0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CÔNG TRÌNH HỒ HUA KHAO HUYỆN TRÀNG ĐỊNH THUỘC DỰ ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC HỒ CHỨA NƯỚC TỈNH LẠNG SƠN. (Trang 30 -30 )

Trong những năm gần đây tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, các dự án phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, có nhiều dự án được đầu tư liên quan tới công tác bồi thường & GPMB. Để thực hiện nhanh chóng và hiệu quả các dự án đầu tư trên địa bàn thì công tác thu hồi, bồi thường & GPMB là một phần quan trọng trong những dụ án có thu hồi đất của người dân.

Nhìn chung, nhiều dự án nhận được sự đồng thuận, nhất chí cao của người dân. Nhiều hộ dân dù mới nhận được một nửa tiền đền bù nhưng đã tự phá bỏ cây cối, hoa màu, tài sản gắn liền với đất để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công. Ngoài ra, lực lượng chuyên môn thực thi công tác thu hồi, bồi thường và GPMB có trình độ chuyên môn, làm việc công khai, nhanh chóng chính xác, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước và người dân.

Bên cạnh đó mặt hạn chế của nhiều dự án trên địa bàn tỉnh còn thiều kinh phí, sau khi khởi công liên tục phải thay đổi dự toàn kinh phí và dãn tiến độ thực hiện. Công tác đo đạc bản đồ địa chính còn chưa được thực hiện đầy

đủ, làm chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác giải quyết bồi thường & GPMG. Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân còn thấp cũng là một trở ngại nhất định cho công tác giải quyết bồi thường & GPMB trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

- Người dân chịu ảnh hưởng của các dự án.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư công trình Hồ Hua Khao huyện Tràng Định thuộc dự án đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực hồ chứa nước tỉnh Lạng Sơn.

3.2. Địa điểm và thời gian thực tập

3.2.1. Địa điểm

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

3.2.2. Thời gian

- Bắt đầu: từ ngày 26/5/2014 - Kết thúc: ngày 25/8/2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

- Hiện trạng sử dụng đất huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

- Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

3.3.3. Đánh giá công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn Định, tỉnh Lạng Sơn

- Khái quát về dự án bồi thường hỗ trợ và tái định cư công trình Hồ Hua Khao huyện Tràng Định thuộc dự án đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực hồ chứa nước tỉnh Lạng Sơn.

- Đánh giá kết quả bồi thường hỗ trợ và tái định cư công trình Hồ Hua Khao huyện Tràng Định thuộc dự án đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực

hồ chứa nước tỉnh Lạng Sơn.

- Tổng hợp ý kiến của người dân về công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư công trình Hồ Hua Khao huyện Tràng Định thuộc dự án đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực hồ chứa nước tỉnh Lạng Sơn.

3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh quả trong công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu từ cơ sở, các phòng, ban có liên quan đến công tác bồi thường GPMB tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

- Thu thập tài liệu từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng. - Các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Công văn hướng dẫn thực hiện công tác GPMB.

3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình thuộc diện bị ảnh hưởng bởi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án (bằng phiếu điều tra).

Trong quá trình đi điều tra em tiến hành điều tra 20 hộ dân có diện tích đất bị thu hồi.

Cách làm: Đi thực tế đến từng hộ dân có đất bị thu hồi, trước tiên là giới thiệu bản thân là sinh viên của trường đại học nông lâm về thực tập và thực hiện đề tài về đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư công trình Hồ Hua Khao huyện Tràng Định thuộc dự án đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực hồ chứa nước tỉnh Lạng Sơn. và trò chuyện cùng các cô, chú hỏi thăm về gia đình, công việc trong lúc đó cũng tiến hành điều tra và hỏi han xem mức giá bồi thường đó hợp lý chưa, sau khi nhận tiền bồi thường thì cuộc sống có được cải thiện hơn không…các cô, chú rất nhiệt tình để trả lời các câu hỏi mà em đưa ra. Sau 1 ngày đi lại ở 2 thôn Bản Phạc và thôn Hang Đỏng em đã tiến hành điều tra xong 20 phiếu vào ngày 18/7/2014.

Sau khi đã điều tra xong em tiến hành tổng hợp số liệu tại nhà bằng cách thủ công là đếm các đáp án mà người dân trả lời theo từng câu hỏi sau đó cộng lại chia cho tổng số phiếu rồi nhân với 100% thì được số % của mỗi câu hỏi,

Ví dụ: Câu hỏi việc thu hồi đất có gây khó khăn gì cho gia đình không? Số câu trả lời có là 13

Số câu trả lời không là 6. tổng số phiếu là 19. ta lấy 13/19*100 = 68,42 Tiếp đến là lấy 6/19*100 = 31,58%.ta có kết quả của câu hỏi nay là 68,42% hộ dân bị ảnh hưởng khi bị thu hồi đất do gia đình có ít diện tích đất sản xuất và 31,58 % hộ dân không bị ảnh hưởng do những hộ này có nhiều đất để sản xuất. ta tiến hành tổng hợp từng câu hỏi và tính toán theo cách trên sẽ được các bảng trong phần tổng hợp ý kiến của người dân về công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tràng Định

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Tràng Định là một Tràng Định nằm ở tọa độđịa lý 22012’30’ - 22018’30’ vĩ Bắc và 106027’30’-106030’ Kinh Đông.

- Phía bắc giáp huyện Thạch An của tỉnh Cao Bằng - Phía Đông - Đông Bắc giáp Trung Quốc

- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Văn Lãng và Bình Gia - Phía Tây giáp huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn

Tràng Định là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, trung tâm huyện cách thành phố Lạng Sơn gần 70km theo quốc lộ 4A lên Cao Bằng. Nằm giữa thung lũng bên bờ sông Bắc Khê, thị trấn Thất Khê là đầu mối của các tuyến giao thông sang Trung Quốc, nối với đường 1B từ huyện Bình Gia đi tỉnh Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3B nối với tỉnh Bắc Kạn và đường về thành phố Lạng Sơn Tràng Định có hơn 50 km đường biên giới với Trung Quốc, có cửa khẩu Bình Nghi, xã Đào Viên và cửa khẩu Nà Nưa, xã Quốc Khánh, nhiều đường bộ, đường sông thông thương với Trung Quốc, thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, du lịch với Trung Quốc và thúc đẩy các hoạt động thương mại - du lịch trên địa bàn huyện.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Tràng Định khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, có nhiều núi cao xen kẽ các thung lũng hẹp ven sông, suối và thung lũng đá vôi. Độ cao phổ biến từ 200 - 500m, có các đỉnh cao 820, 675, 630 tập trung ở các xã biên giới, độ dốc trung bình từ 25 - 300.

Dạng địa hình núi đất là phổ biến, có độ dốc trên 25 - 300, chiếm trên 35% diện tích, thích hợp cho trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và một số nơi có địa hình thấp hơn có thể trồng cây ăn quả và trồng hồi, cây thạch đen. Dạng địa hình núi đá chiếm khoảng 10,7% diện tích tự nhiên.

Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 4% diện tích tự nhiên.

Các dải đồi có độ dốc thấp 15 - 25% không nhiều (có hơn 4.930ha) rất thuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày như hồi.

Đặc điểm địa hình là hạn chế và thách thức lớn của huyện trong phát triển, sản xuất, đẩu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, trường, trạm, san ủi mặt bằng xây dựng các dự án đầu tư, dự án sản xuất lớn; quy hoạch, bố trí dân cư cũng gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo các vùng chuyên canh sản xuất theo hướng CNH, HĐH cũng rất khó thực hiện

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Tràng Định nằm trong vùng khí hậu Á nhiệt đới gió mùa vùng núi. hàng năm chia 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh và rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình là 21,6o C, nhiệt độ cao nhất là 40oC vào tháng 6 và nhiệt độ thấp nhất là 1,0o C vào tháng 12, tháng 1 của năm.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa trung bình từ 1.155 - 1.600mm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất là vào các tháng 6,7,8. Lượng mưa ít nhất vào tháng 1,2 của năm. Số giờ nắng trung bình năm là 1466 giờ. Số ngày có sương muối trong năm không đáng kể, chỉ 2 đến 3 ngày. Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình hằng năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố tí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới.

Độ ẩm không khí bình quân là từ 82 - 84% thích hợp cho cây trồng và gia súc phát triển.

Tuy nhiên khí hậu Tràng Định cũng tương đối khắc nghiệt, do nằm trong máng trũng đón gió mùa đông bắc nên mùa đông thường lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của các loại cây .

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Tây Nam, vùng ít chịu ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên nước

Tràng Định là một trong những huyện có nguồn nước ngầm và nước mặt khá phong phú, thuận lợi cho phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt đời sống nhân dân. Tràng Định có 3 con sông lớn là sông Bắc Khê, Sông Kỳ Cùng và sông Bắc Giang (sông Văn Mịch). Trong 3 hệ thống sông nói trên thì hệ thống sông Kỳ Cùng là tuyến sông lớn nhất tỉnh Lạng Sơn, bắt nguồn từ vùng núi Bắc xa cao 1.166 m, sông chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Na Sầm và đến Thất Khê sông uốn khúc và chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam qua biên giới đổ vào đất Trung Quốc. Diện tích lưu vực 6.660 km2 với chiều dài dọng chính (tính đến biên giới Việt Trung) 243 km. Lòng Sông Kỳ cùng rất dốc, nhiều thác ghềnh và lưu vực hẹp ngang, có nhiều sông suối nhỏ đổ vào, nên có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ kết hợp tích nước, điều tiết thủy lợi cho sản xuất.

Tràng Định có 7 con suối và một mạng lưới khe rạch khá dày đặc, chảy qua và có khả năng cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, phát triển các công trình thuỷ lợi và thuỷđiện nhỏ phục vụđời sống cho nhân dân trong huyện

Ngoài hệ thống sông, suối thì còn có 19 hồ lớn nhỏ nằm rải rác khắp trong huyện với khả năng tưới tiêu thiết kế là 1.701,6 ha, các hồ chủ yếu là nguồn nước dự trữ cho sản xuất nông nghệp, nuôi trồng thủy sản phục vụđời sống nhân dân.

Nguồn nước mặt phong phú và còn tương đối tốt, một số nơi tại khu vực đô thị cũng có nguy cơ ô nhiễm cao như: suối bông lau, đạp khuổi Sao và Suối Ngàn. Trữ lượng nước ngầm tuy không lớn nhưng chất lượng khá tốt, có một sốđiểm có thể khai thác nước đểđóng chai làm nước uống có chất lượng cao.

b. Tài nguyên đất

Đất đai của huyện Tràng Định chủ yếu là đất đỏ vàng trên đất sét chiếm khoảng 53,4% diện tích đất tự nhiên của huyện, đất đỏ vàng trên đá mác ma axit (Fa) chiếm 28%, đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) chiếm 3,4%, đất phù sa sông suối (Py) chiếm 1,2%, đất dốc tụ (D) chiếm 1.3%, còn lại là đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv) , đất phù sa được bồi đắp, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (F1). Đất không điều tra là sông, suối, núi đá vôi.

Tổng diện tích đất tự nhiên: 99.962,41 ha. Các loại đất đồi núi của huyện thuộc loại đất còn tốt so với các huyện khác trong tỉnh, đa số đất có tầng dày trên 50 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình tới khá. Đất thích hợp với các loại cây trồng dài ngày có giá trị, mặc dù thảm thực vật không đều, cho nên đất ở một số nơi đã bị xói mòn, suy thoái.

Đất chưa sử dụng còn tới 1.982,02 ha, chiếm 1,98% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó chủ yếu là núi đá không rừng cây. Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện chủ yếu là: Đất đỏ và đất vàng trên phiếm thạch sét và đất đỏ vàng trên đá mác ma axít. Đây là tiềm năng và cũng là thế mạnh để phát triển lâm nghiệp, phát triển các loại nông sản đặc sản xứ lạnh có giá trị kinh tế cao như: cây công nghiệp, cây ăn quả.

c. Tài nguyên rừng

Tràng Định có gần 90.000 ha rừng, trong đó có 43.031,59 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2010 là 61%.

Sự phong phú về số loài lượng loài và tính đa dạng sinh học của thực vật rừng với các loài cây quý hiếm nhưĐinh, Chò Chỉ, Nghiến, Lim, Lát hoa, Sến mật… Đây là một yếu tố thuận lợi đầy tiềm năng để Tràng Định có thể mở mang và phát triển du lịch sinh thái.

Ngoài những cây có trong sách đỏ Việt Nam ra thì Tràng Định còn các loại cây quý khác như Thông, hồi… Các loại cây này đã được người dân địa phương trồng từ rất lâu đời , đến nay cây hồi phát triển khoảng trên 6.000 ha, cây thông có trên 1.000 ha.

Hiện nay diện tích rừng ngày càng được cải thiện nên các loài thú khá phong phú về loài như: Cầy hương, hươu, nai, các loài chim như bìm bịp, khướu, họa mi, diều hâu, trèo bẻo, chào mào, gà lôi…, các loại bò sát như trăn, rắn, các loại thằn lằn…

d. Tài nguyên Khoáng sản

Huyện Tràng Định không giàu có về tài nguyên khoáng sản. Theo số liệu của ngành địa chất thì trên địa bàn huyện có vàng sa khoáng ở khu vực sông Văn Mịch, Kỳ Cùng thuộc khu vực Bản Trại, Hùng Sơn, Quốc Việt. Mỏ nước khoáng tự nhiên ở Bông Lau được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng có

thể khai thác làm nước giải khát. Mỏ vàng ở Kim Đồng, mỏ Ăngtimon ở Hùng Sơn chưa xác định rõ trữ lượng.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có tài nguyên đá vôi, cát, sỏi… có thể khai thác làm vật liệu xây dựng cung cấp cho tiêu thụ nội huyện và có thể cung cấp cho tiêu thụ nội huyện và có thể cung cấp cho các huyện lân cận của

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CÔNG TRÌNH HỒ HUA KHAO HUYỆN TRÀNG ĐỊNH THUỘC DỰ ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC HỒ CHỨA NƯỚC TỈNH LẠNG SƠN. (Trang 30 -30 )

×