1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THAM số THỐNG kê các TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT lợn nái f1 LANDRACE x YORKSHIRE NUÔI tại TỈNH GIA LAI

62 69 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Nhiều côngtrình nghiên cứu ở trong và ngoài nước cũng như trong thực tiễn của sản xuất đãkhẳng định, những tổ hợp lai dùng nhiều giống khác nhau đều làm tăng số con sơ sinh/ổ, nâng cao t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THAM SỐ THỐNG KÊ CÁC TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT LỢN NÁI F1 LANDRACE x YORKSHIRE NUÔI TẠI TỈNH

GIA LAI Sinh viên: Phạm Văn Tuấn Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y

Khóa học: 2011

Đắk Lắk, thắng 6 năm 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THAM SỐ THỐNG KÊ CÁC TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT LỢN NÁI F1 LANDRACE x YORKSHIRE NUÔI TẠI TỈNH

GIA LAI Sinh viên: Phạm Văn Tuấn Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y

Người hướng dẫn PGS.TS Trần Quang Hân

Đắk Lắk, tháng 6 năm 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắcđến PGS.TS Trần Quang Hân đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gianthực hiện

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú

y cùng toàn thể Ban giám hiệu Trường ĐH Tây Nguyên, đã truyền đạt cho tôinhững kiến thức chuyên ngành trong xuốt quá trình tôi học tập tại trường.Đây là những kiến thức tạo cơ sở cho tôi ứng dụng và phát huy trong sựnghiệp của tôi sau này

Tôi xin cảm ơn các chú, anh, chị tại Trại giống vật nuôi Iakhươl vàTrạm truyền giống gia súc Biển Hồ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôihoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin cảm ơn anh Trần Văn Thương lớp cao học Chăn nuôi khóa

2013 – 2015 đã nhiệt tình chỉ bảo, đưa ra nhiều lời khuyên quý báu trong quátrình tôi thu thập số liệu cũng như thời gian tôi thực tập tại trung tâm

Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên tập thể lớp Chăn nuôi - Thú y K2011luôn ở bên giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận

Cuối cùng con rất biết ơn công sinh thành dưỡng dục của bố mẹ nuôicon khôn lớn và tạo mọi điều kiện cho con được học tập đến ngày hôm nay,một lần nữa con cảm ơn bố mẹ rất nhiều

Đắk Lắk, ngày 02 tháng 06 năm 2015

Sinh viên

Phạm Văn Tuấn

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 2

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 3

1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3

1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG 4

2.2 SỰ DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG 5

2.3 CÁC THAM SỐ KIỂU HÌNH 8

2.4 KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI 9

2.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái 9

2.4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ở lợn 14

2.5 LAI TẠO VÀ ƯU THẾ LAI 16

2.5.1 Lai tạo 16

2.5.2 Ưu thế lai 16

2.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 18

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20

3.1.1 Lợn Yorkshire 20

Trang 5

3.1.2 Lợn Landrace 21

3.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 22

3.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.3.1 Nội dung nghiên cứu 22

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái F1 Landrace x Yorkshire 22

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 SỐ CON ĐẺ RA/Ổ 27

4.2 KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 LỢN CON SƠ SINH 29

4.3 KHỐI LƯỢNG Ổ SƠ SINH 31

4.4 SỐ CON 21 NGAY 33

4.5 KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON 21 NGAY 35

4.6 KHỐI LƯỢNG Ổ 21 NGAY 37

4.7 SỐ CON CAI SỮA 39

4.8 KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON CAI SỮA 41

4.9 KHỐI LƯỢNG Ổ CAI SỮA 43

4.10 KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI Ổ ĐẺ 45

KẾT LUẬN VÀ DỀ NGHỊ 47

5.1 KẾT LUẬN 47

5.2 ĐỀ NGHỊ 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC 54

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN 57

Trang 6

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 4.1 Biểu đồ phân bố tần số số con/ổ 25

Bảng 4.2 Phân bố tần số khối lượng trung bình sơ sinh 27

Bảng 4.3 Phân bố tần số khối lượng ổ sơ sinh 29

Bảng 4.4 Phân bố tần số số con 21 ngày 31

Bảng 4.5 Phân bố tần số khối lượng trung bình 21 ngày 33

Bảng 4.6 Phân bố tần số khối lượng ổ 21 ngày 35

Bảng 4.7 Phân bố tần số số con cai sữa 37

Bảng 4.8 Phân bố tần số khối lượng trung bình cai sữa 39

Bảng 4.9 Phân bố tần số khối lượng ổ cai sữa 41

Bảng 4.10 Phân bố tần số khoảng cách giữa hai ổ đẻ 43

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Trang

HÌNH 4.1 BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON ĐẺ RA/Ổ 30

HÌNH 4.2 BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON SƠ SINH 32

HÌNH 4.3 BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ SƠ SINH 34

HÌNH 4.4 BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON 21 NGÀY 36

BẢNG 4.5 PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON 21 NGÀY 37

HÌNH 4.5 BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON 21 NGÀY TUỔI 38

HÌNH 4.6 BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ 21 NGÀY 40

HÌNH 4.7 BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ SỐ CON CAI SỮA 42

HÌNH 4.8 BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH 1 CON CAI SỮA 44

HÌNH 4.9 BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHỐI LƯỢNG Ổ CAI SỮA 46

HÌNH 4.10 BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ TẦN SỐ KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI Ổ ĐẺ 48

HÌNH 7.1 LỢN NÁI LY 56

HÌNH 7.2 LỢN ĐỰC PĐ 56

HÌNH 7.4 LỢN LAI ( LY X PĐ) 3 NGÀY TUỔI 57

Trang 9

Phần thứ nhất

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Gia Lai là tỉnh thuộc phía bắc Tây Nguyên, có vị trí quan trọng, là mộttrong những trung tâm giao lưu về kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Tây Nguyên

và cả nước Trong những năm qua tình hình chăn nuôi nói chung và chăn nuôilợn nói riêng đã có những bước phát triển khá

Nhưng trên thực tế khó khăn đối với các hộ chăn nuôi hiện nay là xácđịnh được việc sử dụng lợn nái thuộc dòng thuần chủng hay dòng lai để làm náisinh sản, cũng như việc xác xác định dùng giống lợn đực nào phối giống chođàn lợn nái để cho ra đàn lợn con có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quảkinh tế cao Để có được đàn lợn thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc

ở mức độ tối đa của phẩm giống Bên cạnh những tiến bộ di truyền, chọn lọc, cảitiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chuồng trại…việc tạo ra những tổhợp lai trên cơ sở kết hợp được một số đặc điểm của mỗi giống, mỗi dòng vàđặc biệt việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn là rất cần thiết Nhiều côngtrình nghiên cứu ở trong và ngoài nước cũng như trong thực tiễn của sản xuất đãkhẳng định, những tổ hợp lai dùng nhiều giống khác nhau đều làm tăng số con

sơ sinh/ổ, nâng cao tốc độ sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn/1kg thể trọng, nângcao tỷ lệ và chất lượng thịt nạc, rút ngắn thời gian chăn nuôi… Vì vậy, hầu hếtcác nước có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng tổ hợp lai đểsản xuất lợn thịt thương phẩm, đã mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao,giảm chi phí thức ăn và thời gian nuôi Ở nước ta, bên cạnh một số giống lợn địaphương thì các giống lợn thuần cao sản đã được sử dụng như: Yorkshire (Y),Landrace (L), Duroc (D), Pietrain (Pi)…

Thông qua việc xác định được các tham số kiểu hình tính trạng năng suất

ở lợn nái LY ( Landrace x Yorkshire) khi cho phối giống với đực giống PĐ(PIĐU) một cách có hệ thống trong điều kiện tự nhiên tại địa phương là rất có ý

Trang 10

nghĩa để công bố khả năng sinh sản của lợn nái LY (Landrace x Yorkshire) vàothực tế sản suất.

Với tính cần thiết của vấn đề, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tham số thống kê các tính trạng năng suất ở lợn nái F 1 LY ( Landrace x Yorkshire) tại tỉnh Gia Lai”.

1.2 Mục tiêu đề tài

Xác định được các tham số thống kê các tính trạng năng suất sinh sản chủyếu của lợn nái F1 Landrace x Yorkshire khi cho phối giống với lợn đực PĐ

1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Cung cấp thêm các tư liệu liên quan đến khả năng sinh sản, tiềm năng ditruyền của lợn nái lai F1 Landrace x Yorkshire hiện đang nuôi tại Trung tâmgiống vật nuôi tỉnh Gia Lai

1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đánh giá khả năng sinhsản, khuynh hướng di truyền các tính trạng sinh sản và làm cơ sở cho việc chọnlọc cũng, xây dựng chỉ số chọn lọc dựa trên ước tính giá trị giống của các tínhtrạng

Trang 11

Tính trạng số lượng có những đặc trưng sau:

- Tính trạng số lượng có biến dị liên tục (Continuous variation)

- Phân bố tần số của tính trạng số lượng thường là phân bố chuẩn( Gauss)

- Tính trạng số lượng do nhiều gen quy định, mỗi gen chỉ có một tác dụngnhỏ

- Tính trạng số lượng dễ chịu tác động của ngoại cảnh

- Ở tính trạng số lượng, khi lai tạo thì thu được thế hệ F1 là tương đốiđồng nhất (thường là trung gian giữa bố và mẹ nếu năng suất của bố và mẹ khácnhau nhiều, hoặc vượt quá nếu năng xuất của bố và mẹ khác nhau ít); thế hệ F2

phân ly không theo tỷ lệ nhất định đống thời có thể có hiện tượng phân ly tăngtiến (transgressive segregration)

- Sự di truyền của tính trạng số lượng cũng tuân theo các định luật ditruyền cơ bản của Mendel và cũng có những đặc điểm riêng biệt

Trang 12

2.2 Sự di truyền tính trạng số lượng

Trong quá trình tạp giao các tính trạng chất lượng sẽ phân li theo tỷ lệnhất định, nhưng đối với các tính trạng số lượng sự phân ly không phù hợp vớicác tỷ lệ đó Cho nên khi mới bắt đầu nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sốlượng người ta đã thu được những kết quả hầu như đối lập với các định luật củaMendel, và vid thế Ganton, Pearson đã cho rằng tính trạng số lượng không tuântheo các định luật Mendel, thậm chí Bateson, Der Vries còn khẳng định tínhtrạng số lượng là những tính trạng không di truyền Mãi đến năm 1908 nhờ cáccông trình nghiên cứu của Nilsson-Ehle người ta mới xác định rõ: các tính trạng

số lượng có biến dị liên tục, cũng di truyền theo đúng các định luật của các tínhtrạng chất lượng có biến dị gián đoạn, tức là các định luật cơ bản về di truyềncủa Mendel (trích từ Trần Đình Miên, 1992, 1994)

Ngành di truyền có liên quan đến tính trạng di truyền số lượng gọi là ditruyền học số lượng hoặc di truyền học sinh trắc Nó vẫn lấy các quy luật củaMendel làm cơ sở, nhưng do đặc điểm riêng của tính trạng số lượng khác vớitính trạng chất lượng nên phương pháp nghiên cứu trong di truyền Mendel về 2phương diện: thứ nhất là đối tượng nghiên cứu không thể dừng lại ở mức độ cáthể mà phải mở rộng tới mức độ quần thể bao gồm các nhóm cá thể khác nhau;thứ hai là sự sai khác giữa cá thể không thể chỉ là sự phân loại mà phải có sự đolường các cá thể

Cơ sở lý thuyết của di truyền số lượng được thiết lập vào khoảng năm

1920 bởi các công trình nghiên cứu của Fisher,1958; Haldane,1932; Wright,

1926 (trích Trần Đình Miên, 1992, 1994), sau đó được các nhà di truyền vàthống kê bổ sung và nâng cao, đến nay nó đã có cơ sở khoa học vững trắc vàđược ứng dụng rộng rãi trong việc cải tiến giống vật nuôi

Để giải thích hiện tượng các tính trạng số lượng người ta đã đưa ra giảthuyết đa gen

Giả thuyết đa gen: Xuất phát từ các kết quả thí nghiệm về sự phân linhững tính trạng chất lượng khi tạp giao giữa các loại lúa tiểu mạch đỏ và tiểumạch trắng, Nilsson-Ehle (1908) đã nêu ra giả thuyết đa gen, nội dung như sau:

Trang 13

tính trạng số lượng chịu tác động của nhiều cặp gen, phương thức di truyền củacác cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của di truyền: phân li, tổ hợp, liênkết… Mỗi gen thường có tác dụng rất nhỏ đối với kiểu hình, nhưng nhiều gen cógiá trị cộng gộp lớn hơn Tác dụng của các gen khác nhau trên cùng một tínhtrạng có thể là không cộng gộp có thể là cộng gộp Ngoài ra còn có thể có cáckiểu tác động ức chế khác nhau giữa các gen nằm ở những locus khác nhau.

Hiện tượng đa gen có hai kiểu chủ yếu: kiểu các đa gen sắp xếp ở nhữnglocus tương ứng trong các nhiễm sắc thể tương đồng và kiểu các đa gen sắp xếp

ở những locus khác nhau nhưng xác định sự phát triển của cùng một tính trạngbên ngoài Trong sự di truyền của các tính trạng số lượng, kiểu thứ 2 thường gặphơn cả, và trong trường hợp như vậy rất ít khi hoặc hoàn toàn không thấy được

tỉ lệ rõ rệt khi phân li

Đôi khi cho tạp giao giữa 2 bố mẹ khác nhau về các tính trạng đa genđược F1 là trung gian, nhưng ở F2 (có khi cả F3, F4…) thấy có một số cá thể vượthẳn bố, mẹ gọi là sự tăng tiến dương; hoặc một số cá thể thấp hơn bố mẹ gọi là

sự tăng tiến âm và hiện tượng này gọi là sự tăng tiến khi phân li (transgressivesegregration) Trên thực tế số gen tham gia xác định 1 tính trạng số lượng nào

đó thường là rất lớn, do đó nhận được những cá thể Biểu hiện rõ rệt nhất sự tăngtiến là một việc rất khó khăn

Nếu biết được chính xác số lượng gen quyết định tính trạng số lượng thì

có thể đề ra các phương pháp trực tiếp nghiên cứu các tính trạng số lượng đó,mặc dù về phương diện di truyền học và thực tiễn công tác giống đây là vấn đềrất quan trọng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp nào để trảlời một cách chính xác Trên thực tế người ta thường dùng 2 phương pháp:

- Dựa vào kiểu hình trội thuần ở F2: nói chung ở mỗi bên bố mẹ có n cặpgen thì ở F2 có (1/4)n cá thể trội thuần Nhược điểm của phương pháp này là đãxem các gen có tác dụng như nhau đối với kiểu hình và chúng có sự tổ hợp tự

do, bỏ qua hiện tượng liên kết, ức chế v.v…

Theo Morgan, 1911; Wright,1933 (trích từ Phan Cự Nhân, 1977) Các gen

có thể hoạt động riêng rẽ, song phần lớn chúng hoạt động theo nhóm liên kết

Trang 14

Gia súc sống trong một môi trường nhất định, nên có sự hình thành hoạtđộng của tính trạng không chỉ chịu sự chi phối của các gen mà còn chịu ảnhhưởng rất lớn của điều kiện môi trường.

Giá trị của bất kỳ tính trạng số lượng nào (giá trị kiểu hình) đuề đượcBiểu hiện thông qua giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường: P = G + E

Trong đó: P – Giá trị kiểu hình (phenotypic value)

G – Giá trị kiểu gen (genotypic value)

E – Sai lệch môi trường (environmental deviation)

Tùy theo phương thúc tác động khác nhau của các gen – allen, giá trị kiểugen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị cộng gộp (additive value) hoặcgiá trị giống (breeding value): A; sai lệch trội (dominance deviation): D; sai lệch

át gen (epistasic deviation) hoặc sai lệch tương tác (interaction deviation): I, dođó:

G = A + D + I

Sai lệch môi trường cũng thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung(general environmental deviation): Eglà sai lệch giữa cá thể do hoàn cảnh thườngxuyên và không cục bộ gây ra; sai lệch môi trường đặc biệt ( spicialenvironmental deviation): Es là sai lệch cá thể do hoàn cảnh tạm thời và cục bộgây ra

Như vậy một khi kiểu hình của một cá thể được cấu từ hai locus trở lên thìgiá trị kiểu hình của nó được Biểu thị:

P = A + D + I + Eg + Es

Tất cả các giá trị kiểu hình và kiểu gen của các tính trạng số lượng luônbiến thiên do tác động qua lại giữa các tổ hợp gen và môi trường Để định hướngcho việc chọn lọc các tính trạng cần phải nghiên cứu phương sai của chúng.Phương sai giá trị kiểu hình được thể hiện như sau:

Trang 15

- Số trung bình (X, M): Biểu thị mức độ tập trung của các giá trị khác

nhau của một tính trạng, đồng thời Biểu thị chất lượng nhất định của tổng thểchứ không đơn thuần về mặt số lượng

- Độ lệch chuẩn (SD, σ x ): Biểu thị độ phân tán tuyệt đối của các giá trị

của một tính trạng, nó có đơn vị đo như số trung bình

- Hệ số biến sai (Cv%): Biểu thị mức độ biến dị của các tập hợp số liệu;

khi so sánh mức độ biến dị của các tính trạng khác nhau không thể dùng σx màphải dùng Cv%

- Độ lệch (Skewness – S): Trong kỹ thuật tính toán nếu sự hạn chế của số

liệu không đủ đã bị loại trừ thì độ lệch Biểu thị mức độ đối xứng của một dãyphân bố; hiệu số giữa số trung bình cộng Mode là thước đo độ lệch Để đặctrưng cho mức độ bất đối xứng người ta đưa ra hệ số bất đối xúng Độ lệch và hệ

số bất đối xứng giảm khi độ lệch tăng lên

Nếu S = 0, đồ thị đối xứng

Nếu S < 0, đồ thị phân bố lệch sang phải

Nếu S > 0, đồ thị phân bố lệch sang trái

Dựa vào tham số này để biết xu hướng của tính trạng

- Độ nhọn (Kurtosis – K, g 2 ): Biểu thị mức độ chuẩn của dãy phân bố.

Nếu: K = 0, có đường cong chuẩn

K < 0, có đường cong tù hơn đường cong chuẩn

K > 0, có đường cong nhọn hơn đường cong chuẩn

Trang 16

2.4 Khả năng sinh sản của lợn nái

2.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái

2.4.1.1 Sự thành thục về tính dục

Bình thường lợn nái thành thục về tính dục lúc 200 ngày tuổi, phạm vibiến động 135 – 250 ngày (Hughes et al, 1980) Etiene et al(1974), Robertson(1959),Self (1955) lại cho rằng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê domức độ biến động trong từng giống rất cao Mặc dù hệ số di truyền của tuổithành thục tính dục rất thấp, thậm chí bằng 0, nhưng Burger et al (1952) lại nhậnthấy sự khác biệt giữa các gia đình về tuổi thành thục của lợn cái Nhận xét nàycũng được xác nhận trong các công trình nghiên cứu của Reddy et al (1958),Hughes et al (1975)

Theo Schmidt (1954) lợn cái được sinh ra trong mùa xuân thành thục vêtính sớm hơn lợn cái sinh ra vào các vụ khác Brooks et al (1969) cho rằng cóthể sử dụng những con đực thành thục tính dục để thúc đẩy sự thành thục về tínhdục sớm của nhũng lợn cái hậu bị

Theo Brooks et al (1969) mặc dù tuổi không hoàn toàn phản ánh đúng sựthành thục tính dục của lợn cái, song nó vẫn là chỉ tiêu đánh giá chính xác hơn

so với khối lượng con vật Brody (1945) kết luận rằng độ thành thục tính dụcliên quan chặt chẽ tới điểm uốn trên đường cong sinh trưởng và mức độ dinhdưỡng kém làm thay đổi điểm uốn đường cong sinh trưởng tính theo tuổi chứkhông làm thay đổi điểm uốn của đường công sinh trưởng tinha theo khối lượng

Anderson et al (1967) với 9 thực nghiệm, mức ăn hạn chế về năng lượngđac làm chậm tuổi thành thục tính dục 16 ngày, nhưng ở 5 thực nghiệm khác,mức ăn hạn chế lại làm cho tuổi thành thục tính dục sớm hơn 11 ngày Duee et

al (1974) đã nghiên cứu ảnh hưởng của mức protein, vitamin và khoáng tới tuổithành thục tính dục của lợn cái

Trang 17

2.4.1.2 Số trứng rụng

Số trứng rụng trong một chu kỳ động dục là giới hạn cao nhất của số con

đẻ ra trong một ổ Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố di truyền đối với số trứngrụng, Burger et al (1952), Baker et al (1958) đã nhận xét rằng, các giống lợnmàu trắng có số trứng rụng nhiều hơn các giống lợn màu đen Theo Stewart et al(1945) số trứng rụng chịu ảnh hưởng của cận huyết, hệ số cận huyết cứ tăngthêm 10%, số trứng rụng sẽ giảm từ 0,6 tới 1,7

Rathnassabapathy et al (1956) cho rằng: nếu tuổi của nái hậu bị tăng thêm

10 ngày thì số lượng trúng rụng tăng thêm từ 0,068 tới 0,67 Haines et al (1959)cho biết số trứng rụng trong một chu kỳ động dục đầu tiên là 11,3; trong chu kỳthứ hai là 12,3 Theo Warnick et al (1951), số tế bào trứng rụng trong 4 chu kỳđộng dục đầu tiên lần lượt là 10,0; 10,8; 11,9; 12,0 Theo Perry et al (1954) sốtrứng rụng của lợn nái non và nái trưởng thành là 13,5 và 21,4; phạm vi biếnđộng là 7-16 và 15-25 Theo Vangen, (1981): số trứng rụng trong chu kỳ độngdục đầu tiên của lợn nái là 8-10, còn trong chu kỳ động dục thứ ba là 12-14; trngbình mỗi lợn nái có số trứng rụng là 15-20 trong một chu kỳ động dục Tỷ lệ sốcon đẻ ra/số trứng rụng sẽ giảm thấp khi trứng rụng tăng lên (Cunninhgham,1979)

Theo Perry (1954), số trứng rụng tăng lên đáng kể trong 4 ổ đẻ đầu tiên,đạt được mức ổn định ở ổ thứ 6 và không có hiện tượng giảm trong các ổ đẻ sau

Số trứng rụng liên quan đến khối lượng lợn nái Trong khi Bowman et al(1961), Omtver et al (1965), Young et al (1974) và nhiều tác giả khác đã xácnhận mối quan hệ này thì Zimmerman et al (1960) và một số tác giả khác lại phủnhận Roberton et al (1951) lại cho rằng lợn nái được ăn tự do có số trứng rụngtrong chu kỳ thứ nhất và thứ hai caop hơn những lợn nái từ ngày tuổi thứ 70 trở

đi chỉ được ăn mức 70% so với ăn tự do Self, (1955) khảo sát các mức ăn khácnhau ở lợn nái non đã nhận xét mức ăn cao trong 3 tuần lễ (giữa chu kỳ độngdục thứ nhất và thứ hai) gây được số trúng rụng nhiều hơn Anderson et al

Trang 18

(1972) đã tóm tắt 39 thực nghiệm đã rút ra kết luận: thời gian thích hợp tậptrung mức năng lượng cao để tăng số trứng là 11-14 ngày trước khi động dục.

Những nghiên cứu về ảnh hưởng của vụ mùa tới số trứng rụng đã rút ranhững ý kiến trái ngược nhau (Gosset, 1959) Một số thực nghiệm đã xác nhậnmối quan hệ giữa số trứng rụng với cả hai yếu tố nhiệt độ môi trường và thờigian chiếu sáng trong ngày Tuy vậy Hughes et al (1980) lại cho rằng nhiệt độmôi trường chỉ ảnh hưởng tới số trứng rụng, còn thời gian chiếu sáng lại chỉ ảnhhưởng tới số con đẻ ra vì thời gian chiếu sáng ảnh hưởng tới lỷ lệ chết của thainhiều hơn là ảnh hưởng của số trứng rụng

2.4.1.3 Tỷ lệ thụ tinh

Tỷ lệ thụ tinh của các trứng rụng trong chu kỳ động dục của lợn nái phụthuộc chủ yếu vào thời điểm phối giống (Hancock, 1961) Theo Self (1955),Hancock, 1961: trong điều kiện bình thường, tỷ lệ thụ tinh là 90 – 100%, nếu sốtrứng rụng ở mức bình thường, tỷ lệ thụ tinh sẽ không có gì ảnh hưởng đến sựphát triển của các trứng đã thụ tinh Người ta cũng có bằng chứng cho thấy, nếu

số trứng rụng quá mức bình thường thì tỷ lệ trứng phát triển bình thường sau khithụ tinh giảm thấp

2.4.1.4 Tỷ lệ thụ thai

Thụ tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai 10 – 20% so với phốigiống trực tiếp chủ yếu do yếu tố kỹ thuật thụ tinh nhân tạo chưa thực hiện đúngvào thời điểm phù hợp với sự rụng trứng Trong phối giống trực tiếp, ảnh hưởngcủa con đực đối với tỷ lệ thụ thai rất rõ rệt

Scofield, (1972) cho biết không phát hiện thấy ảnh hưởng của vụ mùa tới

tỷ lệ thụ thai, nhưng Nedeleniuc (1973) lại xác nhận rằng trong các tháng 6, 7 và

8 tỷ lệ thụ thai giảm khoảng 10% so với khi phối giống vào các tháng 11 và 12

Brooks et al (1969) cho biết các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ caisữa tới phối giống trở lại ảnh hưởng tới tỷ lê thụ thai Có rất ít thông tin về mối

Trang 19

quan hệ giữa tuổi, genotyp hoặc khối lượng cơ thể với tỷ lệ thụ thai Warnick et

al (1950) cho rằng từ khi phối giống tới ngày có chửa thứ 12, các giống có sốliệu trứng rụng nhiều thường có tỷ lệ sảy thai cao hơn Giữa số lượng trứng rụng

và thứ tự ổ đẻ có mối quan hệ chặt chẽ, vì vậy cũng sẽ có mối liên quan chặt chẽgiữa tỷ lệ thụ thai và tuổi của lợn nái Hafez, (1960) cho rằng chế độ dinh dưỡngtốt sẽ cải thiện được số trứng rụng nhưng lại hạ thấp tỷ lệ thụ thai

2.4.1.5 Tỷ lệ chết phôi

Cho tới nay, các nghiên cứu đều xác nhận rằng 30 – 40% phôi bị chếttrong thời gian làm tổ ở sừng tử cung Perry, (1954) cho rằng 28,4% phôi bị chếtvào ngày 13-18 sau khi thụ tinh và vào ngày thứ 20-40 là 34,8% Scofield,(1972) khi nghiên cứu giai đoạn 9-13 ngày sau khi phối đã kết luận rằng đây làpha khủng hoảng của sự phát triển vì phần lớn trường hợp chết phôi diễn ratrong giai đoạn này

Một số nghiên cứu xác nhận số phôi chết phụ thuộc vào số trứng rụng,nhưng nghiên cứu lại cho rằng 2 tính trạng này không liên quan trừ khi số trứngrụng quá cao Wrathall, (1971) cho rằng số phôi chết tăng 1,24% theo mỗi mộttrứng rụng tăng lên

Người ta cũng cho rằng thiếu vitamin, khoáng cũng có thể gây chết toàn

bộ phôi, mức ăn làm tăng tỷ lệ chết phôi ở lợn nái non, hormone, nhiễm khuẩn

… đều ảnh hưởng tới tỷ lệ chết phôi (Reddy, 1958,Hanes, 1959)

2.4.1.6 Tỷ lệ chết thai

Kể từ ngày có chửa thứ 30 trở đi, tỷ lệ thai chết thấp hơn tỷ lệ chết phôi,Wrathall, (1971) ước tính cho tới khi đẻ có khoảng 10% thai bị chết Tỷ lệ thaichết tỷ lệ thuận với số phôi còn sống ở đầu thời kỳ bào thai Perry, (1954) chorằng tỷ lệ thai chết thường cao ở những sừng tử cung chứa trên 5 bào thai

Trang 20

2.4.1.7 Thời gian chửa

Các nghiên cứu đều xác nhận thời gian mang thai của lợn là một yếu tốkhông biến đổi, không chịu ảnh hưởng bởi các kích bên ngoài cũng như kíchthước của bào thai Braude et al (1954) nhận xét rằng thời gian chửa của cácgiống lợn trắng Anh là 114 ngày, phạm vi là 110-120 ngày Burger (1952) cũngcho rằng không có sự khác biệt về thời gian chửa giữa giống Large White vàgiống Large Black

2.4.1.8 Số con trong ổ

Hughes et al (1980) cho rằng năng suất của đàn lợn giống được xác địnhbởi chỉ tiêu số lợn con bán được khi cai sữa/nái/năm, do vậy số con trong ổ làtính trạng năng suất sinh sản rất quan trọng Theo các tài liệu của Thomas,(1973), Rindgeon, (1973,1974) trung bình số con đẻ ra còn sống là 10,4, số concòn sống đến cai sữa là 8,6, tỷ lệ nuôi sống là 86,7% Giới hạn cao nhất của sốcon trong ổ bị giảm đi là do: một số trứng không được thụ tinh, một số thai chếtkhi đẻ, một số lợn con chết từ khi sơ sinh tới cai sữa

Khá nhiều nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề lợn con chết từ sơ sinh tớicai sữa Người ta thống kê khoảng 3% - 5% lợn con chết sơ sinh bao gồm cả lợnchết do đẻ khó và lợn con chết trong giai đoạn có chửa cuối cùng Ridgeon,(1974) gợi ý rằng mục tiêu cho mỗi ổ đẻ là 10-12 lợn con còn sống khi đẻ và9,6-10,5 lợn con cai sữa, nghĩa là tỷ lệ chết không quá 10%-13%

Theo Veterinary Ivesigation Service (1960), các nguyên nhân chủ yếu làmlợn con chết trong giai đoạn sơ sinh tới cai sữa là: bị mẹ đè và bỏ đói (50%),nhiễm khuẩn (11,1%), dinh dưỡng kém (8%), di truyền (4,5%), các nguyên nhânkhác (26,4%) Tỷ lệ lợn con chết ở các ngày tuổi: dưới 3, 3-7, 8-21 và 22-56 lầnlượt là 50, 18, 17 và 15% Skjervold (1963) đã nêu ra dẫn chứng về các nguồnngoại cảnh và di truyền có thể ảnh hưởng tới số con trong một ổ

Trang 21

2.4.1.9 Thời gian tiết sữa

Hughes, et al (1980) nhận thấy rằng mặc dù cai sữa 8 tuần tuổi là tốt cho

cả mẹ và con, nhưng nó sẽ giới hạn 1,8 – 2 ổ đẻ/nái/năm Cai sữa 3 tuần tuổi cóthể đạt 2,5 ổ/nái/năm với chi phí rất rẻ

2.4.1.10 Thời gian từ cai sữa tới động dục trở lại

Burger, (1952) cho biết lợn Large White sớm động dục trở lại hơn lợnLarge Black (7,85 so với 16,08 ngày)

Hughes et al (1980) nhận định rằng sự khác biệt về tính trạng này giữacác giống lợn Yorkshire, Large White và Landrace có thể có ý nghĩa, nhưng trênthực tế, sự khác biệt này lại rất nhỏ Aumaitre A et al (1975) cho biết số ổ đẻtăng lên từ 1- 6 , thời gian từ cai sữa tới động trở lại giảm 18,3 tới 17,6 ngày.Legault et al (1975)cho rằng trong khoảng thời gian sau cai sữa 9 ngày, tỷ lệ lợnnái động dục trở lại trong mùa đông không cao bằng mùa hè, nhưng giá trị trungbình của thời gian động dục trở lại sau cai sữa trong mùa đông lại thấp hơn mùahè

Đã có rất nhiều bằng chứng về việc sử dụng hormon sinh sản làm giảmđáng kể thời gian từ cai sữa tới động dục trở lại (Lê Xuân Cương, 1985, 1986)

2.4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ở lợn

2.4.2.1 Di truyền

Giống là quần thể vật nuôi đủ lớn trong cùng một loài, có cùng chung mộtnguồn gốc, có một số đặc điểm chung về hình thái và ngoại hình, sinh lý vànăng suất, sinh vật học và khả năng chống chịu bệnh tật đồng thời có thể truyềnđạt lại các đặc điểm đó cho đời sau (Nguyễn Văn Thiện, 1986) Tất cả các chứcnăng trong cơ thể con vật đều chịu sự điều kiển của các yếu tố di truyền để đạtđến mức độ lớn hơn hay bé đi, dĩ nhiên là các tính trạng sinh sản đều chịu sựảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố di truyền Yếu tố dòng di truyền hay giốngcũng ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản (Nguyễn Văn Đức, 1997)

Trang 22

Theo (Rothschild và cs, 1998), căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sảnsuất thịt, các giống lợn được chia ra làm các nhóm sau:

- Các giống đa dụng như Landrace, Yorkshire và một số dòng nguyênchủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá

- Các giống chuyên dụng “dòng đực” như Pietrain, Landrace… có khảnăng sinh sản trung bình nhưng có khả năng sản suất thịt cao

- Các giống chuyên dụng “dòng cái”, đặc biệt một số giống chuyên sinhsản có khả năng sinh sản cao nhưng khả năng cho thịt thấp ví dụ giống Meishan– Trung Quốc, Móng cái – Việt Nam

Các giống lợn địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản tốt, khảnăng chống chịu với bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh cao,chịu được kham khổ, khả năng tận dụng nguồn thức ăn cao tuy nhiên năng suât

và chất lượng thịt kém

Để phân tích, tách riêng ảnh hưởng của các nhân tố giống, trước đâyngười ta dùng phương pháp phân tích phương sai của Fisher (1967), dùng kỹthuật bình phương tối thiểu của Harvey (1960) để phân tích loại dữ liệu khôngđồng đều giữa các nhóm Các phương pháp gần đúng nhất (MaximunLikehood), phương pháp BLUP là các phương pháp hiện đại đang được dungchính là phát triển các phương pháp trên Chính các phương pháp “tách” cácnhân tố trên mà các nhà khoa học đã tiến hành phân tích di truyền, xác định giátrị giống của vật nuôi trên các tính trạng khác nhau với số liệu thu được từ nhiềuđàn gia súc có năng xuất rất chênh lệch, nhiều năm và mù vụ

2.4.2.2 Những nhân tố ngoại cảnh chủ yếu

2.4.2.2.1 Nhân tố dinh dưỡng

Khẩu phần ăn cho lợn đặc biệt là lợn nái có những ảnh hưởng nhất địnhđến năng suất sinh sản của chúng King và William, (1984) cho rằng trong giaiđoạn chờ phối, mức ăn cao có những ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ rụng trứng và

số con đẻ ra/ổ Một số công ty thức ăn chăn nuôi hiện nay khuyến cáo ngườichăn nuôi cho lợn nái chờ phối ăn khẩu phần ăn Flushing nhằm tăng tỷ lệ rụngtrứng và đậu thai khi phối giống Trong giai đoạn lợn nái nuôi con khẩu phần ăn

Trang 23

quyết định tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ Lợn mẹ hao mòn nhiều sẽ ảnh hưởng đếnkhả năng sinh sản ở ổ sau.

Những lợn nái đẻ nhiều con, khẩu phần ăn không đủ nhu cầu sẽ có tỷ lệhao mòn cao Những lợn nái cho ăn tốt có tỷ lệ hao mòn thấp thì khả năng sinhsản ở ổ sau sẽ cao hơn (Johnston và cs, 1986) chỉ ra rằng để đáp ứng đủ cho nhucầu tiết sữa những con nái được cho ăn mức ăn thấp sẽ phải huy động lượng mỡ

dự trữ trong cơ thể nên tỷ lệ hao mòn cao và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng đòi đực và tỷ lệ trứng rụng cho ổ đẻ sau

2.4.2.2.2 Nhân tố chăm sóc, quản lý

Nếu chăm sóc quản lý không tốt để lợn nái gầy yếu, sảy thai, mắc cácbệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh về sản khoa sẽ làm giảm khả năng sinhsản Bỏ qua các chu kỳ động dục, phát hiện động dục không đúng thời điểm,phối giống không đúng kỹ thuật, không có sổ sách theo dõi, cho phối giốngđồng huyết… là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản của lợn nái

2.5 Lai tạo và ưu thế lai

2.5.1 Lai tạo

Là dùng hai giống cho giao phối với nhau hoặc cho các cá thể thuộc haidòng cận huyết của một giống cho giao phối với nhau với mục đích là tạo ra ưuthế lai

2.5.2 Ưu thế lai

Thuật ngữ ưu thế lai do Shull đưa ra vào năm 1914 Đó là hiện tượngkhông giải thích bằng các quy luật Mendel, đó là hiện tượng liên quan đến sựphát triển mạnh mẽ ở đời sau, sức đề kháng tốt hơn, sức sản suất cao hơn bố mẹ

Ưu thế lai là tính ưu việt ở đời con lai so với bố mẹ Ngày nay người ta đã địnhnghĩa đầy đủ về ưu thế lai như sau:

Ưu thế lai được hiểu theo nghĩa toàn bộ là sự phát triển mạnh mẽ của toànkhối lượng cơ thể, sự tăng cường trao đổi chất, tăng sản lượng Ưu thế lai hiểutheo từng mặt, từng tính trạng: có tính trạng phát triển mạnh, có tính trạng giữ

Trang 24

nguyên, thâm chí có tính trạng giảm sút so với giống gốc Ưu thế lai trong nhiềutrường hợp là biểu hiện cao hơn trung bình của hai giống gốc

Ưu thế lai thường đa dạng, khó xếp loại, hoặc vượt bố mẹ về khối lượng,sức sống nhưng khả năng sinh sản thì bình thường, hoặc có khối lượng trunggian nhưng khả năng sinh sản lại vượt bố mẹ hoặc khi cộng gộp các tính trạngtrung gian lại thì tổng các tính trạng trung gian lại vượt bố mẹ Ưu thế lai phụthuộc vào đặc điểm của tính trạng: có những tính trạng Biểu hiện sớm trong đờisống cá thể và ngược lại có những tính trạng có sức di truyền cao nhưng cũng cónhững tính trạng có sức di truyền thấp Ưu thế lai phụ thuộc vào khả năng phốihợp vì vậy vấn đề chọn tổ hợp lai và tiến hành phương pháp kiểm tra di truyền

là những biện pháp kỹ thuật trong việc sử dụng ưu thế lai Nói chung những bố

mẹ ở mức độ đồng hợp cao thì tạo ưu thế lai cao; ưu thế lai phụ thuộc vào điềukiện ngoại cảnh bởi vì ngoại cảnh tác động trong suốt quá trình hình thành cáctính trạng, ngoại cảnh cần được hiểu theo nghĩa rộng của nó bao gồm cả môitrường trong và ngoài tổ hợp gen

Do những nét đặc thù của ưu thế lai nên việc đánh giá ưu thế lai phải là sựtổng hợp các tính trạng, bao gồm ba phương pháp: so sánh con lai với giốngthuần, đánh giá mứ độ vượt bố mẹ của con lai và thường dùng hơn cả là so sánhgiá trị trung bình của con lai với trung bình bố mẹ

Cơ sở cho việc giải thích ưu thế lai là thuyết trội và thuyết siêu trội vàthuyết dị hợp Những người theo thuyết trội cho rằng AA > Aa > aa vì vậy ưuthế lai cao hơn ở F1 do được tập chung gen trội và khi tiếp tục tự giao ưu thế lai

sẽ giảm dần do hoặc các gen trội bị phân ly hoặc sự sắp xếp có lợi bị phá vỡ.Thuyết siêu trội lại cho rằng, trạng thái dị hợp tử là có lợi nhất: Aa > AA >aa,song nhiều ý kiến lại tập chung ở thuyết dị hợp Nguồn gốc của ưu thế lai nằm ở

bộ máy di truyền của tế bào và là những thay đổi cấu trúc trong hệ di truyềnriêng biệt do tác động qua lại giữa các genotype khác nhau về chất theo một hệnào đó Những thay đổi này hướng thứ nhất vào việc hoàn bị bổ sung các hệ ditruyền phần lớn theo dòng của những gen cấu trúc, vào việc tăng cường qua lạigiữa chúng bằng những con đường khác nhau bao gồm thay đổi liều lượng và

Trang 25

hiệu quả vị trí gen hình thành sự sao chép mở rộng ADN về từng locus riêngbiệt…hướng thứ 2 vào việc cải thiện cân bằng các yếu tố kiểm tra những cơ chếđiều hòa của tế bào từ việc điều hòa công việc của genom và hệ di truyền đến sựphối hợp những hướng trao đổi chất và chức năng của các cơ quan.

2.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Trong những thập kỷ gần đây, ở rất nhiều nước, với sự hỗ trợ của cácphương tiện tính toán hiện đại, các tính trạng năng suất của nhiều giống lợn đãđược mô tả, phân tích đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện bởi các hàm sinhtrưởng, tham số thống kê, di truyền; chúng là nguồn thông tin cần thiết phục vụcho các chương trình chọn giống, lai tạo và đã đang mang lại những thay đổi rõrết đối với các tính trạng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, phẩm chất sản phẩm, gópphần quan trọng nêng cao năng suất và cải tiến chất lượng thịt lợn

Hầu hết các tính trạng thuộc về năng suất thịt đã được các nhà chọn giốngquan tâm là tăng trọng tuyệt đối trung bình, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, chiphí thức ăn cho một đời lợn thịt, thời gian nuôi để đạt khối lượng giết thịt (tùytheo giống và mục đích lấy thịt)

Đa số các nhà di truyền chọn giống ở các nước coi trọng tính trạng liênquan tới tính đẻ nhiều con và mắn đẻ, đó là số con đẻ ra/ổ, tuổi động dục lầnđầu, tuổi đẻ ổ đầu, thời gian động dục trở lại sau cai sữa, tỷ lệ thụ thai…Ngoài

ra một số tính trạng khác cũng được một số tác giả khác đề cập đến như tính đèchết con của lợn mẹ, tính dễ nuôi con, khả năng tiết sữa của lợn mẹ

Chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế nhất đánh giá đúng năng suất sinh sản của lợnnái được nhiều tác giả thừa nhận là số lợn con cai sữa/nái/năm Tuy vậy đây làmột chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp do nhiều chỉ tiêu thành phần cấu tạo thành Mốiquan hệ qua lại của các nhân tố, các yếu tố thành phần đã làm phong phú vàphức tạp hơn các quá trình nghiên cứu và cũng giúp cho các tác giả đánh giá,nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện hơn các kết quả thu được

Nhìn chung đa số các tác giả nước ngoài tiến hành tính toán các tham số

di truyền trên cơ sở những tập hợp số liệu rất lớn (thông thường từ một vài

Trang 26

nghìn thậm chí vài chục nghìn ổ đẻ) Hai phương pháp tính thông dụng nhất làHồi quy mẹ - con và phân tích phương sai, trong đó phương pháp Phân tíchphương sai tốt hơn và phổ biến hơn.

Các công trình nghiên cứu về các tham số di truyền đối với đàn gia súc ởnước ta còn nhiều hạn chế Mặt khác kết quả tính hệ số di truyền của một số tácgiả trong nước thường rất biến động, những lý giải về phương pháp nghiên cứu,tính toán, về công cụ tính cho các kết quả này cũng chưa được sáng tỏ Vì vậycần phải tiếp tực nghiên cứu sử dụng các công cụ tính tốt mà các tác giả nướcngoài đã sử dụng để tính các tham số di truyền tính trạng năng suất sinh sản ởđàn nái lai LY

Nhờ các nghiên cứu phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng năng suấtsinh học mà bản chất của các tính trạng số lượng trong mối quan hệ phụ thuộcvào nhân tố di truyền nhân tố ngoại cảnh ngày càng được sáng tỏ hơn Sử dụng

số liệu hiệu chỉnh trong đánh giá gia súc giống, tăng độ chính xác của cácphương pháp chọn lọc Estany và Sorensen (1995) nghiên cứu trên 19.666 ổ đẻcủa 12.597 lợn nái Landrace Đan Mạnh thấy số con sơ sinh sống trên ổ là 10,73

± 2,91, nghiên cứu trên 29.366 ổ đẻ của 15.333 lợn nái Yorkshire thấy số con sơsinh sống trên ổ là 10,08 ± 3,10 Hughes (1995) đưa ra một số tham số thống kêcủa tính trạng năng suất sinh sản ở lợn nái Autralia như sau: Số con sơ sinh/ổ là11,3; Số con sống/ổ là 10,4; Số con cai sữa/ổ là: 9,2

Trần Thế Thông và cs (1995) đã đưa ra thông số con sơ sinh/ổ của lợnYorkshire là 9,0 – 9,8 (từ ổ 1- 3); Số con cai sữa /ổ là 8,5 – 9,6; Số con caisữa/nái/năm của lợn Yorkshire là 15,14 và của lợn Landrace là 15,27 con.Nguyễn Thiện và cs (1995) thông báo lợn nái Yorkshire có số con sơ sinh sống/

ổ là 9,38 ± 2,1; Số con cai sữa/ổ là 7,29 ± 1,2 con Lợn nái Landrace có số con

sơ sinh sống/ổ là 9,25 ± 1,7; Số con cai sữa/ổ là 7,21 ± 1,6 con Tỷ lệ nuôi sốngđến cai sữa là 77,70% đối với lợn nái Yorkshire và 80,28% đối với lợn náiLandrace Phùng Thị Vân và cs (20000) thông báo tính trạng số con sơ sinhsống/ổ lợn nái Yorkshire là 10,4 và lợn Landrace là 9,61 con; Số con cai sữa/ổ ởnái Yorkshire là 9,26 và lợn nái Landrace là 8,82 con Đoàn Xuân Trúc và cs

Trang 27

(2000) thông báo lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại xí nghiệp Mỹ Văn có

số con sơ sinh sống/ổ là 9,76 con và 10,01 con cho hai giống tương ứng LêThanh Hải và cs (2001) thông báo số con sơ sinh sống/ổ của lợn Yorkshire nuôitại TTNC Bình Thắng là 10,2 con

Do những hạn chế về điều kiện, phương tiện mà các nghiên cứu mới chỉdừng lại ở mức tính toán các tham số thống kê đơn giản Vì vậy khi nghiên cứucác tính trạng năng suất của lợn chúng tôi thấy cần thiết phải tiến hành nghiêncứu các tham số tính trạng kiểu hình năng suất của lợn nái F1 Landrace xYorkshire, phân tích thống kê một cách đầy đủ, toàn diện nhằm góp phần thêmcho việc nhận định, đánh giá xác đáng hơn chất lượng con giống cũng như côngtác giống lợn được tốt hơn

Trang 28

Phần thứ ba

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các tính trạng năng suất chủ yếu ở lợn nái F1

Landrace x Yorkshire nuôi tại Trạm truyền giống gia súc Biển Hồ, Trại giốngvật nuôi Iakhươl - Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Gia Lai khi cho phối giống vớilợn đực PiDu (PĐ)

3.1.1 Lợn Yorkshire

3.1.1.1 Nguồn gốc

Vào những năn đầu thế kỷ XVI, nhiều người chú ý đến việc phát triểnchăn nuôi lợn ở Anh Đến năm 1770, lợn Trung Quốc được nhập vào Anh theochủng Suis Indicus và cho lai tạo với Suis Scrofo Mãi đến năm 1851 Joseph B.Luley, là người lai tạo giống Yorkshire ở vùng bắc Shires Trong thời gian này,nhà chọn giống Bakewell đã cải tạo lợn Leicstershire, của giống lợn đại phượngbắc Shires, Yorkshire và Lancashire của Lincoinshire và Leicestershire để tạo ragiống lợn Yorkshire ngày nay Đến năm 1884, hội đồng Hoàng gia Anh mớicông nhận giống lợn Yorkshire

Lợn Yorkshire là giống lợn phổ biến trên thế giới, lợn được nuôi ở nhiềunơi Ở nước ta lợn cũng được nhập vào từ những năm 1920 để tạo ra lợn ThuộcNhiêu Nam Bộ Đến năm 1964, lợn được nhập vào miền Bắc thông qua Liên Xô

cũ Đến năm 1978 chúng ta nhập lợn từ Cu Ba Những năm sau 1990, lợnYorkshire được nhập vào nước ta qua nhiều con đường của các công ty, Nhànước và nhiều dòng khác nhau như Yorkshire Pháp, Bỉ, Anh, Úc, Mỹ…Mỗidòng đều có những đặc điểm ngoại hình và sản xuất đặc trưng của giống

3.1.1.2 Đặc điểm ngoại hình lợn Yorkshire

Toàn thân có màu trắng, đầu nhỏ, dài, tai to, thẳng đứng, thân dài, lưnghơi vồng lên, chân cao khỏe, vận động tốt, chắc chắn, tầm vóc to lớn

Trang 29

3.1.1.3 Khả năng sản xuất

- Trọng lượng sơ sinh trung bình từ 1- 1.2 kg, lợn trưởng thành cân nặng

350 – 380 kg, dài thân 170 – 185 cm, vòng ngực 165 – 185 cm con cái có cânnặng 250 – 280 kg, lợn thuộc giống cho nạc nhiều

- Khả năng sinh sản: Lợn nái đẻ trung bình 10 -12 con/ổ, có ổ đạt 17 – 18con Cai sữa lúc 60 ngày tuổi đạt 16 – 20 kg/con

3.1.2 Lợn Landrace

3.1.2.1 Nguồn gốc

Lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, được hình thành vào khoảng

1924 – 1925 do quá trình tạp giao giữa các giống lợn từ Anh, Ý, Tây Ban Nha,

Bồ Đào Nha Lợn Landrace được coi là một trong các giống lợn tốt nhất trên thếgiới hiện nay và được nuôi phổ biến ở nhiều nơi Giống lợn này được nhập vàonước ta khoảng năm 1970 qua Cu Ba

3.1.2.2 Đặc điểm ngoại hình

Toàn thân có màu trắng, tai to, dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ, mình dài,vai, lưng, mông phát triển Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quảthủy lôi, đây là giống tiêu Biểu cho hướng nạc

3.1.2.3 Khả năng sản suất

Lợn Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ, đẻ nhiều Mỗi ổ đẻ 10 –

12 con, trọng lượng sơ sinh trung bình đạt 1.2 – 1.3 kg, sức tiết sữa 5 -9kg/ngày

Sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt.Lợn có khả năng tăng trọng từ 750 – 800 g/ngày Khi trưởng thành con đực nặngtới 400 kg, con cái nặng 280 – 300 kg

3.2 Địa điểm nghiên cứu

Trạm truyền giống gia súc Biển Hồ: Số 80 Lữ Gia – Yên Thế - Pleiku –tỉnh Gia Lai

Trại giống vật nuôi Iakhươl: Thôn Tân Lập – Iakhươl – Chưpảh – tỉnhGia Lai

Trang 30

3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Nội dung nghiên cứu

Thu thập số liệu và theo dõi trực tiếp khả năng sinh sản của lợn nái F1

Landrace x Yorkshire Yorkshire nuôi tại các Trạm, Trại thuộc Trung tâm giốngvật nuôi Gia Lai, bao gồm các chỉ tiêu:

- Số con đẻ ra (Con)

- Khối lượng ổ sơ sinh (Để nuôi)(Kg)

- Khối lượng trung bình 1 lợn con sơ sinh (Kg)

- Số con 21 ngày (Con)

- Khối lượng ổ 21 ngày (Kg)

- Khối lượng trung bình 1 con 21 ngày (Kg)

- Số con cai sữa (Con)

- Khối lượng ổ cai sữa (Kg)

- Khối lượng trung bình 1 con cai sữa (Kg)

- Khoảng cách giữa hai ổ đẻ (Ngày)

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái F1 Landrace x Yorkshire

Các số liệu được theo dõi trực tiếp trong thời thực hiện đề tài và thu thậptrên cơ sở sổ sách ghi chép tại Trạm trại thuộc Trung tâm giống vật nuôi Gia Lai

và theo dõi trực tiếp Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm :

+ Tuổi phối giống lần đầu là thời gian tính từ khi lợn nái được sinh ra đếnkhi lợn nái hậu bị được phối giống lần đầu (ngày)

+ Thời gian động dục trở lại sau cai sữa là khoảng thời gian tính từ khilợn mẹ được cai sữa con đến khi có Biểu hiện động dục trở lại

- Số con đẻ ra còn sống: Là số lợn con còn sống sau khi đẻ xong con cuốicùng không tính số lợn con sơ sinh yếu, cân năng < 0.5 kg, dị tật và không cókhả năng sống theo tiêu chuẩn Nhà nước về giống lợn ngoại (TCVN 1280 – 72 –TCVN 1282 – 72)

Trang 31

Quan sát và kiểm đếm trực tiếp tiếp trong thời gian thực hiện đề tài và thuthập số liệu thông qua sổ theo dõi sinh sản tại Trung tâm

- Số con lúc 21 ngày tuổi, số con cai sữa: là số lợn con do chính lợn nái đónuôi tính đến thời điểm 21 ngày hoặc thời điểm cai sữa tính cả số lợn con đượcghép từ các lợn nái khác

Đếm trực tiếp, sử dụng số liệu thu thập trong thời gian thực hiện đề tài

- Khối lượng lợn con lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi, lúc cai sữa: Là tổngkhối lượng tất cả các lợn con còn sống để nuôi, tới 21 ngày tuôi và tới lúc caisữa của một ổ đẻ Sử dụng phương pháp cân, sử dụng cân Nhơn Hòa, loại cân

- Số liệu ngày tháng phối giống, số tai đực giống, ổ đẻ và hình thức phốigiống, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế các ổ thông qua hệ thống thẻ nái

Bảng 3.3.2 Phiếu thu nhận số liệu đề tài

Ngày đăng: 20/06/2019, 14:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Vũ Bình (1995) : Năng suất sinh sản của giống lợn Landrace nuôi tại Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp Khác
2. Lê Xuân Cương (1985): Nghiên cứu sử dụng huyết thanh ngựa chửa tăng khả năng sinh sản của lợn. Luận án tóm tắt PTS khoa học Nông nghiệp Khác
12. Nguyễn Thị Tường Vi : Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của giống lợn cỏ địa phương miền núi tỉnh Thừa Thiên – Huế, tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 58 năm 2014 Khác
13.Tuyển tập Các công trình nghiên cứu về giống lợn (1980-2010), Nhà xuất bản nông nghiệp Khác
15. Anderson L.L., R.M. Melampy (1967): Reproduction in the female mammal (Edition by E. Lamming and E.C Amoroso). London, Butterworths. PP 120-125 Khác
16. Anderson L.L., R.M. Melampy (1972): Pig Production. Edition by D.J.A. Cole, Olden, Butterworths. PP156-162 Khác
17. Aumaitre A., J.M. Perez, J. Chauvel (1975): Journee de la recherche porcine en France. Pari, L’ Institut Technique du Porc. PP 52-67 Khác
18. Baker L.N., A.B. Champman, R.H. Grummer, L.E. Casida (1958):Some factors affecting litter sire and fetal weight in purebred and reciprocal – cross atings of Chester White and Poland China swine, Journal of Animal Science. Vol. 17. PP612-621 Khác
19. Bowman G.H., J.P. Bowland, H.T. Fredeen (1961): An appraisal of certain sources of environmental variation in the productivity of Yorkshire sows.Canadian Journal of Animal science. 41. PP 220-229 Khác
20. Braude R., P.M. Clarke, K.G. Mitchell (1954): Analysis of the breeding records of herd of pigs. Journal of Agricultural Science. 45. PP 19-27 Khác
22. Brooks P.H., D.J.A. Cole (1969): The effect of boar presence on age at puberty pf gilts. Rep. Sch. Agric. Uni. Nottingham. PP 74-77 Khác
23. Burger J.P. (1952): Sex physiology of pigs. Onderstepoort. Journal Vet. Res. Suppl. 2. PP 218 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w