1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thi chuyen sinh-D.An-De 1

7 239 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 Năm học 2004 – 2005 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG Môn : SINH HỌC I/. PHẦN BẮT BUỘC : Bài 1 : 1/. Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm để giúp ta nhận biết và phân biệt được âm thanh : Sóng âm từ bên ngoài vào vành tai qua ống tai đến màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và được chuỗi xương tai khuếch đại ở cửa bầu dục thì làm rung động ngoại dịch và truyền sang nội dịch, các dây tương ứng trong màng cơ sở cũng rung động và kích thích các tế bào thụ cảm thính giác làm xuất hiện một xung thần kinh truyền theo dây thính giác lên vỏ não (vùng thính giác) làm ta nhận biết và phân biệt được các âm. 2/. Các biện pháp giữ gìn vệ sinh tai : - Phải bảo vệ màng nhĩ không bị tổn thương bằng cách không được dùng vật nhọn để ngoái tai. Vì : . Màng nhĩ là màng mỏng dễ bị thủng. . Có tác dụng truyền sóng âm. - Phải giữ gìn tai sạch bằng cách lau tai hàng ngày khi rửa mặt, thỉng thoảng dùng tăm quấn bông để lau ống tai. Vì : . Thành ống tai có tuyến ráy tiết dịch keo dính và lông bao phủ có tác dụng giữ bụi bặm, sâu bọ… . Vệ sinh ống tai để sóng âm được truyền tốt. - Tránh làm việc ở những nơi có tiếng động to hoặc những làn sóng âm mạnh và cần có biện pháp cản đường truyền sóng âm (như phủ các chất xốp, chất đàn hồi lên tường và trần nhà). Vì : . Tiếng động mạnh tác động vào màng nhĩ làm cho tính đàn hồi của màng nhĩ giảm lâu dần làm tai không nghe rõ được. - Hạn chế dùng thuốc kháng sinh. Vì : dùng nhiều thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng ù tai, điếc tai. 3/. Chú thích các chi tiết cấu tạo của tai : 1 : vành tai 2 : ống bán khuyên 3 : dây thính giác 4 : ốc tai 5 : ống Ơxtat 6 : chuỗi xương tai 7 : màng nhĩ Bài 2 : Cấu trúc phân tử ADN để đảm bảo tính : a. Bền vững tương đối : . Cấu trúc xoắn kép, gồm 2 mạch song song. . Các nuclêôtit trên mỗi mạch liên kết nhau và 2 mạch nuclêôtit đối diện liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (nhờ liên kết hydrô là liên kết yếu giữa các bazơnitric giữa 2 nuclêôtit đối diện trên phân tử ADN). b. Đa dạng và đặc thù : . Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân (nuclêôtit). . Có 4 loại nuclêôtit mang tên của các bazơnitric : Ađênin, Timin, Guanin, Xitôzin). . Các phân tử ADN phân biệt nhau ở số lượng các đơn phân, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit. Bài 3 : - Vị trí của tuyến giáp : Nằm trước sụn giáp của thanh quản và phần trên của khí quản. - Hoocmôn tuyến giáp đối với sự trao đổi chất trong cơ thể : . Hoocmôn thirôxin : trong thành phần có chứa iôt. . Vai trò : điều hòa quá trình trao đổi chất. - Khi dùng muối có iôt giúp tăng cường hoạt động của tuyến giáp, ngăn ngừa bệnh bướu cổ, lồi mắt, trí não kém phát triển . Bài 4 : So sánh động mạch, tĩnh mạch ở người về cấu tạo và chức năng : + Giống nhau : - - Đều cấu tạo bởi 3 lớp : màng trong, mô liên kết và lớp cơ. - - Tham gia vận chuyển máu. + Khác nhau : Động mạch Tĩnh mạch . Cấu tạo thành dày, nhiều sợi đàn hồi. . Vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan. . Cấu tạo thành mỏng, ít sợi đàn hồi, ít sợi cơ. . Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim. Bài 5 : 1. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ chuyển đến các tế bào của cơ thể người theo hai con đường : . Đường máu : Glucô, axit amin, nước, muối khoáng hòa tan vào máu, chảy qua gan về tim. . Đường bạch huyết : Glyxêrin và axit béo sau khi qua màng ruột được tổng hợp thành lipit đặc trưng và một phần nhỏ vào máu. Phần mỡ chủ yếu theo hệ bạch huyết vào tĩnh mạch chủ trên về tim rồi phân phối cho các tế bào. 2. Sơ đồ con đường vận chuyển các chất : ( Học sinh có thể tham khảo hình 70 trang 107 sách giáo khoa Sinh học lớp 9 – tập I) 3. Vai trò của gan trong việc vận chuyển các chất về tim : Điều hòa nồng độ đường trong máu. Lượng glucô cơ thể dư thừa được gan biến đổi thành glycogen dự trữ để duy trì nồng độ glucô trong máu ổn định 0,12g/lít. Ngoài ra còn giải độc cho cơ thể. Bài 6 : Các cơ chế làm cho bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài không ổn định qua các thế hệ : . Sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có thể xảy ra ở một cặp hoặc toàn bộ các cặp do sự phân ly không bình thường của các cặp nhiễm sắc thể xảy ra trong nguyên phân và giảm phân. . Nếu trong quá trình phát sinh giao tử một cặp nhiễm sắc thể nào đó không phân ly sẽ tạo giao tử có 2 nhiễm sắc thể cùng cặp, qua thụ tinh sẽ hình thành hợp tử có 3 nhiễm sắc thể. Ví dụ : ở người hội chứng Đao do có 3 nhiễm sắc thể 21. . Nếu trong quá trình nguyên phân thoi vô sắc không hình thành tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân ly tạo thành tế bào 4n (đối với tế bào sinh dưỡng) hoặc tạo ra giao tử 2n đối với tế bào sinh dục sơ khai. Bài 7 : A/. Giải thích kết quả, viết sơ đồ lai : Trường hợp 2 : - - Xét tính trạng hình dạng cánh : Thẳng = 340 = 3 Cong 120 1 Đây là kết quả của phép lai phân tính, theo định luật 2 của Menđen suy ra : Tính trạng cánh thẳng là tính trạng trội, cánh cong là tính trạng lặn. Qui ước gen : B : cánh thẳng b : cánh cong Kiểu gen của P là Bb x Bb Trường hợp 1 : - - Xét tính trạng màu sắc thân : Xám = 437 + 445 = 3 Đen 150 + 149 1 Đây là kết quả của phép lai phân tính, theo định luật 2 của Menđen suy ra : Tính trạng thân màu xám là tính trạng trội, thân màu đen là tính trạng lặn. Qui ước gen : A : thân màu xám a : thân màu đen Kiểu gen của P là : Aa x Aa - - Xét tính trạng hình dạng cánh : Thẳng = 150 + 437 = 1 Cong 149 + 445 1 Đây là kết quả của phép lai phân tích suy ra kiểu gen của P là Bb x bb Kiểu gen của ruồi đực thân xám cánh thẳng là : AaBb. Kiểu gen của ruồi cái thân xám cánh cong là : Aabb. Sơ đồ lai : P ruồi đực thân xám cánh thẳng x ruồi cái thân xám cánh cong AaBb Aabb G P AB, Ab, aB, ab Ab, ab F1 AB Ab aB ab Ab AABb AAbb AaBb Aabb ab AaBb Aabb aaBb aabb Kiểu gen : 1AABb :2AaBb : 2Aabb :1Aabb : 1aaBb : 1aabb Kiểu hình : 3 thân xám cánh thẳng : 3 thân xám cánh cong 1 thân đen cánh thẳng : 1 thân đen cánh cong Trường hợp 2 : Xét tính trạng màu sắc thân : P ruồi đực thân xám x ruồi cái thân xám à F1 : 100% thân xám. Kiểu gen của ruồi đực AaBb (trường hợp 1) Vậy kiểu gen của ruồi cái thân xám cánh thẳng là : AABb. Sơ đồ lai : P ruồi đực thân xám cánh thẳng x ruồi cái thân xám cánh thẳng AaBb AABb G P AB, Ab, aB, ab AB, Ab F1 AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb Kiểu gen : 1AABB :2AaBb : 2AABb :1AAbb : 1AaBB : 1Aabb Kiểu hình : 3 thân xám cánh thẳng : 1 thân xám cánh cong B/. Xác định kiểu gen ruồi giấm thân đen cánh thẳng (aaB-) - - Dùng phép lai phân tích với ruồi thân đen cánh cong (aabb) - - Nếu F B 100% thân đen cánh thẳng suy ra kiểu gen của ruồi thân đen cánh thẳng là aaBB. - - Nếu F B 50% thân đen cánh thẳng : 50% thân đen cánh cong suy ra kiểu gen của ruồi thân đen cánh thẳng là aaBb. II/. PHẦN TỰ CHỌN : Bài 8 : Chương trình THCS cải cách 1/. a. Chú thích chi tiết : 1 : khí quản 2: phế quản 3: phổi 4: mạng ống khí 5: túi khí b. Chức năng của túi khí : Giúp cho không khí qua phổi được dễ dàng khi chim bay. Khi chim vỗ cánh các túi khí co giãn có tác dụng như một cái bơm hút đẩy khí. Khi các túi khí giãn : không khí từ ngoài qua khí quản, phế quản vào mạng ống khí trong phổi và trao đổi khí ở đó rồi vào các túi khí. Khi các túi khí co : lượng không khí này lại từ các túi khí qua phổi một lần nữa tiếp tục trao đổi khí lần thứ hai ở phổi rồi mới ra ngoài. 2/. Bảng tóm tắt về sự thích nghi với môi trường sống của thằn lằn và bò sát : Thằn lằn Thỏ Cơ quan hô hấp . Thở bằng lồng ngực nhờ cơ gian sườn. . Số vách ngăn nhiều làm tăng diện tích trao đổi khí. . Thở bằng lồng ngực nhờ cơ gian sườn và cơ hoành. . Phế quản phân nhánh nhiều lần tận cùng là phế nang. Cơ quan di chuyển . 4 chi ngắn, yếu, mỗi chi có 5 ngón, đầu ngón có móng vuốt. . Di chuyển : bò sát đất. . 4 chi khoẻ, 2 chi sau dài hơn. . Di chuyển bằng nhảy cóc Sinh sản . Đẻ trứng, từ 5 -10 trứng . Đẻ con, mỗi lứa 6 – 8 con. Chăm sóc trứng hoặc con . Không có hiện tượng ấp trứng. . Nuôi con bằng sữa. Nhiệt độ cơ thê’ . Biến nhiệt, nhiệt độ thay đổi theo môi trường nên chỉ có nhiều ở vùng nhiệt đới. . Đẳng nhiệt, nhiệt độ cơ thể ổn định nhơ cơ chế điều hòa thân nhiệt nên có thể phân phối khắp nơi Bài 9 : Chương trình THCS thí điểm 1a. Hệ sinh thái là gì ? Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định bao gồm quần xã và khu vực sống của quần xã (còn gọi là sinh cảnh). 1b. Năng lượng trong hệ sinh thái được hình thành như sau : Từ năng lượng mặt trời qua quá trình quang hợp biến thành hoá năng trong hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển hóa thành cơ năng giúp cho sinh vật hoạt động và nhiệt năng. Năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển như sau : Từ năng lượng mặt trời à sinh vật tự dưỡng à sinh vật dị dưỡng à sinh sật phân giải. 1c. Lưới thức ăn : dê Cây cỏ ----> thỏ ------> cáo -------> hổ ----------> Vi sinh vật Gà -------> mèo rừng (Học sinh có thể viết theo cách khác, yêu cầu có đủ các thành phần : sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1, 2, 3… và sinh vật phân giải). 2a. Hãy nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ : Gen (ADN) ---> mARN ---> Prôtêin ---> Tính trạng Gen (ADN) ---> mARN : cơ chế sao mã. mARN ---> Prôtêin : cơ chế giải mã. Prôtêin ---> Tính trạng : cơ chế biểu hiện. 2b. Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào, cơ thể : - - Là nguyên vật liệu xây dựng tế bào. - - Xúc tác các phản ứng (enzym) - - Bảo vệ cơ thể (kháng thể) - - Điều hòa hoạt động trao đổi chất (hoocmôn) - - Tham gia vận động, dự trữ… . AB, Ab, aB, ab Ab, ab F1 AB Ab aB ab Ab AABb AAbb AaBb Aabb ab AaBb Aabb aaBb aabb Kiểu gen : 1AABb :2AaBb : 2Aabb :1Aabb : 1aaBb : 1aabb Kiểu hình : 3 thân. AB, Ab, aB, ab AB, Ab F1 AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb Kiểu gen : 1AABB :2AaBb : 2AABb :1AAbb : 1AaBB : 1Aabb Kiểu hình : 3 thân

Ngày đăng: 02/09/2013, 15:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2/. Bảng tóm tắt về sự thích nghi với môi trường sống của thằn lằn và bò sát : - Thi chuyen sinh-D.An-De 1
2 . Bảng tóm tắt về sự thích nghi với môi trường sống của thằn lằn và bò sát : (Trang 5)
1b. Năng lượng trong hệ sinh thái được hình thành như sau : - Thi chuyen sinh-D.An-De 1
1b. Năng lượng trong hệ sinh thái được hình thành như sau : (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w