trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể

1.2.2 Phát triển làng nghề theo hướng bền vững

1.2.2.1 Khái niệm về phát triển bền vững làng nghề

Phát triển làng nghề:

Theo Szydlowski và cộng sự (2008), “Phát triển làng nghề là sự tăng lên cả

về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức của làng nghề ở hai mức độ từ thấp lên cao thể hiện ở việc mở rộng về quy mô sản xuất, sự gia tăng về mức đóng góp cho ngân sách và thu nhập bình quân một đầu người, việc đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường tại làng nghề”

Như vậy, phát triển làng nghề là một quá trình phát triển lâu dài nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn Với quan điểm này, tác giả cho rằng phát triển làng nghề nhằm hướng tới phát triển bền vững, đó là sự quan tâm của tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường cho phát triển làng nghề

Phát triển bền vững làng nghề:

Đinh Xuân Nghiêm và cộng sự (2010), đã đưa ra khái niệm “phát triển bền vững làng nghề là quá trình phát triển lâu dài có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, duy trì được năng suất lao động, đảm bảo liên tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mang tính văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây ra những nguy hại đến các thế hệ sau”

Lê Xuân Tâm (2014), cho rằng “phát triển bền vững làng nghề là phát triển làng nghề đảm bảo tính ổn định lâu dài và việc phát triển không làm ảnh hưởng đến lợi ích cho các thế hệ tương lai Đó là sự phát triển dựa trên mức tăng trưởng cao và

ổn định, hướng tới mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội nông thôn, khai thác và bảo

vệ hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”

Trang 32

Tóm lại, khái niệm phát triển bền vững làng nghề nhìn chung phải dựa trên các nội dung về phát triển bền vững: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trường

+ Bền vững về kinh tế là sự phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, định hướng lâu dài và liên tục

+ Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm giữ gìn và phát triển bản sắc và giá trị văn hóa của ngành nghề, nâng cao hiệu quả tính gắn kết cộng đồng, tạo nên thành công về các hoạt động phong trào trong làng nghề Đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội của người dân trong làng nghề

+ Bền vững về môi trường là giảm thiểu suy thoái môi trường tại các làng nghề, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững

1.2.2.2 Tiêu chí phát triển bền vững làng nghề

Dựa trên những nội dung phát triển bền vững đã nêu ở trên và thông qua tham khảo hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tại một số làng nghề truyền thống của một số công trình nghiên cứu trước đây như: Lê Quốc Doanh và cộng sự (2003) Trần Minh Yến (2004), Đinh Xuân Nghiêm và cộng sự (2010), Bạch Thị Lan Anh (2010), Nguyễn Đình Hòa (2012), Vũ Huỳnh Nam (2017), và hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững vùng đồng bằng Bắc Bộ của Đào Ngọc Tiến

và cộng sự (2012), kết hợp với thực tế phát triển Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho, tác giả đưa ra hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá sự phát triển Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho theo hướng bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường

a) Các tiêu chí về phát triển kinh tế:

- Tăng trưởng kinh tế làng nghề nhanh và ổn định được thể hiện qua các nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân của các hộ làm nghề (Doanh thu và Lợi nhuận bình quân (đồng), Tỷ lệ doanh thu từ làm nghề so với tổng doanh thu (%)); cơ cấu lao động tại làng nghề, quy mô vốn của các hộ làm nghề tại làng nghề

Trang 33

- Có sự gắn kết cộng đồng giữa các đơn vị kinh tế trong làng nghề (hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, ) theo một thể chế do cộng đồng những đơn vị kinh tế cùng tham gia đưa ra và cùng nhau thực hiện để sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực cho phát triển kinh tế chung của cộng đồng và bảo tồn các giá trị độc đáo của sản phẩm làng nghề

- Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất theo hướng cải tiến máy móc thiết

bị, sản xuất sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

- Kiểm soát ổn định các yếu tố đầu vào, mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu sản phẩm

- Phát triển làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

- Nâng cao hàm lượng tinh xảo trong giá trị sản phẩm

b) Các tiêu chí về xã hội:

- Xã hội làng nghề phải hướng tới văn minh, nề nếp và lành mạnh

- Các hoạt động sinh hoạt xã hội trong làng nghề được gắn với tôn vinh các giá trị sản phẩm đặc trưng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề

- Tạo cơ hội bình đẳng để mọi người dân trong làng nghề được tiếp cận việc làm, xóa đói giảm nghèo và vươn tới làm giàu

- Người dân được tham gia hưởng lợi từ các dịch vụ công như: đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề, tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị diễn ra trong làng

c) Các tiêu chí về bảo vệ tài nguyên môi trường:

- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn nguyên liệu đầu vào, các nguồn nhiên, vật liệu trong sản xuất ra các sản phẩm của làng nghề (không để dư thừa, lãng phí ), sử dụng các nguyên liệu tái tạo

- Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên đất, nước, khoáng sản

- Có hệ thống xử lý chất thải khí, lỏng và rắn cho các hoạt động sản xuất của làng nghề

Trang 34

1.3 Kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghề từ một số quốc gia 1.3.1 Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Tại Nhật Bản, trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa nền kinh tế đất nước, ngành nghề thủ công đã bị phân hóa và phát triển theo hai hướng: một số ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm ưu thế; một số theo hướng thủ công truyền thống Bước vào những năm 1970, đất nước này đã phải đương đầu với các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu và một số tài nguyên thiên nhiên khác trên thế giới, vì thế, Nhật Bản đã nhận thức được về giá trị của các nghề thủ công truyền thống đã tồn tại lâu đời, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả Tuy nhiên, hàng thủ công truyền thống của Nhật Bản đã mất dần khả năng cạnh tranh so với hàng tiêu dùng sản xuất bằng công nghiệp, gặp khó khăn về thông tin thị trường, tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu

tự nhiên, ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực Do vậy, các ngành nghề thủ công truyền thống đã bị suy thoái Trước tình hình đó, năm 1974, Nghị viện Nhật Bản đã ban hành Luật “Phát triển nghề thủ công truyền thống” Theo đó, Chính phủ định hướng mục tiêu phát triển chung cho hoạt động làng nghề truyền thống với nội dung: Phát triển các sản phẩm làng nghề phải phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn của thị trường trong và ngoài nước Đồng thời, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng các nhà triển lãm các sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống quốc gia để lưu giữ tài liệu về các địa phương có nghề thủ công và thực hiện các dự án đào tạo Đến nay, Nhật Bản đã có khoảng 30 nhà triển lãm trong lĩnh vực này Đồng thời, thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên ngành tại các nhà triển lãm để có cơ hội tiếp xúc, trao đổi thông tin

Bên cạnh đó, Nhật Bản đã thành lập Hiệp hội làng nghề truyền thống trên cơ

sở các hợp tác xã nhằm khuyến khích phát triển nghề thủ công truyền thống Hiệp hội đã triển khai nhiều dự án về các lĩnh vực khác nhau và được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương; thành lập Trung tâm làng nghề thủ công truyền thống quốc gia,

có chức năng cung cấp thông tin về nghề thủ công truyền thống Trung tâm cũng là nơi triển lãm, cung cấp tài liệu, sách báo, phim, ảnh… để trao đổi thông tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng

Trang 35

Để đạt được những thành tựu trên phương diện quốc gia và quốc tế trong phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến chất lượng và mẫu mã các sản phẩm thủ công, để phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn thị trường trong và ngoài nước Cùng với nỗ lực của cộng đồng cư dân các làng, xã, việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp thị hiếu và tiêu chuẩn của thị trường đã làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Nhật Bản ngày càng được giữ vững và mở rộng, tạo điều kiện cho kinh tế của mỗi làng, mỗi xã ngày càng phát triển

Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng và đạt chất lượng cao của mỗi vùng, làng, xã, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện các chính sách sau:

- Đối với các sản phẩm làng nghề truyền thống mang đậm nét đặc trưng của địa phương, chính quyền địa phương đã thực hiện chính sách bảo lãnh cho sản phẩm Chi phí tài trợ cho các sản phẩm làng nghề truyền thống nếu được công nhận, Chính phủ sẽ cấp một nửa chi phí, phần còn lại sẽ do Chính quyền địa phương đảm nhiệm

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có khả năng kế tục phát triển làng nghề Kỹ thuật viên giỏi của khu vực sản xuất trở thành người hướng dẫn tiếp tục cho các thế hệ trẻ Lương trả cho hướng dẫn viên và chi phí nguyên vật liệu lấy từ nguồn bao cấp của chính phủ hoặc của địa phương

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm làng nghề Chính sách này rất

có hiệu quả Chính phủ đã hỗ trợ kết nối địa phương tổ chức hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để trưng bày và tiếp thị sản phẩm làng nghề truyền thống Hàng năm, Chính phủ và chính quyền các địa phương đã dành khoảng 2 tỷ Yên cho công tác này

- Tổ chức các cuộc thi sản phẩm làng nghề: Các cuộc thi được tổ chức công khai cho cả các sản phẩm thủ công đã được xác nhận và chưa được xác nhận Giải thưởng của Thủ tướng và của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản

Trang 36

được trao do đạt thành tích về cải tiến về kỹ thuật và phát triển sản phẩm dựa trên công nghệ truyền thống

- Đào tạo đội ngũ kế thừa: Các thợ thủ công sản xuất hàng thủ công truyền thống được mời đến các trường tiểu học, trường trung học cơ sở để thuyết trình về

kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất để học sinh từ nhỏ đã có thể làm quen được với các phương pháp, công nghệ, vật liệu,… nhằm đào tạo thợ thủ công trong tương lai

và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công truyền thống

Ngoài ra, để phát huy tiềm năng sáng tạo của cộng đồng làng, xã trong phát triển ngành nghề thủ công truyền thống tại các vùng nông thôn, chính quyền địa phương đã hỗ trợ và nâng cao tính sáng tạo của người dân trong các cộng đồng, thể hiện qua việc khuyến khích, động viên họ xây dựng và thực hiện những dự án phát triển nghề thủ công vừa và nhỏ, với nội dung tập trung chủ yếu vào những giải pháp thiết thực và hiệu quả trong phát hiện nghề, cấy nghề, truyền nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Năm 1979, ông Morihiko Hiramatsu, người đứng đầu chính quyền quận Oita

- vùng cực Nam của Nhật Bản, đã đề xuất thực hiện phong trào “Mỗi làng một sản phẩm - OVOP” trên địa bàn tỉnh nhằm giữ chân người lao động tại vùng nông thôn đồng thời tạo ra sự chuyển dịch để cân bằng về kinh tế - xã hội giữa vùng nông thôn

và các thành phố lớn Chỉ trong vòng 20 năm từ 1979 đến 1999, phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản đã đạt được những thành công lớn trong quá trình phát triển nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Phong trào này đã gắn kết được các hoạt động sản xuất nông nghiệp với chế biến nông sản, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo giá trị gia tăng trong các sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó giúp tăng thu nhập cho người dân nông thôn

Ngày nay, phong trào OVOP đã trở thành một trong những chương trình kinh tế khu vực thành công, do cách tiếp cận chuyển đổi các sản phẩm tại chỗ thành các sản phẩm cạnh tranh ở địa phương, quốc gia và toàn cầu Điểm cốt lõi của OVOP là mỗi làng phải chọn cho mình một sản phẩm đặc biệt nổi trội, có tính cạnh tranh cao nhất so với các địa phương khác, để chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ

Trang 37

thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất Có 3 nguyên tắc cơ bản để phát triển phong trào là: hành động địa phương nhưng suy nghĩ toàn cầu; Tự tin sáng tạo; Phát triển nguồn nhân lực Thông qua chương trình OVOP, Nhật Bản

đã xây dựng được những thương hiệu đặc sản nổi tiếng như: Nấm Shitake ở làng Yufuin, rượu Shochu lúa mạch, cá khô ở làng Yonouzu, chè và măng tre ở làng Natkatsu…

1.3.2 Kinh nghiệm từ Thái Lan

Tại Thái Lan, nơi cái tên OVOP đã được Thái hóa thành OTOP (One Tambon One Product) nghĩa là “Mỗi cộng đồng một sản phẩm” Chương trình do cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Sinnawatra khởi xướng, được triển khai từ năm

2000 đến nay Qua quá trình thực hiện bài bản, những sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống tại vùng nông thôn Thái Lan nay đã phát triển sản phẩm OTOP đa dạng từ nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, đến sản phẩm công nghiệp, dịch

vụ, địa điểm du lịch, văn hóa địa phương và truyền thống văn hóa Các sản phẩm của OTOP do chính người dân các làng xã phát triển, dựa trên tri thức và kinh nghiệm của bản thân họ

Cũng giống như OVOP, OTOP hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn; Tạo công ăn việc làm cho nông dân; Hạn chế

sự sụt giảm dân số và di dân tự do từ nông thôn ra thành phố; Bảo vệ môi trường và giữ gìn sự ổn định xã hội Thông qua mô hình này, Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ các xã để phát triển các nghề thủ công truyền thống, tập trung chủ yếu vào các khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, đào tạo kỹ năng và chuyển giao công nghệ cho nông dân Mỗi địa phương, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển, tạo

ra sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lượng tốt, độc đáo về mẫu mã, kiểu dáng…

từ đó, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu ra thị trường quốc tế

Để hỗ trợ trong việc tiêu thụ sản phẩm do các làng sản xuất ra, Chính phủ hỗ trợ kết nối địa phương tổ chức hội chợ ở cả trong nước và quốc tế để tiếp thị, quảng

bá sản phẩm làng nghề: Chính phủ hỗ trợ tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hoàn tất đóng

Trang 38

gói, tiếp thị, tổ chức kênh phân phối ở hải ngoại Bộ Thương mại Thái Lan sẽ tổ chức hội chợ ở cả trong nước và quốc tế để tiếp thị Lần hội chợ đầu tiên ở Thái Lan tháng 9/2004 đã có 16 quốc gia tham gia Thái Lan thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ nhằm “kết nối các địa phương Thái Lan với toàn cầu”

Các làng nghề được tổ chức tốt và được đưa vào các chương trình tour du lịch của Thái Lan bằng nhiều hình thức, điển hình như tờ bướm giới thiệu chương trình OTOP du lịch

Kinh nghiệm của Thái lan cho thấy, chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” của chính phủ Thái Lan đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ và dự kiến sản phẩm của các làng này sẽ tham gia xuất khẩu đến thị trường đầu ra của các sản phẩm là Nhật, và những thị trường khác như Ý, Mỹ Ủy ban điều hành chương trình này đang hợp tác với tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) để giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Thái Lan (Vũ Văn Đông, 2010)

1.4 Kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghề tỉnh Quảng Ninh

Học hỏi kinh nghiệm từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) của nước bạn Nhật Bản, với cách làm sáng tạo và sự quyết tâm từ phía lãnh đạo chính quyền địa phương, Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) đã được Quảng Ninh thực hiện thành công, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế vùng nông thôn

Ngay từ thời gian đầu triển khai Chương trình OCOP, Quảng Ninh đã cử những cán bộ chủ chốt giành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu các chuyên đề quốc tế

về phong trào OVOP tại các nước khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Phi… Cùng với đó, tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác học tập kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan Đồng thời, nghiên cứu, xem xét, đánh giá hiệu quả của các chương trình

hỗ trợ sản xuất, các chính sách hiện hành, hiệu quả của các mô hình đã triển khai tại Việt Nam

“Mỗi xã, phường một sản phẩm” OCOP thực chất là giải pháp để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hóa, danh thắng các địa phương vốn dĩ là những tiềm năng lợi thế của các vùng miền

Trang 39

chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn Chương trình OCOP triển khai nhằm thực hiện việc phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn Quảng Ninh theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị

Trên cơ sở học tập kinh nghiệm từ phong trào OVOP của Nhật Bản, năm

2013, Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án OCOP giai đoạn 2013 - 2016 với mục tiêu: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống góp phần tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; hạn chế việc giảm dân số nông thôn

di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường, ổn định xã hội nông thôn Chương trình OCOP Quảng Ninh cũng được thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: Hành động địa phương, hướng đến toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực Bên cạnh đó, Chương trình OCOP xác định hai đối tượng quan trọng là sản phẩm

và tổ chức kinh tế (tập trung vào hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ) Do vậy, chương trình OCOP được thiết kế để các chủ thể sản xuất (từ cá thể, hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp) có sự chủ động về ý tưởng sản phẩm, xác định thị trường, chủ động sản xuất, chế biến, tiêu thụ Nhà nước đóng vai trò tạo sân chơi, hỗ trợ chính sách, xúc tiến thương mại

Năm 2018, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản phê duyệt danh mục các sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm) cấp quốc gia giai đoạn 2018 - 2020 Theo đó, danh mục chuỗi sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh có 12 sản phẩm gồm: du lịch làng quê Yên Đức và các sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa làng quê; gốm sứ mỹ nghệ; nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh và các sản phẩm từ nước khoáng Quang Hanh; mực và các sản phẩm từ mực; ba kích và các sản phẩm từ ba kích; chè Đường Hoa và các sản phẩm từ chè; hàu và các sản phẩm từ hàu; miến dong Bình Liêu; ngọc trai Hạ Long và các sản phẩm chế tác từ ngọc trai; lợn Móng Cái và các

Trang 40

sản phẩm từ lợn Móng Cái; trà hoa vàng và các sản phẩm từ trà hoa vàng; gà Tiên Yên và các sản phẩm từ gà Tiên Yên

Hiện nay, tổng số sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của tỉnh Quảng Ninh đã lên 362 sản phẩm (nhóm thực phẩm 179, đồ uống 60, thảo dược 46, thủ công mỹ nghệ 7, dịch vụ 2); trong đó, 131 sản phẩm đã đạt sao (7 sản phẩm đạt 5 sao, 56 sản phẩm đạt 4 sao, 68 sản phẩm đạt 3 sao) Có 145 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tham gia OCOP; trong đó có 44 doanh nghiệp, 64 hợp tác xã, 56 hộ sản xuất

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh có 29 trung tâm, cửa hàng, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Trong số đó, hiện có 10/29 điểm bán hàng OCOP được hỗ trợ từ ngân sách, còn lại đều do các thành phần kinh

tế tham gia đầu tư vào hệ thống trung tâm, cửa hàng, điểm giới thiệu sản phẩm OCOP Nhờ đó, hệ thống cơ sở vật chất tại các điểm bán sản phẩm đã từng bước được đầu tư kiên cố, khang trang, lịch sự, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước Các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao; được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý và khẳng định thương hiệu trên thị trường; được người tiêu dùng tin tưởng Mặt khác, hoạt động của các trung tâm, cửa hàng OCOP đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tạo động lực cho sản xuất phát triển

1.5 Bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề tỉnh Tiền Giang theo hướng bền vững

Qua thực tiễn phát triển làng nghề của Nhật Bản, Thái Lan và tỉnh Quảng Ninh thông qua phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” đã mang lại nhiều thành tựu trong việc phục hồi và phát triển làng nghề Việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan và tỉnh Quảng Ninh sẽ giúp cho tỉnh Tiền Giang có những bài học thiết thực cho phát triển bền vững các làng nghề của tỉnh nói chung và phát triển bền vững làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho nói riêng

Ngày đăng: 11/07/2019, 23:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bạch Thị Lan Anh (2010), Phát triển bền vững LN truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững LN truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Tác giả: Bạch Thị Lan Anh
Năm: 2010
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tƣ 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2006
3. Bộ Tài nguyên môi trường (2011), Thông tư số 46/2011/TT- BTNMT ngày 26/12/2011, Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề
Tác giả: Bộ Tài nguyên môi trường
Năm: 2011
4. Bộ Tài nguyên Môi trường (2015), Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015, Quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Tác giả: Bộ Tài nguyên Môi trường
Năm: 2015
5. Chính Phủ (2006), Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006, Phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngành nghề nông thôn
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2006
9. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt Nam và Môi trường, Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề Việt Nam và Môi trường
Tác giả: Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2005
10. Đào Ngọc Tiến, Vũ Huyền Phương, Đoàn Quang Hưng (2012), Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững tại một số làng nghề truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 176, 53-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế và Phát triển
Tác giả: Đào Ngọc Tiến, Vũ Huyền Phương, Đoàn Quang Hưng
Năm: 2012
(2010), Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề Việt Nam, Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề Việt Nam
12. Hồ Kỳ Minh (2011), Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi, Đề tài khoa học, tỉnh Quảng Ngãi, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả: Hồ Kỳ Minh
Năm: 2011
13. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, TPHCM: NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
14. Huỳnh Đức Thiện (2015), Chính sách phát triển làng nghề của một số quốc gia ở châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí phát triển KC&CN, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, 18 (2), 119-126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí phát triển KC&CN
Tác giả: Huỳnh Đức Thiện
Năm: 2015
16. Lê Thị Thế Bửu, Bùi Thanh Đạo, Hứa Thành Thân, Phạm Thị Kim Dung, Lâm Triệu Ngọc, Phạm Thị Thu Thủy (2015), Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Bình Định, Tạp chí Khoa học Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Đà Nẵng, 3(04), 66-77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Kinh tế
Tác giả: Lê Thị Thế Bửu, Bùi Thanh Đạo, Hứa Thành Thân, Phạm Thị Kim Dung, Lâm Triệu Ngọc, Phạm Thị Thu Thủy
Năm: 2015
17. Lê Xuân Tâm (2014), Nghiên cứu phát triển LN gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, Học viện nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển LN gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Lê Xuân Tâm
Năm: 2014
18. Mai Văn Nam (2013), Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề kết hợp du lịch ở đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 422, 62 - 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế
Tác giả: Mai Văn Nam
Năm: 2013
19. Nguyễn Đình Hòa (2010), Định hướng phát triển các làng nghề miền Đông Nam Bộ đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển các làng nghề miền Đông Nam Bộ đến năm 2020
Tác giả: Nguyễn Đình Hòa
Năm: 2010
21. Quốc Hội (2011), Luật BVMT 2014 /2011/QH13 ngày 26/11/2011,Về kết quả giám sát và đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về kết quả giám sát và đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề
Tác giả: Quốc Hội
Năm: 2011
22. Quốc Hội (2014), Số 55/2014/QH13 2014 ngày 23/6/2014, Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo vệ môi trường
Tác giả: Quốc Hội
Năm: 2014
23. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2004
20. Nguyễn Thành Lợi (2013), Xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam, tại http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc- Link
30. Tuấn Anh (2012), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới, tại http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong- Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w