HUỲNH THỊ KIM DUNGHOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN ĐỨC PHỔ LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Đà Nẵng – Năm 2017... Trong những
Trang 1HUỲNH THỊ KIM DUNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI
CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN ĐỨC PHỔ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Đà Nẵng – Năm 2017
Trang 2HUỲNH THỊ KIM DUNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Huỳnh Thị Kim Dung
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
6 Kết cấu của đề tài 4
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 9
1.1 TỔNG QUAN VỀ NSNN VÀ NSNN CẤP HUYỆN 9
1.1.1 Khái niệm, bản chất của NSNN 9
1.1.2 Chức năng của NSNN 10
1.1.3 Vai trò của NSNN 11
1.1.4 Hệ thống NSNN ở Việt Nam 12
1.1.5 NSNN cấp huyện trong hệ thống NSNN 14
1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT TOÁN NSNN CẤP HUYỆN 23
1.2.1 Công tác lập dự toán thu, chi NSNN huyện 23
1.2.2 Công tác quyết toán thu, chi NSNN huyện 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT TOÁN NSNN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN ĐỨC PHỔ 31
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN ĐỨC PHỔ 31
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 31
Trang 5PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN ĐỨC PHỔ 34
2.2.1 Công tác lập dự toán thu, chi NSNN huyện 34
2.2.2 Công tác quyết toán thu, chi NSNN huyện 51
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT TOÁN NSNN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN ĐỨC PHỔ TRONG THỜI GIAN QUA57 2.3.1 Những kết quả đạt được 57
2.3.2 Những hạn chế 58
2.3.3 Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT TOÁN NSNN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN ĐỨC PHỔ 67
3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT TOÁN NSNN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN ĐỨC PHỔ67 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT TOÁN NSNN TRONG THỜI GIAN ĐẾN 68
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán thu, chi NSNN huyện 68
3.2.2 Hoàn thiện công tác quyết toán thu, chi NSNN huyện 75
3.2.3 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán 78
3.2.4 Phát triển hệ thống thông tin quản lý NSNN (TABMIS) 78
3.3 KIẾN NGHỊ 79
KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6Ủy ban nhân dân
Trang 72.1 Định mức phân bổ chi quản lý hành chính cấp xã, thị 39
trấn theo số cán bộ, công chức xã và theo vùng
2.2 Định mức phân bổ chi quản lý hành chính cấp xã, thị 40
trấn theo số cán bộ không chuyên trách
2.3 Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa thông tin cấp 42
trấn
Trang 8sơ đồ
2.1 Sơ đồ tổ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức 33
Phổ
2.2 Quy trình lập và giao dự toán ngân sách huyện 35
Sơ đồ kết nối giữa các đơn vị thông qua hệ thống
2.3 TABMIS tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức 54
Phổ
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
NSNN luôn là công cụ quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH, làcông cụ tài chính hiệu quả trong việc điều tiết nền kinh tế và đảm bảo an sinh
xã hội của một quốc gia
Ngân sách huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng,nhiệm vụ của thu, chi NSNN; có vai trò quan trọng trong hệ thống NSNN.Việc tổ chức, quản lý ngân sách huyện hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, giải quyết được những vấn đề bức thiết của xã hội trên địabàn huyện
Đức Phổ là một huyện phía Nam của tỉnh Quảng Ngãi, có nguồn lựchuy động NSNN còn rất thấp trong khi nhu cầu đầu tư phát triển KT-XH làrất lớn Trong thời gian đến, huyện đang tập trung xây dựng thị trấn Đức Phổtrở thành thị xã trực thuộc tỉnh Cùng với nhiều chương trình, dự án đầu tư vềcông nghiệp, dịch vụ, giao thông trên địa bàn huyện đang thực hiện đầu tư làtiền đề rất quan trọng để phát triển KT-XH của huyện Điều đó đòi hỏi huyệnphải có những giải pháp mạnh mẽ, tích cực hơn nhằm tăng cường công tácquản lý NSNN huyện theo hướng đổi mới, tiết kiệm và hiệu quả
Trong những năm vừa qua, địa phương đã có những biện pháp tích cực đểđưa công tác quản lý ngân sách huyện ngày càng tốt hơn như: quy định các quytrình trong công tác lập dự toán ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách, cácchế độ chính sách trong chi tiêu tài chính, tổ chức thực hiện ngân sách đã đượcphê chuẩn, từng bước kiện toàn sắp xếp bộ máy quản lý tài
Trang 10chính ngân sách…
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy công tác lập dự toán
và quyết toán NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện vẫn còn nhiều tồntại bất cập, gây thất thoát và lãng phí Công tác lập dự toán ngân sách cònnhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý theo dự toán được duyệt,trong năm còn bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần, gây khó khăn cho côngtác quản lý dự toán được duyệt từ đầu năm Công tác quyết toán ngân sáchchưa thực sự nghiêm túc mà chỉ mang tính hình thức, tồn tại nhiều sai sót vàbất hợp lý Mặt khác, trước yêu cầu và xu thế về đổi mới phương thức quản
lý, trong đó lập dự toán ngân sách phải sát với thực tế, quyết toán ngân sáchphải được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả
Trước các đòi hỏi đó, các đơn vị còn lúng túng, bị động và chưa cóbiện pháp phù hợp Vì vậy, tăng cường công tác lập dự toán và quyết toánNSNN là một nhiệm vụ bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiền,tài sản của Nhà nước và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương
Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò và thực tế nêu trên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập và quyết toán ngân sách Nhà nước tại Phòng Tài chính -
Kế hoạch huyện Đức Phổ” để làm Luận văn tốt nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác lập dự toán và quyết toán NSNN cấp huyện;
Trang 11- Phân tích thực trạng công tác lập dự toán và quyết toán NSNN tạiPhòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ để đánh giá kết quả đạt được vàtìm ra nguyên nhân của những hạn chế;
- Qua nghiên cứu thực tiễn, đề xuất một số giải pháp khoa học, hợp lýnhằm hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán NSNN tại Phòng Tàichính - Kế hoạch huyện Đức Phổ trong thời gian đến
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác lập dự toán và
quyết toán NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác lập dự toán
và quyết toán NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
+ Về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu dự toán và quyết toán NSNN
tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ từ năm 2011 đến năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp thống kê, mô tả: thu thập tàiliệu thứ cấp, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu từ dự toán và báo cáo quyếttoán của các năm trong công tác lập dự toán và quyết toán NSNN để đánh giácác nhận định, từ đó rút ra kết luận về vấn đề được nghiên cứu thông qua việc
xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên Excel Dữ liệu thuđược là dữ liệu thứ cấp từ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Tài liệu dùng tham khảo cho công việc nghiên
Trang 12cứu, hoạch định các chính sách quản lý NSNN.
- Ý nghĩa thực tiễn: Tài liệu giúp cho các nhà quản lý ở địa phương
tham khảo để vận dụng vào công tác lập dự toán và quyết toán NSNN
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 3 chươngvới các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Lý luận cơ bản về công tác lập và quyết toán NSNN cấphuyện
Chương 2: Thực trạng công tác lập và quyết toán NSNN tại Phòng Tàichính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác lập và quyết toán NSNN tạiPhòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong những năm qua, công tác lập dự toán và quyết toán NSNN cấphuyện đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu, trong một sốbài viết trên các tạp chí, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, giải pháp khácnhau nhưng mục tiêu cuối cùng là đưa ra những giải pháp nhằm giúp chocông tác lập dự toán và quyết toán NSNN đạt hiệu quả Cụ thể:
Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu hoàn thiện phương thức lập dự toán ngân sách nhà nước Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Thanh, Đại học Kinh
tế Hồ Chí Minh, năm 2004 Tác giả đã nêu ra, phân tích, đánh giá nhữngphương thức lập dự toán NSNN và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác lập dự toán NSNN Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn là
Trang 13từ năm 1990 đến năm 2004 nên những phân tích, đánh giá của tác giả không còn phù hợp với điều kiện hiện tại.
Luận văn thạc sĩ “Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hòa Vang” của tác giả Nguyễn Thị Hoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
năm 2011 Luận văn này hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơbản về thu NSNN nói chung và thu NSNN ở huyện nói riêng Trên cơ sở đó,tác giả đã khảo sát và đánh giá thực trạng tình hình thực hiện thu NSNN trênđịa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng; chỉ ra những kết quả đạt được,những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó Từ đó, tác giả đã
đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác thuNSNN ở huyện, góp phần hoàn thiện và phát huy vai trò tích cực chính sáchthu của Nhà nước đối với sự phát triển KT-XH của huyện trong thời gian đến
Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách ở Triệu Phong, Quảng Trị” của tác giả Lê Thị Hồng Bốn, Đại học Đà
Nẵng, năm 2011 Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương phápphân tích, tổng hợp, so sánh và thống kê Tác giả đã hệ thống hóa một số vấn
đề lý luận cơ bản liên quan đến NSNN, vai trò của NSNN, nội dung quản lýNSNN cấp huyện và các nhân tố ảnh hưởng Trên cơ sở phân tích, đánh giáthực trạng quản lý NSNN ở huyện Triệu Phong, tác giả đã đề xuất hai nhómgiải pháp cụ thể gồm quản lý thu ngân sách và quản lý chi ngân sách Bêncạnh đó, tác giả còn đưa ra một số giải pháp bổ sung để công tác quản lý ngânsách ở huyện Triệu Phong có hiệu quả hơn
Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Bình” của tác giả Bùi Mạnh Cường, Đại học Đà Nẵng, năm 2012.
Trang 14Trong luận văn này, tác giả đã trình bày được các vấn đề lý luận về NSNN vàphân bổ NSNN, đánh giá tình hình KT-XH cũng như thực trạng công tácphân bổ NSNN ở lĩnh vực chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển cụ thểtại tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2007-2010 Trên cơ sở đó, tác giả đề ranhững giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác phân bổ NSNN tại tỉnh QuảngBình Tuy nhiên, luận văn chưa phân tích được tác động của cơ chế chínhsách tài chính đến công tác phân bổ NSNN tại Việt Nam nói chung và địa bàntỉnh Quảng Bình nói riêng, dẫn đến thất thoát, lãng phí và giảm hiệu quả sửdụng vốn NSNN.
Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Nguyễn Thị
Hồng Phúc, Đại học Đà Nẵng, năm 2013 Luận văn đã hệ thống hóa nhữngvấn đề lý luận cơ bản về NSNN; về công tác lập, phân bổ và giao dự toánngân sách để làm cơ sở nghiên cứu đề tài Đặc biệt, luận văn làm rõ vị trí, vaitrò của công tác này đã ảnh hưởng, tác động đến quá trình phát triển KT-XHcủa đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng Trên cơ sở phântích, đánh giá thực trạng công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địaphương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2012, chỉ rõ những kếtquả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của nhữnghạn chế trong việc tổ chức thực hiện công tác lập, phân bổ và giao dự toánngân sách địa phương tại Quảng Ngãi; tác giả đã đề xuất các giải pháp cụ thể,giải pháp có tính định hướng nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quảcông tác lập, phân bổ và giao dự toán NSNN nói chung, đối với tỉnh QuảngNgãi nói riêng trong thời gian đến
Bài viết “Đánh giá thực trạng lập, chấp hành, quyết toán NSNN và
Trang 15phương hướng hoàn thiện” trong đề tài “Nghiên cứu Pháp luật về Tài chính công Việt Nam”, TS Phạm Thị Giang Thu (chủ nhiệm), Đại học Luật Hà Nội,
năm 2011 (Trang 101-128) Đề tài này đã chỉ ra những ưu điểm và mặt hạnchế của quy phạm pháp luật điều chỉnh trong chu trình quản lý NSNN hiệnhành, từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN, đánh giá thực trạng thựchiện chu trình quản lý ngân sách hiện nay
Riêng đối với công tác lập dự toán và quyết toán NSNN tại Phòng Tàichính - Kế hoạch huyện Đức Phổ cho đến nay chưa có công trình nào nghiêncứu về vấn đề này nên chưa thể áp dụng vào điều kiện thực tế của huyện.Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả muốn nêu lên một số vấn đề đã có,những thành quả, kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học cónội dung gần với đề tài; đồng thời, sử dụng các công cụ để phân tích và đềxuất các giải pháp để công tác lập dự toán và quyết toán NSNN có hiệu quảhơn trong thời gian đến
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn tham khảo một số vănbản như: Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002, Luật NSNN số83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Nghị định130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tựchịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối vớicác cơ quan nhà nước, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 củaChính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghịđịnh số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Luật NSNN, Thông tư số
Trang 1659/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnNghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báocáo quyết toán NSNN hàng năm, Thông tư số 102/2015/TT-BTC ngày30/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2016,Nghị quyết số 17/2010/NQ-HĐND ngày 13/12/2010 của HĐND tỉnh QuảngNgãi ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địaphương năm 2011, Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 củaUBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành định mức phân bổ dự toán chi thườngxuyên ngân sách địa phương năm 2011 - năm đầu của thời kỳ ổn định ngânsách…
Trang 17CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC LẬP
VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.1 TỔNG QUAN VỀ NSNN VÀ NSNN CẤP HUYỆN
1.1.1 Khái niệm, bản chất của NSNN
NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triểntrên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước Có nhiều quan điểm
và định nghĩa khác nhau về NSNN ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời kỳ, ngoài
ra khái niệm về NSNN còn phụ thuộc vào quan điểm, mục đích nghiên cứu,nhưng xét về hình thức biểu hiện bên ngoài thì NSNN là một bảng dự toánthu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoản thời gian nhất định, thường
là một năm hoặc một số năm
Có nhiều cách tiếp cận (định nghĩa) về NSNN như:
“NSNN là dự toán (kế hoạch) thu – chi bằng tiền của Nhà nước trongmột khoảng thời gian nhất định (phổ biến là một năm)” [16, tr 59]
“NSNN là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử NSNN phản ảnh cácquan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụngquỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối cácnguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ
sở luật định” [12, tr 71]
“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảođảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [3, tr.14]
Trang 18Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 25/6/2015, cho rằng:
“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về NSNN nhưng đều có bản chấtchung là NSNN không thể tách rời Nhà nước Bởi vì, NSNN phục vụ các nhucầu chi tiêu của Nhà nước và tất cả các nhu cầu chi tiêu đều được thỏa mãncác nguồn thu từ thuế, các khoản thu không mang tính chất thuế, vay nợ vàcác hình thức thu khác
1.1.2 Chức năng của NSNN
NSNN là một bộ phận rất quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong hệthống tài chính quốc gia Vì vậy, NSNN cũng có hai chức năng là chức năngphân phối, chức năng điều chỉnh và kiểm soát [16]
- Chức năng phân phối: bất cứ Nhà nước nào muốn tồn tại đòi hỏi phải
có nguồn lực tài chính để đáp ứng các khoản chi tiêu cho hoạt động của mình,muốn vậy Nhà nước phải huy động vốn trong, ngoài nước Nguồn huy độngtrong nước chủ yếu là nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu hợppháp khác Nguồn huy động từ nước ngoài gồm viện trợ, vay nợ, chênh lệchxuất, nhập khẩu Vốn huy động được Nhà nước thực hiện phân phối mangtính chất không hoàn trả trực tiếp
- Chức năng điều chỉnh và kiểm soát: thể hiện quá trình huy động và sửdụng NSNN phải được thể hiện bằng các văn bản pháp luật, vì vậy phải được
Trang 19theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ các khoản thu, chi NSNN theonhững tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định.
Hai chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhaunhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Từ đó phát huy vai trò tíchcực của NSNN đối với quá trình quản lý vĩ mô nền KT-XH, giúp cho Nhànước quản lý NSNN được hiệu quả, đúng quy định pháp luật
1.1.3 Vai trò của NSNN
NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động KT-XH, anninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Tuy nhiên, vai trò của NSNNbao giờ cũng gắn liền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định
Vì vậy, NSNN có các vai trò chủ yếu sau:
Thứ nhất, với chức năng phân phối, ngân sách có vai trò huy động
nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện sựcân đối thu, chi tài chính của Nhà nước
Thứ hai, NSNN là công cụ tài chính của Nhà nước góp phần thúc đẩy
sự tăng trưởng của nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô Nhà nước sử dụngNSNN như là công cụ tài chính để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, giá
cả cũng như giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn về bất ổn KT-XH
Thứ ba, NSNN là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm
khuyết của kinh tế thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường,thúc đẩy phát triển bền vững
Như vậy, vai trò của NSNN là rất lớn Nó đảm bảo nhu cầu chi tiêu củaNhà nước và các cấp chính quyền địa phương để duy trì sự tồn tại của bộ máyNhà nước Tác động tích cực đến cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo cân đối hợp lý,
Trang 20góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế Điều tiết thị trường, ổn định giá cả
và kiểm soát lạm phát, đó là điều tiết cung - cầu, nhằm bảo vệ lợi ích chínhđáng của người sản xuất và người tiêu dùng, thông qua các hình thức trựctiếp như: chi ngân sách mua hàng hóa, dịch vụ để điều chỉnh tổng cầu, trợ giá,bình ổn giá; sử dụng thuế để tác động gián tiếp vào cung - cầu thông qua hạnchế hoặc khuyến khích Giải quyết các vấn đề xã hội như điều tiết, làm giảmbớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập, hạn chế sự phân hóa giữa các tầnglớp nhân dân và góp phần vào thực hiện công bằng xã hội; thông qua cáckhoản chi tiêu ngân sách mà thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng và
Như vậy, nói một cách đầy đủ, hệ thống NSNN ở Việt Nam gồm 2 cấp:Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địaphương gồm có 3 cấp là ngân sách cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trungương), ngân sách cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và ngân sáchcấp xã (phường, thị trấn) như trình bày trong Sơ đồ 1.1
Trang 21Hệ thống NSNN Việt Nam được tổ chức theo sơ đồ sau đây:
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Ngân sách Ngân sách Ngân sách huyện,
xã, tỉnh và thành quận, thị
phường, phố trực thuộc xã, thành
thị trấn Trung ương phố thuộc
tỉnh
Sơ đồ 1.1 Hệ thống NSNN Việt Nam
(Nguồn: Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015)
Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo nguyên tắc sauđây:
- Ngân sách Trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa
phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể
- Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
để đảm bảo cân bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương Số bổ
Trang 22sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới.
- Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quanquản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng củamình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
để thực hiện nhiệm vụ đó
- Ngoài việc bổ sung nguồn thu và thực hiện ủy quyền thực hiện nhiệm
vụ chi nêu trên, không được dùng ngân sách này để chi cho nhiệm vụ của cấpkhác
1.1.5 NSNN cấp huyện trong hệ thống NSNN
a Khái niệm NSNN cấp huyện
"Ngân sách huyện (quận) là quỹ tiền tệ tập trung của huyện (quận) được hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện (quận)" [4, tr 26].
b Đặc điểm của NSNN cấp huyện
Ngân sách huyện (quận) thực hiện vai trò, nhiệm vụ của thu, chi NSNNtrên phạm vi địa bàn huyện (quận); đó là mối quan hệ giữa ngân sách với các
tổ chức, cá nhân trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế củahuyện
Chính quyền cấp huyện là chính quyền trung gian, nối tỉnh (thành phố)với xã, phường, thị trấn Ngân sách huyện (quận) là công cụ quan trọng củachính quyền cấp huyện trong việc ổn định và phát triển KT-XH trên địa bànhuyện (quận) Do đó chính quyền cấp huyện không chỉ đơn thuần thực hiện sựchỉ đạo của tỉnh (thành phố) mà còn có những định hướng riêng phù hợp vớitình hình thực tế của huyện (quận) trong khuôn khổ pháp luật Do vậy, cấp
Trang 23huyện cần có ngân sách riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nó
là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn định và pháttriển KT-XH trên địa bàn
c Vai trò của NSNN huyện đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn
Ngân sách huyện có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động
KT-XH, an ninh, quốc phòng của huyện Tuy nhiên, vai trò của ngân sách luôngắn liền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định
Vai trò, ý nghĩa của thu NSNN cấp huyện
Với nội dung thu phân cấp cho cấp huyện trên lĩnh vực sản xuất kinhdoanh là các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp quy mô nhỏ, các cá nhân buônbán, hộ gia đình nên nhận thức về các chính sách, chế độ, nhất là các chế độliên quan đến luật thuế, pháp lệnh phí và lệ phí, Luật doanh nghiệp còn rấthạn chế, vì vậy thực hiện công tác thu trên địa bàn nông thôn dễ nảy sinh tiêucực, khó quản lý Một số khoản thu đặt ra không đúng quy định, các khoảnthu thất thoát không vào hệ thống NSNN
Nguồn thu của ngân sách quận, huyện là công cụ, phương tiện vật chấtbằng tiền có tác dụng rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triểnhuyện, góp phần quản lý và điều tiết cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện, thựchiện tốt nhiệm vụ quản lý địa phương, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới
- Góp phần đảm bảo cân đối NSNN ở huyện
Xuất phát từ tinh thần luật ngân sách tạo tự chủ cho cấp cơ sở tronglĩnh vực khai thác nguồn thu ổn định, giữ nguyên số bổ sung cân đối từ ngânsách cấp trên cho ngân sách cấp dưới Vì vậy để đảm bảo phát huy vai trò
Trang 24ngân sách cấp cơ sở phải đảm bảo thu ngân sách hằng năm đạt và vượt dựtoán cấp trên giao Hơn nữa nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán theo địnhmức rất hạn hẹp, muốn thực hiện các chương trình, nội dung kinh tế để pháttriển địa phương phải đẩy mạnh công tác thu, đảm bảo thu đạt và vượt dựtoán được giao mới đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng vai tròquản lý Nhà nước của cấp chính quyền, định hướng phát triển địa phươngtheo Nghị quyết của cấp Đảng bộ cơ sở đưa ra.
- Là công cụ để điều tiết kinh tế
Thông qua hoạt động thu ngân sách mà các nguồn thu được tập trungnhằm tạo lập quỹ tiền tệ để sử dụng vào các mục đích mà huyện được phâncấp quản lý kinh tế xã hội, đồng thời giúp chính quyền nắm bắt được quy môphát triển các ngành nghề trên địa bàn, hiệu quả sản xuất kinh doanh, mức thunhạp bình quân của bộ phận người dân trên lĩnh vực sản xuất tại địa phương
- Điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Thu ngân sách địa phương còn góp phần vào việc thực hiện đúng cácchính sách xã hội, như đảm bảo công bằng giữa những người có nghĩa vụđóng góp cho ngân sách hoặc miễn giảm cho các loại hình sản xuất kinhdoanh mới phát triển, chưa ai làm, cần vốn lớn, nhất là ngành nghề thu hútnhiều la động tại địa phương, đặc biệt là lao động trẻ, giải quyết công ăn việclàm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, góp phần phát triển kinh tế chung của địa phương,
ổn định an ninh trật tự
Vai trò, ý nghĩa của chi NSNN cấp huyện
Chi NSNN có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảmbảo tiết kiệm, có hiệu quả Thông qua quản lý các khoản cấp phát của chi
Trang 25NSNN sẽ có tác động khác nhau đến đời sống KT-XH, giữ vững ổn định, đặcbiệt là giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội như: xóa đói giảm nghèo, giảiquyết việc làm, các hoạt động mang tính cộng đồng.
Vai trò của chi ngân sách trong việc phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở tầm vĩ mô được thể hiện rất rõ Đồng thời vai trò của nó còn thể hiện ở chỗthông qua đầu tư và quản lý vốn đầu tư sẽ tạo ra điều kiện rút ngắn khoảngcách giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng
xa Có thể nói vấn đề chi ngân sách có hiệu quả là yếu tố góp phần thúc đẩyphát triển bền vững
d Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách huyện
Thu ngân sách huyện là quá trình tạo lập, hình thành ngân sách huyện,
đóng vai trò quan trọng, quyết định đến việc chi ngân sách huyện Để đảmbảo nguồn thu cho ngân sách, cần phải có chính sách thu hợp lý, hiệu quả, tậphợp các biện pháp, chủ trương nhằm huy động nguồn thu vào cho ngân sách[3]
Về nguồn thu, ngân sách huyện bao gồm các loại chính sau:
Thứ nhất, các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh, huyện và xã,
phường, thị trấn Theo quy định, các khoản thu này bao gồm: Thuế tiêu thụđặc biệt: là khoản thuế gián thu, chỉ thu đối với một số sản phẩm hàng hóa,dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng, thường áp dụngthuế suất cao nhằm điều tiết thu nhập của những cá nhân tiêu dùng các hànghoá dịch vụ đặc biệt (trừ mặt hàng bia và xổ số kiến thiết) thu từ các DNNN;các DNNN đã cổ phần hoá; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thuếtài nguyên (kể cả tài nguyên rừng); thu thuế đối với người có thu nhập cao
Trang 26Thứ hai, các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100% là thuế môn bài
từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốcdoanh, các khoản thu phí, lệ phí từ hoạt động do các cơ quan cấp huyện quản
lý, thu sự nghiệp, tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, thu từ bán thanh lý tài sản
do cấp huyện quản lý, thu phạt, thu khác ngân sách huyện.…
Thuế môn bài: là một khoản thu hàng năm từ các cơ sở hoạt động sảnxuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế
Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệthàng hóa dịch vụ trong nước thu từ kinh tế cá thể, hộ gia đình Các khoản thuthuế, phí, lệ phí từ các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, LuậtHợp tác xã trên địa bàn các huyện (trừ thành phố)
Thuế nhà đất: là thuế thu hàng năm đối với nhà ở và đất ở, đất xâydựng công trình
Thuế chuyển quyền sử dụng đất: là khoản thu phát sinh khi chuyểnquyền sử dụng đất từ người này sang người khác
Thu tiền sử dụng đất khi cấp đất ở cho hộ dân cư trên địa bàn huyện :
là số tiền mà người sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân ) phải nộp để sử dụngthửa đất đó, có nhiều trường hợp được miễn tiền sử dụng đất
Thu khác thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (trừcác DNNN đã cổ phần hoá)
Lệ phí trước bạ: là một loại lệ phí mà người có tài sản phải nộp khiđăng ký quyền sở hữu (trừ trước bạ nhà, đất)
Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, tiền thu về thanh lýtài sản của các cơ quan, đơn vị cấp huyện quản lý
Trang 27Thu đóng góp tự nguyện, đóng góp ngân sách theo quy định để đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng do cấp huyện quản lý.
Các khoản thu khác của ngân sách huyện theo quy định của pháp luật:thu từ bán tài sản thanh lý tài sản, tài sản tịch thu của nhà nước, thu phạt, thuhồi các khoản chi năm trước, các khoản thu khác còn lại
Thứ ba, thu bổ sung từ ngân sách tỉnh: bổ sung cân đối để chi thường
xuyên và bổ sung có mục tiêu để chi cho những mục tiêu cụ thể
Thứ tư, thu kết dư ngân sách huyện: là chênh lệch giữa tổng số thu
ngân sách địa phương lớn hơn tổng số chi ngân sách địa phương; chi ngânsách bao gồm cả những khoản thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán,các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện những nhiệm vụ chiđược cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục được thực hiện trong năm sau(bao gồm cả số dư tạm ứng kinh phí hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa đủchứng từ thanh toán, được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển năm sauthanh toán) Căn cứ nghị quyết phê chuẩn quyết toán của HĐND cấp huyện
để xử lý kết dư ngân sách huyện, cơ quan tài chính có văn bản gửi KBNNđồng cấp để làm thủ tục hạch toán vào thu ngân sách năm sau theo chế độ quyđịnh
Thứ năm, thu chuyển nguồn ngân sách huyện: Là khoản thu từ các
khoản chi chuyển nguồn: là việc chuyển nguồn kinh phí năm trước sang nămsau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc
dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc thựchiện chưa xong được cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vàongân sách năm sau và được hạch toán thu chuyển nguồn ngân sách năm trước
Trang 28sang năm sau.
- Chi ngân sách huyện là quá trình sử dụng ngân sách Nó ngược lại
hoàn toàn với quá trình thu nhưng lại chịu sự điều phối của quá trình thu Chingân sách huyện là việc Nhà nước cấp huyện phân phối và sử dụng quỹ ngânsách nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiệncác chức năng của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế, xã hội theocác nguyên tắc nhất định Như vậy, phạm vi chi ngân sách huyện rất rộng,bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi đốitượng, nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước chính quyền cấphuyện, tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hóa, xãhội và đảm bảo an ninh, quốc phòng [3]
Về khoản chi ngân sách huyện bao gồm các khoản chi chủ yếu sau:
Một là, chi đầu tư phát triển: chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năng thu hồi vốn do UBND tỉnh phân cấp
và các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
Các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH thuộc đối tượng đầu tư bằng vốnđầu tư phát triển của NSNN gồm các công trình giao thông; các công trình đêđiều, hồ đập, kênh mương; các công trình bưu chính viễn thông, điện lực, cấpthoát nước; các công trình giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao,công sở của các cơ quan hành chính nhà nước, phúc lợi công cộng… Chi đầu tưphát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước nhưchương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình 135, dự ántrồng mới 5 triệu ha rừng, dự án định canh định cư ở các xã nghèo, dự án chốngxuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, cánh mạng và
Trang 29kháng chiến…
Hai là, chi thường xuyên.
Nếu phân loại theo lĩnh vực thì chi thường xuyên bao gồm: chi sựnghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; sự nghiệp y tế; sự nghiệp văn hoá thôngtin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao; phát thanh, truyền hình; sự nghiệpkinh tế, sự nghiệp môi trường, các sự nghiệp khác do huyện quản lý; chi đảmbảo xã hội; chi phục vụ công tác an ninh, quốc phòng và chi quản lý Nhànước của các cơ quan hành chính, chính trị và các tổ chức chính trị - xã hộithuộc huyện, cụ thể một số nhiệm vụ chi như sau:
+ Chi cho công tác quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội địaphương: Tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và các nhiệm vụ khác về côngtác quốc phòng trên địa bàn huyện Chi cho hoạt động của các cơ quan quân
sự, công an, biên phòng các cấp và các hoạt động đảm bảo trật tự an toàn xãhội theo phân cấp
+ Chi phục vụ quản lý Nhà nước của các cơ quan Nhà nước, cơ quanĐảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanhniên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dânViệt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam do huyện quản lý
+ Chi hỗ trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp huyện.+ Chi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện quản lý
+ Chi hỗ trợ hoạt động thanh tra nhân dân, Ban đại diện người caotuổi…
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Trang 30Việc phân loại các khoản chi thường xuyên theo từng lĩnh vực nhằmphục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình sử dụng NSNN Trên cơ sở đó,giúp cho việc hoạch định các chính sách chi NSNN hay hoàn thiện cơ chếquản lý phù hợp đối với mỗi khoản chi thường xuyên.
Nếu phân loại theo nội dung kinh tế thì chi thường xuyên bao gồm:
- Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính sự nghiệpnhư: tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoảnđóng góp theo tiền lương, chi về học bổng cho học sinh và sinh viên theo chế
độ nhà nước quy định cho mỗi loại trường và các khoản thanh toán khác cho
cá nhân
- Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn
Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn vị hành chính sựnghiệp rất khác nhau Ở cơ quan công chứng nhà nước, hoạt động nghiệp vụchuyên môn là xác nhận tính hợp pháp, hợp lý của các loại giấy tờ cho mỗi tổchức, cá nhân có nhu cầu thì ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo làhoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; ở các đơn vị sự nghiệp
y tế lại là hoạt động phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh
Chi nghiệp vụ chuyên môn là những khoản chi phục vụ cho các hoạtđộng chuyên môn nói trên như chi phí về nguyên liệu, vật liệu; chi phí vềnăng lượng, nhiên liệu; chi phí cho nghiên cứu, hội thảo khoa học; chi phí đểtiến hành khảo sát, tham quan học tập những điển hình tiên tiến về nghiên cứu
và ứng dụng quy trình công nghệ…
- Các khoản chi mua sắm, sửa chữa
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính sự nghiệp được
Trang 31NSNN cấp kinh phí để mua sắm các tài sản hay sửa chữa các tài sản đang sửdụng Mức chi cho mua sắm, sửa chữa của mỗi đơn vị phụ thuộc vào sốlượng, chất lượng tài sản của đơn vị đang quản lý và khả năng vốn NSNN cóthể dành cho nhu cầu chi này.
- Các khoản chi khác
Chi hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, chi tiếp khách,đoàn ra, đoàn vào, điện, nước,… có thời hạn tác động ngắn nhưng chưađược đề cập tới ở ba nhóm mục trên
Ba là, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới: bổ sung cân đối chi thường
xuyên ngân sách cấp xã và chi bổ sung có mục tiêu để đầu tư xây dựng kếtcấu hạ tầng và chi bổ sung mục tiêu phục vụ mục tiêu xã hội theo quy định
Bốn là, chi chuyển nguồn ngân sách huyện: là việc chuyển nguồn kinh
phí năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong
dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lýchưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong được cơ quan có thẩm quyền chotiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau
1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT TOÁN NSNN CẤP HUYỆN
1.2.1 Công tác lập dự toán thu, chi NSNN huyện
Lập dự toán NSNN nói chung và lập dự toán ngân sách địa phương nóiriêng là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu, chi ngân sách của Nhànước trong thời hạn một năm
Lập dự toán thu, chi NSNN huyện là khâu đầu tiên của chu trình quản
lý NSNN, tạo tiền đề cơ sở cho các khâu tiếp theo, quyết định nhiệm vụ và
Trang 32quy mô thu, chi ngân sách trong một năm của ngân sách huyện cũng như củamột đơn vị dự toán cấp huyện Lập dự toán quyết định chất lượng quản lý vìquản lý ngân sách trước hết là quản lý theo dự toán được duyệt Nếu việc lập
dự toán được tiến hành trên cơ sở có đầy đủ căn cứ khoa học và phù hợp vớithực tiễn, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian quy định thì việc tổ chức thực hiện
và quyết toán NSNN sẽ có chất lượng hiệu quả hơn Dự toán ngân sách là bản
dự trù các khoản thu, chi ngân sách theo các chỉ tiêu xác định, được HĐNDhuyện phê chuẩn, UBND huyện quyết định là căn cứ để thực hiện thu, chiNSNN huyện
a Căn cứ và yêu cầu đối với lập dự toán
Để dự toán thực sự trở thành công cụ hữu ích trong điều hành ngân sách, việc lập dự toán ngân sách phải căn cứ vào các nhân tố chủ yếu sau:
- Nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh nói chung và nhiệm vụ cụ thể của địa phương nói riêng
- Chính sách phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN
- Chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế
độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển
KT-XH và dự toán ngân sách năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về lập
dự toán ngân sách; Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch phát triển vốn đầu tư thuộcNSNN và các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở Tài chính, UBNDhuyện Trong đó lưu ý: mức độ tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu phát triểnKT-XH
- Số kiểm tra về dự toán thu, chi NSNN
Trang 33- Các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm trước đặc biệt là năm báo cáo.
Lập dự toán ngân sách được đánh giá là tốt khi đáp ứng các yêu cầusau:
- Đảm bảo quán triệt đầy đủ, đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính trong từng thời kỳ
- Dự toán ngân sách của các đơn vị dự toán phải được tổng hợp theotừng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư pháttriển; đúng yêu cầu, nội dung, biểu mẫu, thời hạn theo quy định và phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ ràng cơ sở, căn cứ tính toán
- Dự toán ngân sách huyện phải bảo đảm cân đối theo nguyên tắc: thubằng chi, nếu thu thấp hơn chi thì ngân sách tỉnh sẽ bổ sung cân đối; tổng sốthu thuế và phí, lệ phí phải lớn hơn chi thường xuyên và các khoản chi trả nợ,bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển
b Phương pháp lập dự toán
Việc lập dự toán thu, chi ngân sách được dựa trên các giả định thực tế,không tính toán quá cao các chỉ tiêu về thu ngân sách, ngược lại không tínhquá thấp các khoản chi tiêu bắt buộc là hết sức quan trọng để đảm bảo tínhkhả thi của kế hoạch ngân sách Lập dự toán hàng năm được tổ chức như sau:
Cách tiếp cận từ trên xuống: xác định tổng các nguồn lực; lập số kiểm
tra về dự toán thu, chi cho các đơn vị phù hợp với chính sách của Nhà nước,thông báo số kiểm tra cho các đơn vị, hướng dẫn lập dự toán
Cách tiếp cận từ dưới lên: các đơn vị đề xuất dự toán của mình trên cơ
sở các hướng dẫn của cấp trên
Trao đổi, đàm phán, thương lượng: đàm phán dự toán ngân sách giữa
Trang 34các đơn vị với cơ quan tài chính là rất quan trọng để xác định dự toán ngânsách cuối cùng trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định trên cơ sở đạtđược sự nhất quán giữa mục tiêu và nguồn lực sẵn có.
c Quy trình lập dự toán
Quy trình lập dự toán NSNN cấp huyện:
Vào tháng 6 hàng năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định lập kế hoạchphát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau, trên cơ sở đó Bộ Tài chínhhướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập và thông báo số kiểm tra đối vớicác ngành, địa phương để lập dự toán từ cơ sở
Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - Kếhoạch chủ trì phối hợp với Chi cục thuế tổ chức làm việc với UBND các xã, thịtrấn, các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách huyện về dự toán ngân sách; PhòngTài chính - Kế hoạch có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dựtoán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợpvới khả năng ngân sách và định hướng phát triển KT-XH của huyện
Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tàichính - Kế hoạch chỉ làm việc khi UBND các xã, thị trấn có đề nghị; trongquá trình làm việc nếu có ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơquan cùng cấp và chính quyền cấp dưới, cơ quan tài chính phải báo cáoUBND huyện quyết định
Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp với Chi cục thuế và các cơquan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách theo lĩnhvực ở cấp mình Đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện phápnhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách
Quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN huyện:
Trang 35Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách củaUBND tỉnh; UBND huyện trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chingân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mìnhchậm nhất là 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh trực tiếp quyết định dự toán vàphân bổ ngân sách.
Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện quyết định giaonhiệm vụ thu, chi ngân sách chi từng cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện và giaonhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho từng xã, thị trấn trước ngày
31 tháng 12 hàng năm Chậm nhất 5 ngày sau khi HĐND quyết định dự toánngân sách hoặc dự toán ngân sách điều chỉnh, UBND huyện có trách nhiệmbáo cáo UBND tỉnh và Sở Tài chính
Phòng Tài chính – Kế hoạch kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sáchcủa HĐND cấp xã, trong trường hợp cần thiết báo cáo UBND huyện yêu cầuHĐND cấp xã điều chỉnh lại dự toán ngân sách cấp xã [4]
1.2.2 Công tác quyết toán thu, chi NSNN huyện
Quyết toán ngân sách là tổng kết quá trình thực hiện dự toán ngân sáchnhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách từ đó rút ra
ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc quản lý ngânsách huyện cho những năm tiếp sau đó
Sau khi kết thúc công tác khóa sổ kế toán cuối ngày 31 tháng 12, sốliệu trên sổ sách kế toán của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng vớichứng từ thu, chi ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan Tài chính,KBNN về tổng số và chi tiết; trên cơ sở đó đơn vị dự toán tiến hành lập báocáo quyết toán năm
Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện có trách nhiệm chỉ đạo công tác kếtoán ngân sách thuộc phạm vi quản lý, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán thu
Trang 36ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương do huyện quản lý.
Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ Nội dungbáo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toánđược giao (hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và chi tiết theo Mụclục NSNN Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ; chịu trách nhiệm về nhữngkhoản thu, chi, hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ
Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định quyếttoán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp,lập báo cáo thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sáchhuyện bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chingân sách cấp xã trình UBND huyện xem xét gửi Sở Tài chính, đồng thờitrình HĐND huyện phê chuẩn Trường hợp báo cáo quyết toán năm củahuyện do HĐND huyện phê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm
do UBND huyện đã gửi Sở Tài chính thì UBND huyện báo cáo bổ sung, gửi
Sở Tài chính
Sau khi HĐND huyện phê chuẩn, trong phạm vi 5 ngày, Phòng Tàichính – Kế hoạch huyện gửi báo cáo quyết toán đến các cơ quan: 01 bản gửiHĐND huyện; 01 bản gửi UBND huyện; 01 bản gửi Sở Tài chính; 01 bản lưutại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đồng thời, gửi KBNN huyện Nghịquyết phê chuẩn quyết toán của HĐND huyện
Trang 37KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
NSNN giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, là công
cụ góp phần phát triển KT-XH của các địa phương Quản lý NSNN ngàycàng trở nên quan trọng đối với các chính quyền địa phương khi Chính phủngày càng phân cấp mạnh về quản lý ngân sách cho các địa phương
Hệ thống NSNN bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địaphương, trong hệ thống đó ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, ngânsách địa phương là ngân sách của các cấp chính quyền bên dưới phù hợp vớiđịa giới hành chính các cấp, đối với Việt Nam bao gồm ngân sách cấp tỉnh,cấp huyện và cấp xã
Ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, đồng thời thực hiệnnguyên tắc phân định rõ ràng các nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với ngân sáchđịa phương Qúa trình đó luôn đảm bảo nguyên tắc thống nhất, tập trung dânchủ trong tổ chức hệ thống ngân sách, xuyên suốt từ Trung ương đến địaphương về chế độ, chính sách, định mức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa mỗi cấp quản lý ngân sách…
Qua việc nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận đối với NSNNnhư: khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò của NSNN, hệ thống NSNN ởViệt Nam, NSNN cấp huyện trong hệ thống NSNN, cơ sở của quy trình lập
dự toán và quyết toán NSNN sẽ giúp cho những người làm công tác này nhìnnhận rõ hơn từ căn cứ, yêu cầu, phương pháp và vai trò của nó để công tácquản lý ngân sách ngày càng hiệu quả
Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng đó, trong Chương 2 sẽ đi sâu nghiêncứu về thực trạng công tác lập dự toán và quyết toán NSNN tại Phòng Tài
Trang 38chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ trong những năm vừa qua, đánh giá nhữngkết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác lập
dự toán và quyết toán NSNN để từ đó đƣa ra các giải pháp khắc phục và đềxuất, kiến nghị trong thời gian đến
Trang 39CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ QUYẾT TOÁN NSNN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN ĐỨC PHỔ2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN ĐỨC PHỔ
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài chính - Kế hoạch
a Chức năng
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ là cơ quan chuyên mônthuộc UBND huyện Đức Phổ, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyệnthực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản, giá,
kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật
Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp,toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyênmôn, nghiệp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi
Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản
b Nhiệm vụ
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, thịtrấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND huyện dựtoán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu đượcphân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngânsách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện; lập dự
Trang 40toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND huyện;
tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định
- Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm địnhquyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổnghợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện vàquyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngânsách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo UBND huyện
để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn Tổ chức thẩm tra, trìnhChủ tịch UBND huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyềnphê duyệt của Chủ tịch UBND huyện Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự
án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ
bản thuộc ngân sách huyện quản lý
- Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệpthuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BộTài chính Thẩm định, trình UBND huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản nhà nước
- Quản lý giá theo quy định của UBND tỉnh; kiểm tra việc chấp hànhniêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân kinh doanhhoạt động trên địa bàn
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tàichính theo phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND huyện và theo quyđịnh của pháp luật
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Hiện tại, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ có cơ cấu tổ chức