Phương pháp nghiên cứu sự thay đổi tác dụng dược lý của vị thuốc 20cốt khí củ trước và sau khi chế... Vị thuốc cốt khí củ gần đây được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về hoá học cũn
Trang 1K ĩ
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
(Radix Polygoni cuspidatì)
LUẬN VĂN THẠC SỸ ■ ■ Dược ■ HỌC •
Người hướng dẫn : PGS.TS PHẠM XUÂN SINH
TS NGUYỄN TRẦN GIÁNG HƯƠNG
q :q :v 2 / ị
/
HÀ NỘI 2001
Trang 2- ?7rS’ Q lg t u je jt Q rẩ tt, ( ị ì t ì n ụ J ô ư r fn g - Ễ ií/I b ộ g i ả n g d ạ ụ h ộ m ê n (D ưỢ ũ
lý Uniting (Đai họe (ỊJ ‘7ÔÒ Qỉồly itã lârt tilth, htifittq dẫn, ehi háo oà giúp ã®
l ô i tr o n g m õ i quá truth, tiê íi hành, ihite n g h iê m l a i bỗ m ô n <T)ưđe ttị itĩ lì o à n (Itàitlt luận oàn.
- (Bom cịùtttt hiệu oà p/tòttg ititt (Đại họe, eìmg ítìàii thể eáe iỉtiĩụ eê
g iá n điã ( lạ ụ l ỗ i tr o n g , q u á , t r ì n h h o e t ă p t ạ i n h à t r t ỉồ n q
- £ĨS <ĩỉá*t (jyiian - irưồnq hộ- mồn <Dư(te lý Irưồng ®ại họe
I/ 2iũà Qlộl itũ tạo đĩỀti kiên i/ttiậtt lời đẻ lôi hoàn, iltàitlt luận, tuìtt ttàụ.
- 9S ©ao- (ĩ)ăn, !rĩìtit - (Bị5- Itiòti eỏng nghiỉp, (Diửỉer ^díritònq (Dai dtíđe 7fxì Qĩội.
- Jtlai ^cĩât w - Iriứng bộ ntỗn (Dii'o'e lực lntò'ng <T)cil họe
Hũượa "Jf)à Qlồi itii giúp itĩỉ, eỉtí bảo, tíỊỡ đỉỉu kiên, tỉtuậii lợi ch rì tôi m il
hàn ít thựe nghiệm tạ i hộ môn oà Itnàit í/tành Luân oăn.
- Ơ i ĩ / I lỉtề eủ n bô - Oỉô m ồn (Du'ffa h o e cơ- Ỉr u ụ ỉn.
- íTirĩp thê eátt bậ - (B& môn (DttVe tụ - <3rtíòttg (Đại ỉtẹe ụ. 5Kà QỉộL
- Ỡạp i í t ê e á t t b ộ , b ộ n t ỗ t t (D ư ọ e l ự c - t r ư ờ n g ( Đ ạ i h ọ e (D ư ẹ te 'iĩC ùt Q t ệ l
rỉ)ũ ttítỉn Ỉirỉt gmip ĩtẽi, tụa ttwitĩỈPtt íiiĩtt (4to têỉlmng (Ị!lá trình tltuỉp ftiftt luân văn.
- Ợ ũ' đìnit-, bạn bè, itêttg nqltiêp itii luôn giúp đõ', độttg oỉêit lỏi, irotttỊ
m o i quÚL tr ìu It !iO(‘ t â p Á n itÁ ir ttò n g
< x jỗ i xỉn e ỉtâ tt iltà n lt eá n t d t tĩ
3tíà &ĨỘ/, nạàự 2 0 f/ttiftff / 2 /rà/tt 2 0 0 /
Wc?, OỌựrtự (/ỉ/t>fr %/ĩtrệ.
Trang 31.6.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ chế biến thành phần hoá học và tác dụng
sinh học của vị thuốc
1.6.2 Ý nghĩa của phương piiáp sao trong chế bieh vị thuốc theo Y học cổ truyền
1.6.3 Chế biến vị thuốc cốt khí củ
1.7 Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý vị thuốc cốt khí củ
1.8 Công dụng cách dùng
PHẦN 2 : ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Phương tiện nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp xác định hình thái thực vật và đặc điểm vi học cốt khí củ
2.3.2 Phương pháp chế biến vị thuốc cốt khí củ
2.3.3 Nghiên cứu sự thay đổi thành phần hoá học chính của vị thuốc cốt
khí củ trước và sau khi chế
2.3.3.1 Định tính anthranoid trong vị thuốc cốt khí củ trước và sau khi chế
2.3.3.2 Định tính tanin trong cốt khí củ trước và sau khi chế
2.3.3.3 Phân lập anthranoid trong cốt khí củ
2.3.3.4 Xác định các anthranoid đã phân lập
2.3.3.5 Định lượng anthranoid trong vị thuốc cốt khí củ trước và sau khi chế
1
2 2
33345599
10
1 1
1214161616
17
171718
1818181819
Trang 42.3.4 Phương pháp nghiên cứu sự thay đổi tác dụng dược lý của vị thuốc 20cốt khí củ trước và sau khi chế
Trang 53.4.5.2.Tác dụng an thần của cốt khí củ chế, chưa chế, và dịch chiết
anthranoid toàn phần theo phương pháp lồng rung
3.4.5.3 Tác dụng hiệp đồng của cốt khí củ chế, chưa chế và dịch chiết
anthranoid toàn phần đối với hexobarbital
73
75
77 78 80 85
89 93 95
Trang 7Jhnin oản OTtfli iij rí)itỢt‘ họe
ĐẶT VẤN ĐỂ
Ngày nay nhu cầu chữa bệnh bằng cây thuốc theo kinh nghiệm dân gian cũng như theo lý luận của nền y học cổ truyền, là không thể thiếu được đối với nhân dân ta cũng như nhân dân các nước trên thế giới
Bên cạnh sự phát triển không ngừng của nền y học hiện đại, nền y học
cổ truyền ngày càng được chú trọng và phát triển; góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Việc nghiên cứu các cây thuốc, làm sáng tỏ kinh nghiệm chữa bệnh theo dân gian và theo lý luận Y học cổ truyền là việc làm cần thiết cần phải được phát huy
Cốt khí củ là một vị thuốc được nhân dân trong nước cũng như một số nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản dùng từ lâu để chữa viêm khớp, đau nhức gân xương Ngoài ra cốt khí củ còn được dùng để chữa bênh viêm gan, viêm túi mật, viêm đường tiết niệu.v.v Vị thuốc cốt khí củ gần đây được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về hoá học cũng như tác dụng dược lý, phần nào làm sáng tỏ kinh nghiệm sử dụng trong dãn gian
Các vị thuốc trước khi đem sử dụng, thường qua giai đoạn chế biến, nhằm phát huy tác dụng tối đa tuỳ thuộc vào mục đích điều trị bệnh, nhằm làm giảm độc tính, đôi khi thay đổi tính vị, quy kinh, tránh được các mùi vị khó chịu W
Vì vậy chế biến thuốc theo y học cổ truyền là giai đoạn hết sức quan trọng trước khi đưa vào sử dụng
Vậy sau khi chế biến, vị thuốc có thay đổi về thành phần hoá học cũng như tác đụng sinh học hay không?
Để góp một phần nhỏ trong việc lý giải điều này, chúng tối tiến hành nghiên cứu chế biến vị thuốc cốt khí củ với các mục tiêu sau:
> Triển khai một số phương pháp chế biến vị thuốc cốt khí củ theo y học cổ truyền
> Nghiên cứu sự thay đổi thành phần hoá học chính của vị thuốc trước
và sau khi chế
> Nghiên cứu một số tác dụng dược lý của vị thuốc trước và sau khi chế
> Từ các kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng phương pháp chế biến cho vị thuốc cốt khí củ và tiêu chuẩn cốt khí củ chế
Trang 8JUitut í)ăn $Jltạe tụ Hữượe hóẼ
Tên khoa học : Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc
Họ rau răm (Polygonaceace)
Tên khác: Hổ trượng căn (TQ) - Ban trượng căn - Hoạt huyết đan - Điền thất - Tử kim long [8], [9], [13], [31]- Phù linh - Nam hoàng - Co hớ hườn (
T h á i) - Mèng kẻng (Tày) - Hồng Lừu (Dao) [51]
Hình 1.1 Cốt khí củ
Polygonum cuspidaíum Sieb et Zucc.
Họ rau răm (Polygonaceace)
Bộ phận dùng: Rễ (thường gọi là củ) (Radix Polygoni cuspidati) phơi khô Đã được ghi vào DĐVN (1983) D ĐTQ (1997) [1], [40]
Trang 9-Jln ậ n a ã n <Jtuu> iĩj nữưẹỉe họe
-
3-Cây cốt khí củ là một cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng, thường cao 0,5 - lm , thân nhỏ yếu, đường kính độ 4mm Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng Lá mọc so le có cuống ngắn Phiến lá hình trứng rộng, đầu trên hơi thắt nhọn, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hẹp lại, mép nguyên, dài 5 - 12cm, rộng 3,5 -8cm, cuống dài 1- 3cm, bẹ chìa ngắn, mặt trên màu xaiih nâu đậm, mặt dưới màu nhạt hơn Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng, hoa khác gốc, hoa đực có 8 nhị, hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm Quả khô 3 cạnh, màu nâu đỏ
Trồng ở đồng bằng cây ra hoa vào tháng 8-9 , ra quả vào tháng 9-10 [3],
[13], [16],[31]
1.2 Đặc điểm rễ
Tên khoa học: Radix Polygoni cuspidati
1.2.1 Đặc điểm bên ngoài
Rễ (quen gọi là củ) hình trụ cong queo, đường kính 0,5 - 1,5 cm, được cắt thành những miếng dày khoảng 1 - 2 cm Mặt ngoài màu nâu xám, sần sùi nhăn nheo theo chiều dọc, có các mấu đốt lồi lên chia củ thành từng gióng Mặt cắt ngang màu vàng bẩn, hầu hết phần lõi ở giữa rỗng hoặc nếu không rỗng thì có màu nâu sẫm Chất nhẹ, hơi cứng [1]
1.2.2 Đặc điểm vi học
+ Vi phẫu: Lớp bần gồm 2 - 3 hàng tế bào hình chữ nhât xếp đều đặn, tế bào tương đối nhỏ Tế bào mô mềm vỏ tròn to, màng mỏng, trong mô mềm chứa nhiều tinh thể canxi oxalat hình cầu gai Libe nhô lên thành từng đám
Gỗ cấp 2 liên tục thành vòng tròn Ngăn cách giữa libe và gỗ là một vòng tầng sinh libe - gỗ gồm 1 - 2 hàng tế bào hẹp nhỏ Trong cùng là mô mềm ruột cấu tạo bởi những tế bào tròn, to, mỏng, rất đều đặn [1]
+ Bột: Màu vàng sẫm Soi kính hiển vi thấy: rất nhiều hạt tinh bột nhỏ
hình đĩa, trứng, chuông hoặc nhiều góc, các hạt đơn đứng riêng lẻ hoặc chụm
Trang 10ríliiận irủn (7/i«í iỉị <T)ưọ 'e họe.
4
-lại từng đám, rốn hạt mờ nhạt không rõ lắm Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai to, khá nhiều Bần từng đám màu vàng nâu Mảnh mô mềm chứa tinh bột hoặc không chứa Đôi khi có sợi và mô cứng [1]
1.3 Phân bố
- Ở Việt Nam cốt khí củ mọc hoang ở nhiều nơi, nhiều nhất là ở Lao
Cai (Sapa), Hải Hưng, Hoà Bình, Ninh Bình, Cao Bằng Cốt khí củ được trồng
ở Hưng Yên (Nghĩa Trai), Hà Nội (Ngọc Hà) Cây cốt khí củ mọc hoang ở ven đường, thung lũng, vùng đồi núi trên đất ẩm và có nhiều ánh sáng [3], [31]
Hình 1.2 Bản đồ phân bố cốt khí củ ở Việt Nam
Ký hiệu: A: Nơi phân bố cốt khí củ
•: Nơi phân bố cốt khí củ có trữ lượng lớn
- Trên thế g iớ i: có ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản [3]
Cốt khí củ được xếp vào loại hiếm (R) trong sách đỏ Việt Nam Có nguy cơ bị giảm sút số lượng cá thể do khai thác nhiều và đề nghị biện pháp bảo vệ là đưa trồng nhiều ở các vườn thuốc [3]
Trang 11Jit tật ì mìn 'xĩếiạc i ỹ OuỊíie hoe
5
-1.4 Trồng trọt, thu hái
Cây cốt khí củ thích hợp với khí hậu nóng ẩm hoặc ôn hoà, có thể trồng
ở vùng núi, trung du và đồng bằng, nhưng sinh trưởng tốt hơn ở vùng thấp Cây ưa vùng đất ẩm nhưng tiêu nước tốt và ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng Ở đồng bằng, úng nước thường gây thối củ Cây phát triển mạnh vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu, nhưng ngừng phát triển vào mùa đông Mùa xuân sang năm cây sẽ nẩy những chồi mới Một chồi cây về sau có thể phát triển thành một bụi cây Cây rất dễ trồng ở bờ ao và quanh nhà, trồng bằng rễ củ Thời điểm ươm trồng thích hợp nhất là vào tháng 2 và tháng 3 Sau khi chọn nơi trồng thích hợp, đất được làm kỹ, nhổ sạch cỏ dại và đánh luống cao 20 cm, rộng 60 - 70 cm, mỗi hố ươm một mầm, sau đó phủ một lớp đất dầy 2 - 3 cm Khoảng cách thường là 20 - 30 cm, ruộng trồng cần đảm bảo độ ẩm và không
có cỏ dại Hệ rễ thường không ăn sâu, do đó cần xới đất thường xuyên để củ phát triển tốt, cho năng suất cao [51]
Thời điểm thu hoạch từ tháng 9 trở đi, nhưng tốt nhất nên thu hoạch vào mùa đông, khi phần thân lá bắt đầu lụi Sau khi cắt phần trên mặt đất, đào củ
về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô Những nhánh nẩy mầm được chọn riêng, vùi vào cát ẩm để làm giống cho mùa sau Việc thu hoạch có thể tiến hành vào đầu mùa xuân trước khi cây nảy mầm Thời điểm này thích hợp cho cả việc thu hoạch và trồng mới [51]
1.5 Thành phần hoá học
Rễ chứa các dẫn chất anthranoid (2,1%), ở dạng tự do (1,4%) và kết hợp (0,6%) [57], chủ yếu là emodin (hay rheum emodin C15H 10O5), emodin monometylete (C16H 120 5) Ngoài ra còn có chrysophanol, physcion, physcion-8- p - D - glucosid (C22H22O 10), emodin 8-P-glucosiđ
Ngoài các dẫn chất anthranoid, trong rễ cốt khí củ còn có polydatin (piceid ỌaoI-^Og 3H20 ) là một stilben glucosid khi thuỷ phân cho resveratrol
Trong rễ còn có polygonin (C21H20O 10) và tanin [5], [9], [13], [57]
Trang 12M uộn o ã n 'rĩltạe i ỹ nữượe họa
ễm í -
6
-Trong rễ cốt khí củ còn có các chất đường D - glucose, D - lactose,
D - manitol, L - rhamnose, L - arabinose [59]
Cành, lá có một ít các dẫn chất anthranoid Trong lá có các flavonoid; quercetin, isoquercetin, reynoutrin, avicularin, hyperin Ngoài ra còn có các
H Ò
Một số tính chất của một số anthraquinon : emođin, chrysophanol, physcion được trình bày trong bảng 3.1
Trang 13ẨUúỊn năn 9%ạe i ỹ <Dư&e họe.
7
-Bảng 1.1 Một số tính chất của một số anthranoid trong cốt khí củ[10],[39]
Anthraquinon Phân tử lượng
(M)
Nhiệt độ nóng chảy (°C)
Các đỉnh hấp thụ đặc trưng trên phổ u.v (nm)
nước (10 : 1: 10) và sau đó bằng cùng hệ dung môi ở tỷ lệ (70 : 1 : 70) Lượng
resveratrol và piceid thu được là 2,18% và 1,07% Cấu trúc hoá học của resveratrol và piceid tinh khiết được khẳng định bằng quang phổ cộng hưởng
từ hạt nhân 'H và MS ion hoá chùm điện tử [ 39]
Trang 14Muộn, nittt ’xĩltụe iQ (Du'tie họe.
^ d - ■ .
8
-Năm 2001 FuQuan Yang và cộng sự đã phân tích diện rộng resveratrol, anthraglycosid A và anthraglycosid B từ Polygonum cuspidatum bằng sắc ký ngược dòng cao tốc Sắc ký ngược đòng cao tốc được áp dụng thành công để phân tách diện rộng resveratrol, anthraglycosid A và anthraglycosid B từ dịch chiết thô của Polygonum cuspidatum Sử dụng hệ dung môi hai pha gồm có : chloroform, methanol và nước Resveratrol, anthraglycosiđ A và anthraglycosid
B được phân tách từ 5gam dịch chiết Polygonum cuspidatum thô Phần tách chiết đạt được từ 0,2g - lg mỗi thành phần, 3 thành phần này ở mức tinh khiết trên 98% theo như xác định bằng HPLC Cấu trúc hoá học của các thành phần này được xác định bằng cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và MS [47]
Năm 2000 Kai xiao và cộng sự đã chiết tách và xác định được 10 Stilbene gỉycosid sulfates trong dịch chiết aceton - nước của Polygonum cuspidatum [49]
Trang 15■ —
Jlinln tì tin Qihaa HJ OwWe itoe. 9
-1.6 Chế biến
tác dụng sinh học của vị thuốc.
- Khi nghiên cứu hoa hoè cho Ihấy: hàm lượng rutin trong hoa hoè sống
là 31,41%; trong hoa hoè sấy ở 140°C/20 phút là 28,15%; trong hoa hoè sấy ở
200°C/20 phút là 23,76%; trong hoa hoè sấy ở 220°C/20 phút là 2,17%.ở nhiệt
độ 220°c hàm lượng rutin giảm mạnh theo thời gian (hàm lượng rutin của mẫu
sấy trong 10 phút là 15,97%; trong 15 phút là 8,90%; trong 20 phút là 2,17%)
Tuy nhiên quecxetin (có nhiệt độ nóng chảy cao là 317°C) vẫn tồn tại không
bị mất đi ở nhiệt độ khảo sát 220°c [18]
- Nghiên cứu sự biến đổi anthraglycosid trong thảo quyết minh thấy
hàm lượng anthraglycosid toàn phần ở mẫu sống là 0,55%; ở mẫu sao vàng là
0,42%; ở mẫu sao cháy là 0,23% [ố]
Qua các phương pháp chế biến khác nhau thấy hàm lượng ancaloid toàn
phần trong mã tiền giảm rõ rệt: hàm lượng ancaloid toàn phần trong mẫu sống
là: 1,24%; trong mẫu rang cát là 0,88%; ở mẫu chế trong dầu lạc là 1,00%; ở
mẫu chế trong dầu vừiig là 1,21% Sau khi chế biến hàm lượng ancaloid toàn
phần giảm, hàm lượng từng ancaloid thay đổi: hàm lượng các ancaloid độc
strychnin, brucin giảm đi và hàm lượng strichnin-N-oxyd, isostrychnin,
isobrucin tăng lên (hàm lượng strychnin ở dạng chưa chế là 1,670%; hàm
lượng strychnin trong mã tiền sấy ở 200°c là 1,550%; hàm lượng strychnin
trong mã tiền sấy ở 260°c là 0,585% Còn hàm lượng Strychnin-N- oxyd
tương ứng là 0,063%; 0,089%; 0,138%) [7]
- Khi nghiên cứu hạnh nhân người ta thấy quy luật tương tự [6]: hạnh
nhân sống có hàm lượng glycosid 4,91 ± 0,22%; sao vàng có hàm lượng
glycosid toàn phần là 2,32 ± 0,30%- Sự thay đổi về thành phần hoá học của vị
thuốc dưới tác động của nhiệt độ dẫn đến những thay đổi về tác dụng Với vị
thuốc thảo quyết minh: hạt sao cháy có tác dụng hạ huyết áp và an thần giảm
đau mạnh nhất; hạt sao cháy cạnh có tác dụng vừa phải và hạt ở dạng sống có
Trang 16Muộn năn Q^hạe itj <ĩ)ượe itọe -
10-ểssC
tác dụng giảm đau, hạ huyết áp yếu[49]; dạng sao qua, sao vàng có tác dụng
nhuận tràng, thanh can, sáng mắt còn hạt sống có tác dụng nhuận tẩy cao.[6]
Với vị thuốc mã tiền: chế bằng cách rang cát có độc cao nhất; chế trong
dầu lạc ít độc nhất (độ độc bằng 1/10 so với phương pháp rang cát); chế với
dầu vừng độ độc giảm ít hơn (độ độc giảm 3,5 lần so với phương pháp rang
cát); mã tiền chế với dầu vừng có tác dụng trên cơ thể sinh vật từ từ, không
gây biến động lớn qua các liều và tác dụng lâu bền hơn cả [23]
Trên đây là một số thông tin nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến
thành phần hoá học và tác dụng sinh học của vị thuốc Theo hướng nghiên cứu
này đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là vị thuốc cốt khí củ
học c ổ truyền.
Phương pháp sao được sử dụng rất rộng rãi để chế biến thuốc cổ truyền
do ý nghĩa khoa học của nó:
- Nhiều vị thuốc quý nếu không qua sao, sấy thì rất dễ bị men mốc, ví
dụ: cúc hoa nếu không qua sấy sinh thì chỉ vài ngày bị mốc đen, rụng cánh
hoa, tác dụng kém và không còn tác dụng nữa [29]
Hợp chất rutin có trong hoa hoè, trong điều kiện ẩm sẽ bị men rutinase
thuỷ phân biến thành quecxetin Hoa hoè bị sám đi và hàm lượng rutin giảm đi
rất nhiều Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất là sau khi phơi qua, hoa hoè
cần sao nhanh để diệt men [29]
Trang 17Jhnut oản \7hife Itj (Diứte họe.
11
Dưới tác dụng của nhiệt độ khi sao, cấu trúc của dược liệu bị phá vỡ (vị thuốc xốp ra, phồng lên) làm cho liên kết giữa các tế bào kém đi Do đó việc xay nghiền dễ hơn Ví dụ: Xuyên sơn giáp rất cứng dai, sau khi sao cát, vị thuốc phồng lên, rất dễ tán Cao ban long, có thể chất dẻo, dai sau khi sao với bột văn cáp , các miếng cao phồng đều, xốp dễ xay vụn [29]
- Sao làm vị thuốc dễ dàng chiết xuất các hoạt chất: Sau khi sao, đặc biệt là sao vàng hạ thổ, khiến bề mặt vị thuốc căng phồng, nứt nẻ, giúp cho việc chiết xuất (sắc, hãm, ngâm, ngấm kiệt ) thuận lợi hơn, vì dung môi chiết xuất (nước hoặc cồn) dễ ngấm sâu vào vị thuốc, hoà tan các hoạt chất, kéo chúng ra khỏi vị thuốc, do đó hiệu quả trị liệu tốt hơn [29]
- Sao trong nhiều trường hợp làm cho tác dụng của vị thuốc tăng lên Ví dụ: Thảo quyết minh vi sao có tác dụng tẩy mạnh, mùi nồng, khó uống Sao vàng có tác dụng nhu nhuận, hạ áp, dùng trong bệnh táo bón Sao cháy có tác dụng an thần rõ hơn , đồng thời hạ áp mạnh hơn dạng sống (trên chuột thí nghiệm) [29]
Cả 3 dạng chế của hoa hoè: vi sao, sao vàng, sao cháy đều có tác dụng
hạ áp Song dạng sao cháy tác dụng tốt hơn Thực nghiệm giãn mạch tai thỏ thấy rằng dạng sống và sao vàng giống nhau, dạng sao cháy tốt hơn Hoa hoè sao vàng, sao cháy đều có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu ở đuôi chuột [29]
dễ bị mốc, nhất là trong môi trường nóng ẩm của mùa xuân Để khắc phục tình trạng này, nhiều nơi nhân dân dùng lưu huỳnh để sấy khi chế biến
Trang 18Jill ùn Ităn 'rJlttte iQ (Z)«We họe
-
12-1.7 Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý của vị thuốc cốt khí củ
Dịch chiết nước cốt khí củ có hoạt tính chống viêm trên nhiều mô hình thử nghiệm: phù chân chuột do kaolin và dextran, tràn dịch màng phổi do dầu thông, u hạt dưới da do amian, viêm dị ứng do vacxin BCG và viêm đa khớp Trên thử nghiệm phù chân chuột do kaolin, tác dụng giảm 50% viêm đạt được với liều 30g/kg [51]
Wu - K; Huang - Q (1996) nhận thấy Polygonum cuspidatum có tác dụng đến sự kết dính bạch cầu trung tính và rối loạn vi tuần hoàn trong shock bỏng Trên thực nghiệm làm giảm tính thấm thành mạch, nên có thể phòng được shock bỏng [48]
Những nghiên cứu của Su - Hy và cộng sự (1995) còn cho thấy Polygonum cuspidatum ức chế sự đột biến và khép ADN bởi 1 - nitropyren (1 - NP) [45]
Masaki - H và cộng sự (1995) sau nghiên cứu sàng lọc khẳng định Polygonum cuspidatum là một trong 7 cây thuốc có tác dụng chống oxyhoá
và đã dùng nước sắc rễ cốt khí củ để chống lão hoá, da nhăn [44]
Theo nghiên cứu của Viện Y học số 1 Thượng Hải - Trung Quốc, chất polydatin được chiết xuất từ rễ cây Polygonum cuspidatum có tác dụng cầm máu [60], chống ho, bình xuyễn [38] Nước sắc rễ cốt khí củ còn có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ [28], hạ cholesterol, chống viêm [57]
Các stilbenes trong cốt khí củ là một nhóm cấu trúc có hoạt tính sinh học
đã thu hút rất nhiều sự quan tâm Resveratrol (3,5,4' trihydroxystilbene) được nghiên cứu rộng rãi nhất do có tác dụng làm giảm sự lắng đọng lipoprotein (LDL) Chống lại quá trình oxy hoá (đo xúc tác của đồng), ngăn chặn sự phát triển của ung thư da đối với 3 giai đoạn chủ yếu, có khả năng làm biến đổi sự tổng hợp triglyceride và cholesterol đối với gan chuột Làm giảm tổn thương của gan
Trang 19j£uân oàn Ẽ7/(«í iộ G)tt'(fe hợc
-
13-Tác dụng chống oxyhoá của stilbene cũng được nghiên cứu và chất có tác dụng chống oxyhoá LDL của người mạnh nhất là piceatannol (3,4,3',4' - tetrahydroxystilbene [37], [38], [39], [42]
Ngoài ra resveratrol và piceid còn có tác dụng ức chế protein tyrosine kinase (PTK 56 Lek), kháng khuẩn, kháng nấm, ngăn chặn sự phát triển của khối u, làm giảm trạng thái kích động [39], [42]
Kumar - A và cộng sự (1998) khẳng định emodin (3 - methyl - 1,6,8 - trihydroxy anthraquinon) được chiết xuất từ rễ cây Polygonum cuspidatum có hoạt tính chống viêm, nhưng cơ chế chưa rõ [36]
Emodin có tác dụng ức chế mạnh protein tyrosin kynase (P56) được tinh chế một phần từ tuyến ức bò So sánh giá trị IC của emodin về hoạt tính
ức chế protein tyrosin kinase với physcion và emodin - o - p - D - glucorid (cũng được phân lập từ Polygonum cuspidatum) cho thấy tầm quan trọng của các nhóm hydroxyl Ở C - 6 v à C - 8 đối với hoạt tính này [46]
Qua nghiên cứu điều tra 122 cây thuốc cổ truyền Trung Quốc, được chọn theo hiệu quả lâm sàng và sự phổ biến trong điều trị gút và các rối loạn
do tăng acid uric huyết Cốt khí củ được đánh giá hoạt tính ức chế enzym (men xanthin oxydase xúc tác phản ứng oxyhoá hypoxanthin thành xanthin và sau đó thành acid uric, là chất đóng vai trò quan trọng trong bệnh gút) Trong
số 40 dịch chiết nước có hoạt tính, thì ức chế men manh nhất là dịch chiết rễ Polygonum cuspidatum (Polygonaceae) (IC, 38g ml) Giá trị IC của allopurinol được dùng làm đối chứng (+) là ì,0 6 g ml [50j
Theo nghiên cứu trong luận án thac sĩ y học của Nguyễn Tiến Phượng - Trường Đại học Y Hà Nội (2000) [26] về tác dụng chống viêm, giảm đau của cốt khí củ trên thực nghiêm cho thấy, dạng cao lỏng 1: 1 của cốt khí củ có tác dụng giảm đau ở mức vừa phải, có tác dụng an thần, chống viêm cấp và mạn tính
Trên cơ sở những tác dụng sinh học đã nghiên cứu về cốt khí củ ở trên,
chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về phương pháp chế biến cổ truyền và ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến tác dụng sinh học của cốt khí củ, từ đó
Trang 20-Jluan if ăn ^Jhne íỹ- (Du'đe học. -
14-phần nào làm sáng tỏ ý nghĩa khoa học của phương pháp chế biến cổ truyền, góp phần xây dựng phương pháp chế biến vị thuốc để việc sử dụng thuốc cổ truyền hiệu quả và an toàn
1.8 Công dụng, cách dùng :
Theo y học cổ truyền thì cốt khí củ có vị đắng, tính ấm; quy kinh can, tâm bào [28]
* Cốt khí củ có những công dụng sau:
- Hoạt huyết thông kinh, chỉ thống: dùng trong các trường hợp phụ nữ
có kinh đau bụng, hoặc bế kinh; phối hợp với ích mẫu, hồng hoa, kê huyết đằng, đào nhân [28]
- Trừ phong hàn thấp tí: Dùng trong các bệnh viêm xương khớp, đau nhức lưng gối, phối hợp với cẩu tích, uy linh tiên[28]
- Thanh Ihấp nhiệt can đởm, bàng quang : Dùng trong bệnh viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, sỏi tiết niệu; phối hợp với kim tiền thảo, sa tiền tử , tỳ giải [28]
- Tiêu viêm sát khuẩn: dùng trong bệnh viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, viêm âm đạo [28]
Còn dùng ngoài dưới dạng bột để rắc vào vết thương; hoặc trộn với dầu vừng bôi vào vết bỏng [28]
Có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, trừ thấp theo kinh nghiêm nhân dân
ta dùng cốt khí với tác dụng giảm đau, chủ yếu chữa tê thấp, đau nhức gân xượng, hoặc bị ngã, đau bị đánh có Ihưưng tích Ngoài ra chữa ứ huyết, mụn nhọt, lở ngứa, tiểu tiện ra máu [3], [8], [31], [13]
Vị thuốc được ghi trong bộ bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc thế kỷ 16) Theo tính chất ghi trong tài liệu cổ thì vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, thông kinh, giảm đau, giảm độc, dùng cho những người bị kinh nguyệt bế tắc, kinh nguyệt khó khăn đau đớn Đau đớn do bị ngã, bị thương
Đẻ xong huyết ứ, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn [13], [31]
Trang 21Công dụng: Dùng trong bệnh phong thấp đau nhức gân xương, viêm khớp [28].
Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang
2 Cốt k h í củ 15g L á bìm bìm 20g
Công dụng: Điều trị phong thấp, viêm khớp đầu gối, mu bàn chân sưng đau nhức:
Cách dùng: sắc lấy nước uống [9]
- Bài thuốc chữa viêm gan cấp tính :
3 Cốt khí củ 15g
Lá móng 20gChút chít 15gCông dụng: Trị viêm gan cấp tính
Cách dùng: sắc uống [9]
4 Cốt khí củ 20g
Lá móng 30gCông dụng: Dùng chữa thương tích, ứ máu, đau bụng:
Cách dùng: sắc còn 150ml hoà thêm 20ml rượu, chia làm 2 lần, uống trong ngày [9]
Rễ cốt khí củ được nhân dân Trung Quốc và Nhật Bản sử dụng rộng rãi
để chữa bệnh Ở Châu Á rễ cốt khí củ được sử dụng để điều trị xơ cứng động mạch, ho, hen xuyễn, cao huyết áp và ung thư Ngoài ra còn sử dụng rộng rãi
để chữa các bệnh viêm da mưng mủ, bệnh lậu, dùng điều trị vi rút, bệnh viêm gan và hoàng đản [38], [39], [42]
Trang 22■ ■ - —
Jliitin If tin Ĩ7ltạe iQ <Dưọ5e ỉtợe 1 6
-PHẨN 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN c ứ u
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Mẫu cây tươi (thu hái vào tháng 5-6)và vị thuốc cốt khí củ (thu hái vào tháng 9-10) ở làng Nghĩa Trai, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) và ở SaPa (Lào Cai)
2.2 Phương tiện nghiên cứu
2.2.1 Trang thiết bị máy móc
- Kính hiển vi WangBicomedical
- Máy xác định độ ẩm Precisa PH 60 - Thuỵ Sĩ
- Máy quang phổ UV-VIS Spectrophotometer Cary IE- Australia
- Đèn tử ngoại Camag
- Máy xác định nhiệt độ nóng chảy Kallen Kamp
- Máy đo phổ tử ngoại (ƯV - VIS) Varian 1 - Cary 1E
- Máy đo phổ hồng ngoại (IR) Nexute 4 7 0 IR Spectrophotometry
- Máy đo thể tích chân chuột Plethysmometer loại N°7140
- Máy chụp ảnh vi phẫu NIKON
2.2.2 Súc vật thí nghiệm
- Chuột nhắt trắng chủng Swiss cả 2 giống khoẻ manh, nặng từ 18 - 22g
Chuột cống trắng cả 2 giống khoẻ manh nặng từ 180 - 200g Súc vật do viện Vệ sinh dịch tễ cung cấp và được nuôi trong điều kiện đẩy đủ thức ăn và nước uống, của phòng thí nghiêm bộ môn Dược lý- Trường Đại học Y Hà Nội, và bộ môn Dược lực- Trường Đại học Dược Hà Nội
- Các chủng vi sinh vật kiểm định do phòng thí nghiệm vi sinh- kháng sinh trường Đại học Dược Hà Nội cung cấp
Trang 23Muộn !UÌn 'rĩitạe lĩ/ ®nWí hoe
-
17-2.2.3 Dung môi hoá chất
* Hoá chất đủ tiêu chuẩn phân tích
* Dung môi hoá chất dùng để thử tác dụng dược lý
- Dung môi dùng trong mẫu trắng: nước muối sinh lý 0,9%
- Các hoá chất: Acid acetic 1%
Carrageenin 1%
Aspegic 500mg (lysin acetyl salicylat) MgS04 15%
Và một số dung môi hoá chất khác đủ tiêu chuẩn phòng thí nghiệm
2 3 Phương pháp nghiên cứu
cốt khí củ.
- Hình thái thực vật: mô tả đặc điểm thực vật của cây và vị thuốc cốt khí
cú
- Đặc điểm vi học:
+ Vi phẫu rễ cốt khí củ được cắt và nhuộm theo phương pháp trong tài
liệu [4] Quan sát và kiểm tra đặc điểm vi phẫu dưới kính hiển vi
+ Tán bột rễ, soi bột dưới kính hiển vi để kiểm tra đặc điểm
Chế biến vị thuốc cốt khí củ bằng hai phương pháp vi sao và sao vàng
theo tài liệu [29]
Trang 24M u ộ n o ă n Q 'h ọ e xụ. ® a W e h ọ e.
18
cốt khí củ trước và sau khi chế.
2.3.3.1 Định tính anthranoid trong vị thuốc cốt khí củ trước và sau khỉ
ch ế
- Định tính dựa vào phản ứng Bomtraeger [4]; xác định sự có mặt của
các dạng anthranoid trong các mẫu nghiên cứu:
Hệ 2: Toluen - Ethylacetat - acid formic (5:4:1)
Hệ 3: Benzen - cồn khan nước (8:2) [57]
+ Thuốc thử hiện màu: hơi amoniac đặc, dung dịch KOH 5% trong
ethanol (các hợp chất anthranoid sẽ có màu tím hồng), hoặc quan sát dưới ánh
sáng thường và ánh sáng ƯV ở bước sóng dài trước và sau khi hiện màu bằng
thuốc thử trên [ 4 ], [10]
- Định tính bằng phản ứng vi thăng hoa [4]
- Đ ịnh tính bằng phản ứng vi hoá [4]
2.3.3.2 Định lính tanin trong cốt khí củ trước và sau khi c h ế
Định tính bằng các phản ứng với thuốc thử chung của tanin [4]
2.3.3.3 Phân lập anthranoid trong cốt khí củ
Dùng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng điều chế [10]
2.3.3.4 Xác định các anthranoid đã phân lập
Nhận dạng thông qua nhiệt độ nóng chảy, phổ u v , phổ IR và sắc ký
lớp mỏng đối chiếu
Trang 25Muộn aătt xĩliạe kỹ (Dượe họe
-Thành lập đồ thị chuẩn từ dung dịch corbalt clorid
- Chiết các chế phẩm nghiên cứu dể định lượng anthranoiđ: dạng toàn phần, dạng tự do, dạng oxyhoá, dạng khử
- Xác định bước sóng X max của chế phẩm nghiên cứu
- Đo mật độ quang của các chế phẩm nghiên cứu tại X max đã xác định.
- Dựa trên đồ thị chuẩn xác định được nồng độ (%) của anthranoid
trong các mẫu chế phẩm nghiên cứu
Công thức tính như sau:
C V k
X (% ) = -— (1)
a io ạ o o - h ) K }
Trong đó: X - hàm lượng anthranoid có trong dược liệu
C- Nồng độ anthranoid tính dựa vào đường chuẩn (mg%)V- Thể tích ban đầu của dung dịch chiết kiềm
a - Khối lượng dược liệu (g)
h - Độ ẩm của dược liệu (%)k- Hệ số pha loãng thể tích ban đầu của đung dịch chiết kiềmDựa vào mật độ quang của dung dịch CoCl2 1% bằng mật độ quang của
dung dịch 0,36 m g 1,8 dihydroxy anthraquinon trong 100ml dung dịch kiềm -
amoniac Khi mật độ quang (D) và nồng độ dung dịch màu (C%) liên hệ với nhau theo định luật Lambert - Beer ta có:
D = E0 1 c (trong đó E0 là độ hấp thụ riêng, 1 là bề dày của Cuvec)Với dung dịch CoCl2 có Dj = Eqj.I.Cj
Với dung dịch 1,8 dihydroxy anlhraquinon trong kiềm - amoniac có
^2 = ^02 -1 • c2
Trang 26J in a n oán. (7 /w ii t ỹ họe 2 0
-Nếu D2 = D! ta có : E0l = 0,36.10'3 E02 Vậy khi cùng mật độ quang D
ta có: Q (%) = 0,36.10"3 CL (%) Khi đó hàm lượng X (%) anthranoid trong cốt khí củ được tính theo công thức:
0,36 V C CoC, k
X ( % ) = —
CC2 -« 1 0 (1 0 0 -/2 )
Trong đó : C CoCl2 là nồng độ dung dịch CoCl2 dựa trôn đường chuẩn tương
ứng với mỗi mật độ quang D đo được [4], [32]
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu sự thay đổi tác dụng dược lý của vị thuốc cốt khí củ trước và sau khi chế.
2.3.4.1 Xác định độc tính cấp ( LDS0).
Thử độc tính cấp theo phương pháp Lichtfield - wilcoxon [25]
Chuột nhắt trắng cả hai giống, được chia thành các lô trắng và thuốc thử Sau khi nhịn ăn 12 giờ, vẫn uống nước đầy đủ, chuột được uống thuốc thử với liều tăng dần, từ liều cao nhất không gây chết con nào đến liều thấp nhất gây chết 100% chuột Theo dõi tình trạng chung của chuột và tỷ lệ chuột chết trong
72 giờ, chuột chết ở các lô được mổ để đánh giá tổn thương đại thể.
Tính kết quả, xác định LD50 theo phương pháp Lich tfield - wilcoxon
2.3.4.2 Nghiên cứu tác dụng giảm đau
Gây quặn đau bằng acid acetic (wrihing test ) theo phương pháp Koster [52] Chuột nhắt trắng cả hai gỉống được chia thành các lô trắng và thuốc thử
Sau khi uống thuốc thử 60 phút, tiêm m àng bụng acid acetic 1% - 0,2m l/con,
đếm số cơn quặn đau của từng chuột trong từng 5 phút một, đến phút thứ 20
- So sánh số cơn quặn đau trung bình của nhóm thử so với nhóm trắng,
và giữa các nhóm thử với nhau
2.3.4 3 Nghiên cứii tác dụng chống viêm
*Tác dụng chống viêm cấp
Bằng phương pháp gây phù lòng bàn chân chuột bằng carrageenin [41]
Trang 27Jh ttitt If ă n 'xĨÍuịo iỹ (Du'đe ítơ e
21
-Chuột cống trắng cả hai giống nặng 180 - 200g, được chia thành từng
lô, lô trắng và thuốc thử Chuột được uống thuốc thử hoặc dung môi 3 ngày liên tục vào một giờ nhất định Ngày thứ 3 sau khi uống thuốc lgiờ, tiến hành làm thí nghiệm Chuột được gây viêm bằng cách tiêm vào dưới da gan bàn chân sau (chân phải) của chuột dung dịch carrageenin 1% (trong nước muối sinh lý) 0,05ml/chuột
Thể tích chân chuột được đo bằng máy đo chuyên biệt Plethysmometer loại N°7140 trước và sau khi gây viêm bằng carrageenin ở các thời điểm sau 2
- 4 - 6 - 2 4 giờ Mức độ phù được tính như sau:
Vo
V t : Thể tích chân chuột sau khi gây viêm
Vo : Thể tích chân chuột trước khi gây viêm
So sánh độ tăng thể tích trung bình giữa chân chuột thử thuốc với chân chuột lô trắng và giữa các lô thuốc thử với nhau Tác dụng chốm viêm được biểu thị bằng tỉ lệ % ức chế phản ứng viêm
* Tác dụng chống viêm mạn tính:
Gây u hạt thực nghiệm theo phương pháp của Ducrot; Tulou và cộng sự [55] trên chuột nhắt trắng Chuột nhắt trắng cả hai giống nặng 18 - 22g được chia thành các lô trắng và thuốc thử Cho uống thuốc thử vào mỗi buổi sáng, trong 5 ngày liền Lần thứ nhất uống ngay sau khi cấy sợi amiant (30 mg) đã
được tiệt khuẩn ở 160°c trong 2 giờ vào dưới da lưng chuột Chiều ngày thứ 5 giết chuột bằng cloroform, bóc tách các khối u, đặt vào tủ sấy 56°c trong 18 giờ, sau đó cân trọng lượng các khối u Trọng lượng trung bình các khối u ( đã trừ sợi amiant) của chuột thử thuốc được so với chuột mầu trắng và so sánh trọng lượng trung bình khối u giữa các lô uống thuốc Ihử với nhau Tác dụng
chống viêm được biểu thị bằng tỉ lệ % giảm trọng lượng khối u.
Trang 28Jhiiin o ả n O' họe i ỹ (Dưẹte họe
g s i - —
2 2
-2.3.44 Nghiên cứit tác dụng an thẩn
- Theo dõi ảnh hưởng của thuốc đến hoạt động bình thường của chuột
bằng phương pháp " lồng rung" Cho từng lô 3 chuột vào một lồng nhựa mờ treo trên lò xo co giãn tốt Khi chuột hoạt động làm lồng rung, sự rung động
đó được ghi trên trụ giấy ám khói thông qua một bút ghi được nối với lồng nhựa mờ Ghi lại hoạt động của chuột trước và sau khi dùng thuốc thử Đánh giá và so sánh hoạt động của chuột giữa các lô thử với nhau [21]
- T ìm hiểu tác dụng hiệp đồng của các m ẫu c h ế phẩm nghiên cứu với
hex.obarbital trên chuột nhắt trắng Chuột nhắt trắng, cả hai giống nặng từ 18
- 22g, được chia thành các lô trắng và thuốc thử
Cho chuột uống thuốc thử 3 ngày liên tục, mỗi ngày vào một giờ nhất định (9 giờ sáng) Ngày thứ 3 sau khi uống thuốc thử 60 phút, tiêm màng bụng hexobarbital 100mg/kg (liều gây ngủ ) với thể tích 0,2ml/10g chuột
Theo dõi thời gian từ khi chuột mất phản xạ lật sấp đến khi chuột tự dậy được (thời gian ngủ) của các lô chuột trong tủ ấm 28°c
So sánh thời gian ngủ trung bình của các mẫu thử đối với mẫu trắng và giữa các mẫu thử với nhau [20], [21]
2.3.4.5.Nghiên cứii tác dụng lợi mật
Theo phương pháp của Dobrescu D [56] tiến hành trên chuột nhắt trắng Chuột nhắt trắng cả hai giống được chia thành các lô trắng và thuốc thử Sau khi uống thuốc 60 phút, gây mê nhẹ bằng ête mê, mổ bụng để thắt ống mật chủ, sau
đó khâu vết mổ lại, sau 30 phút mổ lấy mật cân trên cân phân tích
Độ lợi mật ( %) được tính theo công thức:
X ( o / o ) = 3 z 3 l 10
Trong đó mt: Khối lượng mật của lô thử (mg)
m c: Khối lượng mật của lô trắng (mg)
So sánh khối lượng mật trung bình giữa lô thử với lô trắng và giữa các lô thử với nhau
Trang 29Muộn, oán, ÍT/toe lụ (Dưtíe họe.
m i - —
2 3
-2.3.4.6 Thử tác dụng nhuận tràng
Theo phương pháp của Dobrescu [56]
Chuột nhắt trắng cả 2 giống được chia ngẫu nhiên thành từng lô (trắng
và thử) Chuột được nhịn ăn 20 giờ, vẫn uống nước bình thường Sau đó thì tiến hành thí nghiệm:
Lô trắng: uống hỗn hợp than hoạt 5% trong nước muối sinh lý, thêm 5% gôm arabic (0,2ml/10g)
Lô thử: uống thuốc trong 2 ngày, đến ngày thứ 3 sau khi uống thuốc 1 giờ thì uống hỗn hợp thuốc và than hoạt 5% (0,2ml/10g)
Lô uống thuốc đối chứng: uống M gS04 15% và than hoạt 5%
(0,2ml/10g)
Sau khi uống hỗn hợp than hoạt 15 phút thì giết chuột bằng cloroform,
mổ bụng, đo đoạn ruột từ dạ dày (môn vị) đến chỗ có màu đen và đoạn dài từ môn vị đến manh tràng
Tác dụng nhuận tràng được đánh giá dựa vào tỉ lệ (%) giữa đoạn ruột có màu đen và toàn bộ độ dài của đoạn ruột từ môn vị đến manh tràng Công thức tính như sau:
2.3.4.7 Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn
Theo phương pháp khuyếch tán trên môi trường thạch của phòng thí nghiệm vi sinh - kháng sinh trường Đại học Dược Hà Nội
2.3.4.8 Phương pháp xử lý s ố liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học
Trang 30-* Kiểm định sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình bằng test Student (test t) -Với 11,5 3 0 , ta được tính theo công thức :
Xl -X2
k = (n! + n2) - 2
n 1,x1,S1: là cỡ mẫu, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của mẫu thứ nhất
n 2,x2S2: là cỡ mẫu, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của mẫu thứ hai
Sc : là trung bình có trọng lượng của Sj và S2
- Kiểm định các kết quả thống kê
Với độ tin cậy 95%, sự khác biệt cổ ý nghĩa thống kê nếu p<0,05 và không có ý nghĩa thống kê nếu p>0,05.
* Kiểm định sự tương quan và xây dựng phương trình đường hồi quy thực nghiệm.
- Kiểm định sự tương quan bằng cách tính hệ số tương quan (r)
(nĩ - l) S 12 + (n2 -l).S*
Sc i (n 1 + n2) - 2 Trong đó : a là mức ý nghĩa trong kiểm định
Khi n < 30, đô lêch chuẩn s đưdc tính theo cồng thức :
Trang 31j£ u ậ n ttìín 'xTltạe í ụ nữườe Itọe 2 5
-X, Y: là hai biến ngẫu nhiên độc lậpS: là độ lệch chuẩn được tính theo công thức (2)Nếu X, Y có tương quan hồi quy tuyến tính ta có -1 < r < 1
Nếu r > 0,7 : tương quan chặt
r < 0,3 : tương quan yếu
*Xây dựng phương trình đường hồi quy thực nghiệm
y - ỹ = a (x - X)
y là giá trị trung bình của biến Y
X là giá trị trung bình của biến X
a được tính theo công thức (3)
Trang 32JUu&n a ă n ( 7 /if f i t ụ (DiỀẹte ỉtợe 2 6
Trên thân và cành có những đốm màu tím hồng Lá mọc so le có cuống ngắn Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi thắt nhọn, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hẹp lại, mép nguyên, dài 5 - 12cm, rộng 3,5 - 8cm, mặt trên màu xanh nâu đậm, mặt dưới màu nhạt hơn Cuống lá dài 1 - 3cm, bẹ chìa ngắn Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ Cánh hoa màu trắng Hoa khác gốc, hoa đực có 8 nhị, hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm, quả khô 3 cạnh màu nâu đỏ Cốt khí củ Sapa chúng tôi thấy hoa mầu vàng, cánh hoa to hơn nhiều lần cánh hoa cốt khí củ Hưng Yên
Tuy vậy, do phạm vi của đề tài, chúng tôi không có điều kiện đi sâu về mặt phân loại
3.1.2 Đặc điểm rễ cốt khí củ
3.1.2.1 Đặc điểm bên ngoài
Rễ cốt khí củ (xem hình 3.1 và 3.2) có hình trụ, cong queo, đường kính
0,5 - l,5cm, có củ đường kính tới 2,5cm Mặt ngoài màu nâu xám, sần sùi, có
các mấu đốt lồi lên chia củ thành từng đốt Mặt cắt ngang có thịt màu vàng và lõi gỗ màu nâu xẫm, phía gần thân cây thì phần lõi ở giữa rỗng Thể chất nhẹ, hơi cứng Mùi nồng vị hơi đắng Rễ cốt khí củ Sapa nhỏ hơn Hưng Yên và mặt
Trang 33Hình 3.1 Cốt khí củ Polygonum cuspỉdatum Sieb et Zucc - Polygonaceae
(Lấy mẫu ở Sapa - Lào Cai)
1 Cây
2 Rễ
3 Cành mang hoa
4 Cành mang nụ
Trang 35M u ộ n o á n ^7/tạe tự (Dưẹte họe. 2 9
-3.1.2.2 Đặc điểm vi học
* Đặc điểm vi phẫu rễ
-Vi phẫu rễ cốt khí củ được tiến hành cắt rồi ngâm tẩy bằng dung dịch cloramin B, acid acetic, nước Sau đó nhuộm bằng phương pháp nhuộm kép với dd xanh metylen và đỏ son phèn [4] Quan sát, kiểm tra và mô tả đặc điểm
vi phẫu rễ cốt khí củ dưới kính hiển vi
-Kết quả quan sát thấy vi phẫu rễ cốt khí củ Hưng Yên và Sapa có nhũng đặc điểm sa u :
- Lớp bần gồm 4-5 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, tế bào tương đối nhỏ
- Mô mềm vỏ tròn to, màng mỏng, có chứa rất nhiều tinh thể caxioxalat hình cầu gai
- Libe nhô lên thành từng đám
* Qua kết quả kiểm tra đặc điểm vi phẫu rễ và đặc điểm bột, thấy cốt khí củ Sapa và Hưng Yên có đặc điểm vi học giống nhau
Trang 37Hình 3.4 Ảnh chụp vi phẫu rễ cốt khí củ (Hưng Yên)
Radix Polygon! cuspidati
Trang 38J in tĩu nán. Í7hoe *ỷ O iiW e họe
Hình 3.5 đặc điểin bột rễ cốt khí củ (Polygonum cuspùlatum Sieb et Zucc Polygonaceae)
a Bột rễ cốt khí củ Hưng yên b Bột rễ cốt khí củ Sapa
1 Mảnh mô mềm chứa tinh bột
Trang 39J ltta n năn t7/(«í i ỹ íf)tìọ'e họe
3 3
-3.1.3 Nhận xét:
Qua kết quả nghiên cứu về mặt hình thái thực vật cây cốt khí củ Sapa,
Hưng Yên Qua các đặc điểm vi phẫu rễ, đặc điểm bột, đối chiếu với các tài
liệu thực vật [1], [2], [3], [5], [8], [9], [13], [57] Chúng tôi xác định cây cốt
khí củ mà chúng tôi nghiên cứu có tên khoa học là Polygonum cuspidatum -
Họ rau răm (Polygonaceae)
3.2 Kết quả tiến hành một số phương pháp chế biến vị thuốc cốt khí củ theo Y học cổ truyền
3.2.1 Sơ ch ế
- Chúng tôi đã tiến hành thu hái sơ chế vị cốt khí củ ở làng Nghĩa Trai
(Hưng Yên) vào tháng 9-10 năm 2000 Đào lấy rễ về rửa sạch đất cát rồi chia
làm 2 phần:
+ Phẫn 1: Để nguyên cả rễ phơi khô se, rồi thái phiến dài 3-5cm, tiếp tục
phơi khô (xem hình 3.7), đóng vào túi chống ẩm, độ ẩm đạt 10 - 13%
+ Phần 2: Sau khi rễ để ráo nước, thái phiến như trên, rồi tiến hành
xông lưu huỳnh trong 6 giờ liền (để chống mốc) bằng cách sau:
Quây cót, cho cốt khí đã thái phiến vào giàn sấy lưu huỳnh
Hình 3.6 Sơ đồ lò sấy hơi bằng lưu huỳnh
1 Bao tải ẩm 3 Lưới sắt
2 Cốt khí củ phiến 4 Bát lưu huỳnh
Trang 40J in ill I If a It ( J /f f lf Ất/ (Dưựe hẹn -
34-b
Hình 3.7 Cốt khí củ sau khi chế biến
a- Cốt khí củ sấy lưu huỳnh b- Cốt khí củ không sấy lưu huỳnh