MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS Kiến thức - Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của TP và nhân cách thanh cao của TG qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa trị
Trang 1Tuần: 1 NS: 7/11/07/09
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
Kiến thức
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của TP và nhân cách thanh cao của TG qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa trịnh
-Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật viết kí của Lê Hữu Trác qua đoạn trích
Kĩ năng: Đọc diễn cảm, tóm tắt, phát hiện chi tiết, phân tích TP văn xuôi thuộc thể loại kí
Tư tưởng, thái độ: -Có nhận thức đúng đán về lịch sử Biết trân trọng những lương y có tâm có đức.
-Có thái độ và cách ứng xử đúng trước những cám dỗ của danh lợi.
B PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, phân tích, bình giảng.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK, vở ghi chép của HS.
3.Bài mới: GV - Giới thiệu khái quát chương trình Ngữ văn 11
- Giới thiệu yêu cầu bài học.
Trọng tâm tiết 1:
?Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Lê
Hữu Trác
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
-Quê hương TG gần Thăng Long, vốn là một mảnh đất địa linh nhân
kiệt, có nhiều nhân tài như Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, trạng nguyên
13 tuổi Nguyễn Hiền, Phạm Đình Hổ,
-Hải Thượng Lãn Ông: Ông lười ở đất Thượng Hồng, Hải Dương.
-Là con thứ 7 của một gia đình quí tộc: cha là Hữu Thị lang Bộ công;
ông nội làm Hiến sát sứ, chú ruột là Thượng thư, bác ruột là Giám sát
ngự sử, em ruột là Tiến sĩ, anh họ là Thị thư,
Danh y, nhà thơ, nhà văn Lê Hữu Trác đã sống trong
một thời đại như thế nào?
Xã hội rối ren, vua Lê bù nhìn, chúa trịnh tiếm quyền, ăn chơi xa hoa,
lãng phí, nhân dân cơ cực, (TP Vữ trung tuỳ bút; Đêm hội Long Trì)
?Điều ấy có ảnh hưởng gì đến cuộc đời và sự nghiệp
của Lê Hữu Trác?
?Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của Lê Hữu Trác
Giải thích tên của các tác phẩm đĩ?
?Nêu xuất xứ của TP Thượng kinh kí sự.
?Trình bày những hiểu biết của em về cuốn Hải
Thượng y tông tâm lĩnh
I GI Ớ I THI Ệ U CHUNG
1 Tác giả
-Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê Hải Dương (Hưng Yên)
-Xuất thân trong một gia đình có truyền thống học hành, đỗ đạt làm quan
-Là một danh y (chữa bệnh, soạn sách, dạy nghề thuốc), một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận (đưa thể kí trung đại trở thành văn xuôi tự sự nghệ thuật)
2 Tác phẩm Thượng kinh kí sự
a.Xuất xứ: Hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải
Thượng y tông tâm lĩnh.
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự)
Lê Hữu Trác
Trang 2Thượng kinh kí sự là TP thuộc thể loại gì? Em biết gì
về thể loại VH ấy?
GV nhận xét, bổ sung:
Kí là 1 thể văn xuôi tự sự trung đại thiên về ghi
chép những điều được chứng kiến 1 cách trung thực,
khách quan Qua đó, thể hiện thái độ của người viết
Thể loại kí ra đời và phát triển nhanh vào khoảng
thế kỉ XVIII.
?Nội dung của Thượng kinh kí sự?
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
Thuở nhỏ thường theo cha vào cung học nên trong cấm thành nơi nào
ông cũng biết, chỉ riêng phủ chúa Trịnh thì đây là lần đầu ông đặt
chân đến
?Vị trí của đoạn trích Vào phủ chúa trịnh?
GV hướng dẫn cách đọc: đọc diễn cảm, thể hiện
được cảm xúc của TG
?Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ý nghĩa của
cách sử dụng ngôi kể này?
?Xác định bố cục của đoạn trích
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
GV nêu vấn đề
?Tìm những chi tiết miêu tả quang cảnh trong phủ
chúa
GV nhận xét, bổ sung
?Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả?
?Em có nhận xét gì về quang cảnh được miêu tả
trong phủ chúa? (từ cảnh thiên nhiên đến đồ dùng
và những sinh hoạt trong phủ?)
?Sự giàu sang, xa hoa nơi phủ chúa nói lên điều gì?
?Tìm dẫn chứng để thấy được uy quyền của chúa
Hải Thượng y tông tâm lĩnh là một công trình nghiên
cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại VN Gồm 66 cuốn
b.Thể loại: Là tập kí sự bằng chữ Hán.
Kí sự là một thể kí ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh
c.Nội dung: -Hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa
Trịnh khi Lê Hữu Trác được đưa vào kinh chữa bệnh cho thế tử Cán năm 1782
-Thái độ coi thường danh lợi của tác giả
3 Đo ạ n trích Vào phủ chúa Trịnh (Sgk)
II ĐỌ C - HI Ể U V Ă N B Ả N 1.Đọ c và tóm tắt văn bản Tóm tắt đoạn trích:
Thánh chỉ vào cung qua nhiều lần cửa vườn cây, hành lang Hậu mã quân túc trực cửa lớn, đại đường, quyển bồng, gác tía, phòng trà điếm Hậu mã qua mấy lần trướng gấm hậu cung bắt mạch kê đơn về nơi trọ
2.Tìm hi ể u v ă n b ả n 2.1.Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh
a.Quang cảnh nơi phủ chúa
-Qua rất nhiều lần cửa, năm sáu lần trướng gấm … -Lối đi quanh co, qua nhiều dãy hành lang
-Canh giữ nghiêm nhặt (lính gác, thẻ trình) -Cảnh trí khác thường (cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, mùi hương)
-Trong phủ là những “Đại đường”, “Quyển bồng”,
“Gác tía, … mâm vàng chén bạc, của ngon vật lạ, … -Nội cung của thế tử có sập vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, nệm gấm, người hầu,…
Cảnh phủ chúa thâm nghiêm, kiến trúc cầu kì, qui mô, tráng lệ, lộng lẫy không đâu sánh bằng Đồ dùng của chúa, nhân gian chưa từng có
=> Cuộc sống giàu sang, xa hoa, lạc lõng, hoàn toàn
xa lạ với cuộc sống của dân chúng bên ngoài Không khí ngột ngạt, tù đọng (chỉ có hơi người, phấn sáp, hương hoa)
b.Cung cách sinh hoạt
-Vào phủ phải có thánh chỉ, có lính chạy hét đường
Trang 3?Nhận xét về cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
Gv bình giảng, nhận xét bổ sung
?Đằng sau việc miêu tả cảnh trong phủ chúa, tác giả
đã bày tỏ thái độ như thế nào?
GV gợi ý: cách ghi chép của TG cũng thể hiện thái
độ
GV cung cấp bổ sung
GV đọc đoạn thơ (Sgk)
?Đoạn thơ ở đầu phần trích có ý nghĩa gì?
?Đoạn thơ có nội dung gì? Qua đó giúp ta hiểu thêm
gì về TG?(về thái độ khi đến phủ chúa, về con người
và tài năng của ông)
GV nhận xét, bổ sung
?Những chi tiết nào trong TP theo em là có tác dụng
làm nổi bật giá trị hiện thực của TP?
?Nguồn vật chất để cung phụng cho cuộc sống giàu
sang, xa hoa nơi phủ chúa thực chất có từ đâu? Điều
ấy gợi lên những suy nghĩ gì?
GV bình giảng bổ sung.(liên hệ với Chuyện cũ trong
phủ chúa trịnh (Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình
Hổ)
?Thế tử xuất hiện qua ghi chép của TG như thế nào?
?Với tư cách là một lương y, trước căn bệnh của thế
tử, Lê Hữu Trác đã suy tính và quyết định chữa trị
như thế nào?
+Thái độ và cách chữa bệnh của những vị danh y
khác?
+Đứng trước tình huống đó, LHT đã đi đến quyết
định gì?
?Nhận xét về con người của Lê Hữu Trác?
?Nếu làm trong nghề y, em học tập được gì từ danh
y LHT?
?Nhận xét về nghệ thuật viết kí sự
-Trong phủ có nhiều kẻ phục dịch, hầu hạ
-Thế tử có đến 7- 8 thầy thuốc túc trực
-Gặp thế tử phải lạy, nói năng phải cung kính lễ phép
Cung cách sinh hoạt với nhiều nghi lễ khuôn phép Cuộc sống cao sang quyền quí đến tột cùng
Sự xa hoa, hưởng lạc và lộng hành của phủ chúa
Uy quyền của phủ chúa lấn át cả vua
2.2.Thái độ của tác giả a.Khi đối diện với cảnh sống nơi phủ chúa
-Khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa nhưng thực chất là tỏ thái độ dửng dưng và phê phán cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu sinh khí
-Cách ghi chép: vừa quan sát, miêu tả cụ thể vừa nhận xét, bình luận Lời văn pha chút mỉa mai, châm biếm
-Gián tiếp phản ánh cuộc sống khổ cực của nhân dân: vừa phục vụ triều đình của vua, vừa phải cung phụng phủ chúa
b.Khi bắt mạch kê đơn cho thế tử
-Cuộc đấu tranh tư tưởng giữa danh lợi và y đức tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của danh lợi
-Tìm ra cách chữa bệnh cho thái tử vừa giữ được lòng trung vừa giữ được y đức vừa có thể thoát khỏi vòng danh lợi
Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm, giàu y đức; là con người có nhân cách cao đẹp, coi thường danh lợi, yêu thích cuộc sống tự do, thanh bạch
2.3.Bút pháp kí sự đặc sắc của TP
-Khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động
Trang 4GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV nhận định tổng quát
-Bộc lộ thái độ một cách kín đáo, để sự vật tự nói lên ý nghĩa
-Có sự kết hợp giữa văn xuôi với thơ ca làm tăng chất trữ tình
III.T Ổ NG K Ế T
Qua đoạn trích, TG cho thấy:
-Cuộc sống xa hoa, hưởng lạc và sự lấn lướt của phủ chúa Trịnh chính là mầm mống dẫn đến căn bệnh thối nát, trầm kha của xã hội PKVN cuối thế kỉ XVIII
-Cái tôi cá nhân của TG: một nhà nho, một nhà thơ, một danh y có bản lĩnh, có khí phách và coi thường danh lợi
4.Củng cố: (Qua phần Tổng kết)
5.Dặn dò: -Đọc lại văn bản, học thuộc dẫn chứng
-Nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích (TP)
*Chuẩn bị bài mới: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
GV hướng dẫn: Đọc kĩ bài học sgk, nắm nội dung cơ bản của bài học
IV.RÚT KINH NGHIỆM