1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng

114 139 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Phương pháp thực hiện Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng công cụ toán thống kê với sự hỗ trợcủa phần mềm Excel và SPSS 16.0 để xây dựng mô hình hồi quy và kiểmđịnh sự ảnh hưởng các nhân t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN LIÊN HÀ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

TRẦN LIÊN HÀ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH

Trang 3

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 4

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

TRẦN LIÊN HÀ

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục đề tài 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 7

1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với với doanh nghiệp 8

1.2 NGUỒN THÔNG TIN TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH 9

1.2.1 Nguồn thông tin từ báo cáo tài chính 9

1.2.2 Các tài liệu liên quan khác 10

1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH 11

1.3.1 Phương pháp so sánh 11

1.3.2 Phương pháp loại trừ 11

1.3.3 Phương pháp cân đối liên hệ 12

1.3.4 Phương pháp chi tiết 12

1.3.5 Phương pháp phân tích hồi quy 13

1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH 13

1.4.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt 13

Trang 6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG 352.1 TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 352.1.1 Giới thiệu về ngành du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng 352.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh ngành du lịch tại TP Đà Nẵng 412.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 492.2.1 Phân tích chỉ tiêu sinh lợi tài sản ROA 492.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa ROA và các chỉ tiêu phản ánh hiệuquả kinh doanh khác 512.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp 53KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 73

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 743.1 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 743.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁCDOANH NGHIỆP DU LỊCH TẠI TP ĐÀ NẴNG 753.2.1 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp du lịch địa bàn TP Đà

Nẵng. 75

Trang 7

3.2.2 Giải pháp từ Nhà nước và các cơ quan chức năng 823.2.3 Kiến nghị đối với các đối tượng khác 86

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 8

Ký hiệu Ý nghĩa

BCTC Báo cáo tài chính

BH&CCDV Bán hàng và cung ứng dịch vụ

BQ Bình quân

CĐKT Cân đối kế toán

CNSX Công nhân sản xuất

CNV Công nhân viên

DN Doanh nghiệp

DT Doanh thu

DTT Doanh thu thuần

EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vayGDP Thu nhập quốc dân

HTK Hàng tồn kho

KH Khách hàng

KPT Khoản phải thu

KQKD Kết quả kinh doanh

LN Lợi nhuận

LNST Lợi nhuận sau thuế

LNTT Lợi nhuận trước thuế

NG Nguyên giá

NSLĐ Năng suất lao động

VLĐ Vốn lưu động

SGDCK Sở giao dịch chứng khoán

Trang 9

RE Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

ROA Tỷ suất sinh lợi của tài sản

ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return Of Sale)

Trang 10

Số hiệu Tên bảng Trang bảng

2.1 Tổng hợp lượt khách và doanh thu du lịch của TP Đà

Nẵng giai đoạn 2006 - 2010 382.2 Số lượng đơn vị kinh doanh du lịch địa bàn TP Đà Nẵng 422.3 Số lượng và số phòng cơ sở lưu trú du lịch tại TP Đà

2.4 Thống kê tỷ suất sinh lợi tài sản trung bình trong 3 năm từ

năm 2011-2013 của các doanh nghiệp du lịch TP Đà Nẵng 502.5 Thống kê mô tả chỉ tiêu sinh lợi tài sản 512.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản 602.7 Kết quả kiểm định tính phân phối chuẩn Shapiro-Wilk 612.8 Đặc trưng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh

2.9 Phân tích hệ số tương quan từng phần r Correlationsa 652.10 Kết quả hồi quy theo Stepwise Selection 662.11 Hệ số xác định R2 662.12 Bảng phân tích ANOVA của SPSS 672.13 Hệ số tương quan Spearman giữa biến độc lập với trị tuyệt

đối của phần dư (ZRE_1) 682.14 Kiểm định phân phối của phần dư 69

Trang 12

Số hiệu Tên sơ đồ Trang

sơ đồ

2.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 232.2 Sự biến thiên các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh 52

trong giai đoạn 2011 – 2013

2.3 Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tài sản 542.4 Kiểm định Durbin – Watson 722.5 Sơ đồ so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của 74

các doanh nghiệp du lịch trên TP Đà Nẵng và trên SGDCK

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, có thể nói hiệu quả hoạt độngkinh doanh của mỗi doanh nghiệp quyết định đến sự suy tồn và phát triển củadoanh nghiệp đó Đây cũng là vấn đề các nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệtquan tâm bởi lẻ hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao thìsức cạnh tranh trên thị trường càng lớn và niềm tin với nhà đầu tư thêm vữngchắc Sự phát triển của từng doanh nghiệp phản ánh sự phát triển của ngànhkinh doanh trong lĩnh vực đó Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay, pháttriển du lịch là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan chức năng với phươngchâm "Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷtrọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội"

Để tìm hiểu sự phát triển của ngành trên địa bàn thành phố hiện nay,chúng ta cần phân tích xem các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịchhiện nay hoạt động như thế nào, hiệu quả ra sao? Do đó, tác giả chọn nghiên

cứu đề tài: "Phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng" làm đề tài luận văn của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinhdoanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, từ đóxác định các nhân tố và mức độ tác động của chúng đến hiệu quả kinh doanh củacác công ty hoạt động trong ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trang 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnhhưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bànthành phố Đà Nẵng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu được giới hạn trong 03 năm

2011, 2012 và 2013 Đây là giai đoạn thực tế phản ánh tình trạng khó khăncủa nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng

Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu 25 doanh nghiệphoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Đây là nhữngdoanh nghiệp thực hiện tương đối đầy đủ công tác thông tin trong bảng cânđối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

4 Phương pháp nghiên

cứu 4.1 Nguồn dữ liệu

- Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: các tài liệu, giáo trình về phân tích và thống kê hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác: trong các tạp chí, báo cáokhoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, … có liên quan đến các nhân tố ảnhhưởng đến hiệu quả kinh doanh

- Các chủ trương, chính sách của Nhà nước và thành phố Đà Nẵng liênquan đến ngành du lịch

- Số liệu phục vụ cho nghiên cứu: thu thập từ Báo cáo tài chính đãđược kiểm toán của 25 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵngtrong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 và các số liệu thống kê của ngànhtrên cáo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch TP Đà Nẵng

Trang 15

4.2 Phương pháp thực hiện

Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng công cụ toán thống kê với sự hỗ trợcủa phần mềm Excel và SPSS 16.0 để xây dựng mô hình hồi quy và kiểmđịnh sự ảnh hưởng các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp sử dụng trong nghiên cứu Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một sốkiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịchtrên địa bàn thành phố Đà Nẵng

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Đất nước ta ngày càng đổi mới và đang trên đường hội nhập với kinh tếthế giới Các doanh nghiệp Việt Nam để cạnh tranh tốt trên trị trường đòi hỏiphải luôn luôn đổi mới cho phù hợp với xu thế phát triển, các nhà quản trị đòihỏi phải nắm bắt kịp thời tình hình hiện tại của công ty, những vấn đề cầnkhắc phục hay cả những lợi thế của doanh nghiệp mình so với ngành để đưa

ra các quyết định nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất Do vậy, phântích hiệu quả kinh doanh không chỉ là vấn đề mà các nhà quản trị doanhnghiệp thực hiện mà cũng là đề tài được nhiều học giả nghiên cứu để kháiquát chung thực trạng và hỗ trợ các doanh nghiệp tìm ra giải pháp nâng caohiệu quả của mỗi doanh nghiệp Trên thực tế đã có một số đề tài nghiên cứu

về vấn đề này như sau:

Trang 16

Đề tài: "Phân tích hiệu quả kinh doanh vận tải đường sắt" được PGS.TS.

Hoàng Tùng thực hiện trong Báo cáo khoa học của Đại học Đà Nẵng năm

2004 Đề tài đã tổng quan cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh vậntải đường sắt và thực hiện phân tích cụ thể hiệu quả của ngành đường sắt ViệtNam Tác giả cũng đã đưa ra bốn giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinhdoanh vận tải đường sắt Việt Nam

Đề tài: "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các Ngân hàng

thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" được tác giả Hoàng Thị Xinh

thực hiện trong khóa luận văn thạc sĩ của Đại học Đà Nẵng năm 2006 được sựhướng dẫn của PGS TS Hoàng Tùng Ngoài việc đề cập đầy đủ cơ sở lý luận

về phân tích hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, tác giảHoàng Thị Xinh thực hiện phân tích hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàngthương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp để hoànthiện công tác này tại đơn vị nghiên cứu

Đề tài: "Phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp Thủy sản

Đà Nẵng" được tác giả Nguyễn Thị Hoài Thương thực hiện trong khóa luận

văn thạc sĩ của Đại học Đà Nẵng năm 2007 được sự hướng dẫn của TS VõDuy Khương Đề tài đã đối chiếu thực trạng công tác phân tích kết quả kinhdoanh tại các doanh nghiệp Thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Trên

cơ sở về phân tích hiệu quả kinh doanh, tác giả đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện công tác công tác phân tích hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệpThủy sản thời gian đến

Đề tài: "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh

doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam" được tác giả Nguyễn Lê Thanh Tuyền thực hiện trong

khóa luận văn thạc sĩ của Đại học Đà Nẵng năm 2013 dưới sự hướng dẫn của

TS Nguyễn Phùng Đề tài đã khái quát các nghiên cứu cơ sở về hiệu quả hoạt

Trang 17

động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả này khá đầy đủ Tácgiả đã thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhtại các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên HOSE

và từ kết quả nghiên cứu đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm

Đề tài: "Phân tích hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp kinh doanh du

lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam" được tác giả Nguyễn Thị Minh Phụng thực

hiện trong khóa luận văn thạc sĩ của Đại học Đà Nẵng năm 2008 được sựhướng dẫn của TS Lê Đức Toàn Đề tài đề cập đến hai mảng lớn trong phântích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đó là hiệu quả kinh doanh vàhiệu quả tài chính Đề tài đã đưa ra đầy đủ cơ sở lý luận trong phân tích hiệuquả hoạt động, tuy nhiên khi thực hiện phân tích, tác giả chỉ lựa chọn mộtdoanh nghiệp kinh doanh du lịch tại thành phố Hội An để thực hiện việc phântích hiệu quả hoạt động của mình Chính vì vậy mà tác giả chưa đối chiếuđược thực trạng phân tích tại các doanh nghiệp với những chỉ tiêu cần phântích và chưa so sánh được hiệu quả giữa các doanh nghiệp thế nào, khác nhau

ra sao để có hướng bổ sung nhằm nâng cao hiện quả của các doanh nghiệpkinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Đề tài: "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

du lịch tại thành phố Đà Nẵng" được tác giả Trần Thị Kim Anh thực hiện

trong khóa luận văn thạc sĩ của Đại học Đà Nẵng năm 2012 được sự hướngdẫn của GS TS Trương Bá Thanh Đề tài đã đề cập đầy đủ cơ sở lý luận vềphân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, tác giả đã thực hiện phân tích thựctrạng 10 doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Từ

đó đối chiếu và thực hiện phân tích bổ sung để hoàn thiện việc phân tích hiệuquả hoạt động kinh doanh Tuy nhiên các doanh nghiệp tác giả lựa chọn là cácdoanh nghiệp đã có thời gian hoạt động rất lâu trong ngành du

Trang 18

lịch, hiệu quả của các doanh nghiệp tương đối đồng đều nên chưa khái quátđược thực trạng kinh doanh du lịch tại Đà Nẵng khi mà số lượng các đơn vịnày tăng lên từng ngày với các doanh nghiệp mới được đánh giá cao về quy

mô, cơ sở hiện đại và làm thay đổi đáng kể diện mạo thành phố Giải pháp tácgiả để cập đến cũng chỉ dừng lại ở việc định hướng chứ chưa cụ thể hóanhững việc doanh nghiệp cần thực hiện và thực hiện như thế nào để hoànthiện công tác phân tích tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng

Cũng xuất phát từ lý do này và yêu cầu trong phân tích hiệu quả kinhdoanh của các doanh nghiệp du lịch hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;dựa trên những cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh, dựa trên

những đề tài đã nghiên cứu trước đó, đề tài "Phân tích hiệu quả kinh doanh

các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” mà tác giả sẽ

nghiên cứu tại đây sẽ khái quát lại cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinhdoanh, nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của ngành và ảnh hưởng của các nhân

tố đến hiệu quả kinh doanh thông qua phương pháp phân tích hồi quy để đưa

ra kết luận chung và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh củacác doanh nghiệp trong lĩnh vực này

Trang 19

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆU QUẢ KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm

Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có nhiều

ý kiến khác nhau về hiểu như thế nào về hiệu quả kinh doanh

Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt đượctrong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá" Như vậy, hiệu quảđược đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh, có thể do tăng chiphí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất Nếu cùng một kết quả có hai mứcchi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả

Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh doanh được xác định bởi

tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Điển hìnhcho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông : "Tính hiệu quả đượcxác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinhdoanh" Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh ápdụng vào tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình kinh tế

Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinhdoanh Đó là hiệu quả tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả tính bằng đơn vịgiá trị Khái niệm hiệu quả tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính lànăng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quảtính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí

Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh

doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn và các yếu tố khác) để đạt được mục tiêu xác định mà doanh

Trang 20

nghiệp đã đề ra Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh gia

trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phínguồn lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào

1.1.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với với doanh nghiệp

Hiện nay với sự vận động đa dạng và phức tạp của cơ chế thị trườngdẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp Trong khi đó các nguồnlực sản xuất xã hội ngày càng giảm nhưng nhu cầu của con người lại ngàycàng đa dạng Điều này phản ánh quy luật khan hiếm Quy luật khan hiếm bắtbuộc mọi doanh nghiệp phải trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? sảnxuất như thế nào? sản xuất cho ai? vì thị trường chỉ chấp nhận những doanhnghiệp nào sản xuất đúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp.Chính vì vậy để có thể tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải xác định cho mình một phương thức hoạt động riêng, xâydựng các chiến lược, các phương án kinh doanh phù hợp và có hiệu quả Nhưvậy, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả ảnh hưởng vô cùng quantrọng đến doanh nghiệp, được thể hiện thông qua các vai trò sau:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trongviệc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp: Sự tồn tại của doanhnghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hóa, của cải vật chất và dịch vụ phục

vụ cho nhu cầu của xã hội Do đó doanh nghiệp phải đảm bảo thu nhập đủ bùđắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động Ngoài ra doanh nghiệpcòn phải có sự tích lũy cho quá trình tái sản xuất mở rộng Nhưng trong điềukiện các yếu tố của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất địnhthì để tăng lợi nhuận đòi hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đạthiệu quả Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điềukiện tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại… Sản xuấtkinh doanh có hiệu quả cũng là tiền đề để nâng cao phúc lợi cho người laođộng từ đó kích thích người lao động tăng năng suất lao động

Trang 21

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh vàtiến bộ trong sản xuất kinh doanh: Cạnh tranh là yếu tố làm doanh nghiệpmạnh lên nhưng cũng có thể khiến doanh nghiệp không thể tồn tại được trênthị trường Thị trường ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Sự cạnh tranh lúc này không còn

là cạnh tranh về số lượng mà cạnh tranh cả về chất lượng hàng hóa, giá cả vàcác yếu tố khác Do đó doanh nghiệp phải cung cấp được hàng hóa dịch vụvới chất lượng tốt, giá cả hợp lý Mặt khác hiệu quả kinh doanh đồng nghĩavới việc giảm giá thành, tăng khối lượng hàng hóa bán ra, nhưng chất lượngkhông ngừng được nâng cao, Vì vậy, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cácphương thức quản lý hiện đại sẽ được áp dụng thúc đẩy sự tiến bộ trong sảnxuất kinh doanh

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là điều kiện thực hiện mục tiêu baotrùm của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận: Để có được lợi nhuận, doanhnghiệp phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩmcung cấp cho thị trường Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng một số nguồnlực nhất định Doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm các nguồn lực này baonhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận Hiệu quả hoạt động kinhdoanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm cácnguồn lực xã hội nên đây là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dàicủa doanh nghiệp

1.2 NGUỒN THÔNG TIN TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

1.2.1 Nguồn thông tin từ báo cáo tài chính

Trong phân tích hiệu quả kinh doanh chúng ta sử dụng thông tin từ hainguồn chính đó là thông tin từ các báo cáo tài chính (BCTC) của doanhnghiệp và các nguồn thông tin tài liệu khác

Trang 22

BCTC là báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp sốliệu từ sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thờiđiểm hoặc thời kỳ nhất định

Các BCTC phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tạimột thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn củađơn vị trong một thời kỳ nhất định Đồng thời, BCTC được giải trình, thuyếtminh giúp các đối tượng sử dụng thông tin có thể nhận biết được tình trạngtrạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để ra cácquyết định phù hợp

Trong nền kinh tế hiện nay, đối tượng sử dụng các thông tin trên BCTCrất đa dạng: các đơn vị quản lý nhà nước, các nhà quản lý doanh nghiệp, cổđông, nhà đầu tư, nhà tài trợ… Vì vậy các BCTC phải đảm bảo tính hệ thống

và đồng bộ, số liệu phải phản ánh trung thực, đầy đủ, chính xác và kịp thời

Hệ thống BCTC bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (CĐKT) Mẫu số B.01-DN

- Báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD) Mẫu số B.02-DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B.03-DN

- Bảng thuyết minh BCTC Mẫu số B.09-DN

1.2.2 Các tài liệu liên quan khác

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân

tố thuộc cả môi trường vĩ mô nên khi thực hiên phân tích hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp cần đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước vànền kinh tế khu vực Kết hợp tất cả các thông tin này sẽ đánh giá một cáchđầy đủ và chính xác hơn tình hình của doanh nghiệp và dự báo những nguy cơhay cả những cơ hội đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Từ đó có thể đưa ra giải pháp có hiệu quả cho công việc sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 23

Những thông tin vĩ mô thường được doanh nghiệp quan tâm đó là:thông tin về sự tăng trưởng, suy thoái của nền kinh tế; lãi suất ngân hàng, tỷgiá ngoại tệ, tình hình biến động của thị trường chứng khoán…; tình hình lạmphát, giảm phát và các chính sách kinh tế của Chính Phủ, các chính sách chínhtrị, ngoại giao…

Ngoài những thông tin về môi trường vĩ mô, những thông tin về ngànhkinh doanh cũng cần được xem xét: Mức độ và yêu cầu công nghệ thông tincủa ngành; mức độ cạnh tranh, khả năng xuất hiện đối thủ cạnh tranh và quy

mô của thị trường và nhịp độ và xu hướng vận động của ngành kinh doanh…

1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

Trong phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể sử dụng

1.3.2 Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ là hệ thống gồm hai phương pháp: phương phápthay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch

Trang 24

1.3.3 Phương pháp cân đối liên hệ

Cân đối liên hệ có cơ sở là sự cân bằng về số lượng giữa hai mặt củacác yếu tố và quá trình kinh doanh: giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn,giữa nhu cầu và khả năng thanh toán, giữa nguồn mua sắm và nhu cầu các vật

tư, giữa thu và chi… Mối liên hệ cân đối vốn có về lượng của các yếu tố dẫnđến cân bằng mức biến động giữa các yếu tố đó Dựa vào nguyên tắc này taxác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ dưới dạng tổng sốbằng cân đối liên hệ

1.3.4 Phương pháp chi tiết

Kết quả sản xuất kinh doanh có thể được chi tiết theo nhiều hướng khácnhau, thông thường được chi tiết theo các hướng sau:

Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: được sử dụng để tìm kếtcấu của chỉ tiêu kinh tế và xác lập vai trò của bộ phận cá biệt hợp thành chỉtiêu tổng hợp Việc chi tiết này có tác dụng đánh giá ảnh hưởng từng bộ phậnđến chỉ tiêu phân tích chung và được quyết định bởi nhiệm vụ, nội dung vàyêu cầu của công tác phân tích kinh doanh của doanh nghiệp

Chi tiết theo thời gian: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp bao giờ cũng là kết quả của một quá trình Chi tiết theo thờigian sẽ giúp kết quả phân tích phản ánh đầy đủ, chính xác và có thể tìm rađược thời gian tốt nhất theo kết quả đạt được khi doanh nghiệp sử dụng khảnăng của mình, có thể xác định được sự không đều đặn của quá trình sản xuấtkinh doanh Khi phân tích các chỉ tiêu theo năm cần chú ý chi tiết theo quý,tháng… tùy vào mục đích sử dụng các thông tin chi tiết đó

Chi tiết theo địa điểm: kết quả kinh doanh cuối cùng là kết quả đónggóp của tất cả các bộ phận trên các địa điểm khác nhau Chi tiết theo địa điểm

sẽ làm rõ hơn kết quả của từng bộ phận và ảnh hưởng của chúng đến kết quảchung cuối cùng Ví dụ, doanh thu của doanh nghiệp thương mại có thể chitiết theo từng cửa hàng, theo từng vùng, khu vực…

Trang 25

1.3.5 Phương pháp phân tích hồi quy

Phương pháp phân tích hồi quy là một trong những công cụ cơ bản của kinh tế lượng Phân tích hồi quy là mô tả mối quan hệ của một biến phụ thuộc

Y vào một hay nhiều biến biến độc lập X ( ) = ( , , … )

Dạng tổng quát của phương trình hồi quy: ( ) = +

Dạng phương trình hồi quy đơn giản thường sử dụng: tTrong phân tích hiệu quả kinh doanh có thể sử dụng phương pháp hồiquy để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng để giải thích rõ hơn hiệu quả kinhdoanh chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào và chịu ảnh hưởng ra sao Đâycũng là cơ sở để có thể đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh các doanh nghiệp

1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế tổng hợp, được tạo thànhbởi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh Do vậy hiệu quả kinhdoanh của một doanh nghiệp không chỉ được xem xét một cách tổng hợp màcòn được nghiên cứu trên cơ sở các yếu tố thành phần, đó là hiệu quả cá biệt

1.4.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt

Để có thể xem xét, đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cábiệt, chúng ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sảnxuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện, từng nguồn lực vớikết quả đạt được Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cá biệt đối với từng loạiphương tiện khác nhau thường được sử dụng với nhiều tên gọi như: hiệu suất,năng suất, tỷ suất…

a Hiệu suất sử dụng tài sản doanhTngnghidoanhệp thu

Hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng ổ tài sản bình quân x 100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng tài sản đầu tư vào hoạt

Trang 26

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì tạo ra bao nhiêu đồng doanhthu Giá trị của chỉ tiêu này cao có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng tài sảnmột cách hiệu quả, tạo ra doanh thu lớn trên một đồng đầu tư vào tài sản.

Tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà chỉ tiêu này sẽ khácnhau Do đó khi thực hiện phân tích chúng ta phải đối chiếu giữa các doanhnghiệp với nhau và với số bình quân toàn ngành Một doanh nghiệp có chỉtiêu này cao hơn các doanh nghiệp khác hay cao hơn mặt bằng chung củangành chứng tỏ trình độ quản lý, phương thức tổ chức sản xuất và khả năng sửdụng tài sản một cách hiệu quả

Trong công thức phát biểu trên, doanh thu bao gồm cả ba hoạt động đó

là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ, doanh thu từ hoạtđộng tài chính và doanh thu khác vì tài sản của doanh nghiệp được tạo rađươc đầu tư từ kết quả của cả ba hoạt động trên Mẫu số là giá trị bình quân,

có thể là giá trị bình quân của đầu kỳ và cuối kỳ nếu sự biến động về tình hìnhtài sản là không đáng kể Trong trường hợp có sự biến động tài sản lớn và liêntục thì để đảm bảo tính chính xác ta lấy giá trị bình quân của các tháng hoặcquý trong năm Ngoài ra, có thể sử dụng giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng

để thay thế cho chỉ tiêu doanh thu thuần

b Hiệu suất sử dụng tài sảDoanhncốđị nhthudoanhthunnghiBH&ệ p

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giáTSCầĐbình quân x 100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tương tự như chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này cũng cần được so sánh với các

doanh nghiệp khác và so với bình quân ngành Chỉ tiêu này cao cho thấy khả năng sử dụng TSCĐ của doanh nghiệ NG p TSC u k + NG TSC cu i k

Trang 27

Với NG TSCĐ đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) được xác định bằng NG TSCĐ đầu

kỳ (cuối kỳ) trừ đi giá trị hao mòn lũy kế ở đầu kỳ (cuối kỳ)

Trong nền kinh tế hiện nay thì TSCĐ của các doanh nghiệp không chỉbao gồm những tài sản có hình thái hiện vật (TSCĐ hữu hình) mà còn baogồm những tài sản vô hình như: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí muabằng phát minh sang chế… Như vậy, TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm:TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính

c Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp hay còn gọi làhiệu suất sử dụng vốn lưu động của doah nghiệp Vốn lưu động là biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn Quá trình vận động của vốn lưu độngbắt đầu từ việc dung tiền để mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, kinh doanhđến khâu tiến hành sản xuất, kinh doanh và cuối cùng là tổ chức tiêu thụ đểthu hồi lại tiền mặt ở hình thái ban đầu Quá trình vận động của vốn lưu độngchính là quá trình doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh củamình Tùy theo hình thức kinh doanh của mỗi ngành nghề mà thời gian luânchuyển của vốn lưu động sẽ dài ngắn khác nhau Để đo lường điều này tadùng chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động hay số ngày của một vòng quay vốnlưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lDoanhưuđộngthu thuần BH&CCDV

Số vòng quay VLĐ = VLĐ bình quân

S ng y v ng quay VL = S VL b nh qu n x 360 ng y

Chỉ tiêu số vòng quay VLĐ thể hiện tốc độ luâna chuyển vốn lưu độnghay hiệu suất sử dụng vốn lưu động Trong công thức trên VLĐ bình quânđược xác định bằng số trung bình của VLĐ đầu kỳ và cuối kỳ

Trang 28

Số vòng quay VLĐ càng lớn tức là thời gian luân chuyển vốn lưu độngcàng nhanh thì được đánh giá là càng tốt Điều này không chỉ cho thấy mức

độ tiết kiệm vốn, sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền có hiệu quả màcòn cho thấy doanh nghiệp có khả năng cân đối cao các khoản thanh toánngắn hạn cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh để sử dụng tiền mặthiệu quả nhất, chi phí thấp nhất

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu

Bên cạnh việc phân tích vòng quay VLĐ, chúng ta còn đi vào phân tíchvòng quay khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi các khoản

nợ của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có doanh thu rất cao nhưng liệu có bịkhách hàng chiếm dụng vốn hay không? Các khoản phải thu có khả năng thuhồi hay không? Thu hồi như thế nào và thu hồi trong bao lâu cũng là các câu

hỏi đặt ra trong phân tích hiệu qu ả kinh doDoanhnhcủthuamộthutdoanhn nghiệp Số vòng quay KPT = KPT b nh qu

ầ n

S ng y v ng quay KPT = 360ì ngây

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần bình quân hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ, là tiêu chuẩn để đáng giá các doanh nghiệp đã sử dụng hàng

tồn kho của mình hiệu quả như thế nào Gi v n h ng b n Số vòng quay HTK = HTK áố bình à quân á

S ng y v ng quay HTK = 360 ng y

ố ò à ồ

d Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp

Năng suất lao động là chỉ tiêu biểu hiện khả năng sản xuất, sức sản xuấtcủa lao động trong doanh nghiệp Chỉ tiêu này có thể được biểu hiện bởi

Trang 29

nhiều đại lượng khác nhau như năng suất lao động năm (NSLĐ năm), năngsuất lao động ngày (NSLĐ ngày) và năng suất lao động giờ (NSLĐ giờ) củacông nhân trực tiếp sản xuất (CNSX), công nhân phục vụ và quản lý sản xuất

Chỉ tiêu về năng suất lao động được tính:Gi tr s n xu t NSLĐ năm = S CNSX á bình ịả quân ấ n

Tỷ suất chi phí lương trên doanh thu = Doanh í ề thu ươ

Các chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp càng có hiệu suất sử dụnglao động cao Khi tính chỉ tiêu trên, CNSX là công nhân trực tiếp sản xuất tạidoanh nghiệp Nếu ta dùng chỉ tiêu số lượng công nhân viên (CNV) thì cóđược năng suất lao động của công nhân viên Tuy nhiên, khi phân tích phảixem xét tỷ trọng của CNSX trên CNV để thấy rõ hiệu quả công tác quản lý tạidoanh nghiệp Nếu tỷ trọng của CNSX trên CNV càng lớn chứng tỏ việc tổchức lao động, khả năng quản lý lao động gián tiếp càng tốt

Các chỉ tiêu trên chỉ mới cho biết một khái niệm rộng liên quan đếnhiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp Để có ý niệm chính xác hơn cầnxem xét từng loại hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như từng loại nhâncông Trong khá nhiều trường hợp, để thấy rõ hơn hiệu suất sử dụng lao độngdoanh nghiệp trong quá trình kinh doanh người ta còn dùng chỉ tiêu chi

phí lương với doanh thu. Chi ph ti n l ng Tỷ suất chi phí lương trên doanh thu

= Doanhíề thu ươ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng tiền

Trang 30

lương Nếu chỉ tiêu này càng cao có nghĩa hiệu suất sử dụng lao đồng củadoanh nghiệp càng thấp Trị giá cả chỉ tiêu này thường nhỏ hơn 1 khá nhiều,nếu càng gần đến 1 chứng tỏ hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệpchưa tốt, tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Việc sử dụng các chỉ têu trên trong phân tích cho ta thấy được hiệu quả

cá biệt của việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp Nghiên cứu các chỉ tiêunày cho phép đánh giá việc tăng giảm hiệu suất sử dụng lao động đối với kếtquả của doanh nghiệp

1.4.2 Phân tíc các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp

a Phân tích khả năng sinh lợi từ hoạt động của doanh

nghiệp Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Một bên là lợi nhuận, một bên là khối lượng cung cấp cho

xã hội như giá trị sản xuất, doanh thu Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng

tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn Đồng thời chỉ tiêu này còn cho biếtngành hàng nào có tỷ suất lợi nhuận cao hơn trong nền kinh tế Khi sử dụng

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận trước thuế x 100%

số liệu từ báo cáo tài chính, chỉ tiêu tỷ suất lợ ậ được xác định như sau:

Tổng doanh thuTrong công thức này, lợi nhuận trong công thức này có thể là lợi nhuậntrước thuế, lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tuy nhiên,

vì tỷ suất thu nhập là không giống nhau đối với từng mặt hàng, từng loại hìnhkinh doanh nên để phản ánh đúng thành tích, khả năng sinh lời của doanhnghiệp, ta sử dụng lợi nhuận trước thuế là tốt nhất

Như vậy, việc tính tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bao quát cả ba hoạtđộng của doanh nghiệp đó là hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tàichính và hoạt động khác Tuy nhiên, sức sinh lời của mỗi hoạt động là không

Trang 31

như nhau và hoạt động sản xuất kinh doanh thường là hoạt động chủ yếu củadoanh nghiệp; đo đó chúng ta cần xem xét them chỉ tiêu đánh giá khả năngsinh lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau đây

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD

Chỉ tiêu này xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và

lợi nhuận chỉ trong hoạt động sản xuất kinhL idoanhnhuncủthuadoanhnSXKDnghiệp.

Tỷ suất LN trên doanh thu SXKD = ợ Doanh ậ thu ầ thuần x 100%

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD phản ánh mức lãicủa một đồng doanh thu khi tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm Khi sử dụng chỉ tiêunày cần phân biệt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần toàn doanh nghiệpvới tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của từng loại sản phẩm

Khi dùng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả kinh doanh phải xem xétđến đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lược hoạt động và cả chính sáchđịnh giá của doanh nghiệp Các mục tiêu về thị phần, về lợi nhuận với chínhsách định giá cao, định giá cạnh tranh (thấp) đều có thể ảnh hưởng đến tỷ suấttrên

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, có nhiều đơn

vị thành viên thì cần tính toán chỉ tiêu này theo từng nhóm ngành nghề kinhdoanh, từng đơn vị để đánh giá toàn diện hơn khả năng sinh lời của doanhnghiệp Trong một số trường hợp, do chính sách khấu hao đặc biệt dẫn đếnchỉ tiêu lợi nhuận thuần bị tính toán sai lệch Do vậy, để loại trừ sự khác biệt

về chính sách khấu hao, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận có thể được tính toán lại

như sau: L i nhu n thu n SXKD + Kh u hao TSC

Tỷ suất lợi nhuận SXKD = ợ ậ Doanh ầ thu thuần SXKD ấ Đ x 100%

Chỉ tiêu hiệu quả này cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh, nó đolường hiệu quả đạt được từ 100 đồng doanh thu Sự tiến triển của chỉ tiêu này

Trang 32

qua thời gian chỉ ra khả năng mà doanh nghiệp phải duy trì để tái đầu tư Nócũng chỉ ra khả năng phát triển của doanh nghiệp Để hiểu khả năng này cầnphân tích chi tiết chi phí và kết quả của doanh nghiệp.

b Phân tích khả năng sinh lời tài sản

Cũng tương tự như phân tích trên, các

cho từng hoạt động cũng có thể chung cho cả

chỉ tiêu nghiên cứu có thể riêng doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản ROA đã phản ánh một cách tổnghợp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, kết quả về lợi nhuậncòn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp Nếu hai doanhnghiệp kinh doanh trong cùng một ngành nghề có điều kiện tương tự nhaunhưng áp dụng chính sách tài trợ khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau Vìvây, để thấy rõ thật sự hiệu quả của hoạt động thuần kinh tế của doanh nghiệp,

ta sử dụng chỉ tiêu sinh lời kinh tế RE Chỉ tiêu này được xác định

RE = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT x 100%

như sau:

Tổng tài sản bình quân

Gọi là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản vì lợi nhuận ở tử số của chỉtiêu này không quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn, nghĩa là không tính đến chiphí lãi vay Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư so với cácchi phí cơ hội khác Áp dụng tỷ suất này, doanh nghiệp sẽ đưa ra được quyếtđịnh nên huy động từ vốn chủ sỡ hữu hay vốn vay để tài trợ Nếu tỷ suất sinhlời kinh tế lớn hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay

và tạo ra phần tích lũy cho người sỡ hữu Về phía các nhà đầu tư, chỉ tiêu này

là căn cứ để xem xét đầu tư vào đâu là có hiệu quả nhất

Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lợi của tài sản biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận so vớitài sản

Trang 33

ở đây cũng bao gồm từ cả ba hoạt động của doanh nghiệp, do vậy số liệu vềtài sản xem xét ở đây cũng chính là số liệu tài sản tổng cộng trên bảng cân đối

kế toán

Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên, tỷ suất nàytính cho từng đơn vị để đánh giá sức sinh lời từng bộ phận tại doanh nghiệp.Nếu những đơn vị thành viên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau thìcần phân tích sức sinh lời tài sản theo từng ngành kinh doanh Tuy nhiên, việctách riêng từng loại tài sản phục vụ cho từng lĩnh vực sản xuất là hết sức khókhăn

Tỷ suất sinh lợi của tài sản là kết quả tổng hợp của những cố gắng củadoanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả cá biệt của các yếu tố sử dụng choquá trình sản xuất kinh doanh, là kết quả của nỗ lực mở rộng thị trường tiêuthụ, tăng doanh số và tiết kiệm các chi phí Điều này được thể hiện thông quaphương pháp phân tích Dupont trong kinh tế

Ta có sơ đồ khái quát các nội dung phân tích trong phân tích hiệu quảkinh doanh như hình sau Từ sơ đồ ta thấy chỉ tiêu ROA là chỉ tiêu tổng hợpphản ảnh kết quả cuối cùng của doanh nghiệp Phương pháp phân tíchDupond đã cho thấy mối quan hệ giữa ROA với Tỷ suất LN trên DT và Hiệusuất sử dụng tài sản ROA đã tổng hợp hai quá trình quan trọng trong sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, đó là quá trình sử dụng tài sản như thế nào đểtạo ra doanh thu và quá trình kiểm soát chi phí thế nào để từ doanh thu đó tối

đa hóa lợi nhuận Có thể thấy phân tích ROA và phân tích mối quan hệ giữa

Trang 34

ba chỉ tiêu này là chúng ta đã đi vào phân tích tương đối hiệu quả kinh doanhcủa một doanh nghiệp Cũng từ sơ đồ, tác giả muốn thể hiện một phần trongphân tích hiệu quả kinh doanh, đó là các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quảnày Rõ ràng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong giới hạn sơ đồ chúng tacũng thấy được nội tại bên trong doanh nghiệp những nhân tố nào có thể ảnhhưởng đến hiệu quả kinh doanh Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn, đầy đủ về cácnhân tố ảnh hưởng ở mục tiếp theo.

Trang 35

HIỆU QUẢ KINH DOANH

Thu nhập khác

Nhân tố ảnh hưởng

Tăng trưởng DT của DN

Quy mô của Doanh nghiệp

Tỷ trọng đầu tư TSCĐ

Nhân tố khác

Sơ đồ 2.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 36

1.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là mối quan hệ so sánh giữa kếtquả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt đượckết quả đó Nó cũng phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để đạtđược mục tiêu của doanh nghiệp Tuy nhiên các đại lượng kết quả đạt được vàchi phí bỏ ra cũng như trình độ sử dụng các nguồn lực chịu tác động trực tiếp củarất nhiều các nhân tố khác nhau với các mức độ khác nhau, do đó có ảnh hưởngtrực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp(trong nghiên cứu này tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản - ROA

để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp)

Các nhân tố ảnh hưởng có thể được phân chia thành hai nhóm: các nhân

tố bên trong doanh nghiệp (nhân tố chủ quan) và các nhân tố bên ngoài doanhnghiệp (nhân tố khách quan) như sau:

a Nhân tố chủ quan

Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp có thể được hiểu là quy mô về nguồn vốn,quy mô tài sản, quy mô mạng lưới tiêu thụ … Mô hình lý thuyết Lợi thế kinh

tế theo quy mô hay còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô được thể hiệnkhi chi phí bình quân trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mứctăng của sản lượng sản phẩm Lợi thế kinh tế theo quy mô có được bởi các lý

do sau:

Giảm thiểu chi phí cố định: chi phí cố định là các chi phí máy móc thiết bị

và một số các yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp Chi phí cốđịnh phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có sản xuất hay không nhưng sẽ khôngthay đổi theo mức sản lượng, nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp và khôngtăng cùng với mức tăng của sản lượng Vì vậy khi sản lượng sản phẩm sản xuấttăng, doanh nghiệp sẽ đạt được tính kinh tế nhờ quy mô Vì các

Trang 37

Bên cạnh đó các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi

về uy tín, thương hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính nên có khả năng tiếp cậnvới nguồn vốn tốt hơn (ví dụ như dễ dàng huy động hơn, mức vay cao hơn, lãisuất vay thấp hơn) cũng như các cơ hội hợp tác kinh doanh

Theo kết quả nghiên cứu của John Rand và Finn Tar (2002), Baard, V.C

và Van den Berg, A (2004), Zeitun và Tian (2007) thì quy mô của doanh nghiệp

có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Tốc độ tăng trưởng

Tăng trưởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp cóthể đạt được các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuấtkinh doanh Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ

sở vật chất để đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng được uy tín đối vớikhách hàng cũng như với các nhà cung cấp và các nhà đầu tư Jay Mattie, mộtchuyên gia hàng đầu về cung cấp dịch vụ cho các công ty tư nhân làm việccho văn phòng Pricewater Coopers Boston, nhận định rằng: “Nếu bạn khôngphát triển, bạn sẽ không theo kịp tốc độ nhu cầu thị trường, một đối thủ khác

sẽ tiến lên và đáp ứng bộ phận nhu cầu đó” Chính vì vậy, tăng trưởng còngiúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm đảmbảo sự tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay

Trang 38

Về mặt lý thuyết, tăng trưởng có thể mang lại những lợi ích quan trọngcho doanh nghiệp Một doanh nghiệp phát triển nhanh có thể là người tiênphong trong thị trường, có thể định hình các chuẩn ngành trong thị trường vàdựng các rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên tăng trưởng nhanhkhông phải không mang lại rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là khi tài chính,năng suất và năng lực quản lý không kịp gia tăng tương ứng với tốc độ tăngtrưởng của doanh nghiệp Một nghiên cứu gần đây về hơn 1.000 doanh nghiệptrên toàn cầu của tạp chí Mc Kinsey chỉ ra rằng: chỉ có 10% các doanh nghiệp

có được lợi thế lâu dài từ tốc độ tăng trưởng nhanh Trường hợp ngược lại,phát triển nhanh không đưa lại lợi ích gì, thậm chí còn gây khó khăn cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chính vì vây, doanh nghiệp cần duy trì một tốc độ tăng trưởng phù hợpdựa trên một kế hoạch kinh doanh chi tiết và tập hợp các nguồn lực hợp lý từ

đó làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngàycàng được nâng cao

Theo nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), tốc độ tăng trưởng có tácđộng tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quản trị nợ phải thu khách hàng

Khoản nợ phải thu khách hàng là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp

do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ, là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn cònchiếm dụng của doanh nghiệp Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiềncho khoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàngchiếm dụng mới không còn nữa Khoản phải thu này của doanh nghiệp phátsinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả vàđặc tính của sản phẩm, và đặc biệt là chính sách bán chịu (chính sách tín dụngthương mại) của doanh nghiệp Có thể nói hầu hết các doanh nghiệp đều phátsinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể

Trang 39

cho đến mức không thể kiểm soát được Kiểm soát khoản phải thu khách hàngliên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Nếu doanh nghiệp khôngbán chịu hàng hóa thì có thể dẫn đến việc khách hàng chuyển sang mua hàngcủa đối thủ cạnh tranh làm giảm doanh thu bán hàng từ đó làm giảm lợinhuận Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng

có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được

nợ cũng gia tăng có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có đủ nguồnvốn để tiếp tục đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm giảmkhả năng cạnh tranh với các đối thủ

Thông thường để đánh giá khả năng quản lý các khoản nợ phải thukhách hàng của doanh nghiệp người ta thường sử dụng chỉ tiêu số vòng quay

nợ phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân chobiết trung bình mất bao nhiêu ngày để một khoản phải thu được thanh toán.Nếu kỳ thu tiền bình quân có xu hướng giảm chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ củadoanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sangtiền mặt cao từ đó cho thấy hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu màdoanh nghiệp đang thực hiện là khả quan Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệpnâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưuđộng trong sản xuất đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán của doanhnghiệp Ngược lại, kỳ thu tiền bình quân càng tăng thì số tiền của doanhnghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm,làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu độngcho các hoạt động sản xuất Doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợthêm cho nguồn vốn lưu động này và để thanh toán các khoản nợ tới hạn từ đólàm gia tăng thêm chi phí kinh doanh cũng như rủi ro cho doanh nghiệp

Nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion(2011) cho thấy khả năng quản trị nợ phải thu khách hàng có ảnh hưởng tíchcực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 40

Đầu tư tài sản cố định

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động vàđối tượng lao động, các doanh nghiệp còn cần phải có tư liệu lao động Tàisản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trịlớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khitham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định vẫn giữ nguyênình thái vật chất ban đầu, nhưng giá trị đã bị giảm dần và được chuyển vào giátrị sản phẩm dưới hình thức khấu hao Do đó việc đầu tư và sử dụng tài sản cốđịnh có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Tuy nhiên mức độ tác động của tài sản cố định tùy thuộc vào từngngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp sản xuất,giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực của các tài sản cố định vì vậycác doanh nghiệp này thường chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị máymóc, công nghệ sản xuất hiện đại để không ngừng nâng cao số lượng cũngnhư chất lượng của sản phẩm nhằm đáp ứng một tốt nhất nhu cầu của kháchhàng, mở rộng được thị trường và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thịtrường Mặt khác, các chi phí liên quan đến việc sử dụng tài sản cố định nhưchi phí sửa chữa, chi phí khấu hao… cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận củadoanh nghiệp trong kỳ kinh doanh

Việc đầu tư vào tài sản cố định (đặc biệt là máy móc thiết bị và nhàcửa) còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình hình tài chính, trình độ củalực lượng lao động, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, sự biếnđộng của thị trường, … Nếu doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản cốđịnh mà không cải tiến được hiệu quả kinh doanh thì sẽ gây nên lãng phí vốn

có thể khiến doanh nghiệp bị thiếu vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinhdoanh từ đó cũng có thể gia tăng rủi ro và làm giảm khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp

Ngày đăng: 28/05/2019, 13:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Thị Kim Anh (2012), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Anh
Năm: 2012
[2] PGS. TS. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Thống kê
[3] PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2008), “Bàn về hiệu quả kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh”, Tạp chí Kinh tế &Phát triển (trang 112) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về hiệu quả kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh”", Tạp chí Kinh tế & Phát triển
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Năm: 2008
[4] PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
Năm: 2013
[5] Th.S Phạm Lê Hồng Nhung, Bài giảng hướng dẫn thực hành SPSS cơ bản, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng hướng dẫn thực hành SPSS cơ bản
[6] GS.TS.Bùi Xuân Phong (2004), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: GS.TS.Bùi Xuân Phong
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2004
[7] Nguyễn Thị Minh Phụng (2008), Phân tích hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phụng
Năm: 2008
[8] GS.TS. Trương Bá Thanh (chủ biên), PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên (2009), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệpphần II, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệpphần II
Tác giả: GS.TS. Trương Bá Thanh (chủ biên), PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2009
[9] GS.TS Trương Bá Thanh (2000), Bài giảng kinh tế lượng, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế lượng
Tác giả: GS.TS Trương Bá Thanh
Năm: 2000
[10] Nguyễn Thị Hoài Thương (2007), Phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp Thủy sản Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả kinh doanh tại cácdoanh nghiệp Thủy sản Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Thương
Năm: 2007
[12] PGS.TS. Hoàng Tùng (2010), Bài giảng Phân tích tài chính, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Phân tích tài chính
Tác giả: PGS.TS. Hoàng Tùng
Năm: 2010
[13] PGS.TS. Hoàng Tùng (2004), Phân tích hiệu quả kinh doanh vận tải đường sắt, Báo cáo khoa học , Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả kinh doanh vận tảiđường sắt", Báo cáo khoa học
Tác giả: PGS.TS. Hoàng Tùng
Năm: 2004
[14] Lê Nguyễn Thanh Tuyền (2013), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuấtchế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Lê Nguyễn Thanh Tuyền
Năm: 2013
[15] Hoàng Thị Xinh (2006), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Hoàng Thị Xinh
Năm: 2006
[16] Charles H. Gibson, Financial Reporting Analysis - Using financial Accouting information, South - Western College Publishing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial Reporting Analysis - Using financial Accouting information
[17] Lindo D.K. (2008), “Asset Management is Your Job”, In SuperVision, vol. 69, issue 1, pp. 14-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asset Management is Your Job”
Tác giả: Lindo D.K
Năm: 2008
[18] Memon F., Niaz Ahmed Bhutto, Ghulam Abbas (2012), “Capital Structure and Firm Performance: A Case of Textile Sector of Pakistan”, Asian Journal of Business and Management Sciences Sách, tạp chí
Tiêu đề: Capital Structure and Firm Performance: A Case of Textile Sector of Pakistan”
Tác giả: Memon F., Niaz Ahmed Bhutto, Ghulam Abbas
Năm: 2012
[19] Modigliani, F., and Merton H. Miller (1963), “Corporate Income Taxes and the Cost of Capital: A Correction”, The American Economic Review, 53, 433-443 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Income Taxes and the Cost of Capital: A Correction”, "The American Economic Review
Tác giả: Modigliani, F., and Merton H. Miller
Năm: 1963
[20] Modigliani, F., and M. Miller (1958), “The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment”, American Economic Review, 48, 261-297 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment”, "American Economic Review
Tác giả: Modigliani, F., and M. Miller
Năm: 1958
[21] Neil Nagy (2009), “Determinants of Profitability: What factors play a role when assessing a firm’s return on assets?” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of Profitability: What factors play a role when assessing a firm’s return on assets
Tác giả: Neil Nagy
Năm: 2009

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w