Viêm cổ tử cung (Cervitis)

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty DABACO xã Ngọc Vân - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 42)

Cổ tử cung lợn có những u thịt xen kẽ khép lại với nhau theo lối cài răng lược (Phạm Xuân Vân, 1982 [19]).

Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4] cổ tử cung lợn dài 10 - 18 cm, tròn không có nếp gấp nên dễ thụ tinh nhân tạo hơn trâu bò.

Cổ tử cung luôn đóng chỉ hé mở khi động dục và mở hoàn toàn khi sinh đẻ. Bệnh viêm cổ tử cung ở gia súc thường là hậu quả của những sai sót về

kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, do thao tác đỡ đẻ nhất là các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ không đúng làm niêm mạc cổ tử cung bị

xây sát. Ngoài ra, viêm cổ tử cung còn do kế phát từ viêm âm đạo, viêm tử

cung (Trần Tiến Dũng và cs, 2002 [4]).

Hậu quả của viêm cổ tử cung làm cổ tử cung bị tắc, khi gia súc động dục niêm dịch không thoát ra ngoài được. Khi ta dùng mỏ vịt và đèn soi khám qua âm đạo thấy cổ tử cung mở đường kính từ 1 - 2 cm thấy niêm mạc xung huyết hoặc phù rõ, cá biệt có vết loét dính mủ (Nguyễn Văn Thanh, 2003 [16]). 2.2.1.5.2. Viêm tử cung

Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ được đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung

đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản (Nguyễn Văn Thanh, 2003 [16]). Chính vì vậy, bệnh viêm tử cung đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4] thì viêm tử cung chia làm 3 thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung và viêm tương mạc tử cung.

Theo Black (1983) viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc tử

cung. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng sinh sản của gia súc cái.Viêm nội mạc tử cung phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thể viên tử cung (trích Phùng Thị Vân, 2004 [20]).

Nguyên nhân: Khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ

khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây sát, tổn thương, vi khuẩn như: Streptococcus, Staphylococcus, E.coli, Salmonella,

Brucella, roi trùng xâm nhập và phát triển gây viêm nội mạc tử cung. Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao… thường gây ra viêm nội mạc tử cung. Căn cứ vào tính chất, trạng thái của quá trình bệnh lý, viêm nội mạc tử cung có thể chia ra làm hai loại: Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ.

Viêm nội mạc tử cung có màng giả.

* Viêm nội mạc tử cung cata cấp tính có mủ (Endomestritis puerperalis

Catarhalis purulenta acuta)

Bệnh này xuất hiện trên tất cả các loài gia súc, gặp nhiều ở bò, trâu và lợn. Sau khi sinh đẻ, niêm mạc cổ tử cung và âm đạo bị tổn thương, xây sát, nhiễm khuẩn, nhất là khi gia súc bị sát nhau, đẻ khó phải can thiệp.

Khi bị bệnh, gia súc có biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đôi khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết…

Khi con vật nằm, dịch viêm thải ra ngoài càng nhiều hơn. Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi nó khô lại hình thành từng đám vẩy, màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường.

Kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện được một hay cả hai sừng tử

cung sưng to, hai sừng tử cung không cân xứng nhau. Thành tử cung dày và mềm hơn bình thường. Khi kích thích nhẹ lên sừng tử cung thì mức độ phản

ứng co nhỏ lại của chúng yếu ớt. Trường hợp trong tử cung tích lại nhiều dịch viêm, nhiều mủ thì có thể phát hiện được trạng thái chuyển động sóng.

* Viêm nội mạc tử cung màng giả

Thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Những vết thương

đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử.

Trường hợp này, con vật xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt lên cao, ăn uống và lượng sữa giảm, có khi hoàn toàn mất sữa. Con vật biểu hiện trạng thái đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch: dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử, niêm dịch…

b. Viêm cơ tử cung (Myometritis puerperalis)

Theo Settergreen I (1986), viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm suất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tử cung làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương mạch quản và lâm ba quản. Từ đó làm cho các lớp cơ và một ít lớp tương mạc tử cung bị hoại tử. Trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm mủ, có khi vì lớp cơ và lớp tương mạc tử cung bị phân giải, bị hoại tử mà tử cung bị

thủng hay hoại tử từng đám (trích Nguyễn Văn Thanh (2002) [15]).

Ở thể viêm này, gia súc biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt lên cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn. Gia súc biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ đó cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh, thối. Kiểm tra qua âm đạo bằng mỏ vịt thấy cổ tử cung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mở, hỗn dịch càng chảy ra ngoài nhiều hơn, phản xạđau của con vật càng rõ hơn. Khám qua trực tràng thì tử cung to hơn bình thường, hai sừng tử cung to nhỏ không đều nhau, thành tử cung dày và cứng. Khi kích thích lên tử cung, con vật rất mẫn cảm, đau nên càng rặn mạnh hơn, hỗn dịch bẩn trong tử cung càng thải ra nhiều.

Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần sau. c. Viêm tương mạc tử cung (Perimetritis puerperalis)

Theo Athur (1964) viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ thể viêm cơ tử cung. Bệnh này thường ở thể cấp tính, cục bộ, toàn thân xuất hiện những triệu chứng điển hình và nặng (trích Đặng Đình Tín (1985) [18]).

Lúc đầu, lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển sang màu đỏ

sẫm, mất tính trơn bóng. Sau đó các tế bào bị phân hủy và bong ra, dịch thẩm xuất rỉ ra làm cho lớp tương mạc bị xù xì. Trường hợp viêm nặng, nhất là thể

viêm có mủ, lớp tương mạc ở một số vùng có thể dính với các tổ chức xung quanh dẫn đến viêm phúc mạc, thân nhiệt tăng cao, mạch nhanh. Con vật ủ rũ, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Con vật luôn luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dầy cứng, hai sừng tử cung mất cân đối, khi kích thích con vật biểu hiện đau đớn càng rõ và càng rặn mạnh hơn. Trường hợp một số vùng của tương mạc đã dính với các bộ phận xung quanh thì có thể phát hiện được trạng thái thay đổi về vị trí và hình dáng của tử cung, có khi không tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng.

Thể viêm này thường dẫn đến kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ.

2.2.1.6. Một số nguyên nhân gây viêm tử cung

Theo Nguyễn Hữu Phước (1982) [14] thì lợn nái sinh sản đều mang khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh, chỉ khi cổ tử cung mở, chất tiết dịch tụ lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Theo Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004) [9], trong quá trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số

bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn, sảy thai truyền nhiễm và một số

bệnh nhiễm khuẩn khác làm cho cơ thể lợn nái yếu dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và viêm tử cung.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau:

* Thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý

Khẩu phần ăn thừa hay hiếu protein trước, trong thời kỳ mang thai có

ảnh hưởng đến viêm tử cung.

Nái mẹ sử dụng quá nhiều tinh bột, gây khó đẻ, gây viêm tử cung do xây sát.

Ngược lại thiếu chất dinh dưỡng nái mẹ sẽ bị ốm yếu, sức đề kháng giảm không chống lại mầm bệnh xâm nhập gây viêm tử cung.

Khoáng chất, vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung. Thiếu vitamin A gây sưng niêm mạc, sót nhau.

* Chăm sóc quản lý vệ sinh

Vệ sinh chuồng trại kém, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước khi đẻ

không tốt, khu vực chuồng trại có mầm bệnh. Do quá trình can thiệp khi lợn

đẻ, thủ thuật đỡ đẻ, thao tác và dụng cụ không đúng kỹ thuật làm tổn thương niêm mạc. Do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ thụ tinh không vô trùng

đã đưa vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn cái. Do lợn

Chăm sóc, quản lý, vệ sinh là khâu rất quan trọng. Vệ sinh trang trại, cơ sở chăn nuôi, vệ sinh cơ thể lợn nái đồng thời quản lý tốt,… sẽ làm giảm tỷ lệ viêm.

* Tiểu khí hậu chuồng nuôi

Thời tiết khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian đẻ dễ làm cho lợn nái bị viêm tử cung. Vì vậy chúng ta phải tạo tiểu khí hậu phù hợp đối với lợn nái khi sinh để làm hạn chế viêm tử cung.

* Tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe

Nái đẻ càng nhiều lứa thì tỉ lệ mắc viêm tử cung càng cao, và cường độ

nặng hơn so với những nái lứa đầu. Nái già do sức khỏe kém, hay kế phát một số bệnh, sức rặn đẻ yếu, thời gian đẻ kéo dài, đẻ khó dễ dẫn đến viêm tử cung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đường xâm nhiễm của mầm bệnh

Mầm bệnh có mặt trong ruột, truyền qua niêm mạc đi vào máu, xâm nhập vào tử cung.

Xâm nhập có thể từ ngoài vào do vi khuẩn hiện diện trong phân, nước tiểu. Bệnh nhiễm trùng mãn tính của thận, bàng quang và dường niệu đạo cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Hầu hết các trường hợp viêm tử cung đều có sự hiện diện của vi sinh vật thường xuyên có mặt trong chuồng lợn. Lợi dụng lúc sinh sản, tử cung, âm đạo tổn thương chứa nhiều sản dịch, vi trùng xâm nhập gây viêm tử cung.

2.2.1.7. Một số bệnh khác ởđường sinh dục của lợn nái

2.2.1.7.1. Viêm âm môn, tiền đình và âm đạo

Theo tác giả Đặng Đình Tín (1985) [18] nguyên nhân chính của viêm âm môn tiền đình và âm đạo ở lợn là những sai sót kỹ thuật khi đỡđẻ. Khi gia súc đẻ khó, phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ không phù hợp, không đảm bảo vô trùng, gây tổn thương niêm mạc âm môn, tiền đình, âm đạo hoặc sử

dụng các thuốc điều trị bệnh ở tử cung, âm đạo kích thích quá mạnh làm niêm mạc âm đạo, âm môn, tiền đình bị viêm.

Theo Trần Tiến Dũng và cs, (2002) [4], trong quá trình sinh đẻ, niêm mạc âm môn, tiền đình và âm đạo bị xây sát, tổn thương do bào thai hay do can thiệp các trường hợp đẻ khó. Do trong quá trình đỡ đẻ thao tác kỹ thuật không đúng, dụng cụ đỡ đẻ không vô trùng gây tổn thương các bộ phận sinh dục bên ngoài. Ngoài ra, bệnh có thể kế phát từ hiện tượng sảy thai, thai thối rữa trong tử cung hoặc từ bệnh sát nhau.

Lúc đầu niêm mạc bộ phận bị viêm xung huyết nhẹ, có nhiều dịch thẩm xuất. Kiểm tra âm đạo bằng mỏ vịt, con vật không có phản xạ đau, không có triệu chứng toàn thân. Con vật rặn vặt, đi đái rắt. Nhiều dịch viêm lẫn tổ chức hoại tử màu trắng chảy ra ngoài.

Viêm âm môn, tiền đình và âm đạo mãn tính, niêm mạc trở nên khô cứng, màu sắc nhợt nhạt, trên bề mặt niêm mạc có chỗ trắng, đỏ không đều. Khi kiểm tra âm đạo, con vật đau đớn. Những con viêm mãn tính thì ủ rũ, uể

oải, kém ăn, lượng sữa giảm. Gia súc luôn rặn, khi rặn từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch rỉ viêm gồm mủ lẫn mảnh tổ chức hoại tử màu vàng nâu, mùi tanh, dính vào gốc đuôi, hai bên mông.

Viêm màng giả trên niêm mạc được phủ một màng mỏng, tổ chức hoại tử màu trắng, nâu hoặc vàng xám. Phía dưới lớp màng có những vết loét nằm rải rác hay tập trung lại thành từng đám lớn trên niêm mạc. Con vật đau đớn rõ rệt, khi kiểm tra âm đạo, con vật luôn cong đuôi rặn, dịch rỉ viêm, máu, mủ

lẫn tổ chức hoại tử màu vàng nâu, mùi tanh thối chảy ra. Viêm màng giả rất dễ dẫn tới nhiễm trùng huyết. Hậu quả là do tế bào của âm đạo tăng sinh, niêm mạc âm đạo sẹo hóa, nhăn nhúm, lòng âm đạo bị hẹp ảnh hưởng đến quá trình phối giống và sinh sản lần sau.

Theo Anberth Youssef (1997), viêm buồng trứng ở gia súc chủ yếu là do viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm phúc mạc. Nếu viêm cả hai buồng trứng ở thể cấp tính thì gia súc mất hẳn chu kỳ sinh dục, buồng trứng sưng to nên hình thành hình tròn, mềm và mặt ngoài nhẵn bóng, không có noãn bào và thể vàng.

Nếu viêm buồng trứng mãn tính, buồng trứng sưng to rõ rệt, rắn, mặt ngoài có nhiều chỗ lồi lõm khác nhau. Nếu buồng trứng bị viêm kéo dài, tế

bào trứng bị thoái hóa, các tổ chức liên kết bị tăng sinh, cả hai buồng trứng bị

sơ cứng, con vật mất khả năng sinh sản (trích madec (1995) [21]).

2.2.1.7.3. Thể vàng tồn tại (Corpus luteum persistens)

Trong điều kiện sinh lý bình thường, khi gia súc cái xuất hiện động dục lúc đó noãn bào chín và nổi rõ trên mặt buồng trứng. Dưới tác dụng của thần kinh hormone, áp suất noãn bào vỡ, giải phóng tế bào trứng đồng thời sản xuất ra dịch follicolin. Sau khi noãn bào vỡ, dịch nang chảy ra, nang degraff xẹp xuống, đường kính ngắn lại, tạo ra những vách ngăn trên vách xoang ăn sâu vào trong và chứa nhiều tế bào hạt làm thu hẹp kích thước xoang tế bào trứng. Lúc này thay thế cho tế bào trứng là thể vàng và đây chính là nơi tiết ra hormone progesteron.

Từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ tư, thể vàng gọi là thể huyết. Sau ngày thứ tư có thể sờ thấy qua trực tràng sau ngày thứ tư đến ngày thứ mười hai nó hoàn toàn có màu vàng và tiết ra hormone progesteron. Nếu không có thai, thể vàng nhanh chóng đạt đến độ tối đa và bắt đầu tiêu biến. Nếu gia súc có thai thể vàng tồn tại trong suốt thời gian mang thai cho đến ngày gia súc chuẩn bịđẻ. Trường hợp sau khi gia súc đẻ xong hoặc có hiện tượng động dục nhưng chưa phối giống, phối giống nhưng không đậu thai mà thể vàng tồn tại kéo dài hàng tháng trên buồng trứng được gọi là bệnh thể vàng tồn tại. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho gia súc không động dục, vô sinh.

Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (1994) [13] cho rằng, nguyên nhân bệnh có thể do kế phát từ viêm tử cung tích mủ, thai canxi hóa, sát nhau.

Gia súc bị thể vàng tồn tại hoàn toàn không động dục, có thể khám qua trực tràng phát hiện thể vàng to, nhô lên trên bề mặt buồng trứng.

Ngoài ra ở lợn còn có thể bị bệnh thiểu năng và teo buồng trứng, xơ

cứng buồng trứng, u nang buồng trứng …

2.2.1.8. Biện pháp phòng và trị bệnh viêm tử cung

* Phòng bệnh: vệ sinh chuồng nái đẻ sạch sẽ một tuần trước đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20 % sau đó rửa sạch bằng nước thường hoặc dùng dung

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty DABACO xã Ngọc Vân - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị. (Trang 42)