tai chinh cong
Nhóm 3 BÀI TẬP NHÓM TÀI CHÍNH HỌC CHỦ ĐỀ 3: Vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam thời gian qua? Chứng minh thông qua các chính sách thu chi hiện hành? DANH SÁCH NHÓM Page 1 Nhóm 3 I) T ỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG 1. Khái niệm : Page 2 1. Bùi Thị Bích Phương 2. Lưu Thanh Dung 3. Nguyễn Ngọc Hoa 4. Nguyễn Thị Hường 5. Trịnh Thị Kim Hiền 6. Nguyễn Thị Kiều Trang 7. Phạm Duy Đức 8. Nguyễn Thị Kiều Trang MỤC LỤC I) TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG 1. Khái niệm tài chính công 2. Đặc điểm của tài chính công 3. Vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công a) Kinh tế b) Xã hội II) VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC CHÍNH SÁCH THU CHI TỪ NĂM 2008 – 2010 1. Tình hình kinh tế - xã hội 2. Mục tiêu kinh tế - xã hội 3. Thực thi các chính sách thu – chi tài chính công 4. Thành tựu chung III) HẠN CHẾ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM IV) MỘT SỐ GIẢI PHẤP NÂNG CAO VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ CỦA TCC Nhóm 3 Về mặt hình thức: tài chính công là các hoạt động thu, chi tiền tệ của nhà nước gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện chức năng của nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá công cho xã hội. Về mặt thực chất: tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn tài chính quốc gia phát sinh giữa các cơ quan công quyền của nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận. 2. Đặc điểm: +) Gắn liền với sở hữu nhà nước ,quyền lực chính trị của nhà nước: Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định đếnquá trình tạo lập và sử dụng quỹ công ,đặc biệt là quỹ ngân sách nhà nước +) Chứa đựng lợi ích chung ,lợi ích công cộng: lợi ích tổng thể (lợi ích quốc gia ) được đặt lên hàng đầu +) Hiệu quả của hoạt động thu,chi tài chính công không lượng hóa :Hoạt động thu ,chi tài chính công chủ yếu mang tính chất không hoàn lại trực tiếp nên không thể đánh giá một cách hiệu quả ,chính xác.Tuy nhiên hiệu quả của tài chính công có thể xác định một cách tương đối thông qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội như tốc dộ tăng trưởng kinh tế,tỷ lệ thất nghiệp ,hộ ngèo,tỷ lệ thất học … +) phạm vi hoạt động rộng: thực hiện các các chức năng ,nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,văn hóa,quốc phòng ,an ninh,ngoại giao….Tuy nhiên phạm vi và mức độ tác động tùy thuộc vào chính sách tài chính công ,bối cảnh kinh tế xã hội quốc gia trong từng thời kỳ và tùy thuộc vào từng chủ thể. 3. Vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công • Về kinh tế: Tài chính công có vai trò thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Tài chính công tác động đến việc phân bổ và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính trong toàn bộ nền kinh tế. Page 3 Nhóm 3 - Công cụ thuế với các mức thuế suất và ưu đãi khác nhau đối với từng loại sản phẩm, ngành nghề, vùng lãnh thổ…Tài chính công có vai trò định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, kích thích hay hạn chế phát triển sản xuất kinh doanh theo từng loại sản phẩm. - Công cụ chi tiêu tài chính công với việc phân bổ nguồn tài chính cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào những ngành then chốt, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế trong những trường hợp cần thiết (trợ giá, trợ cấp) góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế thúc đẩy kinh tế phát triển. Tài chính công có vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô - Đảm bảo tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững - Duy trì việc sử dụng lao động ở tỷ lệ cao - Giữ tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải • Về xã hội: Thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội Thuế là công cụ quan trọng điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp nhân dân, đánh thuế cao vào hàng hóa xa xỉ phẩm, đánh thuế thấp vào hàng hóa dịch vụ thiết yếu để đảm bảo đời sống dân cư là biện pháp thực hiện công bằng xã hội. Các chính sách trợ cấp, trợ giá, chi các chương trình mục tiêu… sẽ làm giảm bớt khó khăn của người có thu nhập thấp. Cùng với vai trò điều chỉnh thu nhập, tài chính công còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội thuộc các lĩnh vực như: văn hóa, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm… II) VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC CHÍNH SÁCH THU CHI TỪ NĂM 2008 – 2010 1. Tình hình kinh tế - xã hội - Giai đoạn 2008-2010, nền kinh tế nước ta còn có nhiều khó khăn thách thức. Trước hết là ảnh hưởng của tình trạng lạm phát cao năm 2008 chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2008, chỉ số CPI đã tăng là 9,1% (đây là quý có mức tăng cao nhất tính từ năm 1995 trở lại đây) và đã vượt xa chỉ tiêu của Chính phủ đặt ra cho cả năm 2008 là: GDP Page 4 Nhóm 3 tăng từ 6,7 – 7% và giữ CPI thấp hơn mức này. Mức tăng cao của lạm phát đã dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng, sự mất giá của các khoản tiền tiết kiệm, không khuyến khích đầu tư và làm hạn chế tăng trưởng kinh tế, từ đó có thể dẫn đến những vấn đề xã hội; các cân đối kinh tế vĩ mô chưa ổn định; Tình hình thiên tai, dịch bệnh có thể còn diễn biến phức tạp. Đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng bất lợi đến việc phấn đấu duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong năm 2009. Bên cạnh đó kinh tế thế giới trong năm 2009 dự báo còn nhiều rủi ro, khó lường. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta, làm cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và đời sống nhân dân. - Bên cạnh những khó khăn, thách thức trên, chúng ta cũng có những thuận lợi khi bước vào kế hoạch năm 2009: Quá trình đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được đẩy mạnh theo tiến trình hội nhập và thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế. Sự ổn định chính trị của đất nước và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, cùng với những kết quả bước đầu trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện rất quan trọng để có thể huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. - Các giải pháp chính sách kích thích kinh tế đã ban hành sẽ tiếp tục có tác động tích cực trong năm 2010. Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành đã đi vào cuộc sống, góp phần giải phóng sức sản xuất, huy động nhiều hơn các nguồn lực cho phát triển và giải quyết tốt hơn các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường. 2. Mục tiêu kinh tế - xã hội Mục tiêu tổng quát − Kiềm chế lạm phát − Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; − Tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; − Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; − Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; Page 5 Nhóm 3 − Phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010. Trong đó 3 mục tiêu đầu là những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong giai đoạn 2008 -2010. 3. Thực thi các chính sách thu – chi TCC a) Chính sách thu – chi TCC nhằm kiềm chế lạm phát Mục tiêu kiềm chế lạm phát là mục tiêu chủ yếu và quan trọng hàng đầu trong năm 2008. Theo đó, trước tình hình kinh tế năm 2008, Chính phủ tung ra 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát với vai trò đặc biệt quan trọng của TCC. Trong 8 nhóm có 3 nhóm giải pháp thể hiện rõ vai trò của TCC: Thứ nhất, Chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công gồm tăng thu ngân sách vượt dự toán, giảm chi phí hành chính. Các hạng mục đầu tư sẽ được rà soát chặt chẽ. Cắt bỏ công trình đầu tư kém hiệu quả, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành. Bộ Tài chính sẽ đảm trách việc rà soát, đề xuất biện pháp chấn chỉnh hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế trong quý IV năm 2008. Theo bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2008 Nhà nước đã cam kết cắt giảm 2.700 tỉ đồng chi thường xuyên (bao gồm quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, đảng…), và 5.992 tỉ đồng (tương ứng 8% kế hoạch năm) chi cho đầu tư phát triển (bao gồm các công trình cơ sở hạ tầng…). Nhà nước cũng đưa ra một số giải pháp nhằm cắt giảm chi tiêu công của Việt Nam năm 2008 như: Cắt giảm 10% chi thường xuyên của các cơ quan Nhà nước (trừ chi lương) và giảm 25% tổng vốn đầu tư vào các dự án tài trợ bằng trái phiếu chính phủ Rà soát lại danh mục các dự án đầu tư bằng vốn Nhà nước và không tăng tổng vốn đầu tư. Thực tế năm 2008 cho thấy dù Chính phủ cũng có yêu cầu cắt giảm chi thường xuyên, nhưng theo Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, chi thường xuyên của năm 2008 là 252.375 tỉ đồng, vượt 6,4% (15.125 tỉ đồng) so với dự toán. Tình trạng chi thường xuyên vượt dự toán tại một số địa phương có xu hướng gia tăng, 36/37 địa phương được kiểm toán Page 6 Nhóm 3 đều có mức chi vượt dự toán tương đối lớn, 9/37 địa phương có mức vượt trên 30%. Thứ hai, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu. Theo đó, Bộ Công Thương được giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành và kiểm soát để xuất khẩu gạo năm 2008 ở mức 3,5 - 4 triệu tấn. Bộ Tài chính cần điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức hợp lý đối với một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu như ô tô nguyên chiếc, rượu, bia .nhưng vẫn đảm bảo phù hợp cam kết hội nhập. Ấp dụng thuế suất cao đối với những mặt hàng xa xỉ BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%) I Hàng hoá 1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 65 2 Rượu a) Rượu từ 20 độ trở lên Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 45 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50 b) Rượu dưới 20 độ 25 3 Bia Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 45 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50 4 Xe ô tô dưới 24 chỗ a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm 3 trở xuống 45 Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm 3 đến 3.000 cm 3 50 Page 7 Nhóm 3 STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%) Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm 3 60 b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này 30 c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này 15 d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này 15 đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng. Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này g) Xe ô tô chạy bằng điện Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 25 Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 15 Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 10 Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10 Thông qua việc áp dụng thuế suất cao đối với những mặt hàng xa xỉ có tác dụng định hướng tiêu dung nhằm tiết kiệm nguồn vốn có hạn của xã hội, để dành cho phát triển kinh tế. Thuế xuất nhập khẩu ô tô: Page 8 Nhóm 3 Theo Bộ Tài Chính: Các dòng xe du lịch loại dưới 9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh từ 1,0 trở lên vẫn áp dụng thuế suất cũ 83% như đối với các nước nằm ngoài khối ASEAN. Thuế suất này được giữ nguyên trong 3 năm 2008, 2009 và 2010. Đối với các loại linh kiện phụ tùng ôtô nhập khẩu từ các nước ASEAN, mức thuế mới áp dụng chung cho giai đoạn từ 2008 đến 2013 là 5% và thấp hơn khoảng 5-10% so với các nước nằm ngoài khối. Các loại xe máy phân khối lớn tạm thời vẫn giữ thuế suất 90% hiện hành. Theo cam kết trong WTO, tất cả các loại xe ô tô phải cắt giảm thuế suất xuống 70% sau 7 năm kể từ khi gia nhập. Như vậy tới năm 2014 thuế nhập khẩu ô tô sẽ đồng loạt áp dụng mức 70% và đến năm 2017 mức thuế áp dụng cho dòng xe này chỉ còn 47%. Với việc đánh thuế xuất nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt (đặc biệt đối với ô tô) nhà nước có thể điều tiết hướng dẫn tiêu dùng, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước thay thế nguồn nhuyên liệu nhập khẩu, góp phần tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Đặc biệt trong quá trình hội nhập hiên nay làm cho hàng hóa trong nước có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như trên trường quốc tế. Thứ ba, tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Điển hình là từ nay cho đến hết tháng 6/2008, chưa tăng giá điện, than, xăng, dầu, giữ ổn định giá xi măng, phân bón, nước sạch, thuốc chữa bệnh, vé máy bay, tàu hỏa, vé xe buýt, mức thu học phí, viện phí. Các biện pháp thích hợp tiếp theo trên sẽ được đề ra tùy thuộc vào diễn biến của lạm phát. Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính kiểm tra việc xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho đồng bào bị thiên tai, thiếu đói. Để đảm bảo an sinh xã hội, ngân sách Nhà nước đã chi 42,3 nghìn tỷ đồng, gồm các khoản chính sau: Chi trợ giá dầu hoả cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng chưa có điện thắp sáng; trợ giá dầu cho ngư dân đánh bắt xa bờ; chi bảo trợ xã hội; mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo; cấp học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú; điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu, trợ cấp đối với người về hưu, người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người có công với cách mạng; hỗ trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt; thực hiện miễn giảm các khoản đóng góp của người dân; miễn thủy lợi phí, không thu phí dự thi, dự tuyển vào các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; miễn lệ phí trước bạ đối với nhà ở, đất ở của các hộ nghèo; thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với đồng bào thiểu số đặc biệt khó khăn, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ có các chính sách an sinh xã hội như trên và đặc biệt sản xuất nông Page 9 Nhóm 3 nghiệp năm nay tuy bị ảnh hưởng của biến động giá cả dẫn đến chi phí tăng cao nhưng do chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định sản xuất nên kết quả đạt khá, đời sống nông dân vì thế cũng đỡ khó khăn hơn những tháng đầu năm. b) Chính sách thu – chi TCC nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững Vốn đầu tư toàn xã hội 2008 2009 2010 Tổng vốn đầu tư 637.3 704.2 830.3 Chiếm bao nhiêu % trong GDP 43.1% 42.8% 41.9% Với mục tiêu ưu tiên là ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong năm qua Chính phủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng; đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ vậy, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP Chính sách chi đầu tư phát triển. • Năm 2008, tổng chi ngân sách nhà nước là 398.980 tỉ đồng, chi đầu tư phát triển chiếm gần 25%. • Năm 2009, chi đầu tư phát triển tăng 59,5% so dự toán do được bổ sung nguồn từ gói kích thích kinh tế, nguồn dự phòng NSNN, nguồn được sử dụng theo quy định của Luật NSNN. • Năm 2010, tổng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 125.500 tỷ đồng, chiếm 46,3% tổng chi ngân sách Nhà nước. Như vậy, chi đầu tư phát triển đã có dấu hiệu giảm. Đây là tín hiệu đáng mừng vì giảm đầu tư từ ngân sách vào kinh tế thực chất là điều tiết bớt “rót” tiền ngân sách vào các đơn vị kinh tế không thuộc sở hữu nhà nước – vốn có tỷ lệ đóng góp cho ngân sách chưa tương xứng với tỷ trọng đầu tư từ ngân sách. Đầu tư công hiện nay ở nước ta bao gồm bốn nguồn chính: ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư của Nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Trong nhiều năm Page 10 . xuất kinh doanh, hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế thúc đẩy kinh tế phát triển. Tài chính công có vai trò quan trọng trong vi c. gia trong từng thời kỳ và tùy thuộc vào từng chủ thể. 3. Vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công • Về kinh tế: Tài chính công có vai trò thúc đẩy kinh