ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN QUA ..... NHỮNG KẾT QUẢ VÀ TỒN TẠI CUẢ H
Trang 1PHAN THANH TÙNG
QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng – Năm 2014
Trang 2PHAN THANH TÙNG
QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số: 60.34.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH
Đà Nẵng – Năm 2014
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào
Người cam đoan
Phan Thanh Tùng
Trang 41 Lý do chọn đề tài đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Cấu trúc của luận văn 2
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 HÀNG 7
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH HÀNG VÀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG 7
1.1.1 Khái niệm khách hàng 7
1.1.2 Đặc điểm KH của ngân hàng 10
12
1.1.4 Lợi ích của việc thu hút và duy trì khách hàng có giá trị 14
1.1.5 Quản trị quan hệ khách hàng 15
1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG 20
1.2.1 Hoạch định mục tiêu của CRM 20
1.2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng 21
1.2.3 Phân tích cơ sở dữ liệu 23
1.2.4 Lựa chọn khách hàng mục tiêu 26
1.2.5 Hoạt động tương tác, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp mục tiêu 28
1.2.6 Đo lường và đánh giá công tác quản trị quan hệ khách hàng 32
1.2.7 Đặc điểm của quản trị quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 33
Trang 5CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG 41 DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NAM 41
2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH QUẢNG NAM 41
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 41
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam 43
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam 44
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam qua các năm 47
2.1.5 Thị phần hoạt động của Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 52
2.2 CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUẢN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM 54
2.2.1 Công tác quản trị điều hành 54
2.2.2 Yếu tố văn hóa Vietcombank 54
2.2.3 Hệ thống công nghệ thông tin 56
2.2.4 Công tác hỗ trợ kinh doanh 57
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH QUẢNG NAM 58
Trang 6nhánh Quảng Nam hiện nay 59 2.3.2 Cơ sở dữ liệu khách hàng doanh nghiệp 60 2.3.3 Phân tích cơ sở dữ liệu và lựa chọn khách hàng doanh nghiệp mục tiêu của VCB Quảng Nam 64 2.3.4 Các chính sách tương tác với khách hàng và các chương trình chăm sóc khách hàng mục tiêu 66 2.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN QUA 72 2.4.1 Đánh giá kết quả đạt được thông qua một số chỉ tiêu kế hoạch chính của VCB Quảng Nam 72 2.4.2 Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp có quan với Vietcombank Quảng Nam 74 2.4.3 Đánh giá các mặt hoạt động khác 74 2.5 NHỮNG KẾT QUẢ VÀ TỒN TẠI CUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN QUA 75
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NAM 79
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH QUẢNG NAM 79
Trang 7Nam 79
3.1.2 Tầm nhìn chiến lược và mục tiêu của Vietcombank Việt Nam đến năm 2016 81
3.1.3 Kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam giai đoạn 2014-2016 83
3.1.4 Định hướng hoạt động mảng khách hàng doanh nghiệp tại VCB Quảng Nam 85
3.1.5 Những yêu cầu cơ bản để thực hiện tốt công tác quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại VCB Quảng Nam 86
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH QUẢNG NAM 90
3.2.1 Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng 90
3.2.2 Phân tích cơ sở dữ liệu, lựa chọn khách hàng mục tiêu 93
3.2.3 Hoạt động tương tác với khách hàng và các chương trình hỗ trợ chăm sóc khách hàng doanh nghiệp mục tiêu 97
3.2.4 Hoàn thiện các công cụ thực hiện quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại VCB Quảng Nam 101
3.2.5 Đo lường kết quả thực hiện quản trị quan hệ khách hàng 102
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 103
3.3.1 Kiến nghị đối với Vietcombank Việt Nam 103
3.3.2 Đề xuất với lãnh đạo Chi nhánh 104
KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 8Vietcombank TW : Ngân h
Chi nhánh Quảng Nam
Trang 9hình vẽ Tên hình vẽ Trang Hình 1.1 Mô hình các chương trình xây dựng mối quan hệ khách
hàng
30
Hình 2.3 Mô hình quản lý thông tin khách hàng 62
Trang 10bảng Tên bảng Trang 2.1 Tình hình huy động vốn của Vietcombank Quảng Nam 47 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của Vietcombank Quảng Nam 48
2.10 Danh sách khách hàng doanh nghiệp xếp hạng vàng, bạc đồng
năm 2013 củaVCB Quảng Nam
Phụ lục
2.11 Số liệu huy động vốn và dƣ nợ theo khách hàng 72
3.1 Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu trong các năm đến 80
3.2 Kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận của VCB Quảng Nam
3.4 Theo chấm điểm xếp hạng nội bộ doanh nghiệp Phụ lục 3.5 Phân loại KHDN theo thời gian quan hệ với NH Phụ lục 3.6 Tỷ trọng chấm điểm khách hàng theo từng tiêu chí Phụ lục
3.8 Phân loại KHDN theo thời gian quan hệ với NH Phụ lục
Trang 113.11 Phân loại KHDN theo số dư tiền gửi Phụ lục
3.13 Phân loại KHDN theo thời gian quan hệ với NH Phụ lục 3.14 Tỷ trọng chấm điểm khách hàng theo từng tiêu chí Phụ lục
3.15 Chính sách áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp thông
thường, doanh nghiệp tiềm năng, doanh nghiệp có khả năng mất đi Phụ lục 3.16 Chính sách áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp mục tiêu Phụ lục
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài đề tài
Hiện nay nền kinh kế nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Việt Nam ngày càng phải đối phó nhiều hơn với áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng trong và ngoài nước, đặc biệt là hầu hết các ngân hàng lớn nước ngoài như Citi Bank, ANZ, Mitsubisi, BNP, Deutschebank cũng như các định chế tài chính khác từ Mỹ, Liên minh châu Âu và hàng loạt các quốc gia hàng đầu trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam Để tồn tại và phát triển
cứu đề tài “
- Chi nhánh Quảng Nam”
2 Mục đích nghiên cứu
+ Nghiên cứu các cơ sở lý luận về quản trị quan hệ khách hàng
+ Nghiên cứu thực trạng công tác quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Nam hiện nay, các kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế
Trang 13+ Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh trong tương lai
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn của hoạt động quản trị quan hệ khách hàng, hệ thống quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại VCB Quảng Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam, từ đó đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp điều tra phân tích, thống kê và so sánh, phương pháp điều tổng hợp điều tra số liệu lấy thực tế làm cơ sở, phương pháp logic Đồng thời , đề tài cũng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tiếp cận
hệ thống để nêu vấn đề, phân tích diễn giải và đưa ra kết luận
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày bao gồm ba Chương:
Chương 1
Chương 2: Thực trạng quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản trị quan hệ khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam
Trang 146 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay trong nước chủ đề CRM cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu và sách được xuất bản như: TS.Trương Đình Chiến (2009), Quản trị quan
hệ khách hàng, NXB Phụ Nữ, Hà Nội; Bài giảng: Quản trị quan hệ khách hàng, ThS Bùi Thanh Huân, Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng để tác giả nghiên cứu và tham khảo Bên cạnh đó cũng có một số đề tài nghiên cứu về CRM như: “Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Đắk Lắk” của tác giả Đinh Lê Thục Trinh (năm 2010) Tác giả đã hệ thống lại các nội dung cơ bản của quản trị quan hệ khách hàng Đặc biệt tác giả phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến quản trị khách hàng trong hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng BIDV Đắk Lắk Tác giả phân tích thực trạng hoạt động CRM tại BIDV Đắk Lắk về sứ mệnh và mục tiêu của hệ thống CRM, hoạt động khách hàng, hoạt động tương tác với khách hàng, hoạt động đáp ứng nhu cầu cá biệt và đánh giá mức độ sự hài lòng dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp Tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động CRM tại BIDV Đắk Lắk gồm xác định sứ mệnh và mục tiêu của quản trị quan hệ khách hàng, hoàn thiện mô hình CRM, tăng cường hoạt động tương tác với khách hàng, phát huy cá nhân hoá khách hàng, thiết lập ban chăm sóc khách hàng Tuy nhiên cách xác định khách hàng mục tiêu vẫn chưa được rõ
Đề tài: “Quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam” của tác giả Phạm Chí Binh (năm 2011) Tác giả đã phân tích thực trạng quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam Tác giả đã đưa ra những định hướng để xây dựng hệ thống CRM gồm thiết lập bộ máy chức năng marketing, khắc phục quan điểm nhận thức, hoàn thiện hệ thống thông tin CRM, xây dựng văn hoá kinh doanh Bên cạnh
đó tác giả đã thiết kế hệ thống CRM tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Trang 15Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam gồm xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, phân tích cơ sở dữ liệu, lựa chọn khách hàng mục tiêu, các công cụ tác động vào khách hàng mục tiêu, đo lường kết quả thực hiện chương trình CRM, mô hình tổ chức CRM Tuy nhiên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu là về mảng tín dụng , cơ sở xác định khách hàng mục tiêu
để có các hoạt động tương tác, hỗ trợ chăm sóc dựa trên việc chấm điểm tín dụng là chưa thuyết phục
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo một số khái niệm về CRM sau:
CRM – Customer Relationships Management là một hoạt động kinh tế khó định nghĩa bởi được áp dụng vào nhiều cấp độ khác nhau của khách hang như nhà phân phối, nhà bán buôn, đối tác, người tiêu dung
Có rất nhiều quan điểm về CRM như sau:
- Xem CRM như gói phần mềm, hệ thống hay công nghệ
Hệ thống CRM là gói phần mềm có thể hiệu chỉnh thông số để tích hợp và quản trị mọi khía cạnh tương tác với khách hàng trong tổ chức và cải thiện khả năng của tổ chức trong việc xử lý dịch vụ khách hàng, sales, marketing, những giao dịch trực tuyến và đặt hàng ( Green và Ridings,2002)
CRM là một quá trình thu thập thông tin để tăng hiểu biết về việc quản trị quan hệ của tổ chức với khách hàng của mình Đó là một chiến Lược kinh doanh mà công nghệ thông tin được sử dụng để cung cấp cho doanh nghiệp quan điểm toàn diện, đáng tin cậy, tích hợp với cơ sở khách hàng, qua đó mọi quá trình và cơ sở tương tác với khách hàng giúp duy trì và mở rộng quan hệ
có lợi cho cả đôi bên CRM do đó là một kỹ thuật hay là một tập hợp các quá trình được thiết kế để thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin hỗ trợ tổ chức đánh giá và tùy chọn chiến lược (Zikmund và cộng sự , 2003)
- Xem CRM là việc dự trữ và phân tích dữ liệu
Trang 16Theo cuốn E- Commerce ( A Special Report) Openers In Translation, của D.P.Halmilton (2001): CRM là quá trình lưu trữ và phân tích một lượng lớn dữ liệu từ bộ phận bán hàng, trung tâm dịch vụ khách hàng , việc mua thực tế, đi sâu vào hành vi khách hàng CRM cũng cho phép doanh nghiệp đối
xử khác nhau đối với các dạng khách hàng khác nhau
CRM là việc khai thác và phân tích cơ sở dữ liệu marketing và sử dụng các công nghệ thông tin nhằm đánh giá tình hình của doanh nghiệp và xác định các phương pháp cho phép cực đại giá trị lâu dài của từng khách hàng đối với doanh nghiệp (Kumar và Reiartz, 2006)
- Xem CRM như sự thay đổi văn hóa trong tổ chức
Theo cuốn Customer Relationships Management: the Bottom Line to Optimizing Your Roi của Anton và Petouhoff, 2002
CRM là sự thay đổi văn hóa đầu tiên, tốt nhất của một tổ chức, chẳng hạn thay đổi các cách thức kinh doanh với công nghệ cao tại mỗi điểm tiếp xúc khách hàng
- Xem CRM như một hoạt động quản trị tập trung vào các mối quan hệ chứ không phải các giao dịch
Định nghĩa rộng hơn của CRM bao gồm tất cả các hoạt động biến khách hàng ngẫu nhiên thành khách hàng trung thành nhờ làm hài lòng hoặc hơn cả yêu cầu của họ tới mức họ sẽ mua lại (Swift,2001)
Theo cuốn Managing Customer Relationship của D.Peppers and M.Rogers,
2004 : CRM là quá trình ra các quyết định quản trị với mục tiêu sau cùng là gia tăng giá trị của cơ sở khách hàng thông qua các mối quan hệ tốt hơn với các khách hàng dựa trên cơ sở cá biệt theo khách hàng
- Xem CRM như một hoạt động quản trị nhu cầu
Trang 17CRM là quá trình quản trị năng động mối quan hệ khách hàng – doanh nghiệp để khách hàng tiếp tục trao đổi thương mại có lợi cho cả đôi bên và ngăn cản họ tham gia vào những trao đổi không sinh lợi cho doanh nghiệp (Bergeron, 2002)
- Xem CRM như một chiến lược tập trung vào khách hàng hiện tại CRM bao gồm những tiến trình kinh doanh mà tổ chức thực hiện nhằm nhận diện, lựa chọn, thâu tóm, nuôi dưỡng, duy trì và phục vụ khách hàng tốt hơn Những tiến trình này bao hàm thoả thuận end – to – end của tổ chức với khách hàng và triển vọng về mối quan hệ với khách hàng qua thời gian (Bodenberg, 2001)
CRM là một chiếc lược kinh doanh trong đó doanh thu, lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng đạt được nhờ tổ chức phân đoạn khách hàng, nuôi dưỡng sự hài lòng của khách hàng và thực thi các quá trình tập trung vào khách hàng Công nghệ CRM nên đi sâu vào khách hàng, tăng cường tiếp cận khách hàng, tương tác và hội nhập với khách hàng hiệu quả hơn qua tất cả các kênh và các bộ phận chức năng của doanh nghiệp (Gartner Group)
Trang 18Khách hàng là người quan trọng nhất đối với doanh nghiệp KH là người quyết định sự sống còn của DN Họ là mục tiêu, là cảm hứng và là nguồn lợi nhuận mà DN hướng tới Vậy Kh là là những cá nhân hoặc tổ chức
có nhu cầu mua sản phẩm của DN và có khả năng thanh toán Họ không chỉ là người mua hàng hóa hay dịch vụ của DN Họ có thể là nhà đầu tư, cơ quan quản lý những người làm việc trong doanh nghiệp
Khách hàng của ngân hàng thương mại là tập hợp những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp,… có nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngân hàng và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đó của mình Khách hàng tham gia vào cả quá trình cung c
Dựa trên nhiều phương diện khác nhau, KH được chia làm nhiều loại:
- Theo mục đích mua hàng:
+ KH tiêu dùng là những người mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với mục đích tiêu dùng Họ thường là những người mua với số lượng nhỏ, mua nhiều lần, quy trình mua đơn giản và ít chịu ảnh hưởng của môi trường trong tiến trình mua, họ chịu ảnh hưởng nhiều bởi giá
Trang 19+ KH tổ chức là những KH mua sản phẩm, dịch vụ để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình, đó là đầu vào của quá trình sản xuất Họ thường là những người mua với số lượng lớn, tiến trình mua chuyên nghiệp, ít chịu ảnh hưởng bởi giá nhưng chất lượng và quy trình phục vụ ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua của họ
- Theo lịch sử mua hàng:
+ KH hiện có: là những tổ chức hay cá nhân đã, đang tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp Nói cách khác, KH hiện có là người đang có quan hệ mua bán với doanh nghiệp KH hiện có của doanh nghiệp được chia thành nhiều cấp bậc là KH mua hàng lần đầu, KH mua hàng lặp lại, KH mua thường xuyên và KH trung thành Làm hài lòng KH hiện có
là mục tiêu luôn hướng đến của bất kỳ doanh nghiệp nào Khi KH hiện có của doanh nghiệp được thỏa mãn tố nhu cầu thì họ là nguồn cung cấp thông tin hiệu quả nhất đến các KH tiềm năng cho doanh nghiệp
+ KH tiềm năng: là tổ chức hoặc cá nhân có khả năng trở thành hoặc không trở thành KH hiện có của doanh nghiệp trong tương lai Chi phí để tìm kiếm một KH mới có thể gấp 5- 15 lần so với chi phí giữ KH cũ, nhưng để
mở rộng khu vực hoạt động, tìm kiếm những thị trường mới và tìm kiếm nguồn lợi nhuận lâu dài trong tương lai… bắt buộc các doanh nghiệp phải
“quan tâm” đến KH tiềm năng
- Theo phạm vi hoạt động:
+ KH bên trong: là đội ngũ ở bên trong tổ chức mà công việc của họ phụ thuộc vào công việc của các bộ phận khác, cần phải cung cấp cho họ những điều họ cần để họ có thể thực hiện công việc một cách tố nhất
+ KH bên ngoài: là những người bên ngoài tổ chức mua hàng hóa, dịch
vụ do tổ chức cung cấp
Trang 20Khách hàng nào cũng quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhau, có khách hàng bên ngoài thì doanh nghiệp và khách hàng bên trong mới tồn tại Ngược lại, nhờ có sự phối hợp, tương tác giữa các bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp và khách hàng bên ngoài mới có mối quan hệ trao đổi, mua bán
Tuy nhiên, trong luận văn này, khi nói đến khách hàng thì chủ yếu là nói về khách hàng bên ngoài Khách hàng đang là của doanh nghiệp hôm nay nhưng chưa chắc là khách hàng của doanh nghiệp ngày mai Ngược lại, hôm nay họ chưa phải là khách hàng của doanh nghiệp nhưng có thể ngày mai họ lại là khách hàng của mình Điều này có nghĩa là doanh nghiệp luôn có khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai Để liên tục phát triển và kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp phải giữ khách hàng cũ, khách hàng trung thành và phải chú ý tìm kiếm, phát triển khách hàng mới
Khách hàng mong muốn gì ở ngân hàng:
- Mong đợi của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của họ Nhìn chung, khách hàng đều mong muốn dịch vụ ngân hàng sẽ đáp ứng những nhu cầu của họ:
- Thời gian: Khách hàng mong muốn dịch vụ được cung ứng một cách nhanh nhất và kịp thời
- Độ an toàn: Điều này thể hiện ở uy tín, kết quả kinh doanh của ngân hàng
- Độ tin cậy: Thể hiện ở sự chính xác của các giao dịch, năng lực của các nhân viên khi xử lý công việc, mức độ giữ lời hứa của ngân hàng
- Thủ tục đơn giản, gọn nhẹ: Khách hàng thường có khuynh hướng cho rằng thủ tục giấy tờ là việc của ngân hàng, cần tối thiểu hóa sự tham gia của khách hàng, nghĩa là giảm số lượng giấy tờ khách hàng phải điền vào
Trang 21- Được đối xử một cách tôn trọng: Khách hàng luôn chờ đợi sự đón tiếp hợp lý, được nhân viên ngân hàng chào đón lịch sự, thân thiện, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng
- Giao dịch thuận tiện: Khách hàng luôn mong muốn dễ dàng tiếp cận
và liên lạc với dịch vụ ngân hàng, thể hiện qua giờ mở cửa, số đường giây điện thoại,…
- Được bảo hộ: Nghĩa là khách hàng mong muốn ngân hàng cung cấp dịch vụ trọn gói Ví dụ, đối với dịch vụ chuyển tiền du học, khách hàng mong ngân hàng cung cấp trọn gói cho vay, làm thủ tục với ngân hàng và chuyển tiền đi
- Giá cả: Chính là mức lãi suất hoặc phí của ngân hàng Tùy loại hình sản phẩm, khách hàng sẽ mong đợi giá cả khác nhau: đối với dịch vụ tiền gửi, khách hàng mong muốn lãi suất cao; đối với dịch vụ cho vay, khách hàng lại muốn lãi suất thấp; khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng (ví dụ: dịch vụ chuyển tiền thanh toán) thì mong mức phí sẽ thấp,…
1.1.2 Đặc điểm KH của ngân hàng
Các KH của ngân hàng có thể là cá nhân và hộ gia đình, các tổ chức, thậm chí KH của nó có thể là một ngân hàng đồng nghiệp, một tổ chức tài chính tín dụng bất kể quốc tịch hay họ cư trú nơi đâu
a KH cá nhân và hộ gia đình (tiêu dùng)
- Những người đóng vai trò chủ chốt, nắm vai trò quyết định trong gia đình, tối thiểu là không phải trẻ vị thành niên sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc mua dịch vụ của ngân hàng
- KH nhiều và thường phân tán về mặt địa lý
- Thói quen thích giao dịch gần
- Nhu cầu nhỏ, đàn hồi cao
- Ít có những mối quan hệ qua lại, ràng buộc với ngân hàng
Trang 22- Thông thường, việc giao dịch là để phục vụ cho đời sống và sinh hoạt
- Tính chuyên nghiệp trong giao dịch thấp
- Thời gian có liên quan đến quyết định thường ngắn hơn và không mang tính chất hình thức
- Việc mua dịch vụ chịu nhiều nhân tố ảnh hưởng: tâm lý, văn hóa, xã hội và các nhân tố thuộc về bản thân họ
- Có nhiều người tham gia vào tiến trình ra quyết định
- Có một bộ phận chuyên đảm trách việc giao dịch
- Mối quan hệ giữa ngân hàng và KH thường gần gũi hơn, có mối quan
hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau
- Việc giao dịch chủ yếu là để thực hiện kinh doanh hoặc thực hiện một chức năng nào đó Họ thường quan tâm đến vấn đề lợi nhuận, giảm chi phí, đàm phán kỹ về giá cả và hay đòi hỏi có giảm giá trong những trường hợp nhất định, hoặc khả năng thỏa mãn những yêu cầu cho công việc, chẳng hạn như yêu cầu về kế hoạch cung cấp, số lượng, chất lượng, địa điểm…
- Là KH có trình độ
- Quyết định mua thường kéo dài và phức tạp hơn
- Trong quá trình giao dịch, KH và ngân hàng thường có tác động qua lại lẫn nhau, các KH thường tìm kiếm các giải pháp, cung cấp thông tin, tư vấn
- Hành vi giao dịch là trực tiếp và có nhân nhượng lẫn nhau
Trang 23- Việc giao dịch chịu các nhân tố ảnh hưởng không giống KH tiêu dùng, bao gồm:
+ Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô và vi mô
+ Các nhân tố thuộc về tổ chức: quan điểm, chính sách, quy trình, cơ cấu tổ chức…
+ Các nhân tố tương hỗ: thẩm quyền, vị trí, tình cảm, sự thuyết phục… + Các nhân tố cá nhân của người có liên quan đến việc mua: tuổi tác, văn hóa, vị trí công việc, nhân cách, thái độ…
1.1.3
a Khách hàng thuộc nghiệp vụ huy động vốn
- Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, dịch vụ: Các doanh nghiệp khi gửi tiền vào ngân hàng mục đích là để giao dịch thanh toán cho các nghiệp vụ kinh doanh của họ, bởi vậy, nguồn vốn này của ngân hàng không phải trả lãi hoặc trả lãi rất thấp Do vậy, rất có lợi cho ngân hàng khi dùng nguồn vốn này để cho vay Mặt khác, ngân hàng còn tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong khâu thanh toán, do dịch vụ ngân hàng tạo nên
- Khách hàng là các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể: Trong quá trình hoạt động, một số đơn vị có những hoạt động kinh doanh phụ nằm trong khuôn khổ pháp luật được nhà nước cho phép hoặc có những khoản tiền không thuộc nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như quà tặng, tiền cho thuê mặt bằng, Các khoản tiền này sẽ được gửi tại ngân hàng dưới hình thức tài khoản chuyên dùng Mục đích tiền gửi vào ngân hàng là để lấy lãi, ngân hàng cần khai thác tốt nguồn vốn này và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan đơn vị gửi tiền
- Khách hàng là các tầng lớp dân cư: Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển thì các tầng lớp dân cư sẽ có các nguồn thu nhập dưới hình thức tiền
Trang 24tệ gia tăng Số thu nhập này phân tán trong dân cư và cũng là một nguồn vốn
để ngân hàng huy động
b Khách hàng thuộc nghiệp vụ cho vay
Khách hàng vay vốn của ngân hàng có thể là những khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả vốn và lãi đúng theo cam kết Nhưng cũng có những khách hàng có thể rất dễ không hoàn trả món vay Việc này đòi hỏi ngân hàng cần có phương pháp lựa chọn khách hàng khi vay vốn dựa vào các chỉ tiêu tài chính và dựa vào các chỉ tiêu phi tài chính Đối với từng chỉ tiêu có một thang điểm nhất định, tổng điểm là 100 điểm, từ đó phân khách hàng ra thành các nhóm Ngân hàng xác định nhóm khách hàng mục tiêu và sau đó lập chiến lược quản trị mối quan hệ với các nhóm khách hàng này
Nhìn chung, ngân hàng có rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, phân loại và quản lý tốt mối quan hệ với khách hàng mục tiêu không phải đơn giản Vì vậy cần có sự tham gia của toàn tổ chức, trực tiếp chỉ đạo từ ban lãnh đạo
c Khách hàng thuộc nghiệp vụ có liên quan đến các dịch vụ tài
chính tiền tệ, tài sản của ngân hàng
- Nhóm khách hàng cá nhân: Là những người đóng vai trò chủ chốt, nắm vai trò quyết định trong gia đình và vì vậy họ có vai trò quan trọng trong việc mua dịch vụ của ngân hàng Nguồn khách này thường nhiều và phân tán
về mặt địa lý, họ thường mua với số lượng ít nên không có mối quan hệ qua lại, ràng buộc với các ngân hàng Họ mua dịch vụ của ngân hàng là để phục
vụ cho đời sống và sinh hoạt của chính họ Vì vậy, việc mua này chịu nhiều nhân tố ảnh hưởng: tâm lý, văn hoá, xã hội và các nhân tố thuộc về bản thân
họ
- Nhóm khách hàng tổ chức: Trái với nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng này tuy có số lượng mua ít hơn nhưng họ thường mua với quy mô
Trang 25lớn, số lượng mua nhiều Chính vì vậy, mối quan hệ giữa họ và ngân hàng thường gần gũi hơn, có mối quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau Họ là những khách hàng có trình độ, việc mua của họ chủ yếu là để thực hiện kinh doanh hoặc thực hiện một chức năng nào đó, vì vậy họ quan tâm nhiều đến vấn đề lợi nhuận, giảm chi phí, đàm phán kỹ về giá cả và hay đòi hỏi giảm giá trong những trường hợp nhất định hoặc khả năng thoã mãn những nhu cầu cho công việc chẳng hạn như yêu cầu về kế hoạch cung cấp, số lượng, chất lượng, địa điểm,… ngân hàng nên căn cứ vào những mong đợi này của khách hàng để thoã mãn tối đa nhu cầu của họ
1.1.4 Lợi ích của việc thu hút và duy trì khách hàng có giá trị
Các nghiên cứu đã cho thấy được rằng:
- Chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới luôn cao hơn chi phí để giữ một khách hàng cũ (cao hơn khoảng 6 lần)
- Một khách hàng không thỏa mãn sẽ chia sẻ sự khó chịu cho từ 8-10 người khác Trong khi đó, một khách hàng hài long về công ty sẽ chia sẻ điều này với ba người khác
- 80% doanh thu hay lợi nhuận của doanh nghiệp thường do 20% số khách hàng thường xuyên tạo ra
- Nếu giữ được thêm 5% số lượng khách hàng ở lại với công ty thì công ty có thể gia tăng thêm từ 25% đến 100% lợi nhuận tùy ngành, tùy lĩnh vực
- 70% khách hàng sẽ trung thành với công ty nếu khiếu nại của họ được giải quyết thỏa đáng
Như vậy, mục tiêu của các nhà quản trị là gì:
- Tạo dựng được lòng trung thành đối với khách hàng
- Xác định được chi phí hợp lý dành cho việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu
Trang 26- Đánh giá được lợi nhuận thu được từ nhóm khách hàng
Và vấn đề ở đây là làm thế nào để có thể thực hiện được các mục tiêu như đã trình bày ở trên Hiện nay, quản trị quan hệ khách hàng được nhắc đến rất nhiều như là một cách thức giúp các nhà quản trị thực hiện các mục tiêu như trên Vậy quản trị quan hệ khách hàng là gì?
1.1.5 Quản trị quan hệ khách hàng
a Khái niệm quản trị quan hệ khách hàng
Khách hàng là khởi nguồn cho các ý tưởng kinh doanh, không có khách hàng thì mọi hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ trở lên vô nghĩa và không có
lý do gì để NHTM tồn tại được trên thị trường Các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng ngày nay đã ý thức được tầm quan trọng của khách hàng, mọi
nỗ lực đều ưu tiên hướng tới việc tìm kiếm, duy trì quan hệ với khách hàng và quan trọng hơn là tìm cách biến khách hàng mới thành khách hàng trung thành của mình để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong dài hạn
Quản trị quan hệ khách hàng - Customer Relationship Management - CRM được sử dụng như là một giải pháp tối quan trọng trong kinh doanh, nó được coi là điều bắt buộc các NHTM phải thực hiện nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường cạnh tranh và ngày càng trở nên gay gắt Trong kinh doanh, các NHTM đã nhận thấy rằng việc họ cư xử với khách hàng sẽ quyết định tới lợi ích mà họ nhận được trong tương lai Vậy nên, các NHTM
đã và đang đầu tư ngày càng nhiều vào quan hệ khách hàng để tạo ra được những lợi ích trong dài hạn Thêm vào đó, khách hàng ngày càng hiểu biết hơn về dịch vụ mà họ nhận được Họ so sánh, lựa chọn NHTM nào cung cấp nhiều giá trị lợi ích nhất dựa trên những kinh nghiệm đã có, nhu cầu và vị thế của mình Do đó, quản trị quan hệ khách hàng là không thể thiếu được đối với NHTM
Trang 27Lịch sử cho thấy, từ xa xưa, khi xuất hiện quan hệ mua bán người ta đã từng bước thực hiện việc lưu trữ và sử dụng các thông tin về nhà cung cấp, người mua-khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau dựa trên mục đích, khả năng nhận thức và phương tiện hiện có của mình Đây là tiền thân nguyên thuỷ của quản trị quan hệ khách hàng Khi công nghệ thông tin phát triển, nó
đã hộ trợ cho doanh nghiệp trong việc quản lý thông tin khách hàng và Hệ thống Quản lý thông tin khách hàng - Customer Information Management System - CIMS, rồi Hệ thống Tự động hóa Bán hàng - Sales Force Automation - SFA ra đời Có thể nói đây là những xuất phát điểm, tiền đề của CRM ngày nay
Khái niệm về CRM trong doanh nghiệp nói chung đã trở nên phổ biến vào nửa cuối thập kỉ 90 của thế kỉ 20 Nhưng đến nay, các nhà phân tích thị trường, các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất về định nghĩa chính xác nhất của nó Dưới đây là một số khái niệm về CRM:
Theo Dick Lee: “CRM là việc thực hiện các chiến lược tập trung vào khách hàng nhằm hướng tới việc thiết kế lại các hoạt động chức năng, khi việc thiết kế lại quá trình là cần thiết và được hỗ trợ bởi công nghệ quản lý quan hệ khách hàng” Khái niệm coi khách hàng là tiêu điểm mà doanh nghiệp hướng tới thực hiện các chiến lược tập trung, nhằm nắm bắt được nhu cầu và sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, qua đó thiết kế lại các hoạt động
chức năng, tức là thay đổi từ cái gốc, từ giai đoạn đầu tiên cho đến cả một quá
trình, trong chuỗi các hoạt động cung ứng giá trị đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng trên cơ sở sự hỗ trợ của công nghệ quản lý quan hệ khách hàng
Mei Lin Fung cho rằng: “CRM là một siêu tập hợp các mô hình, phương pháp và công nghệ kinh doanh hiện đại quan hệ qua lại lẫn nhau được xây dựng nhằm tạo dựng, duy trì và phát triểm một mối quan hệ tốt đẹp với
Trang 28những khách hàng tiềm năng nhất” Khái niệm này coi trọng các mô hình, phương pháp và công nghệ được sử dụng trong kinh doanh nhằm hướng tới những khách hàng đã được lựa chọn trước, những khách hàng được đánh giá
là khách hàng chiến lược, có thể đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp trong dài hạn
Theo David Sims thì: “CRM không phải là công nghệ hay bất kỳ một công cụ hỗ trợ nào, mà nó là cả một chương trình nhằm “trải thảm đỏ” trước thềm để đón tiếp và phục vụ khách hàng” Tư tưởng của khái niệm này gần như đồng nhất với triết lý kinh doanh: “Khách hàng là Thượng đế”, David Sims không coi trọng một yếu tố đơn lẻ nào, Ông nhấn mạnh đến một giải pháp tổng hợp được lên kế hoạch, thiết kế thành một chương trình hành động nhằm tạo ra con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất và êm ái nhất, mời gọi khách hàng đến để được biểu thị sự đón tiếp và phục vụ với tất cả những giá trị cung ứng tốt nhất Đến với doanh nghiệp, khách hàng thực sự cảm thấy yên tâm, các nhu cầu được thoả mãn một cách tốt nhất, hơn thế nữa khách hàng còn cảm nhận được vị thế của mình dường như được nâng lên một tầm cao mới, thể hiện qua sự hãnh diện của khách hàng trước những biểu thị về việc đón tiếp và phục vụ của doanh nghiệp Đây chính là tiền đề tối quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ lâu bền với khách hàng nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp
Rayan Crow Cour lại cho rằng: “CRM là một quá trình mà doanh nghiệp sử dụng những kiến thức sâu, rộng về khách hàng được tích luỹ theo thời gian một cách hiệu quả để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của mình nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng mục tiêu” Rayan Crow Cour cho rằng CRM chính là tri thức của doanh nghiệp về khách hàng, đây là một bước chuyển biến mới trong tư duy, tư duy định hướng khách hàng trong việc ra quyết định kinh doanh Ông không coi CRM như là
Trang 29một công cụ, hay một giải pháp công nghệ để giải quyết một vài vấn đề cụ thể như những người khác
Trong tác phẩm Customer Relationship Management, Kristin Anderson
và Carol Kerr cho rằng: “CRM là một phương pháp toàn diện để tạo mới, duy trì và mở rộng mối quan hệ khách hàng” Đây là một khái niệm khá bao quát về quản trị quan hệ khách hàng, nó yêu cầu doanh nghiệp phải tính đến tất cả các bộ phận chức năng của mình khi lên kế hoạch CRM, yêu cầu các nguồn lực từ con người, công nghệ, ở các bộ phận phải phối hợp với nhau
để thực hiện CRM tốt nhất cho doanh ngiệp Tuy nhiên, thực tế cho thấy không một doanh nghiệp nào có thể thực hiện tốt CRM với tất cả khách hàng của mình do nguồn lực, khả năng của doanh nghiệp là có hạn, trong khi khách hàng, nhu cầu của khách hàng là vô cùng lớn Do vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn những khách hàng nào mà lợi ích trước mắt cũng như lâu dài đem lại cho họ là lớn nhất để thực hiện CRM Điều này là vấn đề mà Kristin
Anderson và Carol Kerr chưa đề cập đến
Cuối cùng tác giả muốn đề cập đến một khái niệm được đánh giá là khá
đầy đủ, nó đã được các chuyên gia coi như một định nghĩa cơ bản về CRM,
đó là: "Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) là một chiến lược kinh doanh
nhằm thu hút, lựa chọn, xây dựng và duy trì quan hệ với những khách hàng có giá trị nhất” Trong luận văn này, tác giả thừa nhận đây là khái niện về CRM
Từ khái niệm về CRM nói trên ta có thể định nghĩa CRM trong hoạt động tín dụng như sau: “Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) trong hoạt động tín dụng là một chiến lược kinh doanh nhằm thu hút, lựa chọn, xây dựng và duy trì quan hệ với những khách hàng có giá trị nhất trong cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính và bảo lãnh ngân hàng”
Ở đây ta thấy CRM được coi như là một chiến lược kinh doanh, do đó
nó gắn liền với tính dài hạn và quy mô rộng lớn bao quát tất cả mọi hoạt động
Trang 30tín dụng của NHTM Tuy nhiên, NHTM phải có sự lựa chọn trong số các khách hàng mà họ tìm kiếm, thu hút được, để chọn ra những khách hàng mà
họ cho là có giá trị nhất, mang lại nhiều lợi ích nhất ở hiện tại cũng như trong tương lai dài hạn để thực hiện CRM Như vậy, quản trị quan hệ khách hàng sẽ
ưu tiên hướng tới những khách hàng chiến lược, những khách hàng có giá trị nhất, một tài sản vô giá đem lại sự tồn tại và phát triểm cho hoạt động tín dụng của NHTM trong dài hạn
b Các đặc trưng của quản trị quan hệ khách hàng
- CRM tạo dựng những mối quan hệ lâu dài, có ý nghĩa, mang tính cá nhân với KH, những ngừơi sẽ tạo ra thu nhập cho DN trong tương lai
- CRM đưa doanh nghiệp đến gần với KH hơn, để hiểu rõ từng người,
để chuyển giao giá trị lớn hơn cho từng người và làm cho từng người trở nên
có giá trị hơn đối với DN
- CRM nhằm đạt đến những mục tiêu KH cụ thể thông qua những hành động hướng vào những KH cụ thể
- CRM đòi hỏi đối xử các KH khác nhau một cách không giống nhau
- CRM cho phép nhận dạng, thu hút và làm trung thành những KH tốt nhất nhằm đạt doanh số và lợi nhuận cao hơn
- CRM phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ với KH
- CRM gia tăng hoạt động kinh doanh với từng KH hiện tại của DN
c Mục tiêu của của quản trị quan hệ khách hàng
Mục tiêu chính của CRM là thu hút và giữ được KH bằng cách tạo ra những giá trị tối ưu phù hợp với nhu cầu và mong muốn của KH Các mục tiêu chủ yếu của CRM có thể được khái quát như sau:
- Cung cấp cho KH sản phẩm và dịch vụ tốt hơn thông qua việc tìm hiểu hành vi và nhu cầu KH để gia tăng lòng trung thành của khách
- Giữa vững mối quan hệ với các KH quý giá
Trang 31- Tạo lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp
d Lợi ích của quản trị quan hệ khách hàng
- Giảm chi phí để tìm kiếm KH, từ đó sẽ tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động Marketing, gửi thư cho KH, liên lạc, dịch vụ, và những hoạt động khác
- Giảm chi phí bán hàng, các khoản nợ của KH thường được trả lại nhiều hơn Trong điều kiện đó, với những am hiểu tốt hơn của các kênh phân phối sẽ làm cho quan hệ trở nên tốt hơn, các chi phí cho chiến dịch Marketing sẽ giảm xuống
- Lợi nhuận từ KH và sự hài lòng của KH gia tăng
- Tăng cường lòng trung thành của KH: KH sẽ sử dụng các sản phẩm
và dịch vụ của doanh nghiệp lâu hơn và thường xuyên hơn, đồng thời KH cũng không đòi hỏi phải đưa ra nhiều sáng kiến
- Đánh giá lợi nhuận từ KH: doanh ngiệp sẽ tìm ra được lợi nhuận từ
KH, những KH không có lợi và những KH có thể kiếm được lợi nhuận trong tương lai Đây là điều rất quan trọng, là chìa khóa thành công của bất cứ doanh nghiệp nào trong việc tìm kiếm lợi nhuận, và một điều phải chú ý ở KH
là “không bao giờ để họ đi”
1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
1.2.1 Hoạch định mục tiêu của CRM
Mỗi doanh nghiệp dựa trên nền tảng của tổ chức về chiến lược, nguồn lực (con người, công nghệ, tài chính) và các nhân tố khác để xây dựng mục tiêu cụ thể và thực thi CRM tuy nhiên một cách chung nhất hoạt động CRM
có thể được mô tả như sau: Hệ thống CRM giúp khách hàng có thể dễ dàng trao đổi thông tin với công ty qua nhiều kênh như website và email, trung tâm điện thoại, các đại lý, chi nhánh của công ty hay nhân viên bán hàng hoặc thông qua các đối tác mà công ty có thể có được các thông tin về khách hàng của mình Những thông tin này sẽ được tập trung vào các cơ sở dữ liệu mà
Trang 32CRM tạo ra Các cơ sở dữ liệu này sẽ được phân tích, đánh giá, tập hợp tại trung tâm xử lý điều hành và cùng với sự hỗ trợ của bộ phận marketing, sẽ giúp cho việc xác định, phân loại tầm quan trọng của các loại khách hàng được chính xác và nhanh chóng hơn Sau đó hệ thống CRM sẽ trợ giúp xác định các công cụ, các chương trình CRM thỏa mãn các khách hàng, đặc biệt
là các khách hàng mục tiêu Tất cả những kết quả này sẽ được tổng hợp trở lại cơ sở dữ liệu của khách hàng, giúp việc nắm bắt, thỏa mãn nhu cầu khách hàng được tốt hơn
1.2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng
Đây là điều cần thiết trước khi bước vào xây dựng một giải pháp CRM đầy đủ, cơ sở dữ liệu khách hàng hoặc hồ sơ khách hàng, đây là nền tảng cho việc nhận diện và phân tích các giá trị của khách hàng Những thông tin cần phải tập hợp cho cơ sở dữ liệu: thông tin giao dịch, thông tin tiếp xúc khách hàng, thông tin phản hồi từ những tác động marketing…
Dựa vào chức năng, thì cơ sở dữ liệu được chia thành:
Cơ sở dữ liệu giúp quản trị việc vận hành
Cơ sở dữ liệu hỗ trợ các hoạt động ra quyết định
a Đối với khách hàng doanh nghiệp
Doanh nghiệp là loại khách hàng tổ chức Việc thu thập thông tin khách hàng này, không chỉ thông tin về tổ chức mà cần phải tìm hiểu những thông tin về người liên quan, có tính quyết định đối với tổ chức Những thông tin cần thu thập bao gồm:
Thông tin chung: loại tổ chức; loại hình hoại động; loại hình kinh
doanh; quy mô kinh doanh; ngày thành lập công ty; địa chỉ công ty; số lượng lao động; nước hoạt động; nước của công ty mẹ (nếu có); tên công ty mẹ (nếu
có ); số lượng chi nhánh (nếu có); cơ quan chủ quản (nếu có); vốn điều lệ
Trang 33Thông tin về tình hình tài chính: thu nhập ròng, tổng tài sản, lợi nhuận đạt được trong 02 năm liền kề, nguồn vốn chủ sở hữu
Thông tin về ban lãnh đạo: Tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty; ngày tháng năm sinh; số chứng minh nhân dân; trình
độ học vấn của người quản lý; ngày bắt đầu quản ly doanh nghiệp của người quản lý
Thông tin về mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, chính quyền địa phương, với các doanh nghiệp cùng ngành nghề
Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh: doanh số bán, doanh thu thuần trong 02 năm liền kề, tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp trong 02 đến 05 năm tới
b Đối với khách hàng cá nhân
Những thông tin cần thu thập đối với khách hàng cá nhân bao gồm:
- Thông tin cơ bản: họ tên; tình trạng nhà ở; số nhà; tên đường; quận, huyện, thành phố; tỉnh; địa chỉ cơ quan nơi làm việc; số điện thoại; địa chỉ email; cơ quan làm việc, chức vụ
- Thông tin về đặc điểm nhân khẩu: giới tính, nghề nghiệp; ngày tháng năm sinh; tình trạng hôn nhân; ngày kết hôn (nếu đã lập gia đình); trình độ học vấn; dân tộc; tôn giáo; số người trong gia đình
- Thông tin tài chính: mức thu nhập; khả năng thanh toán; số tài khoản;
Trang 34- Hành vi giao dịch của khách hàng trước đây ( nếu là khách hàng cá nhân ) hoặc xu hướng của người đứng đầu doanh nghiệp (nếu là khách hàng doanh nghiệp)
- Thời gian giao dịch: thời gian khách hàng đã từng giao dịch với ngân hàng, họ đã không còn giao dịch bao lâu
- Cách thức trước đây ngân hàng đạt được khách hàng
- Lý do khách hàng thôi giao dịch với ngân hàng
1.2.3 Phân tích cơ sở dữ liệu
Khi phân tích cơ sở dữ liệu ngân hàng cần phải hiểu rõ và quyết định loại thông tin nào về khách hàng mà mình cần phải quan tâm và sử dụng những thông tin nay với mục đích gì Để đáp ứng điều này đòi hỏi ngân hàng phải:
- Xác định khách hàng
- Xác định nhu cầu của từng khách hàng
- Phân loại khách hàng
- Xác định mục tiêu của khách hàng
a Đối với khách hàng doanh nghiệp
Dựa vào các dữ liệu thông tin đã thu thập được, chúng ta tiến hành phân tích các thông tin liên quan đến khách hàng:
- Thông tin chung: Phân tích những thông tin bao quát về doanh nghiệp bao gồm: loại hình doanh nghiệp; tổng vốn đầu tư; tổng số lao động;
số thành viên hoặc cổ đông góp vốn; ngành nghề đăng ký kinh doanh
- Thông tin về tình hình tài chính : dựa vào các báo cáo tài chính gần nhất của khách hàng chúng ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu liên quan Bao gồm : khả năng thanh toán hiện hành; khả năng thanh toán nhanh;khả năng thanh toán tức thời; vòng quay hàng tồn kho; vòng quay các khoản phải thu; hiệu suất sử dụng tài sản cố định; tổng nợ phải trả trên tổng tài sản, nợ dài hạn
Trang 35trên vốn chủ sở hữa; lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần; lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu thuần; suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu ; suất sinh lợi của tài sản
- Thông tin về ban lãnh đạo: đối với thông tin này thì doanh nghiệp chủ yếu tập trung phân tích về các đặc điểm cá nhân của những người đứng đầu Bao gồm các yếu tố: lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc kế toán trưởng; kinh nghiệm quản lý của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp; trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp
- Thông tin quan hệ với các tổ chức tín dụng, chính quyền địa phương, với các doanh nghiệp cùng ngành nghề:
Quan hệ với các tổ chức tín dụng phân tích các yếu tố: khả năng thanh toán lãi vay; khả năng thanh toán nợ gốc (trung và dài hạn); nguồn trả
nợ của khách hàng; lịch sử trả nợ của khách hàng trong 12 tháng qua; số lần
cơ cấu lại nợ trong 12 tháng qua; tỷ lệ nợ gốc cơ cấu lại trên tổng dư nợ; tình hình dư nợ quá hạn; tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ ; lịch sử các quan hệ các cam kết ngoại bảng; tình hình cung cấp thông tin của khách hàng; tỷ trọng
số dư tiền gửi bình quân ( trong kỳ phân tích) trên cho tổng số dư nợ bình quân tại ngân hàng, số dư tiền gửi bình quân trong kỳ phân tích; doanh số chuyển tiền trong kỳ phân tích, số sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang sử dụng của ngân hàng; thời gian quan hệ với ngân hàng
Quan hệ với chính quyền địa phương phân tích các yếu tố: quan hệ của ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản và các cấp bộ ngành có liên quan; khả năng tiếp cận với nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Quan hệ với các doanh nghiệp cùng ngành nghề phân tích yếu tố: triển vọng ngành; khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới
Trang 36- Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm phân tích các yếu tố:
Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bởi các sản phẩm thay thế; tính ổn định của nguyên vật liệu đầu vào
Các chính sách ưu đãi của chính phủ và của nhà nước; mức độ phụ thuộc của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào các điều kiện tự nhiên
Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào; sự phụ thuộc vào số ít người tiêu dùng
Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần trung bình của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây
Ảnh hưởng của biến động nhân sự nội bộ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây
b Đối với khách hàng cá nhân
Tiến hành phân tích thông tin từ các cơ sở dữ liệu sau:
- Phân tích thông tin cơ bản: họ tên; tình trạng nhà ở; số nhà; tên đường; quận, huyện, thành phố; tỉnh; địa chỉ cơ quan nơi làm việc; số điện thoại; địa chỉ email; cơ quan làm việc, chức vụ
- Phân tích thông tin về đặc điểm nhân khẩu: giới tính, nghề nghiệp; ngày tháng năm sinh; tình trạng hôn nhân, trình độ giáo dục, số người trong gia đình
- Phân tích thông tin tài chính: mức thu nhập; khả năng thanh toán; số tài khoản; số lần sử dụng các sản phẩm dịch vụ , uy tín trong việc trả tiền, số
dư tiền gửi/tiền vay
- Phân tích thông tin hoạt động: thói quen mua sắm; lối sống qua những lần tiếp xúc; các khiếu nại; các hành vi tiêu dùng
Trang 37Sau khi phân tích các thông tin trên, ngân hàng tiến hành chấm điểm cho từng yếu tố thông tin Dựa trên tổng điểm của khách hàng đạt được, ngân hàng sẽ phân loại khách hàng vào từng nhóm khách hàng khác nhau để đề ra các biện pháp tiếp cận và cung cấp các sản phẩm dịch vụ thích hợp nhất
1.2.4 Lựa chọn khách hàng mục tiêu
Lựa chọn khách hàng mục tiêu là xác định các nhóm khách hàng trong thị trường đề doanh nghiệp triển khai các chiến lược định vị nhằm cống hiến cho họ những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn các đối thủ cạnh tranh Để có thể lựa chọn khách hàng mục tiêu thì cần phải đánh giá các khúc thị trường khác nhau Khi đánh giá các khúc thị trường khác nhau, doanh nghiệp cần phải xem xét ba yếu tố cụ thể sau:
- Quy mô và mức tăng trưởng các khúc thị trường: doanh nghiệp cần xác định quy mô của thị trường có phù hợp với tình hình công ty hay không
và mức tăng trưởng mà thị trường mang lại có đáp ứng được mong muốn của công ty
- Mức độ hấp dẫn về cơ cấu của khúc thị trường: một khúc thị trường
có thể có quy mô và mức tăng trưởng mong muốn nhưng lại thiếu tiềm năng sinh lời Để có thể xác định được độ hấp dẫn của khúc thị trường, doanh nghiệp cần phải đánh giá sự ảnh hưởng của năm nhóm đến khả năng sinh lời lâu dài: các đối thủ cạnh tranh trong ngành, những kẻ xâm nhập tiềm ẩn, những sản phẩm thay thế, người mua và người cung ứng
- Những mục tiêu và nguồn tài nguyên của doanh nghiệp: một khúc thị trường hấp dẫn có thể loại bỏ bởi vì chúng không phù hợp với mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.Ngay cả khúc thị trường phù hợp thì công ty vẫn phải xem xét có đủ những kỹ năng và nguồn tài nguyên để thành công trong khúc thị trường đó hay không.Sau khi đã đánh giá các khúc thị trường khác nhau, doanh nghiệp nên quyết định phục vụ bao nhiêu và những khúc thị trường
Trang 38nào Tức là vấn đề lựa chọn khách hàng mục tiêu Doanh nghiệp có thể xem xét năm cách để lựa chọn khách hàng mục tiêu
- Tập trung vào một nhóm khách hàng: thông qua marketing tập trung, doanh nghiệp sẽ dành được vị trí vững chắc trong nhóm khách hàng nhờ hiểu biết rõ hơn những nhu cầu của những khách hàng đó và danh tiếng đặc biệt
mà doanh nghiệp có được Hơn nữa , doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được trong hoạt động nhờ chuyên môn hóa sản xuất, phân phối,khuyến mãi Tuy nhiên, việc tập trung vào một nhóm khách hàng gắn liền với những rủi ro lớn hơn bình thường Nhóm khách hàng cụ thể trở nên tồi tệ hơn Vì những lý do đó, nhiều doanh nghiệp muốn phuc vụ nhiều khách hàng hơn
- Chuyên môn hóa có chọn lọc : trong trường hợp này, doanh nghiệp chọn một số nhóm khách hàng , mỗi nhóm khách hàng đều có sức hấp dẫn khách quan và phù hợp với mục tiêu và tài nguyên của doanh nghiệp.Chiến lược phục vụ nhiều nhóm khách hàng này có ưu điểm là đa dạng hóa rủi ro của doanh nghiệp dù cho nhóm khách hàng trở nên không hấp dẫn
- Chuyên môn hóa sản phẩm: trong trường hợp này, doanh nghiệp cần cung cấp một sản phẩm nhất định để đáp ứng cho một số nhóm khách hàng.Thông qua chiến lược này, doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu rộng khắp trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm dịch vụ chuyên dùng Tuy nhiên, đây cũng là chiến lược ẩn chứa nhiều rủi ro
- Chuyên môn hóa thị trường: doanh nghiệp tập trung vào việc phục vụ nhiều sản phẩm dịch vụ cho một nhóm khách hàng cụ thể Doanh nghiệp có thể phát triển được thương hiệu trên thị trường vì chuyên môn hóa phục vụ nhóm khách hàng này trở thành một kênh cho tất cả các sản phẩm mới mà nhóm khách hàng này có thể dùng đến Tuy nhiên, điều này là hết sức rủi ro khi nhóm khách hàng nay giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm
Trang 39- Phục vụ toàn bộ các nhóm khách hàng: doanh nghiệp sẽ phục vụ tất
cả các nhóm khách hàng, tất cả các sản phẩm mà họ có thể cần đến.Có hai cách để doanh nghiệp phục vụ toàn bộ thị trường: marketinh không phân biệt
và marketing phân biệt:
Marketing không phân biệt: doanh nghiệp có thể bỏ qua những khác biệt của khúc thị trường và theo dõi thị trường toàn bộ bằng một bảng chào hàng Doanh nghiệp tập trung vào những gì mà khách hàng thường hay có nhu cầu chứ không phải là những gì khác nhau Doanh nghiệp thiết kế một sản phẩm và một chương trình marketing thu hút đông đảo khác hàng nhất Doanh nghiệp dựa vào phân phối đại trà và quảng cáo đại trà Mục đích là nhằm tạo cho sản phẩm một hình tượng tuyệt hảo trong tâm trí mọi người.Cơ
sở để lựa chọn marketing không phân biệt tiết kiệm chi phí
Marketing phân biệt: trường hợp này, doanh nghiệp hoạt động một số khúc thị trường và thiết kế những chương trình khác nhau cho từng khúc thị tường Điều này làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao hơn Nếu xảy ra tình trạng này thì có thể ghép bớt chúng lại hay mở rộng cơ sở khách hàng
1.2.5 Hoạt động tương tác, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp mục tiêu
Tương tác với khách hàng với khách hàng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện và củng cố mối quan hệ với khách hàng Mục tiêu là cung cấp một mức
độ cao hơn về thoả mãn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh
Các phương pháp marketing rộng rãi như truyền hình, radio, hoặc in quảng cáo sẽ hữu ích cho việc nhận thức của khách hàng và đạt được những mục tiêu truyền thông khác, nhưng các phương pháp đó không phù hợp cho CRM vì không xác định được đối tượng nhận tin Nhiều cách tiếp cận khách hàng để lựa chọn khác hàng mục tiêu bao gồm một danh mục về các phương
Trang 40pháp tiếp thị trực tiếp như telemarketing, thư trực tiếp, bán hàng trực tiếp Các công ty bắt đầu chú ý tới sự đối thoại với những khách hàng của họ qua những cách tiếp cận trực tiếp khách hàng mục tiêu hơn là qua những phương tiện truyền thông rộng rãi Đặc biệt, triết lý marketing 1: 1, qua các phương tiện như sử dụng internet để dễ dàng xây dựng mối quan hệ riêng lẻ với khách hàng Một phương tiện cực kỳ đại chúng là tiếp thị trực tiếp trên internet, đó
là việc sử dụng những email cá nhân
Khi kiểu tiếp thị trực tiếp xuất hiện, khách hàng cho rằng nó không khác thư “rác” mà họ nhận được ở nhà và thú vị hơn là có thể xóa nó một cách nhanh chóng bằng cách ấn vào phím xóa trên bàn phím
Một công trình nghiên cứu của Forrester Research cho rằng email là một cách tiếp cận rất lợi nhuận và tối đa sự duy trì khách hàng và công ty có thể giảm bớt giá bán của họ đáng kể qua đó tạo lợi thế cạnh tranh
Xây dựng chương trình với khách hàng mục tiêu
Ngày nay khách hàng có nhiều sự lựa Vì vậy đầu tư vào xây dựng mối quan hệ khách hàng đã trở thành một trong những chiến lược phát triển công
ty lâu dài và bền vững
Mục tiêu của chương trình:
Cung cấp một mức độ cao hơn về thoả mãn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh