1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện KRÔNG BÔNG tỉnh đăk lăk

112 65 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Với lợi thế về tài nguyên thiênnhiên, đặc biệt là đất đai thì nông nghiệp được xác định là ngành quan trọng nhấttrong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong những năm qua kinh

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Phạm Văn Hiền

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục của luận văn 4

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 11

1.1 KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP, PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 11

1.1.1 Một số khái niệm 11

1.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 12

1.1.3 Ý nghĩa phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 13

1.2 NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 14

1.2.1 Phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp 14

1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý 16

1.2.3 Gia tăng các yếu tố nguồn lực 17

1.2.4 Các hình thức liên kết tiến bộ 20

1.2.5 Nâng cao trình độ thâm canh trong nông nghiệp 22

1.2.6 Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp 23

1.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 23

1.3.1 Yếu tố điều kiện tự nhiên 23

1.3.2 Yếu tố điều kiện xã hội 25

1.3.3 Yếu tố điều kiện kinh tế 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 29

Trang 5

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN KRÔNG

BÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 30

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30

2.1.2 Đặc điểm xã hội 36

2.1.3 Đặc điểm kinh tế 37

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp huyện Krông Bông 46

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRÔNG BÔNG THỜI GIAN QUA 47

2.2.1 Số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp 47

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 50

2.2.3 Các nguồn lực trong nông nghiệp 54

2.2.4 Thực trạng liên kết sản xuất trong nông nghiệp 58

2.2.5 Thực trạng thâm canh trong nông nghiệp 59

2.2.6 Kết quả sản xuất nông nghiệp thời gian qua 60

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRÔNG BÔNG 71

2.3.1 Những mặt thành công 71

2.3.2 Những mặt hạn chế 71

2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRÔNG BÔNG 75

3.1 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 75

Trang 6

3.1.3 Mục tiêu 77

3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRÔNG BÔNG THỜI GIAN TỚI 78

3.2.1 Phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp 78

3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 84

3.2.3 Tăng cường các nguồn lực trong nông nghiệp 85

3.2.4 Lựa chọn mô hình liên kết 87

3.2.5 Tăng cường thâm canh trong nông nghiệp 90

3.2.6 Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp 91

3.2.7 Hoàn thiện một số chính sách liên quan 93

3.3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

3.3.1 Kết luận 97

3.3.2 Kiến nghị 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 7

PTNN Phát triển nông nghiệp

Trang 8

2.1 Dân số, dân tộc, lao động tại huyện Krông Bông 362.2 Giá trị sản xuất của huyện Krông Bông 38

2.4 Cơ sở hạ tầng kỷ thuật huyện Krông Bông 452.5 Số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp huyện Krông 47

Bông

2.6 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Krông Bông 502.7 Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt 51

2.10 Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản 53

2.13 Vốn đầu tư trong nông nghiệp huyện 562.14 Năng suất một số loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu của 59

huyện Krông Bông

2.15 Diện tích, sản lượng một số cây trồng huyện Krông 63

Bông

2.16 Số lượng vật nuôi huyện Krông Bông 652.17 Sản lượng gỗ và lâm sản huyện Krông Bông 672.18 Sản lượng sản xuất thủy sản huyện Krông Bông 692.19 Đời sống người dân huyện Krông Bông 70

Trang 9

2.1 GTSX nông nghiệp huyện Krông Bông 602.2 GTSX các ngành nông nghiệp huyện Krông Bông 612.3 GTSX ngành trồng trọt huyện Krông Bông 612.4 GTSX ngành chăn nuôi huyện Krông Bông 642.5 Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp huyện Krông Bông 672.6 Giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Krông Bông 68

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp được hình thành từ rất lâu và là ngành kinh tế quan trọngcủa nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển Nó tạo nên sự ổnđịnh, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống

xã hội Tại Việt Nam, nông nghiệp là ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tínhkết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vaitrò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm

và thu nhập cho dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phầnphát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội của đất nước Trong tầm nhìnmới về nông nghiệp, Việt Nam đã đặt nông nghiệp làm trọng tâm cho sự pháttriển kinh tế và xem sự phát triển nông nghiệp là ưu tiên chiến lược Chính vìvậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Pháttriển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, pháthuy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới” Như vậy, từ thực tiễn và yêu cầuphát triển của đất nước, nhận thức của Đảng và Nhà nước là ngày càng quantâm chú ý tới phát triển nông nghiệp trong tổng thể sự phát triển chung củađất nước

Krông Bông là một huyện vùng sâu vùng xa thuộc tỉnh Đăk Lăk nằm cáchthành phố Buôn Ma Thuộc 55 km về hướng Đông Nam, diện tích tự nhiên là1.257,49 km², dân số năm 2015 là 94.351 người Với lợi thế về tài nguyên thiênnhiên, đặc biệt là đất đai thì nông nghiệp được xác định là ngành quan trọng nhấttrong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong những năm qua kinh tếnông nghiệp của huyện đã được chú trọng phát triển từ đó làm quy mô kinh tếtăng lên đáng kể, tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 2.667 tỷ đồng, tăng hơn 50lần so với năm 1981 Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đến năm 2015 đãđạt trên 96.846 tấn Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch

Trang 11

vụ 1.425 tỷ đồng, giá trị sản xuất thương mại và dịch vụ 278 tỷ đồng, côngnghiệp xây dựng đạt 321 tỷ đồng Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 54

tỷ 473 triệu đồng Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 17 triệuđồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 18,94% từ đó góp phầnnâng cao đời sống xã hội của người dân, phát triển cơ sở hạng tầng, giáo dục,

y tế, thông tin

Để so sánh với những tiềm năng và lợi thế mà địa phương đang có thìnhững thành tựu đạt được còn nhiều hạn chế Chuyển dịch cơ cấu nôngnghiêp còn chậm, nền nông nghiệp phát triển với quy mô nhỏ lẽ, manh múm,

đa phần người nông dân còn nghèo, thiếu vốn và hạn chế trong việc áp dụngKHCN, cơ sở hạ tầng nông nghiệp chưa phát triển, thường xuyên chịu nhiềutác động từ thiên tai như hạn hán, lũ lụt, người dân còn khó khăn trong việctiếp cận các dịch vụ cơ bản như nước sạch, giáo dục, y tế do vậy việcnghiên cứu những giải phát nhằm phát triển nông nghiệp từ đó góp phần pháttriển kinh tế - xã hội tại địa phương là nhu cầu cấp thiếp đặt ra Xuất phát từ

vấn đề cấp thiết đó, tôi chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn

huyện Krông Bông tỉnh Đăk Lăk” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên

nghành kinh tế phát triển của mình

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nông nghiệp

Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Bông tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2011 – 2015

Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệptại huyện những năm tiếp theo

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nông

nghiệp tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: Tài liệu trong luận văn được thu thậpchủ yếu từ Niên giám thống kê của huyện Krông Bông, phòng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn huyện Krông Bông, phòng Tài nguyên và Môi trườnghuyện Krông Bông, phòng Thống kê huyện Krông Bông, các báo cáo, bàibáo

- Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp này dùng để phân tích,

đánh giá về mặt không gian và thời gian, tìm ra các mối liên hệ giữa các yếu

tố để nhìn nhận, đánh giá chính xác hơn về đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng phương pháp này để biếtđược sự thay đổi của các hiện tượng phát triển nông nghiệp, đồng thời cho biết được những xu hướng của phát triển nông nghiệp

- Phướng pháp so sánh: Nhằm đánh giá quá trình phát triển nông nghiệpqua các giai đoạn, các năm khác nhau

- Ngoài ra đề tài còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích tổng hợp và các phương pháp khác

Trang 13

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp

Chương 2: Thực trang phát triển nông nghiệp huyện Krông Bông

Chương 3: Giải pháp để phát triển nông nghiệp huyện Krông Bông

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, nêncho đến nay đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề này

TS Đinh Văn Thông (2011) [1] trong đề tài “Nông nghiệp Việt Nam qua

20 năm đổi mới kinh tế (1986-2010)” đã hệ thống hóa được về mặt lý luậnnhững đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng tớisản xuất nông nghiệp và những xu hướng có tính chất quy luật trong quá trìnhvận động và phát triển của kinh tế nông nghiệp Trên cơ sở làm rõ đượcnhững thành tựu và hạn chế trong phát triển nông nghiệp nước ta qua 25 nămđổi mới kinh tế đề tài đã luận chứng cho định hướng và những giải pháp cơbản nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển nền nông nghiệp nước ta trong thờigian tới

Trong bài viết “Nông nghiệp Việt Nam hướng đến phát triển bền vững”,GS.TS Đỗ Kim Chung, PGS TS Kim Thị Dung, Học viện nông nghiệp Việt

Nam (2015) [2] Bài viết đã nêu ra những thành tựu trong phát triển nông nghiệp

Việt Nam thời gian qua như nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởngnhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theohướng tích cực, đóng góp vào xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, thu nhập chongười dân Đồng thời các tác giả cũng đưa ra một số giải pháp để phát triển

nông nghiệp Việt Nam thời gian tới như: Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng

trưởng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng

Trang 14

cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; Thứ

hai, thực hiện quy hoạch nông nghiệp theo hướng dựa vào thị trường mở, không

nên cố định diện tích lúa, nên bảo tồn diện tích đất nông nghiệp; Thứ ba, đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, nhất là ở vùng sâu và xa; Thứ tư, để chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, cần tập trung vào các lĩnh vực: nâng

cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết và giảm thiểu tác

động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro về thị trường; Thứ năm, thực hiện các biện pháp như tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng, chống

thiên tai, giảm tác động bất lợi về môi trường, tăng cường quản lý nước thảinông nghiệp, tăng cường áp dụng các biện pháp giảm khí thải nhà kính; quántriệt tư duy nền kinh tế xanh trong phát triển nông nghiệp

Trong bài viết “Một số vấn đề trong PTNN và nông thôn Việt Nam hiệnnay và những năm tới’’ của PGS.TS Bùi Bá Bổng (2004) [3] Tác giả đã đưa

ra các giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông thôn là: Thứ nhất, tiếp tục

thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôntheo hướng phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùnggắn với nhu cầu của thị

trường; Thứ hai, phát triển khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; Thứ ba, tăng cường việc thực hiện chương trình phát triển nông thôn;

Thứ tư, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thị trường, hoàn thiện hệ

thống tổ chức kinh doanh tiêu thụ nông lâm sản hàng hoá trong nước và xuất

khẩu; Thứ năm, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; Thứ sáu, hoàn

thiện và đổi mới các chính sách, tiếp tục tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng

hoá nông nghiệp phát triển; Thứ bảy, đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp – nông thôn; Thứ tám, tăng cường hợp tác quốc tế và hội

nhập để tăng thêm nguồn lực cho phát triển của ngành nông nghiệp trong thờigian tới

Trang 15

Nguyễn Thị Minh Lý (2000) [4] trong đề tài khoa học “Một số giải pháplớn nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân và hợp tác xã nông nghiệp trên địabàn thành phố Đà Nẵng” Đề tài đã xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn vềkinh tế hộ nông dân và hợp tác xã nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, đề ra một số giải pháp đổi mới và phát triển kinh tế hộ nông dân,hợp tác xã nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hàng hóatheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Theo tác giả thì kinh tế nông hộ vàkinh tế HTX nông nghiệp ở nông thôn có vai trò quan trọng trong việc gópphân thúc đẩy chuyển dịch vơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng côngnghiệp hóa – hiện địa hóa Muốn khẳng định vai trò quan trọng đó của kinh tế

hộ nông dân và HTX nông nghiệp, cần khơi dậy tiềm năng kinh tế hộ nôngdân với tư các là đơn vị kinh tế tự chủ và cũng cố đổi mới kinh tế HTX nôngnghiệp, xây dựng mô hình HTX kiểu mới hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ nôngdân phát triển Kinh tế hộ nông dân và kinh tế HTX nông nghiệp theo mô hìnhmới là khởi điểm cho phát triển nông thôn

TS Lê Quốc Doanh (2006) [5] trong đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoahọc để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa”, đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận của quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đã làm rõ được kháiniệm, nội dung và bước đi của quá trình chuyển dịch Đề tài đã đề xuất nhữngđịnh hướng và những giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cho giai đoạn đến năm 2020 Đềtài đã đề xuất được các định hướng chiến lược, các hệ thống chính sách, thểchế nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để các tổ chức sản xuất,kinh doanh được nhân rộng và hoạt động có hiệu quả

ThS Bùi Duy Khôi (2011) [6] trong đề tài “Chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, đề tài đã phân tích

Trang 16

thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam về các lĩnh vựctrồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và xuất khẩu, bên cạnh đó cũngnêu ra những thành tựa và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp Tác giả đã đưa ra một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp như điều chỉnh cơ cấu trong nông nghiệp; nâng cao chất lượng, khảnăng của hàng nông sản; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanhnghiệp nông nghiệp; phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới, nâng cao năng lực của

hệ thống thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ nông nghiệp; đào tạo nguồnnhân lực; đổi mới quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn

TS Nguyễn Hữu Để (2008) [7] trong bài viết “Quản lý nhà nước trongphát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

ở nước ta hiện nay: Một số vấn đề đặt ra”, bài viết đã đề cập đến một loạt vấn

đề quan trọng nhằm thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa từ khía cạnh quản lý nhà nước Trong đó tậptrung phân tích và luận giải nhằm góp phần trả lời cho hai vấn đề cơ bản đặt

ra Đó là, thứ nhất, Nhà nước cần tác động như thế nào, bằng cách gì để thúc

đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ? Thứ hai, làm thế nào để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với

nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa hiện nay? Từ những phân tích và đánh giá tác giả đã khái quát nhiệm vụcủa Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn theo 3 nhóm sau:

Về hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nôngthôn; Vấn đề đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa; Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.Viện nghiên cứu thương mại (2003) trong đề tài “Các giải pháp pháttriển thương mại, thị trường nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp,nông thôn”, đề tài đã làm rõ được vai trò của thương mại, thị trường đến phát

Trang 17

triển sản xuất hàng hóa nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển ngành nghề, dịch vụkhu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp,nông thôn Đề tài cũng chỉ ra bài học kinh nghiệm của một số nước nhưTrung Quốc, Thái Lan, Malaisia về phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp,nông thôn và khả năng vận dụng vào điều kiện nông thôn Việt Nam Đề tàinên ra rằng “để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp,nông thôn cần đẩy mạnh nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp,đầu tư xay dựng cơ sở hạ tầng thương mại cùng các giải pháp mở rộng thịtrường, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường công tácquản lý nhà nước” [8, tr 103].

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam (2004) [9] với đề tài

“Nghiên cứu các luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đề tài đã tómlược chủ trương chính sách của nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn qua các giai đoạn, nêu ra nội dung chính của quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong thờigian tới, đưa ra các giải pháp thúc đầy chuyển dịch kinh tế như: giải phápchính sách về cơ cấu vốn đầu tư và vốn tín dụng; giải pháp chính sách vềchuyển dịch cơ cấu lao động và đào tạo nguồn nhân lực; giải pháp chính sách

về cơ cấu sử dụng đất nông, lâm , ngư; giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấucông nghệ, phá triển khoa học công nghệ; giải pháp chính sách về phát triểnthị trường trong và ngoài nước; các giải pháp chính sách về quản lý nhà nước

và đa dạng hóa các thành phần kinh tế

Với đề tài “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnhTrà Vinh”, Võ Tấn Lộc, luận văn thạc sĩ kinh tế (2013) [10] Tác giả luận văn

đã thực hiện nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông

Trang 18

nghiệp Đánh giá và phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bànhuyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh về quy mô, chuyển dịch cơ cấu, cơ sở sảnxuất trong nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong đó có nêu rõnhưng hạn chế và nguyên nhân phát triển nông nghiệp tại tỉnh Tác giả đã nêulên được quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tớiđồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp trên địa bànthời gian tới.

Trong đề tài “Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê tỉnh Gia Lai”,Nguyễn Thị Kim Ngân, luận văn thạc sĩ năm (2013) [11] Tác giã luận văn đãnghiên cứu hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp.Phân tích đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn thị xã An Khêtỉnh Giai Lai, nêu lên những mặt thành công và hạn chế trong việc phát triểnnông nghiệp Tác giả đã đề xuất một số giải pháp như: Quy hoạch phát triểnnông nghiệp của thị xã, thu hút vốn đầu tư cho nông nghiệp, đẩy mạnhchuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất đềđẩy mạnh thâm canh, giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một số bài viết, đề tài về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk:

Lưỡng Ngọc Cư (2010) trong bài viết “Phát triển bền vững với kinh tếxanh làm trụ cột nông nghiệp và sự lựa chọn của tỉnh Đắk Lắk” đã chỉ ra rằngtrong định hướng phát triển 2010 – 2020, Đăk Lăk lựa chọn phương pháptiếp cận kinh tế xanh để phát huy sức mạnh mềm nông nghiệp dựa trên các lợithế cạnh tranh tự nhiện và đặc sản cà phế truyển thống Nông nghiệp pháttriển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh ở quy mô vùng vàtiểu vùng Công nghiệp chế biến, cơ khí tăng cường phụ vụ sản xuất nôngnghiệp Dịch vụ du lịch khai thác cảnh đẹp thiên nhiên và đời sống văn hóatình thần đa dạng, giàu bản sắc [12, tr, 78]

Trang 19

Trong đề tài “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk”, PhạmHoàng Phương, luận văn thạc sĩ kinh tế (2015) [13] Tác giả đã nghiên cứu hệthống các lý luận về phát triển nông nghiệp, nêu ra được thực trạng phát triểnnông nghiệp của tỉnh thời gian qua Một số thành công như: số lượng trangtrại, HTX tăng lên, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch phù hợp, đã hình thànhđược các mô hình liên kết bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế như: cơ cấuGTSX ngành chăn nuôi có xu hướng tăng chậm, diện tích đất bình quân hộthấp, giống cây trồng có năng suất chưa được áp dụng đại trà, thu nhập laođộng nông nghiệp còn thấp.

Đề tài “Phát triển nông nghiệp huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk”, Nguyễn

Thị Lan Hương, luận văn thạc sĩ năm (2015) [14] Tác giả đã phân tích và cho

thấy được nông nghiệp của huyện Bôn Đôn đã đạt được những thành tựu nhấtđịnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế về phát triển nông nghiệp củahuyện như: về chất lượng sản phẩm, năng xuất lao động, chính sách đối với pháttriển nông nghiệp, vốn đầu tư Tác giả cũng đã đưa ra nhiều giải

pháp để phát triển nông nghiệp huyện Bôn Đôn và cho rằng trong tương lai,muốn phát triển nông nghiệp cần có sự ủng hộ của toàn thể nhân dân và sựđồng lòng của chính quyền địa phương để người dân nỗ lực phát huy hữngkết quả đạt được và khắc phụ những khó khăn, phát triển những cách làm mớihiệu quả để nâng cao giá trị, chất lượng nông nghiệp

Bên cạnh đó còn rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển nôngnghiệp tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk nói riêng Tuynhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào về vấn đề pháttriển nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Bông dưới dạng luận văn khoahọc Vậy nên, tác giả đã kế thừa và chọn lọc những công trình đã nghiên cứu

ở trên và các nghiên cứu khác để thực hiện đề tài này

Trang 20

Trồng trọt: Là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chính

để sản xuất ra lương thực, thực phẩm, tư liệu cho công nghiệp, đáp ứng cácnhu cầu khác của xã hội về cảnh quan, môi trường

Chăn nuôi: Là ngành mà đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi để

cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Ngành chănnuôi cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm như thịt, trứng, sữa; cung cấp dalen, lông; các sản phẩm phụ khác của chăn nuôi dùng làm phân bón như phânchuồn; những loại gia súc lớn đượ dùng làm sức kéo như trâu, bò Nguồnthức ăn trong chăn nuôi chủ yếu lấy từ ngành trồng trọt, vì vậy ngành chănnuôi và trồng trọt có mối liên hệ trong quá trình phát triển

Ngư nghiệp: Là ngành bao gồm hai lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ

sản Đánh bắt là hoạt động được hình thành từ rất lâu của con người nhằmcung cấp thực phẩm thông qua các hình thức đánh bắt cá và các sinh vật thuỷkhác; Việc đánh bắt phải kết hợp với hoạt động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sảnnhằm bảo vệ môi trường và duy trì nguồn thuỷ sản đánh bắt trong tương lai

Trang 21

Nuôi trồng thủy sản là hình thức canh tác thuỷ sản có kiểm soát Nuôi cá làhình thức cơ bản của nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi cá nước mặn,nước lợ và nước ngọt; ngoài ra còn có nuôi rong, nuôi tôm, nuôi sò, ốc, hến

Lâm nghiệp: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam thì lâm

nghiệp là các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng; khai thác, vậnchuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo rừng, duy trì tácdụng phòng hộ nhiều mặt của rừng Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quầnthể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môitrường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thànhphần chính có độ che phủ của tán rừng Rừng gồm có rừng trồng và rừng tựnhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng [15]

b Phát triển nông nghiệp

Phát triển kinh tế: Là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng về quy môcủa nền kinh tế và thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tốt hơn

Phát triển nông nghiệp: Là một quá trình vận động liên tục nhằm tăngsản phẩm nông nghiệp để đáp ứng ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và xãhội dựa trên việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý,đồng thời xây dựng nền nông nghiệp có tính hiệu quả về kinh tế và xã hội

1.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Thứ nhất: Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn,

mỗi vùng lại chịu tác động từ những điều kiên tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyềnthống văn hoá, tập quán … rất khác nhau Đặc điểm này đòi hỏi nhà quản lýphải hiểu rõ tính chất vùng, qui hoạch nông nghiệp, lựa chọn và bố trí câytrồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện từng vùng,nhằm tránh rủi ro và khai thác lợi thế so sánh nông sản của mỗi vùng

Thứ hai: Đối tượng sản xuất trong nông nghiệp là những cơ thể sống,

các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định ( sinh

Trang 22

trưởng, phát triển và diệt vong) Vì vậy, muốn hoàn thành quá trình sản xuấtphải hiểu biết sâu sắc chu trình sinh trưởng của sinh vật.

Thứ ba: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và tư liệu sản xuất đặc biệt

không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, nếu được sử dụng hợp lýthì độ phì nhiêu của đất không ngừng tăng lên Do đó, việc bảo tồn quỹ đất vànâng cao độ phì nhiêu của đất là vấn đề sống còn của sản xuất nông nghiệp

Thứ tư: Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, quá trình SXNN

gắn với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động gắn với thời giansản xuất nhưng không hoàn toàn trùng hợp nhau, đồng thời mỗi loại câytrồng, vật nuôi chỉ phù hợp với một điều kiện thời tiết nhất định Vì vậy, việcnghiên cứu các phương pháp canh tác nhằm hạn chế tác động của thời tiết khíhậu sẽ giúp cho nông nghiệp phát triển bền vững và ổn định

1.1.3 Ý nghĩa phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

a Đảm bảo kinh tế tăng trưởng và ổn định

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấpnhững sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại.Bên cạnh đó nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp,đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực thựcphẩm Trong quá trình phát triển nông nghiệp cần hướng đên đáp ứng nhu cầungày càng tăng của xã hội Vì thế, sự ổn định kinh tế - xã hội phụ thuộc rấtnhiều vào sự phát triển của nông nghiệp

b Đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo

Bất cử quốc gia nào nông nghiệp luôn đảm bảo an cho ninh lương thựccho quốc gia mình, khi nông nghiệp phát triển người dân không còn thiếu đói,thu nhập được tăng lên, cơ sở hạng tầng phát triển làm cho đời sống được cảithiện

Trang 23

c Góp phần đánh ứng nhu cầu của thị trường

Khi nông nghiệpphát triển sẽ đáp ứng được nhu cầu của các ngành khác như công nghiệp chếbiến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ranước ngoài, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

d Giúp phát triển nông thôn và nông dân

Nông nghiệp luôn gắn liền với nông thôn và nông dân, vì vậy phát triểnnông nghiệp sẽ làm tăng thu nhập của người dân, tăng tích lũy từ đó cơ sởhạng tầng nông thôn, y tế, giáo dục được đầu tư phát triển, đời sống ngườidân nông thôn được cải thiện

1.2 NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.2.1 Phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp là quá trình làm gia tăng sốlượng các cơ sở sản xuất tham gia vào hoạt động sản xuất trong nông nghiệp,nhằm tận dụng, khai thác tốt nhất tiềm năng hiện có, từ đó gia tăng sản lượng,tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân

Nội dung phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp bao gồm việc giatăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp: hộ nông dân, trang trại, hợp tác

xã và doanh nghiệp trong nông nghiệp

a Kinh tế hộ

Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm,ngư nghiệp, lấy sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp làm hoạt động chính, hộnông dân có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời Hiện nay, hộ nông dânvẫn là chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn

Trang 24

b Kinh tế trang trại

Trang trại là hình thức thổ chức kinh doanh cơ sở trong nông, lâm, ngưnghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa; tư liệu sản xuất thuộcquyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập; sản xuất được tiếnhành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đốilớn; với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao; hoạt động

tự chủ và luôn gắn với thị trường Trang trại là đơn vị sản xuất hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (theo nghĩa rộng bao gồm cảlâm nghiệp và thuỷ sản) Như vậy, trang trại không gồm những đơn vị thuầntuý hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm Nếu có hoạt động chế biến vàtiêu thụ sản phẩm thì đó là những hoạt động kết hợp với hoạt động sản xuấtnông nghiệp

cứ Điều 3 Luật Hợp tác xã [16] của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

Nghĩa Việt Nam “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư

cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.

d Doanh nghiệp nông nghiệp

Là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp Gồm có hai hình thức là doanh nghiệp nhà nước

và doanh nghiệp kinh doanh khác như: công ty, doanh nghiệp tư nhân

Trang 25

Chỉ tiêu đánh giá phát triển cơ sở sản xuất nông nghiệp:

- Tăng số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp qua các năm

- Tốc độ tăng và mức tăng của các cơ sở sản xuất nông nghiệp qua cácnăm

1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý

- Cơ cấu kinh tế: Là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế

và mối tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể Cơ cấukinh tế biểu hiện dưới nhiều loại khác nhau, đó là cơ cấu ngành kinh tế, cơcấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành là quantrọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và sựphát triển của lực lượng sản suất

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Là quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế từtrạng thái này sang trạng thái khác, sự thay đổi về vị trí và tỷ trọng theohướng ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện pháttriển của nền kinh tế

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Là tổng hợp các mối quan hệ liên quangiữa các ngành trong nông nghiệp thể hiện ở tỷ trọng của chúng trong tổng thểkinh tế nông nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: L ơ a

ă đ

- Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng từ nền nông nghiệp độc canh, tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa

-Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản, dịch vụ nông nghiệp; giảm tỷ trọng ngành trồng trọt

- Đối với ngành trồng trọt xu hướng chuyển dịch là giảm dần diện tích cây lương thực, tăng diện tích cây ăn quả, cây rau màu và cây công nghiệp

Trang 26

- Đối với ngành chăn nuôi, cơ cấu được chuyển dịch theo hướng thaycác giống mới có năng suất và chất lượng cao Đồng thời chuyển dịch sangđàn vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định thay cho nhữngvật nuôi có giá trị kinh tế thấp.

- Đối với ngành thuỷ sản, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng đánh bắt

- Đối với ngành lâm nghiệp, chuyển dịch theo hướng tỷ trọng trồng và chăm sóc, giảm tỷ trọng khai thác tự nhiên

- Đối với cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp sẽ giảm dần chuyểnsang các ngành phi nông nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng và trẻ hoá lựclượng lao động trong nông nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý:

Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế

Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong toàn

bộ ngành nông nghiệp

Tỷ trọng giá trị sản xuất trong các ngành trồng trọt – chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động

1.2.3 Gia tăng các yếu tố nguồn lực

a Nguồn nhân lực trong nông nghiệp

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vàohoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của ngườilao động

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với cácngành sản xuất vật chất khác, trước hết mang tính thời vụ cao là nét đặc trưngđiển hình tuyệt đối không thể xoá bỏ, nó làm phức tạp quá trình sử dụng yếu

Trang 27

tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp Là thứ lao động tất yếu, xu hướng cótính quy luật là không ngừng thu hẹp về số lượng và được chuyển một bộphận sang các ngành khác, trước hết là công nghiệp với những lao động trẻkhoẻ có trình độ văn hoá và kỹ thuật Vì thế số lao động ở lại trong khu vựccông nghiệp thường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỷ lệ này có

xu hướng tăng lên

b Nguồn lực đất đai

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất.Đất đai tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất của xã hội, nhưng tuỳthuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau Nếutrong công nghiệp, thương mại, giao thông đất đai là cơ sở, nền móng để trên

đó xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, mạng lưới đường giao thông, thì ngượclại trong nông nghiệp ruộng đất tham gia với tư cách yếu tố tích cực của sảnxuất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được Ruộng đất là sảnphẩm của tự nhiên, có trước lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốncon người, vì thế ruộng đất là tài sản quốc gia Nhưng từ khi con người khaiphá ruộng đất, đưa ruộng đất vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của conngười, trong quá trình lịch sử lâu dài lao động của nhiều thế hệ được kết tinh

ở trong đó, thì ngày nay ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sảnphẩm của lao động

Trong nông nghiệp, ruộng đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệulao động Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ laođộng tác động vào đất làm cho đất thay hình đổi dạng, như cày, bừa, đập đất,lên luống v.v Quá trình đó làm tăng chất lượng của ruộng đất, tạo điều kiệnthuận lợi để tăng năng suất cây trồng Ruộng đất là tư liệu lao động, khi conngười sử dụng công cụ lao động tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lýhọc, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây

Trang 28

trồng Sự kết hợp của đối tượng lao động và tư liệu lao động đã làm choruộng đất trở thành tư liệu sản xuất trong nông nghiệp Không những thế,ruộng đất còn là tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt, tư liệu sảnxuất không thể thay thế được.

c Nguồn lực vốn trong nông nghiệp

Vốn trong nông nghiệp được biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động vàđối tượng lao động, được sử dụng vào quá trình SXNN Vốn trong nôngnghiệp có thể được chia theo hình thái luân chuyển, hình thái biểu hiện, mụcđích sử dụng hay theo sỡ hữu Nhu cầu vốn và sử dụng vốn trong nông nghiệpmang tính thời vụ và đầu ra sản phẩm mang tính rủi ro … Nên các biện pháptạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển

d Cơ sở vật chất – kỹ thuật nông nghiệp

Kết cấu hạ tầng là tổng thể các cơ sở, vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóngvai trò nền tảng cho các hoạt động KTXH được diễn ra một cách bìnhthường Đối với ngành nông nghiệp kết cấu hạ tầng phục vụ SXNN gồm:

- Hệ thống giao thông nông thôn và nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hoá và vận chuyển hàng hoá

- Thuỷ lợi phát triển đồng bộ theo quy hoạch, chủ động tưới tiêu và cònđóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chế độ canh tác, giảm những táchại của thiên nhiên đối với cây trồng, vật nuôi và thực hiện tốt công tác dựbáo, khí tượng thuỷ văn… nhằm phòng chống lụt bảo có hiệu quả

- Hệ thống điện phục vụ nông nghiệp là cơ sở thực hiện điện khí hoá nhất là phát triển thuỷ lợi, cơ giới hoá và tự động hoá

- Hệ thống chuồng trại, cơ sở chế biến, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ngày càng hoàn thiện và từng bước ứng dụng KHCN mới

- Công tác khuyến nông phải thực hiện tốt để chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới cho sản xuất

Trang 29

- Các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử dụng hợp lý phân bón, công nghệchế biến bảo quản tiêu thụ sản phẩm ngày càng hoàn thiện và từng bước pháttriển nhằm phục vụ cho SXNN Nhà lưới, sân phơi, lò sấy các kho chứa vật

tư nông sản, khu chế biến, kho bảo quản nông sản … Những cơ sở hạ tầngnày góp phần nâng cao chất lượng nông sản và giảm tổn thất sau thu hoạch

e Công nghệ sản xuất nông nghiệp

Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp những hiểu biết về cácphương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhucầu con người Nhờ những kiến thức về nông học đã chuyển giao và áp dụng

kỹ thuật công nghệ mới trong quá trình sản xuất, chế biến đã làm cho nôngnghiệp ngày càng phát triển Đối với các nước có nền nông nghiệp lạc hậu,quá trình đổi mới công nghệ trong nông nghiệp cần kết hợp cả yếu tố truyềnthống và hiện đại để khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế khác trongnông nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá gia tăng các yếu tố nguồn lực:

Lao động và chất lượng lao động qua các năm: số lượng, các yếu tố vềkiến thức, kỷ năng, kinh nghiệm

Diện tích và hiện trạng sử dụng đất: năng suất ruộng đất qua các năm.Tổng số vốn đầu tư và tỉ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích

Số lượng và giá trị của cơ sở vật chất: tốc độ tăng và mức tăng

Giống mới và tỷ trọng diện tích giống mới trong tổng số

1.2.4 Các hình thức liên kết tiến bộ

Mục tiêu của liên kết trong nông nghiệp là phân bổ lợi ích lẫn rủi ro giữacác bên tham gia để cùng phát triển Có hai hình thức liên kết đặc trưng, đó là

Trang 30

liên kết theo đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng(gọi là liên kết dọc), và liên kết các đối tượng cùng tham gia trong quá trìnhSXKD (gọi là liên kết ngang).

Trong mô hình liên kết dọc, doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư,người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo thịtrường tiêu thụ Còn người nông dân nhận khoán theo định mức chi phí vàđược hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động vàsản xuất trên đất đai của họ

Trong mô hình liên kết ngang, người sản xuất và đơn vị kinh doanh(điển hình là các hợp tác xã, tổ hợp tác…) liên kết lại nhằm hỗ trợ nhau đưahoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ giađình xã viên phát triển Trong mô hình liên kết này, các đơn vị kinh doanhđảm nhận cung cấp các dịch vụ sản xuất bao gồm ở cả đầu vào, đầu ra cho các

hộ xã viên như vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi… đồng thời đóng vai trò

là “cầu nối” giữa bà con xã viên với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩunông sản

Chỉ tiêu đánh giá các hình thức liên kết tiến bộ:

Liên kết phải đảm bảo tôn trọng tính độc lập của các đơn vị sàn xuấtnông nghiệp đối với sỡ hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm sản xuất ra;

Liên kết phải tăng khả năng cạnh tranh của nông sản sản xuất ra như chiphí, mẫu mã, an toàn thực phẩm;

Liên kết phải bền vững và đảm bảo phân chia lợi ích phù hợp giữa cácđối tác, đặc biệt đối với nông hộ;

Liên kết đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường trongnước và quốc tế

Trang 31

1.2.5 Nâng cao trình độ thâm canh trong nông nghiệp

Thâm canh trong nông nghiệp và việc đầu tư thêm các yếu tố nguồn lựctrên diện tính canh tác cố định nhằm mang lại lợi ích lớn nhất với chi phí bỏ

ra là thấp nhất Các ứng dụng KHCN thâm canh trong nông nghiệp như:

- Thuỷ lợi hoá giúp người canh tác kiểm soát chế độ canh tác cây trồng

và nuôi trồng thuỷ sản với nhiều hình thức tưới tiêu nhằm kiểm soát đượcmùa vụ và nâng cao năng suất canh tác;

- Cơ giới hoá giúp tiết kiệm lao động không những khâu làm đất gieotrồng mà tất cả các khâu như phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển, sấy … đều

có thể cơ giới hoá được;

- Hoá học hoá giúp kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại, phân vi lượng và phân hoá học nhằm đem lại năng suất cao trong canh tác cây trồng;

- Điện khí hoá giúp giải quyết vấn đề động lực trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống tại nông thôn;

- Tự động hoá giúp việc canh tác và chăn nuôi kiểm soát được mọi khâucủa quá trình sản xuất nông nghiệp không cần sự tham gia trực tiếp của laođộng nông nghiệp;

- Sinh học hoá giúp tạo ra giống cây con có năng suất chất lượng cao.Ngoài ra còn áp dụng nhiều phương pháp canh tác tiên tiến như trồng câytrong nhà kính, chăn nuôi công nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá trình độ thâm canh trong nông nghiệp gồm:

- Mức đầu tư trên một đơn vị diện tích và trên lao động nông nghiệp

- Diện tích đất trồng trọt được tưới tiêu bằng hệ thống thuỷ lợi

- Số lượng máy kéo, các hồ chứa, các đập ngăn mặn, các trạm bơm

- Diện tích nhà lưới, sân phơi, kho bảo quản giống,…

- Tỷ lệ điện khí hoá, thông tin liên lạc

Trang 32

- Năng suất cây trồng, năng suất lao động, dung lượng vốn cố định và chi phí vật chất trên 100 đồng giá trị sản xuất.

1.2.6 Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp

tăng

Các tiêu chí đánh giá việc nâng cao kết quả SXNN gồm các tiêu chí sau:

- Số lượng và giá trị sản lượng của từng năm;

- Mức tăng và tốc độ tăng của sản lượng qua các năm;

- Sản phẩm hàng hoá và giá trị sản phẩm hàng hoá qua các năm;

- Mức tăng và tốc độ tăng của sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm qua các năm;

- Thu nhập của người lao động qua các năm và mức tăng, tốc độ tăng thunhập của người lao động

1.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.3.1 Yếu tố điều kiện tự nhiên

Trang 33

Vị trí địa lý, địa hình tạo ra thuận lợi hoặc khó khăn cho phát triển nôngnghiệp Địa hình đồng bằng lợi thế phát triển những cây trồng như lúa, rau,đậu…, địa hình đồi núi lợi thế cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày vàdài ngày Bên cạnh đó vị trí đại lý còn ảnh hưởng đến quá trình lưu thông,vận chuyển hàng hóa, chi phí vận chuyển

Thời tiết, khí hậu với nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm và những bấtthường của thời tiết như lũ lụt, gió bão… ảnh hưởng lớn đến việc xác định cơcấu mùa vụ nông nghiệp Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống

– cây trồng và vật nuôi – phát sinh, phát triển theo quy luật sinh học, chúngrất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khíhậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kếtquả thu hoạch sản phẩm cuối cùng

Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất nhưng đốivới nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thếđược Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng theo

ý muốn chủ quan, nhưng sản xuất ruộng đất là chưa có giới hạn, nghĩa là conngời có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng lêncủa con người về nông sản phẩm

Nước ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi Câytrồng vật nuôi sẽ không phát triển được nếu không được cung cấp đủ nguồnnước Vậy, nuốn duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp phải có đầy đủnguồn nước, một điều quan tâm nữa là nguồn nước phải đảm bảo và không bị

Trang 34

khó khăn do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên gây ra, đảm bảo cho mụctiêu phát triển nông nghiệp.

1.3.2 Yếu tố điều kiện xã hội

lao

a Dân số, dân tộc, lao động

Quy mô dân số, cấu trúc dân tộc và dân cư ảnh hưởng trực tiếp đến sựphát triển nông nghiệp Mức bình quân về tài nguyên thí dụ, diện tích đấtnông nghiệp/đầu người, ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bổ, khai thác và sửdụng tài nguyên, do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp Quy môdân số còn ảnh hưởng đến cầu của thị trường về sản phẩm và dịch vụ từ nôngnghiệp Do đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bổ sử dụng tài nguyênvào sản xuất – kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp Cấu trúc dân tộc cũngảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp Nếu một vùng hay một quốcgia có nhiều dân tộc thiểu số, thì trình độ phát triển nông nghiệp khác vớivùng hay quốc gia có nhiều dân tộc đa số Mỗi dân tộc, gắn liền với kiến thứcbản địa, giá trị văn hóa khác nhau Các yếu tố này đều liên quan đến sự pháttriển nông nghiệp khác nhau

b Truyền thống văn hóa

Truyền thống văn hóa ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp Xã hội nào

có hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người ngày càngcao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng bền vững bấynhiêu Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn cáiđúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy con người không ngừng pháthuy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất ra hang hóa với

số lượng, chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội Mặt khác,

Trang 35

văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý dân tộc đểhạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế

xu hướng hàng hóa và đồng tiền có khả năng xuyên tạc bản chất con ngườicũng như những mối liên hệ khác dẫn tới suy thoái xã hội

1.3.3 Yếu tố điều kiện kinh tế

a Tình hình phát triển kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế của một địa phương thời gian trước diễn ravới tốc độ nhanh hay chậm, mức độ ổn định của nó như thế nào, điều đó ảnhhưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của địa phương nói chung, nông nghiệpnói riêng trong những năm tới

Ngành công nghiệp phát triển đóng vai trò quyết định trong hiện đại hóacủa các ngành kinh tế khác, nhất là nông nghiệp và đóng vai trò quyết địnhtrọng việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa sản xuất

và lưu thông đến tiêu dùng Bên cạnh đó nhiều khu công nghiệp mới ra đờitạo khả năng thu hút lao động từ nông nghiệp chuyển sang Mặt khác, sự rađời các khu công nghiệp làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đồng thời tìnhtrạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí có thể xảy ra và ngày càngtăng lên

Sự phát triển của ngành thương mại, dịch vụ tác động tích cực đến sảnxuất và tiêu dùng của người dân, quá trình hoạt động của hệ thống chợ vànhiều cửa hàng ăn uống ra đời làm gia tăng nhu cầu và quy mô thị trường tiêuthụ sản phẩm nông nghiệp

b Cơ cấu kinh tế

Trạng thái cơ cấu kinh tế là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tếcủa mỗi địa phương Quá trình phát triển kinh tế luôn gắn với quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ Ngược lại, tính chất bền vữngcủa quá trình tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ

Trang 36

cấu ngành linh hoạt, phù hợp với việc khai thác được các tiềm năng và lợi thếtương đối cũng như các điều kiện bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.

e Chính sách phát triển nông nghiệp

Các chính sách phát triển nông nghiệp bao gồm: chính sách đất đai vàthuế sử dụng đất, chính sách tín dụng và lãi suất tín dụng; chính sách khuyếnnông; chính sách về khoa học công nghệ; chính sách hỗ trợ lao động… Chínhsách của Chính phủ can thiệp vào nền nông nghiệp Chính sách có vai trò hếtsức quan trọng và là nhân tố không thể thiếu được trong sự phát triển nôngnghiệp Chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ phát huy tính năng động của các chủthể sản xuất, kinh doanh, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địaphương, tạo điều kiện phát triển sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển

Trang 37

Chính sách được đưa ra là thế, nhưng việc triễn khai thực hiện chínhsách như thế nào để góp phần quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp làđiều quan tâm Các chính sách của nông nghiệp được thực thi có hiệu quả haykhông phụ thuộc rất lớn vào năng lực của các cấp chính quyền cũng nhưngười triển khai thực hiện Trong nông nghiệp, năng lực thực thi chính sách

có vai trò quan trọng trong việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch, vận dụnghợp lý các chính sách vào thực tế…nhằm đạt hiệu quả cao nhất

Trang 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp, các kháiniệm, đặc điển của nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, ý nghĩa của pháttriển nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Nội dung của phát triển nôngnghiệp bao gồm phát triển cơ sở sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấusản xuất nông nghiệp một cách hợp lý, gia tăng các yếu tốc nguồn lực, cáchình thức liên kết tiến bộ Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệpbao gồm nhân tố tự nhiên, kinh tế và xã hội

Những vấn đề lý luận trong Chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giáthực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk trong Chương 2

Trang 39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

HUYỆN KRÔNG BÔNG

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN KRÔNG BÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

a Vị trí đại lý

- Huyện Krông Bông nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, trungtâm huyện lỵ cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 50 km về phía Đông -Nam, ranh giới hành chính của huyện như sau [17]:

- Phía Bắc giáp 3 huyện Krông Pắc, Ea Kar, M’Đrăk, phía Nam giáphuyện Lăk, phía Đông Nam giáp vùng núi hiểm trở ngăn cách giữa tỉnh ĐắkLắk với 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng

- Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) toàn huyện là 1.257,49 km2 chiếm6,38% DTTN toàn tỉnh, tổng dân số 94.207 người (năm 2015) Mật độ dân sốlà: 82 người/km2 (Theo số liệu thống kê 31/12/2015)

- Toàn huyện có 1 thị trấn và 13 xã gồm: Thị trấn Krông Kmar, các xãYang Reh, Ea Trul, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền, Hòa Tân, Cư Kty, Hòa

Thành, Dang Kang, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao

- Huyện có quốc lộ 27 đi qua, là trục giao thông huyết mạch của tỉnhĐắk Lắk với tỉnh Lâm Đồng; có tỉnh lộ 12 chạy từ Thị trấn Krông Kmar đicác xã phía Đông; tỉnh lộ 9 nối huyện với các huyện Ea Kar, Krông Pắc… tạođiều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương trong khuvực

b Địa hình

- Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với Trường SơnNam nên địa hình của huyện bị chia cắt rất mạnh, thấp dần theo hướng Đông -

Trang 40

Nam xuống Tây - Bắc, về đại thể có thể chia địa hình huyện thành 3 địa hình chính: núi cao, núi thấp và thung lũng.

- Dạng địa hình núi cao: Diện tích 80.102 ha, chiếm 63,70% DTTN toànhuyện, tập trung thành vòng cung lớn bao quanh 3 phía Bắc, Đông, Nam; mức

độ chia cắt mạnh.Nhìn chung, dạng địa hình này không thích hợp cho phát triển nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên

- Dạng địa hình núi thấp: Diện tích 23.968 ha, chiếm 19,06% DTTN toànhuyện, phân bố ở khu vực phía Bắc - Đông Bắc huyện và trải dài từ Đôngsang Tây Nhìn chung, dạng địa hình này thích hợp cho phát triển nôngnghiệp, hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên

- Dạng địa hình thung lũng ven sông: Diện tích 21.679 ha, chiếmkhoảng 17,24% DTTN toàn huyện, phân bố ven các sông lớn như sông KrôngANa, sông Krông Bông, Krông Pắc Địa hình này khá thích hợp với canh táclúa và các cây công nghiệp ngắn ngày

c Khí hậu

- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng do vừa bị ảnh hưởng của độcao, vừa bị ảnh hưởng của các dãy núi lớn Cư Yang Sin nên khí hậu Krông Bông có hai mùa mưa nắng rõ rệt với những đặc trưng chính sau:

- Nắng nhiều: trung bình 180 giờ/tháng Năng lượng bức xạ tổng cộnglớn: trung bình từ 150 - 160 kcal/cm2 năm Nhiệt độ cao và ôn hòa: nhiệt độtrung bình năm từ 23,7 - 27,30C Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 vàtháng 1, nhiệt độ có thể xuống đến khoảng 17,3 - 20,10C Tháng có nhiệt độcao nhất là tháng 4 và tháng 5, nhiệt độ trung bình có thể lên đến 28 - 300C.Bên cạnh đó, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá lớn (mùa khô biên độnhiệt trên 100C) Nắng nhiều, bức xạ dồi dào nhiệt độ cao và hầu như không

có bão là những thuận lợi rất cơ bản cho Krông Bông trong phát triển nôngnghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp như cà phê, thuốc lá, bông vải…

Ngày đăng: 28/05/2019, 15:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[10] Nguyễn Thị Minh Lý (2000), Một số giải pháp lớn nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân và hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Hội đồng liên mình các HTX thành phố Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp lớn nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân và hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Lý
Năm: 2000
[11] Nguyễn Thị Kim Ngân (2013), Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê tỉnh Gia Lai, luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê tỉnh Gia Lai
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Ngân
Năm: 2013
[12] Phạm Hoàng Phương (2015), Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, luận văn thạc sĩ , Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk
Tác giả: Phạm Hoàng Phương
Năm: 2015
[13] TS. Đinh Văn Thông (2011), Nông nghiệp Việt Nam qua 20 năm đổi mới kinh tế (1986-2010), Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Đinh Văn Thông (2011), "Nông nghiệp Việt Nam qua 20 năm đổi mới kinh tế (1986-2010)
Tác giả: TS. Đinh Văn Thông
Năm: 2011
[14] Viện nghiên cứu thương mại(2003), Các giải pháp phát triển thương mại, thị trường nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, Bộ Thương mại, Hà Nội tháng 12 năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện nghiên cứu thương mại(2003), "Các giải pháp phát triển thương mại, thị trường nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn
Tác giả: Viện nghiên cứu thương mại
Năm: 2003
[15] Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam (2004), Nghiên cứu các luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội, tháng 12 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam (2004), "Nghiên cứu cácluận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nôngthôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam
Năm: 2004
[22] Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đăk Lăk, Đề án cơ giới hóa giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp đến năm 2020, năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án cơ giới hóa giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp đến năm 2020
[23] Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đăk Lăk, Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh đến năm 2020, năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh đến năm 2020
[18] Cổng thông tin điện tử huyện Krông Bông, http://krongbong.daklak.gov.vn/ Link
[16] Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004), Quốc Hội, số 29/2004/QH11 Khác
[19] Hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng chính sách năphương h ng hoạt động tín dụng chính sách năm 2016 của ngân hàng CSXH Krông Bông, năm 2015 Khác
[20] Nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ huyện Krông Bong khóa IX, giai đoạn 2016-2020 Khác
[24] Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Bông Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w