Quá trình viêm tử cung

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty DABACO xã Ngọc Vân - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 40)

Viêm là phản ứng toàn thân chống lại các tác nhân gây bệnh, thường biểu hiện ở cục bộ, quá trình viêm xảy ra nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai

đoạn có những biểu hiện khác nhau. Tại ổ viêm thường xảy ra các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Xét trên mặt tích cực, viêm là phản ứng nhằm ổn định các hằng số nội môi trong cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Theo Metchnikov (1821 - 1902) sau khi quan sát hiện tượng di động và nuốt các dị vật của bạch cầu đa nhân trung tính cho rằng, trung tâm của phản

ứng viêm là sự hoạt động của những tế bào thoát mạch và chống lại các vật kích thích viêm mà ông gọi là hiện tượng thực bào (phagocytosis) (Hồ Văn Nam và cs, 1997 [11]).

Theo Ado (1973) viêm gây tổn thương các mạch quản, tổ chức liên kết và hệ thần kinh đối với tính phản ứng của cơ thể.

Theo Vũ Triệu An và cs (1990) [1] thì viêm là một phản ứng của cơ thể

mà nền tảng của nó là phản ứng của tế bào. Phản ứng này hình thành và phát triển trong quá trình tiến hóa của sinh vật.

Ngày nay người ta cho rằng viêm là phản ứng toàn thân chống lại mọi kích thích có hại cho cơ thể, thể hiện ở cục bộ mô bào (Nguyễn Hữu Nam, 2005 [12]).

* Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và tế bào trong viêm

Phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm đã gây ra các rối loạn chủ yếu sau:

+ Rối loạn chuyển hóa.

Tại ổ viêm quá trình oxy hóa tăng mạnh, nhu cầu oxy tăng nhưng vì có rối loạn tuần hoàn nên khả năng cung cấp oxy không đủ, gây rối loạn chuyển hóa gluxit, lipit và protein làm thay đổi PH, gây tăng độ axit, xeton, lipit, polypeptit, và các axit amin tại ổ viêm.

+ Tổn thương ở mô bào.

Các tế bào bị thương tại ổ viêm giải phóng các enzym càng làm trầm trọng thêm quá trình hủy hoại mô bào và phân hủy các chất tại ổ viêm, chúng tạo ra các chất trung gian có hoạt tính sinh học cao và hạ thấp PH tại ổ viêm.

+ Dịch rỉ viêm.

Dịch rỉ viêm được hình thành do tăng áp lực thủy tĩnh trong các mạch quản tại ổ viêm, tăng áp lực thẩm thấu, tăng tính thấm thành mạch là các yếu tố quan trọng nhất và các protein bị thoát ra ngoài làm tăng lượng nước ngoại vi gây phù thũng.

+ Tăng sinh ở mô bào.

Là hiện tượng tăng lên về số lượng, các tế bào này có thể từ máu tới hoặc các tế bào tại chỗ sinh sản và phát triển ra. Trong quá trình viêm giai

đoạn đầu chủ yếu tăng sinh bạch cầu đa nhân trung tính. Sự tăng sinh và phát triển của các loại tế bào phụ thuộc vào mức độ tổn thương của ổ viêm cũng như tình trạng phản ứng của cơ thể (Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp, 1997 [7]).

Các tế bào tăng sinh trong ổ viêm được gọi chung là các tế bào viêm, bao gồm bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân lớn.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty DABACO xã Ngọc Vân - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)