Đây là vấn đề tương đối rộng, dothời gian không cho phép, việc thu thập số liệu còn gặp nhiều khó khăn cũngnhư khả năng còn hạn chế, đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu việc hiện tráchnhiệm
Trang 3hàng SHB Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu cũng như kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Mai Thị Nhƣ Qúy
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
6 Giới thiệu sơ lược tài liệu nghiên cứu 5
7 Nội dung chính của luận văn 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 8
1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CSR 8
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) 10
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) .14
1.4 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CSR 19
1.5 CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG ĐỂ THỰC HIỆN CSR 21 1.5.1 Các rào cản kinh tế 21
1.5.2 Các rào cản chính trị và khung pháp lý 21
1.5.3 Các rào cản về kiến thức và sự nhận thức 22
1.6 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM KHI TIẾP CẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 22
1.6.1 Tiếp cận theo mô hình “kim tự tháp” của Carroll (1999) 22
1.6.2 Cách tiếp cận có trách nhiệm với các bên liên quan của CSR 26
1.7 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN TNXHCDN 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
Trang 52.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP
Sài Gòn - Hà Nội Việt Nam 36
2.1.2 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng SHB chi nhánh Đà Nẵng 39
2.1.3 Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý 41
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng SHB Đà Nẵng 42
2.1.5 Khái quát về các hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh trong 3 năm (2012-2014) 44
2.2 CSR TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG 45
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.4 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 48
2.5 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 48
2.6 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 50
2.7 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI VÀ XÂY DỰNG THANG ĐO 50
2.7.1 Thiết kế bảng câu hỏi 50
2.7.2 Xây dựng thang đo và mã hóa thang đo 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI SHB ĐÀ NẴNG 55
3.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN CSR TẠI NGÂN HÀNG SHB ĐÀ NẴNG 55
3.2 TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 56
3.3 TRÁCH NHIỆM VỚI KHÁCH HÀNG 64
3.4 TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG 67
3.5 TRÁCH NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 72
Trang 64.3 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CSR 77
4.3.1 Nhóm giải pháp về các văn bản, chính sách 77
4.3.2 Nhóm giải pháp về trách nhiệm với người lao động 79
4.3.3 Nhóm giải pháp về trách nhiệm với khách hàng 81
4.3.4 Nhóm giải pháp về trách nhiệm với cộng đồng 82
4.3.5 Nhóm giải pháp về trách nhiệm với môi trường 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 85
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
Trang 7CSR Corporate social responsibility (Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp)TNXH Trách nhiệm xã hội
TTQT Thanh toán quốc tế
KTNB Kiểm tra nội bộ
QL&XLN Quản lý và xử lý nợ
TTĐ Tái thẩm định
DVKH Dịch vụ khách hàng
Trang 8Số Tên bảng Trang hiệu
2.1 Tình hình thu nhập – chi phí của chi nhánh trong 3 năm (2012- 442014)
2.2 Tổng hợp các chỉ báo bổ sung của nghiên cứu 492.3 Thang đo lường chính thức cho đề tài nghiên cứu 513.1 Kết quả thống kê mô tả đo lường CSR của ngân hàng đối với 56người lao động
3.2 Kết quả thống kê mô tả đo lường CSR của ngân hàng đối với 65khách hàng
3.3 Kết quả thống kê mô tả đo lường CSR của ngân hàng đối 67với môi trường
Trang 92.1 Sơ đồ tổ chức của ngân hàng SHB Chi nhánh Đà Nẵng 42
Trang 10Đồ thị biểu diễn gía trị trung bình về ý kiến của người lao
3.1 động về việc thực hiện CSR của ngân hàng đối với người 58
lao động
Đồ thị biểu diễn gía trị trung bình về ý kiến của người lao
3.2 động về việc thực hiện CSR của ngân hàng đối với khách 65
hàng
Đồ thị biểu diễn gía trị trung bình về ý kiến của người lao
3.3 động về việc thực hiện CSR của ngân hàng đối với môi 67
trường
Đồ thị biểu diễn gía trị trung bình về ý kiến của người lao
3.4 động về việc thực hiện CSR của ngân hàng đối với cộng 69
đồng
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và việc chia sẻ thông tin một cách dễ dàng trên quy môtoàn thế giới đã ảnh hưởng lớn đến tính cần thiết của việc xem xét một cáchtoàn diện những ảnh hưởng của thực tiễn kinh doanh Những yếu tố này cùngvới các mối quan tâm đối với vấn đề về môi trường toàn cầu và sự gia tăngtính tương tác kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, những điều này đẩytrách nhiệm xã hội trở thành một trong những vấn đề đi đầu trong các kếhoạch hợp tác chiến lược của các tổ chức Rõ ràng, hướng theo “Trách nhiệm
xã hội” không còn là điều gì đó mới mẻ và xa lạ, “Trách nhiệm xã hội” gầnnhư là một phần không thể thiếu trong tầm nhìn và sứ mạng của mỗi doanhnghiệp trong bất kể thời kỳ nào của nền kinh tế Chính vì vậy mà trên thế giới,khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) không hề mới; đã córất nhiều công trình nghiên cứu về CSR cũng như các công ty nước ngoài từlâu đã thực hiện CSR một cách nghiêm túc và bài bản Đặc biệt là các nghiêncứu về CSR trong lĩnh vực tài chính – ngành ngân hàng ngày càng được coitrọng Vì thị trường tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đóngmột vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế của các quốc gia pháttriển thuận lợi và bền vững Vai trò của lĩnh vực tài chính trong việc góp phầnphát triển bền vững là đáng kể bởi vì vai trò trung gian của nó trong một hệthống kinh tế Các lĩnh vực tài chính cũng có thể đóng một vai trò rất quantrọng ảnh hưởng đến các công ty khi trình bày các vấn đề CSR
Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù Việt Nam tham gia ngày càng mạnh mẽvào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, song vấn đề CSR vẫn chưađược quan tâm đúng mức dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn Và hiện nay,mặc dù sự quan tâm về CSR trong ngành ngân hàng ngày càng tăng, các
Trang 12ngân hàng ở Việt Nam đang tăng cường cạnh tranh và đã bắt đầu tham gia cáchoạt động CSR một cách nghiêm túc nhưng vẫn chưa có nghiên cứu đolường các hoạt động CSR trong ngành ngân hàng với một góc nhìn đa chiềutrong một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam Vì vậy nó là lý do cănbản để nghiên cứu CSR tại các ngân hàng, thành phần đóng vai trò quan trọngtrong các lĩnh vực tài chính đặc biệt là ở Việt Nam.
Vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB Đà Nẵng” Thông qua nghiên cứumột thang đo được
phát triển để đo lường các hoạt động CSR của ngân hàng SHB từ quan điểm củacác bên liên quan Từ đó đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng đưa ra các quyếtđịnh đưa thực hành CSR vào trong các chiến lược kinh doanh của mình để nângcao vị thế cạnh tranh, nâng cao hình ảnh và danh tiếng… Ngoài ra, từ nghiên cứunày, các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động CSR của các ngân hàng cũng sẽđược xác định cùng với các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến các ngân hàng có liênquan đến việc theo đuổi mục tiêu xã hội của họ
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở đánh giá các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội củangân hàng SHB Đà Nẵng, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuấtcác giải pháp để cải thiện, nâng cao việc thực hiện CSR của ngân hàng SHB
Đà Nẵng góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín, và chất lượng hoạt động củangân hàng SHB Đà Nẵng
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
và trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực ngân hàng
- Đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB Đà Nẵng
- Rút ra các bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực hiện trách nhiệm xãhội của ngân hàng SHB Đà Nẵng
Trang 13- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của ngânhàng SHB Đà Nẵng nói riêng và vận dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại ViệtNam nói chung.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trách nhiệm xã hội của ngânhàng SHB Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ bài luận văn này, đề tài đề cập đến trách nhiệm xã hộitrong lĩnh vực ngân hàng nói chung và các hoạt động thực hiện trách nhiệm xãhội của ngân hàng SHB Đà Nẵng nói riêng Đây là vấn đề tương đối rộng, dothời gian không cho phép, việc thu thập số liệu còn gặp nhiều khó khăn cũngnhư khả năng còn hạn chế, đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu việc hiện tráchnhiệm xã hội của ngân hàng SHB theo bốn khía cạnh là kinh tế, pháp lý, đạo đức
và từ thiện với sự giới hạn các bên liên quan chính được định hướng trong việcthực hành CSR bao gồm: trách nhiệm với nhân viên, trách nhiệm với xã hội,trách nhiệm với khách hàng, trách nhiệm với cộng đồng
Trang 144 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện qua 2 giai đoạn chính: (1) Nghiên cứuđịnh tính nhằm xây dựng bảng hỏi khảo sát ý kiến nhân viên ngân hàng (2)Nghiên cứu định lượng nhằm thập thông tin, phân tích dữ liệu phục vụ chomục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính: Thông qua các hoạt động hỏi ý kiến các chuyêngia, phỏng vấn nhân viên ngân hàng thu thập tài liệu nghiên cứu về việc thựchiện CSR tại ngân hàng SHB và nhận thức của các bên liên quan đối với CSR
để hình thành bảng câu hỏi khảo sát
- Nghiên cứu định lượng: Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính để thiết kếbảng hỏi, thu thập thông tin, sau đó phân tích dữ liệu điều tra từ các phiếu khảosát thu thập được Việc phân tích xử lý dữ liệu được thực hiện bằng excel
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần phát triển lý thuyết, sự nhận thức
tầm quan trọng của thực hành trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong lĩnh vựcngân hàng nói riêng và trong các ngành kinh tế khác nói chung
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề tài giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về CSR, qua đó làm rõ thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB Đà Nẵng.+ Việc nghiên cứu về thực trạng và rút ra các bài học kinh nghiệm từviệc thực hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB Đà Nẵng là căn cứ cơbản để đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực ngânhàng tại Việt Nam Nó giúp cho các ngân hàng nhận thức đúng đắn về tráchnhiệm xã hội của mình, lợi ích từ việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
+ Giúp cho các nhà quản lý, các ngân hàng Việt Nam có những địnhhướng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình nhằm đảm bảo pháttriển một cách bền vững
Trang 156 Giới thiệu sơ lược tài liệu nghiên cứu
Qúa trình nghiên cứu sẽ cho thấy các ngân hàng ở Việt Nam đang tăngcường cạnh tranh và đã bắt đầu tham gia các hoạt động CSR một cách nghiêmtúc nhưng vẫn chưa có sự hiểu biết sâu rộng cũng như có các nghiên cứu đolường các hoạt động CSR trong ngành ngân hàng với một góc nhìn đa chiềutrong một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam Nghiên cứu sẽ giới thiệutổng quan tài liệu nghiên cứu trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu về (1)nhận thức về trách nhiệm xã hội và (2) về việc thực hiện trách nhiệm xã hội:
6.1 Nghiên cứu “ Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: một nghiên cứu thực nghiệm của các tổ chức tại Mỹ (Corporate Social Responsibility: an empirical investigation of U.S organisations)” của Adam Lindgreen, Valérie Swaen, Wesley J Johnston (2007)
Trong nghiên cứu của mình các tác giả tiến hành điều tra và báo cáo vềviệc thực hành CSR thực tế để khắc phục hạn chế trong sự thiếu hiểu biết rõràng về CSR Đồng thời giải quyết khoảng trống các nghiên cứu về các khíacạnh khác nhau của CSR bằng xác định những thực tiễn CSR, sự kết hợp củathực tiễn CSR mà các tổ chức khác nhau theo đuổi, và ảnh hưởng của cácnhóm liên quan khác nhau về thực hành CSR Từ đó trả lời cho ba câu hỏi:
a Các thực tiễn CSR hiện hành đang tồn tại là gì, nhấn mạnh sự khácnhau tương đối trong việc thực hiện các khía cạnh CSR của các tổ chức khácnhau?
b Các bên liên quan khác nhau ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR nhưthế nào?
c Các thực tiễn CSR khác nhau liên quan đến các kết quả thực hiện khácnhau như thế nào?
Trang 166.2 Nghiên cứu “Báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: một nghiên cứu của các ngân hàng được lựa chọn ở Bangladesh (Corporate social responsibility (CSR) reporting: a study of selected banking companies in Bangladesh),Md Habib-Uz-Zaman Khan, Abdel K Halabi and Martin Samy, Social Responsibility Journal
Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra báo cáo trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp của các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển củaBangladesh Nghiên cứu này cũng nhằm mục đích kiểm tra nhận thức củangười sử dụng liên quan đến các vấn đề CSR được tiết lộ Những phát hiệnchính là gồm hai phần: đầu tiên, nghiên cứu cho thấy các ngân hàng được lựachọn đã thực hiện báo cáo một số CSR trên cơ sở tự nguyện (dù còn ít) Thứhai, các nhóm người sử dụng ủng hộ việc báo cáo CSR, và muốn thấy nhiềucông bố hơn Tuy nhiên, các công bố hiện tại của các ngân hàng được lựachọn không dư dật ở tất cả để đo lường phản ứng xã hội của các tổ chức
6.3 Nghiên cứu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: một trường hợp nghiên cứu về tập đoàn TATA (Corporate Social Responsibility: A Case Study Of TATA Group)”, Amit K Srivastava, Gayatri Negi, Vipul
Mishra, Shraddha Pandey, IOSR Journal of Business and Management
(IOSRJBM)
Bài nghiên cứu này tập trung xung quanh việc phát triển một sự hiểu biết
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), đào sâu vào khái niệm của nó
và tìm ra phạm vi của nó trong trường hợp nghiên cứu của Tập đoàn TATAdưới thời ông Ratan Tata để biết làm thế nào mà tập đoang TATA đã hoànthành trách nhiệm của mình đối với tất cả các bên liên quan; những hoạt động
cụ thể, các chương trình và chiến lược đã đề ra, nghĩ ra và thực hiện đồngthời
Trang 176.4 Nghiên cứu “Phân tích những nhân tố thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ”, Châu Thị Lệ Duyên, Nguyễn Minh Cảnh, Kỷ yếu khoa học 2012: 81-90, Trường Đại học Cần Thơ
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích những nhân tố thúc đẩy việcthực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phốCần Thơ Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố thúc đẩy việc thực hiện tráchnhiệm xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là “lợi ích kinh tế”, “chínhsách vĩ mô”, “trách nhiệm đạo đức”, “định hướng cộng đồng” Trong đó
“trách nhiệm đạo đức” được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất trong việcthúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏtrên địa bàn thành phố Cần Thơ
7 Nội dung chính của luận văn
Nội dung chính của luận văn, ngoài hai phần mở đầu và kết luận, luậnvăn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại SHB Đà NẵngChương 4: Hàm ý chính sách
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CSR
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã trở thành một chủ đềgây nhiều tranh luận cho tất cả các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh
tế học, và cả các chính trị gia trên toàn thế giới trong nhiều năm qua
Trong cuốn sách Kinh Doanh có trách nhiêm: Làm thế nào để quản trịthành công một chiến lược CSR, tác giả Manfred Pohl và Nick Tolhurst đãdẫn ra nghiên cứu của Weyne Visser về cuộc cách mạng của CSR Ông chỉ rarằng khái niệm về CSR đã được tranh luận và thực hành từ dạng này sangdạng khác khoảng 4,000 năm trước Trong đạo Hinđu và đạo Phật đã cónhững lời răn dạy đạo đức xoay quanh việc cho vay nặng lãi, và đạo Hồi thìủng hộ cho chính sách “Zakat” (Zakat là khoản tiền mà mỗi người khỏemạnh đóng góp để giúp đỡ cho một số đối tượng nhất định)
Quan điểm hiện đại về “Trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp – CSR
có thể nói được đánh dấu từ giữa những năm 1800s với tên tuổi của John H.Patterson khi ông làm dấy lên làn sóng về phúc lợi xã hội trong ngành côngnghiệp và John D Rockefeller lập nên một quỹ từ thiện, là hình mẫu của quỹ
từ thiện Bill Gates hơn một trăm năm sau Mặc dù vậy, thuật ngữ “CSR” chỉđược dùng phổ biến từ những năm 1950, với sự đánh dấu cuốn sách “Tráchnhiệm xã hội của người làm kinh doanh” (Bowen 1953) Bowen xuất bảncuốn sách nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sảnkhông làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từthiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã
Trang 19hội Học thuyết càng được củng cố mạnh mẽ bởi làn sóng về vấn đề môi trường những năm 1962 và làn sóng quyền lợi khách hàng những năm 1965.
Thập niên 70 của thế kỷ XX đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ củacác định nghĩa và học thuyết xoay quanh thuật ngữ “CSR” Archie Carroll đãlồng ghép vào đó bốn khái niệm là Kinh tế, Đạo đức, Luật pháp và Từ thiện.Sau đó ông phát triển thành mô hình Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp (CSR Pyramid) (Carroll, 1979), cũng như đưa ra những điềuluật về CSR đầu tiên trên thế giới (Sullivan Code) Năm 1980, điều luật vềđảm bảo sức khỏe và an toàn lao động được giới thiệu tới công chúng(Responsible Care)
Vào những năm 1990, CSR đã được tổ chức hóa thành các tiêu chuẩnnhư ISO 14001 và SA 8000, những bản hướng dẫn như Hướng dẫn chủ độngbáo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative – GRI), hay những điều lệ quảntrị công ty như Cadbury và King
Sang thế kỷ XXI, một loạt các hướng dẫn, quy định, điều lệ, tiêuchuẩn về CSR được ban hành, hơn 100 trong số đó có thể tìm thấy trongcuốn: “Từ A đến Z những điều cần biết về CSR” (The A to Z of corporatesocial responsibilities)
Thậm chí hiện nay trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện khái niệm CSRmới - CSR 2.0 (Corporate Sustainability Responsibility) trên cơ sở kế thừa vàphát triển khái niệm CSR 1.0
Như vậy có thể xem CSR như một làn sóng mạnh mẽ đang trỗi dậytrên thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua.Nó đã trở thành một trong những đềtài nghiên cứu gây nhiều chú ý và tranh luận nhất cho các học giả
Trang 201.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR)
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xuất phát từ tiếng Anh
là corporate social responsibility (viết tắt là CSR) Trên thực tế, có rất nhiều
khái nhiệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Điều này phụthuộc vào cách nhìn nhận của mỗi công ty, chính phủ dựa trên điều kiện, đặcđiểm và trình độ phát triển của mỗi đối tượng
Theo Davies (1973) đưa ra một khái niệm khá rộng: ”CSR là sự quantâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏamãn những yêu cầu, pháp lý, công nghệ”
Theo Carroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hơn “là tất cảnhững vấn đề pháp lý, kinh tế, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hộitrông đợi ở doanh nghiệp trong những thời điểm nhất định”
Trong khi đó, theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm baotrùm các khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện,công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường Đó là mộtkhái niệm động và luôn được thử thách trong từng hoàn cảnh kinh tế, chínhtrị, xã hội đặc thù”
Tuy nhiên, cuộc tranh luận về TNXHCDN đại diện nổi bật nhất cho chủthuyết quản trị “đại diện” là Milton Friedman Theo quan điểm của MiltonFriedman : “Doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợinhuận, gia tăng giá trị cổ đông, trong khuôn khổ luật chơi của thị truờng làcạnh tranh trung thực và công bằng.” Theo ông, nguời quản lý doanh nghiệp(thành viên hội dồng quản trị và ban giám dốc) là những nguời đại diện chochủ sở hữu/ cổ đông đứng ra quản lý công ty Họ đuợc bầu hoặc đuợc thuê đểdẫn dắt công ty theo cách mà các cổ đông muốn, đa phần là làm ra lợi nhuậncàng nhiều càng tốt, đồng thời tuân thủ các quy tắc xã hội cơ bản
Trang 21vốn đã đuợc thể hiện trong luật và các nguyên tắc đạo đức phổ biến Ðó chính
là bản chất vì lợi nhuận của doanh nghiệp.Thứ hai, công ty vốn là một chủ thể
“vô tri vô giác” do con nguời tạo ra; do đó công ty không thể tự nhận thức vàgánh vác nghĩa vụ đạo đức vốn chỉ có con nguời mới có Bởi vì chỉ có từng cánhân con nguời mới có luơng tâm để nhận thức sự việc đúng- sai.Hơn nữa,các trách nhiệm xã hội thuộc lĩnh vực của nhà nuớc, là chủ thể cung cấp cácdịch vụ công, vì lợi ích công cộng và phi lợi nhuận Chỉ có nhà nuớc mới có
đủ thông tin để quyết định đúng đắn trong việc phân bổ các nguồn lực mộtcách hiệu quả Và cấu trúc tam quyền phân lập đã đảm bảo sự phân bổ đóduợc công bằng và có kiểm soát Trách nhiệm của doanh nghiệp là tạo ra giátrị gia tăng, phát triển công nghệ (bởi vì doanh nghiệp là chủ thể vì lợi nhuậnduy nhất trong xã hội), đem lại lợi nhuận, tạo ra việc làm và thu nhập chonguời lao động Trách nhiệm chính của doanh nghiệp đối với nhà nuớc làđóng góp thuế Và trách nhiệm của nhà nuớc là làm sao sử dụng tiền thuế đóhiệu quả nhất vì lợi ích công cộng Như vậy, nếu doanh nghiệp cũng thựchiện các trách nhiệm xã hội thì sẽ có sự trùng lặp và doanh nghiệp sẽ trở thànhnguời vừa đóng thuế, vừa quyết định việc chi tiêu khoản thuế đó ra sao.Nguời quản lý doanh nghiệp khi ấy sẽ trở thành một nhân viên công vụ hơn làmột nguời đại diện cho lợi ích của cổ đông.Từ quan điểm này, truờng pháiphản đối TNXHCDN cho rằng các chương trình của doanh nghiệp lấy tên
“trách nhiệm xã hội” chỉ là những chương trình PR đạo đức giả, mà thực chất mục tiêu cuối cùng vẫn là vì lợi nhuận của doanh nghiệp mà thôi.
Những người ủng hộ TNXHCDN không bác bỏ toàn bộ những lập luậntrên Nhưng họ đưa ra một lập luận khác cũng hết sức thuyết phục là bảnthân công ty khi đi vào hoạt động đã là một chủ thể của xã hội, sử dụng nguồnlực của xã hội và môi trường, do đó có thể tác động tiêu cực tới xã hội và môitruờng Vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những tác động từ hoạt động
Trang 22sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mìnhtruớc xã hội Có thể nói bản chất của doanh nghiệp không thể chỉ vì lợi nhuận
mà doanh nghiệp ngay từ đầu đã đóng vai trò của một “công dân” trong xã hộivới tất cả nghĩa vụ và quyền lợi thích hợp của mình trong đó Thực vậy, nếuchỉ nhìn nhận đơn giản khi cho rằng doanh nghiệp hoạt động duy nhất vì lợinhuận và bù đắp lại chi phí xã hội, cũng như “trả tiền” cho các dịch vụ công
mà doanh nghiệp huởng lợi thông qua việc đóng thuế, chúng ta sẽ thấy những
ô nhiễm môi truờng và chi phí xã hội mà doanh nghiệp gây ra có thể lớn hơnrất nhiều lần lợi ích mà công ty này mang lại từ tiền thuế hay tạo việc làm(như trường hợp công ty Vedan) Doanh nghiệp không thể kêu gọi sự “trungtính” của mình Tất cả sự kiện của doanh nghiệp như khai truơng dòng sảnphẩm mới, đặt một nhà máy, đóng cửa một chi nhánh… đều kéo theo
những hệ quả xã hội nhất định Do dó, không thể tách rời hoàn toàn giữa tínhchất kinh tế và xã hội khi nhìn nhận bản chất và hoạt động của doanh nghiệp
Khái niệm của Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững cho thấy
rõ hơn bản chất của CSR: “CSR - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sựcam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền vữngthông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của ngườilao động và các thành viên gia đình họ, cho cồng đồng và cho toàn xã hội theocách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”
Một định nghĩa mới hơn về CSR, được Liên minh châu Âu đề cậptrong công thư gửi Nghị viện châu Âu đi sâu hơn định nghĩa trước đó: “Tôntrọng luật pháp áp dụng là một điều kiện tiên quyết để đáp ứng các tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải có một quá trìnhtích hợp các quyền xã hội, môi trường, đạo đức, nhân quyền và mối quan tâmcủa khách hàng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chiến lượccốt lõi trong sự hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan của họ, với mục đích: -
Trang 23Tối đa hóa việc tạo ra các giá trị chung của các chủ sở hữu/cổ đông của họ vàcho các bên liên quan khác của và toàn xã hội; - Xác định, ngăn ngừa và giảmthiểu tác động bất lợi.” (nguồn: Công thư của Ủy ban Nghị viện châu Âu tớiHội đồng, Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Âu và Uỷ ban Khu vực Chiếnlược đổi mới Châu Âu, 2011-2014, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.COM (2011) 681 văn bản cuối )
Một định nghĩa gần đây, trong ISO-FDI 26.000: 2010, được đưa ra mộtcách toàn diện hơn: Trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của một tổ chức đốivới các tác động của các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp đó lên xãhội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và mang tính đạo đức, gópphần vào sự phát triển bền vững, bao gồm cả sức khỏe và phúc lợi xã hội,quan tâm đến mong muốn của các bên liên quan; là tuân thủ theo pháp luậthiện hành và các tiêu chuẩn quốc tế về hành vi, và kết nối toàn tổ chức vàđược thể hiện trong các mối quan hệ của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởngcủa mình Từ định nghĩa này, bảy tiêu điểm cốt lõi đối với phạm vi và hoạtđộng của CSR được xác định theo các hướng dẫn của ISO 26000 về: các hoạtđộng quản trị doanh nghiệp, nhân quyền, lao động, môi trường, các hoạtđộng; các vấn đề khách hàng; sự tham gia của cộng đồng và phát triển cộngđồng Các hoạt động của doanh nghiệp trong các lĩnh vực này nên được thựchiện theo các nguyên tắc về trách nhiệm giải trình, minh bạch, hành vi đạođức, tôn trọng lợi ích của các bên liên quan, tôn trọng nguyên tắc pháp quyền,tôn trọng các chuẩn mực quốc tế về hành vi và tôn trọng nhân quyền
Ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (2003) định nghĩa CSR là “cam kếtcủa doanh nghiệp trong việc đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế bềnvững, làm việc với các nhân viên, gia đình họ, cộng đồng địa phương, và xãhội để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, theo những cách thức vừa tốt cho doanh nghiệp và đồng thời cũng tốt cho sự phát triển.” CSR được xem là
Trang 24bao gồm cả những cử chỉ nhân đạo và từ thiện Nó cũng dựa trên việc đáp ứngcác nhu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng của sản phẩm và dịch
vụ cũng như khung thời gian giao hàng Ngân hàng Thế giới tiếp tục pháttriển khái nhiệm CSR như một quá trình chứng nhận như SA 8000 hoặctương đương CSR cũng được hiểu từ góc nhìn “bảo vệ thương hiệu”, đòihỏi việc bảo vệ chất lượng cuộc sống của người lao động trong khi ổn định
và phát triển sản xuất Nhân quyền, như trong thực hành CSR trên thế giới,liên quan đến việc thực hiện các quyền của người lao động, bao gồm cả tự dolập hội (đặc biệt là việc thành lập công đoàn lao động độc lập), tự do ngônluận và thương lượng tập thể Trong bối cảnh Việt Nam với chỉ một côngđoàn và các phương tiện đàm phán hạn chế trong các mối quan hệ côngnghiệp, nhân quyền liên quan đến trách nhiệm của các công ty trong việc bảo
vệ quyền của người lao động và tránh việc lạm dụng, điều này có nghĩa là tất
cả các doanh nghiệp phải tuân thủ CSR và các chuẩn mực quốc tế về nhânquyền liên quan đến quyền lao động và môi trường (Mạng lưới Hiệp ướcToàn cầu tại Việt Nam, 2010a)
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR)
Ngày nay các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến hoạt độngTNXHCDN vì xã hội ngày càng đặt ra nhiều đòi hỏi hơn đối với doanhnghiệp Doanh nghiệp hưởng lợi từ các nguồn lực từ cộng đồng thì phải cótrách nhiệm đóng góp cho cộng đồng Các tổ chức nhận ra rằng nếu như họkhông quan tâm đến việc đảm bảo rằng những hoạt động kinh doanh của mìnhđang được vận hành trong phạm vi những chuẩn mực trách nhiệm xã hội, thì
họ sẽ mất ưu thế so với đối thủ cạnh tranh; vì vậy, ngày càng có nhiều tổ chứctìm kiếm các giải pháp để họ có thể hiểu sâu hơn bề rộng của những tráchnhiệm xã hội mà họ cần quan tâm Đây là một vấn đề phức tạp để có thể ápdụng với tất cả các tổ chức Không phân biệt về quy mô tổ chức hay phạm
Trang 25vi kinh doanh, loại hình dịch vụ, các tổ chức cần đảm bảo tất cả các quy định
xã hội đều được thực hiện
Khẳng định của ông Martin Neureiter- chuyên gia cao cấp, Trưởng ban
phụ trách triển khai ISO 26000: “Chúng ta đừng nên coi trách nhiệm xã hội (TNXHCDN) của doanh nghiệp là một gánh nặng mà nên coi đó là cơ hội, là mục đích tự thân, là một kinh nghiệm để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn chứ không phải là một gánh nặng của chi phí, áp lực từ phía Nhà nước Do đó, hãy tìm các giải pháp để phát triển tốt hơn cho nơi mình đang sống”
Ở cấp độ doanh nghiệp, các lợi ích của việc áp dụng TNXHCDN là rất
đáng kể Về cơ bản, doanh nghiệp thực hiện TNXH mang lại lợi ích sau:
- Đầu tiên, xuất phát từ nguồn gốc của TNXHCDN, một doanhnghiệp nên quan tâm đến những điều khác nhiều hơn ngoài lợi nhuận nếudoanh nghiệp đó muốn bảo vệ danh tiếng của mình và hơn thế nữa để gia tănglợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Thực tế đã chứng minh, nhiều tập đoàn
đa quốc gia đã phải chịu sự chỉ trích nặng nề của công chúng và khách hàng,
bị giảm sút hình ảnh của mình khi cho rằng TNXHCDN và danh tiếng công tychẳng có gì quan trọng cả Ví dụ điển hình nhất là vụ tẩy chay hàng hóa củacông ty Royal Dutch Shell Danh tiếng, hình ảnh của Shell vào thời điểmkhủng hoảng này đã giảm sút đi đáng kể Công ty này đã phải nổ lực rất nhiềubằng những chiến dịch trong và ngoài nước, cam kết thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp nhiều hơn nữa Sau khủng hoảng, Shell đã rút rađược bài học cho mình và trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm hơn
- Thứ hai, một doanh nghiệp có được những lợi ích nhất định nhờ
hoạt động TNXHCDN Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh truyền thông
đại chúng để thông báo cho cộng đồng và các bên hữu quan biết được những
hoạt động TNXHCDN của công ty mình Đây là một công cụ hữu hiệu để cho
những người làm PR phát triển thương hiệu và hình ảnh của một sản phẩm
Trang 26hoặc một tổ chức trong khi vừa đảm bảo được đạo đức nghề nghiệp trongnghành PR vừa đáp ứng được ý muốn của chủ doanh nghiệp Đặc biệt trongnhững ngành hàng mà chất lượng và giá cả sản phẩm gần như tương đươngnhau, khách hàng sẽ trở nên băn khoăn hơn trong việc đưa ra quyết định, lựachọn của mình Trong những trường hợp như vậy, người dùng thường hay lựachọn sản phẩm theo cảm tính và ý thích của mình do đó TNXHCDN có thể đượcxem như một phương thức hữu hiệu để giă tăng danh tiếng cho doanh nghiệp,hay nói cách khác là gia tăng “tình cảm” của khách hàng đối với thương hiệucủa sản phẩm hoặc doanh nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho công ty Nhiều doanhnghiệp hiện nay đang thực hiện TNXHCDN không phải chỉ với động lực duynhất là “làm việc tốt” mà thực tế mục đích xây dựng thương hiệu chiếm tới 56%động lực của doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động TNXHCDN, theo báo cáokinh doanh quốc tế của Grant Thornton năm 2008.
- Thứ ba, TNXHCDN có một vai trò nhất định trong việc giải quyết rủi
ro, khủng hoảng của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể sử dụng TNXHCDNnhư một cứu cánh để giải quyết rủi ro hoặc khủng hoảng của công ty Do trongtrường hợp khủng hoảng, những những doanh nghiệp được công
chúng công nhận là “có trách nhiệm xã hội” sẽ nhận được sự thông cảm caohơn các trường hợp khác Bên cạnh đó, TNXHCDN sẽ giúp doanh nghiệp lấylại hình ảnh của mình khi DN biết cách khéo léo vận dụng những sáng kiến và
áp dụng các chỉ số kiểm soát quy trình và chất lượng, đảm bảo sự cam kếttrong việc “sửa sai” hoặc thực hiện các chương trình cộng đồng nhằm chứngminh thiện chí và xây dựng lòng tin đối với công chúng
- Thứ tư, doanh nghiệp có nhiều cơ hội thu hút nhân tài khi thực hiện
TNXHCDN: Chất lượng nguồn lao động quyết định đến năng suất và chất
lượng sản phẩm Vì vậy việc thu hút và giữ được đội ngũ lao động có chuyênmôn cao là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp.Người lao
Trang 27động nào cũng đều muốn có điều kiện và môi trường làm việc tốt; tiền lương
và phúc lợi đảm bảo được cuộc sống ,được quan tâm, hỗ trợ khi khó khăn,chế độ bảo hiệm đầy đủ, được nâng cao chuyên môn…Người lao động cũngthể hiện ý kiến và quan điểm của mình về TNXHCDN theo cách riêng của họ,phần lớn nhân viên được hỏi cho biết, họ sẽ “trung thành” hơn với công tynào luôn giúp đỡ và có trách nhiệm với cộng đồng địa phương Nên nhữngdoanh nghiệp thực hiện TNXH thỏa mãn những điều kiện đó sẽ thu hút đượcnhững lao động giỏi Như vậy hoạt động TNXH của doanh nghiệp khiến họcảm thấy họ đang tạo ra giá trị và ý nghĩa cho xã hội Họ tự hào về công việc
và sẽ tâm huyết, gắn bó với doanh nghiệp
- Thứ năm, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong sản xuất, tăng doanh
thu: Ngày nay, khách hàng không chỉ quan tâm tới chất lượng hàng hóa mà
còn quan tâm tới cách thức tạo ra sản phẩm đó Vì thế thông qua việc thựchiện TNXH, doanh nghiệp nâng cao được uy tín, thu hút được nhiều kháchhàng, ký thêm được nhiều hợp đồng mới Với các chế độ phúc lợi xã hội cao,lương bổng hợp lý doanh nghiệp thu hút đội ngũ nhân viên giỏi, họ lao độngvới tinh thần trách nhiệm và ý thức cao nên tăng năng suất lao động Hơn nữađiều đó còn giúp giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng
và đào tạo nhân viên mới
- Thứ sáu, thực hiện tốt TNXHCDN giúp doanh nghiệp tăng khả năngcạnh tranh: Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi của khách hàng trên thế
giới, TNXHCDN của doanh nghiệp ngày càng quan trọng và nó khẳng địnhnăng lực hoạt động của chính các doanh nghiệp trong nước và trên thị trườngquốc tế Các doanh nghiệp chỉ có thể cạnh tranh, giành được thị trường nếuđáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các nhà nhập khẩu, của khách hàng
Và một trong các yêu cầu bắt buộc đó của nhiều nhà nhập khẩu là TNXH củadoanh nghiệp có thực hiện tốt không
Trang 28Ở cấp độ quốc gia, TNXHCDN có thể góp phần xoá đói giảm nghèothông qua những chương trình từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện như đónggóp cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người tàn tật, v.v Các chính sách về
TNXHCDN trong bản thân các doanh nghiệp như đối xử bình đẳng giữa namgiới và nữ giới, với lao động cũ và mới cũng đem lại công bằng xã hội nóichung Và một đóng góp quan trọng nữa của TNXHCDN ở cấp quốc gia là gópphần bảo vệ môi trường Điều này được xem là một đóng góp rất quan trọng dotình trạng ô nhiễm môi trường hiện đang đe dọa cuộc sống con người hơn baogiờ hết và ngốn nhiều tiền của để xử lý vấn đề này Khi cạnh tranh ngày càngkhốc liệt, đòi hỏi yêu cầu từ khách hàng ngày càng cao và xã hội có cái nhìnngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp muốn phát triểnbền vững phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiênnhiên, môi trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi laođộng, đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng,…
Nếu chỉ tính trong ngắn hạn, lợi ích mà TNXHCDN có thể đem lại là cácđơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về TNXHCDN,
sự gia tăng các khách hàng đến với công ty Tuy nhiên chi phí để áp dụngchương trình TNXHCDN có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh củacông ty Những người lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng sẽ có mục tiêu hoạtđộng không chỉ giới hạn bởi lợi nhuận Thước đo thành công của họ bắt nguồn
từ tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu xã hội Các doanh nhân này tìm kiếmnhững giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt hơn và đổi ngược lại,doanh nghiệp của họ sẽ có những điều kiện để phát triển bền vững hơn Lợi íchdài hạn chủ yếu của TNXHCDN là cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiệnquan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăngnăng suất lao động Ngoài ra, TNXHCDN còn giúp nâng cao uy tín của doanhnghiệp trong quan hệ với khách hàng và các
Trang 29đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư,đặc biệt là đầu tư nước ngoài Tuy nhiên công ty không thể chỉ sống nhờ vàoTNXHCDN Để phát triển lâu dài, công ty cần tạo ra lợi nhuận Lợi nhuận vàTNXHCDN có thể song hành, thực tế là trong dài hạn, việc quản lý doanhnghiệp theo hướng có trách nhiệm với xã hội thường đem lại tăng trưởng bềnvững và lợi nhuận lớn hơn Có những e ngại rằng áp dụng TNXHCDN ởdoanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) gặp nhiều khó khăn hơn những doanhnghiệp lớn vì các nguồn tài nguyên của DNVVN quá hạn chế không thể đápứng được những chương trình TNXHCDN đắt tiền Quan điểm đó khônghoàn toàn chính xác, một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập nếu muốn thànhcông và phát triển bền vững thì không thể không tham gia vào các hoạt độngmang tính trách nhiệm đối với xã hội ngay từ đầu Hơn nữa, chương trìnhTNXHCDN không nhất thiết phải tốn kém TNXHCDN là quan trọng nhưngkhông phải ở tờ giấy chứng nhận mà ở chính quy trình thực hiện nó Nếudoanh nghiệp chỉ chạy theo hình thức mà không thực thi nghiêm túc thìTNXHCDN không còn ý nghĩa Doanh nghiệp sẽ thành công trong việc ápdụng TNXHCDN nếu có sự cam kết của ban lãnh đạo, thực sự hiểu rõ tầmquan trọng và lợi ích TNXHCDN sẽ mang lại trong dài hạn và biếnTNXHCDN thành một phần văn hóa doanh nghiệp.
1.4 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CSR
Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH của doanh nghiệp thườngđược chia theo nhân tố bên trong - bên ngoài, , phản ứng của nhân tố có thểảnh hưởng quan trọng hoặc không mấy quan trọng đối với hoạt động và kếtquả hoạt động của một doanh nghiệp, quan điểm, mối quan tâm và lợi ích củacác nhân tố cũng có thể rất khác nhau Ở đây nhân tố ảnh hưởng tác động trựctiếp đến thực hiện TNXH của doanh nghiệp có thể chia thành 2 nhóm nhân tốbên trong và bên ngoài
Trang 30Nhóm nhân tố bên trong bao gồm: Lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và
lực lượng lao động Lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp với nhận thức đúng sẽhành động đúng với các quyết định được điều chỉnh từ nhiều khía cạnh củathực hiện trách nhiệm xã hội trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp(doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sạch hay không sạch; an toàn hay không antoàn; gây ô nhiễm môi trường hay không gây ô nhiễm môi trường,…); Lựclượng lao động là người có quyết định cuối cùng trong việc thi hành mộtquyết định liên quan đến TNXH của người quản lý Hành vi của lực lượngnày chính là thể hiện cụ thể các hoạt động của doanh nghiệp trong việc thamgia vào các hoạt động thực hiện TNXH như: kiên quyết sản xuất sản phẩmsạch đảm bảo chất lượng, đảm bảo quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặtcác quy định đã đề ra, không xả thải ra môi trường, chỉ làm trong môi trườngđộc hại khi có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ đi kèm và có phụ cấp độc hại, cáogiác cho các cơ quan quản lý nhà nước các hành vi gian lận, không trung thựctrong sản xuất kinh doanh (gồm cả hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bímật thương mại),
Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: Các cơ quan quản lý nhà nước, các
tổ chức xã hội, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh Sự tác động của cácnhân tố này là khác nhau: Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hộitác động đến thực hiện TNXH của doanh nghiệp bằng công cụ của các chínhsách và hệ thống pháp luật, bằng sự hỗ trợ; trong khi đó, khách hàng, đối tác
và đối thủ cạnh tranh tác động đến thực hiện TNXH bằng các phản ứng để tạodấu hiệu nhằm điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp Ví dụ, quy định củapháp luật là cơ sở, là nền tảng của CSR Đây là tiêu chí ràng buộc cho cácdoanh nghiệp phải hướng tới và phải thực hiện để đạt được hiệu quả kinh tếcao Các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp khi đã tuân thủ theo các quy địnhcủa pháp luật thì sẽ tạo được một môi trường pháp lý, trong đó các doanh
Trang 31nghiệp hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trường kinh doanhcông bằng, bình đẳng, thông thoáng và tạo sự gần gũi giữa các doanh nghiệpvới nhau Tuy nhiên, pháp luật không thể là căn cứ phán xét một hành động là
có đạo đức hay vô đạo đức trong những trường hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lậpnhững quy tắc cơ bản cho những hành động được coi là có trách nhiệm trongkinh doanh
1.5 CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG ĐỂ THỰC HIỆN CSR
Điều quan trọng là nhận ra rằng bất kỳ tổ chức cũng có thể quyết địnhkhông thực hiện các chương trình CSR do những rào cản khác nhau Các ràocản kinh tế, chính trị, sự hiểu biết và các rào cản thuộc về nhận thức đã ngănchặn các tổ chức tham gia vào các hoạt động CSR Cụ thể:
1.5.1 Các rào cản kinh tế
Các tổ chức thường tin rằng đầu tư vào các hoạt động trách nhiệm xãhội là một gánh nặng tài chính cho bất kỳ tổ chức nào, trong đó các tổ chứcphải trả thêm tiền, thời gian và thậm chí cả năng lượng để tiến hành một loạtcác chương trình CSR Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ nói chung có thể thiếucác nguồn lực như tài chính, nguồn nhân lực và thời gian để cống hiến choCSR ((Lorraine Sweeney, 2007, trích trong Yến, 2014)
1.5.2 Các rào cản chính trị và khung pháp lý
Ở một số quốc gia, có một sự thiếu các khuôn khổ chính sách và biệnpháp khuyến khích cần thiết để điều chỉnh thái độ của các nhà quản lý doanhnghiệp về CSR và để cho phép các doanh nghiệp thực hiện Thực tế này là dochính quyền địa phương có thể thiếu kiến thức về CSR và cũng thiếu sự khích
lệ để áp đặt các luật liên quan đến việc thực hiện CSR tại các doanh nghiệp(Qi Lai, 2006, trích trong Yến, 2014)
Trang 321.5.3 Các rào cản về kiến thức và sự nhận thức
Phạm vi hiểu biết và nhận thức của người quản lý hoặc nhà lãnh đạo tổchức được coi là động lực để hướng dẫn hiệu quả hoạt động của ngân hàngtrong CSR vì nếu những người quản lý có một ý tưởng rõ ràng về khái niệm, họ
sẽ nắm bắt CSR, và họ có thể áp đặt các chính sách phù hợp cho công ty mình
Về cơ bản, các khái niệm về CSR và các thành phần cụ thể của CSR trong các tổchức vẫn còn rất hạn chế Bên cạnh đó, có những quan niệm sai lầm trong ýnghĩa rằng CSR là sự kết hợp của chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận
Lý do cho điều này có thể là thiếu giáo dục bền vững trong các ngânhàng nên nhiều người không nhận thức được những hậu quả tiêu cực củaviệc không tiến hành các hoạt động CSR và báo cáo CSR
1.6 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM KHI TIẾP CẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Mặc dù hiện nay TNXH là một vấn đề được đề cập tương đối phổ biến.Song, trên thực tế, còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung và phạm
vi của TNXH, dưới đây là một số cách tiếp cận phổ biến:
1.6.1 Tiếp cận theo mô hình “kim tự tháp” của Carroll (1999)
Mô hình này có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất Mô hình
“Kim tự tháp” của Carroll (1999) thể hiện rõ nhất và bao quát nhất các lĩnhvực quan tâm của TNXH
TỪ THIỆN ĐẠO ĐỨC PHÁP LÝ KINH TẾ
Hình 1.2: Mô hình “Kim tự tháp” trách nhiệm xã hội
(Nguồn: Carroll Archie – 1999)
Trang 33Theo mô hình trên, TNXHCDN bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện Cụ thể như sau:
- Trách nhiệm kinh tế: tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu
quả kinh doanh và tăng trưởng là những điều kiện tiên quyết Điều này là
đương nhiên bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết vì mục tiêu tìm kiếmlợi nhuận của doanh nhân Bên cạnh đó, doanh nghiệp là một thành tố cấu tạonên xã hội, do vậy chức năng kinh doanh cần được ưu tiên và đặt lên hàngđầu Cũng có thể nói rằng trách nhiệm kinh tế là yếu tố nền tảng và các tráchnhiệm còn lại đều phải dựa trên trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp
+ Trách nhiệm kinh tế đối với người lao động, trách nhiệm kinh tế
của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương ứng, có cơhội phát triển nghề và chuyên môn ngang nhau, được hưởng môi trường laođộng an toàn và vệ sinh, đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân nơi làm việc Nócòn bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn lực mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ,phát triển sản phẩm
+ Trách nhiệm kinh tế đối với khách hàng, nghĩa vụ kinh tế của
doanh nghiệp là cung cấp hàng hóa, dịch vụ Ngoài ra còn liên quan đến vấn
đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thong tin sản phẩm, phân phối,bán hàng, cạnh tranh
+ Trách nhiệm kinh tế đối với mọi đối tượng liên quan, nghĩa vụ
kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ bằngcách cung cấp trực tiếp những lợi ích này như: hàng hóa, việc làm, giá cả, lợitức đầu tư…
Trong khi thực hiện những nghĩa vụ này, các doanh nghiệp đã góp phầntăng thêm phúc lợi xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bảnthan doanh nghiệp
Trang 34- Trách nhiệm pháp lý: hay còn được gọi là trách nhiệm tuân thủ pháp
luật chính là một phần của bản cam kết giữa doanh nghiệp và xã hội Nghĩa
vụ về pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủđầy đủ các quy định của pháp luật như một yêu cầu tối thiểu trong hành vi xãhội của tổ chức , tập thể hay cá nhân Nhà nước có trách nhiệm mã hóa nhữngquy tắc, chuẩn mực đạo đức, xã hội vào các văn bản pháp luật Doanh nghiệp,dựa trên cơ sở đó, sẽ theo đuổi các mục tiêu về kinh tế của mình dựa trênnhững chuẩn mực, quy tắc trong các bộ luật được ban hành Chúng liên quanđến năm khía cạnh: Điều tiết cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, an toàn và bình ddarngr, khuyến khích phát hiện hành vi sai trái
+ Điều tiết cạnh tranh: khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo môi trường
cạnh tranh lành mạnh để điều tiết quyền lực độc quyền, kiểm soát độc quyền.
+ Bảo vệ khách hàng: doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp các
thông tin chính xác về sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
+ Bảo vệ môi trường: Việc kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp
phải đặc biệt quan tâm đến những vấn đề ô nhiễm môi trường do: thải chấtđộc hại trong sản xuất vào không khí, nước , đất đai và tiếng ồn
+ An toàn và bình đẳng: Bảo vệ người lao động trước tình trạng
phân biệt, đối xử.Ngăn chặn việc sa thải người lao động một cách tùy tiện vàbất hợp lý Doanh nghiệp phải tạo môi trường lao động an toàn và trả lươngtương xứng với công sức của người lao động
+ Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái: thông qua
việc khuyến khích phát hiện sớm những hàh vi sai trái tiềm tang để có thể khắc phục, giảm thiểu hậu quả
Cùng với trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý là hai bộ phận nền tảng, cơ bản nhất và không thể thiếu đối với TNXHCDN
Trang 35- Trách nhiệm đạo đức: đây là những chuẩn mực, quy tắc được xã hội
thừa nhận nhưng chưa có mặt trong các văn bản luật Nghĩa vụ về đạo đứccủa tổ chức được thể hiện thông qua các nguyên tắc và giá trị đạo đức đượctrình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của họ.Nó không được thể chế hóathành luật mà được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, các quan điểm, kỳvọng của các doanh nghiệp về đúng sai, công bằng, quyền lợi được bảo vệcủa người tiêu dung, người lao động, đối tác, chủ sở hữu, cộng đồng Việcthực hiện trách nhiệm đạo đức là tự nguyện đối với mọi doanh nghiệp nhưnglại có vai trò trung tâm đối với TNXHCDN (ví dụ như việc thực hiện ngàynghỉ cuối tuần, tiền cho nhân công làm thêm ca, uy tín đối với đối tác, quan hệtốt với khách hàng…)
- Trách nhiệm từ thiện: là những hoạt động của doanh nghiệp đã vượt
qua sự kỳ vọng của xã hội, là những hành vi và hoạt động thể hiện nhữngmong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và XH Một số ví dụ nhưtrao quà cho trẻ mồ côi, tài trợ học bổng cho học sinh sinh viên,… Những đóng góp có thể trên nhằm:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống,
+ San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ,
+ Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên
+ Phát triển nhân cách đạo đức của NLĐ
Trách nhiệm từ thiện khác trách nhiệm đạo đức ở chỗ, doanh nghiệpthực hiện trách nhiệm này “hoàn toàn tự nguyện” Nếu doanh nghiệp khôngthực hiện TNXHCDN tới mức độ này thì họ vẫn được coi là đã hoàn thiệnđầy đủ trách nhiệm với xã hội
Bên cạnh những phân tích về nội dung của mô hình trên, nó cũng đượcđông đảo học giả đưa ra rất nhiều đánh giá tích cực:
Trang 36- Có tính toàn diện và khả thi cao Mô hình này có thể được áp dụng trong việc xây dựng khuôn khổ chính sách về TNXHCDN của nhà nước.
- Việc đặt trách nhiệm kinh tế làm nền tảng đã làm thỏa mãn nhu cầu về
lý thuyết đại diện trong quản trị doanh nghiệp Đồng thời, việc làm này
còn giúp xóa đi những hoài nghi về tính trung thực trong những chương trìnhTNXHCDN của doanh nghiệp Cũng vì vậy, nó xóa đi ranh giới của việc thựchiện TNXHCDN là “vì mình” hay “vì người”, khiến hai mục đích này làkhông thể tách rời
- Ranh giới giữa các tầng trong “kim tự tháp” là luôn chồng lấn, tácđộng bành trướng lẫn nhau Việc tuân thủ quy định pháp luật chắc chắn đưađến các chi phí kinh tế cho doanh nghiệp Và quy tắc đạo đức xã hội ngoàiluật luôn mở rộng (theo trình độ phát triển của xã hội), tạo áp lực lên hệ thốngpháp luật, bắt buộc các nhà làm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội
- Việc cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia trong việc thực hiện cácchuẩn mực TNXHCDN được đề cập tới như một nội dụng then chốt của quảntrị doanh nghiệp
1.6.2 Cách tiếp cận có trách nhiệm với các bên liên quan của CSR
Một phương pháp khác được dựa trên học thuyết các bên liên quan củaFreeman (1984) Theo học thuyết này, việc phân loại các TNXHCDN phảidựa trên các bên liên quan Một bên liên quan là "một nhóm hay một cá nhân
có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi những hành động hoặc hiệu quả củacác mục tiêu của công ty" (Freeman, 1984, p.) Học thuyết các bên liên quan
đã được tìm thấy sự phù hợp trong bối cảnh của phương pháp tiếp cậnTNXHCDN của ngành công nghiệp ngân hàng
Ngày nay báo cáo và kiểm nghiệm hoạt động TNXHCDN để minh chứngdoanh nghiệp của mình là một công dân tốt ngày càng trở nên quan trọng hơn.Cùng với việc gia tăng tính phức tạp của môi trường xã hội, sự phụ
Trang 37thuộc giữa xã hội và kinh tế càng ngày càng trở nên to lớn Hiện nay, hoạtđộng kinh tế nào cũng mang ý nghĩa xã hội phức tạp và có ảnh hưởng trựctiếp ngày càng lớn tới xã hội Trong một môi trường như thế, doanh nghiệp
có mối quan hệ với nhiều đối tượng liên quan, đồng thời cũng ảnh hưởng vàchịu ảnh hưởng lẫn nhau dưới nhiều hình thức đa dạng Trong quá trình đó,các bên liên quan có một vị trị hết sức quan trọng do đây là những đối tượng
có quyền lực rất lớn, đó là quyền đánh giá, nhận xét, và quyết định thái độ củamình đối với DN Họ có sự quan tâm, chia sẻ những nguồn lực, chịu tác độnghoặc trực tiếp tác động tới doanh nghiệp trong các chiến lược, kế hoạch, cáchoạt động kinh doanh và có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Một công ty tồn tại được phải thỏa mãn mục tiêu của nhữngngười liên quan lợi ích công ty Sự hiệu quả của công ty là sự thỏa mãn mụctiêu và quyền lợi của những người liên quan đến công ty Những nhóm ngườiliên quan lợi ích công ty khác nhau đều xác định được mục tiêu riêng của họ.Điển hình như hiện nay, những động lực cơ bản thúc đẩy doanh nghiệp thựchiện TNXHCDN bao gồm: áp lực từ chính phủ, nhu cầu tăng cao của ngườitiêu dung, áp lực cạnh tranh đầu tư, thị trường lao động cạnh tranh, các mốiquan hệ với nhà cung cấp và nhà đầu tư, v.v…TNXHCDN đã và đang trởthành một phần tất yếu trong hoạt động doanh nghiệp trên toàn thế giới
Freeman (1984) phân biệt giữa các bên liên quan chính (chủ sở hữu,quản lý, cộng đồng địa phương, khách hàng, nhân viên và các nhà cung cấp),những người mà có sự tham gia liên tục là cần thiết cho sự sống còn của công
ty, và các bên liên quan thứ cấp (chính phủ và cộng đồng những bên cung cấp
cơ sở hạ tầng và thị trường, công đoàn và các nhà bảo vệ môi trường), nhữngngười không thiết yếu cho sự sống còn của công ty mặc dù hành động của họ
có thể gây thiệt hại (hay lợi ích) đáng kể cho công ty
Trang 38Cách tiếp cận mô tả lý thuyết các bên liên quan mô tả và giải thích cáchành vi và đặc điểm thực tế của công ty liên quan đến mối quan hệ của nó vớicác bên liên quan Những người đề xướng thành phần này thừa nhận rằngbản chất của các bên liên quan của một tổ chức, giá trị của họ, ảnh hưởngtương đối của họ về các quyết định và bản chất của tình huống tất cả đều cóliên quan để dự đoán hành vi tổ chức.
Theo sơ đồ trên, trách nhiệm xã hội đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
tổ chức hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối với người lao động, cótrách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm đóng góp cho lợi ích cộng đồng,trách nhiệm đối với khách hàng, nhà cung ứng
- Trách nhiệm đối với người lao động: Đây là hoạt động thực hiện
TNXHCDN từ bên trong doanh nghiệp Việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi củangười lao động hiện nay là việc làm quan trọng và hết sức cần thiết đối với mỗidoanh nghiệp Nó mang lại lợi ích to lớn nếu doanh nghiệp có trách nhiệm đốivới người lao động Trách nhiệm này thể hiện ở nhiều mặt như sử dụng laođộng đúng pháp luật, đảm bảo điều kiện làm việc tốt, đảm bảo vệ sinh an toànlao động, trả lương xứng đáng, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi
Trang 39để người lao động có cơ hội phát triển năng lực, có hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả, đối xử công bằng và có các chế độ bảo hiểm và phúc lợi phù hợp.
- Trách nhiệm đối với cố đông: Trách nhiệm xã hội phải được thực
hiện thông qua việc làm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của các
cổ đông Lợi ích kinh tế của các cổ đông được đảm bảo sẽ là cơ sở để tăngtrưởng và phát triển lâu dài của doanh nghiệp, từ đó mang lại những đónggóp thiết thực về kinh tế và xã hội cho cộng đồng Trách nhiệm của doanhnghiệp đối với cổ đông là công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty cóhiệu quả và sử dụng nguồn vốn hiệu quả Thực hiện tốt trách nhiệm này,doanh nghiệp sẽ tạo được giá trị gia tăng cho sản phẩm, đây là điều cần phảilàm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chínhdoanh nghiệp Có như thế, mới tạo ra được niềm tin cho nhà đầu tư - yếu tốquyết định góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Trách nhiệm đối với khách hàng: Trong kinh doanh, khách hàng
được coi là Thượng Đế, họ được coi là đối tượng mang lại lợi nhuận cho mỗidoanh nghiệp Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng đã lợi dụng lòng tincủa khách hàng để tiến hành lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng,
và có nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận mà sản xuất hàng giả, hàngkém chất lượng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của khách hàng.Những việc này không những không mang lại lợi nhuận lâu dài cho doanhnghiệp mà còn mất đi lòng tin cũng như sự cam kết gắn bó lâu dài của kháchhàng đối với doanh nghiệp Đối với khách hàng, TNXHCDN còn thể hiện ởviệc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúnghẹn và an toàn cho sử dụng Nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của kháchhàng, hình ảnh về sản phẩm của doanh nghiệp sẽ lưu giữ trong tâm trí kháchhàng, giúp doanh nghiệp duy trì được tập khách hàng truyền thống, mở rộngđược thị phần kinh doanh trên thị trường
Trang 40- Trách nhiệm đối với nhà cung cấp: Bên cạnh những trách nhiệm
trên, doanh nghiệp còn phải thể hiện TNXHCDN ngay trong mối quan hệ vớicác đối tác kinh doanh của mình - đó là trách nhiệm của doanh nghiệp đối vớicác nhà cung cấp Hiểu một cách đơn giản, đây chính là trách nhiệm củadoanh nghiệp trong việc thực hiện đúng, đủ các cam kết trong hợp đồng kinh
tế với các đối tác kinh doanh Về phía nhà cung cấp, thực hiện trách nhiệmcủa doanh nghiệp khi họ thực hiện trả tiền đúng thời hạn và truyền thông tốt.Một khi bắt tay vào kinh doanh, việc giữ mối quan hệ tốt với nhà cung cấp có
ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định cho sản xuất vớigiá cả hợp lý Từ đó, sản phẩm được phân phối tới khách hàng kịp thời vàđúng chất lượng cam kết
- Trách nhiệm đối với môi trường: Môi trường chúng ta hiện nay ngày
càng ô nhiễm do nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân khá phổ biến là dokhói bụi và chất thải công nghiệp Báo chí đã từng nhắc đến sự bùng phát “làngung thư”, các xóm nước đen, các dòng sông bị ô nhiễm, tràn dầu ra biển, để lạinhững hậu quả nặng nề cho người dân, thiệt hại cho hoa màu, vật nuôi Có tráchnhiệm với môi trường cũng là có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của người dân vàxây dựng một môi trường sống trong sạch Trong thời đại thông tin đại chúnghiện nay, nếu doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc nâng cao lợi nhuận mà không nghĩđến các biện pháp bảo vệ hay cải thiện môi trường thì trước hết họ sẽ nhậnđược sự phản ứng mạnh từ người dân, những người bị tổn hại về quyền lợi vàsau đó uy tín của doanh nghiệp cũng bị giảm
sút
- Trách nhiệm đối với cộng đồng: Đối với cộng đồng nói chung,
nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường (cũng chính là bảo vệ sức khỏe củacông chúng), sau đó TNXHCDN còn giúp tài trợ cho các hoạt động địa
phương, gây quỹ tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và