1.6 Bố cục nội dung nghiên cứu Đề tài được cấu trúc thành 5 chương cụ thể như sau: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghi
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu 2
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
1.3.1Phương pháp phân tích số liệu 2
1.4 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu là những số liệu và báo cáo về Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.2.1 Không gian 2
1.4.2.2 Thời gian 2
1.5 Ý nghĩa đề tài 3
1.6 Bố cục nội dung nghiên cứu 3
2.1 Khái niệm và chức năng của Ngân hàng thương mại 4
2.1.1 Định nghĩa về NHTM 4
2.1.2.1 Chức năng: 4
2.1.2.2 Hoạt động: 5
2.2 Các vấn đề tín dụng về ngân hàng 6
2.2.1 Khái niệm tín dụng 6
2.2.2 Chức năng và vai trò của tín dụng 6
2.2.3 Phân loại tín dụng 8
2.3 Các hình thức huy động vốn 9
2.3.1 Huy động bằng tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức cá nhân dùng cho thanh toán 9
2.3.2 Huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 9
2.3.3 Huy động vốn bằng các chứng từ có giá 9
i
Trang 22.4.2 Thông thường rủi ro tín dụng xảy ra do những nguyên nhân sau: 10
2.4.3 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 10
2.5 Lãi suất cho vay 10
2.6 Về công tác cho vay đối với khách hàng 11
2.6.1 Nguyên tắc cho vay 11
2.6.2 Điều kiện cho vay 11
2.6.3 Đối tượng cho vay 11
2.6.4 Thời hạn cho vay 11
2.7 Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng 12
2.7.1 Doanh số cho vay 12
2.7.2 Doanh số thu nợ 12
2.7.3 Dư nợ 12
2.7.4 Nợ quá hạn 12
2.7.5 Nợ xấu 12
- Nhóm 5: 100%: Nợ trên 360 ngày 13
2.7.6 Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) 13
2.8 Một số chỉ số phản ánh hoạt động tín dụng 13
2.8.1 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (%, lần) 13
2.8.2 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (%) 13
2.8.3 Hệ số thu nợ 15
2.8.4 Vòng quay vốn tín dụng 15
2.8.5 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) 15
2.8.6 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (%) 16
2.9 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài 16
2.9.1 Phương pháp so sánh 16
2.9.2 Phương pháp tỷ trọng 17
2.9.3 Phương pháp đồ thị 17
2.9.4 Phương pháp suy luận diễn giải 17
2.10 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 17
3.1 Thông tin chung về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận 17
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17
3.1.2 Giới thiệu sơ lược về huyện Vĩnh Thuận 19
3.1.3 Ngành nghề - Lĩnh vực kinh doanh 20
3.1.4 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội 22
ii
Trang 33.1.4.1 Tình hình kinh tế - xã hội 22
3.1.4.2 Hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận 22
3.1.5 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Vĩnh Thuận 22
3.1.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 22
3.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị 23
3.1.6 Chức năng của chi nhánh NHNN & PTNT chi nhánh Vĩnh Thuận 24
3.1.9 Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận 30
3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN 33
3.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2015 – 2017) 33
3.2.1.1 Vốn huy động 36
3.2.1.2 Vốn điều chuyển: 37
3.2.2 Tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2015 – 2017) 42
3.2.2.1 Doanh số cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Vĩnh Thuận 42
3.2.2.2 Doanh số thu nợ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận 48
3.2.2.3 Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm 53
3.2.2.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm 57
3.3.1 Vòng quay vốn tín dụng 61
3.3.2 Dư nợ trên tổng vốn huy động 62
3.3.3 Nợ xấu trên tổng dư nợ 62
3.3.4 Tỷ lệ thu hồi nợ 62
3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận 63
3.4.1 Nhân tố khách quan 63
3.4.2 Nhân tố chủ quan 64
4.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận 66
4.1.1 Thuận lợi và cơ hội 66
iii
Trang 4DỤNG TẠI NHNo&PTNT VĨNH THUẬN 68
4.2.1 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn 68
4.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong công tác cho vay 70
5.1 Kết luận 72
5.2 Kiến nghị 73
5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 73
5.2.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 74
5.2.3 Một số kiến nghị đối với chi nhánh NHNo&PTNT Vĩnh Thuận 74
5.2.4 Đối với chính quyền địa phương 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
iv
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 26
qua 3 năm 2015 – 2017 26
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017 34
Bảng 3.3, Tình hình huy động vốn tại ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017 38
Bảng 3.4 Doanh số cho vay theo đối tượng vay của ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017 .43
Bảng 3.5 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017 .46
Bảng 3.6 Doanh số thu nợ theo đối tượng vay của ngân hàng qua 3 năm 49
2015 – 2017 49
Bảng 3.7 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017 .50
Bảng 3.8 Tình hình dư nợ theo đối tượng vay của ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017 .53
Bảng 3.9 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế `của ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017 .55
Bảng 3.10 Nợ quá hạn theo đối tượng vay của ngân hàng qua 3 năm 58
2015 – 2017 58
Bảng 3.11, Nợ quá hạn theo ngành kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 59
2015 – 2017 59
Bảng 3.12, Các chỉ số ảnh hưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 61
3 năm 2015 – 2017 61
v
Trang 6Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng chi nhánh 23Hình 3.2, Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 28qua 3 năm 2015 - 2017 28Hình 3.3 Tình hình huy động vốn và vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn qua 3năm 2015 – 2017 35Hình 3.4, Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2015– 2017 36Hình 3.5, Cơ cấu các loại vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017 39Hình 3.6 Doanh số cho vay theo đối tượng vay của ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017 44Hình 3.7 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017 46Hình 3.8 Doanh số thu nợ theo đối tượng vay của ngân hàng qua 3 năm 2015 - 2017 49Hình 3.10, Tình hình dư nợ theo đối tượng vay của ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017 54Hình 3.11 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017 56
vi
Trang 8chuyên đề được logic
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, thị trường tàichính được mở rộng vừa tạo điều kiện tăng cường hợp tác, vừa làm tăng thêm sức épcạnh tranh giữa các Ngân hàng trong và ngoài nước Hàng loạt các Ngân hàng thươngmại cổ phần, Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài với khoa học công nghệ, trang thiết
bị hiện đại đã ra đời Thực trạng này đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải có sự đổi mới tronghoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là cần tăng quy mô vốn hoạt động, phát triểnnguồn nhân lưc, mở rộng mạng lưới,… Vấn đề này đòi hỏi Ngân hàng cần có kế hoạchkinh doanh phù hợp trong việc huy động vốn cho vay vốn, công tác xử lý rủi ro saucho thích hợp và hiệu quả nhất
Ngân hàng là một trong những nơi mà Nhà nước có thể điều tiết nền kinh tế mộtcách tốt nhất Điều chỉnh lượng cung-cầu tiền trong nền kinh tế Giúp nền kinh tế pháttriển một cách bền vững, toàn diện hơn và đòi hỏi Ngân hàng cần phải hoạt động cóhiệu quả để hoàn thành sứ mệnh “phục vụ nhân dân” của mình Cụ thể là Ngân hàngNông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo & PTNT) chi nhánh huyệnVĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyệnVĩnh Thuận có thể được xem là trái tim cung cấp vốn của nhân dân Hoạt động tíndụng của Ngân hàng là hoạt động chủ đạo nhất Vì vậy, phân tích hoạt động tín dụngcủa Ngân hàng là một điều cần thiết Với hi vọng rằng NHNo & PTNT chi nhánhhuyện Vĩnh Thuận ngày càng phát triển bền vững để hoàn thành xứ mệnh của mình
Và mong muốn có thể góp một phần công việc vào sự nghiệp phát triển phồn thịnh củangân hàng, qua việc đánh giá hoạt đọng tín dụng một cách tổng quát bên cạnh đó xinđóng góp them một vài ý kiến làm tham khảo đi cùng sự phát triển vững mạnh củangân hàng quê hương em Từ những lý do trên,đề tài“Phân tích hoạt động tín dụng tạiNgân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện VĩnhThuận – Kiên Giang (2015-2017)” được chọn để nghiên cứu
viii
Trang 9Chương 1: GIỚI THIỆU 1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển NôngThôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận qua 3 năm 2015 – 2017 để thấy rõ thựctrạng tín dụng tại Chi nhánh hiện nay, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm nâng caochất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chi nhánh trong tương lai
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khái quát về cơ cấu nguồn vốn, tình hình thu nhập – chi phí – lợinhuận của ngân hàng
- Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
- Đề xuất một số giải pháp nhầm làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chinhánh trong tương lai
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh trong 03 năm (2015,2016, 2017), một số văn bản của ngân hàng.Ngoài ra đề tài còn sử dụng số liệu, thông tin,…từ các nguồn sách, báo, tạp chí kinh tế,ngân hàng và những kiến thức đã học vào bài nghiên cứu
1.3.1Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối, phương pháp so sánh số tương đối
+ Ngoài các phương pháp nêu trên, trong đề tài còn sử dụng các phương phápkhác như phương pháp đồ thị, phương pháp so sánh tỷ lệ tỷ trọng, phương pháp suyluận diễn giải…
1.4 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu là những số liệu và báo cáo về Hoạt động
tín dụngcủa ngân hàng tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1 Không gian
Đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát TriểnNông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
1.4.2.2 Thời gian
- Thông tin số liệu được sử dụng cho nghiên cứu trong giai đoạn 2015 - 2017
- Đề tài được thực hiện trong 2 tháng, bắt đầu từ 20/08/2018 – 19/10/2018
Trang 101.5 Ý nghĩa đề tài
- Chuyên đề chủ yếu xoay quanh thực trạng huy động vốn, cho vay, thu nợ, dư
nợ, diễn biến nợ xấu trong 3 năm (từ năm 2015 – 2017)
- Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay,hạn chế rủi ro và phát huy vai trò của ngân hàng
- Đúc kết bài học kinh nghiệm trog hoạt động tín dụng
1.6 Bố cục nội dung nghiên cứu
Đề tài được cấu trúc thành 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và PhátTriển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận
Chương 4: Một số giải pháp năng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàngNông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận:
Chương 1 giúp ta có cái nhìn tổng quát về chuyên đề nghiên cứu, xác
định cụ thể về mục tiêu chung và riêng của đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đồng thời đưa ra những phương pháp nghiên cứu hỗ trợ việc tình toán và sắp xếp đề tài theo một bố cục hợp lý.
Trang 11Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2 sẽ trình bày những lý luận cơ bản về ngân hàng, tín dụng ngân hàng.
Những quy định trong hoạt động tín dụng và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng Những kiến thức và thông tin này sẽ là cơ sở để tìm hiểu sâu sắc hơn và
đi vào phân tích về thực trạng tín dụng của Ngân Hàng Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Thuận ở chương 3.
2.1 Khái niệm và chức năng của Ngân hàng thương mại
2.1.1 Định nghĩa về NHTM
Ngân hàng thương mại (Ngân hàng trung gian) là tổ chức kinh doanh tiền tệ màhoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệmhoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiếc khấu và phươngtiện thanh toán
Luật 47/2010/QH12 Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam định nghĩa:
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngânhàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt độngngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tíndụng nhằm mục tiêu lợi nhuận
Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụngân hàng bao gồm: Huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh toán, cho vay trả góp,… và cung cấpcác dịch vụ ngân hàng khác
2.1.2 Chức năng và hoạt động của NHTM
2.1.2.1 Chức năng:
Chức năng trung gian tài chính
Đây là chức năng đặc trưng của NHTM, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thúcđẩy sự nghiệp phát triển của nền kinh tế Thực hiện chức năng này, NHTM đã huyđộng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, tiền tiếtkiệm của dân cư,…và sử dụng nguồn vốn của nền kinh tế
Khi thực hiện chức năng làm trung gian, NHTM đã tiến hành điều hòa vốn từ nơithừa sang nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩyquá trình sản xuất của doanh nghiệp
Là trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
NHTM với tư cách là thủ quỹ của các doanh nghiệp đã tạo điều kiện để Ngânhàng thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự ủy nhiệm của khách hàng Trong quátrình thanh toán, Ngân hàng đã sử dụng giấy bạc ngân hàng thay cho vàng, sau đps sử
Trang 12dụng các công cụ lưu thông tín dụng cho giấy bạc Ngân hàng (séc, giấy, chuyển ngân,thẻ thanh toán,…)
Khi khách hàng gửi tiền vào trong Ngân hàng, họ sẽ được Ngân hàng đảm bảo antoàn trong việc cất giữ và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất là cáckhoản thanh toán có giá trị mới, cùng khắp địa phương, mà nếu khách hàng tự thựchiện sẽ tốn kém và khó khăn, vì thế đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều về chi phí lưuthông
Cung cấp dịch vụ Tài chính – Ngân hàng
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, Ngân hàng có điềukiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, nên có thểthực hiện một số dịch vụ kèm theo như: tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộ giấy tờ, chứngkhoán, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp,…để đượchưởng hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đạt được hiệu quả cao
Ngân hàng thương mại “tạo ra tiền”
Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện nhờ vào hoạt động tín dụng vànhờ vào việc các NHTM hoạt động trong cùng một hệ thống Tiền ở đây chính là bút
tệ Bút tệ chỉ được tạo ra thông qua hoạt động tín dụng giữa các Ngân hàng
2.1.2.2 Hoạt động:
Hoạt động huy động vốn:
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động Bằng nhiều hìnhthức (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu), NHTM có thể huyđộng từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các doanh nghiệp
Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào Ngân hàng thì đượcngân hàng cấp cho một quyển sổ tiết kiệm Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ vàmang theo khi đến ngân hàng để giao dịch
Tiền gửi tiết kiệm có 2 loại là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệmkhông có kỳ hạn Mục đích của loại tiền gửi này của công chúng là nhằm để sinh lời từtiền nhàn rỗi của mình
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanhnghiệp Loại tiền gửi này không nhằm vào mục đích lãi suất mà nhằm để thanh toán,chi trả trong kinh doanh
Hoạt động tín dụng:
Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ không phânbiệt thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thương mại, tiêudùng, xây dựng, xuất nhập khẩu…
Trang 13Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dịch vụ thanh toán chuyển tiền:
- Thanh toán xuất nhập khẩu và dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế, chuyểntiền qua mạng
- Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử
- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền nhanh
- Thực hiện dịch vụ cầm cố và các nghiệp vụ Ngân hàng khác
2.2 Các vấn đề tín dụng về ngân hàng
2.2.1 Khái niệm tín dụng.
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàngcho khách hàng trong một thời hạn nhất định
Tín dụng bao gồm 3 nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng từ người sở hữu sang người sử dụng
- Sự chuyển nhượng này mang tính chất tạm thời và có thời hạn
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo kinh phí
Quan hệ tín dụng trên có thể diễn tả theo mô hình sau:
Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho toàn xã hội.
Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế: đây là chức năng hệ quả của chứcnăng trên
Trang 14biết vận dụng linh hoạt những cơ chế, chính sách về tín dụng như: lãi suất, quy chế chovay…thì tín dụng sẽ mang lại hiệu quả của nó là kích thích nền kinh tế phát triển.Ngược lại nếu để tín dụng phát triển tràn lan, không kiểm soát hoặc kiểm soát theo mộtkhuôn khổ áp đặt, một cơ chế tín dụng cứng nhắc sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế, gâyảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế- xã hội Trong nền kinh tế, tín dụng có những vaitrò to lớn sau:
a Góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển.
Để duy trì hoạt động liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi vốn củacác DN đồng thời phải tồn tại ở cả 3 giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông Hiệntượng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra ở các DN Với chức năng tập trung vàphân phối của mình, tín dụng góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện cho quátrình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục Trong mọi nền kinh tế thì tín dụng đềuphát huy những vai trò to lớn sau:
- Đối với các DN, hộ gia đình, cá nhân: tín dụng là nguồn cung ứng vốn
- Đối với dân chúng: tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư
- Đối với toàn xã hội: tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn
b Góp phần ổn định tiền tệ - ổn định giá cả .
Nếu thực hiện tốt việc huy động vốn và sử dụng vốn sẽ góp phần giảm khốilượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, giữ được cân đối Hàng - Tiền và ổn định đượcgiá cả
Với vai trò cung ứng vốn của mình, tín dụng tạo điều kiện cho quá trình sảnxuất kinh doanh được diễn ra liên tục, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được cung ứngkịp thời cho thị trường Không những thế, tín dụng còn giúp các DN, hộ gia đình, cánhân có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi máy móc thiết bị… làm tăngnăng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả lao động, khả năng cạnh tranh, từ đólàm giảm áp lực khan hiếm hàng hóa hoặc hàng hóa kém chất lượng trên thị trường,góp phần ổn định giá cả
c Ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm.
Việc cung ứng vốn tín dụng tạo điều kiện khai thác các tiềm năng sẵn có như:tài nguyên, lao động, đất, rừng…do đó có thể thu hút được nhiều lao động trong xãhội, tạo công ăn việc làm cho người dân
Với nhiều loại hình cho vay, tín dụng không chỉ cung ứng vốn cho các DN màcòn phục vụ cho các tầng lớp dân cư Bên cạnh các Ngân hàng thương mại còn có cácNgân hàng chính sách, các tổ chức tín dụng khác sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu vayvốn hợp lý của các cá nhân để phát triển kinh tế gia đình, mua sắm nhà cửa, dụng cụsinh hoạt, hoặc tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo… Từ đó tạo tiền đề quan
Trang 15Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
trọng để ổn định trật tự xã hội, tạo điều kiện cho xã hội phát triển lành mạnh, chính trịđược giữ vững và chính điều đó tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, các thành phần kinhtế…an tâm tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh
2.2.3 Phân loại tín dụng.
Theo thời hạn cho vay.
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gianliên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàntrả của khách hàng Theo thời gian, tín dụng được phân thành:
Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến 12 tháng
Tín dụng trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng
Tín dụng dài hạn: Thời hạn cho vay trên 60 tháng
Theo mục đích tín dụng.
Cho vay sản xuất kinh doanh
Cho vay tiêu dùng
Cho vay cán bộ nhân viên
Cho vay sản xuất nông nghiệp
Cho vay sữa chữa nhà cửa
Theo phương thức cho vay.
Cho vay theo món: Cho vay mà mỗi lần vay vốn người này và tổ chức tín dụngđều phải làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp động tín dụng Từng khoản vay làmột hợp đồng tín dụng gắn với một phương án sử dụng vốn cụ thể
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏathuận một hạn mức tín dụng duy trì trong khoảng thời gian nhất định
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Ngân hàng cho phép người vay chỉ vượt số tiền
có trên tài khoản thanh toán trong một giới hạn và thời gian nhất định
Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Cho vay không có đảm bảo: Cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố haybảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng đểvay vốn để quyết định cho vay
Cho vay có đảm bảo: Cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo cho tiền vay nhưthế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba khác
Theo phương thức hoàn trả nợ vay.
Cho vay chỉ có một kì hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay một lần khi đáo hạn.
Cho vay nhiều kì hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp
Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kì hạn trả nợ cụ thể mà tùy khả năngtài chính của mình, người đi vay có thể trả bất cứ lúc nào
Trang 162.3.2 Huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Đây là hình thức huy động mang tính truyền thống của các Ngân hàng thươngmại Trong đó người gửi tiền sẽ được cấp một sổ tiết kiệm và sổ này được coi là giấychứng nhận có tiền gửi của Ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu chứng minh, cầm
cố, chiết khấu…
2.3.3 Huy động vốn bằng các chứng từ có giá.
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốntrong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điềukiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua Cácgiấy tờ có giá bao gồm:
- Giấy tờ có giá ngắn hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn đến một năm bao gồm kỳphiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
- Giấy tờ có giá dài hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn từ trên một năm trở lên kể
từ khi phát hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và cácgiấy tờ có giá dài hạn khác
Hoạt động bằng các loại giấy tờ có giá, ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn lớnvào ngân hàng với thời gian ngắn Vì để huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư, đặcbiệt là đầu tư trung và dài hạn thì ngân hàng không thể dựa vào nguồn tiền tiết kiệmcủa cá nhân và hộ gia đình Đối với ngân hàng nguồn vốn có được từ việc phát hànhcác giấy tờ có giá thì rất ổn định nhưng NHTM phải trả một mức lãi suất lớn hơnnhiều và ngân hàng chỉ phát hành các loại giấy tờ có giá khi đã có kế hoạch về nguồnvốn cụ thể Đặc biệt là khi phát hành giấy tờ có giá phải được Ngân hàng Nhà nướcphê duyệt
2.4 RỦI RO TÍN DỤNG.
2.4.1 Khái niệm rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc do một nhóm khách hàng không thực hiệnđược nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng Hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi roxảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quanhay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả
Trang 17Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho Ngân hàng
- Bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế trong nước và thế giới
- Do chính bản thân Ngân hàng chạy theo lợi nhuận, vi phạm nguyên tắc cho vay,phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực.
2.4.3 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.
- Về phía ngân hàng:
Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của ngân hàng
là khó tránh khỏi vì ngân hàng là người đi vay và cho vay
Tác động trực tiếp của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàngnhư làm cho ngân hàng thiếu tiền chi trả cho người gửi tiền, vì ngân hàng kinh doanhchủ yếu bằng nguồn vốn huy động Khi rủi ro xảy ra tức ngân hàng không thu hồiđược nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán của ngân hàng khôngthể đảm bảo được
Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán,dần làm cho ngân hàng lỗ và có nguy cơ bị phá sản
- Về phía hoạt động kinh tế - xã hội:
Hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và xãhội, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư Chính vì vậy, rủi
ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, rồi lây lang ra nhiều ngân hàng,chắc chắn khi đó sẽ tác động đến tâm lý của dân chúng Lúc đó, nhiều người sẽ đuanhau đến ngân hàng để rút tiền trước thời hạn Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đếntoàn bộ hoạt động kinh tế xã hội, làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây
ra tình trạng thất nghiệp.
2.5 Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay là lãi suất mà Ngân hàng cho khách hàng vay Nó là yếu tố quantrọng trong hoạt động của Ngân hàng, việc ấn định lãi suất cho vay sẽ phải dựa trêncác thông số về mức kỳ vọng sinh lời của Ngân hàng Lãi suất cho vay phải đượcGiám đốc chi nhánh, sở giao dịch các phòng ban ấn định và giám sát chặt chẽ để đảmbảo bù đắp các loại chi phí như: chi phí vốn, chi phí rủi ro tín dụng và các khoản sinh
lời cần thiết để hoạt động của Ngân hàng có lãi và tăng trưởng.
Trang 182.6 Về công tác cho vay đối với khách hàng
2.6.1 Nguyên tắc cho vay.
Khách hàng phải sử dụng nguồn vốn đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồngvay vốn
Khách hàng phải hoàn trả đủ số nợ gốc và lãi đã thỏa thuận trong hợp đồng vayvốn Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo qui định của Chính phủ và Thống đốcNgân hàng Nhà nước (NHNN)
2.6.2 Điều kiện cho vay.
Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theoqui định của bộ luật dân sự
Khách hàng phải có khả năng về tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thờihạn cam kết
Khách hàng phải có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư có khả thi vàhiệu quả
Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay đúng qui định của Chính phủ củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2.6.3 Đối tượng cho vay.
NHNo nơi cho vay thực hiện cho vay các đối tượng sau:
- Đối với doanh nghiệp : Là giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và cáckhoản chi phí để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tưphát triển
- Đối với hộ sản xuất:
+Vật tư, chi phí trồng trọt, chăn nuôi như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức
ăn, thuốc chữa bệnh,…
+Vật tư, chi phí các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp như: nguyên vậtliệu, lao động công cụ nhỏ, tiền thuê nhân công, chi phí sửa chữa nhỏ máy móc tàuthuyền,…
+Vật tư, hàng hóa đối với hộ làm dịch vụ sản xuất và kinh doanh thương nghiệp
2.6.4 Thời hạn cho vay.
Thời hạn cho vay là khoản thời gian mà bên vay được quyền sử dụng vốn vay.Thời hạn cho vay được tính từ khi ngân hàng cho rút khoản tiền vay đầu tiên cho đếnkhi thu hồi hết nợ Thời hạn cho vay được các bên thoả thuận phù hợp với chu kỳ sản
Trang 19Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
xuất kinh doanh hàng hoá, chăn nuôi, trồng trọt, và phù hợp với khả năng thanh toáncủa khách hàng
Theo quyết định 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời hạncho vay là thời hạn tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinhdoanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng vànguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thoả thuận về thời hạn cho vay Đối vớicác pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạtđộng còn lại theo quyết định thành lập và giấy phép hoạt động tại Việt Nam Đối với
cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống tạiViệt Nam
2.7 Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng
2.7.1 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tấc cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàngvay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả
nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển từ tàikhoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn
2.7.5 Nợ xấu
Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhànước ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợđược phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năngmất vốn).”
Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc trên 90 ngày,đồng thời Quyết định trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khảnăng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: thứ nhất, đã quá hạn trên 90 ngày vàthứ hai khả năng trả nợ đáng lo ngại
Trang 20* Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN sửa đổi bổ sung quyết định số: 439/2005/QĐ-NHNN thì tỷ lệ trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ như sau:
- Nhóm 1: 0% : Nợ quá dưới 10 ngày
2.8.2 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (%).
Tổng dư nợTổng dư nợ/Tổng nguồn vốn = x 100
Tổng nguồn vốn
Chỉ số này cho ta thấy mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng Nó giúp taphân tích và so sánh khả năng cho vay của ngân hàng trên tổng nguồn vốn Nếu chỉtiêu quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt, bỡi vì chỉ tiêu càng cao thỳ ngân hàng sử
Trang 21Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
dụng vốn cao, ngược lại nếu chỉ tiêu thấp thỳ ngân hàng đang bị trì trệ vốn, sử dụngvốn bị lãng phí, có thể ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng
Trang 222.8.3 Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = x 100
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ vaycủa khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanhnhất định từ một đồng doanh số cho vay Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giátốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả
Là mức độ để đánh giá tính hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng với số vốnhuy động trong cùng một thời gian, số lãi được trả cố định trong một tháng hoặc mộtnăm Chỉ tiêu này giúp đánh giá mức độ thu nợ của ngân hàng
2.8.5 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%).
Trang 23Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN2.8.6 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (%)
Tổng nợ xấuTổng nợ xấu/tổng dư nợ = x 100
Tổng dư nợ
Tỷ số này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và đolường nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ rệt Tỷ số này càng cao thỳ cho ta thấychất lượng tín dụng của ngân hàng kém và ngược lại
2.9 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài
2.9.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong phân tích kinh
tế, được áp dụng từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của quá trình phân tích, trong đó:
o So sánh số tuyệt đối: là việc xác định chênh lệch trị số của chỉ tiêu phân tích
với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc Kết quả phân tích cho thấy sự biến động củahiện tượng kinh tế đang nghiên cứu
Công thức: ∆y = y1 – y0
Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước
y1: chỉ tiêu năm sau
∆y: phần chênh lệch của các chỉ têu năm sau so với năm trước
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước củacác chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêukinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục
o So sánh tương đối: là việc xác đinh % tăng (giảm) giữa thực tế so với kỳgốc, kết quả cho biết tốc độ tăng trưởng của hiện tượng kinh tế
o Công thức:
y1 – y0
∆y = x 100
y0
Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước
y1: chỉ tiêu năm sau
∆y: biến động của chỉ tiêu năm sau so với năm trước
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêukinh tế trong thời gian đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và sosánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắcphục
Trang 242.9.4 Phương pháp suy luận diễn giải
Trong quá trình phân tích có kết hợp suy luận và diễn giải để làm rõ vấn đề hơn
2.10 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Để thực hiện cho đề tài nghiên của mình, việc lược khảo tài liệu liên quan là rấtcần thiết Đặc biệt là tài liệu liên quan đến Phân tích hoạt động tín dụng tại các ngânhàng Sau đây là tài liệu được lược khảo trong qua trình thực hiện đề tài:
Đề tài có tham khảo luận văn: “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàngThương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” của sinh viên PhanThị Cẩm Tú, Lớp ĐH Tài Chính – Ngân hàng 5B, Trường Đại học Tây Đô thực hiệnvào năm 2014 Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã thực hiện các mục tiêu:nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng trong thời gian năm 2011 –
2013 thông qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, thu nợ, nợ quá hạn Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng hoạt động tín dụng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng tín dụng Bên cạnh đó tác giả sử dụng các phương pháp so sánh số tương đối,tuyệt đối, bình quân gia quyền và phương pháp tỷ trọng Từ những mục tiêu vàphương pháp trên tác giả đã thực hiện luận văn về đề tài tín dụng tại Ngân hàngThương Mại Cổ Phần Xây Dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
Kết luận:
Chương 2 giúp chúng ta khái quát lại về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng, nắm rõ những quy định chung về tín dụng như là nguyên tắc, điều kiện cho vay, quy trình cho vay,… Đồng thời, xác định rõ ràng, cụ thể về ý nghĩa và công thức của các chỉ tiêu đánh giá, làm cơ sở đề tài phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận.
Trang 25Chương 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận Chương này sẽ tập trung phân tích một số nội dung sau:
Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận.
Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận.
Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận.
3.1 Thông tin chung về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận
Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, NHNotích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhận được sự tài trợ củacác tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, Ngân hàng tái thiết Đức,
…đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả 50 dự án nước ngoài với tổng số vốn trên 1.300 triệu USD chủ yếu đầu tư vào khu vực kinh tếnông nghiệp, nông thôn Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mang SWIFT, NHNo
đã thiết lập được hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATMtrong toàn hệ thống Tiến hành đổi mới toàn diện mô hình tổ chức, mạng lưới kinh
Trang 26NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN
doanh theo hướng tính giảm trung gian, tăng năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinhdoanh Đổi mới công tác quản trị điều hành, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giảnhoá các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng Tập trung mọi nguồn lực đàotạo cán bộ nhân viên theo hướng chuyên môn hoá Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật,hiện đại hoá công nghệ
Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nộidung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản
có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đổi mới sắp xếp lại
bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại, tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán
bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiệnđại
Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, NHNo tiếptục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế Đến cuối năm 2002 NHNo là thành viên củaAPRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo là thành viên chính thứcBan điều hành của APRACA và CICA
Năm 2003 NHNo&PTNT VN đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấunhằm đưa hoạt động của NHNo&PTNT VN phát triển với quy mô lớn, chất lượng,hiệu quả cao Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góptích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sựnghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Chủ tịch nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 226/2003/QĐ/CTN ngày07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn2001- 2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tìnhhình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lýtrên 90% nợ tồn động Mô hình tổ chức từng bước được hoàn thiện nhằm tăng cườngnăng lực quản trị điều hành Bộ máy lãnh đạo từ TW đến chi nhánh được củng cố,hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn
Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702 tỷ VND, tổng tàisản có trên 190 ngàn tỷ, hơn 2.000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhânviên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng côngnghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo… Đến nay,tổng số Dự án nước ngoài mà NHNo&PTNT VN tiếp nhận và triển khai là 68 dự ánvới tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua NHNo là 1.5 tỷ USD Hiện
Trang 27Chương 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN
nay NHNo&PTNT VN đã có quan hệ đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia
và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được khẳng định làngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngânhàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ởViệt Nam
3.1.2 Giới thiệu sơ lược về huyện Vĩnh Thuận.
Điều kiện địa lý tự nhiên
Vĩnh Thuận là huyện đất liền nằm ở phía Đông Nam tỉnh Kiên Giang: Bắc giáphuyện Gò Quao; Tây giáp huyện U Minh Thượng; Đông giáp huyện Hồng Dân củatỉnh Bạc Liêu; Nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau Với diện tích 394,74 ,huyện Vĩnh Thuận bao gồm thị trấn Vĩnh Thuận và 7 xã là: Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh BìnhNam, Tân Thuận, Vĩnh Thuận, Vĩnh Phong, Phong Đông và Bình Minh
Vĩnh Thuận có địa hình đồng bằng, là vùng đất phèn nhiễm mặn, khí hậu nhiệtđới gió mùa đặc trưng với hai mùa mưa nắng rỏ rệt rất thuận lợi cho việc phát triểnnuôi trồng thủy sản Mùa mưa bất đầu vào khoảng tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng
11 Ở đây ít có hiện tượng bão lụt Vĩnh Thuận có quốc lộ 63 đi qua và hệ thống sôngngòi chằng chịt Phía Bắc và Đông Bắc huyện có Sông Cái Lớn chảy qua, Phía Namhuyện có Kênh Cạnh Đền và Kênh Sông Trẹm (hay còn gọi là Kênh Sông Trèm Trẹm,
là tuyến giao thông đường thủy quan trọng nối liền cái tĩnh trong khu vực với tỉnh CàMau) rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông thủy
Đặc điểm kinh tế
Tuy là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Kiên Giang, nhưng Vĩnh Thuận cónhiều lợi thế để phát triển, có quốc lộ 63 và các tuyến lộ liên tỉnh nối với tỉnh Cà Mau,tỉnh Bạc Liêu và tuyến đường thủy phía Nam Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 79,23% cơ cấu GDP của huyện Trong đó, chủyếu sản xuất lúa (gần 48.000 ha); khóm và rau màu (gần 3.000 ha) Đặc biệt, ngànhthủy sản với nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp, mô hình nuôi cá đặc sản, cá đồng
đã phát huy tác dụng, góp phần cải thiện kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ dân Ngànhthủy sản đã phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, sản lượng tôm, cá đạt trên 7.000 tấn,tăng bình quân hàng năm trên 10%, chiếm khoảng 40,5% cơ cấu GDP
Vĩnh Thuận tập trung phát triển nông nghiệp chiều rộng lẫn chiều sâu, chuyểnđổi mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Nângdiện tích nuôi tôm lên 18.000 ha, năng suất 300 kg/ha/năm, hoàn thành dự án quyhoạch vùng nuôi tôm công nghiệp ở Đập Đá - Vĩnh Phong, nâng cao chất lượng nuôi
Trang 28NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN
trồng thủy sản theo hướng bền vững Ngoài mô hình nuôi tôm công nghiệp, còn có các
mô hình nuôi cá phù hợp thổ nhưỡng nguồn nước tại địa phương
3.1.3 Ngành nghề - Lĩnh vực kinh doanh
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngânhàng Nhà nước: Tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụngNông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tíndụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thươngnghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp (NHNo) Việt Nam thaythế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp là Ngânhàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, làmột pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động củamình trước pháp luật
Năm 1999, chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư pháttriển nông nghiệp nông thôn Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng
có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng Đẩy mạnh huyđộng vốn trong và ngoài nước, chú trọng tiếp nhận thực hiện tốt các dự án nước ngoài
ủy thác, cho vay các chương trình dự án lớn có hiệu quả đồng thời mở rộng cho vay hộsản xuất, hợp tác sản xuất được coi là những biện pháp chú trọng của Ngân hàng Nôngnghiệp kế hoạch tăng trưởng
Tháng 02 năm 1999 Chủ tịch Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08
về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tập trung thanh toán quốc tế về
Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (Sở giao dịchđược thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đầu mối vốn
cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở Giao dịch II không làm đầu mối thanh toánquốc tế Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch Tất cả các chi nhánh đều nốimạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch Các chi nhánh tỉnh, thành phố đều được thựchiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
Trang 29Chương 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN3.1.4 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội
3.1.4.1 Tình hình kinh tế - xã hội
Vĩnh Thuận là một huyện nông nghiệp lớn của Kiên Giang, thuộc vùng phíaTây Nam bán đảo Cà Mau Diện tích tự nhiên là 68.362 ha, trong đó diện tích nôngnghiệp là 46.146 ha, chiếm 67,5% đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp là 10.013 ha,chiếm 14,65% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nuôi thủy sản là 40.093 ha, diện tíchđất vườn là 8.110 ha Dân số trung bình là 133.804 người trong đó dân số nông thônchiếm 91,6% (số liệu thống kê năm 2005)
Từ những điều kiện tự nhiên xã hội trên, phần nào cho thấy tình hình kinh tếcủa địa phương chủ yếu dựa vào nông nghiệp Nhưng hiện nay, vấn đề vốn trong sảnxuất nông nghiệp của nông dân là vấn đề đang được quan tâm Mặt khác, Nhà nướcđang khuyến khích thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp
3.1.4.2 Hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận
Bao gồm hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng
Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ kinh doanh quan trọngcủa các tổ chức tín dụng thông qua các hình thức nhận tiền gữi tiết kiệm, tiền gửi chờthanh toán của chủ tài khoản, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn của các tổ chức tíndụng thông qua thị trường liên ngân hàng, vay vốn của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam
Hoạt động cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sửdụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán và các nghiệp vụ khác
3.1.5 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Vĩnh Thuận
3.1.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh VĩnhThuận chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông Thôn tỉnh Kiên Giang, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Huyện ủy,UBND Huyện về mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế địa phương
Với lực lượng cán bộ công nhân viên gồm 22 người:
- Ban giám đốc 03 người
- Phòng kế hoạch – kinh doanh 06 người
- Phòng kế toán – ngân quỹ 11 người
- Hành chính bảo vệ: 02 người
Trang 30NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng chi nhánh 3.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị.
Trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận, thì các phòng ban có nhiệm vụ khácnhau cụ thể như sau:
Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc
- Giám đốc: là người đứng đầu, trực tiếp điều hành chung chịu trách nhiệm vềhiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo luật doanh nghiệp Nhà nước và luậtcác tổ chức tín dụng
- Phó giám đốc: có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu tráchnhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó, hỗ trợ cùng giám đốc trongcác mặt nghiệp vụ Đồng thời phó giám đốc có nhiệm vụ đôn đốc việc thực hiện đúngcác quy chế đã đề ra
Phòng kế hoạch – kinh doanh
- Nắm bắt định hướng phát triển kinh tế khu vực, phương hướng phát triển kinh
tế trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng
- Có trách nhiệm trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá khả năng kháchhàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ, trình ban giám đốc kýcác hợp đồng tín dụng
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tratài sản đảm bảo tiền vay và nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn
Trang 31Chương 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN
- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần thiết đểphục vụ cho vay
- Đề xuất, xây dựng chiến lược khách hàng, qua đó xếp loại khách hàng cho từngthời kỳ khác nhau
Phòng kế toán – ngân quỹ
- Bộ phận kế toán thực hiện chức năng sau đây:
+Trực tiếp giao dịch tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay chokhách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc người ủy quyền
+Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ chovay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao chỉ tiêu tài chính, thực hiện các khoản giao nộpngân sách nhà nước
- Bộ phận kho quỹ của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn chi nhánh Vĩnh Thuận có chức năng như sau:
+Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểmtra lượng tiền mặt, ngân phiếu trong kho hằng ngày
+Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi các nhiệm vụngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót
Tổ Thẩm Định và Hậu Kiểm:
- Tổ Thẩm Định: chịu trách nhiệm quản lý, thu thập cung cấp thông tin nhằmphục vụ cho công tác thẩm định và phòng ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động tíndụng Thẩm định những món vay vượt quá quyền quyết của Giám Đốc chi nhánh
- Hậu kiểm: Thực hiện công việc kiểm soát như sau, kiểm tra tín hợp lệ củachứng từ kế toán Tiến hành sửa chữa bổ sung những chứng từ không hợp lệ và làmcông tác sắp xếp lưu trữ chứng từ
3.1.6 Chức năng của chi nhánh NHNN & PTNT chi nhánh Vĩnh Thuận.
Với chức năng của một Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thuận thực hiện các nghiệp vụ sau:
Cho vay các thành phần kinh tế
Huy động vốn và cung cấp các dịch vụ
- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn
- Thực hiện mở tài khoản tiền gởi thanh toán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union
Trang 32NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN3.1.7 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm (2015 – 2017)
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụngân hàng Nó cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, luôn cómục tiêu hàng đầu là lợi nhuận Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất, nói lênkết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Những năm qua, trong bối cảnh kinh tế - xã hội cuả khu vực Đồng bằng sôngCửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn do thiên tai,ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Vĩnh Thuận,song với định hướng chiến lược nhờ sự cố gắng cao, chi nhánh vẫn đạt được những kếtquả khả quan, góp phần tích cực vào thành quả chung của toàn hệ thống và sự pháttriển kinh tế - xã hội của Huyện cũng như của Tỉnh Kết quả kinh doanh của ngân hàngqua 3 năm 2015-2017 được hiện như bảng dưới đây:
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Thu khác 972 1.492 1.635 520 53,50 143 9,58Chi phí 14.477 18.778 19.350 4.301 29,71 572 3,05Trả lãi NH cấp
trên 10.500 11.869 12.585 1.369 13,04 716 6,03Trả lãi tiền gửi 1.200 1.485 2.236 285 23,75 751 50.57Chi khác 2.777 5.424 4.529 2.647 95,32 -895 -16,50Lợi nhuận 3.565 3.863 6.775 298 8,36 2.912 75,38
(Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHNo & PTNT Vĩnh Thuận)
Trang 33Chương 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN
Hoạt động của chi nhánh Agribank Vĩnh Thuận trong những năm gần đây đã đạtđược kết quả cao Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập của ngân hàng hàng ngày càngtăng, không những bù đắp được chi phí mà còn tích lũy được lợi nhuận Cụ thể, năm
2015 lợi nhuận đạt 3.565 triệu đồng Sang năm 2016 lợi nhuận tăng lên thành 3.863triệu đồng tức là tăng 298 triệu đồng hay tăng 8,36% so với năm 2015 Tốc độ tăngcủa doanh thu chậm hơn so với chi phí do trong năm 2016 nền kinh tế nước ta cónhiều biến động: Thiên tai, giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp tăng mạnh,giá xăng tăng ảnh hưởng lớn đến nền sản xuất trong nước, giá cả các mặt hàng tiêudùng liên tục tăng, giá vàng và ngoại tệ liên tục biến động,… làm cho các thành phầnkinh tế gặp khó khăn trong sản xuất và kinh doanh từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạtđộng của ngân hàng Đó chính là nguyên nhân làm cho lợi nhuận làm cho lợi nhuậncủa ngân hàng tăng chậm trong năm 2016 Tuy nhiên, do hoạt động tín dụng của ngânhàng chính sách hộ trợ lãi suất, dư nợ tăng trưởng hàng năm với chất lượng tín dụngđãm bảo nên cũng đa thu được lợi nhuận cao, làm cho mức lợi nhuận cũng tạm triệuđồng hay tăng 75,38% so với 2016 Đây là mức tăng trưởng khá cao Lợi nhuận tăng là
do tốc độ tăng của doanh thu 15,39% lớn hơn tốc độ tăng của chi phí 3,05%, nhìn vàocon số tuyệt đối ta thấy doanh thu tăng hơn chi phí một con số đáng kể Mức tăng rấtcao do ngân hàng hoàn thành tốt cà hai mục tiêu đó là: tăng lợi nhuận và giảm thiểuchi phí, đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, do trong năm 2017,nền kinh tế cũng đã dần ổn định, ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay theo quyết định
hổ trợ lãi suất của nhà nước để giúp đỡ nông dân và tăng cường khả năng huy độngvốn, đồng thời không thể không kể đến ý thức của người vay vốn vì đa phần họ đãthực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, sử dụng tiền vay đúng mục đích, cóhiệu quả nên đã trả nợ ngân hàng khá tốt Dưới đây là hình thể hiện doanh thu – chiphí – lợi nhuận của ngân hàng:
Trang 34NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN
Hình 3.2, Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng qua 3 năm 2015 - 2017
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, doanh thu – chi phí – lợi nhuận của ngân hàng là khá
ổn định và tăng đều qua 3 năm Điều quan trọng nhất là làm sao gia tăng thu nhập vàlợi nhuận đến mức cao nhất có thể làm được song phai kiểm soát chi phí đến mức thấpnhất nhưng phải đảm bảo an toàn và hiệu quả Nhìn chung, thu nhập và lợi nhuận củangân hàng gia tăng qua các năm là điều đáng mừng Điều đó thể hiện sự hiệu quả trongkinh doanh của ngân hàng Song song với sự gia tăng của thu nhập và lợi nhuận thì chiphí cũng tăng lên qua 3 năm Nguyên nhân chính là chi cho các nghiệp vụ huy độngvốn ngày càng tăng của ngân hàng và các chi phí phát sinh trong công tác thu nợ củakhách hàng
3.1.8 Thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi
- Trụ sở ngân hàng đặt tại trung tâm thị trấn Vĩnh Thuận, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng.Chi nhánh nhận được sự
quan tâm, hỗ trợ của Ban lãnh đạo NHNo & PTNT tỉnh Kiên Giang cùng với các cơ
quan Ban ngành địa phương trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vừa qua
- Lượng khách hàng truyền thống tương đối ổn định, mức độ tin cậy cao,đồng thời sự hiểu biết của người dân cũng ngày càng nâng cao, kết hợp với việc thủtục vay ngày càng đơn giản hóa dần dần Thái độ phục vụ khách hàng được nâng cao
rõ rệt tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái và được tôn trọng khi đến giao dịch tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vĩnh Thuận
Trang 35Chương 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN
- Nền kinh tế của huyện có sự tăng trưởng tốt, các thành phần kinh tế, cácloại hình doanh nghiệp phát triển, hoạt động có hiệu quả cao Do đó tạo điều kiệnthuận lợi để ngân hàng mở rộng cho vay và mở rộng dịch vụ
Sự quyết tâm và nỗ lực của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của chinhánh trong việc thực hiện mục tiêu chung
- Chi nhánh có đội ngũ nhân viên trẻ và năng động, có trình độ chuyênmôn và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng
- Nguồn vốn dồi dào, vốn huy động chiếm tỷ trọng ổn định, đảm bảo nhucầu vay vốn của khách hàng
- Do hoạt động lâu năm, nên ngân hàng nắm bắt được những đặc điểmkinh tế - xã hội, phong tục tập quán, và thói quen của từng vùng, từng địa phương Yếu
tố này thuận lợi trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa các sản phẩm phù hợp
Trang 36NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬNb) Khó khăn
- Tuy bố trí cán bộ tín dụng khá hợp lý nhưng hiện nay vẫn còn một số địabàn chỉ có một người phụ trách nên rất bất lợi khi cán bộ đi xuống địa bàn để thẩmđịnh hay xử lý nợ, thì khi có khách hàng đến làm việc thì phải đợi cán bộ về hay phảiđến vào một hôm khác, gây cảm giác khó chịu cho khách hàng vì có thể do kháchhàng ở xa hay đã sắp xếp công việc để đi nhưng không có kết quả
- Cơ sở vật chất chưa thật đầy đủ và hiện đại: Máy vi tính chưa đầy đủ,toàn bộ hệ thống máy vi tính chưa kết nối internet chỉ có mạng nội bộ, diện tích chomỗi nhân viên làm việc chưa cao,… những yếu tố này làm giảm năng suất lao độngcủa các nhân viên trong ngân hàng và tạo ấn tượng không tốt cho khách hàng đến giaodịch
- Sản phẩm dịch vụ còn hạn hẹp, chủ yếu là các dịch vụ truyền thống vớichất lượng phục vụ thấp, thiếu linh hoạt
- Đối tượng cho vay chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, nên việc đầu tư
và thu hồi vốn vẫn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
- Công tác huy động vốn trong thời gian qua chưa đáp ứng kịp thời và đầy
đủ nhu cầu cho vay của ngân hàng Phần lớn phải điều chuyển nguồn vốn từ chi nhánhcấp trên về, điều này làm cho ngân hàng bị động về nguồn vốn
- Các dịch vụ thanh toán còn yếu chưa hỗ trợ tích cực trong việc tăngnguồn vốn huy động có lãi suất rẻ
3.1.9 Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thuận
- Nâng cao nhận thức cho CBCNV trong mọi công tác, nhất là công tác huy độngvốn, nắm các gia đình có Việt Kiều và thân nhân ở nước ngoài vận động mở tài khoảnqua NHNo, chuyển tiền qua Western Union, mở rộng tín dụng đi đôi với mức độ antoàn và nâng cao chất lượng làm hàng đầu
- Cương quyết tất cả các món cho vay mới tuyệt đối không để nợ quá hạn phátsinh
- Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cơquan ban ngành các cấp, Ngân hàng cấp trên để hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt độngkinh doanh đúng hướng, có hiệu quả
- Phân công lãnh đạo từng phần, bộ phận Tăng cường kiểm tra, đánh giá việcthực hiện, đồng thời để rút kinh nghiệm và làm tốt việc xây dựng kế hoạch tháng, quý,
đi đôi với việc thi đua khen thưởng, kỷ luật kịp thời
- Không để khách hàng, cán bộ lãnh đạo các cấp phàn nàn, dư luận
GVHD: Nguyễn Trí Dũng - 28 - SVTH: Dương Việt Hòa
Trang 37Chương 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN
3.1.10 Một số quy định chung cho vay tại Ngân hàng và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Vĩnh Thuận
Để được vay vốn AGRIBANK, khách hàng phải thỏa mãn một số tiêu chí nhấtđịnh theo quy định của Pháp luật cũng như các quy định của AGRIBANK trên nguyêntắc đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng và ngân hàng:
Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam
- Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh huyện Vĩnh
Thuận xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
1 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
2 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
3 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
a) Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, đời sống theo quy định
b) Kinh doanh có hiệu quả: có lãi; trường hợp lỗ thì phải có phương
án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
c) Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Agribank
Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Nước Ngoài.
Khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lựcpháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà phápnhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được
Bộ Luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luậtkhác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định
GVHD: Nguyễn Trí Dũng - 29 - SVTH: Dương Việt Hòa
Trang 38NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN3.1.11 Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay tai Ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Vĩnh Thuận.
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn.
- Giấy chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ
- Hợp đồng thế chấp, cầm cố bảo lãnh và các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữutài sản thế chấp cầm cố đó
- Các báo cáo tài chính của các kỳ gần nhất
Bước 2: Điều tra thu thập tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn.
Một số nguồn thông tin quan trọng cần điều tra:
- Phỏng vấn người vay
- Những thông tin từ hồ sơ khách hàng vay vốn cung cấp
- Các thông tin khác có liên quan về thông tin thị trường
- Điều tra thực tế tại nơi hoạt động kinh doanh của người vay vốn
Bước 3: Phân tích thẩm định khách hàng và phương án vay vốn
Các vấn đề trọng tâm mà cán bộ tín dụng tập trung phân tích thẩm định:
- Năng lực pháp lý của khách hàng
- Tính cách và uy tín của khách hàng
- Năng lực tài chính của khách hàng
- Phương án vay vốn và năng lực trả nợ của khách hàng
- Phân tích dự báo ảnh hưởng môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn
và trả nợ của khách hàng
Bước 4: Quyết định cho vay.
Căn cứ vào tờ trình và kết quả thẩm định có ý kiến đề xuất cụ thể của cán bộtín dụng, trưởng phòng tín dụng và hồ sơ vay vốn của khách hàng, Giám đốc Ngânhàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay trong phạm vi quyền hạn
Bước 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ vay, hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố và bảo lãnh.
Trước khi phát tiền vay cán bộ tín dụng phải kiểm tra đầy đủ hồ sơ Sau khitiến hành kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo cóliên quan sẽ chính thức ký vào nơi quy định trong hồ sơ
Bước 6: Giải ngân.
GVHD: Nguyễn Trí Dũng - 30 - SVTH: Dương Việt Hòa
Trang 39Chương 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN
Phát tiền vay và chuyển tiền thanh toán phải đúng mục đích sử dụng tiền vaytrên hồ sơ vay vốn, số lượng tiền vay được giải ngân phải phù hợp với kế hoạch và tiến
độ sử dụng vốn thực tế của khách hàng
Bước 7: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro.
Nhằm kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện dự báonhững rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề để có nhữnggiải pháp xử lý kịp thời
Bước 8: Thu hồi và gia hạn nợ.
- Thời gian gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng một chu kỳ sảnxuất nhưng không quá 12 tháng, trừ trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao
Bước 9: Xử lý rủi ro.
Đối với các nợ đã dùng mọi biện pháp để giải quyết nhưng không thu hồi được
nợ điều này đồng nghĩa với rủi ro xảy ra và ngân hàng phải căn cứ vào chế độ, văn bảnquy định, lập đầy đủ hồ sơ pháp lý, hợp hội đồng tín dụng để xử lý theo thẩm quyềnhoặc lập văn bản trình lên tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn để giải quyết
Bước 10: Thanh lý hợp đồng vay.
Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi thì ngân hàng tiến hành tất toán khoản vay vàđương nhiên hợp đồng tín dụng hết hiệu lực, đồng thời ngân hàng tiến hành giải chấpcho khách hàng (trường hợp có đảm bảo tín dụng)
3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN.
3.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2015 – 2017).
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian với hoạt động chủ yếu là “đi vay
để cho vay”, do đó nguồn vốn là yếu tố sống còn đối với bất cứ ngân hàng nào Để đápứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngânhàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nguồnvốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng
GVHD: Nguyễn Trí Dũng - 31 - SVTH: Dương Việt Hòa
Trang 40NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THUẬN
đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế Nguồn vốn
cho vay của ngân hàng chủ yếu từ ba nguồn, đó là vốn huy động, vốn tự có và nguồn
vốn ủy thác Riêng đối với chi nhánh thì chỉ có nguồn vốn huy động và vốn điều
chuyển từ chi nhánh cấp trên Trong đó, nguồn vốn hoạt động chủ yếu vẫn là từ vốn
huy động
- Đối với nguồn vốn huy động: ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã
trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có
trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng
- Đối với nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên: ngân hàng chỉ sử dụng
nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động được phép sử dụng không đủ đáp ứng nhu cầu
cho vay tại chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải
chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển
Ta có thể xem xét nguồn vốn của ngân hàng qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2015 – 2017.
ĐVT: Triệu đồng CHỈ
(Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHNo – PTNT Vĩnh Thuận)
GVHD: Nguyễn Trí Dũng - 32 - SVTH: Dương Việt Hòa