1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

So tay hieu truong_Quyen 4

153 475 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 18,79 MB

Nội dung

Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .6 Chương 1. LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM .7 1. Quá trình phát triển giáo dục: Những mốc lịch sử và sự kiện quan trọng .7 2. Cơ cấu quản lý giáo dục ở Việt Nam 17 3. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay 18 6. Phụ lục: .39 7. Tài liệu tham khảo .43 Chương 2. LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 45 VÀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU Á 45 I. GIÁO DỤC TRUNG QUỐC: 45 1. lược quá trình phát triển của nền giáo dục Trung Quốc 45 2. Cơ cấu quản lý giáo dục 46 3. Khái quát hệ thống giáo dục Trung Hoa .47 .47 4. Những cải cách giáo dục trong thời kỳ hiện đại hóa ở Trung Quốc .49 5. Tài liệu tham khảo 56 II. GIÁO DỤC SINGAPORE: HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC .57 1. Tổng quan về phát triển giáo dục .57 2. Khái quát về hệ thống giáo dục Singapore: .58 3. Chương trình giáo dục phổ thông: Sự thay đổi về mục tiêu đào tạo 61 4. Những thay đổi tiêu biểu trong giáo dục từ năm 1997 .63 5. Những thay đổi trong cơ cấu quản lý giáo dục .65 6. Các thay đổi trong chương trình giảng dạy của nhà trường và sắp xếp trong lớp học .67 7. Mở rộng các cơ hội nghề nghiệp cho giáo viên 71 III. GIÁO DỤC MALAYSIA: .74 1. lược quá trình phát triển giáo dục của Malaysia từ những năm 1950 .74 2. Khái quát về hệ thống giáo dục Malaysia .75 3. Sự cải cách giáo dục gần đây 81 Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 83 I. GIÁO DỤC ANH .83 1. lược quá trình phát triển giáo dục ở Anh .83 2. Cơ cấu quản lý giáo dục ở Anh .84 3. Khái quát hệ thống giáo dục Anh .85 5. Tài liệu tham khảo 89 II. GIÁO DỤC PHÁP .90 1. lược quá trình phát triển của nền giáo dục Pháp .90 2. Quản lý giáo dục 91 3.Khái quát hệ thống giáo dục Pháp .92 4. Hệ thống đánh giá trong giáo dục của Pháp .97 5. Các chương trình hỗ trợ người học .98 6. Những cải cách chính gần đây 99 7. Phụ lục 101 8. Tài liệu tham khảo 107 Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới 1 Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học GIÁO DỤC PHÁP 108 1. lược quá trình phát triển của nền giáo dục Pháp .108 2. Quản lý giáo dục 109 3.Khái quát hệ thống giáo dục Pháp .110 4. Hệ thống đánh giá trong giáo dục của Pháp 115 5. Các chương trình hỗ trợ người học .116 6. Những cải cách chính gần đây 117 8. Tài liệu tham khảo 126 III. GIÁO DỤC PHẦN LAN: 127 1. lược quá trình phát triển giáo dục Phần Lan 127 2. Cơ cấu quản lý giáo dục Phần Lan .128 3. Khái quát hệ thống giáo dục Phần Lan .129 4. Những cải cách trong hệ thống giáo dục .131 5. Phụ lục: Những lý giải cho thành công của Phần Lan trong PISA 132 6. Tài liệu tham khảo 137 1. lược quá trình phát triển của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ 138 2. Quản lý giáo dục .138 3. Khái quát về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ .141 4. Hệ thống thi cử và đánh giá 144 5. Những khuynh hướng cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ từ những năm 1980 145 6. Phụ lục: Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về dân chủ trong giáo dục Hoa Kỳ. 148 7. Tài liệu tham khảo 152 Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới 2 Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học LỜI NÓI ĐẦU Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Suport to the Renovation of Education Management - viết tắt là SREM) do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Mục tiêu lớn của Dự án là hỗ trợ Chính phủ thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam giai đoạn đến 2010. Dự án có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc tăng cường khung pháp lý cho phân cấp quản lý và thực hiện Luật Giáo dục 2005 đồng thời xây dựng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thực hiện đổi mới phương thức quản lý trên phạm vi toàn ngành. Dự án được ký kết chính thức vào ngày 01/9/2005, triển khai thực hiện từ tháng 4/2006, kết thúc vào năm 2010. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm hỗ trợ Bộ đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản lý và cải cách hành chính thông qua các hoạt động tăng cường năng lực thể chế và quản lý ở các cấp QLGD; thực hiện và hỗ trợ thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông; tăng cường năng lực lập kế hoạch chiến lược và năng lực tổ chức thực hiện ở các địa phương thông qua việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số tỉnh trong diện khó khăn để triển khai các nỗ lực đổi mới. Hoạt động lớn và có tính phức tạp nhất là hỗ trợ Bộ thực hiện tin học hóa công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trường học thông qua việc nâng cấp và xây dựng mới các Hệ thống phần mềm quản lý thông tin giáo dục từ cấp cơ sở với các chức năng quản lý cán bộ, quản lý học sinh, quản lý tài chính, hành chính, thư viện, thiết bị, quản lý công tác thanh tra, đánh giá và thống kê giáo dục. Với mục tiêu hỗ trợ hiệu trưởng tăng cường nhận thức về tiến trình đổi mới và nâng cao năng lực quản lý trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời thúc đẩy văn hóa tự học và học suốt đời của cán bộ quản lý giáo dục, Dự án SREM biên soạn Bộ Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học. Bộ Tài liệu cung cấp nhiều khái niệm, lý thuyết chung về những lĩnh vực khác nhau của quản lý giáo dục và những nhiệm vụ riêng trong quản lý trường học, từ cơ bản đến phức tạp. Ngoài ra còn giới thiệu quá trình phát triển giáo dục ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trên cơ sở các kiến thức này, mỗi hiệu trưởng sẽ tự rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình, vận dụng các kiến thức này trong hoàn cảnh thực tế và khả năng của từng trường. Khi biên soạn, Dự án SREM cố gắng để Bộ Tài liệu đáp ứng được tình hình giáo dục Việt Nam hiện tại, cũng như phải có những bứt phá cần thiết để hòa nhập với các chuẩn giáo dục quốc tế. Dự án đã tham khảo các tài liệu quản lý giáo dục trong và ngoài nước và hệ thống hóa lại các vấn đề cần thiết đối với hiệu trưởng, dựa trên cơ sở năng lực cần có của hiệu trưởng để đáp ứng những yêu cầu quản lý mới. Bộ Tài liệu còn là sự tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm và thực tiễn quản lý giáo dục mà Dự án thu thập được thông qua các hội thảo và thực tiễn nhằm giúp hiệu trưởng có cái nhìn rộng hơn về xu thế giáo dục hiện nay của nhiều nước trên thế giới. Bộ sổ tay gồm 5 cuốn: 1. Quản lý nhà nước về giáo dục; 2. Quản lý điều hành các hoạt động trong trường học; 3. Giám sát, đánh giá trong trường học; 4. lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới; 5. Quản trị hiệu quả trường học. Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới 3 Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học Bộ Tài liệu được biên soạn cho hiệu trưởng các trường phổ thông (kể cả các trường ngoài công lập) và cũng sẽ rất bổ ích đối với các phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, những người giúp hiệu trưởng thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường. Một số độc giả khác, có thể là những giáo viên, với hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trở thành hiệu trưởng cũng có thể tham khảo tài liệu này. Trong lúc chưa trở thành cán bộ quản lý, việc am tường các nhiệm vụ của hiệu trưởng cũng giúp họ có khả năng giám sát hoặc hỗ trợ hiệu trưởng tốt hơn trong quá trình quản lý đang ngày càng được yêu cầu theo hướng công khai, minh bạch. Dự án hy vọng các cơ sở đào tạo về quản lý giáo dục, thậm chí cả các trường sư phạm cũng tìm thấy sự hữu dụng trong bộ tài liệu này khi thực hiện các khóa đào tạo sinh viên sư phạm. Dự án tin rằng những người công tác trong ngành giáo dục, từ các cán bộ trong Bộ GD-ĐT, cho tới các cán bộ công tác tại các Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và những ai tiến hành các hoạt động nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học cũng sẽ tìm thấy những nội dung bổ ích trong Bộ Tài liệu này. Bộ Tài liệu này sẽ hỗ trợ các hiệu trưởng nói riêng và các nhà quản lý giáo dục nói chung phát triển năng lực quản lý của mình. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, kinh tế và giáo dục tại các vùng miền của nước ta rất khác nhau, tài liệu có thể chưa bao quát và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tiễn quản lý cho từng địa phương. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi cán bộ quản lý trong việc áp dụng linh hoạt kiến thức quản lý giáo dục nói chung vào thực tiễn địa phương mình, phù hợp với đặc thù nhà trường và đặc thù giáo dục của vùng miền. Bộ tài liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích: tự học, trao đổi thảo luận trong các nhóm chuyên môn hoặc trong các hội thảo và cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các khóa đào tạo cán bộ quản lý ở các trường, hay các khoa sư phạm, trường sư phạm. Phương pháp sử dụng tài liệu Do mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau về trình độ và kinh nghiệm chuyên môn nên nhu cầu học tập của mỗi người là rất khác nhau. Cách sử dụng phù hợp nhất là tự học theo những định hướng phát triển của bản thân (còn gọi là học tập theo lối mở). Có nghĩa là, người đọc tự chọn thời gian và nội dung muốn học theo thứ tự ưu tiên của chính mình. Bằng cách này, Dự án hy vọng rằng mỗi người học sẽ tìm được những điều mới mẻ và phù hợp với nhu cầu của riêng mình. Nếu tự học, người đọc cần suy ngẫm về những điều vừa đọc được, so sánh, vận dụng vào thực tế đang diễn ra. Có thể làm điều này bất cứ lúc nào, khi ở trường, ở nhà thậm chí trên đường đi công tác. Theo cách này, người học sẽ không phải chịu áp lực từ bên ngoài mà lại có thể tự tìm ra những gì phù hợp nhất để áp dụng cho bản thân và đơn vị của mình. Tựu chung lại, người đọc có thể đọc từng cuốn trong Bộ Tài liệu theo bất cứ trình tự nào. Để có thể áp dụng vào thực tiến trường học của mình, mỗi hiệu trưởng phải tư duy và thực hành các công việc qua các chủ đề. Các thực hành này có thể gồm những hoạt động như lập ra các bảng danh mục hoạt động cần kiểm tra, trả lời các câu hỏi, tập hợp dữ liệu và thảo luận với các đồng nghiệp, có thể là giáo viên trong trường hoặc các Hiệu trưởng khác. Khi nghiên cứu, học tập Bộ Tài liệu này, bạn đọc nên tham khảo thêm các tài liệu khác, ví dụ các quy chế, qui định được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu tập huấn của các cơ sở đào tạo tại trung ương hoặc địa phương để có vận dụng sát với thực tiễn. Phần các văn bản qui phạm pháp luật liên quan tới giáo dục được cập nhật tới thời điểm phát hành được cung cấp trong đĩa CD kèm theo Bộ Tài liệu này. Hiệu trưởng cũng nên trao đổi thảo luận giữa Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và các cán bộ cốt cán trong trường để sưu tầm thêm các tài liệu về lịch sử và quá trình phát triển ngành giáo dục ở địa phương mình hoặc các kinh nghiệm giáo dục để cụ thể hóa các nội dung và tình huống quản lý ở trường minhg, tiếp thêm sức sống cho Bộ Tài liệu. Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới 4 Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học Các hiệu trưởng cũng nên trao đổi cùng với Hiệu trưởng khác trong cùng xã, huyện (trong các đợt học tập do Phòng/Sở tổ chức) và các cán bộ quản lý tại các Phòng GD/Sở GD&ĐT để làm giàu lý luận về quản lý giáo dục. Có thể sử dụng Bộ Tài liệu này một cách chính qui hơn, ví dụ tại các hội thảo chuyên đề đổi mới phương pháp quản lý trường học hay dùng làm tài liệu bổ trợ cho các khóa đào tạo/bồi dưỡng hiệu trưởng hoặc những người chuẩn bị được bổ nhiệm làm hiệu trưởng do một cơ sở đào tạo về quản lý giáo dục tiến hành. Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khó, liên quan đến sự phát triển toàn diện của nhà trường cũng như của từng cá nhân, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, tích hợp nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn của mỗi cán bộ quản lý, các nội dung được biên soạn trong tài liệu sẽ là những gợi ý hữu ích cho những người làm công tác quản lý. Dự án SREM chân thành cảm ơn sự cộng tác của hàng trăm hiệu trưởng và cán bộ quản lý các cấp và các chuyên gia tư vấn quốc tế đã tham gia vào quá trình xây dựng Bộ tài liệu này thông qua các cuộc hội thảo và các đợt làm việc. Danh sách các tác giả chính tham gia soạn thảo và biên tập Bộ Tài liệu có thể tìm thấy trong mỗi cuốn. Dự án đặc biệt cảm ơn vị Lãnh đạo cao nhất của ngành, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã gợi ý Dự án xây dựng Bộ Tài liệu này. Dự án mong rằng Bộ Tài liệu sẽ đóng góp vào tiến trình đổi mới quản lý giáo dục nhằm tăng hiệu quả giáo dục. Hiệu quả của Bộ Tài liệu này với việc nâng cao chất lượng trường học sẽ chỉ được nhận thấy sau một thời gian, nhưng chắc chắn Bộ Tài liệu sẽ có tác động ngay tới các Hiệu trưởng vì tính đầy đủ và thực tiễn của nó. GIÁM ĐỐC DỰ ÁN GS.TS Phạm Vũ Luận THỨ TRƯỞNG BỘ GDĐT Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới 5 Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học LỜI GIỚI THIỆU Quyển 4: lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới Mục đích của cuốn 4 trong Bộ Tài liệu hỗ trợ hiệu trưởng quản lý hiệu quả trường học nhằm cung cấp một số thông tin tóm lược về quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam, tình hình phát triển giáo dục và những xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới. Trong quản lý giáo dục, giáo dục đối chiếu được xem là một phương thức quan trọng giúp nhà quản lý hiểu được các hệ thống giáo dục khác nhau, nắm được các vấn đề cơ bản về cải cách giáo dục, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển và cải cách. Với việc nghiên cứu giáo dục đối chiếu, chúng ta học tập được những cách làm hay và hiệu quả, đồng thời tránh được những sai lầm trong cải cách mà các nước đã trải qua. Trong cuốn sách này, ngoài giáo dục Việt Nam, chúng tôi còn giới thiệu 7 hệ thống giáo dục tiêu biểu thuộc 2 nền giáo dục phương Đông và phương Tây với đặc thù về hệ thống, trình độ phát triển, và xu hướng cải cách giáo dục do những sự khác biệt căn bản về văn hóa, lịch sử, chính trị cũng như đặc điểm kinh tế, xã hội của từng quốc gia. Các nước châu Á mà chúng tôi giới thiệu gồm Trung Quốc, Singapore và Malaysia. Mặc dù rất khác nhau về quy mô, cả Trung Quốc và Singapore đều đang thực hiện phân cấp quản lý giáo dục ở các mức độ khác nhau; Trung Quốc mới chỉ phân cấp đến từng địa phương trong khi Singapore đã phân cấp đến từng trường học. Malaysia được xem là một hình mẫu của một đất nước đang phát triển có những quyết sách quốc gia mạnh mẽ về giáo dục như đẩy mạnh giáo dục công nghệ thông tin và tiếng nước ngoài; chỉ sau 10 năm, Malaysia đã thực hiện đại trà trên toàn quốc việc dạy các môn Toán và khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 10. Các nước phương Tây mà chúng tôi chọn lựa gồm có Anh, Pháp, Phần Lan và Hoa Kỳ. Đây đều là các quốc gia có sự phát triển giáo dục ở trình độ cao với việc phân cấp phân quyền trong quản lý và việc cung cấp những cơ hội giáo dục tốt nhất cho người học. Bài học rút ra từ thực tiễn giáo dục các nước có thể cho thấy xu hướng giáo dục hiện đại là thống nhất sự đa dạng bằng việc chuẩn hóa trong đánh giá, đa dạng hóa các loại hình giáo dục và quản lý, tìm các biện pháp giải quyết khó khăn giữa sự cạnh tranh vượt trội và bình đẳng trong giáo dục, phát triển giáo dục toàn diện, và giáo dục hướng đến những kỹ năng thực tiễn để giúp người học giải quyết những vấn đề của cuộc sống trong xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Trong cuốn sách này, chúng tôi không có tham vọng trình bày lịch sử phát triển giáo dục mà chủ yếu tập trung mô tả hệ thống giáo dục và đặc biệt là những vấn đề cải cách cụ thể gần đây của từng quốc gia với mong muốn làm tài liệu tham khảo cho các hiệu trưởng trong quản lý trường học cũng như tham gia vào quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam. Đó chính là nét khác biệt của cuốn sách này so với những tác phẩm đã xuất bản có cùng đề tài. Do thời gian chuẩn bị tài liệu có hạn, chúng tôi chưa giới thiệu hết những hệ thống giáo dục và những nỗ lực cải cách giáo dục của tất cả các nước, đặc biệt là Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Đức, Úc, New Zealand, Canada, v.v . mặc dù đây là những nước có quan hệ quốc tế về giáo dục rất gần gũi với Việt Nam. Những tài liệu mà chúng tôi sử dụng rất đa dạng và gồm nhiều thứ tiếng khác nhau, nên chắc chắn trong quá trình biên soạn và tổng hợp không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự lượng thứ của quý độc giả. Thay mặt nhóm chuyên gia soạn thảo Th.S Nguyễn Thị Thái Phó Vụ trưởng, Phó GĐ dự án Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới 6 Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Chương 1. LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM 1. Quá trình phát triển giáo dục: Những mốc lịch sử và sự kiện quan trọng 1.1 Giáo dục Việt Nam trong thời phong kiến và thời thuộc địa Giáo dục Việt Nam trong thời phong kiến: Kể từ thời các vua Hùng dựng nước cho tới khi Ngô Quyền xưng vương, đánh tan quân Nam Hán, chấm dứt hơn nghìn năm Bắc thuộc, hầu như không có tài liệu nói về giáo dục (với nghĩa hẹp là dạy và học chữ). Tuy nhiên, căn cứ vào việc sử sách ca ngợi công lao của thái thú Sỹ Nhiếp mở mang việc học tại Giao Chỉ và một số đoạn nói về một vài người Việt đỗ đạt và làm quan ở phương Bắc, có thể nói trong thời Bắc thuộc đã có một tầng lớp người Việt biết chữ. [1] Hơn nữa, cùng với việc du nhập đạo Phật, chắc chắn chùa chiền phải là nơi dạy chữ để đào tạo các nhà sư và truyền bá kinh kệ. Bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ hai, cùng với việc xây dựng và bảo vệ đất nước, tổ tiên ta đã dành nhiều công sức phát triển nền giáo dục dân tộc. Cơ sở giáo dục đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam (được ghi nhận trong sử sách) là Quốc Tử Giám Thăng Long, do vua Lý Nhân Tông cho thành lập vào năm 1076. [1] Lúc đầu Quốc Tử Giám chỉ nhằm dạy con cái vua quan, sau mở rộng dần cho những thanh thiếu niên có tư chất và đủ trình độ trong dân gian. Vào năm 1483, Quốc Tử Giám đã có 300 xá sinh (sinh viên nội trú) gồm con em gia đình quý tộc, quan lại, chưa kể số con em dân thường, học giỏi được phép đến nghe giảng (như sinh viên ngoại trú). [2] Về lực lượng giảng dạy, ngoài những quan chức ở Quốc Tử Giám, triều đình còn cho phép các nhà Nho uyên thâm đến giảng dạy (tương tự giáo sư thỉnh giảng ngày nay). [1] Sau này, triều Nguyễn đóng đô tại Phú Xuân, đã mở Quốc Tử Giám tại Huế. Ngày nay, Quốc Tử Giám Thăng Long được xem là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Sau khi mở mang việc dạy học ở kinh đô, dần dần nhà nước phong kiến chú ý đến việc tổ chức hoạt động giáo dục ở địa phương. Năm 1397, thời vua Trần Thuận Tông, triều đình cho đặt học quan ở các lộ, phủ lớn (đơn vị hành chính tương đương với cấp tỉnh ngày nay) để lo việc giáo dục. [1] Đến thế kỷ XV - XVI, nền giáo dục Việt Nam đã phát triển rực rỡ. Các phủ, lộ đều có trường công. [2] Đồng thời với việc phát triển hệ thống giáo dục, nhà nước phong kiến rất quan tâm tổ chức các kỳ thi, xem đây là biện pháp quan trọng nhằm chọn người tài giỏi tham gia bộ máy điều hành quốc gia. Năm Ất Mão 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở kỳ thi Nho học tam trường để tuyển Minh kinh bác học. [1] Thống kê từ chính sử, trong thời gian 84 năm (1442 đến 1526), nhà nước phong kiến đã tổ chức 26 khoa thi Hội. [2] Theo quy định thời đó, trước thi Hội có thi Hương, như vậy tổng số các kỳ thi lên tới 52 chưa kể, cứ sau một kỳ thi Hội còn một kỳ thi Đình để chọn 3 người đứng đầu và xếp hạng những người trúng tuyển. [2] Năm 1471 (đời vua Lê Thánh Tông), số quan lại có phẩm tước là 5370, riêng ở triều đình (nhà nước trung ương) là 2755, phần lớn được lựa chọn qua thi cử. [2] Các triều đại tiếp theo, việc thi cử vẫn được duy trì và phát triển với quy mô lớn hơn, kể cả trong thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh. Cũng theo thống kê như thế, có thể chưa đầy đủ, tổng số các tiến sĩ, phó bảng và tương đương (trúng tuyển thi Hội) kể từ khoa thi đầu tiên 1075 đến khoa thi cuối cùng 1919 là 2.848 người. [2] Cần lưu ý là, các quy định về thi cử dưới thời phong kiến hết sức chặt chẽ, chứng tỏ năng lực quản lý đối với hệ thống giáo dục của các triều vua từ Lý, Trần đến Lê, Nguyễn rất cao. Kỳ thi Hội năm 1442 có 450 thí sinh, trúng tuyển 33 (chiếm 7,3%). Kỳ thi Hội năm 1448 có 750 thí sinh, trúng tuyển 27 (chiếm 3,6%). [2] Tuy chuyện buôn quan, bán tước cũng có lúc xẩy ra nhưng việc gian lận trong thi cử thì rất hiếm và đối với những người có hành vi gian lận trong thi cử dù ở bất Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới 7 Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học kỳ cấp bậc nào cũng đều bị trừng trị nghiêm khắc. Bằng việc tuyển chọn nhân tài thông qua thi cử, tuy hết sức khắt khe nhưng lại mang yếu tố dân chủ vì đã tạo được cơ may cho con cái tầng lớp bình dân. Một điều đặc biệt lý thú là, trong giai đoạn mới thành lập, vương triều Trần cũng đã tính đến điều kiện học tập không đồng đều giữa các địa phương từ đó quy định một kỳ thi có hai trạng nguyên: kinh trạng nguyên cho khu vực thuận lợi và trại trạng nguyên cho khu vực khó khăn. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thời phong kiến, bên cạnh một số lượng không nhiều các trường công, tại nhiều làng xã, đã có những gia đình mời thầy đến ở trong nhà, dạy con em mình và thanh thiếu niên trong làng. Nhà chủ chịu trách nhiệm chu cấp cho thầy. Như vậy, từ xa xưa dạy học đã là một nghề. Hơn nữa, theo Nho giáo, đối với mỗi con người, vị trí của ông thầy chỉ ở dưới vua và trên cả cha mẹ (quân - sư - phụ). Trong xã hội Việt Nam, quan niệm phổ biến của không ít người là “dù nghèo, cũng cố cho con học dăm ba chữ để làm người”. Còn để trở thành người lãnh đạo, theo cách lựa chọn quan lại của hầu hết các triều đại, nhất thiết phải học giỏi và đỗ đạt trong các kỳ thi (thi văn hoặc thi võ). Cũng nên nhớ rằng, cùng với các kỳ thi chọn tiến sỹ, nhà nước phong kiến còn tổ chức các kỳ thi lại viên, tuyển chọn những người biết chữ, biết tính toán, để làm thuộc lại ở các sảnh, viện, giúp việc cho các quan đầu triều. [1], [2] Suốt cả nghìn năm, người Việt Nam học chữ Hán (đọc chữ Hán theo cách phát âm riêng của người Việt) và sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức để ghi chép. Mặc dầu vậy, nhờ phát triển giáo dục, duy trì và hun đúc ý thức độc lập dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, người Việt đã không bị Hán hoá. Bên cạnh việc sử dụng chữ Hán, người Việt Nam còn dựa theo chữ Hán chế tác chữ nôm để ghi chép, biểu đạt bằng tiếng Việt. Người đầu tiên, được sách sử ghi tên, có công đối với việc phát triển chữ nôm là Nguyễn Thuyên. Ông đã dùng chữ nôm làm bài văn tế đuổi cá sấu, được vua Trần Nhân Tông cho đổi sang họ Hàn-Hàn Thuyên, ví ông như Hàn Dũ, văn sỹ đời Hán bên Tàu cũng đã làm văn đuổi cá sấu. [3] Bản thân vua Trần Nhân Tông cũng có bài phú Cư trần lạc đạo viết bằng chữ nôm. Sau này, nhiều tác phẩm văn chương, lịch sử, y học, khoa học có giá trị rất lớn đã được viết bằng chữ nôm. Tiêu biểu là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, bản dịch Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Giáo dục VN thời thuộc Pháp. Từ cuối thế kỷ XIX và gần nửa thế kỷ XX, trong hơn 80 năm nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Dưới chế độ thuộc địa, nền giáo dục Nho học được thay thế dần bằng nền giáo dục Pháp - Việt, chủ yếu để đào tạo người phục vụ cho bộ máy cai trị của thực dân. Trong năm học 1936 - 1937, ở vào thời điểm thịnh vượng nhất của xứ Đông Dương, cả nước chỉ có 2.322 trường học (3 năm), bình quân 3 làng, chừng 3.000 dân có một trường, số học sinh bằng 2% dân số; 638 trường tiểu học (3 năm), bình quân 34 làng, chừng 30.000 dân có một trường, số học sinh bằng 0,4% dân số; 16 trường cao đẳng tiểu học (4 năm), bình quân 1,2 triệu dân có một trường, số học sinh bằng 0,05% dân số; 3 trường trung học công và 3 trường trung học tư ở 3 thành phố (Hà Nội, Huế, Sài Gòn) số học sinh trung học công bằng 0,0019% dân số. [4] Năm học 1941 - 1942, toàn Đông Dương có 3 trường đại học (Luật, Y - Dược, Khoa học) đặt tại Hà Nội với tổng số 834 sinh viên (628 sinh viên người Việt). [4] Trong hệ thống giáo dục Pháp - Việt, tiếng Pháp chiếm ưu thế và là chuyển ngữ ở bậc đại học. Với một nền giáo dục như vậy, trên 95% dân số Việt Nam mù chữ. Nhưng, vượt ngoài mong đợi của chính quyền thực dân, từ trong nền giáo dục đó vẫn xuất hiện một đội ngũ trí thức uyên thâm về học thuật, nồng nàn lòng yêu nước, có những đóng góp rất to lớn vào công cuộc giành lại độc lập, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Trong lĩnh vực giáo dục dưới thời thuộc Pháp, bên cạnh hoạt động của hệ thống trường lớp của nhà nước thực dân - phong kiến, có hai sự kiện quan trọng: Một là, phong trào Duy Tân do một số nhà Nho yêu nước (Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp …) khởi xướng mà nội dung quan trọng là lập trường học, cổ xúy lòng yêu nước, phê phán chế độ quân chủ lỗi thời, khuyến khích thực nghiệp, với mong muốn thực thi học thuyết “ Chấn dân khí- Khai dân trí- Hậu dân sinh” nhằm nâng dân tộc ngang tầm thời đại để trên cơ sở đó giành lại độc lập. Phong trào Duy Tân diễn ra sôi nổi ở Quảng Nam bắt đầu từ năm 1902, đến năm 1907, với việc thành lập Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới 8 Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội (do Lương Văn Can chủ xướng), phong trào Duy Tân đã tiến vượt bậc cả về tổ chức và lý luận. [6] Hai là, Hội truyền bá chữ quốc ngữ do các trí thức yêu nước thành lập ngày 5/11/1938. Ban lãnh đạo gồm các ông Nguyễn Văn Tố, Bùi Kỷ, Phan Thanh, Quản Xuân Nam, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn, Lê Thước, Trần Văn Giáp…. Trong suốt 7 năm tồn tại, tính đến tháng 8 năm 1945, Hội đã giúp cho hơn 7 vạn ngưòi biết đọc, biết viết, biết tính toán. Bên cạnh kết quả đó, phong trào truyền bá chữ quốc ngữ còn đào tạo được nhiều cán bộ trung kiên, có kinh nghiệm về chống nạn thất học, đã cung cấp cho cách mạng một số cán bộ và chiến sĩ để sau này, qua rèn luyện đã trở thành những cán bộ quản lý chủ chốt của ngành giáo dục, của bộ máy chính quyền mới. [4] 1.2. Từ ngày độc lập đến kháng chiến thứ nhất thắng lợi (1945-1954) Trong năm đầu của chế độ Dân chủ - Cộng hòa Sau khi nhân dân giành được chính quyền và tuyên bố nền độc lập của đất nước, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: “chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm” là ba nhiệm vụ trọng yếu của Chính phủ và nhân dân ta lúc đó [5]. Ngày 6-9-1945, Người đã gửi thư cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1945-1946, khẳng định sự ra đời của một nền giáo dục mới với sứ mệnh phục vụ công cuộc giữ gìn độc lập và phục hưng đất nước, trong đó chỉ rõ mục đích học tập của thế hệ trẻ mà cũng là nhiệm vụ chiến lược của nền giáo dục mới là làm cho “non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp”, “dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu”. [5] Xuất phát từ triết lý “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngày 8-9-1945, Chính phủ ban hành các văn kiện pháp lý quan trọng: Sắc lệnh số 17-SL: "Đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam", Sắc lệnh số 19-SL: "Trong toàn cõi Việt Nam sẽ thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân học buổi tối" và Sắc lệnh số 20-SL: "Trong khi chờ đợi lập được nền tiểu học cưỡng bách, việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người" 1 . [5] Tiếp đó, vào đầu tháng 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ra Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học. [5] Thực hiện chủ trương của Chính phủ và hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng chưa đầy một năm, cả nước đã có gần 75 ngàn lớp học bình dân với gần 96 ngàn giáo viên (người biết chữ dạy người không biết chữ) giúp cho hơn 2,5 triệu người thoát khỏi nạn mù chữ. [5] Như vậy, ngay khi nền cộng hoà dân chủ vừa được thành lập, xoá nạn mù chữ và nâng cao trình độ học vấn của toàn dân đã trở thành một quốc sách và việc học tập để biết đọc, biết viết, biết tính toán đã được nhân dân tiếp nhận làm một tiêu chí biểu hiện văn hoá. Từ đó, qua suốt nhiều thập kỷ, Việt Nam kiên trì thực hiện xoá mù chữ và nâng cao trình độ học vấn của toàn dân. Song song với việc tổ chức để các trường mở cửa, tiếp tục công việc giảng dạy, học tập, Bộ Giáo dục cố gắng giúp Chính phủ kiến tạo cơ sở pháp lý cho chính sách giáo dục của chế độ mới. Năm 1946, trong bối cảnh phải tập trung đối phó với mưu mô gây chiến của các thế lực thực dân, Chính phủ đã ban hành hai sắc lệnh: số 146-SL và số 147-SL. [5] Nội dung chủ yếu của hai sắc lệnh này là: (i) Khẳng định tôn chỉ của nền giáo dục nước nhà là phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ; ba nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục là: dân tộc, khoa học, đại chúng. (ii) Xác định cơ cấu của nền giáo dục mới, sau giáo dục ấu trĩ (tiền học đường), có ba cấp học: Đệ nhất cấp, là bậc học cơ bản, thực hiện trong 4 năm học. Đệ nhị cấp, có hai ngành: (i) ngành học tổng quát gồm hai bậc: bậc phổ thông 4 năm và bậc chuyên khoa 3 năm; (ii) ngành học chuyên môn, gồm hai bậc: bậc thực nghiệm 1 năm và bậc chuyên nghiệp từ 1-3 năm (tuỳ theo ban). 1 Người thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ba sắc lệnh này là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lúc đó là Bộ trưởng bộ Nội vụ của chính phủ lâm thời VNDCCH Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới 9 Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học Đệ tam cấp, có đại học (gồm các ban: văn khoa, khoa học, pháp lý .) và cao đẳng chuyên môn, sinh viên học ít nhất 3 năm. Tiếp nối đại học là các “nghiên cứu viện”. Song song với ba cấp học là ba cấp của ngành sư phạm, gồm sư phạm cấp, sư phạm trung cấp, sư phạm cao cấp. (iii) ấn định những điều khoản pháp lý để thực hiện bậc học cơ bản: tất cả trẻ em từ 7-13 tuổi đều có thể đến trường, không phải trả tiền học và từ năm 1950 sẽ là bậc học cưỡng bách. Đối với đại học, từ 1950 trở đi, các môn học được dạy bằng tiếng Việt. Đây là một quyết định táo bạo, thể hiện tinh thần dân tộc của đội ngũ trí thức Việt Nam, vì tiếng Pháp, trong một thời gian dài trước đó vốn được dùng làm chuyển ngữ ở tất cả các nhà trường. 2 [5] Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp Mặc dầu Chính phủ Dân chủ Cộng hòa tìm mọi cách để giữ gìn nền độc lập trong mối quan hệ hữu nghị với nước Pháp, nhưng thực dân Pháp lại muốn duy trì ách thống trị đối với Việt Nam cũng như toàn cõi Đông Dương. Do đó nhân dân ta buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại vùng tự do, các trường học tiếp tục hoạt động. Để tạo nguồn đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến và xây dựng đất nước sau ngày kháng chiến thắng lợi, năm 1950, chính phủ chính thức thông qua đề án cải cách giáo dục. [5] Mục tiêu đào tạo của nhà trường khi đó được xác định là: giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người công dân lao động tương lai, trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có đủ năng lực phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến. [5] Để phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh, nội dung chủ yếu của cuộc cải cách lần này là thay đổi cơ cấu giáo dục phổ thông (rút bớt số năm học) và điều chỉnh quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống giáo dục để thống nhất với sự thay đổi đó. Theo đó, cơ cấu giáo dục phổ thông gồm 3 cấp, thực hiện trong 9 năm: cấp I có 4 lớp, không kể lớp vỡ lòng (học đọc và viết chữ Việt); cấp II có 3 lớp; cấp III có 3 lớp. [5] Về nội dung giảng dạy, tạm gác lại một số môn học (như ngoại ngữ, âm nhạc, vẽ, nữ công gia chánh); bổ sung một số môn học mới (như thời sự, chính sách, giáo dục công dân, tăng gia sản xuất). [4] Do chương trình phổ thông tạm rút ngắn, sau khi tốt nghiệp lớp 9, để vào đại học, học sinh phải qua trường dự bị đại học (lúc đầu là 2 năm sau đổi thành 1 năm). Đồng thời, hệ thống giáo dục bình dân và giáo dục chuyên nghiệp cũng thay đổi (sau chương trình xoá mù chữ, có chương trình tiểu học bình dân và trung học bình dân .). Trường đại học y dược, trường đại học khoa học (chủ yếu là văn khoa và toán học) vẫn tiếp tục hoạt động. [5] Tại vùng tạm chiếm, các trường học giảng dạy, học tập theo một chương trình 12 năm, căn bản dựa trên một chương trình được canh tân bởi một số học giả yêu nước từ đầu năm 1945 (Chương trình Hoàng Xuân Hãn), khi Đông Dương thuộc Pháp bị người Nhật xâm chiếm 3 . Đặc trưng của nền giáo dục ở vùng tạm chiếm là giảm bớt màu sắc của của nền giáo dục thuộc địa, tiếng Việt được thay thế cho tiếng Pháp trong giảng dạy ở giáo dục phổ thông, nhiều nội dung có yếu tố dân tộc đã được đưa vào chương trình. Tuy nhiên, chương trình vùng tạm chiếm vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của nền giáo dục của Pháp. 1.3. Giáo dục Việt Nam trong những năm đất nước bị tạm thời chia cắt Ở miền Bắc Sau khi hoà bình được lập lại, trên miền Bắc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiếp quản giáo dục ở vùng mới giải phóng và tích cực chuẩn bị cho một cuộc cải cách giáo dục (thứ 2 Để chuẩn bị cho việc dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ trong nhà trường, các nhà khoa học người Việt đã phải rất cố gắng để xây dựng hệ thống thuật ngữ bằng tiếng Việt ở nhiều bộ môn khoa học, tiêu biểu là các công trình “Danh từ khoa học Toán-Lý-Hoá” (Hoàng Xuân Hãn), “Danh từ Vạn vật học” (Đào Văn Tiến), “Danh từ Y học” (Lê Khắc Thiền) “Nông học” (Lê Văn Can, Nguyễn Hữu Quân) 3 Chương trình của học giả yêu nước Hoàng Xuân Hãn Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới 10 [...]... cơ sở, 55% ở trung học phổ thông, 40 % ở trung học chuyên nghiệp, 47 % ở cao đẳng, 36% ở đại học19 Trong năm học 20 04- 2005, ở tiểu học tỷ lệ học sinh nữ là 47 %; ở trung học cơ sở là 47 %; ở trung học phổ thông là 49 %; ở trung cấp chuyên nghiệp tỷ lệ học sinh nữ còn cao hơn: 58% Trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, tỷ lệ sinh viên mới được tuyển là nữ chiếm 48 % [19] [20] Khoảng cách về cơ hội... trường đại học [21] 4. 4 Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Để có đủ giáo viên đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô giáo dục, Việt Nam đã dành nhiều nỗ lực phát triển hệ thống các trong sư phạm, đồng thời có nhiều lúc phải mở các khoá đào tạo giáo viên cấp tốc (9+3, 12+1 v.v ) Đến năm học 20 04- 2005, cả nước có 986.6 04 nhà giáo, so với năm học 1998-1999, tăng thêm 213. 644 người [9] [19] [20]... giáo viên sử dụng); ở lớp 4 và lớp 5 có 7 môn học là: Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Đạo đức, Thể dục, Nghệ thuật; trong đó, bốn môn có sách giáo khoa là Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, các môn học còn lại có tài liệu hướng dẫn giảng dạy [ 14] Năm học 2007-2008, cả nước có 14. 939 trường tiểu học với 6.832.567 học sinh Số trường công lập là 14. 844 với 6.832.218 học sinh... học sinh học nghề ngắn hạn đã tăng từ 95.500 (1993) lên 128.700 (19 94) [9] [19] Chương trình trung học nghề đã được 50 trường tổ chức thực hiện, 8 9 Năm 20 04, tỷ lệ lưu ban ở TH là 1,01%; ở THCS là 0,83%; ở THPT là 1, 34% Đầu năm 1990 cả nước có khoảng 2,1 triệu trẻ em 6- 14 tuổi thất học, 2 triệu người lớn ở độ tuổi 15-35 bị mù chữ Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số... những năm đổi mới vừa qua, Chính phủ không ngừng tăng ngân sách giáo dục Chi tiêu công cho giáo dục trong GDP đã tăng từ 3,5% năm 19 94 lên 4, 6% năm 20 04 [9] [18] So với các ngành khác, giáo dục đã được ưu tiên, theo đó chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu công tăng từ 14% năm 1997 lên 18,6% năm 2005 [9] [18] Mục tiêu của Chính phủ là tiếp tục tăng chi cho giáo dục, đến năm 2010 tỷ trọng chi cho giáo... cáo tình hình thực hiện giai đoạn một (2001-2005) chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010, viện CL&CTGD 19 Năm 20 04, trong số 286 trường có 246 trường công lập, 40 trường ngoài công lập Nếu chia theo chủ thể quản lý thì, địa phương quản lý 211 trường, các bộ, ngành TW quản lý 75 trường 14 Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 quy định: Thu hút 15% học sinh tốt nghiệp THCS vào THCN (theo Luật... có 275 trường công lập với 1.310.375 sinh viên và 193 .47 1 sinh viên Về đào tạo sau đại học có gần 150 cơ sở với 38 .46 1 học viên cao học 20 và 4. 518 nghiên cứu sinh21 Tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân là 179 [19] Mục tiêu phát triển của giáo dục đại học đến 2010 và 2020 là: - Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 45 0 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó có 70-80%... tinh thần yêu nước, chống xâm lược và tay sai Bộ chương trình và sách giáo khoa này có nhiều cải tiến cả về nội dung và phương pháp so với chương trình và sách giáo khoa 10 năm ở miền Bắc [5] 1 4 Giáo dục Việt Nam từ 1975 đến 1986 6 Theo cuốn “Escalade de guerre et du crime par Nixon au Việt Nam” (Cuộc leo thang chiến tranh và tội ác do Nixon gây ra ở Việt Nam): Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo... mtiểu học là 9.311.010 Như vậy, mỗi giảm trung bình gần 40 0-500 nghìn học sinh 13 Quyển 4 lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới 21 Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học 3 .4 Giáo dục trung học: Giáo dục trung học có hai cấp, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông Trung học cơ sở gồm 4 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9) Mục tiêu giáo dục của cấp trung... sống lao động [12] Năm học 2007-2008, cả nước có 10 .49 1 trường trung học cơ sở với 5.791.229 học sinh; trong đó, số trường công lập là 10 .45 8 với 5.791.229 học sinh và số trường ngoài công lập là 33 với 68.297 học sinh Cũng trong năm học này, số trường trung học phổ thông là 2 .47 6 với 3.070.023 học sinh; trong đó, số trường công lập là 1.826 với 2.238. 141 học sinh và số trường ngoài công lập là 831.882 . Trần đến Lê, Nguyễn rất cao. Kỳ thi Hội năm 144 2 có 45 0 thí sinh, trúng tuyển 33 (chiếm 7,3%). Kỳ thi Hội năm 144 8 có 750 thí sinh, trúng tuyển 27 (chiếm. Kỳ . 141 4. Hệ thống thi cử và đánh giá 144 5. Những khuynh

Ngày đăng: 03/09/2013, 11:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5.2. Mô hình trường xuất sắc (SEM) - So tay hieu truong_Quyen 4
5.2. Mô hình trường xuất sắc (SEM) (Trang 65)
Độ tuổi của trẻ họ cở bậc mầm non là từ 3-5 tuổi. Bậc học này gồm loại hình nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm chăm sóc trẻ, chương trình dành cho trẻ trước độ tuổi đi học - So tay hieu truong_Quyen 4
tu ổi của trẻ họ cở bậc mầm non là từ 3-5 tuổi. Bậc học này gồm loại hình nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm chăm sóc trẻ, chương trình dành cho trẻ trước độ tuổi đi học (Trang 142)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w