ÐẠI HỌC ÐÀ NẴNGPHAN VĂN THẮNG NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH ONETV CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT TELECOM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngà
Trang 1PHAN VĂN THẮNG
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
SỬ DỤNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH ONETV CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT TELECOM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng- Năm 2015
Trang 2ÐẠI HỌC ÐÀ NẴNG
PHAN VĂN THẮNG
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
SỬ DỤNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH ONETV CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT TELECOM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ VĂN HUY
Ðà Nẵng – Năm 2015
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Phan Văn Thắng
Trang 41.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
6 Bố cục của luận văn 4
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG 8
1.1.1 Dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ 8
1.1.2 Chất lượng dịch vụ 10
1.1.3 Sự hài lòng khách hàng, phân loại và tầm quan trọng của sự hài lòng 20
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng 23
1.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG 25
1.2.1 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (ACSI) 25
1.2.2 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Châu Âu (ECSI) 26
1.2.3 Mô hình chỉ số hài lòng khán giả truyền hình của Bhote 27
1.2.4 Nghiên cứu sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình cáp của hãng Telesign Inc 28
1.2.5 Nghiên cứu “Cable & Satellite TV: Which is better ?” 29
CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 32
2.1 CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH IPTV 32
2.1.1 Định nghĩa IPTV 32
2.1.2 Một số đặc điểm của IPTV 32
2.1.3 Các dịch vụ của IPTV 33
Trang 5TELECOM TẠI ĐÀ NẴNG 38
2.2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Đà Nẵng 38
2.2.2 Dịch vụ truyền hình OneTV của FPT Telecom tại Đà Nẵng 40
2.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 43
2.3.1 Quy trình nghiên cứu 43
2.3.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu về đánh giá chất lượng dịch vụ 44
2.4 MÔ TẢ CÁC THÀNH PHẦN TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 47
2.5 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 49
2.5.1 Thảo luận nhóm 50
2.5.2 Phương pháp chuyên gia 50
2.5.3 Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo cho đề tài 50
2.5.4 Thiết kế bảng câu hỏi 55
2.6 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 56
2.6.1 Mẫu nghiên cứu 56
2.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 56
2.6.3 Phân tích ma trận IPA 59
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1 MÔ TẢ MẪU 61
3.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu và tỷ lệ hồi đáp 61
3.1.2.Mô tả thông tin mẫu 61
3.2 KIỂM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO 62
3.2.1.Phân tích Cronbach’s Alpha 62
3.2.2.Phân tích nhân tố khám phá EFA 70
3.2.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo hiệu chỉnh 73
3.4 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ 79 3.4.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố đối với khách hàng 80
Trang 63.5.ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ 86
3.5.1 Đánh giá của khách hàng về mức độ thực hiện dịch vụ của công ty FPT Telecom Đà Nẵng 87
3.5.2 Phân tích sự khác biệt về đánh giá mức độ thực hiện của khách hàng giữa các nhóm khách hàng khác nhau về đặc điểm nhân khẩu 90
3.6 SO SÁNH ĐIỂM TRUNG BÌNH CỦA MỨC ĐỘ THỰC HIỆN VÀ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG 93
3.7 ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH ONETV THÔNG QUA MÔ HÌNH IPA 97
CHƯƠNG 4 : BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 104
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 104
4.1.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 104
4.1.2 Ý nghĩa của nghiên cứu 104
4.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 105
4.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 110 4.3.1 Khó khăn gặp phải khi nghiên cứu đề tài 110
4.3.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 110
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 7Ký hiệu Nội dung
ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line
(Đường truyền thuê bao bất đối xứng)CMC Telecom Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC
CSI Customer Satisfaction Index(Chỉ số hài lòng khách hàng)EFA Exploratory Factor Analysis ( Phân tích nhân tố khám phá)FPT Telecom Công ty cổ phần viễn thông FPT
IPA Importance – Performance Analysis
(Mô hình phân tích mức độ quan trọng-mức độ thực hiện)IPTV Internet Protocol Television
(Truyền hình trên giao thức Internet)ITU International Telecommunication Union
(Liên minh viễn thông quốc tế)KMO Kaise – Meyer - Olkin (Hệ số KMO)
SCTV Công ty Truyền hình cáp Saigontourist
SERVPERF Mô hình chất lượng dịch vụ thực hiện
SERVQUAL Mô hình chất lượng dịch vụ
Viettel Tập đoàn Viễn thông Quân đội
VOD Video on demand (Truyền hình theo yêu cầu)
VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Trang 8Số hiệu Tên bảng Trang bảng
Bảng 1.1 Bảng mô tả lý thuyết mô hình sự hài lòng khách hàng của 29
Bảng 3.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần Tin 63
cậyBảng 3.3 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần Đáp 64
ứngBảng 3.4 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần 65
Năng lực phục vụBảng 3.5.1 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần 66
Đồng cảm lần 1Bảng 3.5.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần 67
Đồng cảm lần 2Bảng 3.5.3 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần 67
Đồng cảm lần 3Bảng 3.6.1 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần Hữu 68
hình lần 1
Trang 9Bảng 3.6.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần Hữu 69
hình lần 2Bảng 3.7 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần Giá 69
cảBảng 3.8 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s cho biến độc lập 70
Bảng 3.12 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần Đáp 75
ứngBảng 3.13 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần 76
Đồng cảmBảng 3.14 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần Tin 77
cậyBảng 3.15 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần Hữu 77
hìnhBảng 3.16 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần 78
Năng lực Phục vụBảng 3.17 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần Giá 79
cảBảng 3.18 Kết quả thống kê điểm trung bình đánh giá mức độ quan 80
trọng đối với các yếu tố trong dịch vụ truyền hình OneTVBảng 3.19 Kiểm định Sự khác biệt về đánh giá mức độ quan trọng 84
giữa nam và nữ
Trang 10Bảng 3.20 Kiểm định Sự khác biệt về đánh giá mức độ quan trọng 85
giữa các độ tuổiBảng 3.21 Kiểm định Sự khác biệt về đánh giá mức độ quan trọng 86
giữa các mức thu nhậpBảng 3.22 Kết quả thống kê điểm trung bình đánh giá mức độ thực 87
hiện đối với các yếu tố trong dịch vụ truyền hình OneTVBảng 3.23 Kiểm định Sự khác biệt về đánh giá mức độ thực hiện 91
giữa nam và nữBảng 3.24 Kiểm định sự khác biệt về đánh giá mức độ thực hiện 92
giữa các độ tuổiBảng 3.25 Kiểm định sự khác biệt về đánh giá mức độ thực hiện 93
giữa các mức thu nhậpBảng 3.26 Kiểm định sự khác biệt về trị trung bình giữa 6 nhân tố 94
của hai nhóm mức độ thực hiện và mức độ quan trọngKiểm định sự khác biệt về trị trung bình giữa các thuộcBảng 3.27 tính (33 thuộc tính) của hai nhóm mức độ thực hiện và 95
mức độ quan trọng
So sánh sự khác biệt giữa hai tham số trung bình P (SựBảng 3.28 thực hiện) -I (mức độ quan trọng) và chỉ số hài lòng của 98
khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV
Trang 11Số hiệu Tên hình Trang hình
Hình 1.2 Ma trận đo lường chất lượng dịch vụ IPA 15
Hình 1.4 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (ACSI) 26Hình 1.5 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Châu Âu (ECSI) 27Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty FPT Telecom Đà Nẵng 39
Các thành phần nghiên cứu ảnh hưởng đến sự hài lòng
Hình 2.3 khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV tại Tp 46
Đà Nẵng
Trang 12MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài
Truyền hình tại Việt Nam đang từng bước hòa vào dòng chảy số hóamạnh mẽ của công nghệ truyền hình trên thế giới Xu hướng tất yếu của sốhóa và những nhu cầu thưởng thức mới của người xem buộc các cung cấpdịch vụ phải chuyển động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốthơn Thị trường đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong công nghệ truyền hình,
đó là cuộc đua của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và truyền hình trong
việc tung ra “dịch vụ truyền hình phương thức mới – đó là dịch vụ truyền hình IPTV” Với dịch vụ truyền hình truyền thống thì các nhà đài truyền dẫn
tín hiệu với một bên phát và bên còn lại nhận tín hiệu thông qua công nghệAnalog và chỉ cung cấp thông tin một chiều
Còn với dịch vụ truyền hình IPTV thông qua công nghệ IPTV thì nhàcung cấp dịch vụ truyền hình truyền dẫn tín hiệu (hình ảnh, âm thanh và dữliệu số) trên đường truyền Internet băng thông rộng (ADSL) và người dùng sẽgắn một bộ chuyển đổi tín hiệu (set top box - STB) vào tivi là xem đượctruyền hình Khác với truyền hình truyền thống Analog, truyền hình IPTV chophép người dùng tương tác với nhà cung cấp dịch vụ và sử dụng thêm một sốdịch vụ gia tăng khác
Hiện tại thị trường Đà Nẵng đã hình thành một thị trường truyền hìnhmới trên cơ sở nguồn cung của các nhà cung cấp như VNPT (dịch vụ MyTV),FPT Telecom (dịch vụ OneTV), Viettel (dịch vụ NextTV ), SCTV (dịch vụtruyền hình kỹ thuật số), K+ (dịch vụ truyền hình kỹ thuật số), sự kết hợp giữatruyền hình Sông Thu và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông CMC Tuy nhiên,trong đó chủ yếu từ nguồn cung của ba nhà cung cấp lớn, đó là VNPT (dịch
vụ MyTV), FPT Telecom (dịch vụ OneTV), Viettel (dịch vụ NextTV)
Trang 13IPTV là đỉnh cao của công nghệ hội tụ kỹ thuật số tích hợp giữa truyềnthông và truyền hình, IPTV là vừa là cơ hội lớn và cũng là thách thức cho cácnhà cung cấp dịch vụ này Với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trườngtruyền hình tại thị trường Đà Nẵng như hiện nay, việc nghiên cứu sự hài lòngcủa khách hàng đối với các nhà cung cấp là một trong những công việc quantrọng phải thực hiện thường xuyên và liên tục để có thể đáp ứng kịp thời nhucầu của khách hàng bởi vì sự hài lòng của khách hàng sẽ tạo dựng cơ sở cho
sự thành công của một doanh nghiệp Sự hài lòng khách hàng dẫn đến việcmua hàng lặp lại, lòng trung thành thương hiệu và sự tích cực từ việc truyềnmiệng Do đó, sự hài lòng của khách hàng không những ảnh hưởng đến lợinhuận của tổ chức mà còn ảnh hưởng đến lòng trung thành và duy trì đượckhách hàng Việc có được những khách hàng trung thành và duy trì đượckhách hàng là một trong những lợi thế cạnh tranh bền vững mà các nhà cungcấp có thể sử dụng để đạt và duy trì lợi thế chiến lược lâu dài và tồn tại trongmôi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay
Từ đó cho thấy việc nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng là rất cầnthiết, đặc biệt đối với dịch vụ truyền hình OneTV của FPT Telecom, mộtdoanh nghiệp đã ra đời và có thị phần chiếm lĩnh nhanh tại thành phố ĐàNẵng Với lý do đó cùng với việc mong muốn giúp Công ty cổ phần viễnthông FPT chi nhánh Đà Nẵng, biết được nhu cầu khách hàng, các nhân tố tácđộng đến sự hài lòng của khách hàng nhằm đưa ra các kiến nghị nhằm gia
tăng sự hài lòng của khách hàng nên tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của Công
ty cổ phần viễn thông FPT Telecom trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
Trang 142 Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu rõ về cơ sở lý thuyết liên quan đến dịch vụ và nghiên cứu hướngđến việc khám phá các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ truyền hìnhOneTV
- Xây dựng các thang đo của chất lượng dịch vụ truyền hình OneTV khi khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của FPT Telecom
- Hình thành ma trận mức độ quan trọng - mức độ thực hiện của chấtlượng dịch vụ truyền hình OneTV và thiết lập chỉ số hài lòng của khách hàng
sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của FPT Telecom
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của FPT Telecom
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu là các khách hàng cá
nhân đã và đang sử dụng dịch vụ truyền hình OneTV của FPT Telecom
- Phạm vi nghiên cứu : Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 : Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp
nghiên cứu định tính với kỹ thuật trao đổi ý kiến với khách hàng và trao đổi ýkiến với chuyên gia, nhằm xây dựng thang đo nháp Trên cơ sở đó, phươngpháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng được thực hiện nhằm bổ sung, khẳngđịnh, điều chỉnh thang đo nháp phục vụ cho việc đưa ra thang đo chính thức
để tiến hành bước nghiên cứu tiếp theo
- Giai đoạn 2 : Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương
pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp để thu thậpthông tin từ khách hàng thông qua phiếu thăm dò ý kiến khách hàng Thôngtin thu thập được xử lý bằng SPSS 16.0 for Window với các phương pháp
Trang 15phân tích dữ liệu: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích độ tin cậyCronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá, kiểm tra độ tincậy của thang đo và kiểm định tham số trung bình của tổng thể.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ, sự hàilòng khách hàng và các mô hình nghiên cứu lý thuyết và thực tế về sự hàilòng
- Đề tài đã xây dựng thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
và đã đưa ra được kết quả nghiên cứu về chỉ số hài lòng của khách hàng sửdụng dịch vụ truyền hình OneTV của FPT Telecom dựa trên sự khác biệt giữa
ý kiến khách hàng về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện (do khách hàngcảm nhận)
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đã xác định và nhận diện nhữngphần cần “Tập trung phát triển”, “Tiếp tục duy trì”, “Hạn chế phát triển” và
“Giảm sự đầu tư” trên cơ sở ma trận IPA Từ đó, đề tài đề xuất một số kiếnnghị nhằm giúp Công ty FPT Telecom gia tăng được sự hài lòng của kháchhàng
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 4 chương:Chương 1 : Cơ sở lý luận
Chương 2 : Thiết kế nghiên cứu
Chương 3 : Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 4 : Bình luận kết quả nghiên cứu & hàm ý chính sách
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cán bộ hướng dẫn khoa học PGS.TS Lê Văn Huy và để có được những cơ sở lý luận về dịch vụ, tác giả
Trang 16đã tham khảo giáo trình “ Marketing dịch vụ” của PGS.TS Lưu Văn Nghiêm (2011) và giáo trình “Marketing dịch vụ” của TS Nguyễn Thượng Thái
(2006), XNB Bưu Điện Trên cơ sở lý luận về dịch vụ và các đặc điểm củadịch vụ và hiểu biết được tầm quan trọng của sự hài lòng khách hàng, tác giả
đã sử dụng mô hình nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ và sự hài
lòng khách hàng của Zeithaml & Britner (2000) trong “Services Marketing”, McGraw Hill, Boston (trang 123, chương 5) Trong mô hình này cho thấy có
rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, bao gồm : Chấtlượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giá, các nhân tố tình huống, các nhân tố
cá nhân
Ø Theo bài viết của Parasuraman, A.Zeithaml VA & Berry LL (1988)
“Serqual: A multiple-item scale for measuring consumer preceptions of service quality, Journal of retailing” Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các tiêu
chuẩn được sử dụng bởi khách hàng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụphù hợp với 10 kích thước: hữu hình, tin cậy, đáp ứng, truyền thông, tínnhiệm, an ninh, năng lực phục vụ, lịch sự, hiểu biết/ biết khách hàng và truycập Nghiên cứu chỉ rằng công cụ SERVQUAL được thiết kế để sử dụngtrong một tập hợp các dịch vụ và cung cấp một nền tảng cơ bản thông quamong đợi/ nhận thức của nó
Ø Trong mô hình nghiên cứu sự hài lòng của Lien –Ti Bei & Yu – Ching Chiao (2001) trong bài báo “ An Integrated Model for the Effects of Perceived Product , Perceived Service Quality and Perceived Price Fairness
on Customer Satisfaction and Loyalty”, cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng khách hàng bao gồm : Chất lượng sản phẩm cảm nhận, chất lượng dịch vụ cảm nhận, giá cả hợp lý cảm nhận và từ đó ảnh hưởng đến lòng trung thành khách hàng Do đó, hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ đo lường
Trang 17chất lượng dịch vụ cảm nhận và đề xuất rằng chất lượng dịch vụ cảm nhận càng cao càng tạo ra nhiều sự hài lòng đối với khách hàng.
Ø Cũng theo bài viết của “Parasuraman, Zeithaml and Berry, A Conceptual Model of Service Quality and Its Implications for Future Research, Journal of Marketing; Vol.49 (Fall 1985), nghiên cứu đã chỉ ra
rằng chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng vànhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ, đã đưa ra mô hình 5 khoảngcách và 5 thành phần chất lượng dịch vụ, mô hình đo lường chất lượng dịch
vụ dựa trên chênh lệch giữa kỳ vọng và cảm nhận của khách hàng về chấtlượng dịch vụ
Ø Theo Bhote, K R (1996), “Beyond Customer Satisfaction to Customer Loyalty”, AMA Management Briefing, New York, NY, nghiên cứu đã đề
nghị một cách đơn giản để tính chỉ số hài lòng khách hàng dựa trên đánh giá
từ điểm số tầm quan trọng (I) và điểm số thực hiện (P) của các thuộc tính vàđược xếp từ 0 đến 100% Điểm số quan trọng và thực hiện được đo lường bởithang điểm Likert với R sự lựa chọn
Ø Trong nghiên cứu sơ bộ về chất lượng truyền hình của Shanahan & Morgan (1999), “Television and its Viewers: Cultivation Theory and Research, Cambridge University Press”, cũng cho rằng “nội dung, hình thức, kết cấu, người dẫn chương trình và chất lượng sóng” là các yếu tố cấu thành
chất lượng dịch vụ truyền hình
Ø Trong nghiên cứu của Taylor, R (2003), “Measuring Quality Television”, Communication Law Journal, 593-600”, dựa trên cách tiếp cận của “Gronroos, C (1982), Strategic Management and Marketing in the Service Sector, Swedish School of Economics and Business Administration, Helsingfors”, khi Taylor khảo sát về chất lượng dịch vụ truyền hình cho rằng
chất lượng dịch vụ bao gồm hai thành phần chủ yếu, đó
Trang 18là (1) chất lượng dịch vụ kỹ thuật và (2) chất lượng dịch vụ chức năng.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng truyền hình được đo lường bởi cácyếu tố: chất lượng truyền sóng, người dẫn chương trình, kết cấu, hình thức vànội dung chương trình.
Ø Lisa J Morrison Coulthard (2004), ‟Measuring service quality: A review and critique of research using SERVQUAL”, ‟International Journal of Market Research, 46, 4, 479-498 et al 1988”, đây là nghiên cứu về đo lường
chất lượng dịch vụ Nghiên cứu làm nổi bật vấn đề khái niệm, phương phápluận và diễn giải được giới phê bình xem xét trong các nghiên cứu tiến bộ gầnđây về đo lường chất lượng dịch vụ
Ø Theo nghiên cứu của Lê Văn Huy & Trần Thị Việt Hà (2014), “Đo lường chất lượng dịch vụ truyền hình và chỉ số hài lòng đối với Đài phát thanh – Truyền hình Quảng Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, 283, 85-104,
cho rằng các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ truyền hình quảng bá bao
gồm: Nội dung, kết cấu, hình thức, hình ảnh, người dẫn chương trình, quảng cáo và chất lượng truyền sóng Thông qua mô hình IPA, nhóm tác giả xây
dựng thang đo cho các thành phần của chất lượng dịch vụ truyền hình quảng
bá, hình thành ma trận mức độ quan trọng của chất lượng dịch vụ và thiết lậpchỉ số hài lòng khán giả truyền hình
Trang 19quyền sở hữu nào cả.
Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiệnhữu, giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tàisản của khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu Sản phẩm củadịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất
Theo Zeithaml & Bitner (2000), dịch vụ là những hành vi, quá trình,cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách
hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
b.Các đặc điểm của dịch vụ
Dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có những nét đặc trưng riêng
mà hàng hóa hiện hữu không có Đó là các đặc trưng như:
Tính không hiện hữu: Đặc điểm này cho thấy dịch vụ là vô hình, không
thể nhìn thấy hoặc nắm giữ được Dịch vụ không có hình dáng cụ thể, khôngthể sờ mó, cân đong, đo đếm một cách cụ thể như đối với các sản phẩm vậtchất hữu hình Khi mua sản phẩm vật chất, khách hàng có thể yêu cầu kiểmđịnh, thử nghiệm chất lượng trước khi mua nhưng sản phẩm dịch vụ thì khôngthể tiến hành đánh giá như thế Do tính chất vô hình, dịch vụ không có “mẫu”
Trang 20và cũng không có “dùng thử” như sản phẩm vật chất Chỉ thông qua việc sửdụng dịch vụ, khách hàng mới có thể cảm nhận và đánh giá chất lượng dịch
vụ một cách đúng đắn nhất
Tính không đồng nhất: Sản phẩm dịch vụ không tiêu chuẩn hóa được.
Việc thực hiện dịch vụ có thay đổi đối với từng người cung cấp, từng kháchhàng và từng thời điểm cụ thể
Tính không thể tách rời: Thể hiện ở việc khó phân chia dịch vụ thành
hai giai đoạn rạch ròi là giai đoạn sản xuất và giai đoạn sử dụng Quá trìnhcung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời Người cung cấp dịch
vụ và khách hàng phải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng dịch vụ tạicác địa điểm và thời gian phù hợp cho hai bên
Tính không tồn trữ được: Dịch vụ không thể tồn kho, không thể cất trữ
và không thể vận chuyển từ khu vực này tới khu vực khác Dịch vụ chỉ tồn tạivào thời gian mà nó được cung cấp
Tính không chuyển quyền sở hữu được: Khi mua một hàng hóa, khách
hàng được chuyển quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu hàng hóa mình đãmua Khi mua dịch vụ thì khách hàng chỉ được quyền sử dụng dịch vụ, đượchưởng lợi ích mà dịch vụ mang lại trong một thời gian nhất định mà thôi
Các đặc điểm nêu trên của dịch vụ được mô tả ở Hình 1.1
Không hiện hữu
Hình 1.1 Sơ đồ các đặc điểm của dịch vụ
Trang 211.1.2 Chất lượng dịch vụ
a Khái niệm chất lượng dịch vụ
Chất lượng hàng hóa hữu hình có thể đo lường bởi các tiêu chí kháchquan như: tính năng, đặc tính, độ bền,…Tuy nhiên, dịch vụ mang tính vôhình, nên chất lượng dịch vụ khó có thể đánh giá theo những tiêu chí kháchquan Đối với các dịch vụ khác nhau, có thể có những phương pháp đánh giáchất lượng khác nhau
Chất lượng dịch vụ là một khái niệm còn gây nhiều tranh cãi trong cáctài liệu nghiên cứu bởi vì các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việcđịnh nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ mà không hề có sự thống nhất nào(Wisniewski, 2001)
Chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùythuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu
Lehtinen & Lehtinen (1982), cho rằng chất lượng dịch vụ phải đượcđánh giá trên hai khía cạnh, (1) quá trình cung cấp dịch vụ và (2) kết quả củadịch vụ Và theo Gronroos (1984), cũng đề nghị hai lĩnh vực của chất lượngdịch vụ, đó là (1) chất lượng kỹ thuật (technical quality) và (2) chất lượngchức năng (functional quality)
Trong số những nhà nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, Parasuraman et
al là một nhà nghiên cứu khá nổi tiếng về lĩnh vực này, theo Parasuraman &ctg (1985, 1988), chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi củakhách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ Và ông đã đưa ra
mô hình năm khoảng cách ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ (Parasuraman &ctg, 1985 & 1988) nhằm để xác định và đánh giá chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là mức độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và
sự mong đợi của khách hàng (Lewis & Mitchell, 1990; Asubonteng & ctg,1996; Wisniewski & Donnelly, 1996)
Trang 22Theo Edvardsson, Thomsson & Ovretveit (1994), cho rằng chất lượngdịch vụ là dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng và làm thỏa mãnnhu cầu của họ.
Chất lượng dịch vụ có thể được hiểu thông qua các đặc điểm của nónhư sau:
Tính vượt trội: Đối với khách hàng, dịch vụ có chất lượng là dịch vụ
thể hiện được tính vượt trội “ưu việt” của mình so với những dịch vụ khác.Chính tính ưu việt này làm cho chất lượng dịch vụ trở thành thế mạnh cạnhtranh của các nhà cung cấp dịch vụ Sự đánh giá về tính vượt trội của chấtlượng dịch vụ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự cảm nhận từ phía người sử dụngdịch vụ Quan hệ này có ý nghĩa rất lớn đối với việc đánh giá chất lượng dịch
vụ từ phía khách hàng trong các hoạt động marketing và nghiên cứu sự hàilòng của khách hàng
Tính đặc trưng của sản phẩm: Chất lượng dịch vụ là tổng thể những
mặt cốt lõi nhất và tinh túy nhất kết tinh trong sản phẩm dịch vụ tạo nên tínhđặc trưng của sản phẩm dịch vụ Vì vậy, dịch vụ hay sản phẩm có chất lượngcao sẽ hàm chứa nhiều “đặc trưng vượt trội” hơn so với các dịch vụ cấp thấp
Sự phân biệt này gắn liền với việc xác định các thuộc tính vượt trội hữu hìnhhay vô hình của sản phẩm dịch vụ Chính nhờ những đặc trưng này mà kháchhàng có thể nhận biết chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp khác với đối thủcạnh tranh Tuy nhiên, trong thực tế rất khó xác định các đặc trưng cốt lõi củadịch vụ một cách đầy đủ và chính xác Vì vậy, các đặc trưng này không có giátrị tuyệt đối mà chỉ mang tính tương đối giúp cho việc nhận xét chất lượngdịch vụ trong trường hợp cụ thể dễ dàng hơn thôi
Tính cung ứng: Chất lượng dịch vụ gắn liền với quá trình thực hiện,
chuyển giao dịch vụ đến khách hàng Do đó việc triển khai dịch vụ , phongthái phục vụ và cung ứng dịch vụ sẽ quyết định chất lượng dịch vụ tốt hay
Trang 23xấu Đây là yếu tố bên trong phụ thuộc vào sự biểu hiện của nhà cung ứngdịch vụ Chính vì thế, để nâng cao chất lượng dịch vụ, nhà cung ứng dịch vụtrước tiên phải biết yếu tố nội này tại để tạo thành thế mạnh lâu dài của chínhmình trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Tính thỏa mãn nhu cầu: Dịch vụ được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu
khách hàng Do đó, chất lượng dịch vụ nhất thiết phải thỏa mãn nhu cầukhách hàng và lấy nhu cầu khách hàng làm căn cứ để cải thiện chất lượng dịch
vụ Nếu khách hàng cảm thấy dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của mìnhthì họ sẽ không hài lòng với chất lượng dịch vụ mà họ nhận được Trong môitrường kinh doanh hiện đại thì đặc điểm này càng trở nên quan trọng hơn baogiờ hết vì các nhà cung cấp dịch vụ phải luôn hướng đến nhu cầu khách hàng
và cố gắng hết mình để đáp ứng các nhu cầu đó Sẽ là vô ích và không có chấtlượng nếu cung cấp các dịch vụ mà khách hàng đánh giá là không giá trị Xéttrên phương diện phục vụ khách hàng, “tính thỏa mãn nhu cầu” đã bao gồm
cả ý nghĩa của “tính cung ứng” Sỡ dĩ như vậy là vì chất lượng dịch vụ bắt đầu
từ khi doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của khách hàng đến khi triển khai dịch
vụ nhưng chính trong quá trình thực hiện cung ứng dịch vụ mà khách hàng sẽcảm thấy hài lòng không và từ đó cảm nhận chất lượng dịch vụ tốt hay xấu.Nếu tính cung ứng mang yếu tố nội tại thì tính thỏa mãn nhu cầu lại bị chiphối bởi tác động bên ngoài nhiều hơn
Tính tạo ra giá trị: Rõ ràng, chất lượng dịch vụ gắn liền với các giá trị
được tạo ra nhằm phục vụ khách hàng Dịch vụ không sản sinh ra giá trị nàohết được xem là không có chất lượng Ví dụ, ngân hàng tạo ra giá trị và kháchhàng là đối tượng tiếp nhận những giá trị đó Vì Vậy, việc xem xét chất lượngdịch vụ hay cụ thể hơn là các giá trị đem lại cho khách hàng phụ thuộc vàođánh giá của khách hàng chứ không phải của doanh nghiệp Thông thường,khách hàng đón nhận những giá trị dịch vụ mang lại và so sánh chúng với
Trang 24những gì họ mong đợi sẽ nhận được Nói cách khác, tính giá trị của chấtlượng dịch vụ cũng bị chi phối nhiều bởi yếu tố bên ngoài ( khách hàng ) hơn
là nội tại ( doanh nghiệp ) Chất lượng dịch vụ cao là dịch vụ tạo ra các giá trịkhông chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn vượt hơn hẳn các mong muốncủa khách hàng và làm cho doanh nghiệp nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh Do
đó, tính tạo ra giá trị là đặc điểm cơ bản và nền tảng cho việc xây dựng vàphát triển chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp
b.Yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ
Có 2 trường phái liên quan đến chất lượng dịch vụ: Một là trường pháiBắc Âu, theo Gronroos (1982), chất lượng dịch vụ bao gồm hai thành phầnchủ yếu, đó là (1) chất lượng kỹ thuật (technical quality) và (2) chất lượngchức năng (functional quality)
Chất lượng kỹ thuật (technical quality) được thể hiện qua các tiêu chí
kỹ thuật nên có thể đo lường và đánh giá định lượng được Chất lượng trênphương diện kỹ thuật là một căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng dịch
vụ Chẳng hạn, thời gian chờ đợi của khách hàng để được phục vụ, thời gianthực hiện dịch vụ là một yếu tố thuộc loại này Mức độ nhanh chóng, chínhxác, an toàn của các dịch vụ viễn thông cũng thuộc loại chất lượng trênphương diện kỹ thuật
Tuy nhiên, đối với dịch vụ, chất lượng trên phương diện kỹ thuật khôngphải là tất cả, vì trong quá trình cung cấp dịch vụ còn có sự tương tác, giaotiếp trực tiếp kéo dài giữa khác hàng và người cung cấp dịch vụ Do đó, cảmnhận về chất lượng dịch vụ của khách hàng còn bị tác động bởi cách thức màchất lượng kỹ thuật mang đến cho họ Đó chính là chất lượng kỹ thuật trênphương diện chức năng trả lời câu hỏi: Chất lượng kỹ thuật được mang đếncho khách hàng như thế nào?
Trang 25Các yếu tố của chất lượng kỹ thuật trên phương diện chức năng(functional quality) rất khó xác định một cách khách quan Nói cách khác, nómang tính chủ quan Trong trường hợp khách hàng xếp hàng chờ đợi đượcphục vụ tại quầy giao dịch, các yếu tố chức năng của chất lượng là môi trườngnơi khách hàng chờ đợi (sự sạch sẽ, ngăn nắp, mát mẻ, phong cách làm việcnhanh nhẹn của giao dịch viên, nụ cười chào đón, sự thông cảm, sự quan tâmđến những khách hàng đang chờ…).
Có nhiều quan niệm cho rằng yếu tố “Hình ảnh của công ty”, “thươnghiệu” thuộc phạm trù chất lượng trên phương diện chức năng và cũng có ảnhhưởng quan trọng tới cảm nhận về chất lượng khách hàng Cùng một loại dịch
vụ, nhưng với hai thương hiệu khác nhau thì sẽ mang lại cho khách hàng haicảm nhận chất lượng khách nhau
Hai là trường phái Mỹ, dựa trên mô hình SERVQUAL với 5 biến số(Parasuraman & cộng sự, 1988) cho rằng chất lượng dịch vụ bao gồm những
trải nghiệm của khách hàng về những khía cạnh hữu hình, đáng tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ và sự đồng cảm về dịch vụ nhận được.
c Mô hình IPA đánh giá chất lượng dịch vụ
Martilla & James (1977), đã đưa ra mô hình đánh giá chất lượng dịch
vụ với mức độ quan trọng – mức độ thực hiện (IPA, Importance –Performance Analysis) IPA là một trong những phương pháp đo lường chấtlượng dịch vụ được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về chất lượng dịchvụ
Mô hình này đo lường chất lượng dịch vụ dựa vào sự khác biệt giữa ýkiến khách hàng về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện (do khách hàngcảm nhận) về các chỉ tiêu của nhà cung cấp dịch vụ (I-P gaps) Kết quả từ sựphân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện ( do khách hàng cảm nhận)được thể hiện trên ma trận IPA với trục tung (Y) thể hiện mức độ quan trọng
Trang 26và trục hoành (X) thể hiện mức độ thực hiện Sơ đồ IPA gồm 4 góc phần tư:(I) Tập trung phát triển, (II) Tiếp tục duy trì, (III) Hạn chế phát triển, (IV)Giảm sự đầu tư Trên cơ sở định vị các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ đểlàm cơ sở cho việc nhận diện và hàm ý quản lý Ma trận IPA được trình bày ởHình 1.2.
Phần tư thứ III Phần tư thứ IV
d Mô hình SERVQUAL đánh giá chất lượng dịch vụ
Parasuraman & ctg (1985, 1988) đã đưa ra mô hình năm khoảng cách ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Mô hình này được trình bày ở Hình 1.2
Trang 27và nhận thức của các nhà quản trị của công ty về kỳ vọng của khách hàng.Nhà quản tri của công ty cung cấp dịch vụ có thể cho rằng họ biết rõ kháchhàng muốn những gì và cung cấp những thứ đó, trong khi khách hàng lạimong đợi những thứ khác Để rút ngắn khoảng cách này, công ty cần nghiêncứu thị trường để hiểu chính xác những mong đợi của khách hàng về dịch vụ.
Khoảng cách thứ hai: Xuất hiện khi công ty cung cấp dịch vụ gặp khó
khăn trong việc chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàngthành những đặc tính của chất lượng Trong nhiều trường hợp, công ty có thểnhận thức được kỳ vọng của khách hàng nhưng không phải công ty luôn cóthể chuyển đổi kỳ vọng này thành những tiêu chí cụ thể về chất lượng và
Trang 28chuyển giao chúng theo đúng kỳ vọng cho khách hàng về những đặc tính củachất lượng dịch vụ Nguyên nhân chính của vấn đề này là khả năng chuyênmôn của đội ngũ nhân viên dịch vụ cũng nhu dao động quá nhieu về cầu dịch
vụ Có những lúc cầu về dịch vụ quá cao làm cho công ty không đáp ứng kịp
Khoảng cách thứ ba: Xuất hiện khi nhân viên phục vụ không chuyển
giao dịch vụ cho những khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định.Trong dịch vụ, các nhân viên có liên hệ trực tiếp với khách hàng, đóng vai tròquan trọng trong quá trình tạo ra chất lượng Tuy nhiên, không phải lúc nàocác nhân viên cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ theo tiêu chí đã đề ra
Khoảng cách thứ tư: Là khoảng cách giữa chất lượng thực tế mà dịch
vụ cung cấp và chất lượng đã được thông tin cho khách hàng trước Cácphương tiện quảng cáo và thông tin tác động vào kỳ vọng của khách hàng vềchất lượng dịch vụ Những hứa hẹn trong các chương trình quảng cáo, khuyếnmãi có thể làm gia tăng kỳ vọng của khách hàng nhưng cũng làm giảm chấtlượng mà khách hàng cảm nhận được khi chúng không được thực hiện theonhững gì đã hứa hẹn
Khoảng cách thứ năm: Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa chất lượng
mà khách hàng mong đợi từ dịch vụ này với chất lượng mà khách hàng cảmnhận được Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào khoảng cách thứ năm này Mộtkhi khách hàng cảm thấy không có sự khác biệt giữa chất lượng họ kỳ vọng
và chất lượng họ cảm nhận được khi tiêu dùng một dịch vụ thì chất lượng củadịch vụ được xem là tốt
Parasuraman & ctg (1985) cho rằng chất lượng dịch vụ là hàm số củakhoảng cách thứ năm Khoảng cách thứ năm này phụ thuộc vào các khoảngcách trước đó Nghĩa là các khoảng cách 1, 2, 3, 4 Vì thế, để rút ngắn khoảngcách thứ 5 và gia tăng chất lượng dịch vụ, nhà quản trị dịch vụ phải nỗ lực
Trang 29rút ngắn các khoảng cách này Mô hình chất lượng dịch vụ theo nhà nghiêncứu này có thể được biểu diễn như sau:
CLDV = F(KC5 = f(KCl, KC2, KC3, KC4))Trong đó: CLDV: Chất lượng dịch vụ
4 Tiếp cận (access) liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng chokhách hàng trong việc tiếp cận dịch vụ như rút ngắn thời gian chờ đợi củakhách hàng, địa điểm phục vụ và giờ mở cửa thuận lợi cho khách hàng
5 Lịch sự (courtesy) nói lên tính cách phục vụ niềm nở, tôn trọng và thân thiện với khách hàng
6 Thông tin (communication) liên quan đến việc giao tiếp, thông đạtcho khách hàng bằng ngôn ngữ mà họ hiểu biết dễ dàng và lắng nghe nhữngvấn đề liên quan đến họ như giải thích dịch vụ , chi phí, giải quyết khiếu nạithắc mắc
Trang 307 Tín nhiệm (credibility) nói lên khả năng tạo lòng tin cho kháchhàng, làm cho khách hàng tin cậy vào công ty Khả năng này thể hiện qua têntuổi của công ty, nhân cách của nhân viên phục vụ giao tiếp trực tiếp vớikhách hàng.
8 An toàn (security) liên quan đến khả năng đảm bảo sự an toàn chokhách hàng, thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính cũng như bảo mậtthông tin
9 Hiểu biết khách hàng (understanding the customer) thể hiện qua khảnăng hiểu biết nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏicủa khách hàng, quan tâm đến cá nhân họ và nhận dạng được khách hàngthường xuyên
10 Phương tiện hữu hình (tangibles) thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ
Mô hình mười thành phần chất lượng dịch vụ nêu trên có ưu điểm làbao quát hết mọi khía cạnh của dịch vụ Tuy nhiên, mô hình này có nhượcđiểm là phức tạp trong việc đo lường Hơn nữa mô hình này mang tính lýthuyết, có thể sẽ có nhiều thành phần của mô hình chất lượng dịch vụ nàykhông đạt được giá trị phân biệt
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã nhiều lần kiểm định mô hình này
và đi đến kết luận là chất lượng dịch vụ bao gồm năm thành phần cơ bản, đólà:
1 Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên
2 Đáp ứng (responsiveness): thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng
3 Năng lực phục vụ (assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự và niềm nở với khách hàng
Trang 314 Đồng cảm (empathy): thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân, khách hàng.
5 Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ
1.1.3 Sự hài lòng khách hàng, phân loại và tầm quan trọng của sự hài lòng
a Sự hài lòng khách hàng
Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng khách hàng cũngnhư có khá nhiều tranh luận về định nghĩa này Nhiều nhà nghiên cứu chorằng sự hài lòng là sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhậnthực tế nhận được Tức là sự hài lòng hoặc thất vọng sau khi tiêu dùng, đượcđịnh nghĩa như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá bằng cảm nhận
sự khác nhau giữa kỳ vọng trước khi tiêu dùng (hoặc một vài chỉ tiêu thựchiện khác) với cảm nhận thực tế về sản phẩm sau khi tiêu dùng nó (Fornell,1995)
Theo Zeithaml & Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánhgiá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu
cầu và mong đợi của họ.
Theo Kotler (2000), định nghĩa “Sự hài lòng như là một cảm giác hàilòng hoặc thất vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhậnđược của sản phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi củahọ”
Theo Hoyer và MacInnis (2001), cho rằng sự hài lòng có thể gắn liềnvới cảm giác chấp nhận, hạnh phúc, giúp đỡ, phấn khích, vui sướng
Sự hài lòng là sự so sánh giữa lợi ích thực tế cảm nhận được và những
kỳ vọng Nếu lợi ích thực tế không như kỳ vọng thì khách hàng sẽ thất vọng.
Còn nếu lợi ích thực tế đáp ứng với kỳ vọng đã đặt ra thì khách hàng sẽ hài
Trang 32lòng Nếu lợi ích thực tế cao hơn kỳ vọng của khách hàng thì sẽ tạo ra hiệntượng hài lòng cao hơn hoặc là hài lòng vượt quá mong đợi.
b Phân loại sự hài lòng
Theo Bernd, Stauss, và Patricia, Neuhaus (1997), ta có thể phân loại sựhài lòng thành ba loại và chúng có sự tác động khác nhau đến nhà cung cấpdịch vụ:
- Hài lòng tích cực (Demanding Customer Satisfaction): Đây là sự hài
lòng mang tính tích cực và được phản hồi thông qua các nhu cầu sử dụng dịch
vụ ngày một tăng lên đối với nhà cung cấp dịch vụ Đây là nhóm khách hàng
dễ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp
- Hài lòng ổn định (Stable customer satisfaction): Đây là nhóm khách
hàng có sự hài lòng ổn định, họ sẽ cảm thấy thoải mái và hài lòng với những
gì đang diễn ra, thường không muốn có sự thay đổi trong cách cung cấp dịch
vụ của doanh nghiệp Vì vậy, những khách hàng này tỏ ra dễ chịu, có sự tintưởng cao đối với doanh nghiệp và sẵn lòng tiếp tục sử dụng dịch vụ củadoanh nghiệp
- Hài lòng thụ động (Resigned customer satisfaction): Những khách
hàng có sự hài lòng thụ động thường ít tin tưởng vào doanh nghiệp và họ chorằng rất khó để doanh nghiệp có thể cải thiện được chất lượng dịch vụ và thayđổi theo yêu cầu của mình Vì vậy, họ sẽ không tích cực đóng góp ý kiến hay
tỏ ra thờ ơ với những nỗ lực cải tiến của doanh nghiệp
Đối với những khách hàng hài lòng thụ động , họ có thể rời bỏ doanhnghiệp bất cứ lúc nào Đối với những khách hàng hài lòng tích cực nhưngmức độ hài lòng chỉ ở mức “ hài lòng” thì họ cũng có thể tìm đến các doanhnghiệp khác và không tiếp tục sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp Chỉ nhữngkhách hàng có mức độ hài lòng cao nhất “rất hài lòng” hoặc “hoàn toàn hài
Trang 33lòng” thì họ mới có thể trở thành những khách hàng trung thành và luôn ủng
hộ doanh nghiệp
Do đó, việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp sẽ có những biệnpháp, chính sách phù hợp cho từng nhóm khách hàng khác nhau
c.Tầm quan trọng của sự hài lòng
Sự hài lòng của khách hàng là quan trọng vì nhiều nghiên cứu đã chỉ rarằng sự hài lòng của khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của mộtdoanh nghiệp Đồng thời cũng có một mối quan hệ cùng chiều giữa sự hàilòng khách hàng, lòng trung thành và duy trì khách hàng Do đó, sự hài lòngkhách hàng, lòng trung thành và duy trì khách hàng đều rất quan trọng cho sựthành công của một doanh nghiệp
- Ảnh hưởng của sự hài lòng khách hàng lên lợi nhuận :
Sự hài lòng khách hàng rất quan trọng bởi vì theo La Barbera vàMazursky (1983) “ Sự hài lòng ảnh hưởng đến ý định tiếp tục mua hàng trongkhi đó sự bất mãn có thể được xem như là lý do chính cho sự ra đi của kháchhàng hoặc ngừng mua hàng” Theo Zairi (2000), những khách hàng hài lòng
có nhiều khả năng chia sẻ kinh nghiệm của họ với khoảng chừng năm hoặcsáu người Cũng tương tự, những khách hàng không hài lòng nhiều khả năng
để nói với mười người khác kinh nghiệm đáng tiếc của họ Và việc đối phóvới sự than phiền của khách hàng tốn kém nhiều hơn 25% so với việc thu hútnhững khách hàng mới
Theo Hoyer và MacInnis (2001), những khách hàng được hài lòng sẽtạo dựng cơ sở cho sự thành công của bất kỳ việc kinh doanh nào bởi vì sự hàilòng khách hàng dẫn đến việc mua hàng lặp lại, lòng trung thành thương hiệu,
và sự tích cực từ việc truyền miệng Những khách hàng không hài lòng hoặcthất vọng có thể ngừng mua hàng hóa và dịch vụ; hoặc phản ánh đến công ty
Trang 34hoặc đối với bên thứ ba và hoặc có thể trả lại hàng hóa hoặc tham gia vào truyền thông tiêu cực bằng miệng.
- Ảnh hưởng của sự hài lòng khách hàng đến lòng trung thành khách hàng và duy trì khách hàng :
Theo Fornell (1992) cho biết “ Sự hài lòng của khách hàng cao sẽ dẫnđến gia tăng lòng trung thành cho công ty và những khách hàng này sẽ ít bịđối thủ cạnh tranh lôi kéo”
Anton (1996) cho rằng khi bạn có thể gia tăng lòng trung thành kháchhàng, thì có thể gia tăng mua những sản phẩm hiện tại, mua chéo các sảnphẩm khác, trả giá cao hơn từ việc đánh giá cao các dịch vụ gia tăng, tích cựctruyền miệng để giới thiệu với các khách hàng khác
Guiltinan, Paul and Madden (1997) cho rằng những khách hàng đượchài lòng có nhiều khả năng trở thành những khách hàng lặp lại (thậm chí trởthành khách hàng trung thành)
Theo các nghiên cứu được thực hiện bởi Bowen and Chen (2001), nóchứng minh luận điểm rằng “có một mối quan hệ cùng chiều giữa nhữngkhách hàng trung thành với lợi nhuận Những khách hàng trung thành thật sựcung cấp việc kinh doanh lặp lại nhiều hơn và ít có khả năng giao dịch vớicửa hàng xung quanh so với những khách hàng không trung thành” Ngàynay, những nhà Marketing đang tìm kiếm thông tin về việc làm như thế nào
để xây dựng lòng trung thành khách hàng
Cuối cùng, những khách hàng trung thành ít tốn chi phí hơn để phục vụ,một phần bởi vì họ biết các sản phẩm và yêu cầu ít thông tin Thậm chí họphục vụ như là những nhân viên bán thời gian
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng Sự
hài lòng của khách hàng chịu tác động của các nhân tố sau:
Chất lượng dịch vụ: Là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của
Trang 35khách hàng (Cronin và Taylor, 1992; Yavas et al, 1997; Ahmad và Kamal,2002) Nếu nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản phẩm
có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì nhà cung cấp đó đã bướcđầu làm cho khách hàng hài lòng Và chất lượng dịch vụ được định nghĩabằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu Việc tìm hiểuchất lượng dịch vụ là cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp cải thiện chấtlượng dịch vụ của doanh nghiệp Vì vậy, nó không chỉ quan trọng trong việcxây dựng mục tiêu phát triển mà định hướng cho doanh nghiệp phát huy được
thế mạnh của mình một cách tốt nhất.
Giá cả hàng hóa: Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng giá cả và sự hài
lòng của khách hàng có mối quan hệ sâu sắc với nhau (Bolton and Drew,1991) Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và dịch vụ.Giá cả được xác định dựa trên giá trị sử dụng và cảm nhận của khách hàng vềsản phẩm và dịch vụ mà mình sử dụng Khách hàng không nhất thiết phải muasản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao nhất mà họ sẽ mua những sản phẩm, dịch
vụ đem lại cho họ sự hài lòng nhiều nhất Chính vì vậy, những nhân tố nhưcảm nhận của khách hàng về giá và chi phí (chi phí sử dụng) không ảnhhưởng đến chất lượng dịch vụ nhưng sẽ tác động đến sự hài lòng của kháchhàng
Và để đánh giá tác động của nhân tố giá cả đến sự hài lòng khách hàng,chúng ta cần xem xét đầy đủ hơn ở ba khía cạnh sau:
Giá so với chất lượng
Giá so với các đối thủ cạnh tranh
Giá so với mong đợi của khách hàng
Vì vậy, khi xem xét tác động của giá cả đến sự hài lòng của khách hàngchúng ta cần nhận thức một cách đầy đủ hơn ở đây bao gồm chi phí bỏ ra vàchi phí cơ hội để có được sản phẩm dịch vụ cũng như tương quan của giá đến
Trang 36những khía cạnh đã đề cập ở trên Trong phạm vi bài viết này, yếu tố giá cảđược xem xét chính tính cạnh tranh của giá được cảm nhận Nếu khách hàngcảm nhận tính cạnh tranh của giá cả ngày càng cao thì họ sẽ càng hài lòng vàngược lại.
Thương hiệu: Là khái niệm luôn đi liền với những giá trị vô hình trong
tiềm thức người tiêu dùng Tất cả doanh nghiệp hoạt động trong thị trường khixây thương hiệu, ngoài mục đích xây dựng hệ thống nhận diện đối với công ty
và sản phẩm, còn mục đích cao cả hơn đó là làm sao giữ vị trí TOM (Top ofMind) trong tâm trí khách hàng Mối quan hệ giữa thương hiệu và sự liêntưởng của khách hàng đối với thuộc tính thương hiệu thông qua danh tiếng, uytín, lòng tin của chính người tiêu dùng đối với thương hiệu Các nhà nghiêncứu thực tiễn đã khẳng định rằng đây là nhân tố quan trọng và có tác độngtrực tiếp đến sự hài lòng khách hàng (Bloemer and De Ruyter, 1998) Đồngthời, nó cũng có mối quan hệ đồng biến đối với sự hài lòng về một sản phẩmhay dịch vụ của một thương hiệu nào đó
Quảng cáo khuyến mãi: Chương trình khuyến mãi quảng cáo được cho
là hấp dẫn lôi cuốn khách hàng được thể hiện qua các đặc điểm như chươngtrình khuyến mãi thường xuyên, hấp dẫn và được khách hàng thích thú thamgia mua hàng (Chandon et al., 2000)
Đối với thị trường dịch vụ viễn thông và truyền hình hiện nay, khi màmức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng căng thẳng vàquyết liệt thì chương trình khuyến mãi chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt vềphương thức chăm sóc và tri ân khách hàng của doanh nghiệp
1.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG
1.2.1 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (ACSI)
ACSI (American Customer Satisfaction Index ) - Mô hình Chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ được phát triển dựa trên mô hình của Thụy Sĩ ACSI
Trang 37được phát triển bởi Claus Fornell (Fornell và cộng sự, 1996) thuộc trung tâmnghiên cứu chất lượng quốc gia thuộc Đại học Michigan như một chỉ số thôngdụng và một phương thức đo lường sự thỏa mãn của khách hàng với hàng loạtnhãn hiệu mang lại lợi ích cho khách hàng ACSI được đo lường trong 10 lĩnhvực kinh tế, ở 41 ngành Trong mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI), giá tricảm nhận chịu tác động bởi chất lượng cảm nhận và sự mong đợi của kháchhàng, khi đó, sự mong đợi của khách hàng có tác động trực tiếp đến chấtlượng cảm nhận Mô hình này được trình bày ở Hình 1.4.
Hình 1.4 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ (ACSI)
1.2.2 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Châu Âu (ECSI)
ESCI (European Customer Satisfaction Index) - Mô hình chỉ số thỏamãn khách hàng của các quốc gia châu Âu được xây dựng dựa trên cácchương trình của một số nước trong khu vực EU và quốc gia sáng lập nênchương trình này là Thụy Điển Mô hình ECSI có một số khác biệt nhất định
so với mô hình của Mỹ: hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu có tác động trựctiếp đến sự mong đợi của khách hàng và sự hài lòng của khách hàng là sự tácđộng tổng hòa của bốn nhân tố: hình ảnh, giá tri cảm nhận, chất lượng cảmnhận về cả sản phẩm hữu hình và vô hình Mô hình này được trình bày ở Hình1.5
Trang 38(Perceived value)
hàng (SI)
Hình 1.5 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Châu Âu (ECSI)
1.2.3 Mô hình chỉ số hài lòng khán giả truyền hình của Bhote
Trong lĩnh vực truyền hình, để đánh giá các kênh hoặc chương trình,người ta thường sử dụng chỉ số Television Ratings, đây là chỉ số người xemtheo cách tính % ( rtg%) cho chúng ta biết số lượng người ở một nhóm đốitượng nào đó có xem kênh hoặc chương trình trong một khoảng thời gian nào
đó, thể hiện theo đơn vị tính là ngàn người Chỉ số này có một ưu điểm là giúpcác doanh nghiệp có thể đánh giá số người xem các chương trình cụ thể nhằmđầu tư quảng cáo tại các thời điểm phát sóng chương trình.Tuy nhiên, cáchđánh giá này vẫn chưa thực sự toàn diện nếu không gắn với việc đánh giá chấtlượng dịch vụ của kênh Đặc biệt là đối với đặc thù truyền hình quảng bá gắnliền giữa yếu tố tuyên truyền với văn hóa vùng miền; do vậy, chỉ số hài lòng
sẽ giúp khắc phục được điều này
Bhote (1996), đã đề nghị một cách đơn giản để tính chỉ số hài lòngkhách hàng dựa trên đánh giá từ điểm số tầm quan trọng (I) và điểm số thựchiện (P) của các thuộc tính và được xếp từ 0 đến 100% Điểm số quan trọng
và thực hiện được đo lường bởi thang điểm Likert với R sự lựa chọn Giá trịcủa chỉ số hài lòng tổng quát như sau:
Trang 39Trong đó: CSI ( Customer Satisfaction Index): Chỉ số hài lòng khách hàng.
n: Số lượng các thuộc tính;
I: Điểm số tầm quan trọng của thuộc tính thứ i;
P:Điểm số sự thực hiện của thuộc tính thứ i;
R: là số lựa chọn trong thang điểm Likert
Trên cơ sở kết quả của Bhote, thông số này sẽ giúp phân tích sự quantrọng tương đối của khách hàng kèm theo thuộc tính của họ, nếu chỉ số hàilòng của khách hàng từ 80% trở lên thì dễ dàng tạo nên lòng trung thành củakhách hàng, chỉ số từ 60% trở xuống thì khả năng rời bỏ dịch vụ sẽ cao, điều
đó gây khó khăn cho việc tìm kiếm khách hàng mới
1.2.4 Nghiên cứu sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình cáp của hãng Telesign Inc
Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên 1350 khách hàng sử dụng dịch
vụ truyền hình cáp ở 3 thành phố lớn của nước Mỹ, bao gồm New York, LosAngeles và Chicago Nghiên cứu sử dụng thang đo tỉ lệ 1 đến 10 để đánh giátầm quan trọng của 12 nhân tố của dịch vụ truyền hình cáp từ đó đánh giá sựhài lòng của khách hàng với độ tin cậy 95% và sai số 3%
Nghiên cứu chỉ ra rằng, khách hàng ít quan tâm về chất lượng chươngtrình truyền hình hay dịch vụ gia tăng mà khách hàng quan tâm nhiều đến chấtlượng dịch vụ truyền hình và dịch vụ khách hàng Bảng mô tả lý thuyết môhình sự hài lòng khách hàng của Telesign Inc ở Bảng 1.1
Trang 40Bảng 1.1 Bảng mô tả lý thuyết mô hình sự hài lòng khách hàng
của Telesign Inc
trọng lòng
2 Cung cấp chương trình có chất lượng 9.01 7.88
11 Đáp ứng nhanh khi có sự gián đoạn xảy ra 9.10 6.73
12 Hóa đơn tính cước chính xác và dễ hiểu 9.09 8.08
1.2.5 Nghiên cứu “Cable & Satellite TV: Which is better ?”
Trong một nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ
truyền hình số và truyền hình cáp của tổ chức Consummer Reports năm 2004,
được thực hiện trên 1900 khách hàng đang sử dụng dịch vụ truyền hình tại
Mỹ, trong đó 700 khách hàng sử dụng truyền hình vệ tinh, 300 khách hàng sửdụng truyền hình cáp kỹ thuật số, 900 khách hàng sử dụng truyền hình cáp kỹ