Một số nguyên nhân gây viêm tử cung

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty DABACO xã Ngọc Vân - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 46)

Theo Nguyễn Hữu Phước (1982) [14] thì lợn nái sinh sản đều mang khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh, chỉ khi cổ tử cung mở, chất tiết dịch tụ lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Theo Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004) [9], trong quá trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số

bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn, sảy thai truyền nhiễm và một số

bệnh nhiễm khuẩn khác làm cho cơ thể lợn nái yếu dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và viêm tử cung.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau:

* Thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý

Khẩu phần ăn thừa hay hiếu protein trước, trong thời kỳ mang thai có

ảnh hưởng đến viêm tử cung.

Nái mẹ sử dụng quá nhiều tinh bột, gây khó đẻ, gây viêm tử cung do xây sát.

Ngược lại thiếu chất dinh dưỡng nái mẹ sẽ bị ốm yếu, sức đề kháng giảm không chống lại mầm bệnh xâm nhập gây viêm tử cung.

Khoáng chất, vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung. Thiếu vitamin A gây sưng niêm mạc, sót nhau.

* Chăm sóc quản lý vệ sinh

Vệ sinh chuồng trại kém, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước khi đẻ

không tốt, khu vực chuồng trại có mầm bệnh. Do quá trình can thiệp khi lợn

đẻ, thủ thuật đỡ đẻ, thao tác và dụng cụ không đúng kỹ thuật làm tổn thương niêm mạc. Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng

đã đưa vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn cái. Do lợn

Chăm sóc, quản lý, vệ sinh là khâu rất quan trọng. Vệ sinh trang trại, cơ sở chăn nuôi, vệ sinh cơ thể lợn nái đồng thời quản lý tốt,… sẽ làm giảm tỷ lệ viêm.

* Tiểu khí hậu chuồng nuôi

Thời tiết khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian đẻ dễ làm cho lợn nái bị viêm tử cung. Vì vậy chúng ta phải tạo tiểu khí hậu phù hợp đối với lợn nái khi sinh để làm hạn chế viêm tử cung.

* Tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe

Nái đẻ càng nhiều lứa thì tỉ lệ mắc viêm tử cung càng cao, và cường độ

nặng hơn so với những nái lứa đầu. Nái già do sức khỏe kém, hay kế phát một số bệnh, sức rặn đẻ yếu, thời gian đẻ kéo dài, đẻ khó dễ dẫn đến viêm tử cung.

* Đường xâm nhiễm của mầm bệnh

Mầm bệnh có mặt trong ruột, truyền qua niêm mạc đi vào máu, xâm nhập vào tử cung.

Xâm nhập có thể từ ngoài vào do vi khuẩn hiện diện trong phân, nước tiểu. Bệnh nhiễm trùng mãn tính của thận, bàng quang và dường niệu đạo cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Hầu hết các trường hợp viêm tử cung đều có sự hiện diện của vi sinh vật thường xuyên có mặt trong chuồng lợn. Lợi dụng lúc sinh sản, tử cung, âm đạo tổn thương chứa nhiều sản dịch, vi trùng xâm nhập gây viêm tử cung.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty DABACO xã Ngọc Vân - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 46)