CHUYENDE AXIT CACBOXYLIC

5 1K 13
CHUYENDE AXIT CACBOXYLIC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GV: MAI TỨ HẢI. ĐT: 0976634929 - 05003957587 TRỌNG TÂM PHẦN AXIT CACBOXYLIC 1.LÍ THUYẾT: DẠNG 1. XÁC ĐỊNH SỐ ĐỒNG PHÂN. Số đòng phân của axit no, đơn chức mạch hở = 2 n-3 n nhỏ hơn bảy. Câu 1. C 5 H 10 O 2 có số đồng phân axit là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2. Để trung hoà 8,8 gam một axit cacboxylic X thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần 100,0 ml dung dịch NaOH 1,0M. số đồng phân của X là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 DẠNG 2. ĐẶC CÔNG THỨC CHUNG. Câu 1. Số mol CO 2 bằng số mol của H 2 O thì axit đó là? A. Axit hai chức no B. Axit vòng no C. Axit đơn chức chưa no D. Axit đơn chức no Câu 2. Cho các công thức: (I) C n H 2n-1 COOH (II) C n H 2n O 2 (III). C n H 2n+1 COOH Trong các công thức tổng quát trên, công thức nào là axit no đơn chức: A. I, II B. II, III C. I, III D. Cả II, III đều đúng Câu 3. Khi oxi hoá X thành axit hữu cơ thì X là: A. Este B. Rượu bậc 1 C. Andehit D. Cả B, C đúng. DẠNG 3. SO SÁNH TÍNH AXIT Câu 1. Độ mạnh của các axit được xếp theo thứ tự tăng dần là A. CH 3 COOH < H 2 CO 3 < C 6 H 5 OH< H 2 SO 4 B.H 2 CO 3 <C 6 H 5 OH<CH 3 COOH<H 2 SO 4 C. H 2 CO 3 < CH 3 COOH < C 6 H 5 OH< H 2 SO 4 D.C 6 H 5 OH<H 2 CO 3 < CH 3 COOH< H 2 SO 4 Câu 2. Độ mạnh của các axit được xếp theo thứ tự tăng dần là A. (CH 3 ) 3 C-COOH < CH 3 COOH < HCOOH B. HCOOH < (CH 3 ) 3 C-COOH <CH 3 COOH C. CH 3 COOH < HCOOH < (CH 3 ) 3 C-COOH D. HCOOH < CH 3 COOH < (CH 3 ) 3 C-COOH Câu 3. So sánh tính axít các chất sau đây: CH 2 Cl - CH 2 – COOH(1); CH 3 COOH(2); HCOOH(3); CH 3 - CHCl – COOH(4). A. (3) > (2) > (1) > (4) B. (4) > (3) > (1) > (2) C. (4) > (1) > (3) > (2) D. (3) > (4) > (1) > (2). Câu 4. Hợp chất nào sau đây có tính axit mạnh nhất ? A. CCl 3 – COOH B. CH 3 COOH C. CBr 3 COOH D. CF 3 COOH. DẠNG 4. SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI. Câu 1. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là: A. CH 3 CHO B. C 2 H 5 OH C. CH 3 COOH D. CH 3 OH. Câu 2. So sánh nhiệt độ sôi các chất sau: Rượu etylic(1) ; cloruaetyl(2) ; đimetylete(3) ; axit axetic(4) A. (1) > (2) > (3) > (4) B. (4) > (3) > (2) > (1) C.(4) > (1) > (2) > (3) D. (1) > (2) > (3) > (4) . Câu 3. Cho 4 chất X ( C 2 H 5 OH); Y (CH 3 CHO; Z (HCOOH); G (CH 3 COOH). Nhiệt độ sôi sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau: A. Y <Z < X < G B. Z < X < G < Y C. X < Y < Z < G D. Y < X < Z < G Câu 10: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là: A. CH 3 CHO, C 2 H 5 OH, HCOOH, CH 3 COOH. B. CH 3 COOH, HCOOH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO. C. HCOOH, CH 3 COOH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO D. CH 3 COOH, C 2 H 5 OH, HCOOH, CH 3 CHO. Đề thi đại học- cao đẳng khối A năm 2009 DẠNG 5. NHẬN BIẾT. Câu 1. Để phân biệt axit fomic và axetic có thể dùng. A. Cu(OH) 2 ở điều kiện thường. B. CaCO 3 . C. AgNO 3 trong dung dịch NH 3. D. Dung dịch NH 3 . Câu 2. Chỉ dùng một chất nào dưới đây là tốt nhất để có thể nhận biết các mẫu mất nhãn chứa giấm và amoniac. A. NaOH B. Quỳ tím C. Phenolphtalein D. B và C đều đúng. Câu 3. Cho 3 axit: axit focmic, axit axetic, axit acrylic, để nhận biết 3 axit này ta dùng: A. Nước brom và quỳ tím. B. Ag 2 O/ddNH 3 và quỳ tím. C. Natri kim loại, nước brom D. Ag 2 O/ddNH 3 và nước brom. Câu 4. Có 3 dung dịch: CH 3 CHO, CH 3 COOH, HCOOH đựng trong 3 lọ mất nhãn. Hoá chất có thể dùng để phân biệt ba dung dịch trên là: A. Quì tím, CuO. B. quỳ tím, Na. C. Quì tím, dung dịch AgNO 3 /NH 3 . D. dung dịch AgNO 3 /NH 3 , CuO. Câu 5. Để phân biệt nhanh ba chất lỏng không màu: Axit metacrilic, Axit fomic, Phenol, dùng được thuốc thử ? A. Nước brom B. Thuốc thử Tollens (DD AgNO 3 /NH 3 ) C. Quì tím D. CaCO 3 DANG 6. TÍNH CHẤT HÓA HỌC. Câu 1. Khi nói về axit axetic thì phát biểu nào sau đây là sai: A. Chất lỏng không màu, mùi giấm. B. Tan vô hạn trong nước. C. Tính axit mạnh hơn axit cacbonic. D. phản ứng được muối ăn. Câu 2. Axit acrylic (CH 2 =CH−COOH) không tham gia phản ứng với. A. NaNO 3 . B. H 2 /xt. C. dung dịch Br 2 . D. Na 2 CO 3 . Câu 3. Có 3 ống nghiệm: Ống 1 chứa rượu etylic, ống 2 chứa axit axetic, ống 3 chứa andehit axetic. Lần lượt cho Cu(OH) 2 vào từng ống nghiệm, đun nóng thì: A. cả 3 ống nghiệm đều có phản ứng. B. ống 3 có phản ứng, còn ống 1 và ống 2 không có phản ứng. C. ống 1 có phản ứng còn ống 2 và ống 3 không có phản ứng. D. ống 2 và ống 3 phản ứng còn ống 1 không phản ứng. Câu 4. Axit axetic tác dụng được với chất nào dưới đây? A. Canxi cacbonat B. Natri phenolat C. Natri etylat D. Cả (a), (b) và (c) Câu 5. Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , là: A. axit fomic, vinylaxetilen, propin. B. anđehit fomic, axetilen, etilen. C. anđehit axetic, butin-1, etilen. D. anđehit axetic, axetilen, butin-2. Câu 6. Axit stearic là axit beo có công thức: A. C 15 H 31 COOH B. C 17 H 35 COOH C. C 17 H 33 COOH D. C 17 H 31 COOH Câu 7. Tính chất axit của dãy đồng đẳng axit focmit biến đổi theo chiều tăng của khối lượng mol phân tử là: A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Vừa giảm vừa tăng Câu 8. Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp axit axetic là: A. C 2 H 5 OH; CH 3 CHO; CH 3 COOCH 3 B. C 2 H 5 OH; HCHO; CH 3 COOCH 3 C. C 2 H 5 OH; CH 3 CHO; HCOOCH 3 D. C 2 H 2 ; CH 3 CHO; HCOOCH 3 Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng sau: C 2 H 6 Cl 2 , as A H 2 O;NaOH B CuO;t o C Ag 2 O /NH 3 D. Các chất A, D thể là: A. C 2 H 5 Cl và C 2 H 5 COOH B. C 2 H 6 Cl và C 2 H 5 COOH C. C 2 H 5 Cl và CH 3 COOH D. C 2 H 5 Cl và C 2 H 6 COOH Câu 10. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột X Y axit axetic. X và Y lần lượt là: A. Glucozơ; etylaxetat B. Glucozơ; anđehit xetat C. Glucozơ; rượu etylic D. Rượu etylic; anđehit xetat. Câu 11 . Xét các phản ứng sau: (1) CH 3 COOH + CaCO 3 (2) CH 3 COOH + HCl (3) C 17 H 35 COONa + H 2 SO 4 (4) C 17 H 35 COONa + Ca(HCO 3 ) 2 Phản ứng nào không xãy ra được: A. (1) B. (2) C. (3) D. (4). Câu 12. A (C, H, O, Na) + NaOH  Etylen + … Vậy A là: A. Natri axetat B. Natri propionat C.Natri metacrylat D. Natri acrlyat Câu 13. Sự hiện diện của nhóm định chức – COOH trên nhân benzen gây hiện tựng nào sau đây của axit benzoic: A. Hiệu ứng liên hợp làm giảm mật độ electron trên nhân B. Giảm hoạt phân tử đối với phản ứng thế Br 2 C. Định hướng thế vào vị trí octho và para D. Các hiện tượng A, B đều đúng. 2.BÀI TẬP: Dạng 7. XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ Câu @. Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO 2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là: A. HCOOH, HOOC-COOH. B. HCOOH, HOOC-CH 2 -COOH. C. HCOOH, C 2 H 5 COOH. D. HCOOH, CH 3 COOH. Đề thi đại học- cao đẳng khối A năm 2009 Câu 1. Cho sơ đồ phản ứng C 3 H 4 O 2 + NaOH → X + Y X + H 2 SO 4 loãng → Z + T Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chấy Y và Z tương ứng là A. CH 3 COOH, HCOOH B. HCOONa, CH 3 CHO B. HCHO, CH 3 CHO D. HCHO, HCOOH Đề thi đại học cao đẳng khối A năm 2008 Câu 2. Để trung hòa 6,72 g axit cacboxilic Y no, đơn chức, cần dùng 200ml dung dịch NaOH 2,24%. Công thức phân tử của Y là A. C 2 H 5 COOH B. CH 3 COOH C. HCOOH D. C 3 H 7 COOH Đề thi đại học cao đẳng khối B năm 2007. Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO 2 . Mặt khác để trung hòa amol hữu cơ này cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức thu gọn của X là A. HOOC-CH 2 – CH 2 – COOH B. C 2 H 5 COOH C. CH 3 COOH D. HOOC – COOH Đề thi đại học cao đẳng khối A năm 2007 Câu 5. Để trung hoà 4,44g một axit cacboxylic (thuộc dãy đồng đẵng axit axetic) cần 60ml dung dịch NaOH 1M. Công thức axit đó là: A. C 2 H 5 COOH B. HCOOH C. CH 3 COOH D. C 3 H 7 COOH Câu 6. Cho 3g một axit đơn chức no X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 4,1 g muối khan. Công thức cấu tạo của X là : A.C 2 H 5 COOH B.C 3 H 7 COOH C.HCOOH D.CH 3 COOH Câu 7 Trung hòa 6,72 gam axit cacboxylic no, đơn chức Y, dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là: A. CH 3 COOH. B. C 2 H 5 COOH. C. C 3 H 7 COOH. D. HCOOH. Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 1,760 gam một axit hữu cơ X mạnh thẳng được 1,792 lít khí CO 2 (đktc) và 1,440 gam H 2 O. Công thức cấu tạo của X là: A. HOOCCH 2 COOH. B. CH 3 CH 2 CH 2 COOH. C. CH 3 CH=CHCOOH. D. C 2 H 5 COOH. Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 0,10 mol hỗn hợp hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,36 lít CO 2 (đktc) và 2,70 gam H 2 O. Công thức phân tử của chúng là: A. CH 3 COOH và C 2 H 5 COOH. B. C 2 H 3 COOH và C 3 H 5 COOH. C. C 2 H 5 COOH và C 3 H 7 COOH. D. HCOOH và CH 3 COOH. Câu 11. Một hỗn hợp chứa hai axit đơn chức, no kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Để trùng hoà dung dịch này cần 40 ml dung dịch NaOH 1,25 M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà ta thu được 3,68 g hỗn hợp muối khan.Công thức 2 axit là: A. CH 3 COOH, C 3 H 7 COOH B. HCOOH, CH 3 COOH C. C 2 H 5 COOH, C 3 H 7 COOH D. Đáp số khác. Câu 12. Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là. A. C 3 H 7 COOH. B. CH 3 COOH. C. C 2 H 5 COOH. D. HCOOH. Câu 13. Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxilic đơn chức liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 3,56g thu được 3,136lit CO 2 (đktc) và 2,52g H 2 O. Công thức hai axit là: A. HCOOH, CH 3 COOH B.CH 3 COOH, C 2 H 5 COOH C.C 2 H 5 COOH, C 3 H 7 COOH D.C 2 H 3 COOH, C 3 H 5 COOH Câu 14. Để trung hoà hoàn toàn 7,4 g hỗn hộp hai axit hữu cơ đồng đẳng của axit fomic có số mol bằng nhau thì cần 200 ml dung dịch NaOH 0,5M . Xác định công thức cấu hai axit tạo trên : A HCOOH, C 2 H 5 COOH C. C 2 H 5 COOH, C 2 H 5 COOH C. C 2 H 5 COOH, C 2 H 5 COOH D. C 2 H 5 COOH, C 2 H 5 COOH. Câu 15. A, B là 2 axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 4,60 gam A và 6,0 gam B tác dụng hết với kim loại Na thu được 2,24 lít H 2 (đktc). Công thức phân tử của A và B lần lượt là: A. CH 3 COOH và C 2 H 5 COOH. B. C 3 H 7 COOH và C 4 H 9 COOH C. HCOOH và CH 3 COOH. D. C 2 H 5 COOH và C 3 H 7 COOH. Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 1,92g một axit hữu cơ no đơn chức mạch hở ta thu được 1,152 gam nước. Vậy axit đó có công thức là: A. HCOOH B. C 2 H 5 COOH C. CH 3 COOH D. C 3 H 7 COOH Câu 18. Một hỗn hợp gồm 2 axit cacboxylic đơn chức (A) và (B) chỉ chứa chức axit và đồng đẳng liên tiếp. Chia X làm hai phần bằng nhau - Phần 1: Trung hoà bằng 0,5 lit dung dịch NaOH 1M - Phần 2: Tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư cho ra 43,2g Ag kết tủa Xác định CTCT và khối lượng của A, B trong hỗn hợp X. A. 9,2g HCOOH; 18g CH 3 COOH B. 18g CH 3 COOH; 44,4g C 2 H 5 COOH C. 18,4g HCOOH; 36g CH 3 COOH D. 36g CH 3 COOH; 44,4g C 2 H 5 COOH Câu 19. (A), (B) là 2 axit không no, ( 1 liên kết C=C) đơn chức và đồng đẳng kế tiếp. Hỗn hợp X chứa (A) và (B) được chia làm 2 phần bằng nhau: 1/2X tác dụng vừa đủ với 0,5 lit nước Br 2 0,1M. 1/2X còn lại đốt cháy cho ra 7,92g CO 2 . Xác định CTCT và số mol của (A), (B) trong hỗn hợp X A. 0,02mol CH 2 =CH-COOH; 0,03mol CH 2 =CH-CH 2 -COOH B. 0,04mol CH 2 =CH-COOH; 0,06mol CH 2 =CH-CH 2 -COOH C. 0,03mol CH 2 =CH-COOH; 0,05mol CH 2 =CH-CH 2 -COOH D. 0,04mol CH 2 =CH-COOH; 0,04mol CH 2 =CH-CH 2 -COOH Câu 21. Hoà tan 24 gam hỗn hợp gồm 2 axit cacboxylic no đơn chức vào nước. Chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất phản ứng với bạc oxit (lấy dư) trong dung dịch amoniăc, thu được 21,6 gam bạc kim loại. Phần thứ 2 được trung hoà hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch NaOH 1M. Vây công thức của 2 axit trong hỗn hợp là: A. HCOOH, CH 3 COOH B. C 2 H 5 COOH, HCOOH C. HCOOH, C 4 H 9 COOH D. HCOOH, C 3 H 7 COOH Câu 22. A là một chất hữu cơ trong trong một loại trái cây chua. Đem đốt cháy hết m gam chất A cần dùng 2,016 lít O 2 (đktc), sản phẩm cháy gồm 2,688 lít CO 2 (đktc) và 1,44 gam H 2 O. Cũng m gam A tác dụng hết với NaHCO 3 thu được 0,06 mol CO 2 , còn nếu cho m gam A tác dụng hết với Na thì thu được 0,04 mol H 2 . Công thức phân tử của A cũng là công thức đơn giản của nó. A là: A. HOC 3 H 2 (COOH) 3 B. (HO) 2 OC 4 H 4 (COOH) 2 C. HOC 3 H 4 (COOH) 3 D. (HO) 3 O 2 C 5 H 4 COOH Câu 23. A là một hợp chất hữu cơ. Đốt cháy một lượng A thu được 8,96 lít CO 2 (đktc) và 5,4 gam H 2 O. Nếu cho a mol A tác dụng hết với NaHCO 3 thì có tạo a mol khí CO 2 , còn nếu cho a mol A tác dụng hết với Kali kim loại cũng có tạo a mol khí H 2 . Công thức của A là: A. HOCH 2 CH 2 CH 2 COOH B. HOCH 2 COCH 2 COOH C. HOOCCH 2 CH 2 COOH D. HOCH 2 CH 2 OCH 2 COOH Câu 24. Cho hỗn hợp X gồm rượu metylic và hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit axetic tác dụng hết với Na giải phóng ra 6,72 lít khí ở đktc. Nếu đun nóng hỗn hợp X (H 2 SO 4 đặc) xúc tác thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 g hỗn hợp este. Công thức phân tử các chất trong hỗn hợp X là: A. C 2 H 5 OH; HCOOH và CH 3 COOH B. CH 3 OH; C 2 H 5 COOH và C 3 H 7 COOH C. C 3 H 7 OH; C 2 H 5 COOH và C 3 H 7 COOH D. CH 3 OH; CH 3 COOH và C 2 H 5 COOH. Câu 25. Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C 3 H 4 O 3 ) n , vậy công thức phân tử của X là. A. C 9 H 12 O 9 . B. C 3 H 4 O 3 . C. C 12 H 16 O 12 . D. C 6 H 8 O 6 . Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn 1,46 gam một axit hữu cơ nhiều lần axit người ta thu được 1,344 lít khí CO 2 (đo đktc) và 0,9 gam nước. Công thức nguyên đơn giản của axit là: A. (C 2 H 4 O 2 ) n . B. (C 2 H 3 O 2 ) n. C. (C 3 H 5 O 2 ) n. D. (C 4 H 7 O 2 ) n. Dạng 8. TOÁN TỔNG HỢP. Câu 1. Cho 0,04 mol một hh X gồm CH 2 =CH-COOH, CH 3 COOH và CH 2 =CH-CHO phản ứng vừa đủ với dd chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dd NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH 2 =CH- COOH trong X là : A. 0,56 gam. B. 1,44 gam. C. 0,72 gam. D. 2,88 gam. Đề thi đại học- cao đẳng khối B năm 2009. Câu 2. Trung hòa 5,48g hỗn hợp gồm axit axetic, phenol, axit benzoic, cần dùng 600ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 4,90 g B. 6,84 g C. 8,64g D. 6,80g. Đề thi đại học cao đẳng khối A năm 2008. Câu 32. 10,6 gam hỗn hợp hai axit đơn chức phản ứng vừa đủ với 200 ml NaOH 1M. Khối lượng. hỗn hợp muối natri thu được sau phản ứng là. A. 21,2 gam. B. 15 gam. C. 20 gam. D. 5,3gam. Câu 3. Cho 14,80 gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ no, đơn chức tác dụng với lượng vừa đủ Na 2 CO 3 tạo thành 2,24 lít CO 2 (đktc). Khối lượng muối thu được là: A. 16,20 gam. B. 17,10 gam. C. 19,40 gam. D. 19,20 gam. Câu 4. Cho 10 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic và axit propionic tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch Br 2 3,2%. Thành phần % khối lượng axit propionic có trong X là: A. 72%. B. 28 %. C. 74%. D. 26%. Câu 5. Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới . trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là. A. 55%. B. 75%. C. 62,5%. D. 50%. Câu 6. Cho axit axetic tác dụng với ancol etylic dư (H 2 SO 4 đặc, t o ), kết thúc thí nghiệm thu được 0,3 mol etyl axetat với hiệu suất phản ứng là 60%. Vậy số mol axit axetic cần dùng là: A. 0,5 mol. B. 0,18 mol. C. 0,05 mol. D. 0,3 mol. Câu 7. Chia a gam CH 3 COOH thành hai phần bằng nhau. Phần 1: trung hòa vừa đủ bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4M. Phần 2: thực hiện phản ứng este hóa với C 2 H 5 OH thu được m gam este (giả sử hiệu suất phản ứng 100%). Giá trị của m là: A. 8,8 gam. B. 35,2 gam. C. 21,2 gam. D. 17,6 gam. Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,10 mol hỗn hợp hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,360 lít CO 2 (đktc) và 2,70 gam H 2 O. Số mol của mỗi axit lần lượt là: A. 0,050 và 0,050. B. 0,060 và 0,040. C. 0,045 và 0,055. D. 0,040 và 0,060. Câu 9. Chất X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Y có công thức phân tử C 4 H 7 O 2 Na. X là loại chất nào dưới đây? A. Axit. B. Phenol. C. Ancol. D. Este. Câu 10. Cho hỗn hợp gồm 0,10 mol HCOOH và 0,20 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thì khối lượng Ag thu được là: A. 216,0 gam. B. 10,80 gam. C. 64,80 gam. D. 108,0 gam. Câu 11. 10,6 gam hỗn hợp hai axit đơn chức phản ứng vừa đủ với 200 ml NaOH 1M. Khối lượng. hỗn hợp muối natri thu được sau phản ứng là. A. 21,2 gam. B. 15 gam. C. 20 gam. D. 5,3gam. Câu 12. Cần bao nhiêu thể tích dung dịch Ba(OH) 2 0,12M để phản ứng vừa đủ với 0,244 gam axit benzoic? A. 8,33 ml B. 16,67 ml C. 17,6 ml D. 35,2 ml Câu 13. Công thức thực nghiệm của một axit no đa chức có dạng ( C 3 H 4 O 3 ) n . Công thức phân tử của axit no đơn chức là: A. C 6 H 8 O 6 B. C 9 H 12 O 9 C. C 12 H 16 O 12 D. C 3 H 4 O 3 Câu 14. Cho 3,38 g hỗn hợp Y gồm CH 3 OH, CH 3 COOH, C 6 H 5 OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672 ml khí ở đktc và dung dịch. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp rắn Y 1 . Khối lượng Y 1 là : A. 3,61 g B. 4,7g C. 4,76g D. 4,04g. Câu 15. Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thì khối lượng Ag thu được là: A.108g B.10,8g C. 216g D. 21,6g Câu 16. Hỗn hợp A gồm một ancol no, đơn chức và một axit no, đơn chức, chia A làm hai phần bằng nhau. Phần một đốt cháy hoàn toàn thấy tạo ra 2,24 lít CO 2 đktc Phần hai được este hoá hoàn toàn và vừa đủ thu được một este. Khi đốt cháy este này thì lượng H 2 O sinh ra là: A.1,8g B. 3,6g C.19,8g D. 2,2g . Câu 18. Có thể điều chế được bao nhiêu tấn axit axetic, từ 120 tấn cacxi cacbua có chứa 8% tạp chất, với hiệu suất của quá trình là 80%. A. 113,6 tấn. B. 80,5 tấn. C. 110,5 tấn. D. 82,8 tấn. Câu 19. Từ 5,75 lit dung dịch rượu etylic 6 0 đem lên men rượu đẻ điều chế giấm ăn, giả sử phản ứng hoàn toàn, khối lượng riêng của giấm ăn là 0,8 g/ml. khối lượng axit axetic chứa trong giấm ăn là: A. 360 gam B. 270 gam C. 450 gam D. Đáp số khác. DẠNG 9. HẰNG SỐ CÂN BẰNG . Câu 17. Dung dịch CH 3 COOH 0,1M có độ điện ly 1,3% ở 25˚C. Tổng số ion CH 3 COO - , H + do CH 3 COOH phân ly ra trong 10 ml dung dịch CH 3 COOH 0,1M ở 25˚C là: A.2,6.10 -5 B.1,56.10 19 C.1,3.10 -5 D.1,566.10 21 Câu 18. pH của dung dịch CH 3 COOH 0,1M ở 25˚C bằng bao nhiêu? Biết dung dịch này có độ điện ly 1,3%. A. 3,9 B. 1,0 C. 2,9 D. Một trị số khác Câu 19. Tính pH dung dịch CH 3 COOH 1M và K a =10 -4,8 A. pH=2,4 B. pH= 4,8 C. pH= 3,6 D. pH= 5,0 Câu 20. Một học sinh lấy 0,46 gam Na cho vào 20 gam một loại giấm ăn (dung dịch CH 3 COOH 4,2%). Sau khi kết thúc phản ứng, học sinh này đem cô cạn dung dịch thì thu được m gam hỗn hợp chất rắn khan. Trị số của m bằng bao nhiêu? A. 1,3 gam B . 0,825 gam C. 1,388 gam D. 1,532 gam Câu 21. tung dịch HCl và dung dịch CH 3 COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y . Quan hệ giữa x và y là( giả thiêt1, cứ 100 phân tử CH 3 COOH thì có 1 phân tử điện li) A. y = 100x B. y =2x C. y= x- 2 D. y = x +2. Đề thi đại học cao đẳng khối A năm 2007 Câu @. Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH 3 COOH 0,1M và CH 3 COONa 0,1M. Biết ở 25 0 C K a của CH 3 COOH là 1,75.10 -5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25 o C là Đề thi đại học- cao đẳng khối B năm 2009. . Số mol CO 2 bằng số mol của H 2 O thì axit đó là? A. Axit hai chức no B. Axit vòng no C. Axit đơn chức chưa no D. Axit đơn chức no Câu 2. Cho các công thức:. Phenolphtalein D. B và C đều đúng. Câu 3. Cho 3 axit: axit focmic, axit axetic, axit acrylic, để nhận biết 3 axit này ta dùng: A. Nước brom và quỳ tím. B.

Ngày đăng: 04/09/2013, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan