1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

di truyen hoc 1

30 324 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

3 Mục lục Lời nói đầu 11 Mở đầu Hoàng Trọng Phán 13 I. Khái niệm di truyền học 13 II. Lược sử phát triển của di truyền học 13 III. Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của di truyền học 17 IV. Các phương pháp nghiên cứu của di truyền học 18 V.Các nguyên tắc nghiên cứu và phương pháp học tập di truyền học 20 VI. Di truyền học với công nghệ sinh học, tin học và các vấn đề xã hội 21 Chương 1: Cơ sở của Di truyền học Mendel Hoàng Trọng Phán 24 I. Tiểu sử Mendel - Cha đẻ của di truyền học 24 II. Đối tượng và phương pháp thí nghiệm của Mendel 25 1. Đối tượng 25 2. Phương pháp 26 III. Lai một tính và nguyên lý phân ly 26 1. Kết quả thí nghiệm lai một tính 26 2. Giải thích và kiểm chứng nguyên lý phân ly 27 3. Nguyên lý phân ly và tính phổ biến của nó 28 IV. Lai hai tính và nguyên lý phân ly độc lập 28 1. Kết quả thí nghiệm lai hai tính 28 2. Giải thích và nội dung nguyên lý phân ly độc lập 29 V. Sự di truyền Mendel ở người 30 1. Các tính trạng lặn 31 2. Các tính trạng trội 32 VI. Lý thuyết xác suất trong dự đoán và phân tích di truyền học 33 1. Một số khái niệm và tính chất cơ bản của xác suất 33 2. Một số nguyên lý xác suất cơ bản 34 VII. Phương pháp χ 2 (Chi-square method) trong đánh giá độ phù hợp giữa các số liệu quan sát và kỳ vọng 39 4 Chương 2: Mở rộng và Áp dụng của Di truyền học Mendel Hoàng Trọng Phán 43 I. Các kiểu quan hệ giữa các gene allele đối với một tính trạng 43 1. Các kiểu trội hoàn toàn, không hoàn toàn và đồng trội 43 2. Tác động của gene gây chết (lethals) 45 3. Hiện tượng đa allele (multiple allelism) 46 II. Tính đa hiệu của gene (pleiotropy) 47 III. Các kiểu tương tác giữa các gene không allele 48 1. Tương tác bổ trợ (complementary) 49 2. Tương tác át chế (epistasis) 52 3. Tương tác cộng gộp- sự di truyền đa gene và các tính trạng số lượng 54 IV. Các mối quan hệ kiểu gene - kiểu hình 59 1. Thường biến và mức phản ứng 59 2. Độ thâm nhập (penetrance) và độ biểu hiện (expressivity) 60 Chương 3: Cơ sở Tế bào của sự Sinh sản, Di truyền và Biến dị Hoàng Trọng Phán 67 I. Sinh sản hữu tính và tính ổn định của các bộ nhiễm sắc thể 67 II. Hình thái học nhiễm sắc thể eukaryote 70 1. Kích thước nhiễm sắc thể 70 2. Tâm động và các kiểu nhiễm sắc thể 71 3. Các kiểu băng nhiễm sắc thể (chromosomal bands) 72 III. Chu kỳ tế bào và nguyên phân 74 1. Chu kỳ tế bào (cell cycle) 75 2. Nguyên phân (mitosis) 76 IV. Giảm phân, sự phát sinh giao tử và thụ tinh 78 1. Giảm phân (meiosis) 78 2. Sự phát sinh giao tử (gametogenesis) 81 3. Sự thụ tinh (fertilization) 83 V. Các biến đổi của nhiễm sắc thể 84 1. Các biến đổi về cấu trúc nhiễm sắc thể 84 2. Các biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể 91 5 Chương 4: Di truyền học Nhiễm sắc thể Hoàng Trọng Phán 103 I. Trường phái Morgan với thuyết di truyền nhiễm sắc thể 103 1. Tầm quan trọng của ruồi giấm Drosophila 103 2. Thuyết di truyền nhiễm sắc thể 107 II. Sự xác định giới tính (sex determination) 108 1. Sự xác định giới tính do kiểu gene (GSD) 108 2. Sự xác định giới tính do môi trường (ESD) 112 III. Sự di truyền liên kết với giới tính (sex-linked inheritance) 113 1. Đặc điểm di truyền của các gene trên nhiễm sắc thể X và Y 113 2. Sự bất hoạt của nhiễm sắc thể X và một số vấn đề liên quan 117 3. Các tính trạng giới hạn bởi giới tính và chịu ảnh hưởng của giới tính 120 IV. Liên kết và tái tổ hợp của các gene trên một nhiễm sắc thể 121 1. Khám phá về sự trao đổi chéo ở ruồi giấm 122 2. Liên kết gene hoàn toàn (giảm phân không có trao đổi chéo) 124 V. Trao đổi chéo và lập bản đồ di truyền 125 1. Tần số tái tổ hợp 125 2. Bản đồ di truyền 127 3. Trao đổi chéo bốn sợi 131 VI. Lập bản đồ gene từ các phép lai phân tích ba điểm 134 1. Trao đổi chéo kép với việc xác định trật tự và khoảng cách các gene 134 2. Độ nhiễu và hệ số trùng hợp (coefficient of coincidence) 137 VII. Lập bản đồ bằng phân tích bộ bốn (tetrad analysis) 139 Chương 5: Bản chất Hoá học và Tái bản của Vật chất Di truyền Hoàng Trọng Phán 147 I. Bằng chứng vật chất di truyền là các nucleic acid 147 1. Các thí nghiệm biến nạp ở vi khuẩn 147 2. Tính ổn định của hàm lượng DNA ở các sinh vật bậc cao 148 3. Các thí nghiệm ở virus 149 II. Thành phần hoá học và cấu trúc của DNA 150 1. Cấu trúc của một nucleotide 150 6 2. Cấu trúc chuỗi polynucleotide 151 3. Thành phần hoá học và cấu trúc của chuỗi xoắn kép DNA 152 4. Sơ lược về các đặc tính hoá lý của các nucleic acid 155 III. Kích thước bộ gene và tính phức tạp về mặt tiến hoá 157 1. Sơ lược về bộ gene của các virus, prokaryote và eukaryote 157 2. Mối quan hệ giữa kích thước bộ gene và tính phức tạp về tiến hoá 159 3. Hàm lượng DNA và nghịch lý giá trị C 159 4. Về kích thước DNA các bào quan 161 IV. Tổ chức phân tử của các nhiễm sắc thể 161 1. Cấu trúc chất nhiễm sắc 161 2. Sơ lược các thành phần DNA trong bộ gene eukaryote 163 V. Tái bản DNA (DNA replication) 164 1. Các nguyên tắc và đặc điểm chung của tái bản DNA 164 2. Các enzyme tham gia tái bản DNA 167 3. Cơ chế tái bản DNA 168 VI. Tái bản của các bộ gene RNA (RNA genomes) 174 1. Đặc điểm tái bản của các bộ gene RNA virus 174 2. Tái bản của bộ gene RNA 174 3. Phiên mã ngược 175 Chương 6: Gene và Quá trình Sinh tổng hợp Protein Hoàng Trọng Phán 179 I. Sự phát triển của khái niệm gene 179 1. Các quan niệm của Mendel và Morgan về gene 179 2. Giả thuyết một gene - một enzyme của Beadle và Tatum 180 3. Quan niệm của Benzer về các đơn vị cấu trúc và chức năng di truyền 180 4. Mối quan hệ gene - cistron ở các prokaryote và eukaryote 182 II. Cấu trúc và chức năng của protein 186 1. Cấu trúc protein 186 2. Chức năng protein 187 III. Mã di truyền 189 1. Bằng chứng di truyền học về mã bộ ba 190 2. Giải mã di truyền 190 7 3. Các đặc tính của mã di truyền 191 4. Những ngoại lệ so với mã di truyền "phổ biến" 192 5. Sự linh hoạt trong việc kết cặp anticodon-codon 193 IV. Cơ chế phiên mã (transcription) và sửa đổi sau phiên mã 194 1. Các RNA và đặc điểm chung của phiên mã 194 2. Các RNA polymerase của prokaryote và eukaryote 196 3. Các promoter ở các prokaryote và eukaryote 196 4. Các giai đoạn của quá trình phiên mã 197 5. Sự sửa đổi sau phiên mã đối với các mRNA eukaryote 198 V. Cấu trúc và chức năng của các loại RNA và ribosome 200 1. RNA thông tin (messenger RNA = mRNA) 200 2. RNA vận chuyển (transfer RNA = tRNA) 200 3. RNA ribosome (ribosomal RNA = rRNA) 201 4. Ribosome 201 VI. Cơ chế dịch mã (translation) 202 1. Hoạt hoá amino acid 202 2. Cơ chế của quá trình dịch mã (tổng hợp polypeptide) 202 Chương 7: Sự Điều hoà Biểu hiện của Gene Trương Thị Bích Phượng 208 I. Các nguyên lý điều hoà và mức độ kiểm soát phiên mã 202 II. Điều hoà biểu hiện gene ở prokaryote 209 1. Cấu trúc của operon 210 2. Điều hoà dương tính operon lactose 212 3. Điều hoà âm tính operon tryptophan 213 4. Phiên mã dở (attenuation) 215 III. Điều hoà biểu hiện gene ở eukaryote 217 1. Sự biến đổi DNA 218 2. Các promoter 218 3. Những trình tự tăng cường phiên mã (enhancer) 219 4. Trình tự bất hoạt gene (gene silencing) 220 5. Promoter chọn lọc (alternative promoter) 220 6. Splicing chọn lọc 220 8 Chương 8: Đột biến Gene, Tái tổ hợp và các Yếu tố Di truyền Vận động Trương Thị Bích Phượng 223 I. Đột biến gene 223 1. Các kiểu đột biến gene 223 2. Các tác nhân gây đột biến gene 228 3. Cơ chế phân tử của các đột biến gene 228 II. Sửa chữa và bảo vệ DNA 232 III. Các yếu tố di truyền vận động (transposable genetic elements) 237 1. Các yếu tố di truyền vận động ở prokaryote 237 2. Các yếu tố di truyền vận động ở eukaryote 239 Chương 9: Sự Di truyền Tế bào chất Trương Thị Bích Phượng 245 I. Sự di truyền tế bào chất 245 1. Sự di truyền của các gene lạp thể 245 2. Sự di truyền của các gene ty thể 246 3. Hiệu quả dòng mẹ lên chiều xoắn vỏ ốc 249 II. Lập bản đồ ở ty thể và lạp thể 251 1. Lập bản đồ gene của DNA lạp thể 251 2. Lập bản đồ gene của DNA ty thể 253 III. Di truyền học phân tử các bào quan 254 1. Các bộ gene lạp thể (cpDNA) 254 2. Các bộ gene ty thể (mtDNA) 255 Chương 10: Đại cương về Công nghệ DNA Tái tổ hợp Hoàng Trọng Phán 258 I. Các công cụ chính của kỹ thuật tạo dòng DNA tái tổ hợp 258 1. Các enzyme giới hạn 258 2. Các vector thông dụng trong kỹ thuật di truyền 260 3. Thiết lập phân tử DNA tái tổ hợp in vitro 261 II. Tạo dòng gene hay DNA tái tổ hợp 263 1. Nguyên tắc chung 263 2. Quy trình tạo dòng gene tái tổ hợp 264 3. Tổng hợp và tạo dòng cDNA 267 9 III. Các phương pháp biểu hiện các gene được tạo dòng 267 IV. Ứng dụng của công nghệ DNA tái tổ hợp 269 1. Công nghệ DNA tái tổ hợp với việc nghiên cứu bộ gene 269 2. Công nghệ DNA tái tổ hợp với y-dược học 271 3. Kỹ thuật di truyền với các sinh vật biến đổi gene 274 Chương 11: Di truyền học Người Trần Quốc Dung 278 I. Các phương pháp nghiên cứu di truyền học người 278 1. Phương pháp phân tích phả hệ (genealogy analysis) 278 2. Phương pháp nghiên cứu trẻ sinh đôi 279 3. Phương pháp di truyền tế bào học người 279 4. Phương pháp nghiên cứu quần thể 279 5. Các kỹ thuật sinh học phân tử 280 II. Các phương pháp lập bản đồ di truyền người 280 1. Phân tích liên kết (linkage analysis) 280 2. Các phương pháp lập bản đồ vật lý (physical mapping) 280 III. Nhiễm sắc thể Y và chất nhiễm sắc giới tính của người 283 1. Nhiễm sắc thể Y của người 283 2. Chất nhiễm sắc thể giới tính của người 284 IV. Sự di truyền các gene trội-lặn trên nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính 285 1. Sự di truyền các gene trội-lặn trên nhiễm sắc thể thường 285 2. Sự di truyền các gene trội-lặn trên nhiễm sắc thể giới tính 286 V. Di truyền y học 288 1. Các bệnh di truyền do rối loạn chuyển hoá và các bệnh nhiễm sắc thể 288 2. Cơ sở di truyền ung thư 291 VI. Tư vấn di truyền y học 292 Chương 12: Di truyền học Quần thể Hoàng Trọng Phán 296 I. Các khái niệm cơ bản của di truyền học quần thể 296 1. Quần thể (population) 296 2. Các hệ thống giao phối 296 10 3. Vốn gene (gene pool) 297 4. Tần số kiểu gene và tần số allele 297 II. Nguyên lý Hardy-Weinberg và trạng thái cân bằng của quần thể 299 1. Nguyên lý Hardy-Weinberg 299 2. Những ứng dụng của nguyên lý Hardy-Weinberg 302 III. Mở rộng nguyên lý Hardy-Weinberg 305 1. Đa allele (multiple alleles) 305 2. Tần số allele sai biệt giữa hai giới tính 308 3. Các gene liên kết trên X 309 IV. Nội phối (inbreeding) 310 1. Tự thụ tinh (self-fertilization) 311 2. Hệ số nội phối (inbreeding coefficient) 312 3. Tính toán hệ số nội phối 313 V. Các nhân tố tác động lên thành phần di truyền quần thể 315 1. Đột biến 315 2. Biến động di truyền ngẫu nhiên 316 3. Dòng gene hay sự di nhập cư 316 4. Chọn lọc tự nhiên 318 11 Lời nói đầu Đến nay, di truyền học ra đời chỉ mới hơn một trăm năm song nó đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Đặc biệt là, trong vòng 50 năm lại đây kể từ ngày James Watson và Francis Crick khám phá ra cấu trúc phân tử DNA, 25/4/1953. Sự hoàn thành việc giải mã di truyền bởi hai nhóm nghiên cứu của Marshall Nirenberg và Har Gobind Khorana vào tháng 6 năm 1966 và sự ra đời của Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ DNA tái tổ hợp vào giữa thập niên 1970 là hai sự kiện nổi bật nhất kể từ sau khi sinh học phân tử ra đời. Kế đó, sự hoàn tất của Dự án Bộ gene Người vào tháng 4 năm 2003 được xem là một trong những kỳ công thám hiểm vĩ đại nhất của loài người. Lần đầu tiên con người có thể đọc được một cách đầy đủ toàn bộ trình tự 3.164.700.000 cặp base trong bộ gene của mình. Tất cả những sự kiện nổi bật này minh chứng một điều rằng: Sự phát triển cùng với những thành tựu đạt được của di truyền học trong thời gian qua quả là vô cùng to lớn! Để góp phần đổi mới nội dung giáo trình Di truyền học theo hướng cập nhật kiến thức cũng như phương pháp dạy và học bộ môn ở bậc Đại học, chúng tôi đã tham cứu nhiều tài liệu khác nhau và nỗ lực biên soạn giáo trình trên tinh thần ấy. Chúng tôi hy vọng rằng giáo trình này sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên, và cũng có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên Sinh học các trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Nội dung giáo trình gồm phần Mở đầu cộng với 12 chương bao quát các kiến thức đại cương của một giáo trình Di truyền học. Các chương 1- 4 đề cập chủ yếu nội dung thuộc Di truyền học cổ điển, các chương 5-10 tập trung vào phần Di truyền học phân tử và chương 12 được xem là phần nhập môn của Di truyền học quần thể, còn chương 11 là sự kết hợp giữa các kiến thức di truyền cổ điển và hiện đại trên đối tượng là con người. Cuối mỗi chương đều có các phần Câu hỏi và Bài tập và Tài liệu Tham khảo để bạn đọc tiện ôn tập và tra cứu. Giáo trình Di truyền học được ra đời trong khuôn khổ của Dự án Giáo dục thuộc Đại học Huế, vì vậy một số kiến thức nâng cao sẽ được đề cập trong một giáo trình riêng, như: Di truyền Vi sinh vật và Ứng dụng,và Công nghệ DNA Tái tổ hợp. Bên cạnh đó, một số thuật ngữ khoa học được thống nhất sử dụng bằng tiếng Anh để giúp người học dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với thông tin qua sách báo nước ngoài hoặc internet. 12 Giáo trình này do ThS. Hoàng Trọng Phán (chủ biên), TS. Trương Thị Bích Phượng và TS. Trần Quốc Dung là những giảng viên đang công tác tại Khoa Sinh học các trường Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học thuộc Đại học Huế biên soạn, với sự phân công như sau: ThS. Hoàng Trọng Phán biên soạn phần Mở đầu và các chương 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10 và 12; TS. Trương Thị Bích Phượng biên soạn các chương 7, 8 và 9; và TS. Trần Quốc Dung biên soạn chương 11. Để giáo trình này kịp thời ra mắt bạn đọc, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Dự án Giáo dục Đại học Huế đã tài trợ cho việc biên soạn và xuất bản giáo trình trong khuôn khổ của Dự án Giáo dục Đại học mức B. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đặc biệt đến GS. TS. Phan Cự Nhân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã dày công đọc bản thảo và cho nhiều ý kiến quý báu cũng như đã khích lệ chúng tôi rất nhiều kể từ khi đề cương giáo trình bắt đầu được hình thành. Do khả năng còn hạn chế, chắc chắn giáo trình còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự phê bình và chỉ bảo của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn chỉnh hơn trong lần in sau. Huế, ngày 25 tháng 6 năm 2005 Các tác giả . thành phần di truyền quần thể 315 1. Đột biến 315 2. Biến động di truyền ngẫu nhiên 316 3. Dòng gene hay sự di nhập cư 316 4. Chọn lọc tự nhiên 318 11 Lời. eukaryote 18 2 II. Cấu trúc và chức năng của protein 18 6 1. Cấu trúc protein 18 6 2. Chức năng protein 18 7 III. Mã di truyền 18 9 1. Bằng chứng di truyền

Ngày đăng: 03/09/2013, 09:12

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w