4.4.1.1. Thuận lợi
Nhìn chung việc triển khai thực hiện dự án đều được đại bộ phận nhân dân đồng tình ủng hộ và được các cấp ngành quan tâm nên cơ bản công tác bồi thường GPMB đã đảm bảo được đúng tiến độđề ra.
- Công tác bồi thường GPMB được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nên luôn được sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp, các ngành.
- Cơ chế chính sách của tỉnh Lạng Sơn ngày càng được ban hành thông thoáng, hợp lý hơn. Các văn bản, quy định, quyết định hướng dẫn thực hiện chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được ban hành kịp thời đảm bảo sát với thực tế giúp người dân dễ dàng chấp nhận hơn.
- Lực lượng chuyên môn thực thi công tác GPMB có năng lực, trình độ do vậy công tác kiểm kê, thẩm định phương án bồi thường đất, tài sản, việc áp giá bồi thường được tiến hành một cách công khai, nhanh chóng và chính xác, đảm bảo hài hòa các lợi ích của Nhà đầu tư, Nhà nước và người có đất bị thu hồi.
- Chính quyền địa phương đã chủ động phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách của Nhà nước cũng như giải quyết các thắc mắc, đề nghị của người dân trong suốt quá trình thực hiện dự án.
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên chủ động phối hợp với chủ dự án và cán bộ địa chính thị trấn, xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện việc bồi thường thiệt hại, hỗ trợ & GPMB và bàn giao mặt bằng cho chủđầu tư.
- Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân nên 100% các hộ dân nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng đều nghiêm túc thực hiện kê khai, kiểm kê, di chuyển theo kế hoạch chỉ đạo của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp cho công tác bồi thường GPMB được diễn ra thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ.
4.4.1.2. Khó khăn
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó chúng ta cũng còn những tồn tại, vướng mắc khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cưđó là:
- Giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến thời gian tiến hành bồi thường.
- Người dân chưa am hiểu Luật do đó còn có hai hộ dân do không hiểu ban đầu không nhận tiền bồi thường sau đó cán bộđịa chính giải thích rõ ràng và đưa ra các quyết định thì mới vui vẻ nhận tiền.
- Còn tồn tại nhiều thủ tục như: trước khi làm việc phải có sự giao lưu rượu, chè mới tiến hành công tác dẫn đến sai lệch trong việc kiểm điếm cây cối...
- Còn có sự khai khống không đúng sự thật để nhận nhiều tiền bồi thường
4.4.2. Đề xuất các giải pháp và rút ra những bài học kinh nghiệm
4.4.2.1. Những giải pháp khắc phục
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm tiến độ GPMB là do các chính sách về bồi thường GPMB, chính sách hỗ trợ còn chưa được đồng bộ, ổn định bền vững. Khiến tâm lý của người dân bị thu hồi đất bất an, lo lắng. Hơn nữa đơn giá bồi thường lại thường thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường.
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB cần:
- Đối với người dân
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các văn bản chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, để mọi người dân được biết, nhận thức đầy đủ và chấp hành tốt những quy định đó.
- Đối với người quản lý
+ Làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất. Cần kiểm tra, điều chỉnh biến động thường xuyên cho phù hợp với hiện trạng đất đai, giúp cho việc thu hồi đất và bồi thường GPMB được nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.
+ Khi ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nhân dân, góp phần làm ổn định cuộc sống theo chương trình phát triển bền vững và chuyển dịch được cơ cấu lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ.
+ Tổ chức công khai quy hoạch của dự án, chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, kế hoạch di chuyển.
+ Sắp xếp, bố trí cán bộ ở các cấp cơ sở có đủ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao để thực hiện công việc
+ Tiếp thu, ghi nhận và giải quyết kịp thời các vướng mắc, kiến nghị, đề nghị của người dân liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất đạo đức cho các cán bộ quản lý. Đồng thời tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Từ sự vận hành hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở, các chủ trương, chính sách của cấp trên mới có thể triển khai thuận lợi.
4.4.2.2. Những bài học kinh nghiệm
Để công tác GPMB được thuận lợi, tạo điều kiện cho dự án sớm triển khai đúng tiến độ thời gian phải thực hiện tốt các nội dung sau:
- Đòi hỏi sự tham gia tích cực của cấp uỷ, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp giữa các cấp, các ngành chuyên môn và sự hợp tác thiện chí giữa cán bộ và nhân dân.
- Thực hiện chính sách bồi thường hợp lý với giá trị hiện tại thực tế của người có đất bị thu hồi, thực hiện đúng tinh thần của Đảng và Nhà nước, phù hợp với Luật Đất đai và các quy định có liên quan.
- Lắng nghe nguyện vọng của người dân, từđó đưa ra các giải pháp sử lí sát với thực tế phù hợp và đáp ứng nhu cầu trước mắt của người dân trên cơ sở chấp hành đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Tràng Định là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, trung tâm huyện cách thành phố Lạng Sơn gần 70km theo quốc lộ 4A lên Cao Bằng. Nằm giữa thung lũng bên bờ sông Bắc Khê có 7 con suối và một mạng lưới khe rạch khá dày đặc, chảy qua và có khả năng cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, phát triển các công trình thuỷ lợi và thuỷđiện nhỏ phục vụđời sống cho nhân dân trong huyện. Ngoài hệ thống sông, suối thì còn có 19 hồ lớn nhỏ nằm rải rác khắp trong huyện với khả năng tưới tiêu thiết kế là 1.701,6 ha, các hồ chủ yếu là nguồn nước dự trữ cho sản xuất nông nghệp, nuôi trồng thủy sản phục vụđời sống nhân dân.
Xuất phát từ những thuận lợi trên UBND tỉnh Lạng Sơn đầu tư tu sửa lại một số hồ trên địa bàn để tích trữ lượng nước chảy về từ các khe suối nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu sinh hoạt, tưới tiêu của người dân nổi bật là có công trình Hồ Hua Khao trên địa bàn xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn với Tổng kinh phí bồi thường của dự án là 1.861.162.000 đồng.
5.2. Đề nghị
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ địa chính nâng cao trình độ trong công tác.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ chính sách, chếđộ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
- Giải quyết dứt điểm những bức xức tồn đọng trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Sau khi thu hồi đất sản xuất cần tạo công ăn việc làm cho người dân bị thu hồi.
- có các lớp đào tạo nghề tại địa phương để người dân tăng thêm thu nhập sao khi bị thu hồi đất: sửa chữa, hàn xì...
- các cấp lãnh đạo cần bám sát với thực tế của điạ phương có giá bồi thường hợp lý để người dân có đất làm nhà mới khi bị thu hồi và có đất sản xuất để cuộc sống vẫn được đảm bảo sau khi thu hồi đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Nghị định số 188/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007): Nghị định số 84/2007/NĐ- CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai;
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009): Nghị định số 69/2009/NĐ- CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử
dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường ( 2013) Báo cáo thống kê đất đai huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992): Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ngày 15 tháng 4 năm 1992.
9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1993): Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993.
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003): Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013): Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2003.
12. UBND tỉnh Lạng Sơn Quyết định số 40/2007/QĐ - UBND ngày
28/12/2007 ban hành quy định về giá các loại đất năm 2008 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
13. UBND tỉnh Lạng Sơn Quyết định số 06/2008/QĐ - UBND ngày
20/3/2008 ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại nhà cửa, vật kiến trúc áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
14.UBND tỉnh Lạng Sơn Quyết định số 13/2008/QĐ - UBND ngày 13/6/2008
về việc ban hành quyết định về cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
15. UBND tỉnh Lạng Sơn Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 20/4/2012
về việc Ban hành Quy định về cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
16. UBND tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày
24/02/2012 Quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi áp dụng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của UBND tỉnh Lạng Sơn, sửa đổi một số điều của Quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi áp dụng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
17. UBND tỉnh Lạng Sơn Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND, ngày
21/12/2013 về Ban hành Quy định về giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
PHỤ LỤC
PHIỀU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN (về công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư)
I, THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH.
Họ và tên chủ hộ ông (bà): ...
Địa chỉ: Nghề nghiệp: Tổng số nhân khẩu: Số lao động chính:
Tổng diện tích bị thu hồi:……… (m2)
Đất nông nghiệp:……….(m2)
Đất phi nông nghiệp:……….(m2)
II, SỰ HIỂU BIẾT CHUNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1. Đơn giá để tính bồi thường là do Nhà nước quy định đúng không?
Đúng Sai Không biết 2. Giá đền bù vềđất đai như vậy là đúng không?
Đúng Sai Không biết
3. Việc chuyển đổi nghề nghiệp mới tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình đúng không?
Đúng Sai Không biết
4. Quy trình tiền hành bồi thường GPMB đã đúng trình tự hay chưa?
Đúng Sai Không biết
5. Khi nhà nước thu hồi đất mà không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đúng không?
Đúng Sai Không biết
6. Trường hợp bồi thường bằng đất có giá trị thấp hơn giá trịđất bị thu hồi thì người bị thu hồi đất sẽđược bồi thường thêm bằng đúng không ?
Đúng Sai Không biết
7. Khi kiểm kê tài sản Nhà nước phải công khai cho người dân biết đúng không?
III, MỨC ĐỘẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRONG KHU VỰC DỰ ÁN
1.Môi trường có bịảnh hưởng sau GPMB không? Có Không
2.Đới sống của hộ sau GPMB so với trước GPMB? Tốt hơn Như cũ Giảm sút 3. Việc thu hồi đất có gây khó khăn gì cho gia đình không? Có Không
4. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới các vấn đề trên?
Không có đất để sản xuất Ảnh hưởng tới môi trường Không có việc làm ổn định Được hỗ trợ
IV, Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1. Giá bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc gia đình thấy thỏa đáng chưa? Thỏa đáng Chưa thỏa đáng
2. Giá bồi thường về cây cối, hoa màu gia đình đã thấy thỏa đáng chưa? Thỏa đáng Chưa thỏa đáng
3. Chế chính sách của Nhà nước trong việc bồi thường thỏa đáng chưa? Thỏa đáng Chưa thỏa đáng
4. việc hỗ trợ và ổn định đời sống sản xuất thỏa đáng chưa? Thỏa đáng Chưa thỏa đáng
5. Ông (bà) có ý kiến hay kiến nghị gì để giúp công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng được tốt hơn, đảm bảo lợi ích của gia đình cũng như lợi ích của Nhà nước? ... ... ... Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên phỏng vấn Chữ ký của người được phỏng vấn
(Ký và ghi rõ họ và tên)