Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Vũ Trung tuỳ bút) Phạm Đình Hổ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ được được miêu tả thông quan những cảnh và những việc cụ thể: - Việc xây dựng đình đài và thú ngao du vô độ; - Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh; - Việc thu sản vật, thứ quý; Việc bày vẽ trang trí trong phủ gây phiền nhiễu, tốn kém. Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa: “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.”. Cảm nhận của tác giả về cái “triệu bất tường” mang ý nghĩa như sự phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc sa hoa trên mồ hôi, xương máu của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh suy tàn, tan vỡ tang thương. 2. Bọn quan lại hầu cận trong phủ Chúa đã “nhờ gió bẻ măng”, nhũng nhiễu, vơ vét của dân bằng những thủ đoạn trơ tráo, trắng trợn, vừa ăn cướp vừa la làng: “Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khiếu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dậm doạ lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà huỷ tường để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ.”. Kết thúc bài tuỳ bút, tác giả ghi lại việc có thực đã từng xảy ra trong nhà mình: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi”. Câu chuyện thực xảy ra ở chính gia đình tác giả có tác dụng làm tăng thêm tính xác thực, sinh động cho những chứng cứ lên án chúa Trịnh và quan lại. 3. So sánh đặc điểm của thể tuỳ bút với thể truyện qua Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và Chuyện người con gái Nam Xương, có thể rút ra nhận xét về sự khác nhau giữa hai thể văn này như sau: - Tuỳ bút là thể văn dùng để ghi chép những con người và sự việc cụ thể, có thực, qua đó người viết chú trọng bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy tư, nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Truyện là thể văn phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người. - Truyện thường phải có cốt truyện và nhân vật; cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kết thúc; nhân vật được xây dựng có đặc điểm ngoại hình, chi tiết miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí,… Tuỳ bút là sự ghi chép tuỳ hứng, có khi tản mạn, không theo một cốt truyện nào mà chủ yếu nhằm bộc lộ tình cảm, thái độ của tác giả. II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Nói tuỳ bút là thể văn ghi chép sự việc một cách cụ thể, sinh động nhưng tuỳ hứng không có nghĩa là bài văn được sắp xếp lộn xộn, không theo trật tự nào. Thực ra, điều đó chỉ có nghĩa rằng văn tuỳ bút không phụ thuộc vào một khuôn mẫu cố định nào đó (ví dụ như thơ Đường luật). Tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể, tác giả lựa chọn, sắp xếp các chi tiết, sự kiện theo những trật tự nhất định nhằm làm nổi bật vấn đề. Trong bài văn này, phần đầu tác giả miêu tả cung cách ăn chơi xa hoa của đám quan quân trong phủ chúa Trịnh, phần sau tác giả đề cập đến nỗi khổ sở của dân chúng trước sự nhũng nhiễu của đám quan quân. Phần cuối, tác giả điểm qua một vài ý về gia đình mình. Mọi chi tiết đều có tác dụng phơi bày sự mục rỗng của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh ở vào thời kì sắp suy tàn. Cách đọc: Trong bài văn này có nhiều từ cổ khó đọc (trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch, trượng, phụng thủ...), cần tập đọc nhiều lần từng từ, sau đó đọc cả đoạn văn rồi mới đọc cả bài.
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích "Vũ trung tùy bút" – Phạm Đình Hổ ) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: – Phạm đình Hổ (1768- 1839), tên chữ là Tùng Niên và Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ với những giai thoại họa thơ cùng nữ sĩ Hồ Xuân Hương: – Ông người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. – Xuất thân từ dòng dõi thế gia, cha từng đỗ cử nhân, làm quan dưới triều Lê. – Từ thuở nhỏ, ông từng ôm ấp mộng văn chương. Cuối đời Lê Chiêu Thống, ông vào học trường Quốc Tử Giám, thi đỗ sinh đồ, nhưng gặp lúc thời thế loạn lạc nên phải lánh về quê dạy học, ẩn cư – Đến triều Nguyễn, vua Minh Mạng vời ông ra làm quan. Được một thời gian, ông xin nghỉ việc. Ông đã mấy lần từ chức, rồi lại bị triệu ra. – Ông để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực triết học, lịch sử, địa lí, ngôn ngữ và văn học, tất cả đều bằng chữ Hán. – Di sản văn chương của ông tương đối lớn và rất có giá trị. Về văn có hai tập là "vũ trung tùy bút" và "tang thương ngẫu lục" (viết chung với Nguyễn Án). Về thơ, có hai tập "Đông Dã học ngôn thi tập" và "Tùng cúc liên mai tứ hữu". 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: – "Vũ trung tùy bút" (tùy bút viết trong những ngày mưa) là một tác phẩm văn xuôi đặc sắc viết bằng chữ Hán, viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ 19) gồm 88 mẩu chuyện nhỏ. – Ông viết về những vấn đề xã hội, con người mà tác giả chứng kiến và suy ngẫm. Giá trị của tác phẩm không chỉ ở văn chương nghệ thuật mà còn mở rộng trên nhiều lĩnh vực lịch sử, địa lí, văn hóa, xã hội học… b. Thể loại: thể tùy bút :một loại bút kí, thuộc thể loại tự sự nhưng cốt truyện đơn giản (thậm chí không có chuyện), ghi chép tùy hứng, tản mạn, gặp gì ghi nấy, nhớ đâu ghi đó, không cần hệ thống, kết cấu gì cả (tùy bút trung đại không hoàn toàn giống với tùy bút hiện đại: Cô tô, Cây tre Việt Nam) c. Nội dung "Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh" ghi chép về cs và sinh hoạt ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm (1742- 1782), một vị chúa nổi tiếng thông minh quyết đoán và kiêu căng xa xỉ, càng về cuối đời càng bỏ bê triều chính, đắm chìm trong xa hoa hưởng lạc cùng Tuyên Phi Đặng Thị Huệ. 3. Bố cục đoạn trích a. Từ đầu đến "triệu bất tường"=> Cs xa hoa hưởng lạc của Thịnh Vương Trịnh Sâm b. Phần còn lại: Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng. II. Tìm hiểu văn bản 1. Phân tích a. Cuộc sống xa xỉ, vô độ của Thịnh Vương Trịnh Sâm và bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa – Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả ý thích "chơi đèn đuốc", ngắm cảnh đẹp. Ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa, vì vậy "việc xây dựng đình đài cứ liên miên", hao tiền tốn của. – Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ: + Diễn ra thường xuyên (tháng ba, bốn lần) + Huy động rất đông người phục dịch (binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ- mà hồ Tây thì rất rộng) + Bày đặt nhiều trò chơi giải trí lố lăng, tốn kém ( các nội thần ăn mặc giả đàn bà bày bán hàng quanh hồ, thuyền ngự dạo trên hồ, chốc chốc lại ghé vào bờ mua bán, dàn nhạc bố trí khắp nơi quanh hồ để tấu nhạc làm vui….) – Cảnh trong vườn phủ chúa được tô điểm bởi những vật "phục thủ" thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ. + Chim quý, thú lạ, cây cổ thụ. Những hòn đá hình dáng kì lạ + Chậu cây cảnh, có những cây cảnh "rễ dài đến vài trượng", phải một đội cơ binh mới khiêng nổi. + Núi non bộ "điểm xuyết bày vẽ" trong phủ chúa => Phạm đình Hổ đã được mắt thấy tai nghe những chuyện cũ đã xảy ra trong quá khứ nên cách kể, cách tả của ông rất sống, từng sự việc, từng cảnh tượng lại hiện lên qua những câu văn thật sinh động. Tất cả đều toát lên thói ăn chơi, xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa. – Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực, khách quan. – Sử dụng biện pháp liệt kê và miêu tả tỉ mỉ một số sự kiện tiêu biểu để khắc họa ấn tượng: (Từ chuyện Thịnh Vương thích đi chơi ngắm cảnh đẹp đến chuyện xây dựng đền đài liên tục; từ trò tạo cảnh mua bán các thứ quanh bờ hồ đến thú nghe hòa nhạc mỗi lúc chúa dạo chơi trên bờ Tây Hồ; rồi cảnh vườn trong phủ chúa với bao nhiêu "trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch", điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non mà chúa đã "sức thu" từ chốn dân gian…) – Không xen lời bình của tác giả, để sự việc tự nói lên ý nghĩa của chúng. – Câu văn "đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường" đã thể hiện thái độ dự đoán của tác giả trước cảnh xa hoa dâm đãng, ghê rợn trước một cái gì không bình thường chứ không phải là cảnh thái bình thịnh trị thực sự. Tác giả đã bình bằng một điềm báo: "Triệu bất tường" là điềm xấu, điềm gở, chẳng lành. Câu văn miêu tả vẽ ra cảnh u ám, đầy âm khí như kết đọng nỗi oán hờn của dân gian, chứa đựng ý nghĩa cảnh báo sự suy vong tất yếu của triều đại Lê – Trịnh. Cái âm thanh của chim kêu vượn hót ran bốn bề ấy chính là "lời ca thán căm thù của nhân dân đối với ngai vàng mục nát của vua Lê – chúa Trịnh. Quả vậy, chỉ ngay sau khi Trịnh Sâm qua đời, đã xẩy ra loạn kiêu binh, rồi các sự kiện lịch sử: Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất (1788), Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta và bị đánh tan tành – đó là "triệu bất tường" đối với chúa Trịnh, là ngày tàn của bạo chúa…. b. Những thủ đoạn và hành động của bọn hoạn quan thái giám – Chúng đã ra ngoài dọa dẫm . Dò xét xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quý thì biên hai chữ "phụng thủ" (lấy để tiến, dâng chúa) – Đêm đến, lẻn ra, sai lính đến đem về, có khi phá nhà đập tường đẻ đưa cây hoặc đá non bộ đi. – Buộc gia chủ phải cất, giấu vật phụng thủ, dậm dọa tống tiền => Đó là thủ đoạn vừa ăn cắp, vừa la làng của bọn tay sai quái đản, một quy trình quen thuộc của bọn hoạn quan thừa gió, bẻ măng, đục nước béo cò. Để được sống xa hoa, hưởng lạc đế vương, từ chúa đến quan trở thành bọn cướp ngày trắng trợn, xảo quyệt ra sức hoành hành trấn lột khắp chốn cùng quê. (cướp đêm là giặc cướp ngày là quan). – Sở dĩ chúng làm được như vậy là vì thời chúa Trịnh Sâm, bọn hoạn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sùng ái, bởi chúng có thể giúp chúa đắc lực trong việc bày các trò ăn chơi hưởng lạc. Do thế chúng cũng ỷ thế nhà chúa mà hoành hành, tác oai, tác quái trong nhân dân để thoải mãn thú chơi xa xỉ. Đúng là dột từ nóc dột xuống: "thượng bất chính, hạ tắc loạn" (trên không nghiêm, dưới sinh loạn). – Những hành vi của chúng gây cho dân lành lương thiện nhiều nỗi cơ cực và cs luôn trong tình trạng bất ổn: bị vu oan, hãm hại, cửa nát nhà tan "Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá hủy tường nhà để khiêng ra". Người giầu có bỗng thành miếng mồi ngon cho bầy diều quạ hung dữ mượn danh Chúa đục khoét, hành hạ…. – Kết thúc đoạn văn miêu tả thủ đoạn của bọn hoạn quan này, tác giả kể lại một sự việc có thật tại gia đình mình: Bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quý, rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai họa. Chi tiết này vừa tăng tính chân thực, tạo niềm tin cho người đọc mai hậu, vừa phê phán bộ mặt tham lam, ghê tởm của bọn quan lại thời Lê- Trịnh, vạch trần sự thối tha trong phủ chúa => Cách miêu tả của tác giả cũng vẫn tương tự như đoạn trên, nghĩa là rất tỉ mỉ, cụ thể, có vẻ như khách quan, lạnh lùng. Nhưng đến đoạn tả cây lê, cây lựu nở hoa trắng, hoa đỏ thì xúc cảm đã hiện ra: xót xa, tiếc, hận, giận mà chẳng làm gì được vì mình là kẻ thuộc hạ dưới quyền, là thần dân dưới quyền cai trị của một vương triều thối nát. 2. So sánh sự giống nhau, khác nhau về thể loại giữa tùy bút, bút kí, kí sự với truyện? Gợi ý Tùy bút Truyện – Thuộc loại tự sự – Văn xuôi – Có chi tiết, sự việc, cảm xúc, nhân vật – Cốt truyện nhất thiết phải có, có khi lắt lẽo, phức tạp – Cốt truyện đơn giản, mờ nhạt hoặc không có cốt truyện – Kết cấu tự do, lỏng lẻo, có khi tản mạn, tùy theo cảm xúc của người viết – giàu tính cảm xúc, chủ quan (chất trữ tình) – Chi tiết sự việc chân thực có khi từ những điều mắt thấy tai nghe trong thực tiến cs. (chất tự sự) – Kết cấu chặt chẽ, có sự dàn bày, sắp đặt đầy dụng ý nghệ thuật của người viết – Tính cảm xúc, chủ quan được thể hiện kín đáo qua nhân vật hoặc sự việc – Chi tiết, sự việc phần nhiều được hư cấu, sáng tạo. ... vẽ" phủ chúa => Phạm đình Hổ mắt thấy tai nghe chuyện cũ xảy khứ nên cách kể, cách tả ông sống, việc, cảnh tượng lại lên qua câu văn thật sinh động Tất toát lên thói ăn chơi, xa xỉ, vô độ chúa Trịnh. ..a Cuộc sống xa xỉ, vô độ Thịnh Vương Trịnh Sâm bọn quan lại hầu cận phủ chúa – Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài nơi để thoả ý thích "chơi đèn đuốc",... cận phủ chúa – Các việc đưa cụ thể, chân thực, khách quan – Sử dụng biện pháp liệt kê miêu tả tỉ mỉ số kiện tiêu biểu để khắc họa ấn tượng: (Từ chuyện Thịnh Vương thích chơi ngắm cảnh đẹp đến chuyện