1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam

116 204 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 4,07 MB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu:Dựa vào thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chicục thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, tác giả đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau: -

Trang 1

NGUYỄN THỊ MỸ LINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TAM KỲ

TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2017

Trang 2

NGUYỄN THỊ MỸ LINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TAM KỲ

Trang 3

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 3

5 Bố cục đề tài 4

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 8

1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 8

1.1.1 Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp 8

1.1.2 Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 9

1.1.3 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp 10

1.1.4 Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp 12

1.2 NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 15 1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 15

1.2.2 Mục tiêu quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 17

1.2.3 Nguyên tắc quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 18

1.2.4 Vai trò của Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 20

1.2.5 Sự cần thiết phải quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 20

1.2.6 Nội dung Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 21

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 30

1.3.1 Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội 30

1.3.2 Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách 30

Trang 5

TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 34

1.4.1 Các tiêu chí định lượng 34

1.4.2 Các tiêu chí định tính 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM 39

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TAM KỲTỈNH QUẢNG NAM 39

2.1.1 Tổng quan về Chi cục Thuế Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam39

2.1.2 Mô hình bộ máy tổ chức tại Chi cục thuế 41

2.1.3 Tình hình hoạt động của Chi cục thuế 43

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANHNGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNGNAM 49

2.2.1 Công tác lập và thực hiện dự toán thu thuế TNDN 492.2.2 Công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế 53

2.2.3 Quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế 56

2.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế 59

2.2.5 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 62

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬPDOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNHQUẢNG NAM 65

2.3.1 Kết quả đạt được 65

Trang 6

TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC

THUẾ THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM 73

3.1 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 73

3.1.1 Mục tiêu của công tác quản lý thuế TNDN 73

3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN 74

3.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM 76

3.2.1 Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính thuế 76

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý thuế 77

3.2.3 Củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý thuế, chất lượng cán bộ công chức thuế 79

3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế 81

3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 82

3.2.6 Nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 85

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 87

3.3.1 Đối với Tổng cục Thuế 87

3.3.2 Đối với Cục thuế tỉnh Quảng Nam 88

3.3.3 Đối với UBND TP Tam Kỳ và các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn 88

KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

Trang 8

CQT Cơ quan thuế

Trang 9

2.1 Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ phân 43

theo lĩnh vực kinh tế trong giai đoạn 2014 – 2016

2.2 Tình hình nhân sự của Chi cục thuế tính đến thời điểm 45

31/12/2016

Số lượng doanh nghiệp, vốn đăng ký kinh doanh theo

2.3 loại hình doanh nghiệp do Chi cục thuế TP Tam Kỳ 46

tỉnh Quảng Nam quản lý thuế giai đoạn 2014 - 2016

2.4 Kết quả thu thuế tại Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ 48

tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014 – 2016

2.5 Mức giao dự toán thu thuế TNDN tại Chi cục thuế 50

thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2014 - 2016

2.6 Tình hình thu thuế TNDN tại Chi cục thuế TP Tam 51

Kỳ Quảng Nam giai đoạn 2014 – 2016

Tình hình công tác quản lý đăng ký, tạm ngừng, thay

2.7 đổi thông tin và đóng MST của các DN giai đoạn 53

2014 – 2016

2.8 Tình hình nộp tờ khai thuế TNDN tại Chi cục thuế 55

thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2014 – 2016

2.9 Tỷ lệ nợ trên tổng số thuế phải nộp cho NSNN tại Chi 56

cục thuế thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2014 – 2016

2.10 Các biện pháp đôn đốc nợ và cưỡng chế nợ tại Chi cục 58

thuế TP Tam Kỳ giai đoạn 2014 – 2016

Trang 10

thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2014 – 2016

2.12 Kết quả thực hiện các hình thức tuyên truyền về thuế 63

TNDN giai đoạn 2014 – 2016

2.13 Kết quả thực hiện các phương thức hỗ trợ về thuế 64

TNDN giai đoạn 2014 – 2016

Tình hình thực hiện thu thuế TNDN so với dự toán tại

2.14 Chi cục thuế TP Tam Kỳ Quảng Nam từ năm 2014 - 66

2016

Trang 11

2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Chi cục thuế 42

TP Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

2.2 Tình hình phân loại nợ thuế TNDN giai đoạn 2014 – 2016 572.3 Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra tại Chi cục thuế TP 60

Tam Kỳ giai đoạn 2014 - 2016

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Có thể nói thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN Vậy nên, vấn đề quản

lý thuế sao cho thu đúng, thu đủ, thu đúng hạn luôn được đặt ra để tạo nguồnthu cho ngân sách, đảm bảo chi tiêu và sự công bằng trong nghĩa vụ đóng gópcủa người dân Bên cạnh đó, cùng với tiến trình cải cách hệ thống thuế cảnước, lãnh đạo địa phương và Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh QuảngNam đã luôn chú trọng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNDN trên địabàn thành phố, đảm bảo quản lý thu thuế đúng quy trình, góp phần tăng nguồnthu thuế TNDN hằng năm cho tỉnh nhà

Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn cònchưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; công tác tuyên truyền,

hỗ trợ người nộp thuế chưa được đẩy mạnh, tình trạng nợ đọng thuế vẫn cònxảy ra Mặc dù, quá trình quản lý của nhà nước đối với DN cũng như quytrình quản lý thuế TNDN hằng năm điều có bước cải cách, nhưng vẫn còn tồntại nhiều bất cập gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường kinh doanh, sựcạnh tranh của DN và tạo kẽ hở cho DN thực hiện các hành vi gian lận thuếTNDN Do vậy, vấn đề đặt ra là phải đảm bảo quản lý thu thuế đủ, kịp thời vànâng cao ý thức chấp hành nộp thuế TNDN của các DN

Trong những năm qua, kinh tế thành phố Tam Kỳ có tốc độ tăng trưởngkhá, chuyển dịch cơ cấu theo đúng định hướng, hoạt động xúc tiến đầu tư cónhiều chuyển biến tích cực Năm 2016 thành phố đã được Thủ tướng chínhphủ ký quyết định công nhân đô thị loại II, vì vậy đã có sự phát triển nhanh cả

về số lượng và quy mô sản xuất, kinh doanh của DN trên địa bàn thành phố.Nhưng công tác quản lý thuế TNDN còn khác nhiều hạn chế nhất định

Bên cạnh đó, hiện nay nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh

tế thế giới, nhiều loại thuế đã, đang và sẽ cắt giảm theo cam kết quốc tế làm

Trang 13

cho ngân sách các cấp, trong đó có ngân sách sẽ hụt thu từ các khoản thuếnày, vì vậy việc hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNDN để hạn chế cáckhoản hụt thu ngân sách càng trở nên cấp thiết.

Việc đi sâu nghiên cứu công tác quản lý thuế TNDN sẽ góp phần tăngthu cho ngân sách nhà nước, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh cho DN,đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả củachính sách thuế Xuất phát từ những thực tế và trên cơ sở kết hợp với những

kiến thức có được tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Tài

chính - Ngân hàng

2 Mục tiêu của đề tài

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập doanhnghiệp, nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp để làm cơ sở đánh giáthực trạng công tác quản lý này và đề xuất giải pháp

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanhnghiệp tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, chỉ ra những kết quả đạt được

và những hạn chế trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhậpdoanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam trong thờigian tới

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề

cơ bản về cơ sở lí luận và thực tiễn công tác quản lý thuế thu nhập doanhnghiệp tại Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

Trang 14

4 Phương pháp nghiên cứu:

Dựa vào thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chicục thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, tác giả đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, thông tin: thu thập số liệu thứcấp từ các báo cáo tổng hợp của Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh QuảngNam Các thông tin, số liệu được đưa vào phần mềm Microsoft Excel để phânnhóm, tính toán làm cơ sở để phân tích, so sánh

- Phương pháp thống kê: tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quáthóa các nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý thuế thunhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam đểchỉ ra những kết quả, hạn chế đang tồn tại Từ đó đối chiếu giữa kết quả thực

tế với lý thuyết, so sánh kết quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3năm (2014-2016) để đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp phù hợpđối với công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thànhphố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới

Bên cạnh đó, luận văn còn dựa vào các chủ trương, đường lối, của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, về quản lýthuế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

 Nguồn số liệu:

- Báo cáo của các Đội kiểm tra, báo cáo tổng hợp số liệu hằng năm vàcác báo cáo công tác năm của Chi cục Thuế Thành phố Tam Kỳ trong 3 nămgần nhất 2014 - 2016

Trang 15

- Thu thập các thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tàiliệu như: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12; các thông tư,nghị định hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản

có liên quan tới công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay v.v…

- Ngoài ra, luận văn còn thu thập thông tin, lọc chọn và tổng hợp số liệu

từ Cục thống kê tỉnh Quảng Nam, các tạp chí về Tài chính, Thuế Nhà nước,các bài báo, sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến công tác quản lý thuế thunhập doanh nghiệp Bên cạnh đó, luận văn cũng đã tiếp thu, kế thừa có chọnlọc và phát triển một số nội dung nghiên cứu của các công trình liên quan đãđược công bố

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục cácbảng biểu, sơ đồ và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chươngnhư sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tạiChi cục Thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuếthu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây đã có khá nhiều luận văn nghiên cứu về vấn

đề này, tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống vàtrực tiếp về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuếthành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam Và để thực hiện các mục tiêu đã nêu trên,cần có nguồn thông tin thiết thực liên quan và tiến hành nghiên cứu một cáchkhoa học Do đó tác giả đã tích cực tìm hiểu, tiến hành thu thập thông

Trang 16

tin, tham khảo các công trình, luận văn khoa học có nội dung tương tự đãđược công nhận để tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra nền tảng cho quá trìnhhoàn thành luận văn:

- Lương Thị Minh Kiều (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng,

trường Đại học Đà Nẵng Luận văn đã nêu lên được các lý luận cơ bản vềcông tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, hệ thống một cách đầy đủnhững nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế TNDN Luận văn cũng đãđưa ra được quy trình của công tác lập và thực hiện dự toán thu thuế TNDN;quy trình đăng ký thế, kê khai, ấn định thuế; quy trình công tác hoàn thuế,miễn thuế, giảm thuế, gia hạn thuế TNDN; quy trình quản lý nợ; kiểm trathuế; từ đó có những đánh giá nhận xét cụ thể, xác thực về thực trạng công tácquản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế quận Liên Chiểu, thànhphố Đà Nẵng và đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản

lý thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tới

- Lê Thị Mỹ Linh (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trường

Đại học Đà Nẵng Tác giả đã có những đánh giá, phân tích sâu sát thực trạng

công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ HànhSơn, thành phố Đà Nẵng trong 5 năm 2009 - 2013 Sử dụng chủ yếu các phươngpháp nghiên cứu: thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để giải quyết vấn đềđặt ra, đề tài đã tập trung hệ thống hóa lý luận về công tác quản lý thu thuế thunhập doanh nghiệp, đánh giá cụ thê thực trạng tại địa bàn quận Ngũ Hành Sơntrong những năm vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tácquản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố

Đà Nẵng trong thời gian đến Tuy nhiên luận văn còn chưa đưa ra được nhữngchỉ tiêu để đánh giá kết quả quản lý thuế TNDN trên địa bàn quận Ngũ

Trang 17

Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Đây là một nội dung quan trọng cần thiết mà luận văn còn hạn chế.

- Trần Thị Nụ (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh

nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắc Lắk, trường Đại

học Đà Nẵng Tác giả đã hệ thống hóa được các vấn đề về lý thuyết cơ bản công

tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, đưa ra được các chỉ tiêu đánh giácông tác quản lý thuế TNDN và nêu ra được các nhân tố ảnh hưởng đến côngtác quản lý thuế TNDN Bên cạnh đó đề tài cũng đã đánh giá một cách cụ thểthực trạng tổ chức bộ máy cũng như công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cụcthuế thành phố Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắc Lắk trong 3 năm 2013 – 2015 Từ

đó cho thấy những hạn chế, khó khăn và phân tích được những nguyên nhâncũng như tồn tại trong công tác quản lý thuế TNDN tại đơn vị Đề tài đã đềxuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuếTNDN tại tại Chi cục thuế thành phố Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắc Lắk

Luận văn được thực hiện trên cơ sở kế thừa những kết quả của cácnghiên cứu trước đó, đồng thời đánh giá một cách khách quan thực trạng côngtác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Tam Kỳtỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2014-2016, kết quả đạt được cũng nhưnhững tồn tại hạn chế của đơn vị và chỉ ra được nguyên nhân cụ thể Từ đókhuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.Các giải pháp được đề xuất hy vọng sẽ góp phần phát huy tính chủ động, sángtạo của đơn vị, tạo lập môi trường tài chính lành mạnh và có tính ứng dụngcao trong việc quản lý tốt hơn nữa công tác quản lý thuế thu nhập doanhnghiệp tại Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam trong thời giantới

Điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu trước đây đó làcông trình được nghiên cứu một cách toàn diện, trên cơ sở khoa học về thực

Trang 18

trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phốTam Kỳ tỉnh Quảng Nam Đồng thời đề ra một số các giải pháp vừa có tínhcấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài nhằm nâng cao hiệu quảtrong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố;nhằm mục tiêu nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế của nhànước, phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích nhân dân, thúc đẩy phát triển KT-XH

ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới

Trang 19

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triểncủa thuế Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vaitrò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhànước và thực hiện phân phối thu nhập Mức thuế cao hay thấp áp dụng chocác chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau,điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trongphân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội

- Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước

Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế lợi tứcđược áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp dụng cho các cơ

sở kinh tế ngoài quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độtrích nộp lợi nhuận) Từ năm 1990, Quốc hội ban hành luật thuế Lợi tức ápdụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sảnxuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế Thuế lợi tức được thu dựa trên

cơ sở lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượngnộp thuế Để đáp ứng tình hình phát triển mới của đất nước và khắc phụcnhững hạn chế của những luật thuế trước đó, ngày 10/5/1997, Quốc hội đãthông qua luật thuế TNDN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999 Ngày

Trang 20

17/6/2003, Quốc hội đã thông qua luật thuế TNDN sửa đổi có hiệu lực từngày 01/01/2004 Ngày 3/6/2008 Quốc hội đã ban hành luật thuế TNDN mới(sau đây gọi là luật thuế TNDN năm 2008) có hiệu lực kế từ ngày 01/01/2009.Thuế Thu nhập doanh nghiệp là một sắc Thuế trong hệ thống Thuế củaViệt Nam Loại Thuế này đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng

vì nó mang lại hiệu quả cao và bao quát được nguồn thu

Có thể đưa ra khái niệm về thuế TNDN như sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu vào phần thu nhập của các tổ chức kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

1.1.2 Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở kinh doanh nên

nó phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các DN hoặc các nhà đầu

tư Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các

DN, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế

- Mặc dù là thuế trực thu, tuy nhiên thuế TNDN thường không sử dụngthuế suất lũy tiến mà sử dụng thuế suất đồng nhất Mức thuế khác nhau có thểđược áp dụng đối với các nhóm đối tượng hoặc một số loại thu nhập khácnhau vì mục tiêu chính sách

- Thuế TNDN được xem là thuế khấu trừ trước thuế TNCN Thu nhập

mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiềngửi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn kinh doanh, liên kết là phần thu nhậpđược chi sau khi nộp thuế TNDN Thông qua việc thu thuế TNDN, các chínhphủ có thể giảm bớt được chi phí quản lý thu và hạn chế được nhiều rủi ro sovới thuế thu nhập cá nhân Do vậy, thuế TNDN cũng có thể được coi là một biện pháp quản lý TNCN

Trang 21

- Trong quy định pháp luật về thuế TNDN thường lồng ghép, thiết kế cácchính sách khuyến khích, ưu đãi thuế vì các mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội hoặc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội Đặc biệt, các ưu đãi thuếTNDN để thu hút đầu tư vào các vùng khó khan, khuyến khích phát triển cáclĩnh vực theo hướng, cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài thường được thểhiện trong các chính sách thuế TNDN ở nhiều quốc gia trên thế giới Mặt khácviệc đánh thuế TNDN nhằm từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tư nướcngoài và đầu tư trong nước, giữa DNNN với DNTN, đảm bảo trong sản sảnxuất kinh doanh phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ởnước ta.

1.1.3 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, thuế TNDNgiữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN,đồng thời là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nềnkinh tế và thực hiện phân phối thu nhập, cụ thể:

Thứ nhất, thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN

Thuế TNDN là một trong những loại thuế trực thu Thuế này và thuế thunhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN Ở các nướcphát triển, hai loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế trực thu chiếm tỷ trọnglớn trong tổng thu NSNN Ví dụ như Mỹ: thuế trực thu chiếm 74,8%, NhậtBản là 74% Trong khi đó hầu hết các nước có thu nhập quốc dân bình quânđầu người thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thungân sách, ví dụ: Philipin chiếm 60%, Thái Lan chiếm 66%, Ấn Độ chiếm63%, Kênia: 61%, Gana: 65%

Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế TNDN năm 2011 là 96.600 tỉ đồng, chiếm 22,4%; năm 2014 là 220.423 tỉ đồng, chiếm 26% tổng thu ngân sách

Trang 22

Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh

tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ranguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN

Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế TNDN áp dụngchung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sựbình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển Như vậy,với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng như nhau, cùng bán giá bántrên thị trường như nhau, nếu cơ sở sản xuất nào càng hạ thấp được giá thànhsản phẩm, càng thu được nhiều lợi nhuận thì càng phát triển mạnh và ngượclại thì dễ dẫn tới bị phá sản

Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nướcthể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phảinộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triểncủa một lĩnh vực ở một vùng nào đó

Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh,Nhà nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề,mặt hàng, lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích hay không khuyến khíchcủa Nhà nước đối với những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực đó trong nềnkinh tế

Không những chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc định ra một thuế suấthợp lý, mà thuế TNDN còn được sử dụng là một biện pháp khuyến khích bỏvốn đầu tư vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần tậptrung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân

cư và của các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó

Trang 23

khăn, rủi ro để phát triển sản xuất bằng việc sử dụng biện pháp miễn, giảmthuế TNDN theo mức độ khác nhau.

Thứ ba, thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội.

Một trong những mục tiêu của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo

sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội Thuế TNDN được áp dụng chocác loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không những đảmbảo bình đẳng công bằng về chiều ngang mà còn cả công bằng về chiều dọc

Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào kinh doanh bất cứ hình thứcnào nếu có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế TNDN Về chiều dọc, cùngmột ngành nghề không phân biệt quy mô kinh doanh nếu có thu nhập chịuthuế thì đều phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất thống nhất, doanh nghiệpnào có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều hơn (theo số tuyệt đối) doanhnghiệp có thu nhập thấp

1.1.4 Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh

nghiệp a Người nộp thuế

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuấtkinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanhnghiệp)

Các doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanhnghiệp, luật đầu tư nước ngoài và luật hợp tác xã

Các công ty nước ngoài và các tổ chức cá nhân nước ngoài sản xuất kinhdoanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trực tiếp

kê khai nộp thuế

Các đơn vị sự nghiệp kinh tế, nhà khách, nhà nghỉ, và các tổ chức kinh tếkhác của cơ quan nhà nước, Đảng, toàn thể, hội, đơn vị lực lượng vũ trangnhân dân Trung ương, địa phương và hộ kinh doanh

Trang 24

b Căn cứ tính thuế

- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế là phần thu nhập còn lại sau khilấy thu nhập chịu thuế trừ ra các khoản thu nhập được miễn thuế và các khoản

lỗ được kết chuyển, được xác định bằng công thức:

- Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt độngsản xuất kinh doanh, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ởngoài Việt Nam Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định:

Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằngdoanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phíđược trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó DN cónhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhauthì DN phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tươngứng

Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng

để kê khai nộp thuế TNDN, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từ cáchoạt động sản xuất kinh doanh khác

c Kỳ tính thuế

Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch

Trường hợp DN áp dụng năm tài chính khác năm dương thì kỳ tính thuếxác định theo năm tài chính áp dụng Kỳ tính thuế đầu tiên đối với DN mớithành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với DN chuyển đổi loại hình DN,

Trang 25

chuyển đổi hình thức sở hữu, sát nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xácđịnh phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

Trường hợp kỳ tính thuế đầu tiên đối với DN mới thành lập và kỳ tínhthuế cuối cùng đối với DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sởhữu, sát nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 3 tháng thìđược cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với DN mới thành lập) hoặc kỳtính thuế năm trước đó (đối với DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hìnhthức sở hữu, sát nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tínhthuế

Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên và kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùngkhông vượt quá 15 tháng

d Thuế suất

Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với các doanh nghiệp (thông thường

là các công ty) được quy định trong Luật thuế TNDN Mức thuế suất thuếTNDN phổ thông giảm từ 25% xuống còn 22% kể từ năm 2014, và 20% kể từnăm 2016 Doanh nghiệp có dự án trước đây hưởng thuế suất ưu đãi 20% sẽđược hưởng thuế suất 17% cho thời gian còn lại kể từ ngày 01/01/2016

Thuế suất thuế TNDN đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực tìmkiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam là từ 32% đến 50% tùy theotừng địa bàn và điều kiện cụ thể của từng dự án Thuế suất thuế TNDN đốivới các công ty hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác tàinguyên quý hiếm (như vàng, bạc, đá quý) là 40% hoặc 50% tùy theo từng địabàn

e Phương pháp tính thuế

Thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức:

Thuế TNDN =Thu nhập tính x Thuế suất phải nộp thuế thuế TNDN

Trang 26

Trường hợp DN có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuếTNDN phải nộp được xác định:

Trường hợp DN đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuế TNDN

ở ngoài Việt Nam thì DN được trừ số thuế TNDN đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp trong kỳ theo quy định

1.2 NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Khái niệm quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành Vì vậy, đểtiếp cận khái niệm quản lý thuế, trước hết cần tiếp cận khái niệm quản lý.Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm quản lý Theo từ điểntiếng việt: Quản lý là tổ chức và điểu khiển các hoạt động theo những yêu cầunhất định

Theo các tác giả Giáo trình Khoa học quản lý của Học viện Chính trịQuốc gia thì “Quản lý là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phốihành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn”

Từ điển Wikipedia định nghĩa “quản lý là hoạt động tập hợp và điềukhiển mọi người nhằm đạt được những mục tiêu hoặc mục đích xác định”.Mary Parker Follett (1868-1933) cho rằng “quản lý là Nghệ thuật đạtđược các mục tiêu của tổ chức thông qua con người”

Hery Fayol cho rằng quản lý có 5 nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức,chỉ huy, phối hợp và kiểm soát Trong đó, các nguồn lực có thể sử dụng choquản lý bao gồm: nhân lực, tài chính, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên

Nhìn chung, các khái niệm quản lý đều thống nhất rằng, quản lý là nói đếnhoạt động của con người nhằm thực hiện những mục tiêu đã định thông qua các

Trang 27

hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp, kiểm soát và thúc đẩyhoạt động của những con người trong tổ chức đó.

Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hànhchính Nhà nước Quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chínhNhà nước và con người hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt được các mục tiêucủa Chính phủ

Theo đó, các tiếp cận quản lý thuế nên trên cho thấy quản lý thuế baogồm các khía cạnh chủ yếu sau đây:

- Chủ thể của quản lý thuế là Nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp với vai

trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế; cơ quan hành phápvới tư cách là người điều hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế; hệ thống các

cơ quan chuyên môn giúp cho cơ quan hành pháp (cơ quan thuế, cơ quan hảiquan) thay mặc cho Nhà nước tổ chức và thực hiện thu thuế

- Đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN tức là người nộp thuế

- Mục tiêu của quản lý thuế là huy động nguồn lực tài chính từ các tổchức và cá nhân trong xã hội cho Nhà nước thông qua việc ban hành và tổchức thi hành pháp luật thuế

- Quản lý thuế là một hệ thống giữa các cơ quan quản lý Nhà nước vớinhau và giữa xây dựng chính sách thuế với tổ chức hành thu

- Quán trình tác động, điều hành thu thuế gắn với quá trình thực hiện cácchức năng quản lý của Nhà nước và quá trình này phải tuân thủ các quy luậtkhách quan

Tóm lại quản lý thuế là hoạt động tổ chức điều hành và giám sát của cơquan thuế nhằm đảm bảo NNT chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theoquy định của pháp luật

Trang 28

Như vậy, quản lý thuế TNDN là hoạt động tổ chức điều hành và giám sátcủa CQT nhằm đảm bảo NNT là các DN chấp hành nghĩa vụ nộp thuế TNDNvào NSNN theo quy định của pháp luật.

Quản lý thuế TNDN là những công việc vốn có, tất yếu phải thực hiện vàtrình tự thực hiện các công việc đó để quản lý và thu thuế TNDN vào ngânsách Các công việc này không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người quản

lý thuế ở bất kỳ chế độ quản lý thuế nào

1.2.2 Mục tiêu quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Quản lý thuế chính là việc thực hiện quá trình hành pháp về thuế Do đó,

sự cần thiết của quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp cũng xuất phát từ chínhvai trò của thuế TNDN trong nền kinh tế quốc dân và ảnh hưởng của thuếTNDN tới sự phát triển của nền kinh tế Chính vì vậy, quản lý thuế TNDNphải hướng đến thực hiện các mục tiêu sau đây:

Thứ nhất, đảm bảo kế hoạch thu NSNN một cách đầy đủ và kịp thời Ở bất kỳ quốc gia nào, chi tiêu của khu vực công cũng rất lớn, cần thiết và cấp

bách Nếu không thu đúng, thu đủ và kịp thời có thể gây tắc nghẽn quá trìnhchi tiêu công và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực thi chức năng vànhiệm vụ của nhà nước Có thể xem đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu củaquản lý thuế Nếu mục tiêu này không hoàn thành thì việc đạt được nhữngmục tiêu khác không mang ý nghĩa trọn vẹn

Thứ hai, nâng cao mặt bằng nhận thức của các tổ chức kinh tế và cả một bộ

phận nhân viên thuế về vai trò của thuế đối với đời sống KT-XH của đất nước.Nhận thức của công chúng chưa đúng và phiến diện về thuế là một trong nhữngnguyên nhân cơ bản của tình trạng thất thu thuế và gian lận thuế Chính vì vậydẫn đến làm cho hình ảnh thuế cùng với bộ máy thuế bị méo mó ít nhiều Đây lànguyên nhân dễ thấy nhưng cần rất nhiều thời gian để cải thiện Quản lý thuếkhông thể xa rời mục tiêu này Thông qua tiếp xúc, tuyên truyền, tư vấn,

Trang 29

giải thích, giáo dục cho các đối tượng nộp thuế, cán bộ nhân viên thuế giúpNNT hiểu rõ hơn về nghĩa vụ của các tổ chức và công dân cùng với quyền lợisau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Thứ ba, đảm bảo thực thi pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật

nói chung Thực ra tôn trọng pháp luật thuế từ cả hai phía – CQT và đối tượngnộp thuế là đề cao quyền và nghĩa vụ của các tổ chức công dân Tôn trọngpháp luật thuế tạo điều kiện vật chất ban đầu cho quá trình thực thi dân chủ vàphát huy sức mạnh cộng đồng, bước quan trọng để dân cư làm chủ bản thân

và làm chủ xã hội

Thứ tư, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiệncác biện pháp quản lý thu thuế từ phía NNT cũng như từ phía CQT, đó là mộtthực tế khách quan Trên thực tế, khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí,

đó là các khoản chi phí trực tiếp quản lý của CQT và những chi phí gián tiếp

do NNT gánh chịu Điều đó cũng thể hiện ở chỗ, tổng số thuế thu được nhiềunhất với chi phí tổ chức thu thuế là thấp nhất

1.2.3 Nguyên tắc quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Mặc dù được thực hiện bởi cơ quan công quyền, quản lý thuế TNDNkhông thể được tiến hành một cách tùy tiện chỉ có lợi cho công chức và CQT,gây phiền nhiễu đối tượng nộp thuế là các DN mà phải tuân theo nhữngnguyên tắc nhất định Nguyên tắc quản lý thuế là những khuôn khổ cho quátrính đảm bảo thu thuế, gồm:

Một là, nguyên tắc tuân thủ pháp luật.

Luật và pháp lệnh phải phù hợp với Hiến pháp quy định Quy trình xâydựng biện pháp quản lý thuế TNDN phải xuất phát từ các luật thuế TNDN, luậtquản lý thuế và nằm trong khuôn khổ luật quy định Nguyên tắc này cũng đòi hỏicác biệp pháp quản lý thuế của Nhà nước phải tương thích với các quy địnhchung về thuế của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Trang 30

Hai là, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ trong quản lý thuế.

Quy trình tổ chức và quản lý thuế TNDN được áp dụng thống nhất trênphạm vi cả nước cho các cơ quan thu theo luật định và cho các đối tượng nộpthuế Không cho phép cơ quan thu đặt ra bất cứ biệt lệ nào và không cho phépđối xử giữa những NNT trong quá trình tổ chức hành thu thuế Thực hiệnphân cấp quản lý thuế TNDN theo luật pháp quy định giữa cơ quan tài chính,thuế, hải quan và Kho bạc nhà nước

Ba là, nguyên tắc công bằng trong quản lý thuế TNDN.

Một nguyên tắc cơ bản của thuế là công bằng, nghĩa là mọi công dân phải

có nghĩa vụ vật chất đối với Nhà nước phù hợp với khả năng tài chính của mình.Khi xây dựng biện pháp quản lý thuế phải quán triệt nguyên tắc này nhằm độngviên sức lực của toàn xã hội cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, qua

đó gắn kết nghĩa vụ, quyền lợi của các tổ chức và công dân với nghĩa vụ, quyềnlợi của quốc gia Chỉ như thế sự phát triển mới mang tính cộng đồng bền vững

Bốn là, nguyên tắc minh bạch.

Các khâu trong quy trình quản lý thuế TNDN đối với các đối tượng nộpthuế - các pháp nhân và thể nhân phải được công khai hóa Công tác tuyêntruyền, tư vấn, giải thích quy trình quản lý thuế TNDN đến việc tổ chức thựchiện từng khâu trong quy trình này đều phải rõ ràng, dễ hiểu, công khai Hạnchế trường hợp đối tượng nộp thuế thiếu thông tin về các quy định thuế

Năm là, nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả quản lý thuế.

Quản lý thuế là những biện pháp mang tính nghiệp vụ và hành chính phápđịnh Nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi cơ quan hành chínhphải xây dựng quy trình quản lý thuế TNDN theo luật định một cách hợp lý saocho phù hợp với tình hình, đặc điểm, điều kiện sản xuất kinh doanh Bằng việcthực hiện nguyên tắc này tạo ra những thuận lợi và tiết kiệm tối đa chi phí về

Trang 31

thời gian, vật chất cho cơ quan thu, NNT Có như vậy mới phát huy được hiệuquả và hiệu lực của cơ chế hành thu thuế.

1.2.4 Vai trò của Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Quản lý thuế TNDN có vai trò quyết định trong việc đưa các chính sáchthuế thu nhập đến với từng DN, đồng thời nó thế hiện việc kiểm soát của Nhànước đối với các DN, cụ thể:

- Quản lý thuế TNDN để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội

- Quản lý thuế TNDN sẽ góp phần quan trọng trong việc động viên nguồn thu thường xuyên, ổn định cho NSNN

- Quản lý thuế TNDN có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhữngthông tin về việc chấp hành luật thuế TNDN và những thông tin về mức độphù hợp, tính khả thi của luật thuế TNDN, các văn bản, chế độ hướng dẫn

- Tạo điều kiện hình thành thói quen tuân thủ pháp luật của các DN, các

cá nhân trong hoạt động KT-XH

- Góp phần tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, đảm bảo cạnh tranhlành mạnh trong các hoạt động kinh tế

1.2.5 Sự cần thiết phải quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Sự cần thiết của công tác quản lý thuế TNDN xuất phát từ chính vai tròcủa thuế TNDN đối với nền kinh tế và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển nềnkinh tế

- Thuế đóng vai trò quan trọng hàng đầu của Nhà nước để thực hiện yêucầu quản lý và điều tiết vĩ mô mọi hoạt động SXKD thuộc mọi thành phầnkinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện các cân đốilớn trong nền kinh tế quốc dân

- Thông qua quản lý thuế giúp cho Nhà nước xây dựng chính sách thuếphù hợp với thực trạng kinh doanh và kế hợp với các chính sách khác, để từ

Trang 32

đó Nhà nước điều chỉnh kịp thời nhằm khuyến khích sản xuất, kích thích tiêudùng, khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu NSNN lâu dài đồng thời đảm bảomục tiêu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ.

- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, số lượng DN tăng lênnhanh chóng, đồng thời quy mô, hình thức, cách thức hoạt động của các DNcũng đa dạng, phức tạp hơn, nên cơ chế quản lý cũ đã không còn phù hợp, đòihỏi phải chuyển sang cơ chế quản lý mới Theo đó, cơ chế người nộp thuế tựkhai thuế, tự nộp thuế với việc đề cao tinh thần tự giác chấp hành pháp luậtthuế của các tổ chức, cá nhân là rất cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện ngànhthuế đang thực hiện chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế

1.2.6 Nội dung Quản lý thuế thu nhập doanh

nghiệp a Lập dự toán thu thuế

Lập dự toán thu thuế là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm xâydựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sáchphục vụ nhu cầu chi tiêu cho phát triển KT-XH ở địa phương Từ đó giaonhiệm vụ thu ngân sách phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và chứcnăng, nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp, từng đơn vị đảm bảo đúng quy địnhcủa pháp luật

Trên cơ sở xây dựng dự toán thu hàng năm, cơ quan có thẩm quyền giaonhiệm vụ cho CQT thực hiện quản lý thu các khoản thuế theo dự toán và thực

tế phát sinh trên địa bàn, đảm bảo đạt và vượt dự toán nhằm đáp ứng yêu cầuchi tiêu ngân sách đã được bố trí trong dự toán ngân sách

Việc lập dự toán thuế TNDN là một bộ phận trong dự toán thu thuế nóichung phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Bám sát dự báo tình hình đầu tư, phát triển SXKD của nền kinh tế, tínhđúng, tính đủ kịp thời các khoản thu ngân sách, chế độ hiện hành và những

Trang 33

chế độ, chính sách mới sẽ có hiệu lực thi hành trong năm dự toán; các khoản thuế TNDN khấu trừ và số thuế TNDN phát sinh, phải nộp trong năm dự toán.

- Dự toán thu thuế phải được xây dựng tích cực, vững chắc, có tính khảthi cao

- Căn cứ theo các quy định của pháp luật về thuế TNDN và do các chínhsách của thuế TNDN liên tục được thay đổi nên việc lập dự toán phải luônbám sát các quy định tại các Thông tư hướng dẫn, sửa đổi bổ sung để loại trừmột số khoản dự kiến sẽ không thu trong tương lai do các chính sách Quốchội, Chính phủ đưa ra để thúc đẩy kinh tế, kích thích tiêu dùng

b Quản lý công tác kê khai – kế toán thuế

- Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế

Bất kỳ DN nào mới thành lập cũng phải tiến hành đăng ký, kê khai nộpthuế tại các cơ quan thuế Đặc biệt, trong tình hình mới hiện nay khi số lượngngười nộp thuế phát triển ngày càng nhanh, vì vậy đây là công tác đầu tiên,hết sức khó khăn trong quy trình quản lý thuế, nếu DN kinh doanh nhưngkhông tiến hành đăng ký, kê khai nộp thuế sẽ là một thất thu lớn cho NSNN

- Đăng ký thuế là việc NNT thực hiện việc khai báo sự hiện diện củamình và nghĩa vụ phải nộp thuế với cơ quan quản lý thuế Pháp luật quản lýthuế hiện hành đã quy định các nội dung gồm: Đối tượng phải đăng ký thuế,thời hạn đăng ký thuế, hồ sơ đăng ký thuế, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế,thời hạn cấp và các loại Giấy chứng nhận đăng ký thuế (cấp mới, cấp lại,…)Ngoài ra, pháp luật quản lý thuế còn quy định về MST và việc sử dụng MSTđối với NNT, cơ quan quản lý thuế và với cơ quan liên quan; quy định cáctrường hợp chấm dứt hiệu lực MST và thủ tục chấm dứt mã số thuế và thu hồiGiấy chứng nhận đăng lý thuế…

- Khai thuế là việc NNT tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ

kê khai thế theo quy định Luật thuế TNDN NNT sử dụng hồ sơ khai thuế của

Trang 34

từng loại thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộpvới CQT và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơkhai thuế.

Hàng năm, cơ sở SXKD căn cứ vào kết quả SXKD hàng hóa, dịch vụcủa năm trước và khả năng tiếp theo để tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhậpchịu thuế, số thuế tạm nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu của cơ quanthuế

Xử lý tờ khai thuế: NNT gửi tờ khai đến CQT, bộ phận xử lý tờ khai phảixác nhận tờ khai vào sổ trong vòng 01 ngày phải kiểm tra sơ bộ để xác định tờkhai thuế không hợp lệ và thông báo cho NNT nộp lại tờ khai Đối với tờ khaihợp lệ, bộ phận máy tính nhập và xử lý dữ liệu trên tờ khai vào máy tính, hạchtoán số thuế phải nộp của NNT, lập danh sách kết quả kiểm tra tờ khai, phânoại lỗi tờ khai, công việc này được hoàn thành trong vòng 03 ngày Bộ phận

xử lý tờ khai phải thông báo lỗi tờ khai cho NNT, yêu cầu NNT điều chỉnh kịpthời và theo dõi việc sửa lỗi tờ khai, cập nhật thông tin sửa lỗi điều chỉnh củađối tượng nộp thuế, lập sổ theo dõi thu nộp của người nộp thuế

- Nộp thuế: Cơ sở kinh doanh tạm nộp thuế hàng quý theo bản tự kê khaihoặc theo số thuế CQT ấn định đầy đủ, đúng hạn vào NSNN NNT theo

phương pháp kê khai, tính thuế thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuốicùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Số thuế phải nộp căn cứ vào tờ khai đãđược chấp nhận, nếu bị ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trênthông báo của CQT NNT có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.Kho bạc Nhà nước, CQT, tổ chức được ủy nhiệm thu có trách nhiệm bố trí địađiểm, phương tiện, cán bộ thu tiền thuế, bảo đảm cho NNT nộp tiền thuế vàoNSNN thuận lợi và kịp thời Trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi nhậntiền thuế của NNT; cơ quan, tổ chức nhận tiền thuế phải chuyển tiền vàoNSNN

Trang 35

Ngày nộp tiền thuế, là ngày được xác nhận trên Giấy nộp tiền vào NSNNbằng chuyển khoản hoặc được ngày xác nhận việc thu tiền thuế trên chứng từthu thuế bằng tiền mặt Ngày nộp thuế là căn cứ để tính ngày nộp chậm thuế,

số ngày tính phạt nộp chậm được tính từ ngày hết hạn nộp thuế đến ngày đốitượng nộp thuế

Pháp luật quản lý thuế đã quy định thời hạn nộp thuế gắn với thời hạnnộp hồ sơ khai thuế tạo điều kiện cho NNT dễ thực hiện, không phải làm cácthủ tục hành chính thuế rải rác nhiều ngày trong tháng, giảm phiền hà choNNT Ngoài ra, pháp luật còn quy định NNT được gia hạn nộp thuế trong cáctrường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại vật chất, gâyảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh mà không còn nguồn tiền đểnộp thuế hoặc gặp khó khăn đặc biệt khác dẫn đến không có khả năng nộpthuế đúng hạn

- Ấn định thuế: Khi DN có vi phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế cóquyền ấn định thuế TNDN đối với DN theo quy định của pháp luật và NNTkhông nộp hồ sơ khai thuế thì bị ấn định thuế hoặc CQT ấn định các yếu tốliên quan đến việc xác định số thuế phải nộp và ra thông báo nộp thuế theonguyên tắc: khách quan, công bằng và đúng luật

Cũng thông qua việc đăng ký, kê khai, nộp thuế và ấn định thuế cơ quanthuế có thể quản lý được thông tin về NNT, là cơ sở để thực hiện các công tácquản lý thuế tiếp theo, đồng thời đánh giá mức độ chấp hành pháp luật củaNNT, ngăn ngừa và phát hiện các vi phạm pháp luật về thuế

- Quản lý các thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

NNT được hoàn lại toàn bộ số tiền thuế TNDN nộp thừa sau khi bù trừvới số thuế còn thiếu trong thời hạn quy định sau khi nộp đầy đủ hồ sơ hoànthuế Quá thời hạn trên, nếu lỗi do CQT thì ngoài số thuế phải hoàn, CQT cònphải trả tiền lãi theo quy định

Trang 36

Trường hợp được miễn, giảm thuế TNDN thì NNT tự xác định số thuếđược miễn, giảm và ghi rõ trong hồ sơ khai thuế khi xác định số thuế phải nộp

và tự chịu trách nhiệm về việc xác định các căn cứ để miễn, giảm thuế

Trong thời kỳ phát triển nào việc miễn thuế, giảm thuế và gia hạn thuếTNDN cũng có ý nghĩa quan trọng giúp thúc đẩy SXKD và tạo động lực chocác DN hoạt động Để thực hiện những chủ trương, chính sách miễn thuế,giảm thuế, gia hạn thuế TNDN góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN, cơ quanthuế các cấp phối hợp với sở ban ngành, chính quyền địa phương thực hiện tốtcông tác hỗ trợ, thường xuyên nắm bắt thông tin, tình hình SXKD, tháo gỡ kịpthời khó khăn, vướng mắc cho NNT, hướng dẫn NNT thực hiện kê khai giahạn Bên cạnh đó xử lý kịp thời các tổ chức, DN lợi dụng chính sách để giahạn, giảm sai quy định

c Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Trong hệ thống quản lý thuế thì quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế làmột khâu quan trọng, chức năng chính của quản lý thuế Công tác này có vaitrò quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượngnộp thuế nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời tiền thuế cho NSNN nhằmchống thất thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế Đây làchỉ tiêu đánh giá chất lượng trong công tác quản lý thuế; buộc CQT phải phânloại nợ, nguyên nhân nợ của từng đối tượng để có biện pháp thu hồi nợ thuếkịp thời vào NSNN

- Quản lý nợ thuế: là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và

các khoản thu khác do CQT quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thuhồi số thuế nợ của NNT Nội dung của quản lý nợ thuế gồm:

+ Thống kê và nắm bắt kịp thời tình hình nợ thuế của NNT, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp của NNT;

Trang 37

+ Phân tích và đánh giá thực trạng nợ thuế thông qua việc phân loại nợ thuế, phân tích các nguyên nhân nợ thuế;

+ Thực hiện các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc nộp tiền thuế và các khoảnthu khác do CQT quản lý

- Cưỡng chế nợ thuế: kịp thời phát hiện và xử lý NNT nợ tiền thuế, tiền

phạt đã quá thời gian quy định hoặc NNT có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốnthì phải tiến hành cưỡng chế để buộc NNT phải nộp đầy đủ số thuế vào

NSNN

Có thể nói quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế là hai nội dung khácbiệt và độc lập với nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ và bổsung cho nhau Quản lý nợ là cơ sở để CQT lựa chọn và thực hiện các biệnpháp cưỡng chế hiệu quả Thông qua các phương pháp phân loại nợ, các tiêuchí đánh giá rủi ro trong quản lý nợ, CQT xác định được các khoản nợ cần ưutiên tập trung để thu nợ Đồng thời trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp đểcưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế Quản lý nợ tốt sẽ dẫn đến việcđôn đốc nợ của CQT đối với NNT phát huy hiệu quả từ đó sẽ làm cho cáckhoản nợ khó thu giảm đi và điều này có tác động làm giảm khối lượng côngviệc cưỡng chế nợ đồng thời giảm chi phí, số tiền nợ thuế cũng như số lượngcác khoản nợ

d Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế

- Công tác kiểm tra, thanh tra thuế

Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở

hồ sơ kê khai thuế của NNT Trong trường hợp NNT không chứng minh đượctính chính xác của việc kê khai thuế, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sởNNT Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện có dấu hiệu gian lận về thuế thìtiến hành thanh tra thuế

Trang 38

+ Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế: là công việc thườngxuyên của CQT Trên cơ sở hồ sơ kê khai thuế của NNT, CQT tiến hành kiểmtra xem xét hồ sơ có đảm bảo yêu cầu của pháp luật hay không, từ đó có quyếtđịnh chấp nhận số liệu đã kê khai hay chuyển sang kiểm tra hoặc thanh trathực tế tại trụ sở NNT để làm sáng tỏ các nghi vấn trong hồ sơ kê khai của

+ Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT: thường thực hiện theo kế hoạchhằng năm trên cơ sở lựa chọn NNT còn trong thời hiện xử lý vi phạm hoặclựa chọn theo địa bàn, ngành nghề, theo tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT,

có khả năng gây thất thu thuế cao, thông qua cơ chế quản lý rủi ro Ngoài racòn thực hiện xác định dấu hiệu khai thiếu thuế, trốn thuế qua công tác kiểmtra hồ sơ khai thuế tại CQT

+ Công tác thanh tra thuế: Trường hợp NNT có nhiều nghi vấn về hành

vi trốn thuế, gian lận thì CQT sẽ tiến hành thanh tra thuế tại đơn vị Theo quyđịnh, thanh tra thuế có nhiều thẩm quyền hơn kiểm tra thuế, thời gian thanhtra cũng nhiều hơn, từ đó có điều kiện thuận lợi để xác định tính đúng đắngcủa hồ sơ khai thuế, hoặc phát hiện hành vi vi phạm, nhất là các trường hợpphức tạp

- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Để đảm bảo công bằng giữa NNT, mọi tổ chức, cá nhân vi phạm phápluật về thuế đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành TheoLuật quản lý thuế có 4 hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải xử lý hànhchính gồm: Vi phạm thủ tục hành chính thuế; Vi phạm nộp chậm tiền thuế; Viphạm khai thiếu thuế; Vi phạm trốn thuế

Trong xử lý vi phạm hành chính về thuế phải đảm bảo trình tự thủ tụcpháp luật đúng quy đinh và đúng thẩm quyền, không được tùy tiện xử lý, mọitrường hợp vi phạm phải có biên bản xác nhận hành vi và dẫn chiếu điều

Trang 39

khoản pháp luật xử lý về hành vi đó Đồng thời trong xử lý vi phạm phải đảmbảo thời hiệu xử phạt theo đúng quy định của pháp luật Thông thường việcphát hiện vi phạm thông qua các công tác thanh, kiểm tra của CQT Trườnghợp đã có quyết định xử lý vi phạm mà đối tượng vi phạm không chấp hànhthì thực hiện các bước cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế.

e Tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế

Tuyên truyền, hỗ trợ NNT là một nội dung quan trọng, là khâu đột phácủa toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiệnnay Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhầm nâng cao ýthức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT, góp phầnthực hiện nhiệm vụ của ngành mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa CQT vàNNT

- Công tác tuyên truyền pháp luật thuế có thể thực hiện thông qua cáchình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hànhcác ấn phẩm, tờ rơi, các bảng panô, áp phích để cổ động việc tuân thủ nghĩa

vụ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật thuế TNDN…

Nội dung hoạt động tuyên truyền bao gồm:

+ Tuyên truyền, giải thích bản chất, vai trò của thuế, các lợi ích có được

từ việc sử dụng tiền thuế;

+ Tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về thuế và các văn bản hướng dẫn mới…

+ Phổ biến những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ và nghĩa vụ của CQT,NNT, các tổ chức và cá nhân khác trong việc cung cấp thông tin, phối hợpthực hiện pháp luật thuế;

+ Tuyên truyền, khen thưởng NNT chấp hành tốt pháp luật thuế

- Hỗ trợ về thuế là hoạt động tư vấn hướng dẫn, trợ giúp các dịch vụthông tin mà CQT cung cấp cho NNT để họ có thể hoàn thành nghĩa vụ thuế

Trang 40

Công tác hỗ trợ pháp luật thuế thực hiện bằng các hình thức như: hỗ trợ giảiđáp thắc mắc về thuế trực tiếp tại CQT, qua điện thoại, bằng văn bản hoặc tổchức hội nghị tập huấn pháp luật thuế ngay khi chính sách được ban hành, tổchức hội nghị đối thoại với NNT, tạo điều kiện cho NNT tham gia ý kiến trựctiếp với người có thẩm quyền của CQT trong việc tháo gỡ vướng mắc cũngnhư giải quyết những bức xúc của họ trong thực thi pháp luật thuế.

Nội dung hoạt động hỗ trợ thuế gồm:

+ Chính sách, chế độ thuế;

+ Các thủ tục, quy trình chấp hành nghĩa vụ thuế như: đăng ký, kê khai, nộp thuế, xin miễn giảm thuế…;

+ Cách lập các biểu mẫu báo cáo về thuế;

+ Những vấn đề liên quan đến thuế như kế toán, sử dụng hóa đơn, chứngtừ…;

+ Cung cấp các thông tin cảnh báo về các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế và các chế tài sử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;

+ Giải đáp các thắc mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế củaNNT

Bên cạnh đó, thông qua các biện pháp, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ cụthể nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành nghiêm túc của NNT.Qua đó tạo niềm tin của NNT đối với CQT, giúp NNT yên tâm thực hiệnnghĩa vụ thuế của mình

f Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ

Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ được thực hiện trong nội bộ ngànhthuế thông qua các hình thức: cấp trên kiểm tra cấp dưới; nội bộ đơn vị kiểmsoát lẫn nhau thông qua quy chế và các thủ tục quản lý định sẵn…

Nội dung của công tác thanh tra kiểm tra nội bộ gồm:

Ngày đăng: 28/05/2019, 16:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[12] Lê Thị Mỹ Linh (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển, Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Mỹ Linh (2015), "Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhậpdoanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Lê Thị Mỹ Linh
Năm: 2015
[18] Trần Thị Nụ (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắc Lắk, Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển, Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Nụ (2015), "Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanhnghiệp tại Chi cục thuế thành phố Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắc Lắk
Tác giả: Trần Thị Nụ
Năm: 2015
[20] Tổng cục thuế (2010), Quyết định số 503 và 504/QĐ-TCT ngày Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục thuế (2010)
Tác giả: Tổng cục thuế
Năm: 2010
[21] Tổng cục thuế (2013), Quyết định 688/QĐ-TCT năm 2013 về Hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ban hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục thuế (2013)
Tác giả: Tổng cục thuế
Năm: 2013
[22] Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), "Giáo trình Luật Thuế Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2007
[13] Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/ 2006 (2006) Khác
[14] Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (2014) Khác
[15] Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (2012) Khác
[16] Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (2013) Khác
[17] Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (2008) Khác
[19] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg về về phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w