Trình bày được áp dụng trị liệu cơ chế tác dụng, các tác dụng phụ, chống chỉ định và tương tác các thuốc thườngđược sử dụng trong điều trị nhiễm giun sán II.ĐẠI CƯƠNG VỀ GIUN SÁN ợ- KST
Trang 1THUỐC ĐIỀU TRỊ GIUN SÁN
I.MỤC TIÊU:
1.Trình bày liệt kê được các thuốc điều trị giun sán
2 Trình bày được áp dụng trị liệu cơ chế tác dụng, các tác dụng phụ, chống chỉ định và tương tác các thuốc thườngđược sử dụng trong điều trị nhiễm giun sán
II.ĐẠI CƯƠNG VỀ GIUN SÁN
ợ- KST đường ruột đại diện cho một nhóm quan trọng của các bệnh nhiễm trùng.
Chúng thườn ít được coi trọng khi so sánh các nguyên nhân lâm sàng của bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột với các bệnh liên quan đến vi khuẩn, virus và các độc
tố của vi sinh vật, nhưng chúng vẫn đại diện cho một gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu do các trường hợp lây lan và tử vong liên quan
- Các KST đường ruột thường liên quan đến các vùng phát triển kinh tế kém với các điều kiện vê sinh môi trường kém
- KST đường ruột là những yếu tố bệnh cá nhân và cộng đồng quan trọng ở các nước đã phát triển về kinh tế Khi việc chẩn đoán KST đường ruột bị chậm trể hoặc
bị bỏ qua, cả hai đối tượng bệnh nhân và cả xã hội điều chịu ảnh hưởng làm giảm
sự tăng trưởng hieeujquar kinh tế, chất lượng và thời gian sống
Tác hại của giun sán:
- Giun sán chiếm thức ăn và máu của ký chủ nên sức đề kháng của cơ thể bị giảm, tạo điều kiện làm cho các bệnh khác trầm trọng hơn như lao, kiết lỵ, sốt rét,
- Trên tiêu hóa: Giun sán thường gây ra các rối loạn về đường tiêu hóa với các
triệu chứng lúc tiêu chảy, lúc táo bón, đôi khi gây đau bụng và buồn nôn, làm cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng, thức ăn qua ruột làm suy yếu bệnh nhân kéo dài
- Trên thần kinh: có thể ảnh hưởng gây co giật, mê sảng ở trẻ em hoặc người lớn
nhạy cảm, có cơ địa yếu
- Trên huyết học: đa số gây tăng bạch cầu ưa acid và một số giun có thể làm giảm
lượng hồng cầu, gây thiếu máu nhược sắc(giun móc)
Trang 2Ngoài ra, giun sán có thể gây ra các biến chứng như đau bụng cấp tính, viêm tá tràng, viêm ruột thừa, hiện tượng dị ứng, thủng ruột, tắt ống dẫn mật
Chẩn đoán lâm sàng giun sáng thường không chính xác vì các triệu chứng bệnh không đặc trưng, không rõ rệt, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, không xác định được mức độ giun sán ký sinh trong cơ thể Có thể chẩn đoán gián tiếp bằng xét nghiệm huyết thanh hặc trực tiếp bằng xét nghiệm mẫu phân, đờm, máu, nước tiểu
III.PHÂN NHÓM THUỐC
1.Thuốc trị giun:
+ Trị giun trong ruột: Piperazin, mebendazol, albendazol, thiabendazol, pyrantel,…
+Trị giun ngoài ruột: Diethylcarbamazin, suramin, thiabendazol
2 Thuốc trị sán:
+Trị sán trong ruột: Nicloxamid, quinacrin
+ Trị sán ngoài ruột: Praziquantel, chloroquin, quinacrin,
IV CÁC THUỐC SỬ DỤNG ĐIỀU TRỊ GIUN SÁN
1 Thuốc điều trị giun
1.1.Mebendazol
Là dẫn xuất benzimidazol, ít tan trong nước và dung môi hữu cơ Tan được trong dd hydroxyd kim loại kềm và acid hyrocloid loãng Các thuốc cùng dẫn suất
là albendazol, thiabenazol và flubendazol
Tác dụng:
Thuốc có phổ kháng giun rộng hiệu quả cao trên giai đoạn trưởng thành và
ấu trùng của các giun đũa, kim, móc, mỏ thuốc cũng diệt được trứng của giun đũa
và giun tóc
Với liều cao, thuốc có tác dụng với nang sán, trùng roi Giardia lumblia
Cơ chế:
Thuốc liên kết với các tiểu quản của ký sinh trùng, ức chế sự trùng hợp tiểu quản thành các vi tiểu quản (là thành phần thiết yếu cho sự hoạt động bình thường của tế bào ký sinh trùng), do đó làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen,
Trang 3giảm ATP (nguồn cung cấp năng lượng cho ký sinh trùng) Cuối cùng ký sinh trùng bị bất động và chết
Dược động học:
Thuốc hấp thu qua đường uống, sinh khả dụng thấp( 20%) Sự hấp thu sẽ tăng lên khi uống Mebendazol cùng với thức ăn có chất béo Đạt nồng độ đỉnh sau khi uống 4 giờ và có thời gian bán thải 1 giờ
Chuyển hóa chủ yếu ở gan gây mất hoạt tính, và thải trừ ở 2 dạng thuốc và chất chuyển hóa qua mật vào phân, chỉ một lượng nhỏ (5 – 10%) thải qua nước tiểu
Tác dụng không mong muốn:
Các tác dụng không mông muốn thường do độc tố giải phóng ra khi bị phân hủy
- Đôi khi bị rối loạn tiêu hóa, đau đầu nhẹ
- Dùng liều cao để điều trị nang sán, có thể gây ức chế tủy xương, rụng tóc, viêm gan,viêm thận, sốt và viêm da tróc vẩy
Tương tác thuốc
Cimetidin ức chế chuyển hóa Mebendazol có thể làm tăng nồng độ Mebendazol trong huyết tương
Dùng đồng thời với Phenytoin hoặc Carbamazepin sẽ làm giảm nồng độ Mebendazol trong máu
Chỉ định:
- Trị giun kim: liều duy nhất 100mg/lần, có thể lập lại liều trên sau 2 tuần
- Trị giun đũa và các loại giun khác: 100mg x2 lần/ngày x3 ngày hoặc dùng liều duy nhất 500mg/lần
- Trị nang sán: 200mg x2-3 lần/ ngày, đợt điều trị 20-30 ngày
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với thuốc, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, trẻ dưới 2 tuổi, suy gan
1.2 Albendazol
Trang 4Là dẫn xuất benzimidazol carbamat, cấu trúc hóa học có nhiều liên quan với mebendazol
Tác dụng:
Thuốc có tác dụng tốt với nhiều loại giun như đũa, kim, tóc, móc, mỏ, lươn, xoắn và sán dây
Có tác dụng trên cả giai đoạn trưởng thành hoặc ấu trùng của các loại giun sán Tác dụng tốt trên giun xoắn, ấu trùng di chuyển dưới da, cơ, ấu trùng sản ở các
mô và sán dây các loại.Còn dùng điều trị nang sán, sán lá gan, sán bò, sán lợn
Cơ chế: tương tự Mebendazol.
Dược động học:
Thuốc được hấp thu rất kém, khoảng 5% qua ống tiêu hóa, hầu hết tác động chống giun xảy ra ở ruột, để có tác động ở mô phải sử dụng liều cao và lâu dài Thuốc chuyển hóa lần đầu ở gan rất nhanh Chất chuyển hóa sulfoxid đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương sau 1-4 giờ và tăng gấp 2 -4 lần khi sử dụng với thức ăn chứa nhiều chất mỡ Talbendzol được oxy hóa thành chất chuyển hóa sulfoxid có tác động, sau đó chuyển thành sulfon không có tác động Thải trừ phần lớn qua thận, một lượng nhỏ qua mật Thời gian bán thải khoảng 9 giờ
Tác dụng không mong muốn:
Khi điều trị trong thời gian ngắn (1 – 3 ngày), khoảng 6% BN gặp một vài tác dụng không mong muốn nhẹ: đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, mệt, mất ngủ, đau thượng vị và rụng tóc
Dùng liều cao, kéo dài để điều trị năng sán hoặc ấu trùng sán lớn có tổn thương não, tác dụng có hại thường gặp nhiều và nặng hơn; đau đầu, rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, ban đỏ,…
Tương tác thuốc
Dexamethason, cimetidin, praziquantel làm tăng nồng độ albendazol sufoxid trong máu khi dùng thuốc
Chỉ định và liều dùng:
- Trị các loại giun và ấu trùng: NL: 400mg/lần TE: 200mg/lần, liều duy nhất
Trang 5- Trị giun lương và sán dây: 400mg/lần/ngày, đợt điều trị 3-14 ngày
- Trị nang sán: 10-15mg/kg/ngày chia 3 lần, đợt điều trị 28 ngày
- Trị ấu trùng sán trong não: 5mg/kg/lần x 3 lần/ngày, đợt 28 ngày
Chống chỉ định: phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi, người có bệnh gan nặng, suy
tủy, giảm bạch cầu
1.3.Thiabendazol
Tác dụng
Thiabedazol có tác dụng tương tự như mebendazol Ngoài ra thiabendazol còn có tác dụng cả với ấu trùng giun di chuyển dưới da làm giảm các triệu chứng viên do ký sinh trùng gây ra
Chỉ định và liều dùng
- Trị giun lươn: 25mg/kg x 2 lần/24h Có thể nghỉ 1 tuần rồi dùng tiếp đợt khác
- Ấu trùng di chuyển dưới da: 25mg/kg x2 lần/24h x2 ngày Kết hợp với đắp tại chỗ
- Thuốc nên uống sau bửa ăn để giảm tác dụng không mong muốn
1.4 Pyrantel
Dược động học
Thuốc ít hấp thu qua đường tiêu hóa nên có tác dụng tốt với các loại giun ký sinh ở trong lòng ruột Thuốc thải trừ chủ yếu qua phân ở dạng không chuyển hóa,
<7% thải trừ qua nước tiểu
Tác dụng và cơ chế:
Là thuốc điều trị giun phổ rộng, có hoạt tính cao trên giun đũa, giun kim, giun móc, giun xoắn,… hiệu quả diệt dung trên 90% Thuốc không có tác dụng trên giun tóc, không có tác dụng trên các loại ấu trùng di chuyển dưới da và ở mô
Cơ chế: Thuốc phong bế thần kinh cơ, làm liệt giun theo kiểu các chất cura gây
khử cực lâu bền, co cứng và bất động giun rồi tống ra ngoài theo phân
Chỉ định và liều dùng
- Trị giun đũa và giun kim: 10mg/kg/lần( tối đa 750mg) liều duy nhất
Trang 6- Trị giun móc: 10mg/kg/lần/24h x 2-3 ngày
Tác dụng không mong muốn
Thường nhẹ, thoáng qua và ít gặp: nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, ngày ngật và mất ngủ
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và cho con bú
1.5 Piperazin
Dược động học
Hấp thu qua đường tiêu hóa Thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu sau khi uống 2-4 giờ Khoảng 25% thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu khoảng 20% trong 24 giờ đầu
Tác dụng và cơ chế
Có tác dụng với giun đũa và giun kim Tỷ lệ diệt giun đạt trên 90%
Cơ chế: làm liệt giun do ức chế tác động của acetylcholin trên cơ vân của giun, nghĩa là làm giảm đáp ứng với acetylcholin, ngăn cản sự thấm ion qua màng
tế bào, làm giun bị liệt không còn khả năng bám vào ruột và bị nhu động ruột đẩy
ra ngoài Thuốc còn làm giảm acid uric huyết nên còn dùng điều trị bệnh gút
Chỉ định và liều dùng
- Trị giun đũa: NL: 75mg/kg/24h( tối dad3,5g/24h) x 2 – 3 ngày TE 2-12
tuổi: liều như trên nhưng tối đa 2,5g/24h
- Trị giun kim: 50mg/kg/24h, đợt 7 ngày
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp là rối loạn tiêu hóa, ban da, gây tắc ruột hoặc giun chiu qua ống mật Quá liều gây rối loạn thần kinh, nhứt đầu, chóng mặt, rối loạn vận động, co giật
Chống chỉ định: Những người bị tổn thương gan thận nặng, tiền sử bị động kinh,
bệnh tâm thần và phụ nữ mang thai
Tương tác thuốc: Đối kháng với pyrantel, bephenium và levamisol do vậy không phối hợp với nhau
1.6 Diethylcarbamazin
Trang 7Là dẫn xuất của piprerazin
Dược động học:
Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa Sau khi uống 1-2 giờ, thuốc đạt nồng
độ tối đa trong máu Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu thời gian bán thải 2-10 giờ tùy thuộc vào pH nước tiểu Nếu pH nước tiểu kềm, thuốc thải trừ chậm
Tác dụng và cơ chế:
Có tác dụng diệt giun trưởng thành và ấu trùng giun chỉ Với giun chỉ Onchocerca volvolus, thuốc diệt được ấu trùng di chuyển dưới da, nhưng ít có tác dụng trên giun trưởng thành nằm ở các hạch nhỏ Để tránh tác dụng không mong muốn do dung chết nên tăng liều theo bậc thang và cho người lớn liều 1,5mg /ngày đầu , 3 liều 50mg cho ngày thứ 2 và 3 liều 100mg cho ngày thứ 3 và su đó duy trì
2mg/kgx3laanf/ngày trong 2-3 tuần Dạng chế phẩm có tác dụng là muối diethylcarbamazin citrat
Cơ chế:
Làm giảm hoạt động và gây liệt cơ giun do gây bất động làm giun rời khỏi
vị trí cư trú rồi bị tống ra ngoài
Làm thay đổi màng ngoài của ấu trùng giun chỉ, làm lộ bề mặt phôi để tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống kháng thể của vật chủ tiêu diệt, thuốc làm tăng phản ứng viêm và miễn dịch trên người
Chỉ định và liều dùng
- Trị các loại giun chỉ: W Bancrofti, B malayi, L loa: 2mg/kg/lần x 3
lần/24h, đợt điều trị 3 tuần Để điều trị khỏi hẳn phải dùng nhiều đợt, liên tục trong 2-3 năm
- Trị giun chỉ O volvulus: 4-5mg/kg/24h chia 2 lần, dợt 3-4 tuần
Thuốc nên khởi đầu liều thấp sau tăng dần tới liều có hiệu quả, uống sau khi
ăn Nên phối hợp với suramin để diệt cả giun chỉ trưởng thành
Tác dụng không mong muốn
Do thuốc: thường gặp là nhức đầu, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi Ít gặp là
buồn nôn, nôn, chóng mặt
Trang 8Do giun: Gây phù, ngứa, tổn thương thị giác, sốt nhức đầu, rối loạn tiêu hóa,
khó chịu
Để giảm các tác dụng không mong muốn, nên dùng liều tăng dần và dùng các corticoid hoặc các thuốc kháng histamin H1 dự phòng
1.7 Ivermectin
Thuốc được phân lập từ Streptomyces avermitilis, có tác dụng với nhiều loại giun như: giun đũa, giun kim, giun móc và giun chỉ Tuy nhiên thuốc chủ yếu dùng điều trị ấu trùng giun chỉ Onchocerca volvolus di trú dưới da Thuốc ít có tác dụng trên giun chỉ trưởng thành, không có tác dụng trên sán
Cơ chế: thuốc làm liệt cơ giun do kích thích GABA ở thần kinh cơ giun
Liều dùng: NL và TE trên 5 tuổi uống liều duy nhất 2,5-10mg/lần, 1-2 lần/năm.
Thuốc nên uống vào buổi sáng trước khi ăn
Tác dụng không mong muốn:
Chủ yếu do độc tố giun tiết ra sau khi phân hủy như ngứa, sốt, hoa mắt, chóng mặt, đau cơ, đau khớp, hạ huyết áp tư thế đứng,…
Chống chỉ định: trẻ em dưới 5 tuổi
1.8 Suramin
Suramin có tác dụng diệt cả ấu trùng và giun chỉ trưởng thành Thuốc gây độc tính cao, nhất là đối vói gan và thận nên chỉ dùng khi có giám sát chặt chẽ của thầy thuốc
Liều dùng: liều tăng dần từ 0,2; 0,4; 0,6; 0,8 và 1g/24h tiêm tĩnh mạch
2 Thuốc điều trị sán
2.1 Niclosamid
Là dẫn xuất salicylanilid có clor, bột màu vàng nhạt, không mùi, không vị, không tan trong nước
Tác dụng:
Thuốc có hiệu lực cao với sán bò, sán lợn, sán cá, sán dây ruột, không có tác dụng trên ấu trùng sán lợn
Dược động học:
Trang 9Thuốc hầu như không hấp thu qua ống tiêu hóa Thấm vào thân sán qua tổn thương mà niclosamid tạo ở vỏ sán, sán bị diệt ngay tại ruột của vật chủ
Cơ chế:
Thuốc có tác dụng tại chỗ, khi tiếp xúc với thuốc, đầu và thân sán bị “giết” ngay vì niclosamid ức chế sự oxy hóa
Thuốc còn ức chế ATP, ức chế sự thu nhập glucose của sán Sán không bám được vào thành ruột, bị tống ra ngoài theo phân
Tác dụng không mong muốn:
Thuốc dung nạp tốt, ít gây tác dụng phụ, Có thể gặp các rối loạn nhẹ về tiêu hóa Các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, ban đỏ, ngứa hiếm gặp hơn và có thể do giải phóng các kháng nguyên từ ký sinh trùng bị phân hủy
Tương tác thuốc
Rượu làm tăng khả năng hấp thu của niclosamid qua ống tiêu hóa, gây độc
Vì vậy, không được dung rượu trong khi điều trị
Chỉ định: dùng khi nhiễm sán bò, sán cá và sán lợn Dùng điều trị sán dây ruột khi
không có praziquantel
2.2 Praziquantel
Praziquantel là dẫn xuất isoquinolein – pyrazin tổng hợp
Tác dụng:
Thuốc có hiệu quả cao đối với giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của sán máng, các loại sán lá và sán dây
Praziquantel không diệt được trứng sán, không phòng được bệnh nang sán
Cơ chế: thuốc làm tăng tính thấm của màng tế bào sán với ion calci, làm sán co
cứng và cuối cùng làm liệt cơ của sán
Khi tiếp xúc với praziquantel, vỏ sán xuất hiện các mụn nước, sau đó vỡ tung ra và phân hủy Cuối cúng sán bị chết và tống ra ngoài
Dược động học:
Thuốc được hấp thu nhanh khi uống, trên 80% liều dùng được hấp thu Đạt nồng độ tối đa sau 3 giờ Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu
Trang 10Tác dụng không mong muốn:
Phản ứng phụ thường nhẹ: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, ngứa, mề đay, sốt nhẹ, đau khớp, tăng nhẹ enzym gan
Các dấu hiệu sốt nhẹ, ngứa, phát ba đôi khi đi cùng tới tăng bạch cầu ưa acid
có thể do giải phóng protein ngoại lai từ sán chết
Tác dụng phụ thường gặp ở BN nhiễm sán nặng, mức độ và tần suất có phản ứng có hại tăng theo liều lượng thuốc
Tương tác thuốc
Carbamazepin, phenytoin và corticoid làm giảm đáng kể nồng độ praziquantel trong huyết tương, trong khi cimetidin có tác dụng ngược lại
Chỉ định và liều dùng:
- Sán máng, sán lá:25mg/kg/lần, dùng 1-2 ngày
- Sán dây: 5-10mg/kg liều duy nhất
- Ấu trùng sán: 50mg/kg/24h chia 3 lần, đợt 15-20 ngày
Thuốc nên uống trong bửa ăn, không được nhai
Chống chỉ định:
- Bệnh gạo sán trong mắt, bệnh gạo sán tủy sống
- Nên thận trọng ở người suy gan, phụ nữ có thai và cho con bú
- Không được lái xe, điều khiến máy móc… trong khi dùng thuốc vì gây choáng váng
2.3 Metrifonat
Là một phức hợp phospho hữu cơ, tác dụng chủ yếu trên các loài sán máng gây tổn thương ở bàng quang
Tác dụng:
Diệt sán máng ở cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, không có hiệu lực với sán lá
Dược động học:
Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, Metrifonat và dichlorvos (chất chuyển hóa còn hoạt tính của metrifonat) được thải trừ hoàn toàn qua thận