1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị chiến lược - Hoạch định chiến lược cho công ty Bia nước giải khát Sài Gòn SABECO

77 1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Quản trị chiến lược - Hoạch định chiến lược cho công ty Bia nước giải khát Sài Gòn SABECO

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ

-*** -TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)

ĐẾN NĂM 2020

Cần Thơ, tháng 11 năm 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)

ĐẾN NĂM 2020

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN MINH CẢNH

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH SÁCH BẢNG

Trang 5

DANH SÁCH HÌNH

Trang 6

PHẦN 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Tiền thân của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòntrước đây là một nhà máy của tư bản Pháp được xây dựng từ những năm 1875

Đến tháng 6/1977, nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn.Năm 1992, với uy tín trong nước, sản phẩm bia Sài Gòn đã vươn ra thịtrường quốc tế với trên 15 quốc gia trong đó chinh phục các thị trường khótính như Nhật Bản, Úc, Mỹ, Singapore, HongKong,…

Năm 1993, nhà máy được đổi tên thành Công ty Bia Sài Gòn

Vào năm 2000, Công ty Bia Sài Gòn là doanh nghiệp sản xuất bia đầutiên của Việt Nam đạt và vượt mốc sản lượng 200 triệu lít/năm và trở thànhdoanh nghiệp sản xuất bia quy mô lớn nhất cả nước

Tháng 7/2003, Công ty Bia Sài Gòn phát triển lớn mạnh thành TổngCông ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn và trở thành doanh nghiệp hàngđầu trong ngành sản xuất bia Việt Nam

Kể từ năm 2004, Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn

đã có những thay đổi có tính chất bước ngoặt và thực hiện chiến lược tăngtrưởng nhanh nhằm giữ vững vị thế số 1 trên thị trường trong nước TổngCông ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn đã chiếm khoảng 35% thị phầnnội địa Bia Saigon, Bia 333 ngày nay là thương hiệu bia số 1 Việt Nam xét vềsản lượng, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, hệ thống phân phối và uy tínthương hiệu

Năm 2004, Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài GònSABECO chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - công

ty con” theo quyết định số 37/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp

Trang 7

Đầu năm 2008 thực hiện nghị quyết của Chính Phủ, SABECO đã trởthành Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn.

Cho tới nay Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài GònSABECO có tổng cộng 28 thành viên và vẫn không ngừng phát triển

Các thành tựu đã từng đạt được:

 Là đơn vị dẫn đầu toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụchính trị với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triểnkinh tế của ngành, địa phương và đất nước

 Đơn vị hàng đầu trong chính sách xây dựng và phát triển thịtrường, hệ thống phân phối trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm Bia của ViệtNam với sản lượng tiêu thụ chiếm giữ trên 35% thị phần

 Thương hiệu Bia Sài Gòn giữ vững được uy tín với khách hàng

và ngày càng phát triển, xứng đáng là thương hiệu LÀ NIỀM TỰ HÀO CỦAVIỆT NAM

 Thu nhập bình quân năm 1997 đạt 3,2 triệu đồng; năm 2006 đạt6,0 triệu đồng/người/tháng; tăng 187,50%

 Công tác xã hội năm 1997 đạt 812,4 triệu đồng; năm 2006 đạt3,3 tỷ đồng; tăng 406,20%

 Danh hiệu “Thương hiệu tín nhiệm” Bia Sài Gòn trong 22 năm

 Sản phẩm Bia Sài Gòn – Hàng Việt Nam chất lượng cao, đượcngười tiêu dùng bình chọn liên tục trong 12 năm từ 1997, 1998, 1999, 2000,

Trang 8

Kinh doanh vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành

sản xuất Bia – Rượu – Nước giải khát và lương thực thực phẩm

Xuất nhập khẩu các loại: sản phẩm Bia, Rượu, Nước giải khát, vật tư,

nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng như hương liệu, nước cốt để sản xuất Bia,

Rượu, Nước giải khát

Cung cấp các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư

vấn đầu tư, xây lắp, sửa chữa bảo trì về ngành Bia – Rượu – Nước giải khát và

lương thực thực phẩm

Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, triển lãm, thông tin quảng cáo

Đầu tư kinh doanh khu công nghiệp, khu dân cư, kinh doanh bất động

sản, nhà ở, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, dịch vụ

Đầu tư kinh doanh tài chính, ngân hàng, chứng khoáng, quỹ đầu tư, bảo

hiểm

Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật

1.3 QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

toán trước thuế 2.996.113 3.647.715 3.578.899 651.602 21,75 (68.816) (1,89)Lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh

nghiệp

2.344.211 2.785.682 2.495.394 441.471 18,83 (290.288) (10,42)

Trang 9

Theo bảng số liệu, ta thấy doanh thu của công ty từ 2011 – 2013 tăngđều Năm 2012 doanh thu tăng 12,62% so với năm trước, đến năm 2013 tuydoanh thu có tăng nhưng chỉ tăng 12,17% so với năm 2011 Nguyên nhân chủyếu dẫn đến doanh thu tăng không đáng kể là do áp lực cạnh tranh và xuhướng tiêu dùng của người dân đến các sản phẩm bia Công ty nên có cácchiến lược để thu hút và tạo niềm tin mạnh mẽ đến với khách hàng

Về chi phí, như đã thấy ở bảng trên, chi phí qua các năm đều tăng, chiphí năm 2012 tăng so với năm 2011 là 11,43%, đến năm 2013 mức chi phí chỉtăng nhẹ lên 12,01% Nguyên nhân ở đây vì năm 2013 công ty tốn khá nhiềuchi phí cho công tác chiêu thị và quảng bá cho các sản phẩm mới thâm nhậpthị trường

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2012 tăngmạnh so với năm 2011, tăng 18,83% do công tác quản lý, quảng bá tốt cho cácsản phẩm của công ty Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2013 lại giảm 10,42% so vớinăm trước Nguyên nhân chủ yếu làm lợi nhuận giảm là do chi phí năm 2013tăng đến 12,01% Công ty cần đề ra các biện pháp nhằm tối thiểu hóa chi phítrong quá trình hoạt động sản xuất cũng như đưa sản phẩm đến với khách hàngnhưng vẫn đảm bảo doanh thu của công ty

Trang 10

PHẦN 2

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN NGOÀI

2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.1.1.1 Chính trị, pháp luật

Việc nắm bắt những quan điểm, những qui định, ưu tiên, những chươngtrình chi tiêu của chính phủ cũng như thiết lập những mối quan hệ tốt vớichính phủ sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội và giảmthiểu được những nguy cơ do môi trường này gây ra

Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo quy tắc,luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thươngmại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh Lương của người lao độngtăng lên sẽ làm cho sức mua của cả nước phần nào tăng lên đáng kể, tuy nhiên

nó cũng làm cho công ty SABECO phải tăng chi phí do quỹ lương tăng lên

a) Thể chế chính trị

Việt Nam hiện nay là nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa Hệ thốngchính trị được thực hiện theo cơ chế duy nhất một Đảng chính trị là ĐảngCộng Sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý vànhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam Mộitrường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật càng được hoàn thiện tạo điềukiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh

Sắp tới đây thì Luật doanh nghiệp 2014 sẽ được áp dụng, qua tìm hiểu vàphân tích những đổi mới của Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 có thể thấyrằng, việc sửa đổi lần này làm cho doanh nghiệp trở thành một công cụ kinhdoanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư; qua đó tăngcường thu hút và huy động các nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinhdoanh Hy vọng rằng, khi đi vào cuộc sống Luật sẽ tạo ra những đột phá mới,góp phần cải cách thể chế kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng,

Trang 11

nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh, nhằm pháthuy nội lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.

b) Chính sách đối ngoại

Theo các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của ĐảngCộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở,

đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế vớiphương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả cácnước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”

Từ sau thời kì đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hoá quan hệvới Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm 1995, gia nhập khốiASEAN năm 1995

Việt Nam hiện nay dưới chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

đã có quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước thuộc tất cả các châu lục và cóquan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các Ủy viên thường trực của Hộiđồng Bảo An Liên hợp quốc bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trịlớn của thế giới Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và quan

hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệthương mại với 165 nước và cũng lãnh thổ Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc,Việt Nam đóng vai trò là uỷ viên ECOSOC, uỷ viên Hội đồng chấp hànhUNDP, UNFPA và UPU

Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đã đượcthể hiện thông qua việc tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế tại thủ đô

Hà Nội

Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viênthứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Đây là một bước ngoặt lớntrong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế

Trang 12

Vai trò trên trường quốc tế của Việt Nam được nâng cao là tiền đề tốt,tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu,trong đó có Công ty SABECO Đồng thời cũng mang lại cho Công tySABECO những thách thức lớn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùngloại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.

c) Chính sách phát triển kinh tế

Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nênnhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi, chế độ chính sách, hệ thống thuế đãi ngộnhằm khuyến khích các doanh nghiệp Hằng năm nhà nước chi ra ngân sáchkhá lớn xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá và các công trình phụ trợtác động gián tiếp đến sự hoạt động kinh doanh của công ty Bên cạnh đó,nước ta có quan hệ giao lưu với nhiều nước trên thế giới tạo thuận lợi chochúng ta xuất khẩu và tìm các đối tác nhằm phát triển thị trường ở nước ngoài

Là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần đồng thờichuẩn bị niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Sài Gòn, hoạt động củaCông ty SABECO chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về công ty cổphần, chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm Luật doanh nghiệp,Luật chứng khoán, các văn bản dưới luật và các quy định đối với công ty niêmyết Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trìnhhoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi đó ít nhiềuảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của công ty

Cùng với xu thế phát triển của khu vực và thế giới, Nhà nước đã đầymạnh xây dựng đổi mới về cơ chế Các luật và pháp lệnh thể hiện sự thay đổinày: luật đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam, bộ luật thuế áp dụng thốngnhất cho ngành kinh tế, luật bảo vệ mội trường, luật bảo vệ an toàn thực phẩm,luật doanh nghiệp và luật bản quyền Những yêu cầu đó bắt buộc công ty phảithực hiện, tuy ban đầu sẽ còn gặp khó khăn nhưng không thể vì vậy mà lẫntránh Trong một xu thế mới công ty muốn tồn tại phát triển thì cũng phải luôn

Trang 13

bắt nhịp với những yêu cầu nhằm tạo vị thế riêng thương trường trong vàngoài nước.

Trang 14

2.1.1.2 Kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014ước tính tăng 5,98%, vượt trên nhiều dự báo Đây là thành công lớn nhất trongviệc ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ Tổng cục Thống kê công bố tìnhhình kinh tế xã hội đã cho biết, GDP cả năm 2014 đã tăng khá cho thấy dấuhiệu tích cực của nền kinh tế GDP quý sau vẫn đạt cao hơn quý trước Cả năm

2014, GDP ước tính đạt 5,98%, trong đó, quý I tăng 5,06%, quý II tăng 5,34%

và quý III tăng 6,07%, quý IV tăng 6,96%

Nhìn lại tốc độ tăng trưởng kinh tế kể từ khi Việt Nam gia nhập WTOnăm 2007, GDP năm 2014 tăng đứng thứ 4 trong 7 năm, thấp hơn các năm2007-2010 và cao hơn so với các năm 2011-2013 Trong đó, GDP năm 2007đạt 8,5%; năm 2008 là 6,23%, năm 2009 là 5,32%, 2010 là 6,78%, 2011 là5,89% , năm 2012 là 5,03%, năm 2013 là 5,4%

Nhiều dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc trong hoạt động kinh tế ở Việt Nam.Tăng trưởng GDP đạt 6,96% trong quý IV năm 2014, góp phần đưa tỷ lệ tăngtrưởng cả năm lên mức 5,98%, đây là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ năm 2011.Đối với tăng trưởng năm 2015, ngân hàng thế giới (WB) dự báo sẽ đạt mức6%, cao hơn 0,5% so với dự báo được đưa ra trong năm 2014 và sẽ có chuyểnbiến tốt hơn nữa cho đến năm 2020

Khi GDP năm 2014 tăng cho ta thấy được cơ hội phát triển ngành bia ởViệt Nam cũng tăng lên cao hơn Từ đó, lên kế hoạch sản xuất bia ngày càngnhiều hơn, chất lượng ngày càng tốt hơn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của kháchhàng trong tương lai

b) Thu nhập người dân

Bia là sản phẩm đồ uống mà lượng sản phẩm tiêu thụ phụ thuộc nhiềuvào thu nhập của người dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế

Trang 15

Trong năm 2014, SABECO đạt lợi nhuận trước thuế là 3.914 tỷ đồng.Mức lợi nhuận này đã giúp Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giảikhát Sài Gòn (SABECO) đạt 107% kế hoạch năm 2014, tăng 9% so với cùng

kỳ Sản lượng tiêu thụ bia Sài Gòn đạt 1.356 triệu lít, bằng 102% kế hoạch,tăng 3% so với cùng kỳ; tổng doanh thu đạt 29.788 tỷ đồng, bằng 101% kếhoạch, tăng 4% so với cùng kỳ; tổng nộp ngân sách đạt 6.985 tỷ đồng, bằng103% kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ

Thu nhập bình quân đầu người tăng Khi mức sống của người dân tănglên thì nhu cầu thị trường Bia – Rượu – Nước giải khát cũng sẽ tăng lên, đòihỏi phải thỏa mãn hơn về số lượng và chất lượng, mẫu mã phong phú hơn,phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Sự phân hóa thu nhập là một tháchthức với công ty, vì khi thu nhập thay đổi tương ứng với nó phải có sự thay đổi

về sản phẩm sao cho phù hợp với túi tiền của từng nhóm khách hàng

c) Lãi suất

Lãi suất huy động, cho vay bằng VND cũng như lãi suất tiền gửi bằngUSD được điều chỉnh giảm từ ngày 29/10/2014 Theo đó, Ngân hàng Nhànước quyết định giữ ổn định các mức lãi suất điều hành gồm lãi suất tái cấpvốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tửliên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngânhàng Nhà nước đối với các ngân hàng từ ngày 29/10/2014

Điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của các tổ chức, cánhân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ mức 6% xuống 5,5%/năm đối vớitiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên tới 6 tháng Giảm lãi suất tối đa với tiền gửibằng USD của cá nhân từ mức 1%/năm xuống còn 0,75%

Giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số lĩnhvực, ngành kinh tế từ 8%/năm xuống còn 7%/năm Đồng thời, Ngân hàng Nhànước cũng đưa ra yêu cầu các ngân hàng thương mại xem xét rút lãi suất chovay VND xuống tối đa 13%/năm đối với các khoản nợ cũ, như một biện pháp

để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp Sự thay đổi của lãi suất tác động lớn tới

Trang 16

hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của ngành nói riêng, khi lãi suất tăng cao họ sẽchuyễn sang tiết kiệm, ngược lại khi lãi suất thấp sẽ tác động đến người tiêudùng.

Bên cạnh đó, xét về cơ cấu vốn của SABECO thì các khoản vay chiếmkhông nhỏ, cho nên khi chi phí vay tăng khi lãi suất thị trường giảm là một cơhội lớn cho công ty Tăng sức mạnh cạnh tranh cũng như tăng cường một phầnlớn vào kế hoạch phát triển

d) Thuế suất

Bia là sản phẩm chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt của Nhà nước Do đặc thùnhư vậy nên các Công ty sản xuất bia chịu sự ảnh hưởng lớn trong sự thay đổichinh sách thuế của Chính phủ Theo văn bản số 181/TCT-CS Thuế nhập khẩuđối với các mặt hàng bia, rượu là 50%

Ngoài ra, theo dự án sửa đổi, bổ sung Luật thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt thuế nhập khẩu bia năm 2014 sẽ nâng từ 65% lên75% từ ngày 01/07/2015 tới hết năm 2017, và sẽ nâng thêm 10% nữa từ ngày01/01/2018 Mức thuế suất mới sẽ làm cho các doanh nghiệp trong ngành biagặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đầu tư phát triển

e) Lạm phát

Con số lạm phát năm 2014 đã thấp ngoài dự đoán của Tổng cục Thống

kê khi 12 tháng qua chỉ tăng 1,86% Đây là mức lạm phát thấp hơn cả nhữngnăm 1996 – 1999 Nhìn lại chặng đường 15 năm qua, mức lạm phát dưới 2%của Việt Nam năm nay thấp hơn cả năm 1996 là 4,5%, năm 1997 là 3,7%,năm 2002 tăng 4%, năm 2003 tăng 3% Mức lạm phát trên chỉ cao hơn giaiđoạn kinh tế bị giảm phát như năm 1999, lạm phát 0,1%, năm 2000, lạm phát

âm 0,6%

Trên thực tế, tại các nước phát triển, lạm phát trung bình chỉ từ 2 – 4%.Nếu theo cách tính bình quân tháng như các nước này, lạm phát sẽ được lấytheo con số 3,95% Con số này là không thấp

Trang 17

Mục tiêu năm 2015, Chính phủ sẽ kiểm soát lạm phát trong ngưỡng 5% Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng là kết quả của việc tập trung kiềm chếlạm phát này Lạm phát không những làm gia tăng chi phí vốn của công ty màcòn có tác động trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào như nguyên liệu, nhâncông, chi phí vận chuyển… Như vậy, khi lạm phát giảm thì kéo theo đó là giáthành sản phẩm cũng giảm và tạo điều kiện lớn đến quá trình tiêu thụ và mởrộng thị trường.

4-2.1.1.3 Văn hóa, xã hội

Sự tác động của các yếu tố văn hóa thường có tính dài hạn và tinh tế hơn

so với các yếu tố khác và phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa thường rấtrộng Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa, xã hội có ảnh hưởngmạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh như: những quan điểm đạo đức, thẩm

mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục tập quán, truyền thống;những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của

xã hội… những khía cạnh này cho thấy cách thức người ta sống, làm việc,hưởng thụ cũng như sản xuất và cung cấp dịch vụ Vấn đề đặt ra đối với nhàquản trị doanh nghiệp là không chỉ là nhận thấy sự hiện diện của nền văn hóa

xã hội hiện tại mà còn là dự đoán những xu hướng thay đổi của nó, từ đó chủđộng hình thành chiến lược thích ứng

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ củavăn hóa phương Đông vì thế người Việt Nam rất chú trọng đến quan hệ giađình, bạn bè Thêm vào đó, Việt Nam rất chú trọng đến tinh thần quốc gia nênviệc tiêu dùng sản phẩm của một công ty trong nước là một xu hướng mới nổilên trong thời gian gần đây và công ty cần phải nắm bắt được cơ hội mới này(Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt)

2.1.1.4 Công nghệ

Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và

đe dọa đối với doanh nghiệp Những áp lực và đe dọa từ môi trường côngnghệ có thể là:

Trang 18

 Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnhtranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngànhhiện hữu.

 Sự ra đời của công nghệ mới làm công nghệ hiện hữu bị lỗi thời, tạođiều kiện thuận lợi cho những người xâm nhập mới, làm tăng thêm áp lực đedọa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành phải đổi mới công nghệ để tăngcường khả năng cạnh tranh

 Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có

xu hướng ngắn lại, điều này làm tăng áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao

so với trước

Ngoài ra, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới

và tác động đến hầu hết các quốc gia Một trong những điểm nổi bật của toàncầu hóa là sự định hình của nền kinh tế trí thức mà trọng tâm là sự phát triểncủa khoa học công nghệ và vai trò của chúng trong đời sống Nền kinh tế trithức đang định hình rõ nét hơn với những dấu hiệu cho biết sự khác biệt của

nó ở thời đại ngày nay so với trước kia trong quá trình sản xuất như:

 Sự sáng tạo (sản xuất) ra tri thức diễn ra với tốc độ nhanh và quy môlớn hơn

 Sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầuthường nhật của xã hội

 Xử lí, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra nhanh chóng, rộngkhắp nhờ vào sự phát triển của hệ thống công cụ hiện tại trong đó công nghệthông tin có vai trò quyết định

Sự phát triển trên đã thực sự tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giaothương quốc tế về phương diện thời gian cũng như chi phí

Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, tình trạng công nghệ còn hết sức lạchậu, chưa được đầu tư đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị tinh chế mang tínhhiện đại do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều năng suất thấp dẫn đếngiá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm

Trang 19

Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)công bố những năm gần đây thì chỉ số cạnh tranh tăng trưởng của nền kinh tếnước ta từ vị trí thứ 60/101 năm 2003 đã lùi xuống vị trí 79/104 năm 2004 và81/117 năm 2005; chỉ số cạnh tranh doanh nghiệp cũng giảm từ vị trí 50/102năm 2003 xuống 79/104 năm 2004 và 80/116 năm 2005 Một trong nhữngnguyên nhân quan trọng làm cho chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế nước tathấp và vị trí xếp hạng liên tục bị sụt giảm là do chỉ số ứng dụng công nghệthấp.

Trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2005 của WEF nêu ở trên thì chỉ

số này của nước ta đứng ở vị trí 92/117 năm 2004, diễn đàn kinh tế thế giớicũng đã đưa ra bảng xếp hạng các chỉ số công nghệ Trong bảng xếp hạng này,thứ bậc của nước ta thua kém rất xa so với Thái Lan:

 Chỉ số công nghệ: Thái Lan đứng thứ 43, Việt Nam ở vị trí 92

 Chỉ số đổi mới công nghệ: Thái Lan vị trí 37, Việt Nam vị trí 79

 Chỉ số chuyển giao công nghệ: Thái Lan thứ 4, Việt Nam thứ 66

 Chỉ số thông tin và viễn thông: Thái Lan xếp thứ 55, Việt Nam thứ 86

Tỉ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp của nước ta hiện nay mớichiếm khoảng 20% trong khi Philippin là 29%, Thái Lan 31%, Malaysia 51%,Singapore 73% Với tình trạng như vậy khi hội nhập kinh tế nếu không chuẩn

bị đổi mới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc tạo ra sảnphẩm cạnh tranh trên thị trường

Về trình độ tiếp cận công nghệ, một đặc điểm hết sức quan trọng cần đềcập đến Việt Nam hiện nay là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lí công nhân phầnlớn không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới Đặc biệt thiếu đội ngũ cán

bộ có trình độ, có ngoại ngữ để tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹthuật thế giới

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng lực nghiên cứu triểnkhai chuyển giao công nghệ nước ta còn rất yếu Đặc biệt là công nghệ sinhhọc, công nghệ cơ khí, công nghệ chế biến và tự động hóa Trình độ công

Trang 20

nghệ nước ta nói chung còn lạc hậu hơn so với thế giới hàng chục năm Đây làmột hạn chế rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công tySABECO nói riêng trong việc đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ, triểnkhai sản phẩm mới để cạnh tranh với công nghệ sản xuất bia nước ngoài.Mặc dù thị trường mua bán và chuyển giao công nghệ đã phát triểnnhưng nó chỉ tạo được điều kiện thuận lợi cho công ty cạnh tranh với cácdoanh nghiệp trong nước, còn để cạnh tranh với các công ty bia rượu nướcngoài, công ty phải chịu một sức ép về giá mua và chuyển giao công nghệ rấtlớn.

Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng của công nghệ của các công tysản xuất phải luôn thay đổi và cải tiến công nghệ và gia tăng chất lượng năngsuất và giảm thiểu chi tiêu Để đạt được điều này doanh nghiệp phải đầu tưkhông nhỏ các dự án nghiên cứu, mua sắm thay mới các dây chuyền sản xuất,đào tạo lại nhân viên đủ trình độ vận hành những thiết bị tân tiến

2.1.2 Phân tích môi trường vi mô

2.1.2.1 Khái quát thị trường chung

Bộ trưởng Bộ Công Thương ký Quyết định số 2435 QĐ/BCT ngày21/05/2009 ban hành Quy hoạch phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giảikhát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2025, với mục tiêu là “Xây dựngNgành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế quantrọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước vàxuất khẩu, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước; các sản phẩmbia, rượu, nước giải khát được sản xuất có chất lượng cao, có uy tín, đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại có thương hiệuhàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thếgiới”

Với vai trò đó, trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp trong toàn ngành

đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức duy trì mức tăng trưởng sản xuất bìnhquân trên 10%/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu về sản phẩm cho người tiêu

Trang 21

dùng với chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã ngày càng phong phú, mỗi năm đónggóp trên 20 nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm chohàng triệu lao động trong tất cả các khâu sản xuất, phân phối, cung ứng, vậntải…

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải Khát Việt Nam hiện nay có 120 hộiviên, trong đó có nhiều hội viên là các doanh nghiệp FDI, có vị trí lớn trongngành Đồ uống như: Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam, Công ty TNHHLiên doanh SABMILLER Việt Nam, Công ty TNHH DIAGEO Việt Nam,Công ty CP Phân phối Moet – Hennessy Việt Nam… từ lâu đã song hành pháttriển cùng các doanh nghiệp trong nước, đóng góp cho ngân sách Nhà nước

Sự góp mặt của các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo cho thị trường đồ uốngtrong nước thêm sôi động Tuy nhiên, “nhập gia tùy tục”, bất cứ doanh nghiệpnào cũng phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam, cũng như khitham gia Hiệp hội thì tuân thủ các quy chế chung của ngành

Trong ngành sản xuất nước giải khát có đôi chút khác biệt Trước sựcạnh tranh của các “đại gia” nước ngoài, hiện nay chỉ có một số ít doanhnghiệp trong nước còn tồn tại, trong đó lớn nhất là Tập đoàn Tân Hiệp Phátvới các sản phẩm như trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước tănglực Number One Vitamin Bên cạnh hai thương hiệu lớn nhất ngành nước giảikhát của thế giới là Coca-Cola và Pepsi, với các sản phẩm nước giải khát cógas, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước là rất lớn

Đối với ngành sản xuất Bia – Rượu – Nước giải khát, mặc dù tình hìnhthời tiết nói chung là có thuận lợi cho sản xuất và tiêu dùng, song do lượng tồnsản phẩm những tháng đầu năm 2013 còn lớn, nên chỉ số tăng trưởng sản xuấtcủa ngành cả 6 tháng ước tính đạt 10,5% so với cùng kỳ năm 2012 Mức tăngtrưởng này cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của toàn ngành công nghiệpchế biến, chế tạo (toàn ngành chỉ tăng 5,7%) hoặc ngành chế biến thực phẩm(toàn ngành chỉ tăng 4,4%)

Trang 22

Xét về mặt sản lượng các sản phẩm chủ yếu có thể thấy, về bia (theo sốliệu của Bộ Công Thương), ước tính sản lượng toàn ngành 6 tháng đầu năm

2013 đạt 1.373,1 triệu lít, bằng 47,3% kế hoạch năm, tăng 10,7% so với cùng

kỳ (6 tháng đầu năm 2012 đạt 1.240,9 triệu lít) Trong đó, sản lượng bia củaSABECO ước tính đạt 673,1 triệu lít, tăng 8,8% so với cùng kỳ 6 tháng đầunăm 2012; của HABECO ước tính đạt 299,8 triệu lít, tăng 13,7%; các doanhnghiệp còn lại sản xuất ước tính đạt 400,2 triệu lít, tăng 11,56% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2012 Riêng hai thương hiệu Bia Hà Nội và Bia Sài Gòn ướctính đạt 903,2 triệu lít, chiếm 65,8% tổng lượng bia sản xuất toàn ngành vàtăng 11% so với cùng kỳ Đây là điều rất đáng ghi nhận, cần có giải pháp tiếptục giữ vững và phát triển

Đối với các mặt hàng khác như rượu, nước giải khát tình hình có phầnkhó khăn hơn Tình trạng rượu lậu, rượu giả vẫn chưa có biểu hiện thuyêngiảm Đồng thời với việc áp dụng Nghị định 94 về sản xuất kinh doanh rượu(thay thế Nghị định 40) cũng thêm nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, nhất

là trong việc cấp phép sản xuất, kinh doanh, buôn bán rượu như năng lực tàichính, kho hàng, phương tiện vận tải…

Đối với mặt hàng nước giải khát, do tình hình cạnh tranh giữa các doanhnghiệp trong ngành, nhất là giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanhnghiệp FDI nên thị trường nước giải khát hết sức sôi động Các doanh nghiệp

đã đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, khuyến mại đưa ra nhiều sản phẩm mớiphong phú, đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường và người tiêu dùng,nhất là các sản phẩm đồ uống chiết xuất từ thiên nhiên như các loại nước éptrái cây, các loại trà xanh, trà thảo mộc , đặc biệt những loại sản phẩm có bổsung Vitamin, đã được người tiêu dùng ưa thích và chấp nhận

2.1.2.2 Khách hàng – Xu hướng tiêu dùng

Trong tất cả các ngành, khách hàng luôn là yếu tố quan trọng và quyếtđịnh sự thành công hay thất bại của một công ty Tổng công ty cổ phần Bia –Rượu – Nước giải khát Sài gòn SABECO với tiêu chí “Khách hàng là thượng

Trang 23

đế” đã cho ra nhiều dòng sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý để phục vụcho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong thời kì hội nhập như hiệnnay Vì vậy vấn đề đặt ra cho SABECO là làm sao để khách hàng ngày càngtin tưởng các sản phẩm của công ty.

Do chính phủ đã tăng các mức độ xử phạt đối với các hành vi sử dụngrượu bia khi tham gia giao thông đã phần nào làm lung lay sự tin tưởng trongtiêu dùng của khách hàng, làm giảm mức tiêu thụ của ngành bia, khách hàng

có xu hướng tìm các sản phẩm thay thế khác là chướng ngại vật lớn cho công

ty khi lấy lại niềm tin của khách hàng

Hình 1 Số lít cồn nguyên chất bình quân đầu người theo khu vực

→ Cơ hội: với dân số Việt Nam là 90.493.352 người, trong đó 44,6 triệu

là nam giới, nữ giới chiếm 45,8 triệu người và xu hướng dùng bia trong giaotiếp đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bia nói chung và công ty nói riêng

2.1.2.3 Nhà cung ứng

Bất kì doanh nghiệp nào cũng có nhà cung cấp ở phía sau hỗ trợ trongquá trình hoạt động kinh doanh SABECO cũng cần có nguồn cung cấpnguyên liệu, vật liệu và trang thiết bị để phục vụ cho việc sản xuất

Trang 24

Bảng 2 Các nguồn nguyên liệu chính:

Malt (đại mạch) 95% nguyên liệu nhập từ Châu Âu như: Úc, Anh…Hoa Houblon (hoa bia) 90% nguyên liệu nhập khẩu từ Đan Mạch

Do thành phần chính của bia là nước, nên nguồn nước và các đặc trưngcủa nó có ảnh hưởng rất quan trọng tới các đặc trưng của bia Nhiều loại biachịu ảnh hưởng hoặc thậm chí được xác định theo đặc trưng của nước trongkhu vực sản xuất bia Mặc dù ảnh hưởng của nó cũng như là tác động tương

hỗ của các loại khoáng chất hòa tan trong nước được sử dụng trong sản xuấtbia là khá phức tạp, nhưng theo quy tắc chung thì nước mềm là phù hợp chosản xuất các loại bia sáng màu Do đó, để đảm bảo sự ổn định về chất lượng vàmùi vị của sản phẩm, nước cần được xử lý trước khi tham gia vào quá trìnhsản xuất bia nhằm đạt được các chỉ tiêu chất lượng nhất định

Bằng cách ngâm hạt lúa mạch vào trong nước, cho phép chúng nảy mầmđến một giai đoạn nhất định và sau đó làm khô hạt đã nảy mầm trong các lòsấy để thu được hạt ngũ cốc đã mạch nha hóa (malt) Mục tiêu chủ yếu củaquy trình này giúp hoạt hoá, tích luỹ về khối lượng và hoạt lực của hệ enzymtrong đại mạch Hệ enzym này giúp chuyển hóa tinh bột trong hạt thành đườnghoà tan bền vững vào nước tham gia vào quá trình lên men Thời gian và nhiệt

độ sấy khác nhau được áp dụng để tạo ra các màu malt khác nhau từ cùng mộtloại ngũ cốc Các loại mạch nha sẫm màu hơn sẽ sản xuất ra bia sẫm màu hơn

Trang 25

Hoa Houblon (hoa bia) được con người biết đến và đưa vào sử dụngkhoảng 3000 năm trước Công Nguyên Đây là thành phần rất quan trọng vàkhông thể thay thế được trong quy trình sản xuất bia, giúp mang lại hươngthơm rất đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng độ bền keo và

ổn định thành phần sinh học của sản phẩm Cây hoa bia được trồng bởi nôngdân trên khắp thế giới với nhiều giống khác nhau, nhưng nó chỉ được sử dụngtrong sản xuất bia là chủ yếu Hoa Houblon có thể được đem dùng ở dạngtươi, nhưng để bảo quản được lâu và dễ vận chuyển, houblon phải sấy khô vàchế biến để gia tăng thời gian bảo quản và sử dụng

Malt và hoa Houblon là hai nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài nên tỷ giá sẽ ảnh hướng rất lớn đến giá thành sản phẩm.

Gạo là loại hạt có hàm lượng tinh bột khá cao có thể được sử dụng sảnxuất được các loại bia có chất lượng hảo hạng Gạo được đưa vào chế biếndưới dạng bột nghiền mịn để dễ tan trong quá trình hồ hoá, sau đó được phốitrộn cùng với bột malt sau khi đã đường hoá Cần chú ý, hạt trắng-trong kháchạt trắng-đục bởi hàm lượng protein Do đó, trong sản xuất bia, các nhà sảnxuất thường chọn loại hạt gạo có độ trắng-đục cao hơn

Men bia là các vi sinh vật có tác dụng lên men đường Các giống men bia

cụ thể được lựa chọn để sản xuất các loại bia khác nhau, Men bia sẽ chuyểnhoá đường thu được từ hạt ngũ cốc để tạo ra cồn và carbon đioxit (CO2) BiaSài Gòn, với công nghệ sản xuất hiện đại hiện sử dụng loại men được nuôi cấy

có độ tinh khiết cao, đảm bảo sự ổn định và đồng bộ trong sản phẩm của mình.Tại buổi giao lưu, các Giám đốc Công ty cổ phần thương mại SABECOkhu vực đã báo cáo tình hình thị trường nói chung cũng như đã cùng kháchhàng sôi nổi trao đổi và thảo luận và tiếp thu các ý kiến đóng góp, xây dựng đểhoàn thiện hơn các chính sách bán hàng, các chương trình hỗ trợ phù hợp đẩymạnh việc tiêu thụ và phát triển thị trường,… để thương hiệu Bia Sài Gòn luônxứng đáng với sự tin yêu và ủng hộ của người tiêu dùng

Trang 26

Nước có từ tự nhiên, gạo và men thì mua từ trong nước nên cũng là lợi thế đối với doanh nghiệp trong việc nhập nguyên liệu đầu vào với giá thành tốt.

 Mức độ tập trung của các nhà cung cấp

 Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp

 Sự khác biệt của các nhà cung cấp

 Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệthoá sản phẩm

 Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành

 Sự tồn tại của các nhà cung ứng thay thế

 Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp

 Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành

SABECO ký kết hợp đồng mua vô lon bia với các đối tác cũng như vớiCrown Sài Gòn và Crown Hà Nội

Năm 2008, Công ty Thái Tân là nhà cung cấp malt cho SABECO

Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài gòn SABECO vẫn cónhững hợp đồng nguồn malt trực tiếp với nhà cung cấp Joe WhiteMalting/ADM Australia

Năm 2008, SABECO ký hợp đồng với ADM Malting và Thanh Tùngmua malt với số lần lượt là 1.500 tấn và 10.000 tấn

SABECO tập trung chủ yếu cho các nhà cung cấp như Công ty Thái Tânchiếm 55% tổng lượng nguyên liệu cung cấp

Ngày 03/02/2009, ông Nguyễn Quang Minh ký hợp đồngSABECO/JC009 với Tập đoàn Joh-Bank-Joln GmbH mua của tập đoàn này4000kg Houblon cao, vụ mùa 2008 sản phẩm xuất xứ Hop Magnum – Đức vớigiá hiệu lực hợp đồng 30/09/2009

Ngày 20/02/2009 công ty ký hợp đồng SABECO/NICol mua của tậpđoàn này 4100kg, nơi xuất xứ Hop Magnum – Đức

Trang 27

Đầu tư xây Nhà máy Bao bì SABECO – Sông Lam với trang thiết bị hiệnđại và bậc nhất thế giới, bảo đảm cung cấp đủ sản lượng tiêu thụ với chấtlượng tốt nhất và các sản phẩm bao bì phục vụ việc sản xuất bia Với việc xâydựng nhà máy để tự cung cấp bao bì thì trước mắt Sabeco sẽ không bị tìnhtrạng chèn ép từ nhà cung ứng Tuy nhiên, với các nguồn liệu quan trọng nhấtnhư malt, houblon thì công ty rơi vào tình trạng thụ động do nguồn cung chủyếu từ nước ngoài Nguồn cung này trong nước còn rất ít và chất lượng chưacao vì thế SABECO sẽ phải chịu nhiều áp lực từ nhà cung cấp Trong trườnghợp này sức mạnh của nhà cung cấp không thể coi nhẹ.

2.1.2.4 Đối thủ cạnh tranh

a) Áp lực giá

Khi có nhiều đối thủ cùng sản xuất trong một ngành hàng, doanh nghiệpluôn phải đối mặt với áp lực giá bán sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh.Các chính sách khuyến mãi cũng là một ván đề làm đau đầu các nhà quản lýdoanh nghiệp

b) Chất lượng sản phẩm

Trong ngành hàng sản xuất bia rượu hiện nay, có rất nhiều công ty thamgia hoạt động Với nguồn cung phong phú như vậy, làm thế nào để sản phẩmcủa Công ty SABECO có thể đứng vững và phát triển trên thị trường? Giá cả

là một vấn đề quan trọng, song chất lượng của sản phẩm còn quan trọng hơngấp nhiều lần Người tiêu dùng không chấp nhận việc bỏ ra một khoản tiềnmua một sản phẩm kém chất lượng Chất lượng của sản phẩm của SABECOngày càng được chú trọng nhiều hơn và phải luôn đảm bảo yêu cầu vệ sinh antoàn thực phẩm

c) Sự thay đổi quy mô thị trường

Có thể khẳng định rằng hiện nay mức độ cạnh tranh của SABECO trênthị trường Việt Nam khá tốt, chiếm hơn 47,5% thị phần Tuy nhiên, không ai

có thể khẳng định rằng sức cạnh tranh này là tuyệt đối

Trang 28

Hình 2 Thị phần bia theo sản phẩm

2.1.2.4.1 Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam

Theo sau SABECO là Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam – VBLchiếm 18,2% thị phần VBL là công ty liên doanh giữa Asia Pacific BreweryLimited (APB) của Singapore và Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra), tỷ

lệ sở hữu của mỗi bên là 60% và 40%

Trang 29

Nhà máy Bia có diện tích 12,7 hecta tọa lạc tại phường Thới An, Q.12,

TP Hồ Chí Minh, là một trong những nhà máy Bia hiện đại nhất khu vựcĐông Nam Á hiện nay Công ty hiện có 1600 nhân viên Ngoài nhà máy tạiQuận 12, VBL còn sở hữu các nhà máy tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Tiền Giang.Hiện nay, VBL là đơn vị sản xuất và phân phối các nhãn hiệu bia: Heineken,Tiger, Tiger Crystal, Desperados, Biere Larue, Biere Larue Export, BGI vàBivina tại Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, Heineken chỉ đứng sau SABECO Khoảng cáchgiữa Heineken với thương hiệu bia lớn nhất Việt Nam ngày càng được thu hẹplại Heineken đang làm chủ phân khúc bia cao cấp, dòng sản phẩm mang lạibiên lợi nhuận cao hơn dòng bia trung cấp và bia bình dân

Thực tế cho thấy, cách đây mấy năm, khi sản lượng Heineken chỉ bằngmột nửa so với SABECO, Heineken đã thu về lợi nhuận không kémSABECO, khoảng trên 2.000 tỷ VND mỗi năm Ông Michel de Carvalho –chủ sở hữu thương hiệu bia Heineken dự báo đến năm 2015 Việt Nam sẽ trởthành thị trường tiêu thụ bia Heineken lớn nhất thế giới

2.1.2.4.2 Công ty bia rượu Hà Nội HABECO

Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành lập theoquyết định số 75/2003/QĐ – BCN ngày 16/5/2003 của Bộ Trưởng Bộ CôngNghiệp, là Tổng Công Ty Nhà Nước tổ chức và hoạt động theo “công ty mẹ -công ty con”

Với bí quyết “công nghệ duy nhất – truyền thống trăm năm”, cùng với hệthống thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ

và tâm huyết, các sản phẩm của Tổng Công ty đã nhận được sự mến mộ củahàng triệu người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế Thương hiệu bia HàNội ngày hôm nay đuợc xây dựng, kết tinh từ nhiều thế hệ, là niềm tin củangười tiêu dùng, niềm tự hào của thương hiệu Việt

Tiền thân của Tổng Công ty Nhà Máy Bia Hommel – Nhà máy Bia Hà

Trang 30

sâu đổi mới thiết bị công nghệ, nâng công suất Bia Hà Nội lên 100 triệulít/năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăngcủa người tiêu dùng về cả số lượng lẫn chất lượng.

Đến nay, Tổng Công ty giữ vai trò công ty mẹ với nhiều công ty con,công ty liên kết, đơn vị kinh doanh, đơn vị phụ thuộc trải dài từ miền TrungQuảng Bình đến các tỉnh thành phía bắc

Ngành nghề chủ yếu của Tổng Công Ty gồm: sản xuất, kinh doanh Bia –Rượu – Nước giải khát và Bao bì, Xuất nhập khẩu nhiên liệu, vật tư đầu tư,thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hóa chất Dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu

tư, tạo nguồn vốn đầu tư, tổ chức vùng nguyên liệu, kinh doanh bất động sản,các dịch vụ và ngành nghề khác theo định luật

Tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm gần đây là 20% Doanhthu bình quân mỗi năm tăng 30% Nộp ngân sách cho nhà nước bình quân tănghơn 20% Lợi nhuận tăng bình quân mỗi năm 12%

Hình 3 Thị phần ngành bia Việt Nam

Trang 31

2.1.2.5 Sản phẩm thay thế

Hiện tại trong ngành bia vẫn không có áp lực gì lớn về sản phẩm thaythế Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong ngành như: bia hơi, bia tươi,…Các sản phẩm nói trên cũng chiếm thị phần tương đối trên thị trường

Ngoài ra, các sản phẩm cạnh tranh với bia như các loại nước giải khát vàrượu Về nước giải khát thì có các loại sản phẩm như: sữa, nước ngọt, các sảnphẩm đồ uống ngũ cốc, nước ngọt có ga, nước tăng lực… Về rượu thì ta cócác loại rượu trong nước và rượu ngoại

→ Cơ hội: SABECO là một trong những công ty có thị phần lớn, uy tín

trên thị trường và có lượng khách hàng rất là lớn vì thế SABECO sẽ cạnhtranh tốt với các đối thủ trong và ngoài ngành

2.1.2.6 Đối thủ tiềm ẩn

Nguy cơ thâm nhập thị trường của đối thủ tiềm ẩn trong ngành bia tươngđối không cao Những rào cản gia nhập ngành là những yếu tố ràng buộc làmcho việc gia nhập ngành khó khăn và tốn kém hơn: kỹ thuật, vốn, kênh phânphối, thương hiệu, sự tin tưởng nơi khách hàng… và các nguồn lực khác như:yếu tố nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu đầu vào… Để có thể gia nhậpngành công ty cần phải nguồn lực tài chính dồi dào, máy móc thiết bị côngnghệ kỹ thuật tiến tiến theo kịp sự phát triển của ngành Song song đó cũngmất khá nhiều thời gian cho công việc xây dựng hệ thống kênh phân phối,thương hiệu để đi vào lòng khách hàng Nếu không có nguồn lực thiết yếu dồidào, sự đột biến trong công nghệ kỹ thuật thì đây có thể nói là rào cản lớn nhấtđối với các công ty muốn gia nhập ngành bia

Bên cạnh đó, thị trường nước giải khát Việt Nam hiện nay khá hấp dẫnthu hút nhiều doanh nghiệp và các công ty trong và ngoài nước tham gia,ngoài những đối thủ hiện tại trên thị trường SABECO còn có nhiều đối thủcạnh tranh tiềm ẩn khác, nhiều công ty nước giải khát, bia rượu ở Hàn Quốc,Nhật Bản cùng nhiều nhà đầu tư mới như Zorok, Budweiser, Kronenberg1664… cũng muốn mở rộng thị trường sang Việt Nam chúng ta Bên cạnh đó

Trang 32

với thị phần, thương hiệu, danh tiếng hiện có của mình, SABECO cũng phảiđối mặt với các sản phẩm hàng nhái, hàng giả…gây ảnh hưởng đến uy tín vàsản lượng tiêu thụ sản phẩm của mình.

Trang 33

Bảng 2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)

Các yếu tố thành

công quan trọng

Tầm quan trọng

Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)

Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam (VBL)

Tổng Công ty Bia – Rượu- Nước giải khát Hà Nội (HABECO)

Hệ số phân loại

Điểm quan trọng

Hệ số phân loại

Điểm quan trọng

Hệ số phân loại

Điểm quan trọng

Trang 34

Trong bảng cho thấy, nếu xét trên phương diện khả năng ứng phó của

chiến lược hiện tại với các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong Thì

SABECO mạnh hơn 2 công ty cạnh tranh 1 và công ty cạnh tranh 2, điều này

có nghĩa là SABECO là công ty mạnh nhất trong 3 công ty nghiên cứu

Trong ngành nghiên cứu, thì “Cơ cấu tổ chức” – “Tài chính” – “Kinh

nghiệm quản trị” là yếu tố quan trọng với mức độ quan trọng là 0,12 Với các

yếu tố này thì đối với VBL phản ứng trên trung bình với 3 điểm, Tổng Công ty

Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội thì phản ứng trung bình với 2 điểm

Điểm yếu nhất của SABECO và 2 công ty cạnh tranh là “Hệ thống vận

chuyển” – “Chiết khấu cho khách hàng” ứng với 2 điểm

Yếu tố bên ngoài chủ yếu

Mức độ

quan trọng

Hệ số phân loại

Số điểm quan trọng

Tốc độ tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người tăng 0,10 4 0,40

Luật doanh nghiệp và luật đầu tư mới 2014 có hiệu lực tạo cơ hội

kinh doanh cho doanh nghiệp

Trang 35

Lợi nhuận trong ngành cao 0,06 4 0,24

Người Việt Nam có xu hướng dùng hàng Việt Nam chuyển biến

tích cực

Bảng 3 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Trong ma trận EFE của SABECO, yếu tố bên ngoài “tốc độ tăng trưởngGDP và thu nhập bình quân đầu người tăng” với mức độ quan trọng là 0,10 –mức cao nhất Điều đó có ý nghĩa đây là yếu tố ngoài quan trọng nhất ảnhhưởng đến ngành Hệ số phân loại là 4 cho thấy công ty phản ứng tốt nhất vớiyếu tố này

Tổng số điểm của ma trận EFE của SABECO là 3,07 cho thấy SABECOtrên mức trung bình (2,50) với vấn đề phản ứng hiệu quả với các yếu tố bênngoài

Từ phân tích môi trường bên ngoài của SABECO được đánh giá thông qua

ma trận EFE thì ta nhận diện được cơ hội và thách thức như sau :

Cơ hội (O) :

O1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tăng

O2: Lãi suất thuế giảm

O3: Dân số đông và trẻ

O4: Luật doanh nghiệp và luật đầu tư mới 2014 có hiệu lực tạo cơ hội chodoanh nghiệp

Trang 36

O5: Hình thành cộng đồng ASEAN thị trường mở rộngO6: Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam

O7: Nguồn nước dồi dào

O8: Đối tượng khách hàng đại chúng

O9: Lợi nhuận trong ngành cao

O10: Sản phẩm thay thế không da dạng

Nguy cơ (T) :

T1: Khách hàng nắm bắt nhiều thông tin

T2: Cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ hiện tại

T3: Đối thủ tiềm ẩn nhiều

T4: Người Việt Nam thích thương hiệu nước ngoàiT5: Nguồn cung cấp nguyên liệu không ổn định

Trang 37

2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN TRONG

2.2.1 Nguồn nhân lực

Hình 4 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí và điều hành

Tổng công ty cổ phần SABECO

Đại Hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Kiểm toán nội bộ

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc và ban điều hành

Bộ phận tư vấn quản trị

chiến lược

Trang 38

Theo thống kê của nhóm tổng lao động của công ty hiện tại hơn 4000người, trong đó trình độ đại học hơn 600 người, cao đẳng và trung cấp trên

300 người, còn lại là lao động phổ thông Bên cạnh đó đội ngũ nhân lực cũng

có trình độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ tuy nhiên con số này còn hạn chế Banlãnh đạo hầu hết có nhiều năm kinh nghiệm, gắn bó lâu dài với Tổng công ty,đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing đượctuyển dụng, đây là một lợi thế lớn đối với SABECO vì đội ngũ lãnh đạo cótrình độ, giàu kinh nghiệm và uy tín trong ngành cùng đội ngũ cán bộ côngnhân viên có trình độ

Chất lượng đầu vào khá tốt nhưng công ty không ngừng kiểm tra, giámsát chất lượng đội ngũ nhân viên Đào tạo đội ngũ nhân viên năng động vàsáng tạo hơn nữa, các khóa huấn luyện được tổ chức bài bản khảo sát chấtlượng nhân viên có thể đáp ứng tốt công việc hay không và phát hiện khả năngcủa nhân viên để đào tạo, bồi dưỡng giúp nhân viên phát huy khả năng đónggóp vào sực phát triển của công ty

Tổng công ty cũng rất chú trọng đến công tác đào tào cán bộ kĩ thuật,nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lí, mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để nângcao kĩ năng cho cán bộ công nhân viên nhắm tiếp cận và sử dụng tốt nhữngcông nghệ tiên tiến nhất… chuẩn bị một nền tảng vững chắc về nhân lực chochặn đường dài phía trước

Trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là hiệnnay đang có hàng loạt các hãng bia nước ngoài đã và đang thâm nhập thịtrường Việt Nam chúng ta, SABECO cần có đội ngũ nhân lực, quản trịmarketing năng động và mang tính đột phá hơn nữa Đối với nhân sự, tổngcông ty luôn có chế độ chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, bên cạnh

đó, công đoàn cũng thường xuyên phối hợp với chính quyền tổ chức các hoạtđông văn hóa, thể thao, nâng cao thể chất, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa

và tinh thần của người lao động Tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào sáng kiến

Ngày đăng: 10/06/2019, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Kênh thông tin kinh tế – tài chính Việt Nam: http://cafef.vn/ Link
4. Tin nhanh Việt Nam: http://vnexpress.net/ Link
5. Tin nhanh và Dữ liệu chứng khoán tài chính: http://vietstock.vn/ Link
6. Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn: http://sabeco.com.vn/ Link
1. Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Ong Quốc Cường (2013). Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Cần Thơ Khác
2. Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam: www.vba.com.vn/ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w