1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở việt nam hiện nay

174 233 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

đổi tích cực, nhằm khắc phục những hạn chế đã gặp phải trong quá trình thực thi Luật Cạnh tranh 2004 liên quan tới thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều những nội

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ANH TÚ

THñ TôC GI¶I QUYÕT Vô VIÖC H¹N CHÕ C¹NH TRANH

ë VIÖT NAM HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ANH TÚ

THñ TôC GI¶I QUYÕT Vô VIÖC H¹N CHÕ C¹NH TRANH

ë VIÖT NAM HIÖN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 9 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NHƯ PHÁT

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu sử dụng trong Luận án

là trung thực và từ những nguồn hợp pháp Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Anh Tú

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục từ viết tắt

Danh mục phụ lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH 22

2.1 Những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh 22

2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 66

3.1 Thực trạng các quy định pháp luật về chủ thể tiến hành và tham gia thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng 66

3.2 Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn tiếp nhận, đánh giá các thông tin, khiếu nại làm cơ sở pháp lý cho việc điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng 81

3.3 Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng 92

3.4 Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng 112

Trang 5

3.5 Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, giải quyết vụ án hành chính về quyết định giải quyết khiếu nại và thực tiễn áp dụng 121 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 126

Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 127

4.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay 127 4.2 Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay 132 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 147

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHXHCN Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Trang 7

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 2 Các cơ quan cạnh tranh trực thuộc Chính phủ hoặc Nghị

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cạnh tranh là món quà quý giá mà Thượng đế ban cho con người để loài người có được buổi văn minh như ngày nay [49, tr 15-19], chính vì vậy, bất kỳ quốc gia nào nếu đã yêu mến kinh tế thị trường thì đều phải yêu mến và hết sức bảo

vệ cạnh tranh Để hoạt động cạnh tranh diễn ra có trật tự, đúng chuẩn mực và phù hợp với đạo đức của người kinh doanh, người ta ban hành các quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh Để bảo vệ và duy trì hoạt động cạnh tranh trong trạng thái có lợi nhất cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng, kiểm soát

và kiềm tỏa các hành vi có mục đích phá hủy, ngăn cản cạnh tranh, các quốc gia chú trọng tới việc xây dựng chính sách và pháp luật chống HCCT Chính vì vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế, pháp luật chống HCCT được coi là “Hiến pháp” của nền kinh tế [46, tr 796] Đồng thời, để pháp luật cạnh tranh được thực thi một cách

có hiệu quả trên thực tế, kinh nghiệm thế giới cũng đã chỉ ra rằng mỗi quốc gia cần xây dựng cho mình một hệ thống cơ quan QLCT đủ mạnh và một quy trình tố tụng hợp lý để điều tra, xử lý các hành vi phản cạnh tranh

Nhận thức được tầm quan trọng của công cụ luật cạnh tranh trong việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ các hành vi phản cạnh tranh, bảo vệ thị trường, ngày 03.12.2004, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Cạnh tranh (2004) và Đạo luật này (Đạo luật đầu tiên về cạnh tranh ở Việt Nam) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01.07.2005 Tuy nhiên, với những hạn chế về kinh nghiệm và thực tiễn xây dựng pháp luật cạnh tranh, các nhà làm luật tại Việt Nam đã không thể tạo ra một đạo luật hoàn hảo như ý muốn Tính đến năm 2017, sau 12 năm thực thi Luật Cạnh tranh (2004), cơ quan QLCT chỉ điều tra được 08 vụ việc HCCT

và HĐCT ra phán quyết được 06 vụ việc trong tổng số 08 vụ việc đó [2, tr 9-10] Những số liệu thống kê của Bộ Công Thương đã phản ánh rõ về sự kém hiệu quả của Luật Cạnh tranh (2004), đặc biệt là trong việc điều tra, xử lý các vụ việc HCCT

Có thể nói, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kém hiệu quả của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT chính là sự thiếu hợp lý của quy trình tố tụng và vai trò mờ nhạt của hệ thống cơ quan cạnh tranh - những thiết chế đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết vụ việc HCCT

Ngày 12.06.2018, tại kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa XIV, Luật Cạnh tranh (2018) đã được chính thức thông qua để thay thế cho Luật Cạnh tranh (2004) kể từ ngày 01.07.2019 Luật Cạnh tranh (2018) ra đời mặc dù đã có nhiều điểm mới, thay

Trang 9

đổi tích cực, nhằm khắc phục những hạn chế đã gặp phải trong quá trình thực thi Luật Cạnh tranh (2004) liên quan tới thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều những nội dung, vì những lý do khác nhau, nhà làm luật chưa đề cập tới hoặc chưa thể có những giải pháp mang tính toàn diện và đồng bộ, chẳng hạn như: Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính; việc giải quyết yêu cầu khiếu nại, khởi kiện của doanh nghiệp, người tiêu dùng; việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi HCCT trái luật gây ra… Mặc dù tới thời điểm hiện nay, Luật Cạnh tranh (2018) vẫn chưa chính thức có hiệu lực song với những hạn chế kể trên, vẫn có nhiều nghi ngại về khả năng cải thiện tính hiệu hiệu quả trong thực thi của Đạo luật này so với Luật Cạnh tranh (2004)

Ở phương diện nghiên cứu, tại Việt Nam, từ trước và sau khi Luật Cạnh tranh (2004) ra đời đã có rất nhiều những thảo luận khoa học, các công trình nghiên cứu, các đề tài, luận án lựa chọn các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc xây dựng

và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh làm đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, đa phần những nghiên cứu này chỉ tập trung vào những chế định “luật nội dung”, có ít các công trình nghiên cứu về TTCT nói chung và thủ tục giải quyết các vụ việc HCCT nói riêng Năm 2017, Bộ Công Thương sau khi được giao là đơn vị chủ trì việc xây dựng Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi đã có một số công trình nghiên cứu, báo cáo tổng kết như: Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh tranh; Báo cáo kinh nghiệm quốc tế: so sánh pháp luật cạnh tranh một số nước trên thế giới - bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) của Việt Nam; Báo cáo mô hình cơ quan QLCT - Kinh nghiệm quốc

tế và bài học cho Việt Nam… Các công trình này có đề cập tới thủ tục giải quyết vụ

việc HCCT nhưng còn mang tính khái quát và chủ yếu là mô tả kinh nghiệm nước ngoài chứ chưa đi vào đánh giá chi tiết về từng bước, từng giai đoạn của thủ tục tố tụng cũng như sự tham gia của các chủ thể có liên quan vào việc giải quyết vụ việc HCCT để từ đó có những định hướng và giải pháp hợp lý cho việc hoàn thiện

Xuất phát từ những phân tích kể trên, có thể thấy, trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, để hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, nhất thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề có tính chất lý luận của loại thủ tục này, đánh giá lại một cách khách quan những ưu và nhược điểm của quy trình TTCT hiện có, đồng thời tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của các nước có lịch sử lâu đời về xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật cạnh tranh trên thế giới, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp khả thi, tối ưu và triệt để cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc HCCT theo lộ

Trang 10

trình lâu dài và kiến nghị những giải pháp trước mắt cho việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh (2018), đảm bảo nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh

Những nhiệm vụ đó của khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay cũng chính là

động lực và tâm huyết để tôi lựa chọn đề tài “Thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở

Việt Nam hiện nay” làm hướng nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; phân tích, đánh giá thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam, để từ đó đưa ra phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau:

- Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT;

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

ở Việt Nam hiện nay;

- Đánh giá thực tiễn việc áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam trong thời gian qua (kể từ khi Luật Cạnh tranh (2004) được ban hành và có hiệu lực tới nay);

- Nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay với quy định pháp luật của các quốc gia có truyền thống và kinh nghiệm về xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật cạnh tranh trên thế giới, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam;

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

ở Việt Nam hiện nay, bao gồm các nhóm vấn đề: (I) Các khái niệm có liên quan, đặc điểm, bản chất pháp lý và các nguyên tắc của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; (II) Trình

tự, nội dung các giai đoạn của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; (III) Các chủ thể có

Trang 11

thẩm quyền giải quyết vụ việc HCCT và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ trong từng giai đoạn của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; (IV) Các tổ chức, cá nhân tham gia vào thủ tục giải quyết vụ việc HCCT và quyền, nghĩa vụ của họ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

với tính chất là các bước, các giai đoạn tố tụng được thiết lập theo trình tự với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền được pháp luật cạnh tranh quy định nhằm giải quyết vụ việc HCCT Do đó, Luận án sẽ không nghiên cứu về các vấn đề sau:

+ Thủ tục xin hưởng miễn trừ trong trường hợp thỏa thuận HCCT hoặc tập trung kinh tế;

+ Thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;

+ Thủ tục kiểm soát hành vi tập trung kinh tế và xử lý hành vi vi phạm các quy định về tập trung kinh tế;

+ Việc xử lý bằng pháp luật hình sự đối với hành vi HCCT

- Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài trong giai đoạn từ

năm 2004 (khi Luật Cạnh tranh (2004) được ban hành) cho đến nay

- Về không gian: Ngoài Việt Nam, Luận án còn tìm hiểu, so sánh pháp luật

về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT của một số quốc gia có kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh hoặc một số quốc gia có điều kiện tương đồng như Việt Nam khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Nga

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Luận án nghiên cứu trên cơ sở lí luận là quan điểm của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài Ngoài ra, phương pháp luận để tiếp cận nghiên cứu đề tài còn bao gồm phương pháp tư duy kinh tế - luật, phương pháp luận về Nhà nước pháp quyền và cải cách, đổi mới về Nhà nước và pháp luật ở Việt Nam hiện nay

4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Được sử dụng chủ yếu trong Chương

3 của Luận án để tập hợp, phân nhóm và phân tích các quy định pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc HCCT Ngoài ra, phương pháp tổng hợp và phân

Trang 12

tích cũng được sử dụng để có được kết quả tổng hợp, có được các đánh giá và hình thành các luận cứ khoa học trình bày trong Luận án

- Phương pháp luật học so sánh: Được sử dụng xuyên suốt trong Luận án để

so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về việc giải quyết vụ việc HCCT, qua đó, tiếp thu những yếu tố thích hợp nhằm hoàn thiện quy trình tố tụng, các quy định về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đối với việc giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam

- Phương pháp trìu tượng: Được sử dụng để trên cơ sở các kết quả nghiên

cứu về lý luận và thực tiễn của Luận án, Tác giả sẽ xây dựng nên hệ thống luận điểm, luận cứ khoa học, đưa ra phương hướng và hệ thống các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam

- Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: Được sử dụng nhằm tổng hợp, phân

tích các tư liệu, nhất là tư liệu sơ cấp (các báo cáo của cơ quan QLCT, của HĐCT, của điều tra viên, các quyết định giải quyết vụ việc HCCT…) làm cơ sở thực tiễn cho việc đánh giá thực trạng việc giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam

- Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành, liên ngành: Cung cấp cách tiếp

cận hệ thống, đa ngành, liên ngành khoa học xã hội và nhân văn như lịch sử, kinh

tế, luật nhằm làm rõ bản chất kinh tế - pháp lý của vụ việc HCCT và việc giải quyết loại vụ việc này ở Việt Nam; đánh giá mức độ phù hợp hay không phù hợp, tính khả thi của các quy định có liên quan

5 Đóng góp mới về khoa học của Luận án

Thủ tục giải quyết vụ việc HCCT là vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay, Luận án đóng góp một số nhận thức mới như sau:

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận riêng về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT bên cạnh hệ thống cơ sở lý luận chung về TTCT, bao gồm: Các khái niệm vụ việc HCCT, thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; các đặc trưng pháp lý và các nguyên tắc

cơ bản của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; cơ sở pháp lý làm phát sinh vụ việc HCCT; thiết chế có thẩm quyền giải quyết vụ việc HCCT; nội dung của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT;

- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng các quy định pháp luật liên quan tới từng giai đoạn cụ thể của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT bao gồm: Giai đoạn điều tra vụ việc HCCT; giai đoạn xử lý vụ việc HCCT; giai đoạn giải quyết

Trang 13

khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc HCCT và vụ kiện hành chính về quyết định giải quyết khiếu nại theo Luật Cạnh tranh (2004) và Luật Cạnh tranh (2018);

- Đề xuất định hướng và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án

Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu cho các nhà lập pháp và thực thi pháp luật cạnh tranh, là tài liệu tham khảo cho các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy về chính sách, pháp luật cạnh tranh

7 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được kết cấu 4 chương, bao gồm:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu

- Chương 2: Những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh

- Chương 3: Thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh

tranh và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay

- Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp

luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu lý luận về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh

- Tình hình nghiên cứu về khái niệm, bản chất và các đặc trưng pháp lý, vai trò của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

Các nghiên cứu về khái niệm, bản chất pháp lý và vai trò của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT đã được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập

ở những mức độ khác nhau Cụ thể là:

Về khái niệm vụ việc HCCT và khái niệm thủ tục giải quyết vụ việc HCCT,

tính đến thời điểm hiện nay, mặc dù chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào đưa

ra khái niệm cụ thể và chính xác về vụ việc HCCT và thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, tuy nhiên, có một số công trình nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về VVCT

như: Bài viết “Một số quy định về TTCT theo Luật Cạnh tranh Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Như Phát và Lê Anh Tuấn trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số

213, 1/2006; Chuyên khảo “Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh” của TS Đinh Thị

Mỹ Loan, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005; “Giáo trình Luật Cạnh tranh” của tác giả Tăng Văn Nghĩa, NXB Giáo dục, 2009; Chuyên khảo “Pháp luật cạnh tranh tại

Việt Nam” của các tác giả Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc và Nguyễn Ngọc Sơn,

NXB Tư pháp, 2006…Về cơ bản, các công trình này đều thống nhất cho rằng: VVCT là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật TS Đinh Thị Mỹ

Loan trong Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh thì cho rằng: TTCT là hoạt động

của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý VVCT theo quy định của Luật Cạnh tranh Đặc biệt, các tác giả Nguyễn Như Phát và Lê Anh Tuấn

trong bài viết “Một số quy định về TTCT theo Luật Cạnh tranh Việt Nam” còn chỉ

ra các đặc trưng pháp lý cơ bản của TTCT: Nếu xét về thẩm quyền vụ việc, TTCT

là tố tụng liên quan đến VVCT; xét về chủ thể tham gia tố tụng, TTCT là hoạt động của cơ quan hành chính – tư pháp, là một trình tự, thủ tục hành chính đặc thù

Về bản chất pháp lý của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, trong số các công

trình nghiên cứu về TTCT, một số nghiên cứu đã đưa ra nhận định ở những mức độ

khác nhau về bản chất pháp lý của TTCT PGS.TS Phạm Duy Nghĩa trong “Chuyên

Trang 15

khảo Luật kinh tế” cho rằng TTCT là loại thủ tục tố tụng đặc biệt có tính tranh tụng

cao, có sự pha trộn giữa thủ tục tố tụng dân sự với thủ tục tố tụng hành chính và tố tụng hình sự Quan điểm này còn có thể tìm thấy trong một số công trình nghiên

cứu khác như “Giáo trình Luật Cạnh tranh” của tác giả Tăng Văn Nghĩa NXB Giáo dục, 2009; Sách tham khảo “Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh” của TS Đinh Thị Mỹ Loan, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005; Bài viết “Những vấn đề lý luận cơ bản

của Luật Cạnh tranh” của các tác giả Dương Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên trên

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/2004 Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ có tính chất gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo vì chưa có được một sự đánh giá toàn diện về bản chất pháp lý, các đặc trưng pháp lý của thủ tục giải quyết

vụ việc HCCT, chưa có sự so sánh chi tiết với các thủ tục tố tụng khác như tố tụng dân sự, hành chính, hình sự trong từng giai đoạn tố tụng cụ thể

Về vai trò của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT và sự cần thiết phải thiết lập được một quy trình tố tụng hiệu quả để đảm bảo thực thi pháp luật cạnh tranh, nội dung này được rất nhiều các công trình nghiên cứu khác nhau cùng đề

cập tới, trong đó tiêu biểu như: Chuyên khảo “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật

cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” của các tác giả Nguyễn Như Phát, Trần Đình Hảo

(đồng chủ biên), Nxb Công an Nhân dân, 2001; Sách tham khảo “Tiến tới xây dựng

pháp luật cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh, Nxb Công an Nhân

dân, 2001; Bài viết “Ngày xuân mơ tới xã hội cạnh tranh” của tác giả Phạm Duy Nghĩa đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2003; Bài viết “Những vấn đề lý

luận cơ bản của Luật Cạnh tranh” của các tác giả Dương Đăng Huệ, Nguyễn Hữu

Huyên đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/2004; Bài viết “Điều tra, xử lý

VVCT” của tác giả Nguyễn Hữu Huyên đăng trên Tạp chí Luật học số 6/2006; Sách

tham khảo “Luật Cạnh tranh của Pháp và EU” của tác giả Nguyễn Hữu Huyên, NXB Tư pháp, 2004; Sách tham khảo “Các vấn đề pháp lý và thể chế về cạnh tranh

và kiểm soát độc quyền kinh doanh” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung

ương (CIEM), Nxb Giao thông Vận tải, 2002; Chuyên khảo “Pháp luật cạnh tranh

tại Việt Nam” của các tác giả Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc và Nguyễn Ngọc

Sơn, NXB Tư pháp, 2006; Office of fair trading (OFT), Competition law guideline,

2004, UK; Xuezheng Wang, Competition Law and Policy in China, OECD Document, 2001; Dahuan Tong, Administrative Monopoly is Corruption; Christopher L.Sagers,

Antitrust – Examples & Explanations, Wolters Kluwer, 2011… Các công trình này

đều chi ra tầm quan trọng và sự cần thiết phải xây dựng được một cơ chế pháp lý

Trang 16

minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả để đảm bảo thực thi pháp luật cạnh tranh, đặc biệt là ở các quốc gia chuyển đổi như Trung Quốc hay Việt Nam

- Tình hình nghiên cứu lý luận về các chủ thể thực hiện và tham gia vào thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

Hiện tại, không có công trình nghiên cứu trong nước nào nghiên cứu chuyên sâu

về các chủ thể thực hiện và tham gia thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, tuy nhiên có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới các chủ thể tiến hành và tham gia TTCT hoặc các chủ thể tham gia giải quyết VVCT Về nội dung này, tác giả Đinh Thị Mỹ Loan

trong cuốn “Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh” và tác giả Tăng Văn Nghĩa trong

“Giáo trình Luật Cạnh tranh” đều thống nhất cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, cơ quan

tiến hành TTCT gồm có: Cục QLCT và HĐCT, người tiến hành TTCT gồm có: Thành viên HĐCT; Thủ trưởng cơ quan QLCT; Điều tra viên và Thư ký PĐT, người tham gia TTCT gồm có: Bên khiếu nại; bên bị điều tra; luật sư; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

Trong số các chủ thể thực hiện và tham gia vào thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước dành sự quan

tâm đặc biệt tới loại chủ thể là cơ quan tiến hành TTCT Các công trình nghiên cứu

này chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá về bản chất pháp lý của cơ quan QLCT, cách thức tổ chức và thẩm quyền hoạt động của loại cơ quan này Có thể liệt kê ra

rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Bài viết “Về pháp luật cạnh

tranh và kiểm soát độc quyền” của tác giả Phạm Duy Nghĩa đăng trên Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 5/2001; “Chuyên khảo Luật kinh tế” của tác giả Phạm Duy Nghĩa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Bài viết “Những thách thức pháp lý

đặt ra đối với việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan QLCT ở nước ta hiện nay” của tác giả Bùi Nguyên Khánh đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9,

năm 2004; Bài viết “HĐCT trong pháp luật Cộng hoà Pháp và đề xuất một mô hình

thích hợp cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Huyên trên Tạp chí Thông tin

Khoa học Pháp lý, Viện KHPL - Bộ Tư pháp số tháng 5/2004; Bài viết “Các cơ

quan có thẩm quyền áp dụng Luật Cạnh tranh” của các tác giả Dương Đăng Huệ,

Nguyễn Hữu Huyên trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9/2006; Bài viết “Mô

hình cơ quan QLCT của Việt Nam” của các tác giả Dương Đăng Huệ, Nguyễn Hữu

Huyên trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2004; Bài viết “Cơ quan QLCT ở Việt

Nam – Những bất cập và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Trương Hồng

Quang trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6, 3/2011; Luận án Tiến sỹ luật học

“Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt

Trang 17

Nam” của tác giả Đặng Vũ Huân, Đại học Luật Hà Nội, 2002; Kỷ yếu tọa đàm

“Bản chất pháp lí và các yêu cầu cơ bản đối với cơ quan QLCT - Bài học cho Việt Nam” của Cục QLCT - Bộ Công Thương, Tọa đàm thường kỳ tháng 5.2009; Sách

chuyên khảo “Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng hòa Pháp”, tập 1, của tác giả Dominique Brault do Nhà pháp luật Việt Pháp dịch trong khuôn

khổ dự án hợp tác Việt – Pháp “Hỗ trợ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Chuyên khảo “Ảnh hưởng của truyền thống pháp

luật Pháp tới pháp luật Việt Nam” do GS.TS Arnaud De Raulin - GS.TS Jean - Paul

Pastorel - PGS.TS Trịnh Quốc Toản - PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh đồng chủ biên,

Nxb ĐHQGHN, 2016; Office of fair trading (OFT), Competition law guideline, 2004, UK; C Douglas Floyd, Antitrust Liability for the Anticompetitive Effects of

Government Action Induced by Fraud, 69 Antitrust L.J 403 (2001); Christopher

L.Sagers, Antitrust – Examples & Explanations, Wolters Kluwer, 2011… và đặc biệt

là Báo cáo mô hình cơ quan QLCT - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam,

trong hồ sơ Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) năm 2017 của Bộ Công Thương

Các nghiên cứu kể trên đã chỉ ra rằng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hiếm có một thiết chế nào gây nhiều tranh cãi về bản chất pháp lý như cơ quan quản

lý Nhà nước về cạnh tranh Người ta có nhiều mối nghi ngại về tính hợp hiến trong

tổ chức và hoạt động cũng như thẩm quyền của cơ quan này, từ đó, dẫn tới không thống nhất quan điểm về vị trí của nó trong tổ chức bộ máy Nhà nước Một vài ý kiến cho rằng thẩm quyền tài phán đối với các VVCT phải được trao cho một Toà

án chuyên biệt Thủ tục xét xử mang tính tranh tụng với sự tham gia của các đương

sự, luật sư và cơ quan công tố Một số ý kiến khác lại cho rằng cơ quan cạnh tranh

là một thiết chế có chức năng quản lý, điều tiết hoạt động cạnh tranh, vì vậy, nhất thiết phải là cơ quan hành chính được tổ chức dưới hình thức một Cục thuộc Bộ hay một Tổng cục trực thuộc Chính phủ Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của phần lớn các cơ quan cạnh tranh trên thế giới hiện nay lại cho thấy: Loại cơ quan này mang bản chất pháp lý là một thiết chế “lưỡng tính”, nửa hành chính – nửa tư pháp Cơ quan cạnh tranh tuy được đặt trong bộ máy hành chính nhưng việc đưa ra phán quyết lại hoàn toàn độc lập

- Tình hình nghiên cứu lý luận về trình tự và các giai đoạn của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

Nghiên cứu về trình tự và các giai đoạn của thủ tục giải quyết VVCT tại Việt Nam (trong đó bao gồm cả vụ việc HCCT) có một số công trình nghiên cứu như:

Bài viết “Một số quy định về TTCT theo Luật Cạnh tranh Việt Nam” của các tác giả

Trang 18

Nguyễn Như Phát, Lê Anh Tuấn trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 213,

1/2006; “Giáo trình Luật Cạnh tranh”, Chủ biên PGS.TS Tăng Văn Nghĩa, NXB Giáo dục, 2009; Sách chuyên khảo “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam” của các tác

giả Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc và Nguyễn Ngọc Sơn, NXB Tư pháp, 2006

Về cơ bản, các công trình này đều thống nhất cho rằng thủ tục giải quyết vụ việc

HCCT hiện nay ở Việt Nam bao gồm các giai đoạn: Tiếp nhận thông tin hoặc đơn

khiếu nại về vụ việc; điều tra vụ việc; mở PĐT để giải quyết vụ việc; giải quyết khiếu nại đối với Quyết định xử lý vụ việc HCCT (nếu có); giải quyết vụ kiện hành chính đối với Quyết định giải quyết khiếu nại của HĐCT (nếu có)

Các công trình nghiên cứu về trình tự và các giai đoạn của thủ tục giải quyết

VVCT tại các nước trên thế giới có thể kể tới: “Luật Cạnh tranh của Cộng hòa

Pháp và EU”, của tác giả Nguyễn Hữu Huyên, NXB Tư pháp năm 2004; “Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng Hòa Pháp”, Tập 1 của tác giả

Dominique Brault, Nhà pháp luật Việt Pháp dịch trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt – Pháp “Hỗ trợ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2005; “Luật chống độc quyền Nhật Bản và kinh nghiệm thực thi” của Cục QLCT - Bộ Công Thương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; “Antitrust – Examples &

Explanations”, Christopher L.Sagers, Wolters Kluwer, 2011; “Competition law guideline”, Office of fair trading (OFT), UK, 2004; “Antitrust law and Economics”,

Ernest Gellhorn, William E.Kovacic, Stephen Calkings, Thomson West, 2004;

“International antitrust law and policy” Competition Law Institute, Fordham University, 2008;… và đặc biệt là: “Báo cáo kinh nghiệm quốc tế: So sánh pháp luật

cạnh tranh một số nước trên thế giới - bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) của Việt Nam” năm

2017 của Bộ Công Thương Các công trình nghiên cứu này cho rằng thủ tục giải quyết VVCT của các quốc gia trên thế giới có nhiều điểm khác nhau, song về cơ bản loại thủ tục này bao gồm các giai đoạn: Tiếp nhận thông tin hoặc thụ lý khiếu nại (hoặc khởi kiện) về vụ việc; điều tra vụ việc; xử lý vụ việc; giải quyết khiếu nại hoặc yêu cầu khởi kiện tại Tòa án Ông Kazuhiro Muruyama - Chuyên viên Phòng nghiên cứu kinh tế, Cục các vấn đề kinh tế, Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản trong Khóa đào tạo về kỹ năng nghiên cứu thị trường độc quyền do Cục QLCT Việt Nam

và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức cho rằng: “Thủ tục giải quyết vụ việc

độc quyền tại Nhật Bản bao gồm bốn giai đoạn: Phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin

về hành vi vi phạm; điều tra xác minh vụ việc; tổ chức PĐT; giải quyết đơn kiện nhằm bác bỏ kết luận tại Tòa án cấp cao Tokyo theo thủ tục tư pháp” [24]

Trang 19

Có thể nói, các công trình nghiên cứu kể trên đều đã chỉ ra trình tự và các giai đoạn tố tụng của thủ tục giải quyết VVCT nói chung và thủ tục giải quyết vụ việc HCCT nói riêng Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các giai đoạn tố tụng chứ chưa hề có những đánh giá chuyên sâu về nội dung của các giai đoạn tố tụng đó

1.1.2 Các nghiên cứu thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay

- Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu về địa vị pháp lý và thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay gồm có các công trình tiêu biểu như: Cục QLCT - Bộ Công Thương, Kỷ yếu tọa đàm “Bản chất pháp lý và các yêu

cầu cơ bản đối với cơ quan QLCT - Bài học cho Việt Nam”, tháng 5.2009; Cục

QLCT và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), “Báo cáo rà soát Luật Cạnh

tranh Việt Nam”, trong khuôn khổ của Dự án “Nâng cao năng lực thực thi Luật và chính sách cạnh tranh” giữa Cục QLCT và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản;

Dương Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên, “Mô hình cơ quan QLCT của Việt Nam”,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2004; Dương Đăng Huệ, Nguyễn Hữu Huyên,

“Các cơ quan có thẩm quyền áp dụng Luật Cạnh tranh”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9/2006; Trương Hồng Quang, “Cơ quan QLCT ở Việt Nam – Những bất cập

và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6, 3/2011 và đặc

biệt là một tập hợp các công trình nghiên cứu của Bộ Công Thương trong quá trình soạn thảo Luật Cạnh tranh (2018) với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo, bao gồm:

Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh tranh, 2017; Báo cáo kinh nghiệm quốc tế: So sánh pháp luật cạnh tranh một số nước trên thế giới - bài học kinh nghiệm và

đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) của Việt Nam, 2017; Báo cáo mô hình cơ quan QLCT - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, 2017; Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), 2017; Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), 2017

Về địa vị pháp lý của cơ quan cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, các nghiên

cứu kể trên đã chỉ ra một số nghi ngại về tính độc lập của Cục QLCT và HĐCT khi tiến hành giải quyết các vụ việc HCCT Trong điều kiện nước ta hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước đang giữ hầu hết các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, do

đó, đối tượng điều tra của Cơ quan QLCT có thể sẽ là các Tổng công ty Nhà nước, các Tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước Nếu không có một vị thế đủ mạnh thì Cơ

Trang 20

quan QLCT sẽ không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình Ngoài ra, việc đặt

Cơ quan QLCT trực thuộc Bộ Công Thương sẽ khó đảm bảo được tính độc lập cho

cơ quan này trong hoạt động điều tra về các VVCT

Về tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan cạnh tranh, các công trình nghiên cứu kể trên cho thấy mô hình cơ quan cạnh tranh của Việt Nam theo Luật Cạnh tranh (2004) hiện nay bao gồm hai cơ quan là Cục QLCT và HĐCT, trong đó: Cục QLCT đảm nhận vai trò phát hiện, điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên quan đến VVCT và lập báo cáo điều tra; còn HĐCT đảm nhận chức năng xử lý (thông qua Hội đồng xử lý VVCT) và giải quyết các khiếu nại về quyết định xử lý

vụ việc HĐCT tranh có thể bao gồm từ 11 đến 15 thành viên (hiện nay đang là 11 thành viên) đại diện của các cơ quan như Bộ Công Thương, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng do Thủ tướng

bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương Tuy nhiên, theo cơ chế hoạt động hiện nay, thành viên của HĐCT hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm nên thời gian dành cho việc nghiên cứu vụ việc không nhiều Bên cạnh đó, các thành viên HĐCT do không tham gia điều tra VVCT từ thời điểm ban đầu nên việc ra quyết định xử lý gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

Nghiên cứu các quy định pháp luật về việc khiếu nại VVCT, trong “Giáo

trình luật kinh tế”, NXB Công an Nhân dân, 2011 và “Chuyên khảo Luật kinh tế”,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa và “Báo cáo rà

soát Luật Cạnh tranh Việt Nam” trong khuôn khổ của Dự án “Nâng cao năng lực thực thi Luật và Chính sách cạnh tranh” giữa Cục QLCT và Cơ quan Hợp tác quốc

tế Nhật Bản đã cho rằng mặc dù Điều 58 Luật Cạnh tranh (2004) có quy định: “Tổ

chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do hành

vi vi phạm của Luật Cạnh tranh có quyền khiếu nại đến cơ quan cạnh tranh”, tuy

nhiên, trách nhiệm của người khiếu nại là phải cung cấp cho cơ quan cạnh tranh chứng cứ về hành vi vi phạm và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của chứng

cứ đã cung cấp Hồ sơ khiếu nại của tổ chức, cá nhân gửi đến cơ quan cạnh tranh được yêu cầu và liệt kê cụ thể tại Điều 45 Nghị định 116/NĐ-CP Quy định về thủ tục khiếu nại với những đòi hỏi về chứng cứ chứng minh như trên nhằm nhằm ngăn chặn các khiếu nại vô căn cứ, giảm sức ép về công việc cho cơ quan cạnh tranh Tuy nhiên, chính những yêu cầu và trách nhiệm này lại gây ra những khó khăn và gánh nặng cho bên khiếu nại khi hành vi có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh là có thật, nhưng không thể thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh cho hành vi vi phạm

Trang 21

Những trở ngại này dẫn đến việc bên khiếu nại dễ dàng bỏ qua hành vi vi phạm do những rườm rà trong thủ tục khiếu nại

Nghiên cứu các quy định pháp luật về quy trình điều tra, xử lý vụ việc HCCT, trong “Báo cáo rà soát Luật Cạnh tranh Việt Nam” của Cục QLCT và Cơ

quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, “Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh

tranh” và “Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi)” của Bộ Công

Thương đã cho rằng:

+ Về thời hạn điều tra, những VVCT thường mang tính chất phức tạp, đặc biệt

vụ việc HCCT, không chỉ đòi hỏi những phân tích về quy định của pháp luật, mà còn dựa trên các phân tích kinh tế Bằng chứng, thông tin trong một vụ việc không chỉ thu thập tại một thời điểm mà còn cả một quá trình, từ trước và sau khi diễn ra hành vi vi phạm của doanh nghiệp Ngoài 30 ngày điều tra sơ bộ, 150 ngày (kể cả thời gian gia hạn) đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và 300 ngày (kể cả 2 lần gia hạn) đối với vụ việc HCCT là khoảng thời gian quá ngắn để cơ quan cạnh tranh có thể thu thập tất cả các thông tin cần thiết, và đưa ra kết luận chính xác

+ Về thời hạn ra quyết định xử lý vụ việc HCCT, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ VVCT, Hội đồng xử lý vụ việc phải ra một trong các quyết định mở PĐT, hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, hoặc đình chỉ giải quyết VVCT Trên thực tế, vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền là những

vụ việc rất phức tạp, hồ sơ vụ việc có thể lên đến hàng nghìn bút lục Trong khi đó, các thành viên Hội đồng xử lý thường là những cán bộ kiêm nhiệm, không chuyên trách, vì vậy, khoảng thời hạn 30 ngày để đưa ra quyết định xử lý vụ việc là không hợp lý Đối với một vụ việc được thu thập thông tin và chứng cứ trong khoảng thời gian gần một năm, trong vòng 30 ngày, các thành viên của Hội đồng xử lý VVCT khó có thể hiểu được một cách rõ ràng mọi thông tin vụ việc, điều này ảnh hưởng đến tính chính xác của quyết định xử lý vụ việc

Nghiên cứu về việc giải quyết yêu cầu khởi kiện của tổ chức, cá nhân đối với Quyết định giải quyết khiếu nại của HĐCT, “Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật

Cạnh tranh” của Bộ Công Thương đã cho rằng trong thực tế VVCT thường có sự liên

quan của hai hay nhiều doanh nghiệp HĐCT sau khi đã ra quyết định xử lý, các doanh nghiệp dù là bị đơn hay nguyên đơn cũng đều có quyển khởi kiện khiếu nại về quyết định của HĐCT tới các Tòa án cấp Tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương Vì vậy, khả năng có thể xảy ra là HĐCT sẽ phải theo đuổi vụ kiện với danh nghĩa là bị đơn ở rất nhiều nơi khi mà các doanh nghiệp khiếu nại khởi kiện tại các địa phương khác nhau Điều này là bất hợp lý và gây khó khăn cho hoạt động của HĐCT

Trang 22

- Tình hình nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết

vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay

Bộ Công Thương thông qua “Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh

tranh” đã chỉ ra rằng việc giải quyết vụ việc HCCT nói riêng và VVCT nói chung ở

Việt Nam hiện nay rất kém hiệu quả Theo tính toán của Bộ Công Thương thì sau

12 năm thi hành Luật Cạnh tranh (2004), Cơ quan QLCT mới chỉ điều tra được 08

vụ việc HCCT và trong số đó chỉ 06 vụ việc được HĐCT ra quyết định xử lý Đồng thời, thời gian giải quyết vụ việc thường rất dài, trung bình khoảng 03 năm/vụ

1.1.3 Các nghiên cứu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

Đây là nội dung có ít các công trình nghiên cứu đề cập tới, hoặc nếu có đề cập tới thì chỉ mang tính riêng lẻ cho một số khía cạnh cụ thể nào đó của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT Qua nghiên cứu các công trình có tính tiêu biểu, tác giả Luận

án tập hợp được một số kiến nghị chủ yếu sau:

Về yêu cầu phải tách biệt giữa thủ tục giải quyết VVCT không lành mạnh

và thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa qua “Chuyên khảo

Luật kinh tế” cho rằng để xây dựng được một quy trình tố tụng hiệu quả trong giải

quyết vụ việc HCCT, về phương diện lý luận, nhất thiết chúng ta phải làm rõ được

các đặc trưng pháp lý cơ bản của loại vụ việc này Pháp luật điều chỉnh hành vi

cạnh tranh không lành mạnh (hay còn được gọi là hành vi thương mại không lành mạnh) là mảng pháp luật thiên về khía cạnh luật tư, do đó, thủ tục giải quyết loại vụ việc này phải được thiết lập theo nguyên tắc của luật tư, có nghĩa là: chỉ có sự tham gia của Tòa án khi có đơn yêu cầu của bên bị thiệt hại, đồng thời, nghĩa vụ chứng minh thuộc về người đưa ra tố quyền (theo nguyên tắc của tố tụng dân sự: Người nào đưa ra yêu cầu, người đó có nghĩa vụ chứng minh), còn đối với mảng pháp luật chống HCCT, do đặc thù của loại hành vi HCCT không xâm hại một cách trực tiếp đến một đối tượng cụ thể nào mà thường gây tổn hại cho nền kinh tế nói chung và cho người tiêu dùng nên thủ tục tố tụng để xử lý loại vụ việc này về cơ bản là thủ tục của luật công Vụ việc HCCT có thể được khởi xướng bởi tố quyền của bất kì chủ thể nào hoặc sự chủ động nhập cuộc của cơ quan QLCT với vai trò như “Cơ quan công tố” Nghĩa vụ thu thập và xác minh chứng cứ thuộc về cơ quan điều tra Ngay trong số các hành vi HCCT cũng bao hàm những nhóm hành vi có tính chất không giống nhau và việc thiết kế thủ tục giải quyết vụ việc HCCT cũng cần lưu ý đặc biệt đến những sự khác biệt này Luật Cạnh tranh (2004) chưa phân tách rõ nghĩa vụ chứng minh trong các loại tranh tụng khác nhau trước cơ quan cạnh tranh,

mà chỉ quy định chung về quyền điều tra của cơ quan này [46, tr 830]

Trang 23

Liên quan đến quy định về quyền khiếu nại vụ việc HCCT, “Báo cáo rà

soát Luật Cạnh tranh Việt Nam” trong khuôn khổ của Dự án “Nâng cao năng lực thực thi Luật và Chính sách cạnh tranh” giữa Cục QLCT và Cơ quan Hợp tác quốc

tế Nhật Bản cho rằng: Đối với việc cá nhân, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh cần phải có sự điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho bên khiếu nại tố cáo, thông báo hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật tới cơ quan cạnh tranh Thay vì thủ tục khiếu nại với nghĩa vụ chứng minh thuộc bên khiếu nại, cơ quan cạnh tranh cần phải có cơ chế tiếp nhận tất cả các thông tin về các vấn đề của thị trường để từ đó ra quyết định can thiệp trong trường hợp cần thiết Điều này

sẽ dẫn tới một số thay đổi cơ bản về thủ tục khiếu nại và thụ lý đơn khiếu nại Tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền khiếu nại về các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh thay vì chỉ người chịu thiệt hại bởi hành vi vi phạm mới có quyền khiếu nại như hiện nay Người khiếu nại có thể cung cấp thông tin, chứng cứ về khiếu nại của mình, tuy nhiên, đây không nên là một nghĩa vụ bắt buộc Cơ quan cạnh tranh cần có thẩm quyền đánh giá các khiếu nại và lựa chọn các vụ việc để điều tra và xử lý Nghĩa vụ chứng minh trong mọi trường hợp thuộc cơ quan cạnh tranh

Về thời hạn điều tra, thời hạn ra quyết định xử lý vụ việc HCCT, “Báo cáo

tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh tranh” và “Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi)” của Bộ Công Thương cho rằng việc quy định về thời hạn

điều tra và xử lý VVCT nhằm đảm bảo tiến độ giải quyết vụ việc, đồng thời, nâng cao trách nhiệm cho các cơ quan điều tra và xử lý trong giải quyết VVCT Tuy nhiên, mặt trái của việc quy định thời hạn đó là không có nhiều thời gian để điều tra viên và thành viên HĐCT phân tích vụ việc một cách chính xác, toàn diện Vì vậy, Việt Nam cần học tập theo các quốc gia có kinh nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh như Nhật Bản, Hoa Kỳ hay Châu Âu, theo đó thời hạn điều tra của các VVCT, đặc biệt là liên quan đến hành vi HCCT thường không quy định hay ràng buộc Tại các quốc gia này, có những VVCT mà việc điều tra kéo dài hơn 2 năm, thậm chí là

5 năm, phụ thuộc vào tính chất phức tạp của vụ việc

Về vấn đề khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại của HĐCT, “Báo cáo

tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh tranh”, “Báo cáo kinh nghiệm quốc tế: so sánh pháp luật cạnh tranh một số nước trên thế giới - bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) của Việt Nam” của Bộ Công Thương cho rằng: Theo quy định của Luật Cạnh tranh (2004)

hiện nay, nếu tổ chức, cá nhân nộp đơn khởi kiện ra Tòa án cấp Tỉnh nào (nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở của bên khởi kiện) thì HĐCT phải theo kiện tại Tỉnh

Trang 24

đó Quy định như vậy gây khó khăn rất lớn cho cơ quan cạnh tranh trong bối cảnh nguồn lực có hạn mà thời gian tố tụng lại dài Chính vì vậy, việc giải quyết vụ kiện hành chính về Quyết định giải quyết khiếu nại của HĐCT cần có quy định tập trung tại các đầu mối, các trung tâm đầu não về kinh tế, chính trị đặt tại các địa phương một cách hợp lý, vừa phục vụ việc thụ lý vụ án phù hợp với nguyện vọng của các bên đương sự, vừa tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh thuận lợi trong việc theo kiện cũng như làm giảm tình trạng khiếu kiện tràn lan có thể xảy ra

1.1.4 Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề mà Luận án kế thừa

Trên cơ sở khảo sát các nghiên cứu trong và ngoài nước về thủ tục giải quyết

vụ việc HCCT, Luận án rút ra những đánh giá chính yếu sau đây:

- Một là: Tại Việt Nam hiện nay, ngoài một số nghiên cứu, đánh giá riêng rẽ

có tính chất gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến từng nội dung cụ thể của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và chuyên sâu về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

Sự mới mẻ trong nhận thức về TTCT nói chung cũng như thủ tục giải quyết vụ việc HCCT nói riêng cộng với thực tiễn và kinh nghiệm ít ỏi trong việc xử lý các vụ việc HCCT trong 12 năm thực thi Luật Cạnh tranh (2004) ở Việt Nam đã khiến cho các nghiên cứu về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT chưa thật sự sôi nổi như nhiều lĩnh vực nghiên cứu truyền thống khác

- Hai là: Trên bình diện thế giới, mặc dù đã có rất nhiều các công trình nghiên

cứu về mô hình TTCT nói chung cũng như thủ tục giải quyết vụ việc HCCT nói riêng của nhiều quốc gia Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh là một lĩnh vực đặc thù, mô hình TTCT lại càng đặc thù hơn vì nó phụ thuộc vào cách thức tổ chức bộ máy quyền lực Nhà nước nói chung và hệ thống thiết chế thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh nói riêng, phụ thuộc vào truyền thống tố tụng và các nền tảng kinh tế, xã hội, pháp lý của mỗi quốc gia Do đó, các công trình nghiên cứu này chỉ có giá trị tham khảo để chọn lọc ra các yếu tố thích hợp, có giá trị trong việc xây dựng một mô hình tố tụng hiệu quả cho việc giải quyết các vụ việc HCCT ở Việt Nam

Những kết quả nghiên cứu đã đạt được sẽ được kế thừa trong Luận án + Kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu hiện nay đều xác định

rõ tầm quan trọng của thủ tục TTCT nói chung cũng như thủ tục giải quyết vụ việc HCCT nói riêng Tất cả các nghiên cứu của các tác giả khác nhau về giải quyết vụ việc HCCT đều thống nhất cho rằng việc xây dựng một quy trình tố tụng minh bạch, công bằng, khách quan và hợp lý là điều kiện bắt buộc cho việc sử lý có hiệu quả các vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay

Trang 25

+ Để xây dựng được một quy trình tố tụng hiệu quả trong việc giải quyết vụ việc HCCT, nhất thiết phải có sự phân biệt giữa thủ tục giải quyết vụ việc HCCT với thủ tục giải quyết VVCT không lành mạnh Theo đó, các quy định về tố quyền

và việc đảm bảo thực hiện tố quyền, mở thủ tục điều tra, nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ phải có sự phân biệt rõ đối với hai loại VVCT vốn có tính chất khác nhau này

+ Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy dù ở các quốc gia khác nhau, việc thiết lập mô hình TTCT và thiết chế thực thi pháp luật cạnh tranh khác nhau, song thủ tục TTCT nói chung và thủ tục giải quyết vụ việc HCCT nói riêng đều có đặc điểm là loại thủ tục tố tụng có tính chất đặc thù, có sự pha trộn giữa tố tụng hành chính, dân sự và hình sự, đồng thời có tính tranh tụng cao Phán quyết của cơ quan cạnh tranh có thể bị xem xét lại bởi Toà án

+ Cơ quan QLCT ở các quốc gia khác nhau được tổ chức rất khác nhau theo các mô hình thuộc Nghị viện, Chính phủ hay một Bộ nào đó, song, đều có tính chất

“lưỡng tính”, có sự pha trộn giữa cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp, đều phải được tổ chức một cách độc lập với thẩm quyền đủ mạnh để thực thi các chính sách

và pháp luật cạnh tranh một cách hiệu quả

+ Về cơ bản, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng thủ tục giải quyết vụ việc HCCT thường bao gồm các giai đoạn chính như: Tiếp nhận khiếu nại và thông tin về vụ việc; điều tra; xử lý; và xem xét lại các quyết định xử lý Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều trao thẩm quyền điều tra và xử lí vụ việc HCCT cho một cơ quan để đảm bảo tính thống nhất, liên tục của thủ tục tố tụng còn chức năng xem xét lại quyết định xử lý vụ việc thường được trao cho Tòa án cấp cao

1.1.5 Những vấn đề mà Luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu

- Về hệ thống khái niệm liên quan đến thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, mặc dù

có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có đưa ra một số khái niệm nhưng thường có tính chất bao quát về TTCT nói chung như: Khái niệm VVCT; khái niệm TTCT; cơ quan tiến hành TTCT; người tiến hành TTCT; người tham gia TTCT… chứ chưa có công trình nào đưa ra một hệ thống các khái niệm riêng cho thủ tục giải quyết vụ việc HCCT như: Khái niệm vụ việc HCCT; khái niệm thủ tục giải quyết vụ việc HCCT; khái niệm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đối với vụ việc HCCT Luận án sẽ tiếp tục làm rõ các khái niệm này

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu lý luận về TTCT, Luận án sẽ tập trung làm

rõ bản chất pháp lý và các đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, các nội dung của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

Trang 26

- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn thi hành các quy định này trên các khía cạnh:

Cơ sở pháp lý làm phát sinh vụ việc HCCT; các chủ thể tiến hành và tham gia vào thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, đặc biệt là mối quan hệ giữa Cơ quan QLCT với HĐCT; các giai đoạn, quy trình của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT Việc đánh giá được thực hiện không chỉ đối với các quy định của Luật Cạnh tranh (2004) và các văn bản hướng dẫn thi hành mà còn dựa trên các quy định của Luật Cạnh tranh (2018)

- Nghiên cứu so sánh với pháp luật nước ngoài, thông lệ quốc tế, đối chiếu với mô hình lý thuyết để từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay

1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên nền tảng mối quan hệ giữa “pháp luật nội dung”

và “pháp luật hình thức” Theo đó, hiệu quả của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT được đánh giá trên cơ sở khả năng đưa các quy định “nội dung” của pháp luật chống HCCT vào thực tiễn cuộc sống nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này phù hợp với yêu cầu của thực tiễn

Luận án cũng được thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam, những luận cứ khoa học, các học thuyết pháp lý đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn trên thế giới như: Lý thuyết cạnh tranh của trường phái cổ điển (lý thuyết về cạnh tranh của Adam Smith, của Jonh Stuart Mill…); lý thuyết cạnh tranh của trường phái tân cổ điển (lý thuyết của Keynes);

lý thuyết cạnh tranh tự do; lý thuyết Chiến lược cạnh tranh của Michael E Porter; lý thuyết

về mối quan hệ kinh tế - luật trong lĩnh vực cạnh tranh…

Trong quá trình phân tích, đánh giá pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh, Luận án cũng được thực hiện trên cơ sở vận dụng các lý thuyết về chính sách ngành; lý thuyết về thị trường liên quan (đặc biệt xác định thị trường liên quan trong nền kinh tế số); lý thuyết về thủ tục hành chính và giải quyết vụ án hành chính

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Luận án được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh: Lý luận, thực tiễn pháp lý và các đề xuất kiến nghị liên quan tới pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay Một số câu hỏi nghiên cứu

cụ thể đã được đặt ra trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, bao gồm:

Trang 27

- Vụ việc HCCT là gì? Loại vụ việc này có gì giống và khác trong mối tương quan với VVCT nói chung, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh? Vụ việc HCCT phát sinh khi nào?

- Thủ tục giải quyết vụ việc HCCT là gì? Bản chất, các đặc trưng pháp lý và các nguyên tắc cơ bản của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT?

- Pháp luật các nước có kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh trên thế giới thường quy định thủ tục giải quyết vụ việc HCCT bao gồm những giai đoạn, quy trình, thủ tục nào? Với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vào các giai đoạn, quy trình, thủ tục đó nhằm giải quyết vụ việc HCCT?

- Thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về thủ tục giải quyết

vụ việc HCCT? Tính hợp lý và hiệu quả trong quá trình áp dụng các quy định đó?

- Để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết

vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay cần hoàn thiện pháp luật theo định hướng như thế nào? Và các giải pháp cụ thể?

1.2.3 Giả thuyết nghiên cứu

Để thực hiện Luận án, tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu cơ bản sau:

- Ở Việt Nam hiện nay, chưa có cách hiểu thống nhất về vụ việc HCCT và thủ tục giải quyết vụ việc HCCT Khái niệm vụ việc HCCT bị đánh đồng với khái niệm vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế trong khái niệm VVCT

- Nội dung cơ bản của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT là việc các cơ quan,

tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền tiến hành các hoạt động theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để giải quyết vụ việc HCCT Thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

có thể bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau

- Các quy định pháp luật về thủ tục thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn

- Các quy định về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT của Luật Cạnh tranh (2018) thay thế cho Luật Cạnh tranh (2004) có nhiều thay đổi tiến bộ song vẫn chưa thực sự hoàn hảo Pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT ở Việt Nam hiện nay vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện

Trang 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tại Việt Nam hiện nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về chính sách và pháp luật cạnh tranh, tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và chuyên sâu về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, đặc biệt là nghiên cứu về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT theo Luật Cạnh tranh (2018) Một số nghiên cứu, đánh giá về TTCT nói chung của các tác giả sẽ có ý nghĩa gợi mở, làm cơ sở cho tác giả trong việc nghiên cứu chuyên sâu về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

Trên bình diện thế giới, mặc dù đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về

mô hình TTCT nói chung cũng như thủ tục giải quyết vụ việc HCCT nói riêng của nhiều quốc gia Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh là một lĩnh vực đặc thù, mô hình TTCT lại càng đặc thù hơn vì nó phụ thuộc vào cách thức tổ chức bộ máy quyền lực Nhà nước nói chung và hệ thống thiết chế thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh nói riêng, phụ thuộc vào truyền thống tố tụng và các nền tảng kinh tế, xã hội, pháp lý của mỗi quốc gia Do đó, các công trình nghiên cứu này chỉ có giá trị tham khảo để chọn lọc ra các yếu tố thích hợp, có giá trị trong việc xây dựng một mô hình tố tụng hiệu quả cho việc giải quyết các vụ việc HCCT ở Việt Nam

Qua đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, tác giả Luận án nhận thấy có nhiều nội dung sẽ được kế thừa trong Luận án, đó là:

- Tất cả các công trình nghiên cứu đều thống nhất cho rằng việc xây dựng một quy trình tố tụng minh bạch, công bằng, khách quan và hiệu quả là điều kiện bắt buộc cho việc xử lý các vụ việc HCCT

- Về cơ bản, thủ tục giải quyết VVCT trong đó có vụ việc HCCT của các nước trên thế giới thường bao gồm các giai đoạn chính như: Tiếp nhận thông tin và khiếu nại

về vụ việc; điều tra vụ việc; xử lý vụ việc; và xem xét lại các quyết định xử lý

- Khi thiết kế mô hình cơ quan cạnh tranh - loại chủ thể chủ yếu của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, pháp luật các quốc gia đều phải đảm bảo sự độc lập và thẩm quyền đủ mạnh trong tổ chức và hoạt động của loại cơ quan này Các cơ quan cạnh tranh hiện nay trên thế giới đều được tổ chức với bản chất pháp lý là một thiết chế “lưỡng tính”, bán hành chính - bán tư pháp

- Để xây dựng được một quy trình tố tụng hiệu quả trong việc giải quyết vụ việc HCCT, nhất thiết phải có sự phân biệt giữa thủ tục giải quyết vụ việc HCCT với thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh Theo đó, các quy định pháp luật về quyền khiếu nại, nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ, thời hiệu khiếu nại và điều tra phải có sự phân biệt rõ giữa hai loại vụ việc vốn có tính chất khác nhau này

Trang 29

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT

VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH

2.1 Những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh

2.1.1 Bản chất kinh tế - pháp lý và nhu cầu xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh

Từ tự do cạnh tranh tới độc quyền và lũng đoạn thị trường là con đường rất

ngắn của doanh nghiệp Tại Hoa Kỳ, ban đầu “các hành vi lũng đoạn thị trường gây

hậu quả xấu đến tình hình kinh tế - xã hội được coi là một dạng của cạnh tranh không lành mạnh” [82, tr 49] Tuy nhiên, sau đó, người ta nhận ra rằng bản chất và những

biểu hiện của hành vi HCCT là rất khác so với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Biểu hiện của hành vi HCCT là luôn hướng tới việc hình thành sức mạnh thị trường hoặc lạm dụng sức mạnh thị trường làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị bóp méo Hành vi HCCT trên thị trường thường thể hiện dưới các dạng thức: Thỏa thuận HCCT; lạm dụng quyền lực thị trường (với vị trí thống lĩnh thị trường hoặc độc quyền) và tập trung kinh tế Tác động của hành vi HCCT là gây ra sự biến dạng của môi trường cạnh tranh, làm thay đổi cấu trúc thị trường, làm cản trở cạnh tranh trên thị trường, gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế và người tiêu dùng [27, tr 23]

Trên thị trường cạnh tranh luôn tồn tại những doanh nghiệp lớn, nhỏ với sức

mạnh thị trường và năng lực cạnh tranh khác nhau, nhưng các doanh nghiệp lớn

luôn có xu hướng gây tác động HCCT trên thị trường, bởi sức ép cạnh tranh dù mang lại những giá trị lớn lao cho nhân loại nhưng lại là sức ép đáng sợ nhất với giới thương nhân [46, tr 779] Trong một thị trường cạnh tranh gắt gao, doanh nghiệp phải chia sẻ thị phần và các nguồn lực sản xuất cho các doanh nghiệp khác, đồng thời để có thể tồn tại được, doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều chi phí cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và điều này làm giảm lợi nhuận của họ Do đó, giảm sức ép cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh - thương mại bằng cách hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp khác là cách thức thường thấy từ các doanh nghiệp lớn, có quyền lực thị trường Thậm chí, trong trường hợp không có đủ quyền lực thị trường

để tự mình HCCT của doanh nghiệp khác, họ có thể loại bỏ sức ép cạnh tranh bằng cách thỏa thuận với chính đối thủ cạnh tranh nhằm triệt tiêu sức ép cạnh tranh từ bên trong nhóm doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, đồng thời ngăn cản các doanh nghiệp tiềm năng nhập cuộc, tẩy chay, loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Khi đã có quyền lực thị trường trong tay, doanh nghiệp sẽ tìm cách tối đa

Trang 30

hóa lợi nhuận để bù đắp chi phí đã mất bằng cách tăng giá sản phẩm, bóc lột bạn hàng và người tiêu dùng Có thể nói rằng, xét về bản chất, các hành vi HCCT trước tiên mang bản chất kinh tế, bởi lẽ:

- Thứ nhất: Chủ thể thực hiện các hành vi HCCT theo nghĩa nguyên thủy là

thương nhân hoặc các hiệp hội thương nhân (doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp) Các cơ quan công quyền, cơ quan quản lý Nhà nước đôi khi cũng thực hiện những hành vi gây HCCT thông qua việc sử dụng quyền lực Nhà nước nhằm tạo ra những đặc lợi cho doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp này nhưng lại gây bất lợi trong cạnh tranh cho những doanh nghiệp khác Tuy nhiên, việc điều tiết hành vi của nhóm chủ thể này rất đặc thù và cần tới những công cụ đặc thù như “cơ chế bảo hiến” hay Tòa hành chính [78, tr 8]

- Thứ hai: Các hành vi HCCT được thực hiện trong hoạt động kinh doanh -

thương mại trên nền tảng quyền tự do ý chí và tự do hợp đồng được pháp luật thừa nhận trong nền kinh tế thị trường (ví dụ như hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, ấn định giá bán của hàng hóa, dịch vụ, hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, ấn định các điều kiện mua bán hàng hóa trong những hợp đồng, giao dịch với đối tác, khách hàng )

- Thứ ba: Mục đích của các doanh nghiệp (hay nhóm doanh nghiệp) khi thực

hiện các hành vi HCCT là nhằm hướng đến tối đa hóa lợi nhuận từ việc giảm sức ép cạnh tranh và lạm dụng quyền lực thị trường để bóc lột bạn hàng và người tiêu dùng

Khi phân tích sâu về những tác động mà hành vi HCCT có thể gây ra trên thị trường, cho thị trường và các thành tố tham gia thị trường, chúng ta có thể nhận định rằng loại hành vi này nguy hiểm hơn nhiều so với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh [30, tr 67 - 68] Nếu như hành vi cạnh tranh không lành mạnh đa phần chỉ xâm hại tới quyền và lợi ích của một doanh nghiệp hay đối thủ cạnh tranh cụ thể nào đó, thì hành vi HCCT thông qua việc cản trở, bóp méo cạnh tranh trên thị trường, có thể làm tổn hại tới cấu trúc thị trường, tới mô hình phân phối nguồn lực kinh tế - xã hội, mô hình phân phối lợi ích, không chỉ gây tổn hại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp mà còn gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi HCCT cũng chỉ có tính chất tương đối vì trên thực tế

có những hành vi vừa là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng cũng đồng thời là hành vi HCCT (ví dụ như hành vi bán phá giá, phân biệt đối xử ) [46, tr 787]

Sự biến dạng của thị trường do những hành vi HCCT gây ra buộc Nhà nước phải vào cuộc để khôi phục lại trật tự thị trường cho phù hợp với những nguyên tắc vốn có của nó Sự can thiệp của Nhà nước bằng việc điều tiết cạnh tranh tạo ra

Trang 31

chính sách cạnh tranh Chính sách cạnh tranh được hiểu là: “Bao gồm tất cả các

biện pháp của Nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một mặt chủ động tạo ra các tiền

đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ các barrier cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược HCCT của các doanh nghiệp” [75, tr 58] Chính sách cạnh tranh của Nhà nước sẽ “thông qua pháp luật cạnh tranh để đảm bảo loại trừ những hành vi phản cạnh tranh trong việc đua tranh giành lợi nhuận trên thị trường Từ đó, bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các thành viên thị trường, bảo vệ môi trường cạnh tranh, bảo vệ sự lành mạnh của quan hệ thị trường” [81, tr 31-35]

Cơ sở lý luận của việc điều chỉnh bằng chính sách và pháp luật cạnh tranh đối với hành vi HCCT trên thị trường chính là sự hạn chế quyền tự do thái quá của thiểu số doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền tự do cạnh tranh của đa số các doanh nghiệp khác, bảo vệ cấu trúc thị trường và người tiêu dùng PGS TS Phạm Duy

Nghĩa khi đánh giá về vấn đề này trong cuốn “Chuyên khảo luật kinh tế” đã cho rằng: “Hành vi tự định đoạt của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, quyền

tự do khế ước của doanh nhân bị hạn chế để bảo vệ cạnh tranh, bởi sự tự do vô giới hạn thường dẫn đến tự hủy diệt Như vậy, có thể hiểu luật kiểm soát độc quyền là sự can thiệp một cách đáng kể của cơ quan công lực vào tự do định đoạt tài sản và tự

do khế ước của doanh nhân vì mục đích bảo vệ cạnh tranh” [46, tr 806-807]

Nói cách khác, bản chất của chính sách, pháp luật chống HCCT là sử dụng quyền lực công để can thiệp vào quyền tự do ý chí, tự do kinh doanh của thương nhân, giới hạn các quyền đó trong chừng mực không làm tổn hại đến môi trường cạnh tranh nói chung, cũng như các thành tố tham gia thị trường khác [58, tr 45-48] Thậm chí, theo cách giải thích của Ủy ban Thương mại công bằng Nhật Bản, các hành vi HCCT cần bị xử lý vì nó trái với lợi ích công cộng, xâm phạm “lợi ích công”

mà “lợi ích công” ở đây được hiểu là các “quyền tự do cạnh tranh” được Nhà nước bảo vệ [20, tr 215] Pháp luật chống HCCT điều chỉnh trở lại quyền tự do khế ước, tự

do kinh doanh thông qua việc xác định những hành vi mà các chủ thể kinh doanh không được phép làm (những hành vi bị cấm) Cũng cần lưu ý rằng, không phải tất cả các hành vi HCCT đều bị cấm, tùy thuộc vào chính sách cạnh tranh của mỗi quốc gia tại từng thời điểm và tính chất, mức độ gây hại của hành vi mà pháp luật cạnh tranh

sẽ quy định cụ thể những hành vi nào (trong những điều kiện cụ thể) sẽ bị cấm

Như vậy, hành vi HCCT không chỉ mang “bản chất kinh tế” mà còn mang

“bản chất pháp lý” Các hành vi HCCT trái pháp luật cần phải bị loại bỏ, “phải bị cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý bằng chế tài nghiêm khắc” [27, tr 34]

Trang 32

Phản ứng lại với những tác hại của hành vi HCCT, chính sách cạnh tranh của các nước trên thế giới sử dụng pháp luật cạnh tranh để xử lý các hành vi HCCT trái pháp luật nhằm hướng tới mục đích là khôi phục lại cạnh tranh trên thị trường, khôi phục lại những lợi ích của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, đồng thời, ngăn chặn khả năng tái diễn của các hành vi đó trên thị trường Cụ thể là:

+ Ở cấp độ “vi mô”, hành vi HCCT trái pháp luật gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, do đó, với chức năng bảo vệ các thực thể tham gia thị trường, pháp luật cạnh tranh có nhiệm vụ trước tiên là buộc chấm dứt các hành vi xâm phạm, buộc bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân, sửa chữa, khắc phục những tác động xấu của hành vi HCCT (chẳng hạn như: Buộc chỉnh sửa lại các điều khoản bất hợp lý trong hợp đồng, các điều kiện thương mại có tính phân biệt đối xử )

+ Ở cấp độ “vĩ mô”, hành vi HCCT trái pháp luật gây cản trở và phá hủy cạnh tranh trên thị trường, với chức năng bảo vệ thị trường, pháp luật cạnh tranh sẽ tìm cách tác động đến hành vi thông qua những biện pháp như: buộc chấm dứt hành

vi vi phạm, phạt vi phạm, khắc phục hậu quả, khôi phục lại trạng thái ban đầu của thị trường cạnh tranh như trước khi bị biến dạng bởi hành vi vi phạm

Đối với các doanh nghiệp có quyền lực thị trường, các hiệp hội có khả năng thực hiện các hành vi HCCT trên thị trường, việc điều tra, xử lý và áp dụng các chế tài đủ mạnh, đủ nghiêm khắc sẽ buộc các chủ thể này cảm thấy “e ngại” khi có ý định thực hiện những hành vi tương tự, bởi họ biết rằng cái “giá” phải trả khi bị phát hiện, xử lý sẽ lớn hơn nhiều những gì họ có thể nhận được và đây cũng chính

là mục tiêu của chính sách, pháp luật cạnh tranh nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những những hành vi HCCT thuộc diện bị cấm trong tương lai

Để thực hiện được những mục đích kể trên, pháp luật cạnh tranh sử dụng đến những loại chế tài như: buộc bồi thường, khắc phục hậu quả, hình phạt và các biện pháp có tính chất phòng ngừa khác Ở khía cạnh này, việc xử lý vi phạm pháp luật

về cạnh tranh nói chung và các hành vi HCCT nói riêng về cơ bản có nhiều điểm tương đồng song không hoàn toàn giống như hình thức xử lý vi phạm hành chính Bởi lẽ, các hành vi HCCT trái pháp luật có khả năng gây tác động lớn đến môi trường cạnh tranh, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, lợi ích người tiêu dùng, do

đó, việc xử lý phải tương xứng với mức độ tác động, gây thiệt hại của hành vi, đồng thời còn phải hướng tới việc khôi phục lại trạng thái trước đây của thị trường và bồi hoàn tổn thất cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại Tại nhiều quốc gia, các hành vi HCCT, đặc biệt là các thỏa thuận HCCT thuộc diện vi phạm mặc nhiên, còn có thể

vi phạm pháp luật hình sự và chủ thể thực hiện các hành vi này phải chịu trách

Trang 33

nhiệm hình sự (trách nhiệm hình sự pháp nhân đối với doanh nghiệp và trách nhiệm hình sự cá nhân đối với những người quản lý, điều hành hay chủ sở hữu doanh nghiệp) Như vậy, trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các chủ thể thực hiện hành vi HCCT trái pháp luật không chỉ là các chế tài hành chính, dân sự mà còn có thể là các chế tài hình sự mà họ phải gánh chịu [30, tr 104-105]

Tựu chung lại, việc xử lý các hành vi HCCT trái pháp luật là nhằm buộc các chủ thể vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý về mặt hành chính, hình sự, dân

sự theo quy định của pháp luật cạnh tranh Đồng thời, việc điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi HCCT trái pháp luật sẽ đảm bảo duy trì trật tự cạnh tranh trong trạng thái có lợi cho nền kinh tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho mọi

tổ chức, cá nhân tham gia trên thị trường, và đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi quốc gia hay vùng lãnh thổ có tồn tại kinh tế thị trường và cạnh tranh

2.1.2 Lược sử sự hình thành các quy định pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh

Trong lịch sử loài người, pháp luật về chống HCCT ra đời muộn hơn khá nhiều so với pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh Trong nền kinh tế thị trường tự do của thế kỷ 17 - 18, ở Hoa Kỳ và các nước tư bản Phương Tây, người ta tôn thờ lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith trong việc điều tiết và hiệu chỉnh thị trường, đồng thời cho rằng Nhà nước chẳng phải làm gì khi các doanh nghiệp

đang ra sức cạnh tranh với nhau “Chỉ đến khi sự tích tụ tư bản tăng lên, hình thành

các tập đoàn tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời, với chức năng điều tiết kinh tế, các Nhà nước tư bản xét thấy cần phải xây dựng những luật lệ để hạn chế và kiểm soát sự lũng đoạn của độc quyền” [30, tr 115] Tại Hoa kỳ, sự gia

tăng nhanh chóng quyền lực thị trường của các tập đoàn tư bản độc quyền ở cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cùng với đó là những biểu hiện lạm dụng quyền lực thị trường của chính các tập đoàn này đã làm biến dạng thị trường cạnh tranh, gây hại cho nền kinh tế và người tiêu dùng Đây chính là nguyên nhân hối thúc Nhà nước Hoa Kỳ phải có những chính sách và các quy định pháp luật nhằm kiểm soát và loại

bỏ các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường, ngăn cản, phá hủy cạnh tranh, và cũng chính từ đây, các quy định pháp luật về chống HCCT hay chống độc quyền ra đời và lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới

Như vậy, chính nhu cầu bảo vệ thị trường, bảo vệ cạnh tranh đã thúc đẩy pháp luật chống HCCT ra đời ở các quốc gia, cũng như thúc đẩy quá trình sửa đổi,

bổ sung, hoàn thiện các quy định này để phù hợp với thực tiễn Các đạo luật chủ yếu của pháp luật chống HCCT mặc dù tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau: Luật

Trang 34

Cạnh tranh (Competition Law); Luật Chống HCCT, Luật Chống độc quyền (Anti monopoly Act); Luật Thương mại lành mạnh (Fair Trade Law)… nhưng tất cả đều

có chung một mục đích là tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đằng giữa các chủ thể, duy trì cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ cấu trúc thị trường và các thành tố tham gia thị trường

Pháp luật chống HCCT ra đời sớm nhất ở Hoa Kỳ vào năm 1890 với một Đạo luật được ban hành có tên gọi là Luật Chống độc quyền (Sherman Anti - Trust Act) [114] Ngay khi ra đời, Đạo luật Sherman đã trở thành công cụ để điều chỉnh các thỏa thuận gây hạn chế thương mại và cấm việc sử dụng các biện pháp phản cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí độc quyền nhằm giành được vị thế độc quyền Đạo luật Sherman có thể được thực thi như Luật Dân sự hoặc như Luật Hình sự Các hành vi như ấn định giá tạm thời hay thông đồng để thắng thầu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình

sự Tại Hoa Kỳ, sau 24 năm kể từ khi Đạo luật Sherman ra đời, vào năm 1914, hai đạo luật Liên bang nữa đã được thông qua là Đạo luật Clayton [114] và Đạo luật về Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Comission Act) [115] Hiện nay, hầu hết các bang của Mỹ đã thông qua Luật của bang mình, tuy nhiên, tất cả đều dựa trên nội dung nền tảng từ Đạo luật Sherman và Đạo luật về Ủy ban Thương mại Liên bang

Tại Đức, sau một thời gian dài thả nổi, thậm chí xem các thỏa thuận phân bổ, hạn chế thị trường như một công cụ tập trung sức mạnh dân tộc (trước khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc) đã ban hành Luật chống HCCT vào năm 1958 [46, tr 724] Tính đến nay, Luật đã được sửa đổi, bổ sung 7 lần và lần sửa đổi cuối cùng có hiệu lực vào tháng 07/2008 [77, tr 25]

Luật Cạnh tranh kinh tế (Economic Competition Act) của Hà Lan ra đời vào năm 1956 Sau đó, vào năm 1997, Hà Lan đã ban hành Luật Cạnh tranh mới thay thế cho Luật 1956 Qua nhiều lần sửa đổi, hiện tại, Hà Lan đang áp dụng Luật Cạnh tranh được sửa đổi vào năm 2004 [116]

Luật Thương mại lành mạnh được ra đời ở Vương quốc Anh vào năm 1973 Sau hơn 20 năm thi hành, ngày 09/11/1998, Vương quốc Anh đã ban hành Luật Cạnh tranh để sửa đổi Luật Thương mại lành mạnh 1973 với việc quy định thêm các điều khoản cấm hành vi phản cạnh tranh [116]

Tại Italia, để bảo đảm quyền tự do kinh doanh và làm cho pháp luật của Italia phù hợp với luật lệ của Cộng đồng Châu Âu, Quốc gia này đã ban hành Luật Cạnh tranh và thương mại công bằng năm 1990 và Luật Chống độc quyền quốc gia vào năm 2004 [116]

Trang 35

Ở Châu Á, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, hầu hết các nước ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á đã ban hành Luật Cạnh tranh trước yêu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Tại Hàn Quốc, Ủy ban Công bằng Thương mại Hàn Quốc đã ban hành Luật Công bằng thương mại và kiểm soát độc quyền năm 1980

và sửa đổi, bổ sung vào các năm 1986, 1990, 1992, 1994, 1996, 1998, 1999 Tại Đài Loan, Luật Thương mại lành mạnh được ban hành năm 1991, sau nhiều lần sửa đổi, hiện nay là Luật Thương mại lành mạnh năm 1999, trong đó, có điều chỉnh cả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi HCCT

Tại các nước Đông Nam Á, Philippin là nước có Luật Cạnh tranh sớm nhất, Luật Độc quyền và liên kết của Philippin được ban hành năm 1925, sau này, các quy định liên quan đến Luật Độc quyền và liên kết được chuyển thành điều luật trong Luật Hình sự năm 1957 Thái Lan ban hành Luật Chống độc quyền và kiểm soát giá cả năm 1979, đến năm 1999, Luật này được thay thế bằng Luật Cạnh tranh thương mại Tại Indonesia, Luật Cấm độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh được Ủy ban Giám sát Cạnh tranh Kinh doanh ban hành năm 1999 Tại Singapore, Luật Cạnh tranh được ban hành vào năm 2004 [3, tr 94]

Tại một số quốc gia chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường như Trung Quốc, Mông Cổ hay Việt Nam, thời gian đầu sau chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, do đặc tính thị trường bị bao phủ bởi độc quyền Nhà nước hay độc quyền doanh nghiệp Nhà nước, có nhiều lý do để các quốc gia này chưa mặn mà với pháp luật chống HCCT Tuy nhiên, một thời gian sau đó, cùng với chính sách mở cửa

và tự do hóa thị trường, khi độc quyền Nhà nước bị xóa bỏ ở nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế và quyền lực doanh nghiệp Nhà nước nhường chỗ cho quyền lực của doanh nghiệp tư nhân, nhu cầu về một công cụ hiệu quả để kiểm soát và điều tiết hoạt động cạnh tranh trên thị trường đã buộc các quốc gia này phải xây dựng các đạo luật về cạnh tranh trong đó có các quy định về chống HCCT [53, tr 16 - 17] Tại Trung Quốc, năm 1998, Cơ quan quản lý Thương mại và Công nghiệp Quốc gia đã ban hành Luật Giá cả, sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Luật Chống độc quyền vào ngày 30/8/2007, Luật chính thức có hiệu lực vào ngày 01/8/2008 Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh được ban hành lần đầu năm 2004 và Luật Cạnh tranh sửa đổi được ban hành năm 2018

Như vậy, dù được ra đời sớm hay muộn hơn trong lịch sử, pháp luật chống HCCT cũng đã trở thành công cụ đắc lực của mỗi quốc gia để bảo vệ cạnh tranh, bảo vệ thị trường, bảo vệ các tác nhân kinh tế và người tiêu dùng trước sự xâm hại của các hành vi HCCT

Trang 36

2.1.3 Khái niệm về vụ việc hạn chế cạnh tranh và thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh

- Khái niệm về vụ việc HCCT

Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “vụ việc” thường được sử dụng gắn với một quy trình tố tụng cụ thể nào đó, có thể là tố tụng tại Tòa án, trọng tài hay hòa giải để mô tả về một vấn đề hay một nhóm vấn đề pháp lý gắn bó với nhau được cơ quan, tổ chức theo thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý và giải quyết theo một quy trình, trình tự nhất định Chẳng hạn, trong tố tụng dân sự thì vụ án dân sự, việc dân sự được thụ lý và giải quyết tại Tòa án được gọi chung là vụ việc dân sự (Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự)

Ở Việt Nam hiện nay, Luật Cạnh tranh (2004) cũng như Luật Cạnh tranh (2018) không đưa ra khái niệm cụ thể về vụ việc HCCT, song, đều đưa ra khái niệm về VVCT

Khái niệm về VVCT được nêu tại Khoản 8 Điều 3 Luật Cạnh tranh (2004),

theo đó, VVCT là: “Vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật này bị cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật” Có thể nói, quy

định này là chưa thực sự chính xác vì nó đã giới hạn cơ sở pháp lý để xem xét tính trái pháp luật cạnh tranh của một hành vi nào đó chỉ trong phạm vi một đạo luật là Luật Cạnh tranh (2004) Khắc phục hạn chế này, tại Khoản 9 Điều 3 Luật Cạnh tranh

(2018) đã đưa ra khái niệm về VVCT là: “Vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về

cạnh tranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc HCCT, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh”

Quy định của Khoản 9 Điều 3 Luật Cạnh tranh (2018) cũng đã chỉ ra các đặc điểm cơ bản của VVCT để phân biệt với các loại việc, vụ việc trong các hình thức

tố tụng khác (như: Vụ việc kinh tế; vụ việc dân sự ), đó là:

- Thứ nhất, VVCT là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật

cạnh tranh, bao gồm: Các quy định của Luật Cạnh tranh (2018); các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh; và các quy định về cạnh tranh của các Luật chuyên ngành khác Đặc điểm này cho thấy chỉ những hành vi có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật cạnh tranh thì việc nại ra, điều tra, xử lý các hành vi này mới nằm trong phạm vi cần giải quyết của VVCT;

- Thứ hai, VVCT bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh Đặc

điểm này cho phép chúng ta hiểu rằng, việc giải quyết VVCT chỉ nằm trong phạm

vi thẩm quyền của các thiết chế thực thi Luật Cạnh tranh và quy trình giải quyết phải căn cứ vào các quy định cụ thể của Luật Cạnh tranh Điều này lý giải tại sao, tại một số quốc gia (trong đó có Việt Nam), trong quá trình điều tra VVCT, nếu

Trang 37

thấy có dấu hiệu của tội phạm, hồ sơ vụ việc sẽ được chuyển cho cơ quan điều tra hình sự và xử lý theo pháp luật hình sự

Như đã nói ở trên, mặc dù Luật Cạnh tranh (2004) và Luật Cạnh tranh (2018) đều không đưa ra khái niệm về vụ việc HCCT Nhưng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Cạnh tranh (2018) thì vụ việc HCCT là một loại vụ việc nằm trong

VVCT cùng với vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh

không lành mạnh Do đó, vụ việc HCCT cũng sẽ có chung một đặc điểm cơ bản của VVCT, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh Tuy nhiên, điểm khác biệt của vụ việc HCCT so với các loại vụ việc kể trên là nếu như VVCT có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh nói chung, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về kiểm soát hành vi tập trung kinh tế, vụ việc cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh thì vụ việc HCCT có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật chống HCCT Nếu xét ở góc độ “luật nội dung” thì pháp luật chống HCCT chỉ là một bộ phận của pháp luật cạnh tranh nói chung cùng với các quy định về kiểm soát hành vi tập trung kinh tế và chống cạnh tranh không lành mạnh theo quan niệm của Việt Nam

Theo lý thuyết chung về cạnh tranh, hành vi HCCT là hành vi của doanh nghiệp gây tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, làm giảm, làm sai lệch, gây cản trở cạnh tranh trên thị trường, do đó, các hành vi thỏa thuận HCCT hay lạm dụng quyền lực thị trường đương nhiên được xếp vào nhóm hành vi này

Đối với hành vi tập trung kinh tế, theo Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh (2004), loại hành vi này cũng được coi là một hành vi HCCT Tuy nhiên, Luật cạnh tranh (2018) đã có những điều chỉnh trong cách quy định về hành vi HCCT Theo

Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh (2018), hành vi HCCT là: “Hành vi gây tác động

hoặc có khả năng gây tác động HCCT, bao gồm hành vi thỏa thuận HCCT, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền” Như vậy, theo quy

định của Luật Cạnh tranh (2018) thì hành vi tập trung kinh tế không được xếp vào nhóm hành vi HCCT Việc bỏ hành vi tập trung kinh tế ra khỏi nhóm hành vi HCCT xuất phát từ việc đánh giá lại một cách chính xác bản chất và tác động của các nhóm hành vi này đến môi trường cạnh tranh, đồng thời đảm bảo việc xây dựng một quy trình tố tụng riêng phù hợp nhằm giải quyết hiệu quả từng loại vụ việc: Vụ việc HCCT; vụ việc cạnh tranh không lành mạnh; và vụ việc vi phạm các quy định

về tập trung kinh tế Ban soạn thảo Luật Cạnh tranh (2018) không xếp hành vi tập trung kinh tế vào chung trong nhóm hành vi HCCT xuất phát từ một số lý do sau:

Trang 38

- Thứ nhất, hoạt động tập trung kinh tế là việc tích tụ về vốn, tài sản, sức

mạnh thị trường để hình thành nên một thực thể kinh doanh có quyền lực thị trường

và năng lực cạnh tranh lớn hơn trên thực tế Về khía cạnh pháp lý, hành vi tập trung kinh tế được thực hiện trên cơ sở pháp lý là các hợp đồng liên doanh, liên kết, mua lại, sáp nhập hay hợp nhất Do đó, hoạt động tập trung kinh tế là quyền của doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận, đã được quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và các Luật chuyên ngành [56, tr 14-20] Tuy nhiên, việc tích tụ sức mạnh thị trường đến một mức độ nhất định có thể gây tác động HCCT trên thị trường Vì vậy, pháp luật cạnh tranh có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế nhằm mục đích phòng ngừa từ xa, ngăn chặn tác động HCCT để bảo đảm môi trường cạnh tranh và bảo vệ quá trình cạnh tranh trên thị trường Trên thế giới, việc xử lý loại hành vi này không cần phải tuân theo một quy trình tố tụng quá chặt chẽ, đảm bảo sự linh hoạt trong xử lý và sự phản ứng nhanh của cơ quan cạnh tranh trước những tác động mà chúng gây ra cho thị trường [10, tr 4] Do đó, nếu xếp chung trong nhóm các hành vi HCCT, việc điều tra, xử lý theo một quy trình phức tạp có thể không phù hợp với tính chất và yêu cầu xử lý của loại hành vi này

- Thứ hai, cơ chế kiểm soát hành vi tập trung kinh tế bao gồm cả cơ chế tiền

kiểm và hậu kiểm, trong đó việc kiểm tra trước khi cho phép là quan trọng nhất Việc cơ quan QLCT kiểm tra trước hành vi tập trung kinh tế là nhằm phòng ngừa khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trong tương lai thông qua việc đánh giá tác động của hành vi để từ đó áp dụng các điều kiện nhằm khắc phục tác động HCCT, chỉ những giao dịch tập trung kinh tế không có biện pháp khả thi để khắc phục tác động HCCT mới bị cấm

Bộ Công Thương, trong “Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh tranh”

đã nhận định: “Các giao dịch tập trung kinh tế không đương nhiên mang tác động

làm suy giảm cạnh tranh, mà có cả mặt tiêu cực và tích cực Cơ quan quản lý chỉ cần xem xét nguy cơ liệu giao dịch tập trung kinh tế đó có đủ khả năng gây HCCT trong tương lai hay không Chính vì lẽ đó, pháp luật cạnh tranh trên thế giới đều xem xét hành vi tập trung kinh tế theo cơ chế tiền kiểm mà không phải hậu kiểm Luật Cạnh tranh của Việt Nam cũng không cấm hành vi tập trung kinh tế trong mọi trường hợp như các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền hay thỏa thuận thông đồng đấu thầu v.v… Như vậy, bản thân TTKT chưa phải là hành vi HCCT” [2, tr 12]

Như vậy, qua khái niệm VVCT và những nhận định, phân tích kể trên, Tác

giả Luận án cho rằng: Vụ việc HCCT là một loại VVCT, có dấu hiệu vi phạm

các quy định của pháp luật chống HCCT, bị điều tra, xử lý theo các quy định

Trang 39

của Luật Cạnh tranh, bao gồm vụ việc thỏa thuận HCCT và vụ việc lạm dụng

vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

Cũng cần lưu ý rằng, dấu hiệu vi phạm pháp luật chống HCCT và bị điều tra,

xử lý theo Luật Cạnh tranh của vụ việc HCCT còn cho thấy khái niệm vụ việc HCCT sẽ bị chi phối và giới hạn bởi các quy định về đối tượng áp dụng và phạm vi

áp dụng của Luật Cạnh tranh Cụ thể là:

- Thứ nhất: Vụ việc HCCT bị giới hạn bởi đối tượng áp dụng của Luật Cạnh

tranh Chỉ những chủ thể thuộc về đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh khi thực hiện hành vi HCCT bị cấm mới bị coi là vi phạm và bị xử lý theo quy định của pháp luật cạnh tranh

Theo lý thuyết chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh thì đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh là các doanh nghiệp (thương nhân) và các nhóm doanh nghiệp liên kết với nhau dưới hình thức hiệp hội doanh nghiệp hoặc các các nghiệp đoàn [82, tr 106] Tuy nhiên, trên thực tế ngoài hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp, hành vi của một số chủ thể khác như bản thân Nhà nước, các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước cũng có thể tác động tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường Do đó, khi xác định đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh, vấn đề cần xem xét là Luật cạnh tranh có được áp dụng đối với các pháp nhân công quyền hay không

Về nguyên tắc, Luật mẫu về cạnh tranh của Ủy ban Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) khuyến cáo các quốc gia rằng không nên áp dụng Luật Cạnh tranh cho các hoạt động mang tính chủ quyền của Nhà nước, của chính quyền địa phương hay hoạt động của doanh nghiệp hoặc cá nhân theo mệnh lệnh hoặc chịu sự giám sát của Nhà nước, cơ quan Nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được Nhà nước giao [87, tr 2] Tuy nhiên, Hoa Kỳ, các nước thuộc Liên minh Châu Âu và Nhật Bản từ lâu đã thừa nhận nguyên tắc Luật Cạnh tranh được áp dụng đối với các pháp nhân công (các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan Nhà nước) [3, tr 24] Tại Liên minh Châu Âu:

Toà án Tư pháp phúc thẩm của Liên minh Châu Âu cho rằng một thực thể, như một cơ quan công quyền cũng có thể bị coi là một doanh nghiệp nhằm mục đích áp dụng các quy phạm của Luật Cạnh tranh Tuy nhiên, trong trường hợp các cơ quan này ra các quyết định tổ chức dịch

vụ công cộng hoặc lựa chọn đối tác ký hợp đồng chẳng hạn thì án lệ của Cộng hòa Pháp cho rằng đây là các quyết định hành chính thuần túy và không thuộc phạm vi áp dụng của Luật Cạnh tranh [34, tr 16]

- Thứ hai: Vụ việc HCCT bị giới hạn bởi phạm vi áp dụng của Luật cạnh

tranh Giới hạn này cho phép chúng ta xác định một hành vi HCCT được thực hiện

Trang 40

tại đâu sẽ bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh của quốc gia hay vùng lãnh thổ và

bị điều tra, xử lý theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ đó

Trên thực tế, các hành vi HCCT có thể diễn ra tại quốc gia này nhưng lại gây tác động xấu đến thị trường cạnh tranh của quốc gia khác Hiện tượng này còn được gọi là các vụ việc HCCT xuyên quốc gia và đang diễn ra ngày càng nhiều do sự mở rộng không ngừng của thị trường liên quan trong thương mại quốc tế Nếu như trước đây, Luật Cạnh tranh được coi là “nội luật”, và chỉ được áp dụng để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh xảy ra trong phạm vi lãnh thổ, hay nói cách khác là thị trường nội địa của mỗi quốc gia Ngày nay, cách tiếp cận mới cho phép cơ quan cạnh tranh

và Tòa án của nhiều nước có quyền tài phán đối với các hành vi phản cạnh tranh diễn

ra ngoài biên giới quốc gia, nếu chúng có ảnh hưởng đến cạnh tranh và phúc lợi của người tiêu dùng trên thị trường nội địa của quốc gia đó Quyền tài phán ngoài lãnh thổ quốc gia (extraterritorial jurisdiction) này đang ngày càng được áp dụng bởi nhiều quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh [3, tr 15]

Tại Hoa Kỳ, quyền tài phán của cơ quan cạnh tranh đối với các giao dịch có ảnh hưởng “trực tiếp, đáng kể và có thể dự đoán được một cách hợp lý” (direct, substantial and reasonably foreseeable effect) đến thị trường nội địa đã được được tính đến và quy định trong các Đạo luật Sherman và Đạo luật Clayton ngay từ khi các Đạo luật này ra đời Điều 1, Đạo luật Sherman quy định rằng mọi hành vi giao kết, thỏa thuận hay cấu kết nào ảnh hưởng đến thương mại giữa các tiểu bang hay với nước ngoài đều là bất hợp pháp Sau này, “học thuyết ảnh hưởng” được tiếp tục khẳng định trong Đạo luật về cải thiện các vấn đề cạnh tranh trong thương mại quốc

tế (Foreign Trade Antitrust Improvements Act) năm 1982 và Hướng dẫn về thực thi Luật Chống độc quyền đối với các giao dịch quốc tế (Antitrust Enforcement Guidelines to International Operations) của Bộ tư pháp Hoa Kỳ năm 1988 Tại Trung Quốc, Điều 2 Luật Chống độc quyền của Trung Quốc cũng cho phép Luật Chống độc quyền được áp dụng đối với cả các thỏa thuận độc quyền xảy ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc nếu tác động của thỏa thuận này nhằm loại bỏ hoặc gây HCCT trên thị trường Trung Quốc Ngoài ra, các quy định tương tự như trên cũng có thể tìm thấy ở pháp luật chống HCCT của nhiều quốc gia khác như Úc, Canada, Hàn Quốc hay các quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Malaysia…[3, tr 18 - 23]

- Khái niệm về thủ tục giải quyết vụ việc HCCT

Khoản 9, Điều 3 Luật Cạnh tranh (2004) đưa ra khái niệm về TTCT là:

“Hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý

VVCT theo quy định của Luật này” Với quy định này, ta có thể hiểu TTCT là các

Ngày đăng: 18/06/2019, 15:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hoàng Anh (2004), “Áp dụng nguyên tắc pháp luật trong hoạt động xét xử”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng nguyên tắc pháp luật trong hoạt động xét xử”, "Tạp chí nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Nguyễn Hoàng Anh
Năm: 2004
2. Bộ công thương (2017), Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật cạnh tranh, Hồ sơ Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật cạnh tranh
Tác giả: Bộ công thương
Năm: 2017
4. Bộ công thương (2017), Báo cáo mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Hồ sơ Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Tác giả: Bộ công thương
Năm: 2017
5. Bộ công thương (2017), Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi), Hồ sơ Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi)
Tác giả: Bộ công thương
Năm: 2017
6. Bộ công thương (2017), Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội đối với Dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi), Hồ sơ Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội đối với Dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi)
Tác giả: Bộ công thương
Năm: 2017
7. Bộ công thương (2017), Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của thành viên Chính phủ với dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi), Hồ sơ Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của thành viên Chính phủ với dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi)
Tác giả: Bộ công thương
Năm: 2017
8. Bộ công thương (2017), Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của Bộ, Cơ quan ngang Bộ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi), Hồ sơ Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của Bộ, Cơ quan ngang Bộ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi)
Tác giả: Bộ công thương
Năm: 2017
9. Bộ công thương (2017), Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi), Hồ sơ Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi)
Tác giả: Bộ công thương
Năm: 2017
10. Bộ công thương (2017), Bản thuyết minh chi tiết Dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi), Hồ sơ Dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản thuyết minh chi tiết Dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi)
Tác giả: Bộ công thương
Năm: 2017
11. Bộ tƣ pháp (1998), Kỷ yếu dự án VIE/94/003 về “Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu dự án VIE/94/003 về “Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam”
Tác giả: Bộ tƣ pháp
Năm: 1998
12. Dominique Brault (2005), Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng Hòa Pháp, Tập 1, Sách do Nhà pháp luật Việt Pháp dịch trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt - Pháp “Hỗ trợ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh tranh của Cộng Hòa Pháp", Tập 1, Sách do Nhà pháp luật Việt Pháp dịch trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt - Pháp “Hỗ trợ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Dominique Brault
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
13. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Tờ trình về Luật cạnh tranh (sửa đổi), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tờ trình về Luật cạnh tranh (sửa đổi)
Tác giả: Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2017
111. Trang thông tin về văn bản pháp luật của Liên bang Nga: http://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_61763/ Link
112. Trang thông tin của Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản: http://www.jftc.go.jp/en/ Link
113. Trang thông tin của Bộ Tƣ pháp Hoa Kỳ: http://www.justice.gov/atr/public/workload-statistics.html Link
114. Trang thông tin của Cục chống độc quyền Bộ Tƣ pháp Hoa Kỳ https://www.justice.gov/jmd/ls/legislative-histories Link
115. Trang thông tin của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ: https://www.ftc.gov/enforcement/statutes Link
116. Trang thông tin của Cộng đồng Châu Âu: http://ec.europa.eu/competition/antitrust/legislation/legislation.html Link
117. Trang thông tin của Ủy ban Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc: https://unctad.org/en/Pages/Home.aspx Link
118. Trang thông tin của Hội đồng cạnh tranh Việt Nam: http://www.hoidongcanhtranh.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=100 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w